Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 21 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
21
Dung lượng
35,13 KB
Nội dung
NHỮNG VẤNĐỀLÝLUẬN CƠ BẢNVỀTÍNDỤNGXUẤTKHẨUVÀHOẠTĐỘNGXUẤTNHẬPKHẨU 1.1. Xuấtnhậpkhẩu 1.1.1. Bản chất của thương mại quốc tế Thương mại quốc tế thường giữ vị trí trung tâm trong các hoạtđộng kinh tế quốc tế. Thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hóa dịch vụ giữa các nước thông qua việc mua bán nhằm mục đích kinh tế và thu lợi nhuận; là một hình thức của các mối quan hệ kinh tế xã hội, phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa người kinh doanh hàng hóa dịch vụ riêng biệt ở từng quốc gia. Thương mại quốc tế vừa được coi là một quá trình kinh tế, vừa được coi là một ngành kinh tế. Với tư cách là một quá trình kinh tế, thương mại quốc tế được hiểu là một quá trình bắt đầu từ khâu điều tra nghiên cứu thị trường cho đến khâu sản xuất kinh doanh, phân phối, lưu thông và tiêu dùng sản phẩm. Với tư cách là một ngành kinh tế, thương mại quốc tế là một lĩnh vực chuyên môn hóa có tổ chức, phân công và hợp tác, cócơ sở vật chất kỹ thuật, có lao động, vốn…. Cơ sở kinh tế cho thương mại quốc tế là sự phân công lao động, hợp tác quốc tế. Lịch sử phát triển của mọi quốc gia độc lập cho thấy xu hướng tất yếu để tồn tại và phát triển thì quốc gia đó phải thực hiện chính sách mở cửa, tăng cường hợp tác quốc tế. Phân công lao động, hợp tác quốc tế phát triển mạnh làm cho lực lượng sản xuất xã hội phát triển, là động lực chủ yếu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đưa đến sự cần thiết phải có sự trao đổi sản phẩm giữa các chủ thể kinh doanh. Thương mại quốc tế làm cho nền kinh tế thế giới như một chỉnh thể, nền kinh tế mỗi quốc gia như các bộ phận hợp thành có quan hệ khăng khít với nhau. Đặc trưng của thương mại quốc tế : Quan hệ thương mại quốc tế là sự tiếp tục trực tiếp các quan hệ sản xuất bên trong của một quốc gia song nó được phát triển trong môi trường khác. Ở đó thể hiện các quan hệ kinh tế hoàn toàn không giống các quan hệ kinh tế trong nước. Sự phát triển các mối quan hệ thương mại quốc tế diễn ra giữa các chủ thể trên thị trường theo những hình thức và phương pháp riêng biệt. Thương mại quốc tế có nét đặc trưng đó là: o Quan hệ trong thương mại quốc tế là mối quan hệ thỏa thuận tự nguyện giữa các quốc gia độc lập, giữa các tổ chức kinh tế có tính chất pháp nhân. Quan hệ thương mại quốc tế chỉ có thể phát triển trên cơ sở giữ vững chủ quyền, thực hiện nguyên tắc bình đẳng và các bên tham gia cùng có lợi thông qua các hợp đồng kinh tế và sự chấp nhận của các bên tham gia. o Thương mại quốc tế diễn ra theo các yêu cầu của quy luật kinh tế trong điều kiện nền kinh tế thế giới vận hành theo cơ chế thị trường. o Thương mại quốc tế chịu sự tác động của các hệ thống quản lý khác nhau, các chính sách luật pháp thể chế của từng quốc gia cũng như các điều ước quốc tế. Quan hệ thương mại giữa các nước dẫn đến sự gặp gỡ, va chạm giữa hệ thống quản lý, chính sách luật pháp từng quốc gia. Thương mại quốc tế một mặt phải thực hiện đúng các yêu cầu luật pháp trong nước nhưng mặt khác phải biết tôn trọng vàvậndụng phù hợp yêu cầu luật pháp và chính sách của quốc gia có liên quan. o Thương mại quốc tế được vận hành gắn liền với sự gặp gỡ và chuyển đổi giữa các đồng tiền. Vấnđề