Luận văn tốt nghiệp - tình hình chăn nuôi và giết mổ ở quận Long Biên - thành phố Hà Nội
Trang 1PHẦN THỨ NHẤTMỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi luôn là hai ngành chủ yếu, có quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại, hỗ trợ nhau cùng thống nhất và cùng phát triển Trong những năm vừa qua, nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất mà ngành trồng trọt đã có nhiều bước tiến mạnh mẽ Tuy nhiên do quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá đang diễn ra với tốc độ chóng mặt ở khắp nơi trong cả nước như hiện nay đã làm cho đất đai (tư liệu đặc biệt và không thay thế của ngành trồng trọt) ngày càng bị thu hẹp, kéo theo đó là việc phát triển trồng trọt ngày càng trở nên khó khăn hơn Vì vậy việc phát triển nông nghiệp chuyển hướng sang phát triển chăn nuôi là chủ yếu.
Long Biên là quận mới được thành lập ngày 01/01/2004 theo nghị định 132/2003/NĐ-CP ngày 06/11/2003 của Chính phủ xong nơi đây cũng chỉ mới nổi lên được một vài trung tâm đô thị phát triển: Sài Đồng, Việt Hưng, Ngọc Lâm, Thượng Thanh… với các cụm công nghiệp: Sài Đồng A, Sài Đồng B, Đài Tư, Hanel…còn đại đa số các phường: Cự Khối, Bồ Đề, Giang Biên, Gia Thuỵ… vẫn duy trì và phát triển nền sản xuất nông nghiệp truyền thống, đặc biệt là phát triển chăn nuôi.
Với diện tích lớn nhất so với các quận nội thành Hà Nội (S: 6038,24 hecta) gồm 14 phường với số dân là 185.661 người trong đó có tới 1644,2 hecta đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp chiếm 27,2% Mặc dù đã là một quận nội thành nhưng tỉ lệ người dân tham gia sản xuất nông nghiệpvẫn khá cao (chiếm 37%) Do mật độ dân số cao, đất bình quân đầu người
Trang 2ngày càng giảm (do quá trình đô thị hoá, do ngày càng có nhiều học sinh, sinh viên, công nhân… đến học tập làm việc và sinh sống…) nên tình trạng chăn nuôi phân tán với đủ mọi loại hình (trang trại, gia trại, tận dụng…) xen lẫn với khu dân cư cộng với hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm vẫndiễn ra một cách tự do, chưa có sự quản lý chặt chẽ Đây là một điều rất đáng lo ngại cho sức khoẻ, đời sống cộng đồng, tình trạng ô nhiễm môi trường không những cho riêng gia chủ chăn nuôi, giết mổ mà còn ảnh hưởng tới cả khu dân cư xung quanh và mỹ quan đô thị.
Nằm trên trục tam giác kinh tế Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh nên Long Biên là nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng cả về đường bộ, đường sông, đường sắt và đường hàng không Đồng thời lại là nơi đang dần tập trung nhiều các doanh nghiệp trung ương và địa phương về hoạt động (hiện đang có 1200 doanh nghiệp) nên dân cư tập trung rất đông đúc Đứng trước thực tế nan giải như vậy, để đảm bảo một môi trường sống trong lành, một nguồn thực phẩm (đặc biệt là nguồn thực phẩm có nguồn gốc động vật) đảm bảo về chất lượng về vệ sinh an toàn thực phẩm là một nhu cầu thiết yếu của quận Để tìm ra được giải pháp hợp lý và có chiến lược lâu dài trong định hướng phát triển chăn nuôi và công tác kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn quận Long Biên cho phù hợp với thời đaị, thiết nghĩ việc đầu tiên là phải nắm được chính xác tình hình chăn nuôi và công tác giết mổ thực tế đang diễn ra như thế nào chúng tôi tiến hành đề tài:
“Thực trạng tình hình chăn nuôi và hoạt động giết mổ với vấn đề ô nhiễm môi trường trên địa bàn quận Long Biên - Thành phố Hà Nội”.
Trang 32.1 Các yếu tố chất thải trong chăn nuôi và giết mổ2.1.1 Chất thải trong chăn nuôi
Trong quá trình nuôi, gia súc, gia cầm thải ra ngoài môi trường phân,nước tiểu và thức ăn thừa Các chất này đóng vai trò rất lớn trong quá trình gây ô nhiễm môi trường chăn nuôi Bản thân các chất thải ra trong quá trình chăn nuôi này chứa nhiều nhân tố độc hại nhưng có thể quy ra 3 nhóm chính :
+ Các yếu tố vi sinh vật có hại+ Các yếu tố chất độc có hại+ Các khí độc hại
Cả 3 nhóm yếu tố độc hại này có liên quan mật thiết với nhau và phụ thuộc rất nhiều vào quá trình chăn nuôi cũng như bệnh tật ở vật nuôi.
Nguồn gây ô nhiễm môi trường từ các cơ sở chăn nuôi bao gồm chất thải rắn như lông, phân, rác, thức ăn thừa và chất thải lỏng như nước tiểu,nước rửa chuồng, vệ sinh máng ăn, máng uống, nước tắm rửa cho gia súc
Trang 4Trung bình một con lợn mỗi ngày thải ra môi trường 1,5 - 3,5 kg phân và 10 - 50 lít nước thải, một con bò thải 3,5 – 7 kg phân và 50 - 150 lít nước thải,100 con gà thải 7 – 30 kg phân mỗi ngày.
Chất thải lỏng trong chăn nuôi: là phần nước thải ra từ trang trại
chăn nuôi do làm vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống, nước tắm rửa cho gia súc hàng ngày, nước tiểu do gia súc bài tiết ra môi trường.
Thành phần chủ yếu của nước thải chuồng lợn
Chất thải rắn trong chăn nuôi: bao gồm phân, rác, chất độn
chuồng, thức ăn dư thừa, xác gia súc chết hàng ngày Tỷ lệ các chất hữu cơ,vô cơ, vi sinh vật trong chất thải phụ thuộc vào khẩu phần ăn, giống, loài gia súc và cách dọn vệ sinh.
Trong chất thải rắn chứa : nước 56 - 83%, chất hữu cơ 1 - 26%, nitơ 0,32 – 1,6%, P 0,25 – 1,4%, K 0,15 – 0,95% và nhiều loại vi khuẩn, virus, trứng giun sán gây bệnh cho người và động vật.
Trang 5Các thành phần trong chất thải rắn có thể khác nhau và tỷ lệ các thành phần này cũng khác nhau tuỳ từng loại gia súc, gia cầm.
Ngoài một số thành phần như ở trên thì trong chất thải rắn còn chứa một số vi sinh vật gây bệnh cho người và động vật.
Một số VSV trong chất thải rắn của một số loài vật nuôi
ColiForm MPN/100g 4.106 – 108 3 106- 107 1,5.108- 109E.Coli MPN/100g 105- 107 104 - 107 5.106 – 108Streptococcus MPN/100g 3.102- 104 20 – 30 5.102 - 104Salmonella Vk/ml 10 - 104 10 - 104 10 - 104Clo.perfringens Vk/ml 10 - 102 10 - 102 10 - 102Đơn bào MPN/10g 0 - 103 0 - 103 0 - 103
(Nguyễn Thị Hoa L ý – 2004).
* Các chất gây ô nhiễm môi trường trong chất thải chăn nuôi
Trong chất thải chăn nuôi có nhiều chất gây ô nhiễm môi trường Các nhà khoa học đã phân chia các tác nhân trong chất thải chăn nuôi thành các loại: Các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học, các chất hữu cơ bền vững, các chất vô cơ, các chất có mùi, các chất rắn, các loại mầm bệnh
Các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học
Gồm các chất như: Cacbonhydrat, protein, chất béo Đây là chất gây ô nhiễm chủ yếu của nước thải khu dân cư, công nghiệp chế biến thực phẩm, lò mổ, chế biến sữa.Chất hữu cơ tiêu thụ ôxy rất mạnh, gây hiện tượng giảm ôxy trong nguồn tiếp nhận dẫn đến suy thoái và giảm chất lượng nguồn nước.
