Bệnh đường hô hấp

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp - tình hình chăn nuôi và giết mổ ở quận Long Biên - thành phố Hà Nội (Trang 31 - 34)

II. Đối với lợn: 200 – 250 ppm

2.5.2. Bệnh đường hô hấp

Bệnh hô hấp mãn tính ( CRD- Chronic Respiratory Disease)

Đây là một bệnh truyền nhiễm của nhiều loại gia cầm, phổ biến nhất ở gà và gà tây. Bệnh gây viêm thanh dịch có fibrin ở niêm mạc mũi, niêm mạc thành hô hấp trên và thành các túi hơi.

Bệnh đầu tiên được Nenxon miêu tả ở Bắc Mỹ năm 1963 và ông gọi đó là bệnh «Coryza ». Về sau Smith (1948), Mackham và Iăng (1952) đã chứng minh đồng thời cũng được chính Nenxon (1953) thừa nhận và thống nhất gọi thành tên Micoplasma (Freund, 1955). Năm 1957 Atlơ và các cộng sự sau khi thực hiện nhiều thí nghiệm cho thấy trong thiên nhiên có nhiều

chủng Micoplasma nhưng chỉ có một số chủng nhất định có khả năng gây bệnh. (Dẫn theo Nguyễn Vĩnh Phước).

Bệnh hô hấp mãn tính do nhiều nguyên nhân tổng hợp gây ra, chủ yếu là do micoplasma gallisepticum, có đặc tính gây ngưng kết hồng cầu gà, chủng này có nhiều biến chủng nhưng nói chung có đặc tính kháng nguyên đồng nhất. Chủng thứ 2 M. Gallinarum chỉ là thứ yếu.

Micoplasma thường là một bệnh kế phát. Bệnh chỉ phát thành triệu chứng khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút do các bệnh virus, vi khuẩn, bệnh ký sinh trùng và các yếu tố về dinh dưỡng. Các vi khuẩn thường làm kế phát Micoplasma là E.coli, salmonella, pasteurella...Ngoài ra các tác nhân Stress khác như dinh dưỡng kém, chuồng trại không đạt yêu cầu vệ sinh...đều góp phần làm cho sức đề kháng của con vật giảm sút và dễ mắc bệnh.

Trong thực tế bệnh lây lan trực tiếp thường không khí, nguồn truyền bệnh chủ yếu là gà mang bệnh hoặc đang nung bệnh. Ở những gà này căn bệnh có nhiều trong nước mắt, nước mũi, miệng, khi hắt hơi mầm bệnh bắn ra ngoài không khí, gà lành hít phải sẽ nhiễm bệnh. Ngoài ra mầm bệnh còn truyền qua phôi thai trứng. Ngoài đường hô hấp thì đường sinh dục cũng là con đường truyền bệ đáng lưu ý.

Sau khi xâm nhập vào cơ thể, Micoplasma gây viêm nhẹ niêm mạc đường hô hấp, niêm mạc mũi và các xoang quanh mũi, thành các túi hơi. Niêm mạc bị phù nhẹ, lớp dưới bị thâm nhiễm các tế bào limpho và histocyt tạo thành các hạt lấm tấm. Nếu sức đề kháng của cơ thể tốt bệnh phát triển nhẹ nhưng nếu sức đề kháng giảm sút, bệnh sẽ nặng lên và lan tràn, trường hợp này thường thấy khi niêm mạc đường hô hấp bị tổn thương do các virus viêm phế quản, đậu thanh khí quản, cúm...Bệnh càng

Lúc đó niêm mạc sẽ bị viêm thanh dịch có fibrin. Trong trường hợp này gọi là thể micoplasma tạp nhiễm: con vật gầy, kiệt sức dẩn rồi chết.

Bệnh nấm phổi do Aspergilus fumigatus

Bệnh nấm mốc ở phế quản và túi hơi gia cầm được Meyer phát hiện lần đầu năm 1815 ở Đức. Từ năm 1841nấm phổi lần lượt được tìm thấy ở các loại gia cầm, loài có vú và người. Năm 1855 Freusesius nghiên cứu nấm ở cơ quan hô hấp gia cầm và đặt tên cho căn bệnh là Aspergillus fumigatus. Từ đó bệnh có tên là Aspergillosis (dẫn theo Nguyễn Vĩnh Phước).

Trong các khối u, nấm sợi có đường kính 3-4 µ, chia nhánh. Bào tử nấm nằm hình tròn xếp thành chuỗi có kích thước 2-3 µ. Nấm bắt màu tối với lactofucsin, xanh coton.

Nấm Aspergillus fumigatus có thể nuôi cấy dễ dàng trên thạch Saboraud manto ở nhiệt độ 30ºC, khuẩn lạc màu trắng mịn sau chuyển sang xanh khối. Nấm có sức đề kháng mạnh với nhiệt đọ và hóa chất. Đun sôi 5 phút nấm mới chết, hấp khô 120ºC trong 1 giờ, Formon 2,5% mới có thể tiêu diệt được nấm.

Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp. Nấm Aspergillus từ đất, nền chuồng phát tán bào tử vào không khí, gia cầm khỏe hít phải sẽ nhiễm bệnh. Vì vậy nếu nền chuồng ẩm ướt bẩn thỉu, chất độn chuồng không sạch sẽ tạo điều kiện cho nấm tồn tại thường xuyên và bệnh phát sinh. Trong các chuồng nuôi gà công nghiệp thiếu sự thông gió nên độ bụi không khí tăng nên bệnh có nhiều nguy cơ xảy ra.

Bệnh nấm phổi chủ yếu do nấm A. Fumigatus gây ra, ngoài ra còn một số chủng khác như A.flavus, A. Niger, A. Nidulaus, A.terreus cùng tham gia gây bệnh. Sau khi vào niêm mạc đường hô hấp hoặc đường tiêu

hóa, bào tử nấm theo máu đến địa điểm kí sinh. Tại đây bào tử nấm nảy thành sợi nấm tăng lên gấp bội tạo ra các u nấm to nhỏ màu trắng xám ở phổi, thành các túi hơi và một số cơ quan thực thể. Cấu tạo của u nấm gồm sợi nấm và bào tử, tế bào khổng lồ, tế bào lâm ba và dịch xuất. Trong quá trình sinh sản các sản vật trao đổi chất- đó là các men phân giải Protein phá hoại mô bào, tổ chức, ngoại độc tố gây nhiễm độc huyết. Kết quả làm xuất hiện các triệu trứng trúng độc toàn thân và con vật chết.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp - tình hình chăn nuôi và giết mổ ở quận Long Biên - thành phố Hà Nội (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)