1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NHẬN XÉT CHUNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY

11 224 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 22,32 KB

Nội dung

NHẬN XÉT CHUNG CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY 3.1. Một số nhận xét chung Công ty Cổ phần S.K.Y là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập của Nhà nước. Trong nhiều năm liên tục không ngừng phấn đấu, Công ty ngày nay đã đứng vững ngày càng phát triển. Công ty đang từng bước tiến hành nâng cấp nhà xưởng, đổi mới máy móc thiết bị, mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, đã xây dựng được một mô hình quản lý khoa học, hợp lý phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Trong sự vươn lên trưởng thành của Công ty có sự đóng góp không nhỏ của Phòng tài chính kế toán. Các nhân viên của Phòng đã làm việc một cách có hiệu quả nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán, sử dụng phát huy hơn nữa vai trò của kế toán trong tình hình mới, cung cấp kịp thời những thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cho Ban Giám đốc để từ đó có các quyết định hợp lý, kịp thời. Trong quá trình tìm hiểu thực tế tại Công ty em thấy có một số ưu, nhược điểm như sau: * Ưu điểm: - Ban Giám đốc công ty luôn chủ động, sáng tạo trong khai thác vận dụng sức mạnh trí tuệ của tập thể cán bộ công nhân viên. - Bộ máy kế toán được tổ chức một cách khoa học, có chuyên môn cao, phù hợp với đặc điểm tổ chức hạch toán. Việc kiểm tra hợp lý, hợp lệ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, việc luân chuyển chứng từ theo đúng chế độ quy định. Các nhân viên kế toán đều hoàn thành nhiệm vụ được giao đúng kỳ hạn, làm cơ sở để lãnh đạo có các quyết định hợp lý, đúng đắn kịp thời. 1 1 - Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên mà Công ty đang áp dụng là phù hợp với quy mô đặc điểm tổ chức lao động sản xuấtCông ty. Đây cũng là hình thức phổ biến trong các đơn vị sản xuất ngày nay. Hình thức này có phần giảm bớt khâu ghi chép trung lập. Hơn nữa công việc ghi chép được phân bổ đều trong tháng trình tự ghi chép ngắn gọn, các chứng từ gốc được kèm vào Nhật ký chứng từ, dể lưu trữ kiểm tra. - Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đối tượng tính giá thành sản phẩm là hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế. - Với chu kỳ sản xuất khép kín, xen kẽ liên tục thì việc lựa chọn phương pháp tính giá thành theo lỷ lệ là hợp lý. - Công ty sử dụng các phương pháp tập hợp chi phí sản xuất, sử dụng các chứng từ, sổ sách đúng theo mẫu quy định của Bộ tài chính. - Do Công ty sản xuất với khối lượng sản phẩm lớn cho nên có nhiều Xí nghiệp khác nhau. Chính vì vậy để tiện cho việc theo dõi tình hình sản xuất của mỗi xí nghiệp kế toán mở sổ chi tiết cho một số tài khoản. Chẳng hạn như TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán vật liệu mở các tiểu khoản như: TK 621.1: Chi phí NVL chính, TK 621.2: Chi phí NVL phụ … Đối với chi phí sản xuất chung cũng vậy kế toán chi tiết như: TK 627.1: Lương nhân viên phân xưởng, TK 627.2: Chi phí vật liệu ….và nhiều tài khoản khác được mở chi tiết. Do mở như vậy mà khi vào các chứng từ, bảng phân bổ, bảng kê rất dễ hiểu, dễ hạch toán. - Đối với chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp trên TK 622, TK này phản ánh tiền lương các khoản trích theo lương. Ở nhà trường đã được học cách tính lương các khoản trích theo lương, mọi khoản đều được tập hợp vào TK 334 khi trích BHXH, BHYT, KPCĐ đều trích trên tổng TK 334. Nhưng trong công ty kế toán tiền lương hạch toán chi tiết hơn, cụ thể: BHXH BHYT được trích trên tổng quỹ lương cơ bản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, còn KPCĐ được trích trên tổng lương sản phẩm phải trả. Điều này giúp chúng em có thêm sự hiểu biết về cách tính lương. 