Trang 6 Các chất rắn tổng số trong nước
Bao gồm chất rắn lơ lửng và chất rắn hoà tan, chất rắn bay hơi và chất rắn không bay hơi do các chất keo protein, hydratcacbon, chất béo có trong nước thải hoặc được tạo ra khi gặp điều kiện như: pH, nhiệt độ, độ cứng thích hợp Lượng chất rắn lơ lửng cao trong nước gây cản trở quá trính xử lý chất thải.
Trong chất thải chăn nuôi, phần lớn N ở dạng Amonium (NH4) và hữu cơ Nếu không được xử lý thì một lượng lớn Amonium sẽ đi vào không khí ở dạng Amonia (NH3), nếu xử lý phân không đúng qui trình sẽ gây ô nhiễm vì trong phân có Nitrogen, phốt phát và nhiều vi sinh vật Nitrat và vi sinh vật có thể nhiễm vào nguồn nước ngầm, mặt đất bị ô nhiễm Theo nghiên cứu của Hill và Toller (1982) tỷ lệ phần trăm chất rắn Nitrogen phốt phát trong chất rắn lơ lửng ở nước thải chuồng lợn như sau :
Tỷ lệ phần trăm chất rắn Nitrogen photphat trong nước thải chuồng lợn
Kích thước hạt (mm)Tổng số
Bao gồm các hợp chất Hydrocacbon, vòng thơm, hợp chất đa vòng, hợp chất có chứa Clo hữu cơ trong các loại hoá chẩt tiêu độc khử trùng như DDT, Lindan các chất hoá học này có khả năng tồn lưu trong tự nhiên
Trang 7 Các chất vô cơ
Bao gồm các chất như Amonia, ion PO43+, K+, SO42-, Cl+ Kali trong phân là chất lỏng tồn tại như một loại muối hoà tan, phần lớn là từ nước tiểu gia súc bài tiểt ra khoảng 90% Kali trong thức ăn cũng được gia súc bài tiết ra ngoài.
Ion SO4 được tạo ra do sự phân huỷ các hợp chất chứa lưu huỳnhtrong điều kiện hiếu khí hoặc yếm khí.
(CH3)2S + 2H2 → 2CH4 + H2 ( yếm khí)
CH3SH + O2 +H2O → CH4 + H2SO4 (Mercaptan )(CH3)2S + O2 +H2O → CH4 + H2SO4 (hiếu khí)
Clorua là chất vô cơ có nhiều trong nước thải, nồng độ Clorua vượt quá mức 350mg/l sẽ gây ô nhiễm đất, nước ngầm và nước bề mặt
Các chất có mùi
Có nhiều trong nước thải nên nước thải chăn nuôi thường có mùi hôi thối, gây ô nhiễm không khí Không khí trong chuồng nuôi chứa khoảng 100 hợp chất khí (Haitung và Phillips,1994 ); H2 và CO2 từ những nơi chứa phân lỏng dưới đất có thể gây nên sự ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính cho vật nuôi Mùi phân đặc biệt hôi thối khi người ta tích luỹ phân để phân huỷ trong trạng thái yếm khí, khí độc hại toả ra môi trường xung quanh ở nồng độ cao có thể gây nôn mửa, ngạt thở, ngất xỉu hoặc chết người.
Lượng NH3 và H2S vượt quá giới hạn cho phép sẽ gây mùi hôi vàkích thích vật nuôi, đặc biệt là lên đường hô hấp Các chất gây mùi cònđược đánh giá bởi hàm lượng chất rắn bay hơi và mỡ dư thừa trong chấtthải Các chất dư thừa ở dạng chưa phân huỷ tạo điều kiện cho vi sinh vậtgây thối rữa phát triển.
Trang 8Các chất tạo mùi trong nước thải
Bình thường, các vi sinh vật này sống cộng sinh với nhau trong đường tiêu hoá nên có sự cân bằng sinh thái Khi xuất hiện tình trạng bệnh lý thì sự cân bằng đó bị phá vỡ, chẳng hạn như gia súc bị ỉa chảy thì số lượng vi khuẩn gây bệnh sẽ nhiều hơn và lấn áp tập đoàn vi khuẩn có lợi.Trong những trường hợp vật nuôi mắc các bệnh truyền nhiễm khác thì sự đào thải vi trùng gây bệnh trong chất thải trở nên nguy hiểm cho môi trường và cho các vật nuôi khác
Trang 9Một số bệnh điển hình liên quan đến chất thải chăn nuôi
Gây bệnhMầm bệnhLoạiChất thải raĐường nhiễm
Ngộ độc thực phẩm
Nước, thức
Ký sinh trùng
Phân,chất thải
Nước, thức
Bệnh ngoài da
Nấm,ký sinh trùng
Phân,chất thải
Nước, thức ăn, da, niêm
Cl Parium
Ký sinh trùng
Phân,chất thải
Nước, thức
( Nguyễn Thị Hoa Lý – 2001 )Trong chăn nuôi gia đình có phạm vi chật hẹp, nước thải chăn nuôi không được xử lý và không có lối thoát được tích lại ngay tại các khu vực xung quanh nơi chăn nuôi đã làm bẩn nguồn nước, ảnh hưởng đến môi trường, sức khoẻ của con người và vật nuôi Theo nghiên cứu của Đậu Ngọc Hào và cộng sự (1997) thì các khu vực tư nhân sử dụng nước giếng khơi là không đảm bảo về chỉ tiêu vi sinh vật cho phép Trong 6 cơ sở chăn nuôi tư nhân thuộc các vùng ngoại thành Hà Nội đều cho thấy tỉ lệ nhiễm
Trang 10E Coli và Clostridium perfringens là rất cao, 100% các mẫu phân tích đều vượt quá chỉ tiêu cho phép về nước uống trong chăn nuôi ( Nguyễn Thị Hoa Lý, 1997).
Cũng do quá trình ô nhiễm các chất thải trong chăn nuôi và tình trạng không đảm bảo vệ sinh trong quá trình xử lý chất thải đã tạo điều kiện cho mầm bệnh tồn tại và lưu hành Điều này đã được chứng minh rất rõ trong quá trình chăn nuôi của nhiều hộ gia đình Những lứa nuôi đầu tiên đã đem lại nhiều kết quả tốt, nhưng chỉ sau đó vài lứa nuôi, tình trạng bệnh dịch của đàn gia súc đã tăng lên đáng kể Có nhiều gia đình đã bị thua lỗ vì dịch bệnh gây ra cho đàn vật nuôi Trong quá trình chăn nuôi, chất thải đã góp phần gây ra các bệnh đường hô hấp, tiêu hoá dẫn tới tình trạng sử dụng kháng sinh một cách tràn lan để phòng và điều trị bệnh Chính điều này làmgiảm đáng kể hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi và cả chất lượng sản phẩm vật nuôi (Đậu Ngọc Hào và cộng sự, 1997).
2.1.2 Chất thải trong quá trình giết mổ
Chất thải lò mổ là các chất rắn, chất lỏng được thải ra sau quá trình giết mổ gia súc, gia cầm Đây là loại chất thải có chứa nhiều hợp chất vô cơ, hữu cơ dễ bị phân hủy và nhiều loại mầm bệnh.