tỷ giá hối đoái, cán cân thanh toán, quản lý ngoại hối là những nội dung quan trọng trong thương mại quốc tế. o Khoảng cách về không gian địa lý ít nhiều tác động đến quá trình phát triển của thương mại quốc tế vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí vận chuyển, thanh toán.v.v . Các nội dungcơbản của thương mại quốc tế là: Xuấtnhậpkhẩu hàng hóa hữu hình. Nội dung thứ hai là xuấtnhậpkhẩu hàng hóa vô hình như bí quyết công nghệ, bằng phát minh sáng chế, các dịch vụ liên quan đến xuấtnhập khẩu.v.v . Đây là bộ phận có tỷ trọng ngày càng cao. Thứ ba là gia công thuê cho nước ngoài và thuê nước ngoài gia công. Nội dung thứ tư: tái xuấtkhẩuvà chuyển khẩu. Hình thức cuối cùng đó là xuấtkhẩu tại chỗ. Trong 5 nội dung này thì hoạtđộngxuấtnhậpkhẩu là nội dung quan trọng, cơbản nhất trong thương mại quốc tế. Xuấtnhậpkhẩu là việc mua bán hàng hóa, dịch vụ với nước ngoài, lấy tiền tệ làm môi giới theo nguyên tắc ngang giá. Cơ sở của sự trao đổi hàng hóa là do phân công lao động xã hội, hợp tác quốc tế cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Điều này làm mạng lưới thương mại quốc tế ngày càng mở rộng. Hoạtđộngxuấtnhậpkhẩu ra đời, tồn tại và phát triển luôn gắn liền với lợi ích của mỗi quốc gia. 1.1.2 Các lý thuyết về thương mại quốc tế Tuy cách tiếp cận và nhìn nhận vai trò của ngoại thương có khác nhau nhưng từ rất sớm các nhà kinh tế đã thừa nhận vai trò quan trọng của ngoại thương nói chung và của xuấtnhậpkhẩu nói riêng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Từ thế kỷ XVI –XVII, trường phái trọng thương ở Tây Âu mà đại biểu là Thomas Mum đã đề cao vai trò của ngoại thương đối với sự giàu có của một quốc gia. Chủ nghĩa trọng thương là tư tưởng của giai cấp tư sản trong giai đoạn phương thức sản xuất phong kiến tan rã, chủ nghĩa tư bản mới ra đời. Ngoại thương lúc này là phương tiện để giai cấp tư sản thực hiện cướp bóc ở thuộc địa thông qua việc trao đổi không ngang giá, quốc gia này giàu lên trên cơ sở quốc gia khác chịu bất lợi. Nhiều lập luận của chủ nghĩa trọng thương đến nay vẫn còn giá trị. Đó là sớm đánh giá được vai trò quan trọng của xuấtnhậpkhẩu với sự phát triển kinh tế của quốc gia; Chỉ ra rằng khi năng lực sản xuất trong nước vượt quá mức cầu thì lúc đó hạn chế nhậpkhẩu khuyến khích xuấtkhẩu là việc một quốc gia cần theo đuổi. Các tác giả chủ nghĩa trọng thương cólý khi cho rằng sự gia tăng mức cung tiền tệ sẽ có tác dụng kích thích sản xuất trong nước. Tuy vậy nó còn khá nhiều điểm hạn chế như chưa giải thích được bản chất bên trong của các hiện tượng kinh tế. Quan niệm chưa đúngvềbản chất của thương mại quốc tế, cho rằng chỉ có một bên có lợi, một bên chịu thiệt, tổng lợi ích của thương mại quốc tế đem lại cho nền kinh tế thế giới là 0. Sang đến thế kỷ XVIII trở đi vai trò của ngoại thương được nhìn nhận tổng thể với các lĩnh vực khác nhau, khắc phục được một số hạn chế của chủ nghĩa trọng thương về thương mại quốc tế. Tiêu biểu là lý thuyết lợi thế tuyệt đối của nhà kinh tế học người Anh Adam-Smith (1923- 1790). Ông là người đầu tiên đưa ra sự phân tích có tính hệ thống về nguồn gốc của thương mại quốc tế. Theo quan điểm này, một nước chỉ sản xuất các loại hàng hóa tốt nhất các loại tài nguyên của quốc gia đó. Giả sử chỉ có hai quốc gia A và B. Quốc gia A xét trong tương quan với quốc gia B tỏ ra có lợi thế hơn, hiệu quả hơn trong việc sản xuất mặt hàng X và kém hiệu quả hơn trong việc sản xuất mặt hàng Y. Nước B có lợi thế tuyệt đối về mặt hàng Y, bất lợi tuyệt đối về sản xuất mặt hàng X. Hai nước tập trung sản xuất vào mặt hàng mà mình có lợi thế tuyệt đối vàxuấtkhẩu mặt hàng này sang nước kia để đổi lấy mặt hàng mà mình bất lợi. Lúc này cả hai nước đều thu được lợi và sung túc hơn. Việc tiến hành trao đổi buôn bán hàng hóa giữa các quốc gia phải tạo ra lợi ích cho cả hai bên. Nếu một quốc gia có lợi còn quốc gia khác bị thiệt thì sẽ từ chối tham gia thương mại quốc tế. Lợi thế tuyệt đối là cơ sở để các quốc gia xác định hướng chuyên môn hóa và trao đổi các mặt hàng, nó giải thích được quan hệ thương mại giữa hai nước đang phát triển, giải thích được phần nào lợi ích của thương mại quốc tế . Tuy nhiên lý thuyết lợi thế tuyệt đối không giải thích được tại sao thương mại vẫn diễn ra khi một nước bất lợi tuyệt đối về tất cả các mặt hàng so với đối thủ cạnh tranh. Lý thuyết lợi thế tương đối do nhà kinh tế học David Ricardo (1772- 1823) phát hiện đã khắc phục nhược điểm của lợi thế tuyệt đối. Cho rằng nếu một quốc gia có hiệu quả thấp hơn quốc gia khác trong việc sản xuất tất cả các loại sản phẩm thì quốc gia đó vẫncó thể tham gia vào thương mại quốc tế để thu lợi ích. Quốc gia đó sẽ chuyên môn hóa sản xuấtvàxuấtkhẩu các mặt hàng mà việc sản xuất chúng ít bất lợi nhất vànhậpkhẩunhững loại hàng mà việc sản xuất chúng bất lợi nhất. Lý thuyết lợi thế tương đối chỉ ra rằng bất cứ quốc gia nào cũng có thể tham gia thương mại quốc tế song lý thuyết chủ yếu dựa vào giá trị lao động, cho lao động là yếu tố đầu vào duy nhất vì vậy nó chưa giải thích được nguồn gốc thương mại quốc tế trong nền kinh tế hiện đại. Mô hình H-O do nhà kinh tế học E.Heckscher(1897-1952) và B.Ohlin(1899-1979) kế thừa lý thuyết lợi thế tương đối và bổ sung thêm một số luận điểm mới khi xem xét tới chi phí cơ hội và quy luật tỷ lệ cân đối các yếu tố sản xuất. Hai ông cho rằng chính mức độ sẵn có của yếu tố sản xuấtvà hàm lượng các yếu tố sản xuất sử dụngđể sản xuất ra sản phẩm đó ở các quốc gia khác nhau là yếu tố quan trọng quyết định hoạtđộng của thương mại quốc tế. Mô hình thừa nhận rằng hàm sản xuất các loại hàng hóa khác nhau sử dụng các yếu tố sản xuất theo tỷ lệ khác nhau nhưng hàm sản xuất cho bất kỳ hàng hóa nào cũng giống nhau ở tất cả các nước. Cho rằng giả sử một quốc gia có nguồn nhân lực dồi dào sẽ chuyên sâu vào sản xuất hàng hóa sử dụng nhiều lao độngvànhậpkhẩu hàng hóa sử dụng các yếu tố công nghệ mà trong nước khan hiếm. Lợi ích thương mại quốc tế sẽ tăng thêm, các quốc gia đều có lợi. So với nhữnglý thuyết cổ điển, lý thuyết H-O không những giải thích được bản chất của lợi thế so sánh mà còn cho phép phân tích được tác động của thương mại quốc tế đến giá cả các yếu tố sản xuất, đến quá trình phân phối và phân phối lại thu nhập giữa các quốc gia. Tuy mô hình thể hiện những khiếm khuyết trước thực tiễn hoạtđộng thương mại quốc tế diễn ra ngày càng phát triển và phức tạp nhưng cho đến nay lý thuyết vẫn được sử dụng rộng rãi để phân tích các vấnđề thương mại và tăng trưởng, thương mại và phân phối thu nhập. Có ý nghĩa quan trọng đối với các nước đang phát triển tham gia hội nhập vào kinh tế thế giới khi tận dụng lượng nhân công