Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 23 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
23
Dung lượng
37,21 KB
Nội dung
NhữngvấnđềcơbảnvềquảnlýnợxấucủaNgânhàngthươngmại 1.1. Tổng quanvềNgânhàngthươngmại 1.1.1. Khái niệm NgânhàngthươngmạiNgânhàng là một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất trong nền kinh tế. Tùy thuộc vào tính chất và mục tiêu hoạt động cũng như sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, ngânhàng bao gồm ngânhàngthương mại, ngânhàng phát triển, ngânhàng đầu tư, ngânhàng chính sách, ngânhàng hợp tác và các loại hình ngânhàng khác, trong đó ngânhàngthươngmạithường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng. Ngânhàngthươngmại là một trong những tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất trong nền kinh tế. NHTM là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kì một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Ở Việt nam, theo khoản 2 điều 20 Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội khóa 10 thông qua vào ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng ngày 15/6/2004, định nghĩa: NHTM là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngânhàng và các hoạt động khác có liên quan. Theo khoản 1 điều 20 Luật sửa đổi, bổ sung cũng quy định: Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động ngân hàng, và khoản 7 điều 20 luật này định nghĩa: Hoạt động ngânhàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngânhàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán. NHTM thực hiện các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách tiền tệ, vì vậy là một kênh quan trọng trong chính sách kinh tế của Chính phủ nhằm ổn định nền kinh tế. Tại các nước đang phát triển như Việt Nam, NHTM thực sự đóng một vai trò rất quan trọng, vì nó đảm nhận vai trò giữ cho mạch máu (dòng vốn) của nền kinh tế được lưu thông và có vậy mới góp phần bôi trơn cho hoạt động của nền kinh tế thị trường còn non kém. 1.1.2. Phân loại NHTM 1.1.2.1. Theo hình thức sở hữu - NHTM quốc doanh: Là NHTM được hình thành bằng 100% vốn củangân sách nhà nước. - NHTM cổ phần: Là NHTM hình thành dưới hình thức công ty cổ phần, trong đó một cá nhân hoặc một tổ chức không được sở hữu cổ phần củangânhàng quá tỷ lệ do NHNN quy định. - NHTM nước ngoài: Đúng ra là chi nhánh ngânhàng nước ngoài. Là ngânhàng được thành lập theo pháp luật nước ngoài, là cơ sở củangânhàng nước ngoài tại Việt nam, hoạt động theo pháp luật Việt Nam. - NHTM liên doanh: Là ngânhàng được thành lập bằng vốn góp của bên ngânhàng Việt nam và bên ngânhàng nước ngoài có trụ sở tại Việt nam, hoạt động theo pháp luật Việt Nam. 1.1.2.2. Theo tính chất hoạt động Theo hoạt động chuyên doanh và đa năng: - NHTM chuyên doanh: Là loại hình NHTM chỉ tập trung cung cấp một số dịch vụ ngân hàng, ví dụ như chỉ cho vay đối với xây dựng cơ bản, hoặc đối với nông nghiệp… - NHTM đa năng: Là loại hình NHTM cung cấp mọi dịch vụ ngânhàng cho mọi đối tượng, đây là xu hướng hoạt động chủ yếu hiện nay của các NHTM. Theo hoạt động bán buôn và bán lẻ: - NHTM bán buôn: Là loại hình NHTM cung cấp các dịch vụ cho các ngân hàng, các công ty tài chính, cho Nhà nước, cho các doanh nghiệp lớn. Thường là nhữngngânhàng lớn hoạt động tại các trung tâm tài chính quốc tế, cung cấp các khoản tín dụng lớn. - NHTM bán lẻ: Là loại hình NHTM cung cấp dịch vụ trực tiếp cho doanh nghiệp, hộ gia đình và các cá nhân với các khoản tín dụng nhỏ. 1.1.2.3. Theo cơ cấu tổ chức - NHTM