Trang 112.1.2.2 Chất thải lỏng trong lò mổ
Nước thải bao gồm nước thải từ khu chuồng nuôi chờ giết, khu tắmgia súc, khu giết thịt, khu làm lòng, nước rửa xe, nước làm vệ sinh nhàxưởng, dụng cụ giết mổ có máu, mỡ, phân…
Nguồn nước này chứa nhiều chất có thể gây ô nhiễm nếu không được xử lý một cách hợp lý Theo Nguyễn Thị Hoa Lý và các nhà khoa họcthì với một nồng độ nhất định các chất này sẽ gây ô nhiễm môi trường Căn cứ vào chỉ tiêu này ta có thể xác định được mức độ ô nhiễm do cơ sở giết mổ gây ra Tiến hành đo nồng độ các chất thải lỏng tại nhiều cơ sở giết mổ cho thấy hầu hết đều vượt chỉ tiêu cho phép tức là đang trong tình trạng báo
động gây ô nhiễm môi trường
Thành phần nước thải của một số lò mổ công nghiệp ở các tỉnh phía nam (Theo Nguyễn Thị Hoa Lý, 2002)
Lò mổChất ô nhiễm trong nước thảiNồng độ (mg/l)
Lò mổ trâu Chất rắn lơ lửngNitơ hữu (TN)Natri
820154351223996Lò mổ lợn Chất rắn lơ lửng
Nitơ hữu (TN)BOD
7601221045Lò mổ hỗn
Chất rắn lơ lửngNitơ hữu (TN)BOD
9293242240
Trang 12* Các thông số đánh giá sự ô nhiễm trong nước thải lò mổ
Chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học: Bao gồm các chất như
cacbohydrate, protein, chất béo… Đây là những chất gây ô nhiễm nước thải khu dân cư, công nghiệp chế biến thực phẩm, lò mổ, các nhà máy chế biến sữa Chất hữu cơ tiêu thụ ôxy rất mạnh dẫn đến suy thoái tài nguyên thủy sản và giảm chất lượng nguồn nước cấp cho sinh hoạt.
Để đánh giá lượng chất hữu cơ trong chất thải người ta sử dụng các thông số sau :
- COD (Chemical oxygen demand) là số mg ôxy cần thiết để ôxy
hóa hoàn toàn các hợp chất hữu cơ có trong một đơn vị thể tích nước thải được xác định bằng phương pháp sử dụng kỹ thuật tiêu chuẩn COD thường được sử dụng như một phương pháp chính xác và rẻ tiền để xác định lượng ôxy yêu cầu trước khi xử lý chất thải.
- BOD (Biochemical oxygen demand) là lượng ôxy do vi sinh vật
tiêu thụ để ôxy hóa sinh học các chất hữu cơ trong 1 đơn vị thể tích nước thải ở điều kiện tiêu chuẩn: nhiệt độ, thời gian và không có ánh sáng BOD5là lượng ôxy đòi hỏi trong 5 ngày đầu của quá trình phân hủy các chất hữu cơ ở 20oC bởi vi sinh vật hiếu khí.
Thông số BOD có tầm quan trọng rất lớn vì nó là cơ sở thiết kế và vận hành công trình xử lý nước thải Ngoài ra, nó còn là thông số cơ bản để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước và đánh giá tác động môi trường BOD càng lớn thì mức độ ô nhiễm càng cao Nếu so sánh BOD5 trong chất thải gia súc từ trại chăn nuôi khoảng 250-300 mg/lit thì chất thải từ cơ sở giết mổ từ cơ sở có giá trị BOD5 gấp 5-7 lần (1500-2000 mg/lít) (NguyễnNgọc Tuân, 2002).
Trang 13Cả hai thông số đều xác định lượng chất hữu cơ có trong nước thải, nhưng BOD chỉ thể hiện lượng chất hữu cơ bị phân hủy bởi vi sinh vật có trong nước, còn COD là toàn bộ chất hữu cơ, do đó tỷ số giữa COD/BOD luôn luôn lớn hơn 1 Tỷ số này càng cao khi trong nước có chất khử trùng ức chế vi sinh vật.
Tỷ số COD/BOD của một số loại nước thải
Loại nước thảiCOD (mg/l)BOD (mg/l)COD/BOD
Các chất có chứa nitơ
Nitơ tồn tại ở ba dạng trong chất thải: Nitơ hữu cơ, muối amonia và các chất khí amonia hòa tan Amonia ở dưới dạng dung dịch gây độc đối với cuộc sống dưới nước; sự thải tối đa vào cống rãnh đạt 40 mg/l Nitrat có nồng độ cao trong nước tự nhiên làm tăng sự phát triển của tảo, rong
Trang 14rêu, ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt và thủy sản Lượng tối đa trong nước uống được là 0,5 mg/l.
Các chất rắn
Đó là trọng lượng cuối cùng của một lượng chất thải đã biết được sấy khô đến một đại lượng không đổi ở 105oC trong vòng hơn 24 giờ Nó được đo bằng g/l hay mg/l.
Chất rắn tổng số trong nước bao gồm chất rắn lơ lửng và chất rắn hòa tan, chất rắn bay hơi và chất rắn không bay hơi do các chất keo protein, hydratcacbon, chất béo có trong nước thải hoặc được tạo ra khi gặp điều kiện như pH, nhiệt độ, độ cứng thích hợp Lượng chất rắn cao trong nước gây cản trở quá trình xử lý, giảm sự phát triển của tảo, thực vật nước và làm tăng lượng bùn lắng.
Các chất dầu mỡ
Do có trọng lượng riêng thấp nên các chất này nổi trên bề mặt nước Theo J.F.Gracey, D.S.Collins và R.J.Huey, 1999, ở Anh người ta chấp nhận một mức độ là 100mg/l Các chất này phủ lên bề mặt của hệ thống xử lý chất thải như làm tắc đường ống, hệ thống bơm và các màng chắn Nó làm giảm sự chuyển hóa ôxy và có thể làm giảm trầm trọng hiệu quả của hệ thống xử lý bằng phương pháp hiếu khí.
Các mầm bệnh
Trong phân và nước thải của lò mổ có chứa các loại vi trùng đường ruột như: E.coli, Salmonenlla, Shigenlla, Proteus, Arizona Ngoài ra trong nước thải còn chứa các loại trứng giun sán như: Fasiola hepatica, Fasiola gigantica…
Trang 152.2 Các yếu tố vi sinh vật
Bụi và các giọt nước nhỏ trong không khí thường mang theo nhiều loại vi sinh vật, có khi theo luồng gió truyền đi rất xa, cùng lắng xuống với bụi hoặc lơ lửng trong không khí Ở những nước khí hậu nhiệt đới, bụi trong không khí có thể mang theo siêu vi trùng đậu gà, sốt lở mồm long móng, trứng giun đũa Chuồng nuôi đóng kín là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, nhất là nơi có nhiều bụi và hơi nước.
Theo tài liệu nước ngoài, trong chuồng bò sữa ở điều kiện sản xuất bình thường, 1m3 không khí có từ 121-2530 vi sinh vật, ban ngày vi sinh vật nhiều hơn ban đêm Độ ẩm tuyệt đối của không khí tăng thì số lượng vi sinh vật giảm.
Sự tồn tại của bụi vi khuẩn trong không khí phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm của không khí Khi giảm nhiệt độ hoặc tăng độ ẩm của không khí thì quá trình ngưng tụ hơi nước lên các hạt bụi sẽ tăng, do đó làm tăng trọng lượng hạt bụi và tăng quá trình lắng đọng của chúng, đáng chú ý nhất là vi khuẩn Salmonella, E.coli và Clostridium perfringens.