làm lợi thế cạnh tranh để sản xuất các mặt hàng phù hợp. 1.1.3. Vai trò hoạtđộngxuấtnhậpkhẩu với sự phát triển kinh tế Xuấtnhậpkhẩu là hoạtđộng trung tâm của thương mại quốc tế. Đây là hệ thống các quan hệ mua bán trong một nền thương mại có tổ chức nhằm mục đích đẩy mạnh sản xuất hàng hóa phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, cải thiện nâng cao mức sống của người tiêu dùng. Trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạtđộngxuấtnhậpkhẩu mang lại nhiều tác động tích cực cũng như những ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế. Những tác động tích cực của hoạtđộngxuấtnhậpkhẩu đối với nền kinh tế: - Xuấtnhậpkhẩu tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển. Xuấtnhậpkhẩu là lĩnh vực trao đổi, phân phối lưu thông hàng hóa dịch vụ với nước ngoài, nối liền sản xuấtvà tiêu dùng trong nước với sản xuấtvà tiêu thụ trên thế giới. Trong quá trình tái sản xuất mở rộng thì khâu phân phối và lưu thông này được coi là khâu quan trọng, quyết định tới sản xuất. Sản xuấtcó phát triển được hay không và phát triển như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào khâu này. Chính vì vậy có thể nói rằng xuấtnhậpkhẩu tác động trực tiếp đến sự phát triển của nền sản xuất . - Xuấtnhậpkhẩu thúc đẩy phân công lao độngvà hợp tác quốc tế , mở rộng khả năng sản xuấtvà khả năng tiêu dùng của mỗi quốc gia. Thông qua nhậpkhẩu sẽ góp phần bổ sung những mất cân đối của nền kinh tế, bảo đảm sự phát triển và ổn định. Nó cho phép một nước có thể tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng lớn hơn mà trong nước không có khả năng sản xuất được. Đó là cơ sở để nâng cao mức sống của dân cư trong nước và dân cư thế giới nói chung. Thông qua xuấtnhậpkhẩucó thể nhận thấy và khai thác những thế mạnh, tiềm năng của đất nước, từ đó tiến hành phân công lại lao động cho phù hợp. - Xuấtnhậpkhẩu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển sản xuất. Tạo điều kiện cho các nước tranh thủ khai thác các thế mạnh, tiềm năng của nước khác để thúc đẩy quá trình sản xuất xã hội phát triển trên cơ sở tiếp thu những tiến bộ về khoa học, công nghệ và sử dụngnhững hàng hóa dịch vụ tốt hơn. Nhậpkhẩu sẽ tạo nên nhữngđộng lực để thúc đẩy xuấtkhẩu (nhập khẩu các yếu tố của sản xuấtđể tiến hành sản xuất ra sản phẩm vàxuấtkhẩu ra nước ngoài). Nhậpkhẩu các yếu tố sản xuấtđể tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ hiện đại nhằm làm tăng khả năng sản xuất. Xuấtkhẩu tạo nguồn ngoại tệ để phục vụ lại nhập khẩu, tích lũy để phát triển sản xuất, tạo điều kiện cho quốc gia có được nguồn ngoại tệ mạnh. Xuấtkhẩuvànhậpkhẩu vừa là tiền đề, vừa là kết quả của nhau. Đẩy mạnh hoạtđộngxuấtkhẩuđể tăng khả năng nhậpkhẩuvà ngược lại thúc đẩy nhậpkhẩuđể mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường. Xuấtnhậpkhẩu tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Khi tham gia vào thị trường quốc tế, các nhà sản xuất trong nước không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với cả hàng hóa của nước ngoài nhậpkhẩu vào. Do vậy xuấtnhậpkhẩu tạo áp lực cạnh tranh đối với hàng hóa sản xuất trong nước về chất lượng, giá cả hàng hóa và chất lượng dịch vụ. Muốn phát triển, các doanh nghiệp phải đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, hay nói cách khác phải đổi mới,hoàn thiện sản