Tình hình phân bố các điểm giết mổ trên địa bàn quận Long Biên.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp - tình hình chăn nuôi và giết mổ ở quận Long Biên - thành phố Hà Nội (Trang 52 - 55)

II. Đối với lợn: 200 – 250 ppm

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.2.1. Tình hình phân bố các điểm giết mổ trên địa bàn quận Long Biên.

ngoài xử lý chất thải bằng biogas được coi là tốt nhất vẫn chưa có phương pháp nào xử lý chất thải chăn nuôi hiệu quả hơn. Quận cũng chưa có quy định bắt buộc hộ chăn nuôi phải xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường mà chỉ là khuyến khích nên nguy cơ và tình trạng ô nhiễm môi trường tại các phường có phong trào chăn nuôi phát triển rất cao.

4.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA HOẠT ĐỘNG GIẾT MỔ

4.2.1. Tình hình phân bố các điểm giết mổ trên địa bàn quận Long Biên. Biên.

Với diện tích rộng 6.038,24 ha gồm 14 phường, quận có số lượng các hộ tham gia hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm khá nhiều. Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 8:

Qua bảng 8 cho thấy: số hộ tham gia giết mổ gia súc, gia cầm rất lớn: 64 hộ giết mổ gia cầm, 103 hộ giết mổ lợn. Trong khi đó số hộ tham gia giết mổ trâu bò và dê rất ít: 1 hộ giết mổ trâu bò, 3 hộ giết mổ dê. Điều này cũng dễ hiểu vì giá thành thịt lợn, thịt gia cầm thấp hơn thịt trâu, bò, dê và nhu cầu tiêu thụ của người dân về thịt lợn, gia cầm cao hơn so với thịt trâu, bò, dê.

Giết mổ gia súc, gia cầm không tập trung ở lò mổ mà diễn ra tại các hộ gia đình, rải rác ở các phường, nhiều nhất là ở phường Ngọc Lâm (33 điểm giết mổ, chiếm tỷ lệ 19,30%), ít nhất ở phường Cự Khối (04 điểm giết

mổ, chiếm tỷ lệ 2,34%) trong tổng các hộ tham gia hoạt động giết mổ. Cụ thể:

+ Giết mổ gia cầm 64 hộ, phân bố ở hầu hết các phường, tập trung nhiều nhất ở phường Ngọc Lâm (17 điểm), riêng phường Thượng Thanh không có điểm giết mổ nào. Ngoài các điểm giết mổ ra, thịt gia cầm được

Bảng 8: Số lượng các hộ tham gia hoạt động giết mổ

Giết mổ lợn TT Tên phường Giết mổ gia cầm Điểm giết

mổ

GM tại nhà chủ bán gia

súc

Giết mổ

trâu,bò Giết mổ dê Tổng hợp

Tỷ lệ (%) 1 Bồ Đề 04 07 11 6,43 2 Cự khối 02 02 04 2,34 3 Long Biên 03 05 01 09 5,26 4 Thạch Bàn 02 20 22 12,87 5 Việt Hưng 09 05 14 8,19 6 Giang Biên 02 07 03 01 11 6,43 7 Đức Giang 01 04 05 2,92 8 SàiĐồng 10 12 22 12,87 9 Phúc Lợi 05 05 01 11 6,43 10 Ngọc Lâm 17 15 01 33 19,30 11 Thượng Thanh 0 05 05 2,92 12 PhúcĐồng 01 06 07 4,09 13 Ngọc Thuỵ 05 03 08 4,68 14 Gia Thuỵ 03 06 09 5,26 Tổng cộng 64 07 98 01 03 171 100

nhập từ các nơi khác đưa về chợ bán như: Chợ Vàng (huyện Gia Lâm), chợ Long Biên (quận Ba Đình)…

+ Giết mổ lợn: 103 hộ trong đó 5 hộ có điểm giết mổ cố định, tập trung ở phường Giang Biên, 98 hộ giết mổ ngay tại nhà chủ có gia súc bán, tập trung nhiều nhất ở phường Thạch Bàn (20 hộ). Một nét đặc trưng của quận là chăn nuôi nhiều, nên nảy sinh hình thức tự kinh doanh giết mổ, một hình thức tự cung tự cấp.

+ Giết mổ trâu bò: 01 điểm ở phường Ngọc Lâm.

+ Giết mổ dê: 03 điểm ở phường Long Biên, Giang Biên, Phúc Lợi. Như vậy chỉ trong một quận mà đã có tới 171 hộ tham gia hoạt động kinh doanh giết mổ, một số lượng khá lớn. Hơn nữa, các điểm giết mổ này không tập trung mà nằm phân tán nhỏ lẻ, manh mún trong dân. Do cơ chế thị trường tác động, hàng loạt các điểm giết mổ tư nhân trên địa bàn Quận phát triển tràn lan, tự phát không có sự quản lý. Đồng thời thể hiện sự không quan tâm của chính quyền địa phương, cơ quan thú y.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp - tình hình chăn nuôi và giết mổ ở quận Long Biên - thành phố Hà Nội (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)