2 2 - Trong quá trình sản xuất do có kế hoạch sản xuất nên trong khi sản xuất đã tiết kiệm được chi phí sản xuất, cụ thể là trong Quý III khi tiến hành sản xuất vòng bi thì đã tiết kiệm được chi phí nguyên vật liêụ trực tiếp, do đó góp phần hạ giá thành sản phẩm. * Nhược điểm: Những ưu điểm trong công tác quản lý nói chung công tác kế toán nói riêng đã góp phần tích cực vào quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm thì vần còn tồn tại một số nhược điểm trong công tác kế toán như: - Đối với chi phí NVL trực tiếp: Chi phí NVL là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí giá thành sản phẩm, mặc dù công ty đã có biện pháp để giảm chi phí NVL nhưng chưa có kế hoạch dự trữ cung ứng NVL hợp lý. Trong điều kiện hiện nay thì việc cung cấp NVL rất thuận tiện, cần đến đâu cung cấp đến đó nhưng công ty cần có định mức dự trữ hợp lý, bởi vì giá cả nguyên vật liệu trên thị trường thường xuyên biến động, chỉ cần một thay đổi nhỏ cũng ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm. - Về việc thu mua nguyên vật liệu, các cán bộ thu mua chưa khai thác được các thị trường tiềm năng để tìm kiếm các nguyên vật liệu có giá thành rẻ hơn, có thể tìm kiếm các loại NVL thay thế mà vẫn đảm bảo chất lượng để có thể giảm bớt chi phí NVL. - Vì công ty hạch toán phần lớn trên máy vi tính, nhưng nhìn chung hệ thống máy tính của công ty đã cũ lạc hậu, không đáp ứng được nhu cầu làm việc hiện tại. Do đó cũng làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc. - Quy mô sản xuất của Công ty là tương đối lớn nhưng chưa được áp dụng phần mềm kế toán máy do đó khối lượng công việc của các nhân viên kế toán tương đối nhiều, mất thời gian việc lưu trữ các chứng từ, sổ sách rất khó khăn. 3.2. Một số giải pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm Những mặt hạn chế trên đây tuy không đáng kể nhưng nó cũng tác động đến quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Do vật đòi hỏi phải có các biện pháp để cải thiện. Qua thời gian thực tập tại Công ty, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến 3 3 góp phần hoàn thiện công tác kế toán nói chung công tác hạch toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩmet='_blank' alt='hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm xây lắp' title='hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm xây lắp'>hoàn thiện công tác kế toán nói chung công tác hạch toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm nói riêng như sau: - Về nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu là yếu tố lớn nhất trong chi phí do đó để giảm thiểu được chi phí NVL trực tiếp thì Công ty phải có các biện pháp để tổ chức tốt việc cung ứng sử dụng NVL. Để có mức dự trữ hợp lý, công ty căn cứ vào định mức kinh tế, kỹ thuật, dự toán chi phí NVL. Nên xác định mức dự trữ tối thiểu mức dự trữ tối đa để căn cứ vào đó xác định mức dự trữ hợp lý. Ngoài ra Công ty cần phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, tìm kiếm các đối tác tiềm năng nhưng vẫn duy trì các đối tác truyền thống, thường xuyên theo dõi sự biến động về giá cả trên thị trường để từ đó có biện pháp, kế hoạch thu mua hợp lý. Một trong những nguyên nhân khác làm chi phí NVL tăng là do việc sử dụng nguyên vật liệu lãng phí không khoa học. Do đó mà công ty phải quản lý chặt chẽ trong việc sử dụng NVL cho hợp lý tiết kiệm nhất. Từ đó góp phần hạ giá thành sản phẩm. - Về chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp là chi phí ít biến động, rất khó giảm vì nó gắn liền với quyền lợi của người lao động. Mặt khác, Công ty luôn hướng tới nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, tăng mức thu nhập bình quân. Từ đó khích lệ, động viên cán bộ công nhân viên trong việc cống hiến sức mình cho lao động, sản xuất. Vì thế muốn giảm chi phí nhân công trực tiếp chỉ có thể là nâng cao năng suất lao động, hợp lý hoá sản xuất, phấn đấu đưa khối lượng sản phẩm sản xuất lên cao hơn nữa. Ngoài ra công ty phải luôn luôn cải tiến công nghệ sản xuất, áp dụng công nghệ mới để tăng năng suất lao động, nâng cao trình độ kỹ thuật, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên. Hạn chế tình trạng sử dụng lãng phí giờ công, ngày công, tăng cường kỷ luật lao động. - Về chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung bao gồm rất nhiều các chi phí khác nhau. Do đó để giảm thiểu các chi phí thì Công ty nên trang bị thêm các máy móc, dây truyền sản xuất mới nhằm mục đích vừa nâng cao công suất của 4 4 máy, vừa giảm bớt được chi phí sửa chữa, khấu hao. Mặt khác thì mức tiêu hao về tiền điện sẽ giảm bớt. Một điều rất cấp thiết mà Công ty cần làm ngay đó là phải áp dụng phần mềm kế toán máy vào công tác kế toán. Bởi vì, sử dụng phần mềm kế toán có độ chính xác rất cao, giảm bớt được các khâu trung gian, khối lượng công việc sẽ đơn giản rất nhiều. 5 5 KẾT LUẬN Với xu thế phát triển chung của nền kinh tế cạnh tranh ngày một gay gắt, vấn đề quản lý giá thành, hạ giá thành sản phẩm là là một yêu cầu quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp trong việc tạo cho mình một chỗ đứng trên thị trường. Do vậy nghiên cứu về giá thành các biện pháp hạ giá thành sản phẩm là rất cần thiết. Trong quá trình điều hành quản lý doanh nghiệp, Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm góp phần rất lớn vào việc hoàn thiện bộ máy kế toán của doanh nghiệp, cung cấp các thông tin kịp thời cho các nhà quản trị trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh hợp lý. Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần S.K.Y em nhận thấy cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nói chung bộ máy kế toán nói riêng là phù hợp với tình hình đặc điểm sản xuất kinh doanh, luôn có sự phối hợp giữa lãnh đạo công ty các phòng ban, các bộ phận trực tiếp sản xuất. Trong thời gian này em cũng đã cố gắng tìm hiểu, vận dụng các kiến thức đã được học ở Nhà trường vào thực tế tại công ty, qua đó bản thân em học hỏi thêm được những kiến thực thực tế rất bổ ích. Trong thời gian thực tập, tìm hiểu cho thấy công tác hạch toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm tại Công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể, song bên cạnh đó vẫn còn một số mặt hạn chế cần khắc phục. Mặc dù những ý kiến đề xuất của bản thân em có thể chưa phải là những giải pháp tối ưu, nhưng em hy vọng đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc hoàn thiện công tác kế toán trong Công ty. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Nguyễn Thùy Dương 6 6 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS Nguyễn Thị Đông (2001), “Hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp” - Trường ĐH Kinh tế quốc dân – NXB Thống kê HN. 2. TS Võ Văn Nhị , “Kế toán tài chính” – NXB Thống kê HN. 3. TS Võ Văn Nhị (2005), “Hướng dẫn thực hành kế toán tài chính doanh nghiệp” – Nhà xuất bản Tài chính. 4. TS Nghiêm Văn Lợi (2004), “Kế toán trong các doanh nghiệp vừa nhỏ” - Nhà Xuất bản Tài chính HN. 5. Lý thuyết bài giảng của tập thể giáo viên bộ môn Kế toán. 7 7 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực tập, em thật sự cảm ơn Ban Giám Đốc, Phòng Kế Toán đã tạo điều kiện thuận lợi cho em về số liệu tài liệu có liên quan đến chuyên đề của em. Cám ơn Ban Giám Đốc, Phòng Kế Toán đã tiếp nhận em đến Công Ty thực tập để có thể học hỏi bắt đầu tập làm quen với môi trường làm việc thực tế tại Công Ty. Em rất cảm ơn các cô, chú tại phòng Kế Toán đã nhiệt tình giúp đỡ em. Trong quá trình thực tập nếu có gì sơ suất mong các cô, chú bỏ qua cho em. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cô, chú. Bên cạnh đó, em cũng xin cảm ơn Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, các Thầy Cô hướng dẫn nhất là TS Lê Thị Hồng Phương đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn, chỉnh sửa sai sót khi thực hiện chuyên đề….Em xin chân thành cảm ơn!!! Em xin kính chúc quý thầy cô trường Đại học Mở dồi dào sức khỏe để tiếp tục công việc giảng dạy của mình. Chúc Công Ty Cổ phần S.K.Y ngày càng có những bước đi vững chắc để đạt được những thành công rực rỡ trong tương lai. Em xin chân thành cảm ơn.!!! 8 8 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT DỊCH NGHĨA CF NVTTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CF NC TT Chi phí nhân công trực tiếp CF SXC Chi phí sản xuất chung TK Tài khoản NC Nhân công CN Công nhân CCDC Công cụ dụng cụ NVL Nguyên vật liệu BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế KPCĐ Kinh phí công đoàn KH Khấu hao TSCĐ Tài sản cố định SP Sản phẩm SPDD Sản phẩm dở dang HSL Hệ số lương DANH MỤC BẢNG BIỂU Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty Sơ đồ 1.2: Sơ đồ kế toán Nhật ký chứng từ Biểu số 2.1: Phiếu xuất kho Biểu số 2.2: Bảng kê chi tiết xuất vật liệu (Bộ phận rèn) 9 9 Biểu số 2.3: Bảng phân bổ nguyên vật liệu công cụ dụng cụ Biểu số 2.4: Sổ chi tiết TK 621 Biểu số 2.5: Bảng thanh toán tiền lương Biểu số 2.6: Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương Biểu số 2.7: Bảng phân bổ lương bảo hiểm Biểu số 2.8: Sổ chi tiết TK 622 (Bộ phận Rèn) Biểu số 2.9: Sổ chi tiết TK 622 (Bộ phận nhiệt luyện) Biểu số 2.10: Bảng phân bổ lương bảo hiểm (Bộ phận quản lý phân xưởng) Biểu số 2.11: Phiếu xuất kho Biểu số 2.12: Bảng tính khấu hao TSCĐ Biểu số 2.13: Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ Biểu số 2.14: Báo cáo tình hình sử dụng động lực Biểu số 2.15: Bảng phân bổ động lực Biểu số 2.16: Nhật lý chứng từ số 1 Biểu số 2.17: Sổ chi tiết TK 627 (Bộ phận Rèn) Biểu số 2.18: Sổ chi tiết TK 627 (Bộ phận Nhiệt luyện) Biểu số 2.19: Sổ chi tiết TK 154 Biểu số 2.20: Bảng tính giá thành kế hoạch Biểu số 2.21: Bảng giá thành kế hoạch theo sản lượng thực tế Biểu số 2.22: Bảng tính tỷ lệ phân bổ giá thành Biểu số 2.23: Bảng tính giá thành thực tế Biểu số 2.24: Bảng phân tích chi phí sản xuất Biểu số 2.25: Bảng kê số 4 Biểu số 2.26: Nhật ký chứng từ số 7 Biểu số 2.27: Sổ Cái TK 621 Biểu số 2.28: Sổ Cái TK 622 Biểu số 2.29: Sổ Cái TK 627 Biểu số 2.30: Sổ Cái TK 154 10 10 . NHẬN XÉT CHUNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY 3.1. Một số nhận xét chung Công. gian thực tập, tìm hiểu cho thấy công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể, song bên cạnh

Ngày đăng: 18/10/2013, 14:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

DANH MỤC BẢNG BIỂU - NHẬN XÉT CHUNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY
DANH MỤC BẢNG BIỂU (Trang 9)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w