phẩm, đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao tay nghề trình độ người lao động. Xuấtnhậpkhẩu nâng cao hiệu quả hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Tạo công ăn việc làm cho người lao động, nhất là ở các khu chế xuất, khu công nghiệp, tăng thu nhậpvà mức sống cho người dân. Xuấtnhậpkhẩu tạo nên những chuyển biến mới về phân công lao động xã hội. - Đẩy mạnh hoạtđộngxuấtnhậpkhẩu góp phần mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại, thúc đẩy quá trình liên kết kinh tế, xã hội giữa các nước. Thông qua đó góp phần ổn định tình hình kinh tế chính trị của quốc gia, khu vực và thế giới. Thật vậy thông thường hoạtđộng thương mại, hoạtđộngxuấtnhậpkhẩu ra đời sớm hơn các hoạtđộng kinh tế đối ngoại nên nó là cơ sở để mở rộng quan hệ này phát triển. Ví dụ hoạtđộngxuấtnhậpkhẩu phát triển làm quan hệ tín dụng, thanh toán quốc tế, vân tải quốc tế… phát triển. - Xuấtnhậpkhẩu thúc đẩy quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào trong nước. - Thương mại quốc tế hay xuấtnhậpkhẩu kích thích nhu cầu trong nước và tạo ra những nhu cầu mới. Những tác động tiêu cực của hoatđộngxuấtnhậpkhẩu đối với nền kinh tế - Hàng hóa cạnh tranh cả trong nước và nước ngoài, khi mức độ cạnh tranh trở nên quá gay gắt tạo nên những bất cập rối ren trong quan hệ thương mại. Nếu không kiểm soát chặt chẽ và kịp thời gây nên những thiệt hại về kinh tế và quan hệ thương mại, ngoại giao giữa các nước. - Xuấtnhậpkhẩu hàng hóa vào một quốc gia dễ tồn tại các hiện tượng xấu như buôn lậu, trốn thuế, hàng giả, kém chất lượng. Nhất là ở các cửa khẩu, nơi cán bộ hải quan kiểm tra hàng hóa ra vào biên giới dễ xảy ra hiện tượng một số cán bộ tha hóa đạo đức, tiếp tay cho những hành vi xấu… - Xuấtnhậpkhẩu là sự trao đổi hàng hóa dịch vụ giữa các nước thông qua quan hệ mua bán nhằm mục đích kinh tế và thu lợi nhuận. Nó chịu sự tác động của hệ thống quản lý, chính sách, luật pháp không chỉ của một nước. Quan hệ mua bán phức tạp hơn rất nhiều so với thương mại trong nước dễ gây ra hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, hoặc kinh doanh vi phạm luật pháp của nước ngoài ví dụ như các vụ kiện bán phá giá, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm.v.v . Đồng tiền thanh toán trong hợp đồngxuấtkhẩu thường là các đồng ngoại tệ mạnh, do vậy các doanh nghiệp xuấtnhậpkhẩu nói riêng và nền kinh tế nói chung sẽ chịu ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền, có chút ràng buộc vào nền kinh tế nước khác. • Hoạtđộngxuấtnhậpkhẩucó ý nghĩa rất quan trọng với sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Đẩy mạnh hoạtđộngxuấtnhậpkhẩu trong thời kỳ hội nhập là vấnđềcó ý nghĩa chiến lược của quốc gia, góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 1.2. Tíndụngxuấtkhẩu 1.2.1. Khái niệm tíndụngxuấtnhậpkhẩu Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, thương mại thế giới ngày càng mở rộng, nhu cầu về hàng hóa, thị trường tiêu thụ trở nên cấp bách, mỗi doanh nghiệp tham gia vào thương mại quốc tế cần phải khai thác tối đa cơ hội, lợi thế của mình. Tuy nhiên do khả năng tài chính có hạn, các doanh nghiệp không phải lúc nào cũng có đủ vốn để thanh toán tiền hàng nhậpkhẩu hoặc đủ tiền thu mua hàng hóa để sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp đủ khả năng tài chính đểxuấtnhậpkhẩu