Khi các vi sinh vật tồn tại trong không khí cao và vật nuôi cảm thụ hít phải không khí nhiễm vi khuẩn sẽ phát bệnh Không khí sẽ là nhân tốtrung gian làm lan truyền mầm bệnh khi có đủ 2 yếu tố cơ bản sau:
+ Các vi sinh vật tồn tại trong không khí với nồng độ đủ cao.+ Gia súc, người dễ cảm thụ hít phải không khí nhiễm khuẩn đó.Qua nghiên cứu cho thấy đa số các vi sinh vật gây bệnh đường hô hấp có thể tồn tại lâu được, độc tính lưu truyền kéo dài trong không khí và đất, như Micoplasma Ngoài các vi khuẩn gây bệnh còn có các nấm mốc từ thức ăn rơi vãi nhiễm nấm lan truyền trong không khí và nền chuồng Khí
Trang 16hậu nóng ẩm của nước ta rất thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh và nấm mốc phát triển (Đào Ngọc Phong, Nguyễn Phùng Tiến và cộng sự, 1979).
Đánh giá sự ô nhiễm của không chỉ căn cứ vào sự có mặt của một vài yếu tố có hại nào đó trong không khí mà là số lượng của các yếu tố này (Liakhov, A.Tsalugluna,1979) (Dẫn theo Bùi Thị Phương Hoà).
Theo Prebrajenki, 1978 (Dẫn theo Bùi Thị Phương Hoà) thì không khí sạch có chứa không quá 1000 khuẩn lạc trong 1m3 không khí.
Zinoskova lại cho rằng độ sạch của không khí được đánh giá như sau :
- Không khí tốt : trong đĩa hộp lồng để lắng bụi 10 phút có khoảng 5 khuẩn lạc vi sinh vật, tương đương với khoảng 360 vi sinh vật/1m3 không khí.
- Không khí vừa : trong đĩa hộp lồng để lắng bụi 10 phút có khoảng 20-25 khuẩn lạc vi sinh vật, tương đương với 1500-1800 vi sinh vật/1m3 không khí.
- Không khí xấu : trong đĩa hộp lồng để lắng 10 phút có trên 25 khuẩn lạc, tương đương trên 1800 vi sinh vật/ 1m3 không khí
Còn theo Safir (1991) ( Dẫn theo Đỗ Ngọc Hoè, 1995) thì không khí sạch có lượng vi sinh vật trong 1m3 về mùa hè ít hơn 1500, về mùa đông ít hơn 4500 Không khí bẩn có lượng vi sinh vật trong 1m3 không khí về mùa hè ≥ 2500, về mùa đông ≥ 7000.
* Một số vi khuẩn gây ô nhiễm trong các cơ sở giết mổ
Nghiên cứu về tập đoàn vi khuẩn hiện diện trong các lò mổ ở Bắc Ai -len, Patterson (1967) (Dẫn theo Nguyễn Ngọc Tuân, 2002) cho thấy : Loại gram dương gồm : Bacillus, Mycobacterium thermospactum ; gram âm
Trang 17gồm có Pseudomonas, Aeromonas, Vibrio, Enterobacter, Klebsiella và Yersina enterocolitica Salmonella tìm thấy trong mẫu nạo từ móng là 260 vi khuẩn/gam mẫu, ở lớp mùn trong chuồng bò là 3 triệu/1mg và lông bò là 4 triệu/gam mẫu Nơi nhiễm nặmg nhất là nước uống trong chuồng nhốt động vật chờ giết mổ, lông, máu, chất chứa trong dạ cỏ, đất và phân
Theo Nguyễn Thị Hoa Lý thì trong phân và nước thải của lò mổ một số tỉnh phía Nam có chứa nhóm vi trùng đường ruột như E.coli, Salmonella, Shigella, Proteus, Arizona Ngoài ra trong phân và nước thải còn chứa các loại trứng giun sán như : Fasiola hepatica, Fasiola gigantica, Fasiola buski, Ascaris suum
Theo một số nhà nghiên cứu thì trong các cơ sở giết mổ của nước ta đáng chú ý nhất là một số vi khuẩn sau :
Vi khuẩn Salmonella
Salmonella là một loại vi khuẩn hình gậy ngắn, hai đầu tròn, kích thước 0,4 – 0,6 x 1 -3 µ, không hình thành giáp mô và nha bào Khi nhuộm vi khuẩn bắt màu gram âm, thường đều ở toàn thân và đậm ở hai đầu.
Vi khuẩn này thường gặp ở các loài động vật, đặc biệt là trâu, bò, ngan, ngỗng, vịt và chuột Nó dễ lây nhiễm vào các sản phẩm thịt, vì vậy nhiễm độc do Salmonella trước đây gọi là nhiễm độc thịt.
Nguồn lây nhiễm là từ phân người bệnh (hoặc người đã khỏi bệnh nhưng còn mang mầm bệnh) và từ động vật Ở động vật vi khuẩn này thường gây bệnh khác nhau: phó thương hàn ở bê, nghé, lợn ; thương hàn ở lợn con Nhiều động vật khoẻ vẫn mang mầm bệnh và điều này rất nguy hiểm đối với người.
Vi khuẩn E.coli
Trang 18Là một trực khuẩn hình gậy, kích thước từ 2 – 3 x 6µ Có khi trong môi trường nuôi cấy thấy có những trực khuẩn dài từ 4 - 8µ, những loại này thường gặp trong canh khuẩn già Vi khuẩn bắt màu gram âm.
E.coli có sức đề kháng kém, bị diệt ở 550 c trong 1 giờ và 60ºc trong 30 phút Các chất sát trùng thông thường như nước Javen 0,5%, phenol 0,5% dễ dàng diệt E.coli sau 2 – 4 phút Tuy nhiên ở môi trường bên ngoài các chủng E.coli có thể tồn tại đến 4 tháng.
Vi khuẩn này gây nhiễm vào thịt, người ăn phải thịt có nhiễm E.coli dễ bị ngộ độc với triệu chứng đau bụng dữ dội, rất ít nôn mửa, đi phân lỏngkhoảng 1-15 lần/ngày, nhiệt độ cơ thể bình thường hoặc hơi tăng nhẹ Bệnhkéo dài 1-3 ngày rồi khỏi Trường hợp nặng cơ thể sốt cao, chân tay co quắp, bệnh khỏi sau 10 ngày.
Vi khuẩn Clostridium perfringens
Là một trực khuẩn to, ngắn, thẳng hoặc hơi cong, hai đầu tròn, kích thước 0,5 – 0,8 x 3 - 4µ, bắt màu gram dương Vi khuẩn có sức đề kháng yếu, đun sôi 100ºC bị chết sau 5 phút Nha bào của vi khuẩn có khả năng chống đỡ tốt hơn đun sôi 100ºC bị diệt sau 1 giờ, formol 3% bị diệt sau 24 giờ.
Mầm bệnh thường thấy ở thịt nguyên liệu, thịt gia cầm Chúng thường cư trú trong ruột động vật, nhiễm vào thực phẩm bằng nhiều cách và ở trong các sản phẩm đó chúng sẽ phát triển Sau khi ăn các món ăn, chủ yếu là thịt hoặc thực phẩm có nguồn gốc động vật bị nhiễm mầm bệnh thì có thể bị lây bệnh.
Triệu chứng trúng độc: viêm ruột và dạ dày, đau bụng đi ngoài, phân lỏng hoặc toàn nước có khi lẫn với máu hoặc mũi thỉnh thoảng có cả nôn mửa.
Trang 192.3 Các yếu tố môi trường trong các cơ sở giết mổ và chuồng nuôi ảnh hưởng tới sức khoẻ người sản xuất và môi trường xung quanh
Yếu tố môi trường trong chăn nuôi và các cơ sở giết mổ có vai trò rất quan trọng Những yếu tố này không những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người sản xuất mà nó còn ảnh hưởng đến năng suất, sức khoẻ vật nuôi cũng như sản phẩm thịt và môi trường xung quanh Vì vậy nghiên cứu các yếu tố môi trường trong các cơ sở chăn nuôi và giết mổ là một chỉ số rất quan trọng để đánh giá cơ sở đó có đủ các điều kiện vệ sinh hay không Bên cạnh đó các yếu tố tiểu khí hậu cơ sở chăn nuôi, giết mổ, các yếu tố vi sinh vật và chất thải cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ của con người và môi trường sống xung quanh.
2.3.1 Các chất khí độc hại2.3.1.1 Khí cacbonic (CO2)
CO2 là loại khí không màu, khồng mùi vị, nặng hơn không khí (1,98 g/l) Nó được sinh ra trong quá trình thở và các quá trình phân huỷ của vi sinh vật Nồng độ cao sẽ ảnh hưởng xấu đến sự trao đổi chất, trạng thái chung của cơ thể cũng như khả năng sản xuất và sức chống đỡ bệnh tật do làm giảm lượng oxy tồn tại Nồng độ CO2 sẽ tăng lên do kết quả phân giải phân động vật và do quá trình hô hấp bình thường của động vật trong một không gian kín Vì vậy trong các chuồng nuôi có mật độ cao và thông khí kém, hàm lượng cacbonic tăng cao có thể vượt quá tiêu chuẩn và trở nên rất có hại đối với cơ thể.
Theo Helbak và cộng sự (1978) (dẫn theo Bùi Thị Phương Hoà) đãtiến hành thí nghiệm đối với gà mái đẻ nuôi trong chuồng có nồng độ khíCO2 là 5% trong 24h thấy gà ngạt thở, ủ rũ, đứng không vững, phân nhiềunước, pH máu giảm.
Trang 20Có nhiều ý kiến khác nhau về hàm lượng khí CO2 cho phép trong các cơ sở chăn nuôi và cơ sở giết mổ Theo Blaunt (1974) (Dẫn theo Bùi ThịPhương Hoà, 2000) thì hàm lượng khí CO2 trong chuồng nuôi không vượt quá 0,07 – 0,1% Còn theo Perocastell và một số tác giả thì con số này là 0,02% Ở Việt Nam, chỉ tiêu vệ sinh thú y cho phép của CO2 trong chuồng nuôi là 0,25 – 0,3% (Đỗ Ngọc Hoè, 1990) Theo Viện nghiên cứu quốc gia về an toàn và sức khoẻ của người lao động của Mỹ thì nồng độ CO2 tối đa an toàn cho người lao động là 5.000 ppm (0,5%) Còn theo tiêu chuẩn Bộ Y tế thì nồng độ CO2 cho phép trong các cơ sở sản xuất là 0,1%
Việc xác định nồng độ CO2 tuy rằng không có ý nghĩa tuyệt đốinhưng rất quan trong, vì nếu nồng độ CO2 cao chứng tỏ chuồng không thoáng khí, quản lý không tốt.
Tác hại đối với người và lợn khi nồng độ CO2 quá mức
Nồng độ tiếp xúcTác hại hoặc triệu chứng I Đối với người:
60.000 ppm trong 30 phút
100.000 ppm trở lên250.000 ppm trở lên
Khó thở, thờ thẫn hoặc đau đầu
Tác hại gây mê, choáng váng, bất tỉnhGây tử vong
II Đối với lợn:
40.000 ppm90.000 ppm
200.000 ppm trở lên
Tăng nhịp thởKhó chịu
Lợn thịt xuất chuồng không chịu nổi quá 1 giờ
Trang 212.3.1.2 Khí sunfuahydro (H2S)
Đây là loại khí độc tiềm tàng trong các chuồng chăn nuôi gia súc gia cầm Nó được sinh ra do vi sinh vật yếm khí phân huỷ protein và các vật chất hữu cơ co chứa Sunfua khác Các khí thải H2S sinh ra được giữ lại trong chất lỏng của nơi lưu giữ phân.
Khí H2S có mùi rất khó chịu và gây độc thậm chí ở nồng độ thấp Súc vật bị trúng độc H2S chủ yếu do bộ máy hô hấp hít vào, H2S tiếp xúc với niêm mạc ẩm ướt, hoá hợp với chất kiềm trong cơ thể sinh ra Na2S Niêm mạc hấp thu Na2S vào máu, Na2S bị thuỷ phân giải phóng ra H2S sẽ kích thích hệ thống thần kinh, làm tê liệt trung khu hô hấp và vận mạch Ở nồng độ cao H2S gây viêm phổi cấp tính kèm theo thuỷ thũng Không khí chứa trên 1mg/l H2S sẽ làm cho con vật bị chết ở trạng thái đột ngột, liệt trung khu hô hấp và vận mạch (Đỗ Ngọc Hoè,1995) (Dẫn theo Bùi Thị Phương Hoà) Đã có vụ ngộ độc đối với công nhân chăn nuôi do hít phải H2S ở nồng độ cao trong các chuồng chăn nuôi Người ta có thể xác định được mùi H2S ở nồng độ rất thấp (0,025ppm) trong không khí chuồng nuôi.
Ảnh hưởng có hại của các hàm lượng khí H2S khác nhau trong chuồng nuôi
Trang 22Hàm lượng H2S cho phép trong không khí chuồng nuôi theo X.AKastelle, năm 1998 (Dẫn theo Bùi Thị Phươg Hoà) là 0,001% Ở Việt Nam tiêu chuẩn cho phép tối đa là 0,015mg/l (Đỗ Ngọc Hoè, 1995) (Dẫn theo Bùi Thị Phương Hoà).
Amoniac và Sunfuahydro đều dễ hoà tan và hấp thu trên bề mặt ẩm: độ ẩm không khí càng cao thì NH3 càng dễ đi vào không khí Khí NH3 có mối tương quan dương với độ ẩm chuồng nuôi (Lại Thị Cúc,1994), do vậy việc tạo môi trường chăn nuôi sạch sẽ, giảm thiểu khí H2S là một việc làm rất quan trọng.
2.3.1.3 Khí Amoniac (NH3)
Amoniac là một chất khí không màu, có mùi khó chịu, ngưỡng gới hạn tiếp nhận mùi là 37 mg/m3, tỉ trọng so với không khí là 0,59 Nó có mùi rất cay và có thể phát hiện ở nồng độ 5 ppm.
Ở nhiệt độ -33,4ºC thì bị hoá lỏng và ở nhiệt độ -77,8ºC thì đông đặc thành một khối tinh thể không màu Amoniac dễ hoà tan trong rượu và nước nên dễ xâm nhập vào màng nhày của mắt và đường hô hấp Khi người và gia súc hít phải amoniac thì nó bám vào kết mạc và phần trên của đường hô hấp, gây ho, chảy nước mắt, viêm Vào phổi, NH3 có thể gây viêm phổi Hít nhiều NH3 vào còn kích thích mạnh hệ thống thần kinh trung ương làm ngừng hô hấp, huyết áp tăng, toàn thân tê liệt, ngất.
Theo Đào Ngọc Phong (1979) khi hít phải nồng độ 75 – 100 ppm amoniac gây ra sự biến đổi trong biểu mô đường hô hấp, làm mất lớp vimao và tăng tế bào tiết dịch nhầy Nhịp tim và nhịp thở cũng bị ảnh hưởng và có thể gây xuất huyết trong các túi khí phế quản Ở nồng độ 100 ppm, NH3 gây loét niêm mạc và mù mắt Ảnh hưởng có hại của NH3 trong cácchuồng nuôi thường gây stress mãn tính ở gia súc, gia cầm, cơ thể kém sức
Trang 23đề kháng, dễ mắc các bệnh về phổi Bảng dưới đây cho thấy các tác hại khi tiếp xúc với amoniac :
Tác hại của Amoniac dối với người và lợn khi hít phải
Nồng độ tiếp xúcTác hại hoặc triệu chứng I Đối với người :
6 – 20 ppm trở lên100 ppm trong 1 giờ400 ppm trong 1 giờ700 ppm
II Đối với lợn :
Hắt hơi, chảy nước bọt và do đó ăn không ngon
Lập tức ngứa mũi và mồm, tiếp xúc lâu sinh hiện tượng thở gấp, thở không đều rồi dẫn đến co giật.