sở hữu công ty: Là ngânhàng nắm giữ phần vốn chi phối của công ty, cho phép ngânhàng tham gia quyết định các hoạt động cơbảncủa công ty. - NHTM thuộc sở hữu công ty: Các tập đoàn kinh tế thường tổ chức thành lập ngânhàng nhằm cung ứng dịch vụ tài chính cho các đơn vị thành viên của tập đoàn và ngoài tập đoàn. 1.1.3. Chức năng của NHTM - Trung gian tài chính Các tổ chức như NHTM, công ty tiết kiệm và cho vay, ngânhàng tiết kiệm tương trợ, liên hiệp tín dụng, công ty bảo hiểm, quỹ tương trợ, quỹ trợ cấp và những công ty tài chính là những trung gian vay vốn củanhững người đã tiết kiệm được tiền rồi ngược lại cho những người khác vay. Ngân hàng, nhất là NHTM là trung gian tài chính mà một người bình thườngthường xuyên giao dịch nhất. Ngânhàng là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyển tiết kiệm thành đầu tư, đòi hỏi sự tiếp xúc với hai loại cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế. Thứ nhất là cá nhân và tổ chức tạm thời thâm hụt chi tiêu, tức là chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư vượt quá thu nhập và vì thế họ là những người cần bổ sung vốn. Thứ hai là cá nhân và tổ chức thặng dư trong chi tiêu, tức là thu nhập hiện tại lớn hơn các khoản chi tiêu cho hàng hóa, dịch vụ và do vậy họ có tiền để tiết kiệm. Tuy nhiên, quan hệ trực tiếp bị nhiều giới hạn do sự không phù hợp về quy mô, thời gian, không gian… tạo điều kiện nảy sinh và phát triển của trung gian tài chính. Ngânhàngcó thể làm tăng thu nhập cho người tiết kiệm đồng thời giảm phí tổn cho người đi vay so với quan hệ trực tiếp. Trung gian tài chính đã tập hợp người tiết kiệm và người đầu tư, vì vậy mà giải quyết được mâu thuẫn của tín dụng trực tiếp. Một lý do nữa làm cho ngânhàng phát triển và thịnh vượng là khả năng thẩm định thông tin. Sự phân bổ không đều thông tin và năng lực phân tích thông tin được gọi là tình trạng thông tin không cân xứng làm giảm tính hiệu quả của thị trường nhưng tạo ra một khả năng sinh lời cho ngân hàng, nơi có chuyên môn và kinh nghiệm đánh giá các công cụ tài chính và có khả năng lựa chọn những công cụ với các yếu tố rủi ro, lợi nhuận hấp dẫn nhất. - Tạo phương tiện thanh toán Trong điều kiện phát triển thanh toán qua ngân hàng, các khách hàng nhận thấy nếu họ có số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán, họ có thể chi trả đểcó được hàng hoá và dịch vụ theo yêu cầu. Mặt khác, khi ngânhàng cho vay, số dư trên tài khoản của khách hàng tăng lên, khách hàngcó thể dùng để mua hàng và dịch vụ. Do đó, bằng việc cho vay( hay tạo tín dụng) các ngânhàng đã tạo ra phương tiện thanh toán (tham gia tạo M1). - Trung gian thanh toán Ngânhàng trở thành trung gian thanh toán lớn nhất hiện nay ở hầu hết các quốc gia. Thay mặt khách hàng, ngânhàng thực hiện thanh toán giá trị hàng hóa, dịch vụ. Để việc thanh toán diễn ra nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí, ngânhàng đưa ra cho khác hàng nhiều hình thức thanh toán như: thanh toán bằng séc, ủy nhiệm chi, nhờ thu, thẻ . cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần. Các ngânhàng còn thực hiện thanh toán bù trừ với nhau thông qua Ngânhàng Trung ương hoặc thông qua các trung tâm thanh toán. Công nghệ thanh toán qua ngânhàng càng đạt hiệu quả cao khi quy mô sử dụng công nghệ đó càng được mở rộng. Vì vậy, công nghệ thanh toán hiện đại qua ngânhàngthường được các nhà quảnlý tìm cách áp dụng rộng rãi. Nhiều hình thức thanh toán được chuẩn hóa góp phần tạo tính thống nhất trong thanh toán không