hàng hóa nhưng kinh doanh vẫn không đạt hiệu quả vì chưa có uy tín trên thị trường. Từ đó nảy sinh quan hệ tíndụng giữa một bên là các ngân hàng với một bên là các doanh nghiệp kinh doanh hàng xuấtnhập khẩu. Tíndụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụngvà sau một thời gian nhất định được quay trở lại người sở hữu một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Tíndụngxuấtkhẩu là loại hình tài trợ xuấtkhẩucơ bản, quan trọng và phổ biến nhất trong các loại hình tài trợ xuất khẩu, cóbản chất là sự cung cấp tíndụng trợ giúp tài chính cho người xuấtkhẩu trên cơ sở bên cung cấp tíndụngvà bên nhận tíndụngtin cậy lẫn nhau và cùng có lợi. Ta có thể hiểu “ tíndụngxuấtkhẩu là sự cam kết, hỗ trợ về mặt tài chính để các nhà xuấtkhẩu nước sở tại đẩy mạnh sản xuất, khuyến khích xuất khẩu, đồng thời giúp các nhà nhậpkhẩu nước ngoài có đủ các điều kiện về tài chính đểnhậpkhẩu hàng hoá của nước đó“ 1.2.2. Đặc điểm của tíndụngxuấtkhẩu o Vốn vay phải sử dụngđúng mục đích Đây là nguyên tắc quan trọng vì chỉ khi khách hàng sử dụngđúng mục đích sản xuất kinh doanh, đúng pháp luật như đã cam kết thì khoản tíndụng đươc cấp mới đảm bảo an toàn, ít rủi ro vàcó khả năng sinh lợi. Do vậy khi nhận hồ sơ của khách hàng cán bộ tíndụng phải kiểm tra thẩm định chi tiết về mục đích kinh doanh, thường xuyên theo dõi giám sát quá trình sủ dụng tiền vay . o Vốn vay phải được hoàn trả cả gốc lẫn lãi theo đúng thời hạn Trong hợp đồngtín dụng, thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng bao gồm trị giá khoản tiền vay, lãi suất cho vay, tỷ giá các đồng tiền nếu vay ngoại tệ, thời hạn trả tiền khoản vay ban đầu và phần lãi do thời hạn sử dụng tiền vay. Hợp đồngtíndụng còn có quy định thêm điều khoản về việc nếu khách hàng vi phạm hợp đồng ký kết như trả nợ không đúng hạn, sử dụng vốn vay không đúng mục đích. o Thường là tiền vay phải có tài sản tương đương thế chấp Để giảm thiểu rủi ro, ngân hàng thường bắt các khách hàng của mình có tài sản tương đương với khoản vay tíndụng như bất động sản, động sản có giá trị để thế chấp. Tuy nhiên đối với các khách hàng truyền thống, có uy tín thì có thể được miễn tín chấp. Đặc điểm của tíndụngxuấtkhẩu là các nguyên tắc vay tíndụng của ngân hàng áp dụng cho khách hàng của mình. [...]... tíndụngxuấtkhẩuHoạtđộngxuấtnhậpkhẩu diễn ra ngày càng sôi động, nhu cầu tài trợ của ngân hàng về vốn, kỹ thuật thanh toán quốc tế cho các doanh nghiệp xuấtnhậpkhẩu là rất cần thiết và cấp bách Hoạtđộng cấp tíndụngxuấtkhẩu của các ngân hàng cũng rất phong phú nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Các hình thức của tíndụngxuất khẩu: 1.2.3.1 Tíndụng trong hoạtđộngnhậpkhẩu a Cấp tín dụng. .. thuế thu nhập cá nhân) Tạo việc làm cho người lao động do doanh nghiệp vay vốn tíndụngxuấtkhẩu kinh doanh có hiệu quả, mở rộng sản xuất Nhờ có sự tài trợ vốn của ngân hàng làm hàng hóa xuấtnhậpkhẩu lưu thông trôi chảy, không bị gián đoạn, tăng tính năng động của nền kinh tế, góp phần ổn định thị trường 1.3.2 Vai trò của tíndụng xuất khẩu với hoạtđôngxuấtnhậpkhẩuHoạtđộngxuấtnhậpkhẩu có... Bên cạnh đó, hoạtđộngxuấtnhậpkhẩu ngày càng phát triển phức tạp hơn trước nảy sinh nhiều nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng để đảm bảo cho quá trình này diễn ra suôn sẻ Vì vậy hoạtđộngxuấtnhậpkhẩu phát triển