Nồng độ NH3 điển hình trong chuồng có môi trường được điều hoà và thông thoáng tốt là 20 ppm và đạt 50 ppm nếu để phân tích tụ trên nền cứng Vào mùa đông tốc độ thông gió chậm hơn thì có thể vượt 50 ppm và có thể lên đến 100 – 200 ppm (Hội đồng hạt cốc Hoa Kỳ, 1996).
Hàm lượng amoniac trong các cơ sở chăn nuôi giết mổ phụ thuộc
Trang 24là phụ thuộc vào mật độ nuôi gia súc, gia cầm, độ ẩm, nhiệt độ của không khí và của lớp độn chuồng, nguyên liệu và độ xốp của lớp độn chuồng.Thường thì khu bẩn chứa nhiều NH3 hơn khu sạch Nồng độ của NH3 đượcphát hiện trong các trại chăn nuôi thường < 100 ppm
Có những ý kiến khác nhau về nồng độ NH3 tối đa cho phép trong không khí chuồng nuôi và trong các cơ sở sản xuất Theo T.M.Coldhft (1971) (Dẫn theo Bùi Thị Phương Hoà, 2000) nồng độ cho phép là 0,017 mg/l khí Còn theo Ohezob và cộng sự, 1975 thì hàm lượng NH3 cho phép là 0,01 mg/l khí Theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế thì hàm lượng NH3 là 0,002 mg/l khí Còn theo tiêu chuẩn Việt Nam là 0,02 mg/l khí (tiêu chuẩn ngành).
2.3.1.4 Khí Cacbon oxit (CO)
Đây cũng là một chất khí có hại trong không khí chuồng nuôi Trong không khí bình thường CO ở nồng độ là 0,02 ppm, trong các đường phố là 13 ppm và ở những nơi có mật độ giao thông cao có thể lên đến 40 ppm.
Loại khí này gây độc cho vật nuôi và con người do cạnh tranh với Oxy (O2) kết nối với sắt trong hồng cầu Ái lực liên kết này cao hơn 250 lần so với O2 do đó nó đã đẩy oxy ra khỏi vị trí của nó Khí CO kết hợp với sắt của hồng cầu tạo thành khí carboxyhemoglobin làm cho O2 không dược đưa tới mô bào gây nên tình trạng thiếu oxy trong hô hấp tế bào.
Nồng độ CO cao tới 250 ppm trong các khu chăn nuôi lợn sinh sản có thể làm tăng số lượng lợn con đẻ non, lợn con đẻ ra bị chết nhưng xét nghiệm bệnh lý cho thấy không có liên quan tới các bệnh truyền nhiễm.
Trang 25Tác hại của Oxit cacbon đối với người và lợn
Nồng độ tiếp xúcTác hại hoặc triệu chứngI Đối với người :
50 ppm trong 8 giờ500 ppm trong 3 giờ1.000 ppm trong 1 giờ4.000 ppm trở lên
Lợn con sơ sinh yếu ớt
Gây sảy thai cho lợn chửa kỳ 2, tăng số lợn chết thai và giảm tốc độ sinh trưởng của lợn con.
2.3.1.5 Khí Metan (CH4)
Chất khí này được thải ra theo phân do vi sinh vật phân giải nguồn dinh dưỡng gồm các chất xơ và bột đường trong quán trình tiêu hoá Loại khí này không độc nhưng nhưng nó cũng góp phần làm ảnh hưởng tới vật nuôi do chiếm chỗ trong không khí làm giảm lượng oxy.
Ở điều kiện khí quyển bình thường, nếu khí CH4 chiếm 87-90% thểtích không khí sẽ gây ra hiện tượng khó thở ở vật nuôi và có thể dẫn đến tình trạng hôn mê Nhưng quan trọng hơn là nếu hàm hượng khí metan chỉchiếm 10-15% thể tích không khí có thể gây nổ, đây là mối nguy hiểm chính của khí metan.
Trang 26Tính chất của một số loại khí độc trong chuồng nuôi
TTLoại khí thải độc hại
Mùi và trọng lượng
Ảnh hưởng xấu và điều kiện đặc trưng
Điều kiện làm việc nguy hiểm
1 Amoniac (NH3)
Hắc, cay, nhẹ hơn không khí (0,77g/l)
Kích thích đường hô hấp, gây ngạt thở với nồng độ cao
Gây hôi hám nơi chứa phân,chuồng nuôi, giảm tác dụng thông hơi
2 Cacbonic (CO2)
Không mùi vị, nhẹ hơn không khí (1,98g/l)
Gây nguy hại cho hô hấp, nhức đầu, mệt mỏi.
Giảm năng lượng và gây cản trở thông thoáng
3 Hydrosunfua (H2S)
Có mùi trứng thối, nặng hơn không khí (1,54g/l)
Kích thích niêm mạc mắt, mũi, gây nhức đầu chóng mặt, buồn nôn, mất nhận thức và chết
Gây hôi hám nơi chứa phân,chuồng nuôi, gây cản trở thông thoáng.
4 Metan (CH4) Không mùi, nhẹ hơn không khí (0,72g/l)
Gây ngạt nhẹ, gây nổ
Gây mùi hôi, giảm thông thoáng
5 Khí CO Không mùi, nhẹ hơn không khí (1,25g/l)
Gây nhức đầu, ngạt thở
Gây nóng chuồng nuôi
Trang 272.4 Nước sử dụng trong các cơ sở chăn nuôi và giết mổ
Nước là một yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ cơ sở chăn nuôi hay giết mổ động vật nào Như chúng ta đã biết nước là dung môi dễ hoà tan nhiều loại hợp chất vô cơ, hữu cơ, kim loại nặng, các chất độc hại và cả nguồn vi sinh vật gây bệnh Do vậy nếu nước không hợp vệ sinh sẽ là nguồn lây nhiễm quan trọng tại các cơ sở chăn nuôi các lò mổ và nơi chế biến thịt Nước máy dùng trong sinh hoạt có nguồn gốc là nước giếng, nước sông đã được xử lý lắng lọc, khử khuẩn nên được coi là sạch nhất so với nước khác (Đỗ Ngọc Hoè, 1996) với tổng số vi khuẩn hiếu khí là 512, bẩn nhất là nước ao với tổng số vi khuẩn hiếu khí là 106 Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới thì yêu cầu số lượng vi sinh vật đối với nước uống như sau :
+ Nước uống được sau khi lọc và sát khuẩn có chứa 0 – 5 vi khuẩn/100ml
+ Nước uống được sau khi đã diệt khuẩn bằng các phương pháp như lọc, làm sạch, khử khuẩn có chứa 50 – 5.000 vi khuẩn/100ml
+ Nước ô nhiễm dùng được sau khi đã diệt khuẩn kỹ lưỡng còn chứa 5.000 – 10.000 vi khuẩn/100ml
+ Nước rất ô nhiễm, không dùng được chứa > 50.000 vi khuẩn/100ml
Còn theo Lương Đức Phẩm (2000), ở Việt Nam khi dùng nước uống và nước sản xuất thực phẩm thì theo tiêu chuẩn sau (tính trong 1ml) :
+ Số vi khuẩn nhỏ hơn 100 là nước tốt
+ Nước tạm dùng được chứa từ 100 – 500 vi khuẩn
Trang 28+ Nếu lượng vi khuẩn chứa trên 500 thì nước đó hoàn toàn không dùng được.
Theo quy định của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về vệ sinh thú y đối với lò mổ, điểm giết mổ thì: "Nước dùng trong lò mổ động vật phải là nước sạch được Cục thú y kiểm tra và cấp giấy chứng nhận về vệ sinh thú y" (Bộ Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, 1995) Lượng nước phải đủ dùng trong tất cả các khu vực của lò mổ; trong trường hợp lượng nước sạch bị thiếu mà cơ sở cần dùng loại nước khác vào công việc vệ sinh sân, chuồng nhốt động vật, cạo lông, làm lòng, làm lạnh động cơ, rửa trang thiết bị thì phải được Cục thú y kiểm tra và cho phép (Bộ nôngnghiệp và công nghiệp thực phẩm) Cơ sở phải có đủ nước nóng giết mổ động vật, rửa thiết bị, dụng cụ, xử lý sản phẩm động vật.
Nước phải được định kỳ kiểm tra về mặt vi sinh vật và hoá học Nếu có dấu hiệu bất thường về nguồn nước cần được kiểm tra và xử lý ngay Theo TCVN 5452 – 91 (Dẫn theo Trương Thị Dung, 2000) thì nước dùng cho cơ sở giết mổ gia súc phải là nước sạch có chỉ số Coliindex là 20, tổng số vi sinh vật hiếu khí ≤ 300 và tuyệt đối không có mặt vi khuẩn Clostridium perfringens, Salmonella cũng như các vi khuẩn gây bệnh khác
2.5 Các bệnh đường hô hấp và tiêu hoá có liên quan tới ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi
2.5.1 Bệnh đường tiêu hoá
Bệnh đường tiêu hóa ở vật nuôi, đặc biệt là bệnh ỉa chảy ở gia súc non được đánh giá như loại bệnh của môi trường Phần lớn gia súc non đều mắc bệnh tiêu chảy, đặc biệt là lợn con và bê nghé Bệnh tiêu chảy ở lợn con những tuần tuổi đầu tiên được xác định là bệnh phân trắng, lợn con sau cai sữa thường bị tiêu chảy và phù đầu.
Trang 29Các tác giả Nguyễn Thị Nội, Nguyễn Ngọc Nhiên khi nghiên cứu về nguyên nhân và điều kiện phát sinh bệnh đều nhận thấy sự thay đổi của thời tiết và sự kém vệ sinh trong môi trường chăn nuôi đã dẫn đến bệnh dịch, ngoài ra các yếu tố như thức ăn, nước uống, nhiệt độ, độ ẩm và các chất khí độc hại trong chuồng nuôi đều ảnh hưởng đến bệnh.
Nhiều tác giả đã chứng minh vai trò của E.coli, Salmonella và Clostridium perfringens như là tác nhân chính gây ra bệnh tiêu chảy Các vi sinh vật này có mặt trong chất thải chăn nuôi như phân, nước uống và thức ăn dư thừa Quá trình chăn nuôi tập trung đã tạo ra sự ô nhiễm môi trường do phân và chất phế thải không được xử lý theo đúng yêu cầu vệ sinh.
Bệnh lợn con ỉa phân trắng và bệnh tiêu chảy
Được xác định là do E.coli gây nên Bệnh thường gặp ở lợn sơ sinh từ 1-21 ngày tuổi.
E.coli luôn tồn tại trong đường tiêu hoá, trong điều kiện bình thường chúng ở trạng thái cân bằng, cộng sinh với vật chủ, khi gặp điều kiện thuận lợi, E.coli bội nhiễm và tăng độc lực trở thành nguyên nhân gây bệnh hoặc làm cho bệnh nặng thêm Nhìn chung gia súc chịu nhiều ảnh hưởng trực tiếp của môi trường sống như : nóng, lạnh, mưa, nắng, ẩm… thất thường Do cơ thể còn non chưa phát triển hoàn chỉnh nên các phản ứng thích nghi với môi trường con rất yếu, khi thời tiết thay đổi đột ngột, con con rất dễ bị cảm lạnh và bệnh phân trắng xảy ra dễ dàng (Đào Trọng Đạt và cộng sự, 1995) Niconxki cho biết có khoảng 20-25% lợn con chết trong 10 ngày đầu sau khi sinh nguyên nhân là do E.coli, đôi khi tỷ lệ này còn lên đến 100%.
Bệnh phó thương hàn
Trang 30Bệnh phó thương hàn ở lợn được xác định là do Salmonella cholerae suis và Sal.typhi mura tác động chủ yếu đến bộ máy tiêu hoá gây viêm dạ dày, ruột, ỉa chảy, mụn loét ở ruột già Bệnh xảy ra ở lợn con và xảy ra quanh năm gắn liền với các yếu tố môi trường, vệ sinh chăn nuôi và thức ăn.
Sal.cholera suis (gây thể cấp tính) vào cơ thể theo đường tiêu hoá, vào hầu và ruột Tuỳ theo độc lực của chúng và sức đề kháng của cơ thể mà chúng sinh sản, phát triển rồi chui qua niêm mạc hầu, niêm mạc ruột, dạ dày gây thuỷ thũng, hoại tử cục bộ, xuất huyết, viêm dạ dày, viêm ruột; hoặc nếu có độc lực cao thì chúng vượt qua ống tiêu hoá vào các tổ chức lâm ba ruột, từ hệ lâm ba vào hệ tuần hoàn, vào máu và gây bại huyết Ngoài ra, trong bệnh phó thương hàn cấp tính, Sal Cholerae suis sống hoại sinh sẵn trong ống tiêu hoá của lợn khoẻ nên không nhất thiết phải có sự xâm nhập của mầm bệnh thì bệnh mới phát ra
Bệnh thường xảy ra ở lợn con 2- 4 tháng tuổi, lợn trên 4 tháng tuối ít khi mắc bệnh Bệnh phát ra khi những điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi, vệ sinh kém, làm lợn giảm sức đề kháng; thức ăn quá nhiều hoặc quá ít protein, thiếu muối kiềm, canxi và axit photphoric hoặc tỷ lệ không cân bằng làm canxi bị bài xuất đi, thiếu vitamin, vận chuyển mệt nhọc, thời tiết khí hậu xấu Trong những điều kiện ngoại cảnh nói trên, vi khuẩn từ ống tiêu hoá sẽ vào máu gây bệnh.
Ở thể mãn tính, bệnh phó thương hàn thường phát sinh do nhập lợn đã mang trùng, lợn thường ỉa chảy dai dẳng, gầy còm và chết do kiệt sức.Lợn nuôi trong điều kiện vệ sinh tốt thường mắc bệnh nhẹ và mau khỏi bệnh hơn (Nguyễn Vĩnh Phước và cộng sự, 1978).
Bệnh thương hàn gà lại do Sal Gallinarum- pollurum gây ra Đây là
Trang 31hiếu khí, dễ nuôi cấy và không sinh nha bào Vi khuẩn sống lâu trong phân và đất nền chuồng Salmonella gây viêm ruột, viêm buồng trứng ở gà làm trứng méo mó dị hình và truyền nhiễm cho gà con nở ra từ trứng của gà mẹ nhiễm bệnh.
Bệnh lây lan tự nhiên theo phương 2 thức: lây lan gián tiếp và lây lan theo đường bào thai Lây lan gián tiếp do gà bệnh và gà mang trùng bài xuất mầm bênh ra ngoài theo phân làm ô nhiễm thức ăn, nước uống, dụng cụ chăm sóc chuồng nuôi Ngoài ra dụng cụ vận chuyển gà con, máy ấp trứng bị nhiễm trùng cũng có vai trò truyền bệnh đáng kể.
Bệnh viêm ruột hoại tử ở lợn
Bệnh này do Clostridium perfringens typ C gây ra, có biểu hiện trầm trọng về tiêu chảy ra máu, có tỷ lệ tử vong cao Do những cảm nhiễm vi khuẩn kế phát, diễn biến bệnh thể hiện ở các mức độ trầm trọng khác nhau Thường thì da và phân lợn mẹ nhiễm vi khuẩn yếm khí này chính là vật mang mầm bệnh lây sang cho lợn con.
2.5.2 Bệnh đường hô hấp
Bệnh hô hấp mãn tính ( CRD- Chronic Respiratory Disease)
Đây là một bệnh truyền nhiễm của nhiều loại gia cầm, phổ biến nhất ở gà và gà tây Bệnh gây viêm thanh dịch có fibrin ở niêm mạc mũi, niêm mạc thành hô hấp trên và thành các túi hơi.
Bệnh đầu tiên được Nenxon miêu tả ở Bắc Mỹ năm 1963 và ông gọi đó là bệnh «Coryza » Về sau Smith (1948), Mackham và Iăng (1952) đã chứng minh đồng thời cũng được chính Nenxon (1953) thừa nhận và thống nhất gọi thành tên Micoplasma (Freund, 1955) Năm 1957 Atlơ và các cộng sự sau khi thực hiện nhiều thí nghiệm cho thấy trong thiên nhiên có nhiều
Trang 32chủng Micoplasma nhưng chỉ có một số chủng nhất định có khả năng gây bệnh (Dẫn theo Nguyễn Vĩnh Phước).
Bệnh hô hấp mãn tính do nhiều nguyên nhân tổng hợp gây ra, chủ yếu là do micoplasma gallisepticum, có đặc tính gây ngưng kết hồng cầu gà, chủng này có nhiều biến chủng nhưng nói chung có đặc tính kháng nguyên đồng nhất Chủng thứ 2 M Gallinarum chỉ là thứ yếu.
Micoplasma thường là một bệnh kế phát Bệnh chỉ phát thành triệu chứng khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút do các bệnh virus, vi khuẩn, bệnh ký sinh trùng và các yếu tố về dinh dưỡng Các vi khuẩn thường làm kế phát Micoplasma là E.coli, salmonella, pasteurella Ngoài ra các tác nhân Stress khác như dinh dưỡng kém, chuồng trại không đạt yêu cầu vệ sinh đều góp phần làm cho sức đề kháng của con vật giảm sút và dễ mắc bệnh.
Trong thực tế bệnh lây lan trực tiếp thường không khí, nguồn truyền bệnh chủ yếu là gà mang bệnh hoặc đang nung bệnh Ở những gà này căn bệnh có nhiều trong nước mắt, nước mũi, miệng, khi hắt hơi mầm bệnh bắn ra ngoài không khí, gà lành hít phải sẽ nhiễm bệnh Ngoài ra mầm bệnh còn truyền qua phôi thai trứng Ngoài đường hô hấp thì đường sinh dục cũng là con đường truyền bệ đáng lưu ý.
Sau khi xâm nhập vào cơ thể, Micoplasma gây viêm nhẹ niêm mạc đường hô hấp, niêm mạc mũi và các xoang quanh mũi, thành các túi hơi Niêm mạc bị phù nhẹ, lớp dưới bị thâm nhiễm các tế bào limpho và histocyt tạo thành các hạt lấm tấm Nếu sức đề kháng của cơ thể tốt bệnh phát triển nhẹ nhưng nếu sức đề kháng giảm sút, bệnh sẽ nặng lên và lan tràn, trường hợp này thường thấy khi niêm mạc đường hô hấp bị tổn thương do các virus viêm phế quản, đậu thanh khí quản, cúm Bệnh càng
Trang 33Lúc đó niêm mạc sẽ bị viêm thanh dịch có fibrin Trong trường hợp này gọi là thể micoplasma tạp nhiễm: con vật gầy, kiệt sức dẩn rồi chết.
Bệnh nấm phổi do Aspergilus fumigatus
Bệnh nấm mốc ở phế quản và túi hơi gia cầm được Meyer phát hiện lần đầu năm 1815 ở Đức Từ năm 1841nấm phổi lần lượt được tìm thấy ở các loại gia cầm, loài có vú và người Năm 1855 Freusesius nghiên cứu nấm ở cơ quan hô hấp gia cầm và đặt tên cho căn bệnh là Aspergillus fumigatus Từ đó bệnh có tên là Aspergillosis (dẫn theo Nguyễn Vĩnh Phước).
Trong các khối u, nấm sợi có đường kính 3-4 µ, chia nhánh Bào tử nấm nằm hình tròn xếp thành chuỗi có kích thước 2-3 µ Nấm bắt màu tối với lactofucsin, xanh coton.
Nấm Aspergillus fumigatus có thể nuôi cấy dễ dàng trên thạch Saboraud manto ở nhiệt độ 30ºC, khuẩn lạc màu trắng mịn sau chuyển sang xanh khối Nấm có sức đề kháng mạnh với nhiệt đọ và hóa chất Đun sôi 5 phút nấm mới chết, hấp khô 120ºC trong 1 giờ, Formon 2,5% mới có thể tiêu diệt được nấm.
Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp Nấm Aspergillus từ đất, nền chuồng phát tán bào tử vào không khí, gia cầm khỏe hít phải sẽ nhiễm bệnh Vì vậy nếu nền chuồng ẩm ướt bẩn thỉu, chất độn chuồng không sạch sẽ tạo điều kiện cho nấm tồn tại thường xuyên và bệnh phát sinh Trong các chuồng nuôi gà công nghiệp thiếu sự thông gió nên độ bụi không khí tăng nên bệnh có nhiều nguy cơ xảy ra.
Bệnh nấm phổi chủ yếu do nấm A Fumigatus gây ra, ngoài ra còn một số chủng khác như A.flavus, A Niger, A Nidulaus, A.terreus cùng tham gia gây bệnh Sau khi vào niêm mạc đường hô hấp hoặc đường tiêu
Trang 34hóa, bào tử nấm theo máu đến địa điểm kí sinh Tại đây bào tử nấm nảy thành sợi nấm tăng lên gấp bội tạo ra các u nấm to nhỏ màu trắng xám ở phổi, thành các túi hơi và một số cơ quan thực thể Cấu tạo của u nấm gồm sợi nấm và bào tử, tế bào khổng lồ, tế bào lâm ba và dịch xuất Trong quá trình sinh sản các sản vật trao đổi chất- đó là các men phân giải Protein phá hoại mô bào, tổ chức, ngoại độc tố gây nhiễm độc huyết Kết quả làm xuất hiện các triệu trứng trúng độc toàn thân và con vật chết.
Nội dung bao gồm:
- Số hộ tham gia chăn nuôi gia súc, gia cầm.- Số loại, số lượng gia súc, gia cầm của từng hộ.- Quy mô, diện tích, kiểu chuồng trại chăn nuôi.- Vị trí chuồng trại trong gia đình trong khu dân cư.- Nguồn nước, thức ăn sử dụng trong chăn nuôi.- Chất độn chuồng sử dụng trong chăn nuôi.- Xử lý chất thải trong chăn nuôi.
Trang 35+ Khảo sát thực trạng hoạt động giết mổ trên địa bàn quận Long Biên.
Mẫu điều tra thống nhất, mỗi hộ một bản điều tra riêng.Nội dung bao gồm:
- Số hộ tham gia hoạt động giết mổ.
- Loại hình, địa điểm xây dựng và điều kiện hoạt động của các điểm giết mổ.
- Thiết kế, xây dựng, công suất các điểm giết mổ.- Thực trạng vệ sinh và xử lý chất thải tại khu giết mổ.
3.2 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA
- Điều tra theo bảng câu hỏi sẵn theo mẫu.
- Phỏng vấn trực tiếp chủ hộ chăn nuôi và hộ hoạt động giết mổ theo bảng câu hỏi đã được xây dựng.
3.3 CHỌN MẪU ĐIỀU TRA
Đề tài được triển khai trên địa bàn quận Long Biên Mẫu điều tra làcác hộ tham gia chăn nuôi, giết mổ tại các phường và được chọn một cáchngẫu nhiên.
3.4 XỬ LÝ SỐ LIỆU
Xử lý số liệu bằng chương trình máy tính, phần mềm EXCEL.
3.5 THỜI GIAN THỰC TẬP
Thời gian thực tập từ 01/09/2006 đến 01/02/2007.