chỉ giữa các ngânhàng trong nước mà còn giữa các ngânhàng trên thế giới. Các trung tâm thanh toán quốc tế được thiết lập đã làm tăng hiệu quả của thanh toán qua ngân hàng, biến ngânhàng trở thành trung tâm thanh toán quan trọng và có hiệu quả, phục vụ đắc lực cho nền kinh tế toàn cầu. 1.2. Nhữngvấnđềcơbảnvềnợxấucủa NHTM 1.2.1. Khái niệm 1.2.1.1. Theo ngânhàng Trung ương Liên minh châu Âu Nợxấu trong các NHTM bao gồm: * Những khoản nợ không thể thu hồi được: - Những khoản nợ đã hết hiệu lực hoặc những khoản nợ không có căn cứ đòi bồi thường từ nợ - Người mắc nợ trốn hoặc bị mất tích, không còn tài sản để thanh toán nợ. - Những khoản nợ mà ngânhàng không thể liên lạc được với người mắc nợ hoặc không thể tìm được người mắc nợ. - Những khoản nợ mà khách nợ chấm dứt hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản hoặc kinh doanh bị thua lỗ và tài sản còn lại không đủ để trả nợ. * Nợcó thể thu không thanh toán đầy đủ cho ngân hàng. Đây là những khoản nợ không có tài sản thế chấp hoặc tài sản thế chấp không đủ trả nợ. Người mắc nợ không liên lạc với ngânhàngđể trả lãi hoặc gốc có thời hạn thanh toán, hoặc hoàn cảnh chỉ ra rằng khoản nợ sẽ không thể thu hồi đầy đủ như: - Những khoản nợ mà người mắc nợ đồng ý thanh toán trong quá khứ, nhưng phần còn lại không thể được đền bù, hoặc những khoản nợ trong đó tài sản được chuyển để thanh toán nhưng giá trị còn lại không đủ trang trải toàn bộ khoản nợ. - Những khoản nợ mà người mắc nợ khó có thể trả nợ và yêu cầu gia hạn nợnhưng không đền bù được trong thời gian thỏa thuận. - Những khoản nợ mà tài sản thế chấp không đủ để trả nợ hoặc tài sản thế chấp ở ngânhàng không được chấp nhận về mặt pháp lý dẫn đến người mắc nợ không thể trả nợngânhàng đầy đủ. - Những khoản nợ mà Tòa án tuyên bố người mắc nợ phá sản nhưng phần bồi hoàn ít hơn dư nợ. 1.2.1.2. Theo định nghĩa nợxấucủa Phòng thống kê – Liên hiệp quốc Một khoản nợxấu được coi là nợxấu khi quá hạn trả lãi và/ hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả lãi từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc trả chậm theo thỏa thuận; hoặc cac khoản thanh toán đã quá hạn 90 ngày nhưngcólý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ. Vềcơ bản, nợxấu được xác định dựa trên 2 yếu tố: (i) quá hạn trên 90 ngày và (ii) khả năng trả nợ nghi ngờ. Đây được coi là định nghĩa của Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) hiện đang được áp dụng phổ biến trên thế giới. 1.2.1.3. Theo định nghĩa của Việt Nam Theo quyết định 493/2005 của Thống đốc ngânhàng nhà nước ngày 22/4/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngânhàngcủa các tổ chức tín dụng; và quyết định số 18/2007 QĐ – NHNN ngày 25/4/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định 493 thì Nợxấu được định nghĩa như sau: Nợxấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ), nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Nợxấu theo định nghĩa của Việt Nam cũng được xác định dựa theo 2 yếu tố: (i) đã quá hạn trên 90 ngày và (ii) khả năng trả nợ đáng lo ngại. Qua định nghĩa vềnợxấucủa các tổ chức trên ta có thể hiểu khái quát nợxấu là các khoản nợ mà khách hàng không trả gốc và lãi đúng hạn hoặc không trả nợ như đã cam kết dẫn đến thiệt hại cho ngân hàng. 1.2.2. Phân loại Theo quyết định 493/2005 của Thống đốc ngânhàng nhà nước ngày 22/4/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngânhàngcủa các tổ chức tín dụng; và quyết định số18/2007 QĐ – NHNN ngày 25/4/2007 về việc sửa đổi, bổ sung quyết định 493 thì Nợxấu được xác định dựa trên cả yếu tố thời hạn nợ và khả năng thu hồi. a. Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày. - Các khoản nợcơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b khoản này. - Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng. - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 3 điều này. Nợxấu thuộc nhóm này được coi là các khoản nợcó khả năng thu hồi cao nhất. Ngânhàng sẽ trích lập một tỷ lệ DPRR cho nợxấu nhóm này là 20% dư nợcủa nhóm. b. Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày. - Các khoản nợcơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. - Các khoản nợcơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. - Các khoản nợcơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai. - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 3 điều này. Nợxấu thuộc nhóm này được đánh giá là có khả năng thu hồi thấp hơn so với các khoản nợcủa nhóm 3. Các khoản nợ này được xếp vào những khoản nợ mà ngânhàngcó sự nghi ngờ về khả năng trả nợ. Tỷ lệ trích lập DPRR cho nợxấu thuộc nhóm này là 50% tổng dư nợcủa nhóm. c. Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày. - Các khoản nợcơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời gian trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. - Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần hai. - Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý. - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 điều này. Khả năng thu hồi nợcủa nhóm này được coi như bằng 0, do vậy tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tương ứng là 100% tổng dư nợcủa nhóm. Còn riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý thì được trích lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của TCTD. 1.2.3. Những chỉ tiêu cơbản phản ánh nợxấucủa NHTM - Tổng số nợ xấu: Đây là chỉ tiêu phản ánh chung giá trị tuyệt đối của toàn bộ khoản nợxấucủangân hàng. Chỉ tiêu này chưa cho biết trong tổng số dư nợ đó, nợ không có khả năng thu hồi là bao nhiêu và nợcó khả năng thu hồi là bao nhiêu. Và như vậy, nó chưa phản ánh một cách chính xác số nợ cho vay không có khả năng thu hồi củangânhàng - Tỷ lệ giữa giá trị các khoản nợ xấu/ tổng dư nợ: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ rủi ro tín dụng củangân hàng. Cho biết cứ 100 đơn vị tiền tệ khi ngânhàng cho vay thì có bao nhiêu đơn vị tiền tệ mà ngânhàng xác định khó có khả năng thu hồi hoặc không thu hồi được đúng hạn tại thời điểm xác định. Tỷ lệ này càng cao thì khả năng rủi ro càng cao. Nếu như tỷ lệ này lớn hơn 7% thì ngânhàng bị coi là có chất lượng tín dụng yếu kém, còn nếu nhỏ hơn 5% thì được coi là có chất lượng tín dụng tốt, các khoản cho vay an toàn. Tuy nhiên các con số được sử dụng để tính chỉ số này được đo tại một thời điểm nhất định nên chưa phản ánh hoàn toàn chính xác chất lượng tín dụng củangân hàng. - Tỷ lệ nợ khó đòi/ tổng dư nợ và nợ khó đòi/ nợ xấu: Các chỉ số này phản ánh chỉ tiêu tương đối củanợ khó đòi – một cấu phần quan trọng củanợ xấu. Đây là những chỉ tiêu phản ánh khá trung thực về thực tế và nguy cơ mất vốn củangân hàng. Tỷ lệ này càng lớn thì khả năng rủi ro mất vốn củangânhàng càng cao. - Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro/ nợ xấu: Tỷ lệ này cho biết quỹ dự phòng rủi ro có khả năng bù đắp bao nhiêu cho các khoản nợxấu khi chúng chuyển thành các khoản nợ mất vốn. Nếu tỷ lệ này càng cao thì khả năng quỹ dự phòng rủi ro đủ bù đắp các thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình hoạt động kinh koanh củangânhàng và ngược lại. Ngoài ra tùy theo tình hình cụ thể của mỗi ngânhàng hoặc quốc gia trong từng thời kỳ mà có thể có thêm các chỉ tiêu khác để đánh giá, so sánh thực trạng nợxấu nhằm xây dựng các biện pháp xử lý hợp lý. 1.2.4. Dấu hiệu nhận biết nợxấu 1.2.4.1. Dấu hiệu từ phía ngânhàngNợxấu làm giảm doanh thu củangân hàng, làm giảm hình ảnh củangânhàng đối với khách hàng, tác động rất tiêu cực đối với hoạt động của cả hệ thống. Do vậy, dự báo nợxấu phát sinh từ các dấu hiệu định tính và định lượng là một công việc có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động củangân hàng. Đó là: - Sự đánh giá không chính xác về rủi ro của khách hàng. - Cho vay dựa trên các sự kiện bất thườngcó thể xảy ra trong tương lai, ví dụ như sáp nhập. - Cho vay do khách hàng hứa duy trì một khoản tiền lớn trong ngân hàng. - Không xác định rõ kế hoạch hoàn trả đối với từng khoản cho vay. - Hồ sơ tín dụng không đầy đủ. - Do cạnh tranh có thể cấp tín dụng cho khách hàngđể họ khởi chạy sang ngânhàng khác dù biết khoản vay có thể dẫn đến rủi ro. - Cơ cấu tín dụng không hợp lý, cho vay tập trung vào một số lĩnh vực nóng trong nền kinh tế như đầu tư vào bất động sản… 1.2.4.2. Dấu hiệu từ phía khách hàng Xuất hiện nợ quá hạn do khách hàng không có khả năng hoàn trả hoặc khách hàng không muốn trả nợ hoặc do việc tiêu thụ hàng hóa, thu hồi công nợ chậm hơn dự tính. Việc thanh toán tiền không đúng kế hoạch. Người vay tiền liên tục trả nợ không đúng hạn. Kì hạn của khoản vay liên tục bị thay đổi, khách hàng luôn yêu cầu được gia hạn nợ. Các số liệu và tài liệu cần thiết cung cấp cho ngânhàng không được kê khai chính xác và nộp không theo kế hoạch. Các tài liệu quan trọng phải nộp cho ngânhàng như: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính… liên tục bị trì hoãn một cách bất thường. Số liệu kê khai, hay số liệu về doanh thu và dòng tiền thực tế bị nghi ngờ là có sự chênh lệch khá lớn so với mức dự kiến khi khách hàng xin vay. Tài sản đảm bảo không đủ tiêu chuẩn, giá trị tài sản đảm bảo thấp hơn so với khi định giá cho vay. Có dấu hiệu tài sản đã cho người khác thuê, hay bán, trao đổi hoặc bị mất. Những thay đổi bất lợi về giá cổ phiếu của khách hàng vay vốn. Những thay đổi trong cơ cấu vốn của người vay (tỷ lệ nợ/ vốn chủ sở hữu), khả năng thanh toán. Hoạt động kinh doanh của khách hàng thua lỗ trong một hay nhiều năm liên tục, đặc biệt thể hiện qua các chỉ số ROA, ROE hay thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT). Những thay đổi bất thường ngoài dự kiến và không giải thích được trong số dư tiền gửi của khách hàng. 1.2.5. Tác động củanợxấu 1.2.5.1. Đối với ngânhàngthươngmạiNợxấu ảnh hưởng hầu hết tới các hoạt động của NHTM, thậm chí số dư nợxấu lớn chứa đựng nguy cơ đổ vỡ hệ thống ngân hàng. Trước hết, nợxấu làm giảm lợi nhuận của các NHTM. Nợxấu hạn chế khả năng mở rộng và tăng trưởng tín dụng, khả năng kinh doanh của NHTM. Khi nợxấu tăng cao, thu nhập củangânhàng giảm, thậm chí không còn lợi nhuậ do không thu hồi được nợ, lại phát sinh thêm chi phí trích lập dự phòng, chi phí quản lý, xử lýnợxấu và các chi phí khác liên quan. Thứ hai, nợxấu sẽ làm giảm uy tín củangân hàng. Nếu tỷ lệ nợxấu quá cao, vượt quá giới hạn an toàn theo thông lệ quốc tế thì uy tín của NHTM trong nước và quốc tế giảm sút nghiêm trọng. Thứ ba, nợxấu làm ảnh hưởng xấu tới khả năng thanh toán và kế hoạch kinh doanh củangân hàng. Hoạt