kéo theo nó là quan hệ tíndụngvà đặc biệt là tíndụngxuấtkhẩu cũng ngày càng phát triển, hoàn thiện, đa dạng hóa các hình thức tíndụng nhằm hỗ trợ tác động lại xuấtnhậpkhẩu ... vậy tíndụngxuấtkhẩu góp phần làm tăng trưởng kim ngạch xuấtnhậpkhẩu cả nước, thúc đẩy kinh tế phát triển 1.3.3 Vai trò của tíndụngxuấtkhẩu với các doanh nghiệp thực hiện hoạtđộngxuấtnhậpkhẩu Nhờ nguồn vốn tíndụngxuấtkhẩu được ngân hàng cấp, các doanh nghiệp đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục không bị gián đoạn do thiếu vốn sản xuất kinh doanh, tận dụng được các cơ. .. ro trong hoạtđộng vay còn trực tiếp hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, làm tăng khối lượng hàng xuấtkhẩuTíndụngxuấtkhẩu góp phần giải quyết vấn đề vốn cho các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hoạtđộng hiệu quả hơn, tăng kim ngạch xuấtnhậpkhẩu của công ty mình Mỗi doanh nghiệp đều tăng kim ngạch xuấtnhậpkhẩu sẽ làm tổng kim ngạch xuấtnhậpkhẩu của cả nước tăng trưởng và phát... tăng uy tín khi đàm phán ký kết các hợp đồng ngoại thương 1.3.4 Xuấtnhậpkhẩu ảnh hưởng tới hoạtđộngtíndụngxuấtkhẩu Kim ngạch xuấtnhậpkhẩu ngày càng tăng cao cho thấy hoạtđộngxuấtnhậpkhẩu phát triển rất mạnh mẽ Doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh hàng xuấtkhẩu cũng gia tăng ngày một nhiều cả về số lượng lẫn chất lượng Các doanh nghiệp này cần khá nhiều vốn để tiến hành sản xuất kinh... khách hàng của cán bộ tíndụng không được chính xác, do sụ gian lận của khách hàng, vi phạm đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng… 1.3 Tíndụngxuấtkhẩu với hoạtđộngxuấtnhậpkhẩu 1.3.1 Vai trò tíndụngxuấtkhẩu với nền kinh tế Tíndụngxuấtkhẩu góp phần tăng trưởng kinh tế cả mặt lượng và chất, tác động trực tiếp đến quan hệ tích lũy, tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư, từ đó tác động đến tăng trưởng... Đểhoạtđộng này ngày càng phát triển thì ngoài nỗ lực của bản thân các doanh nghiệp xuấtnhập khẩu, định hướng phát triển xuấtnhậpkhẩu của Nhà nước còn cần có sự hỗ trợ của các ngân hàng, các định chế tài chính đẻcung cấp nguồn vốn cho doanh nghiệp Tíndụngxuấtkhẩu góp phần khai thác lợi thế so sánh thúc đẩy xuấtnhậpkhẩu phát triển, tăng kim ngạch xuấtnhập khẩu, thay đổi cơ cấu hàng nhập khẩu, ... rủi ro tín dụng, đảm bảo khả năng khách hàng sẽ hoàn trả nợ cho mình Ngân hàng sẽ tính lãi, thu lãi, và thu nợ theo đúng hợp đồng đã ký kết 1.2.5 Rủi ro tíndụngxuấtkhẩu Rủi ro tíndụng là các tổn thất mà ngân hàng cấp tíndụng cho khách hàng phải chịu do nguời vay vốn không đủ khả năng thanh toán hoặc không trả nợ đúng hạn như trong hợp đồngtíndụng đã ký Hoạtđộngxuấtnhậpkhẩu là hoạtđộng kinh... thể mua lại tài sản đó và cho doanh nghiệp thuê lại Như vậy doanh nghiệp vẫn giải quyết được vấn đềvề vốn lưu động mà vẫn bảo đảm sản xuất kinh doanh 1.2.3.2 Tíndụng trong hoạtđộngxuấtkhẩu Với hoạtđộngxuấtkhẩu ngày càng đa dạng, phức tạp và cạnh tranh gay gắt, vai trò hỗ trợ của ngân hàng là cực kỳ quan trọng Các ngân hàng không chỉ hỗ trợ về mặt tài chính để nhà xuấtkhẩu hoàn tất nghĩa vụ . NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU 1.1. Xuất nhập khẩu 1.1.1. Bản chất của thương mại. bộ ngân hàng… 1.3. Tín dụng xuất khẩu với hoạt động xuất nhập khẩu 1.3.1. Vai trò tín dụng xuất khẩu với nền kinh tế Tín dụng xuất khẩu góp phần tăng trưởng