Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 22 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
22
Dung lượng
36,43 KB
Nội dung
NHỮNGVẤNĐỀCƠBẢNVỀRỦIROTÍNDỤNGCỦANGÂNHÀNGTHƯƠNGMẠI 1.1. Hoạt động tíndụngcủangânhàngthươngmại (NHTM) 1.1.1. Khái niệm NHTM Tất cả các tài liệu nghiên cứu đều khẳng định, ngânhàng là một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Có nhiều cách thể hiện khác nhau về các định nghĩa vềngânhàngthương mại, nhưng nhìn chung, các ngânhàngthươngmại được định nghĩa thông qua chức năng dịch vụ mà chúng thực hiện trong nền kinh tế. [Rose P.S. (2004), Quản trị Ngânhàngthương mại, Nhà xuất bản thống kê, trang 4 chương 1]. Theo điều 201, Luật các tổ chức tíndụngcủa Việt Nam có nêu: “Tổ chức tíndụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngânhàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán”. Theo Wikipedia, NHTM là những trung gian tài chính, nhận tiền gửi của các hộ gia đình (cá nhân) và cho các doanh nghiệp và cá nhân khác vay, cung cấp các dịch vụ về trao đổi ngoại tệ, chuyển tiền, các dịch vụ liên quan đến thư tín dụng, dịch vụ két an toàn, v.v . Vai trò quan trọng củangânhàng được hình thành từ các hoạt động phong phú của mình. Các hoạt động của NHTM có thể được phân chia thành một số hoạt động chính sau đây. 1.1.2. Các hoạt động cơbảncủa NHTM 1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn. Vốn huy động là những giá trị tiền tệ mà ngânhàng huy động được từ các tổ chức kinh tế và cá nhân trong xã hội. Vốn huy động bao gồm 2 loại chủ yếu là tiền gửi và nguồn huy động khác, bao gồm chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu [TS Tô Ngoc Hưng, Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh hoạt động ngân hàng]. Tiền gửi là nguồn tài nguyên quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn tiền của NHTM. Ngânhàng huy động tiền gửi thông qua việc cung cấp các loại hình tiền gửi khác nhau. -Tiền gửi thanh toán: Là loại tiền gửi trong ngânhàng với mục đích tạo một nguồn tiền sẵn có cho mục đích thanh toán, chi trả thông qua hoạt động ngân hàng, do đó không có thời hạn cụ thể và lãi suất thấp. - Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Nguồn tiền gửi này cũng có thể được rút ra bất cứ lúc nào, do đó cũng có lãi suất thấp. Tuy nhiên, không giống tiền gửi thanh toán, nguồn tiền gửi này không được dùngđể thanh toán. - Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn:Đây là nguồn tiền gửi mà người gửi chỉ được rút ra sau một khoảng thời gian nhất định đã được thỏa thuận ban đầu với mức lãi suất đã thỏa thuận. Nếu người gửi phá vỡ thoản thuận bằng cách rút tiền trước hạn thì ngânhàng sẽ đưa ra hình phạt, cụ thể là lãi suất. Ngânhàng còn có thể huy động vốn bằng cách phát hành chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn và trái phiếu dài hạn. Hai loại phiếu nợ này được các ngânhàng phát hành theo từng đợt, tùy theo mục đích sử dụng và sự chấp thuận của NHTW hoặc Hội động chứng khoán quốc gia. 1.1.2.2. Hoạt động tín dụng. Theo Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, TS Tô Ngọc Hưng, tíndụng là việc ngânhàng chuyển nhượng