động chủ yếu của NHTM là nhận tiền gửi và cho vay. Nếu các khoản tín dụng gặp rủi ro thì việc thu hồi nợ vay sẽ gặp nhiều khó khăn, không thu hồi được hoặc thu hồi không đầy đủ nợ gốc và lãi đã cho vay. Trong khi đó, ngânhàngvẫn phải thanh toán đầy đủ, đúng hạn đối với các khoản tiền gửi. Sự mất cân đối trên ảnh hưởng rất lớn tới tính thanh khoản củangânhàng và ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh củangân hàng. Thứ tư, nợxấu làm cản trở quá trình hội nhập của các NHTM. Nợxấu tác động trực tiếp tới khả năng tài chính của NHTM khi phân tích đánh giá tình hình tài chính hoạt động ngân hàng, là yếu tố bất lợi trong cạnh tranh, trong quá trình hội nhập và phát triển. 1.2.5.2. Đối với nền kinh tế NHTM là doanh nghiệp đặc biệt trong nền kinh tế. Vì thế nợxấucủa NHTM ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế. Tác động củanợxấu đối với nền kinh tế tác động gián tiếp thông qua mối quan hệ hữu cơ: Ngânhàng – khách hàng – nền kinh tế. Theo đó, nợxấu làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh củangânhàng cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế. Khả năng khai thác và đáp ứng vốn, khả năng cung ứng các dịch vụ ngânhàng cho nền kinh tế sẽ bị hạn chế khi nợxấu phát sinh. Mặt khác, nợxấu phát sinh do khách hàng, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh kém hiệu quả sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế, ảnh hưởng tới sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế do vốn ứ đọng, sản xuất kinh doanh bị đình trệ. 1.3. Quảnlýnợxấu tại các ngânhàngthươngmại 1.3.1. Sự cần thiết quảnlýnợxấu tại các NHTM Quảnlýnợxấu là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, các chính sách quảnlý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt được các mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững; trong đó tăng cường các biện pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế phát sinh nợ xấu, đi kèm với việc xử lý các khoản nợxấu đã phát sinh từ đó làm tăng doanh thu, giảm chi phí nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Hoạt động tín dụng mang lại thu nhập lớn nhất cho ngân hàng. Tổn thất nếu xảy ra sẽ làm giảm thu nhập, có thể thua lỗ hoặc phá sản cho ngân hàng. Do vậy, an toàn tín dụng là nội dung chính trong quảnlý rủi ro của mọi NHTM. Có hai mối liên hệ giữa rủi ro và sinh lời trong hoạt động tín dụng. Trước khi tài trợ, mối quan hệ có thể là rủi ro càng cao, sinh lợi kỳ vọng càng lớn. Nhưng sau khi tài trợ mối quan hệ đó lại là tổn thất càng cao thì sinh lợi càng thấp. Ngânhàngcó thể theo đuổi chiến lược tài trợ rủi ro cao [...]... quyền cho phép Ngânhàng xóa nợ cho khách hàng; Chủ động bán các tài sản bảo đảm nợ vay thuộc quyền định đoạt của ngânhàngthươngmại theo giá thị trường; Cơ cấu lại nợ tồn đọng; Xử lý các tài sản bảo đảm nợ vay; Mua bán, xử lýnợ tồn đọng của các đơn vị khác theo quy định của pháp luật,… Bên cạnh đáp ứng nhu cầu về xử lýnợxấucủa chính ngân hàng, AMC sẽ sử dụng các kỹ năng chuyên sâu của mình để phục... hình ảnh củangânhàng Dưới góc độ quản lý, nhờ có công nghệ mà việc quảnlý nội bộ trong ngânhàng sẽ chặt chẽ hiệu quả hơn, quản trị rủi ro tốt hơn , làm giảm nợxấuNhưng nếu công nghệ ngânhàng mà lạc hậu, không theo kịp ngânhàng trong nước và quốc tế thì sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng, cũng là nguyên nhân làm phát sinh nợxấu - Cơ cấu tổ chức Nếu ngânhàng được cơ cấu và... cho chính ngânhàng 1.3.2.2 Xử lýnợxấu - Yêu cầu tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp và tái cơ cấu lại nợ Đối với các khoản nợxấucủa khách hàng là doanh nghiệp, sau khi phân tích thực trạng tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu đánh giá khách hàngcó khả năng phát triển để thanh toán nợxấu cho ngânhàng thì ngânhàng sẽ áp dụng biện pháp cấu trúc lại hay tái cơ cấu doanh nghiệp Tái cơ cấu doanh... dụng củangânhàng Nếu công tác quảnlý được đánh giá đúng vai trò quan trọng của nó, được thực hiện một cách nghiêm túc, đúng đắn thì sẽ mang lại hiệu quả cho ngânhàng Ngược lại, công tác quảnlý không được phổ biến đúng mực tới các bộ phận, phòng bancủangân hàng, không tạo được sự thống nhất trong toàn hệ thống sẽ làm giảm thu nhập cho ngân hàng, nợxấu vì thế mà tăng lên Hoạt động tín dụng của ngân. .. – nợcó khả năng mất vốn Do tính chủ động cao nên biện pháp này được các ngânhàngvận dụng tối đa nhằm xử lýnợxấu nhanh chóng Thực chất của biện pháp này là ngânhàng sử dụng nội lực của mình để khắc phục gánh nặng nợxấu nên ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh củangânhàng Việc sử dụng quá nhiều biện pháp này làm giảm thu nhập củangânhàng trong khi vốn cho vay vẫn không thu hồi được Vì vậy, ngân. .. bảo gia tăng thu nhập cho ngânhàng trong dài hạn Nghiên cứu và tìm các giải pháp để hạn chế rủi ro phát sinh, giải quyết và bù đắp tổn thất đã xảy ra là một trong những nội dung chính củaquảnlý tín dụng, nhằm mục tiêu gia tăng thu nhập cho ngânhàng trên cơ sở an toàn của từng khoản vay, của cả danh mục khoản vay 1.3.2 Nội dung quản lýnợxấu của NHTM 1.3.2.1 Phòng ngừa nợxấu phát sinh Theo Quyết... sản củangân hàng, làm lành mạnh và minh bạch hóa tình hình tài chính, đảm bảo kinh doanh an toàn và bền vững củangânhàng Công ty có đầy đủ chức năng của một công ty xử lý nợ, bao gồm: tiếp nhận, quảnlý các khoản nợ tồn đọng và tài sản bảo đảm nợ vay liên quan đến các khoản nợđể xử lý, thu hồi vốn nhanh nhất; Hoàn thiện hồ sơ có liên quan đến các khoản nợ theo quy định của pháp luật trình các cơ. .. thể áp dụng thường xuyên vì ngân sách có hạn, việc xử lý một khối lượng lớn nợxấu rất tốn kém làm giảm ngân sách đầu tư cho các lĩnh vực khác, gây ảnh hưởng toàn bộ nền kinh tế 1.3.3 Nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lýnợxấu 1.3.3.1 Nhân tố chủ quan 1.3.3.1.1 Nhân tố chủ quan từ phía ngânhàng - Cơ chế quảnlý tín dụng Đó là tập hợp những biện pháp, cách thức mà ngânhàng tiến hành nhằm mục đích... đủ, khách hàng lừa đảo ngânhàng - Bán các khoản nợ Biện pháp này được ngânhàng sử dụng đối với khoản nợ không có tài sản đảm bảo hoặc không muốn mất thời gian đòi nợNgânhàng sẽ chuyển quyền đòi nợ cho một tổ chức tín dụng hoặc tổ chức, cá nhân khác có chức năng theo quy định để sớm thu hồi vốn của mình Khi bán các khoản nợ xấu, ngânhàngthường chấp nhận bán với giá thấp hơn giá trị khoản nợđể thu... Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả công việc củangânhàng từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng cho đến khi quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng Việc xác lập một quy trình tín dụng và không ngừng hoàn thiện nó đặc biệt quan trọng đối với một ngân hàngthươngmại Về mặt hiệu quả, một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngânhàng nâng cao chất lượng . Những vấn đề cơ bản về quản lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại 1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại Ngân hàng. riêng, ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng