II. Đối với lợn: 200 – 250 ppm
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.2.2. Các kiểu chuồng trại trong chăn nuô
Thực tế có 3 kiểu chuồng nuôi phổ biến:
- Chuồng nuôi truyền thống (quy mô nông hộ): Xây dựng kiểu tận dụng tuỳ theo điều kiện diện tíchđất đai và nhận thức của từng hộ gia đình ,không theo một mô hình thiết kế chung nào. Chuồng thường nằm ngay cạnh nhà ở, gia súc thường ở trong một chuồng cố định không có sự thay đổi theo độ tuổi hay tính biệt sản xuất: lợn thường nằm trên phân, chuồng bò thường dựng bằng các đoạn tre gióng lại, có mái che mà không có tường…Các loại chuồng nuôi (bò, lợn, gia cầm…) nằm san sát, lẫn lộn nhau.
- Chuồng nuôi cải tiến: Có sự đầu tư về kinh phí của chủ hộ chăn nuôi.Chuồng nuôi đã tách rời hố chứa phân, chất thải, nước rửa chuồng
được chảy dồn ra bên ngoài vào hố chứa phân. Chuồng nuôi cải tiến hàng ngày được được dọn vệ sinh một hoặc hai lần tuỳ vào độ bẩn hay sạch của chuồng. Trong chuồng đã có những chỗ quy định riêng để cho ăn, cho uống hợp lý…
- Chuồng nuôi công nghiệp: Chuồng nuôi công nghiệp đối với gia súc (bò, lợn) thì gia súcđược nuôi theo từng ô phù hợp với sinh lý từng lứa tuổi. Kiểu chuồng nuôi này thường được xây dựng theo mẫu thiết kế chung, có hệ thống thông gió, hệ thống làm mát khi thời tiết nóng; có hệ thống bạt che khi thời tiết lạnh. Kiểu chuồng nuôi công nghiệp thường được áp dụng tại các mô hình chăn nuôi trang trại, có hệ thống máng ăn, vòi nước uống tự động riêng biệt…
Kết quả điều tra được thể hiện qua bảng 2: Qua bảng 2 cho thấy:
- Kiểu chuồng chăn nuôi cải tiến là chiếm tỷ lệ cao nhất: 63.87 % (99 hộ).
- Kiểu chuồng chăn nuôi theo quy mô công nghiệp chiếm tỷ lệ thấp nhất: 3.87 %.
- Kiểu chuồng chăn nuôi theo tập quán tới nay đã không còn phù hợp nên cũng giảm xuống còn 50 hộ trong tổng số 155 hộ điều tra, chiếm tỷ lệ 32.26 %.
Thực tế cho thấy, kiểu chuồng nuôi cải tiến hiện nay đang phổ biến, phù hợp với quy mô chăn nuôi gia trại, phù hợp với điều kiện kinh tế của từng gia đình. Các hộ xây dựng chuồng trại chăn nuôi theo kiểu cải tiến đã góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi, vệ sinh chuồng trại được thuận tiện và dễ dàng hơn. Các chất thải như phân, rác, nước thải, nước rửa chuồng…
Bảng 2: Các kiểu chuồng nuôi phổ biến Chuồng nuôi truyền thống Chuồng nuôi cải tiến Chuồng nuôi công nghiệp STT Tên phường Số hộ Số hộ % Số hộ % Số hộ % 1 Cự Khối 10 3 30 7 70 0 0 2 Gia Thuỵ 12 6 50 6 50 0 0 3 Giang Biên 17 6 35.29 10 58.82 1 5.88 4 Long Biên 16 4 25 10 62.5 2 12.5 5 Ngọc Thuỵ 15 4 26.67 11 73.33 0 0 6 Phúc Đồng 10 4 40 6 60 0 0 7 Phúc Lợi 17 4 23.53 11 64.71 2 11.76 8 Sài Đồng 15 5 33.33 10 66.67 0 0 9 Thạch Bàn 11 5 45.45 6 54.55 0 0 10 Thượng Thanh 17 4 23.53 12 70.59 1 5.88 11 Việt Hưng 15 5 33.33 10 66.67 0 0 Tổng hợp 155 50 32.26 99 63.87 6 3.87
Tuỳ theo điều kiện chuồng nuôi khác nhau mà mức độ gây ô nhiễm môi trường khác nhau. Chuồng nuôi truyền thốngdo số lượng vật nuôi còn ít (1 – 2 con) nên mức độ gây ô nhiễm môi trường chưa lớn. Chuồng nuôi kiểu cải tiến mặc dù sạch sẽ dễ quét dọn nhưng do số lượng nhiều (5 – 10 lợn nái, 50 – 70 lợn thịt, 4 – 5 bò…) nên gây ô nhiễm môi trường xung quanh nhiều hơn bởi lượng phân và nước thải lớn. Mặc dù các hộ có xây bể biogas nhưng vẫn chưa chú ý đến môi trường và việc xử lý chất thải. Thậm chí có những hộ do nuôi gia súc với số lượng lớn, trong khi đó bể biogas được xây dựng với dung tích nhỏ nên nhiều khi phân, rác thải, nước thải chảy tràn ra ngoài rất ảnh hưởng đến môi trường xung quanh do ruồinhặng bayđến và mùi hôi thối bốc lên.
Đối với các hộ xây dựng chuồng trại theo hướng công nghiệp, nói chung là sạch sẽ. Tuy nhiên, nếu không chú ý việc xử lý chất thải chăn nuôi, không thiết kế hệ thống xử lý phân phù hợp, theo quy trình kỹ thuật sẽ gây ô nhiễm môi trường ở mức độ lớn hơn nhiều so với tất cả các hình thức chăn nuôi khác.