Nước sử dụng trong các cơ sở chăn nuôi và giết mổ

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp - tình hình chăn nuôi và giết mổ ở quận Long Biên - thành phố Hà Nội (Trang 27 - 28)

II. Đối với lợn: 200 – 250 ppm

2.4. Nước sử dụng trong các cơ sở chăn nuôi và giết mổ

Nước là một yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ cơ sở chăn nuôi hay giết mổ động vật nào. Như chúng ta đã biết nước là dung môi dễ hoà tan nhiều loại hợp chất vô cơ, hữu cơ, kim loại nặng, các chất độc hại và cả nguồn vi sinh vật gây bệnh. Do vậy nếu nước không hợp vệ sinh sẽ là nguồn lây nhiễm quan trọng tại các cơ sở chăn nuôi các lò mổ và nơi chế biến thịt. Nước máy dùng trong sinh hoạt có nguồn gốc là nước giếng, nước sông đã được xử lý lắng lọc, khử khuẩn nên được coi là sạch nhất so với nước khác (Đỗ Ngọc Hoè, 1996) với tổng số vi khuẩn hiếu khí là 512, bẩn nhất là nước ao với tổng số vi khuẩn hiếu khí là 106. Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới thì yêu cầu số lượng vi sinh vật đối với nước uống như sau:

+ Nước uống được sau khi lọc và sát khuẩn có chứa 0 – 5 vi khuẩn/100ml

+ Nước uống được sau khi đã diệt khuẩn bằng các phương pháp như lọc, làm sạch, khử khuẩn có chứa 50 – 5.000 vi khuẩn/100ml

+ Nước ô nhiễm dùng được sau khi đã diệt khuẩn kỹ lưỡng còn chứa 5.000 – 10.000 vi khuẩn/100ml

+ Nước rất ô nhiễm, không dùng được chứa > 50.000 vi khuẩn/100ml

Còn theo Lương Đức Phẩm (2000), ở Việt Nam khi dùng nước uống và nước sản xuất thực phẩm thì theo tiêu chuẩn sau(tính trong 1ml) :

+ Số vi khuẩn nhỏ hơn 100 là nước tốt

+ Nếu lượng vi khuẩn chứa trên 500 thì nước đó hoàn toàn không dùng được.

Theo quy định của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về vệ sinh thú y đối với lò mổ, điểm giết mổ thì: "Nước dùng trong lò mổ động vật phải là nước sạch được Cục thú y kiểm tra và cấp giấy chứng nhận về vệ sinh thú y" (Bộ Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, 1995). Lượng nước phải đủ dùng trong tất cả các khu vực của lò mổ; trong trường hợp lượng nước sạch bị thiếu mà cơ sở cần dùng loại nước khác vào công việc vệ sinh sân, chuồng nhốt động vật, cạo lông, làm lòng, làm lạnh động cơ, rửa trang thiết bị thì phải được Cục thú y kiểm tra và cho phép (Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm). Cơ sở phải có đủ nước nóng giết mổ động vật, rửa thiết bị, dụng cụ, xử lý sản phẩm động vật.

Nước phải được định kỳ kiểm tra về mặt vi sinh vật và hoá học. Nếu có dấu hiệu bất thường về nguồn nước cần được kiểm tra và xử lý ngay. Theo TCVN 5452 – 91 (Dẫn theo Trương Thị Dung, 2000) thì nước dùng cho cơ sở giết mổ gia súc phải là nước sạch có chỉ số Coliindex là 20, tổng số vi sinh vật hiếu khí ≤ 300 và tuyệt đối không có mặt vi khuẩn Clostridium perfringens, Salmonella cũng như các vi khuẩn gây bệnh khác.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp - tình hình chăn nuôi và giết mổ ở quận Long Biên - thành phố Hà Nội (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)