tạm thời một lượng vốn cho khách hàng trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi sau một khoảng thời gian thỏa thuận. Quan hệ tíndụng dựa trên cơ sở lòng tin giữa ngânhàng và khách hàng. Hoạt động tíndụngvềcơbản được chia ra thành các loại sau: Theo thời gian, có 3 loại tín dụng: - Tíndụngngắn hạn: Loại hình tíndụng này bao gồm các khoản vay có kỳ hạn dưới một năm, do đó hạn chế được rủiro do thời gian thu hồi và quay vòn vốn nhanh. - Tíndụng trung hạn: Tíndụng trung hạn thườngcó thời hạn từ 1 đến 5 năm, dùng cho các mục đích mua sắm tài sản cố định, đổi mới kĩ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các công trình nhỏ có khả năng thu hồi vốn nhanh. - TÍndụng dài hạn: có thời hạn trên 5 năm, được cấp cho các hoạt động xây dựngcơ bản, xây dựng mới, cải tiến mở rộng với quy mô lớn. Loại tíndụng này có thời gian thu hồi vốn lâu, khả năng kiểm soát vốn bị hạn chế và tốc độ quay vòng vốn chậm. Xét theo mục đích sử dụng, có 2 loại tín dụng: - Tíndụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: được cấp cho các doanh nghiệp để tiến hành kinh doanh lưu thông hàng hóa. - Tíndụng tiêu dùng: được cấp phục vụ cho mục đích tiêu dùng cá nhân của các hộ gia đình. Xét theo đối tượng cấp tín dụng, tíndụng được chia làm 2 loại: - Tíndụng vốn lưu động: đươc sử dụngđể tài trợ cho nguồn vốn lưu động tạm thời bị thiếu hụt của các tổ chức kinh tế. - Tíndụng vốn cố định: được sử dụngđể hình thành tài sản cố định, thườngcó thời hạn trung và dài. Tíndụng xét theo xuất xứ được chia làm 2 loại: - Tíndụng gián tiếp: là hình thức tíndụng thông qua một trung gian tài chính, một ngânhàngthươngmại khác. - Tíndụng trực tiếp: là hình thức mà tíndụng được cấp trực tiếp giữa ngânhàng và người đi vay, không qua một tổ chức trung gian nào khác. 1.1.2.3. Hoạt động đầu tư tài chính. Ngoài nghiệp vụ tíndụng là nghiệp vụ mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng, khoản mục được đánh giá là nguồn quan trọng thứ hai, có liên quan và hỗ trợ, bổ sung cho khả năng sinh lời của các nghiệp vụ cho vay là khoản mục chứng khoán. Ngânhàng tham gia vào thị trường chứng khoán dưới nhiều hình thức, thực hiện hoạt động đầu tư tài chính với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, nâng cao khả năng thanh toán và đa dạng hóa tài sản, hoạt động kinh doanh nhằm phân tán rủiro trong hoạt động ngân hàng. Các NHTM tiến hành nghiệp vụ đầu tư tài chính dưới 2 hình thức cơ bản: đầu tư chứng khoán và liên doanh liên kết. - Nghiệp vụ đầu tư chứng khoán: Thị trường chứng khoán có rất nhiều chủ thể tham gia, trong đó NHTM với vai trò trung gian tài chính hoặc chủ thể phát hành đóng vai trò hết sức quan trọng. Ngoài ra, ngânhàng còn thực hiện nghiệp vụ đầu tư chứng khoán với tư cách là một nhà đầu tư chuyên nghiệp, mua đi bán lại các chứng khoán để kiếm lời. NHTM thường đầu tư vào 2 loại chứng khoán chủ yếu có kỳ hạn dài là chứng khoán do chính phủ hay chính quyền địa phương phát hành và chứng khoán do các công ty, xí nghiệp phát hành. Chứng khoán do Nhà nước phát hành có lợi nhuận thấp, song hầu như không córủiro do Nhà nước luôn có nguồn đảm bảo khả năng thanh toán lớn nhất là thuế và quyền lực phát hành tiền. Trong khi đó, chứng khoán công ty cho lợi nhuận cao hơn nhưng độ an toàn thấp hơn. Các ngânhàngthường giữ chứng khoán công ty để hưởng thu nhập hàng năm. - Liên kết liên doanh: Trên thị trường tài chính, các ngânhàng còn thực hiện các mục tiêu chung của mình thông qua hình thức liên doanh liên kết vốn với các xí nghiệp, công ty. Với tư cách là thành viên hùn vốn, NHTM có thể đứng ra mua cổ phiếu cho mình, từ đó trở thành thành viên sáng lập hay góp vốn kinh doanh, đồng thời có thể cử người vào ban quản trị công ty. 1.1.2.4. Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ. Ngoài các nghiệp vụ kinh doanh truyền thống, trong môi trường cạnh tranh gay gắt, các ngânhàng luôn cố gắng mở rộng và ngày càng chú trọng và các dịch vụ tiện ích nhằm thu hút khách hàng. Trong đó, dịch vụ thanh toán và ngân quỹ là những lĩnh vực dịch vụ ngày càng được các ngânhàng chú trọng cả về quy mô và số lượng, chất lượng. Dịch vụ thanh toán do ngânhàng cung cấp nhanh gọn và an toàn. Ngânhàng đã không ngừng cải tiến và ngày càng đưa ra nhiều hình thức thanh toán thuận tiện cho khách hàng như séc, thư tín dụng, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, thanh toán qua thẻ,… Không chỉ ngừng lại ở việc cung cấp dịch vụ trong nước, ngày nay ngânhàng đã mở rộng liên kết với các ngânhàng nước ngoài để đáp ứng nhu cầu thanh toán nước ngoài của khách hàng với các phương tiện thanh toán đa dạng và tiện lợi. Dịch vụ ngân quỹ cũng đang được các ngânhàng chú trọng phát triển. Dịch vụ ngân quỹ củangânhàng bao gồm dịch vụ thu tiền và phát tiền, nhằm đảm bảo tính thanh khoản và lưu thông tiền trong ngân quỹ củangân hàng. Dịch vụ thu tiền thực hiện trên cơ sở khách hàng nộp tiền vào ngân hàng, thông thường là khách hàng gửi tiền, trả nợ tiền vay, lãi vay hoặc nộp tiền nhờ thanh toán. Dịch vụ phát tiền ứng với việc lĩnh tiền của khách hàng, thường là các trường hợp rút vốn tiền gửi, lĩnh lãi tiền gửi, nhận tiền vay,… 1.1.2.5. Các hoạt động khác. Bên cạnh các hoạt động chính, ngânhàng còn cung cấp cho khách hàng một số dịch vụ khác đi kèm nhằm làm đa dạng hóa các hoạt động của mình và đáp ứng được mọt yêu cầu cần thiết của khách hàng. Một số dịch vụ được ngânhàng cung cấp như: - Dịch vụ ủy thác: là dịch vụ quản lý tài sản được thực hiện dưới nhiều hình thức và cách sắp xếp khác nhau. Dịch vụ ủy thác có thể được chia làm 3 lĩnh vực chính: việc ấn định tài sản, điều hành dịch vụ ủy thác, giám hộ tài sản và hoạt động của các cơ quan đại diện. - Dịch vụ tư vấn: là việc ngânhàng dựa vào kinh nghiệm và hiểu biết của mình mà tư vấn cho khách hàngnhững lời khuyên tốt nhất, những hiểu biết sâu sắc nhất về các lĩnh vực mà khách hàng yêu cầu. - Dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ bảo quản lý gửi, nghiệp vụ ngânhàng trên thị trường chứng khoán: đây là những hoạt động phức tạp và đòi hỏi chuyên môn, vì vậy các ngânhàngthường lập các công ty con hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực này đảm trách. 