Bệnh đường tiêu hoá

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp - tình hình chăn nuôi và giết mổ ở quận Long Biên - thành phố Hà Nội (Trang 28 - 31)

II. Đối với lợn: 200 – 250 ppm

2.5.1.Bệnh đường tiêu hoá

Bệnh đường tiêu hóa ở vật nuôi, đặc biệt là bệnh ỉa chảy ở gia súc non được đánh giá như loại bệnh của môi trường. Phần lớn gia súc non đều mắc bệnh tiêu chảy, đặc biệt là lợn con và bê nghé. Bệnh tiêu chảy ở lợn con những tuần tuổi đầu tiên được xác định là bệnh phân trắng, lợn con sau cai sữa thường bị tiêu chảy và phù đầu.

Các tác giả Nguyễn Thị Nội, Nguyễn Ngọc Nhiên.... khi nghiên cứu về nguyên nhân và điều kiện phát sinh bệnh đều nhận thấy sự thay đổi của thời tiết và sự kém vệ sinh trong môi trường chăn nuôi đã dẫn đến bệnh dịch, ngoài ra các yếu tố như thức ăn, nước uống, nhiệt độ, độ ẩm và các chất khí độc hại trong chuồng nuôi đều ảnh hưởng đến bệnh.

Nhiều tác giả đã chứng minh vai trò của E.coli, Salmonella và Clostridium perfringens như là tác nhân chính gây ra bệnh tiêu chảy. Các vi sinh vật này có mặt trong chất thải chăn nuôi như phân, nước uống và thức ăn dư thừa. Quá trình chăn nuôi tập trung đã tạo ra sự ô nhiễm môi trường do phân và chất phế thải không được xử lý theo đúng yêu cầu vệ sinh.

Bệnh lợn con ỉa phân trắng và bệnh tiêu chảy

Được xác định là do E.coli gây nên. Bệnh thường gặp ở lợn sơ sinh từ 1-21 ngày tuổi.

E.coli luôn tồn tại trong đường tiêu hoá, trong điều kiện bình thường chúng ở trạng thái cân bằng, cộng sinh với vật chủ, khi gặp điều kiện thuận lợi, E.coli bội nhiễm và tăng độc lực trở thành nguyên nhân gây bệnh hoặc làm cho bệnh nặng thêm. Nhìn chung gia súc chịu nhiều ảnh hưởng trực tiếp của môi trường sống như: nóng, lạnh, mưa, nắng, ẩm… thất thường. Do cơ thể còn non chưa phát triển hoàn chỉnh nên các phản ứng thích nghi với môi trường con rất yếu, khi thời tiết thay đổi đột ngột, con con rất dễ bị cảm lạnh và bệnh phân trắng xảy ra dễ dàng (Đào Trọng Đạt và cộng sự, 1995). Niconxki cho biết có khoảng 20-25% lợn con chết trong 10 ngày đầu sau khi sinh nguyên nhân là do E.coli, đôi khi tỷ lệ này còn lên đến 100%.

Bệnh phó thương hàn ở lợn được xác định là do Salmonella cholerae suis và Sal.typhi mura tác động chủ yếu đến bộ máy tiêu hoá gây viêm dạ dày, ruột, ỉa chảy, mụn loét ở ruột già. Bệnh xảy ra ở lợn con và xảy ra quanh năm gắn liền với các yếu tố môi trường, vệ sinh chăn nuôi và thức ăn.

Sal.cholera suis (gây thể cấp tính) vào cơ thể theo đường tiêu hoá, vào hầu và ruột. Tuỳ theo độc lực của chúng và sức đề kháng của cơ thể mà chúng sinh sản, phát triển rồi chui qua niêm mạc hầu, niêm mạc ruột, dạ dày gây thuỷ thũng, hoại tử cục bộ, xuất huyết, viêm dạ dày, viêm ruột; hoặc nếu có độc lực cao thì chúng vượt qua ống tiêu hoá vào các tổ chức lâm ba ruột, từ hệ lâm ba vào hệ tuần hoàn, vào máu và gây bại huyết....Ngoài ra, trong bệnh phó thương hàn cấp tính, Sal. Cholerae suis sống hoại sinh sẵn trong ống tiêu hoá của lợn khoẻ nên không nhất thiết phải có sự xâm nhập của mầm bệnh thì bệnh mới phát ra.

Bệnh thường xảy ra ở lợn con 2- 4 tháng tuổi, lợn trên 4 tháng tuối ít khi mắc bệnh. Bệnh phát ra khi những điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi, vệ sinh kém, làm lợn giảm sức đề kháng; thức ăn quá nhiều hoặc quá ít protein, thiếu muối kiềm, canxi và axit photphoric hoặc tỷ lệ không cân bằng làm canxi bị bài xuất đi, thiếu vitamin, vận chuyển mệt nhọc, thời tiết khí hậu xấu....Trong những điều kiện ngoại cảnh nói trên, vi khuẩn từ ống tiêu hoá sẽ vào máu gây bệnh.

Ở thể mãn tính, bệnh phó thương hàn thường phát sinh do nhập lợn đã mang trùng, lợn thường ỉa chảy dai dẳng, gầy còm và chết do kiệt sức.Lợn nuôi trong điều kiện vệ sinh tốt thường mắc bệnh nhẹ và mau khỏi bệnh hơn (Nguyễn Vĩnh Phước và cộng sự, 1978).

hiếu khí, dễ nuôi cấy và không sinh nha bào. Vi khuẩn sống lâu trong phân và đất nền chuồng. Salmonella gây viêm ruột, viêm buồng trứng ở gà làm trứng méo mó dị hình và truyền nhiễm cho gà con nở ra từ trứng của gà mẹ nhiễm bệnh.

Bệnh lây lan tự nhiên theo phương 2 thức: lây lan gián tiếp và lây lan theo đường bào thai. Lây lan gián tiếp do gà bệnh và gà mang trùng bài xuất mầm bênh ra ngoài theo phân làm ô nhiễm thức ăn, nước uống, dụng cụ chăm sóc. chuồng nuôi....Ngoài ra dụng cụ vận chuyển gà con, máy ấp trứng bị nhiễm trùng cũng có vai trò truyền bệnh đáng kể.

Bệnh viêm ruột hoại tử ở lợn

Bệnh này do Clostridium perfringens typ C gây ra, có biểu hiện trầm trọng về tiêu chảy ra máu, có tỷ lệ tử vong cao. Do những cảm nhiễm vi khuẩn kế phát, diễn biến bệnh thể hiện ở các mức độ trầm trọng khác nhau. Thường thì da và phân lợn mẹ nhiễm vi khuẩn yếm khí này chính là vật mang mầm bệnh lây sang cho lợn con.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp - tình hình chăn nuôi và giết mổ ở quận Long Biên - thành phố Hà Nội (Trang 28 - 31)