1.1.3. Hoạt động tíndụngTíndụng là hoạt động quan trọng hàng đầu của các ngânhàngđể tài trợ cho chi tiêu của các doanh nghiệp, cá nhân và các cơ quan chính phủ. Hoạt động cho vay củangânhàng phục vụ, bởi vì cho vay thúc đẩy sự tăng trưởng của các doanh nghiệp, tạo ra sức sống cho nền kinh tế. [Rose P.S. (2004), Quản trị Ngânhàngthương mại, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội] Theo luật các tổ chức tíndụng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều 49 có ghi: “Tổ chức tíndụng được cấp tíndụng cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định củangânhàng Nhà nước.” Các hình thức cấp tíndụng truyền thống mà ngânhàng cung cấp bao gồm: 1.1.3.1. Hoạt động chiết khấu thương phiếu Thương phiếu là công cụ củatíndụngthương mại, là một giấy nợ phát sinh trong quan hệ thương mại, dùngđể xác nhận cho người cầm nó một trái quyền ngắn hạn về tiền đối với người thụ lệnh khi giấy nợ đến hạn. Thương phiếu có khả năng chuyển nhượng dễ dàng, có tính đảm bảo cao và khả năng thanh toán tương đối chắc chắn. Chiết khấu thương phiếu là một nghiệp vụ tíndụngngắn hạn củangân hàng, trong đó khách hàng chuyển nhượng quyền sở hữu nhữngthương phiếu chưa đến hạn thanh toán cho ngânhàngđể nhận về một khoản tiền bằng mệnh giá trừ đi lợi tức và phí hoa hồng.[ TS. Tô Ngọc Hưng, Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê]. Số tiền ngânhàng trả cho khách hàng được tính như sau: T =M – [M*i*t + H1 +H2 ] Trong đó: M: Mệnh giá củathương phiếu I : Lãi suất chiết khấu T: Thời hạn chiết khấu H1: Hoa hồng phí phụ thuộc theo thời gian H2: Hoa hồng cố định Ngânhàng đưa ra một số điều kiện đối với thương phiếu như còn thời hạn thanh toán theo qui định củangânhàng Nhà nước, hợp lệ về mặt hình thức và nội dung, khách hàng phải chuyển nhượng quyền sở hữu cho ngânhàng dưới hình thức kí hậu. Nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu có nhiều ưu điểm: - Nghiệp vụ chiết khấu ít rủi ro, khả năng thu hồi nợ khá chắc chắn vì đã cóthương phiếu đảm bảo. - Là hình thức tíndụng khá đơn giản, ít phiền phức đối với ngânhàng - Chiết khấu không làm đóng băng vốn củangânhàng vì thời hạn chiết khấu thường ngắn, dưới 90 ngày và ngânhàngcó thể dễ dàng xin tái chiết khấu thương phiếu ở ngânhàng Trung ương. - Tiền của khách hàng khi chiết khấu thường được chuyển vào tài khoản tiền gửi của khách hàng bởi vậy nó tạo ra nguồn vốn cho ngân hàng. 1.1.3.2. Hoạt động cho vay Theo Rose P.S, Quản trị ngânhàngthương mại, NXB tài chính, “cho vay là chức năng kinh tế hàng đầu của các ngân hàng, để tài trợ cho chi tiêu của các doanh nghiệp, cá nhân và cơ quan chính phủ”. Ngânhàng cung cấp nhiều hình thức cho vay đa dạng, phù hợp với mọi đối tượng khách hàng. - Cho vay thấu chi. Theo qui chế cho vay 1627 do NHNN Việt Nam ban hành, cho vay theo hạn mức thấu chi là “việc cho vay mà tổ chức tíndụng thỏa thuận bằng vănbản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và Ngânhàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.” Khi khách hàngcó tiền nhập về tài khoản, ngânhàng sẽ thu nợ gốc và lãi. Số tiền lãi mà khách hàng phải trả =lãi suất thấu chi*thời gian thấu chi*số tiền Đây là hình thức vay tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, chủ động và kịp thời, đồng thời có thủ tục đơn giản, linh hoạt không gây phiền hà nhiều cho khách hàng. Tuy nhiên, hình thức vay này không có đảm bảo và ngânhàng không kiểm soát được mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng, vì vậy hình thức này chỉ được áp dụng cho những khách hàng quen thuộc và có uy tín. - Cho vay trực tiếp từng lần: Là hình thức cho vay tương đối phổ biến đối với các khách hàng không có nhu cầu vay vốn thường xuyên. Mỗi lần vay, khách hàng và ngânhàng phải làm những thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. Nghiệp vụ này tương đối đơn giản và ngânhàngcó thể dễ dàng kiểm soát mục đích sử dụng vốn vay và hạn chế rủiro do khách hàng phải làm đơn và trình phương án vay. - Cho vay theo hạn mức: Với hình thức này, tổ chức tíndụng và khách hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tíndụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Hạn mức tíndụngcó thể được tính cho cả kỳ hoặc cuối kỳ và là số dư tối đa tại thời điểm tính. Hạn mức tíndụng được cấp trên cơ sở nhu cầu vốn và nhu cầu vay vốn của khách hàng. Đây là hình thức cho vay thuận tiện với những khách hàngcó quan hệ vay mượn thường xuyên, vốn vay tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất kinh doanh và tốc độ lưu chuyển vốn tíndụng nhanh. - Cho vay luân chuyển: Là nghiệp vụ cho vay dựa trên luân chuyển củahàng hóa, ngânhàng cho vay khi doanh nghiệp thiếu vốn khi mua hàng và sẽ thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng. Ngânhàng sẽ yêu cầu doanh nghiệp cam kết sử dụng mọi khoản thu bánhàngđể trả nợ trước khi thanh toán cho nhà cung cấp và các khoản phải thu cùng hàng hóa trong kho đều trở thành tài sản đảm bảo cho khoản vay. - Cho vay trả góp: Là hình thức tín dụng, theo đó ngânhàng cho phép khách hàng trả nợ gốc làm nhiều lần trong thời hạn thỏa thuận. Hình thức này nhằm tài trợ khuyến khích tiêu thụ hàng hóa và áp dụng tài trợ cho tài sản cố định và các hàng hóa lâu bền. - Cho vay gián tiếp: Là hình thức cho vay thông qua các tổ chức trung gian. Ngânhàng cho vay thông qua các nhóm sản xuất, hợp tác xã,… Các tổ chức trung gian này đứng ra tín chấp cho các thành viên vay vốn hoặc bảo lãnh cho các thành viên, điều này tạo thuận tiện cho những người vay khi họ không có hoặc không đủ tài sản thế chấp. 1.1.3.3. Hoạt động cho thuê tài chính Cho thuê tài chính thường là hình thức tíndụng trung và dài hạn, trong đó ngânhàng mua tài sản và cho khách hàng thuê với thời hạn nhất định, sao cho ngânhàng phải thu được gần đủ giá trị của tài sản cho thuê cộng thêm một khoản lãi. Theo phương thức này, người thuê được sử dụng tài sản mà mình cần trên cơ sở đi thuê, giúp công ty giảm bớt được chi phí mua mà thay vào đó là chi tiền thuê tài sản hàng kỳ cho ngân hàng. Cho thuê tài chính cónhững điểm giống và điểm khác với cho vay truyền thống. Trước hết, ngânhàng xuất tiền với kỳ vọng thu về cả gốc và lãi sau một thời hạn nhất định, cũng như phải đối đầu với rủiro khi khách hàng kinh doanh không hiệu quả, không trả tiền thuê đầy đủ và đúng hạn. Tuy nhiên, với hình thức này, tài sản cho thuê vẫn thuộc sở hữu củangân hàng, do đó ngânhàngcó quyền thu hồi nếu việc sử dụng không đúng mục đích. Cho thuê tài chính cũng không có tài sản đảm bảo, đồng thời cónhững tài sản cho thuê đặc thù đòi hỏi chi phí cao nên rủiro đối với ngânhàng là khá cao. 1.1.3.4. Hoạt động bảo lãnh Theo PGS.TS Phan Thị Thu Hà, Giáo trình Ngânhàngthương mại, NXB Đại học KTQD, “bảo lãnh củangânhàng là cam kết củangânhàng dưới hình thức thư bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàngcủangânhàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ như cam kết.” Bảo lãnh là hình thức tài trợ thông qua uy tín, trong đó ngânhàng chỉ phải xuất tiền khi khách hàng không thực hiện được cam kết. Bảo lãnh được coi như tài sản ngoại bảng và khi ngânhàngđứng ra trả nợ thay cho khách hàng, khoản chi trả này được chuyển vào nội bảng, cấu thành nợ quá hạn. Vì vậy, bảo lãnh cũng chứa đựngrủiro như một khoản vay truyền thống và ngânhàng cần phải phân tích khách hàng như khi thực hiện các khoản vay khác. Bảo lãnh được thực hiện dưới nhiều hình thức, nhưng chủ yếu bao gồm: - Bảo lãnh bảo đảm tham gia dự thầu: ngânhàng cam kết với chủ đầu tư về việc trả tiền phạt thay cho bên dự thầu nếu bên dự thầu vi phạm các quy định trong hợp đồng. - Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: ngânhàng cam kết về việc chi trả tổn thất hộ khách hàng nếu khách hàng không thực hiện đầy đủ hợp đồng như cam kết. - Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả tiền ứng trước: ngânhàng cam kết củangânhàng sẽ trả tiền ứng trước cho bên mua nếu bên cung cấp không hoàn trả. - Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả vốn vay: ngânhàng cam kết với người cho vay về việc hoàn trả gốc và lãi thay nếu khách hàngcủangânhàng không trả được. - Bảo lãnh bảo đảm thanh toán: ngânhàng cam kết với việc sẽ thanh toán tiền theo hợp đồng thanh toán cho người thụ hường nếu khách hàngcủangânhàng không thanh toán đủ. 1.2. Rủirotíndụng (RRTD) của NHTM 1.2.1. Các loại rủiro trong hoạt động của NHTM Rủirocủangânhàngcó thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau song đều cóbản chất chung, đó là khả năng gây ra tổn thất cho ngân hàng. Vềcơ bản, hoạt động ngânhàngthươngmạithường phải đối mặt với nhữngrủiro sau: - Rủiro lãi suất. Rủiro lãi suất là khả năng xảy ra tổn thất ngoài dự kiến gắn với những thay đổi của lãi suất và nhiều nhân tố khác như cấu trúc và kì hạn của tài sản và nguồn, quy mô và kì hạn các hợp đồng kì hạn. [PGS.TS Phan Thị Thu Hà, Giáo trình NHTM, NXB Đại học KTQD] Rủiro lãi suất xảy ra chủ yếu do 3 nguyên nhân: sự không phù hợp về kỳ hạn của nguồn và tài sản, sự thay đổi của lãi suất thị trường khác với dự kiến củangânhàng và nguyên nhân ngânhàng sử dụng lãi suất cố định trong các hợp đồng. - Rủirotín dụng. Rủirotíndụng là rủirothường gặp nhất trong hoạt động củangânhàngthương mại, là rủiro gắn liền với hoạt động quan trọng nhất có quy mô lớn nhất của NHTM. Rủirotíndụng phát sinh khi một bên đối tác không thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ hợp đồng với ngân hàng, bao gồm cả việc không thanh toán nợ gốc và nợ lãi khi khoản nợ đến hạn. [Theo Wikipedia] Rủirotíndụng là không thể tránh khỏi trong hoạt động của NHTM và được coi như là bạn đường trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Các ngânhàng chỉ có thể kiểm soát đề phòng, hạn chế làm giảm thiệt hại do nó gây ra chứ không thể hoàn toàn tránh khỏi RRTD. - Rủiro ngoại hối Rủiro ngoại hối là khả năng xảy ra những tổn thất ngoài dự kiến cho ngânhàng khi tỷ giá hối đoái thay đổi vượt quá thay đổi dự tính. Trong cơ chế thị trường, tỷ giá thường xuyên dao động. Sự thay đổi này cùng với trạng thái hối đoái củangânhàng tạo ra thu nhập thặng dư hoặc thu nhập tạm thời. Tuy nhiên, cónhững thay đổi tỷ giá ngoài dự kiến dẫn đến tổn thất cho ngân hàng. - Rủiro thanh khoản Rủiro thanh khoản là khả năng xảy ra tổn thất ngoại dự kiến cho ngânhàng khi nhu cầu thanh khoản thực tế vượt quá khả năng thanh khoản dự kiến làm gia tăng các chi phí để đáp ứng nhu cầu thanh khoản hoặc có thể làm cho ngânhàng mất khả năng thanh toán. - Rủiro khác. Các loại rủiro khác có thể bao gồm rủirovề mặt pháp lý, rủiro biến động môi trường kinh doanh, khả năng xảy ra cướp ngân hàng, nhầm lẫn trong chứng từ, hỏa hoạn, lỗi công nghệ,… 1.2.2. Rủirotíndụngcủa NHTM 1.2.2.1. Khái niệm RRTD Rủirotín dụng, theo khái niệm cơbản nhất, là khả năng khách hàng nhận khoản vốn vay không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với NH, gây tổn thất cho NH, đó là khả năng khách hàng không trả, không trả đầy đủ, đúng hạn cả nợ gốc và nợ lãi cho NH. [PGS.TS Phan Thị Thu Hà , thongtinphapluatdansu.wordpress.com ] Theo Quyết định 493/2005/ QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN thì rủirotíndụng trong hoạt động ngânhàngcủa tổ chức tíndụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngânhàngcủa tổ chức tíndụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. Nhìn chung, hoạt động tíndụng là một trong những hoạt động chủ yếu của NHTM nên rủirotíndụng là loại rủiro chiếm tỷ lệ lớn, thường xuyên xảy ra và gây [...]... hoạt động củangân hàng, làm giảm tính thanh khoản củangânhàng - Rủirotíndụng làm giảm lợi nhuận củangânhàngTíndụng là một hoạt động đóng góp phần lớn vào lợi nhuận củangânhàng Khi rủirotíndụng xảy ra tức là ngânhàng đã không thể thu được lãi của các khoản vay để làm tăng thu nhập cho ngânhàng Hơn nữa, khi phát sinh các khoản nợ quá hạn, ngânhàng phải trích lập dự phòng rủiro từ lợi... đó, rủirotíndụng ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận củangânhàng - Rủirotíndụng làm giảm uy tíncủangânhàng Là một trung gian tài chính, một trong những chức năng tài chính cơbảncủangânhàng là huy động vốn trong dân cư và các tổ chức kinh tế để chuyển đến những đối tượng có nhu cầu sử dụng, góp phần lưu thông vốn trong nền kinh tế Một ngânhàng muốn huy động được nhiều vốn trong... sự tín nhiệm của khách hàngNgânhàng với nguy cơ xảy ra rủirotíndụng cao sẽ đặt ra câu hỏi về năng lực và hiệu quả hoạt động củangân hàng, cũng như sự an toàn của đồng vốn huy động Khi đó, các cá nhân, tổ chức sẽ không còn muốn gửi tiền của mình ở ngânhàng đó nữa do lo ngại cho sự an toàn của đồng vốn của mình, điều này sẽ kéo theo nhiều rủiro không mong muốn khác cho ngânhàng - Rủirotín dụng. .. dây chuyền trong hệ thống ngânhàngcó thể dẫn đến những ảnh hưởng xấu đối với hệ thống ngânhàng và toàn bộ nền kinh tế Ảnh hưởng của RRTD tới hoạt động củangânhàng - Rủirotíndụng làm giảm khả năng thanh toán củangânhàng Nền tảng của hoạt động ngânhàng là dùng nguồn vốn huy động được từ các tổ chức, dân cư trong nền kinh tế để tài trợ cho các hoạt động của mình, trong đó cấp tíndụng là một... nguy cơ dẫn đến rủirotíndụng rất cao Những khách hàng phải tiến hành đảo nợ hay giãn nợ thường đã có những vấnđềvề tài chính hay hoạt động kinh doanh, nếu nhữngvấnđề đó không được sớm giải quyết thì ngânhàng sẽ phải chịu thiệt hại khi khách hàng mất khả năng thanh toán hay trả nợ - Năng lực, phẩm chất của cán bộ tíndụng là một nguyên nhân trực tiếp dẫn đến rủirotíndụng Chất lượng cán bộ tín. .. trong nền kinh tế nói chung 1.2.2.4 Các chỉ tiêu phản ánh rủirotíndụng Tuy rủirotíndụng là khách quan song ngânhàng phải quản lý rủirotíndụng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các tổn thất có thể xảy ra Từ những nguyên nhân nảy sinh rủirotín dụng, ngânhàngcó thể cụ thể hóa thành một số chỉ tiêu để phản ánh và nhận biết rủirotíndụng được sớm hơn - Đánh giá RRTD thông qua việc phân loại... tượng khách hàng nào và bất kể loại hình sản phẩm, dịch vụ nào củangânhàng mà họ đang sử dụng, RRTD xảy đến cho ngânhàng cũng cónhững ảnh hưởng nhất định đến các đối tượng khách hàng này 1.2.2.3 Các nguyên nhân dẫn đến rủirotíndụng Nguyên nhân chủ quan từ phía ngânhàng - Chính sách và quy trình tín dụngcủangânhàng còn hạn chế, thiếu chặt chẽ Hiện nay hệ thống ngânhàngthươngmại chưa đưa... đến rủi rotíndụngcủangânhàngthươngmại 1.3.1 Các nhân tố chủ quan 1.3.1.1 Chính sách tíndụng và quy trình cấp tíndụng Hoạt động tíndụng liên quan tới nhiều bộ phận trọng ngân hàng, đòi hỏi phải có sự kết hợp và chỉ đạo chung thông qua các chính sách, qui tắc và sự kiểm soát chung Một chính sách tíndụng tốt phải thể hiện được chiến lược cho vay củangânhàng trong một giai đoạn cụ thể, là cơ. .. sử dụng vốn cho đúng mục đích và hiệu quả, khả năng thu hồi vốn củangânhàng sẽ rất khó khăn khi mà bản thân người vay cũng gặp khó khăn, đặc biệt đối với các khách hàng là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh 1.3.2.4 Ý thức trách nhiệm của khách hàng Yếu tố này có ảnh hưởng đáng kể tới khả năng hạn chế rủi rotíndụngcủangânhàng Ý thức của khách hàng ảnh hưởng đến rủi rotíndụngcủangân hàng. .. sản ngânhàng Khi rủirotíndụng ở mức độ nhẹ sẽ làm giảm lợi nhuận củangân hàng, nghiêm trọng hơn, RRTD ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và khi vấnđề không được giải quyết nhanh chóng, ngânhàngcó thể đi đến phá sản Khi RRTD xảy ra liên tiếp khiến ngânhàng không kiểm soát được, các khoản tiền bù đắp sẽ làm giảm tính thanh khoản củangân hàng, làm giảm dần vốn sở hữu Trong khi đó, uy tíncủangân . NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại (NHTM) 1.1.1. Khái. khách hàng của ngân hàng không thanh toán đủ. 1.2. Rủi ro tín dụng (RRTD) của NHTM 1.2.1. Các loại rủi ro trong hoạt động của NHTM Rủi ro của ngân hàng