Việc học chính là một cuộc “cách mạng” lớn – cuộc cách mạng thay đổi, hoàn thiện nhân cách và chiếm lĩnh tri thức nhân loại. Vì vậy học tập cần có “ đường lối chiến lược” và “chiến thuật” rõ ràng. Sự tính toán đúng đắn và xây dựng kế hoạch hợp lý sẽ tạo cơ sở vững chắc dẫn ta đến với thành công, còn ngược lại nếu bạn tham gia vào “trận đánh” mà chẳng có đường lối chiến thuật rõ ràng thì điều tất yếu dẩn đến chính là thất bại. Vậy làm thế nào để xác định cho mình một phươngpháphọc tập tối ưu nhất? làm thế nào để “đánh là thắng”? Mỗi người sẽ có một cách thức học tập, làm việc khác nhau, và hiệu quả của từng phươngpháp cũng không giống nhau; có người học giỏi, có người học không giỏi, có người làm việc giỏi, có người làm việc luôn thiếu năng suất…vậy tại sao có những sự khắc biệt đó? Có phải chăng thượng đế dành cho mỗi người những khoảng thời gian khác nhau? Một ngày của người này dài hơn một ngày của người kia? Dĩ nhiên, mỗi ngày chỉ có 24h và 24h của mọi người đều như nhau, nhưng chỉ khác nhau ở chổ là nó được sử dụng như thế nào mà thôi. Hãy xem thử bài toán đơn giản nhưng đáp án lại bất ngờ đến sững sốt về thời gian mà chúng ta thường lãng phí: Nếu mỗi ngày bạn ngủ 9 giờ ( thời gian ngủ hằng ngày khoảng 8h) => lãng phí 1 giờ Nếu bạn dành 2 giờ để chat hay chơi game mỗi ngày => lãng phí 2 giờ Nếu bạn dành 1 giờ để ngồi tán gẫu ở các quán cà phê => lãng phí 1 giờ. Nếu bạn dành 2 giờ để xem phim mỗi ngày=> lãng phí 2 giờ ⇒ Vậy với những việc làm trên mỗi ngày bạn đã lãng phí mất 6 giờ ⇒ Một năm sẽ lãng phí: 6giờ x 365ngày =2190 giờ ⇒ Thời gian lãng phí trong 60 năm: 2190 giờ x 60 = 131400 giờ =15 năm. Bài toán trên cho thấy nếu mỗi ngày lãng phí 6 giờ thì trong suốt 60 năm làm việc bạn đã lãng phí đi mất 15 năm một cách vô ích. Và nếu bạn sống tới 80 tuổi thì con số này đã lên đến 20 năm lãng phí! Vì thế bước đầu tiên trong việc lập kế hoạch học tập chính là tìm cách quản lý và sử dụng thời gian hiệu quả. Với 24 giờ mỗi ngày, bạn sẽ làm gì? Hãy liệt kê ra tất cả những việc bạn sẽ làm trong ngày. Sau đó, xem xét việc nào quan trọng sẽ làm trước, việc nào không quan trọng hơn sẽ làm sau. Tốt nhất là nên có một quyển sổ tay để ghi chép. Sau khi đã xác định rõ những thứ cần làm trong ngày, điều tiếp theo là bạn nên nghĩ tới kế hoạch cho một tuần, một tháng và cho cả năm. Việc lên kế hoạch cụ thể sẽ giúp cho chúng ta không bị mất phương hướng trong học tập. Hơn hết, hãy nghĩ tới một tương lai thật tốt đẹp khi chúng ta hoàn thành hết tất cả các mục tiêu đề ra bạn sẽ cảm thấy hưng phấn và thích thú. Chính điều này sẽ tạo thêm động lực cho bạn lao thẳng về phía trước…Bạn sẽ là sinh viên giỏi! Sau khi lập ra một bản kế hoạch hoàn chỉnh, công việc tiếp theo của bạn là phải vận dụng những phươngpháp thích hợp để hoàn thành nhiệm vụ. Là sinh viên thể thao, đa phần nghiêng về năng khiếu nên rất nhiều người trong chúng ta cảm thấy khó khăn trong việc ghi nhớ những kiến thức nghiêng về lý thuyết. Riêng đối với lĩnh vực y- sinh học và đặc thù riêng của khoa y sinh học là học nặng về lý thuyết do đó khả năng ghi nhớ tốt là một đòi hỏi tất yếu. Vậy làm sao đểhọc và nhớ tốt? Hãy mạnh dạn thay đổi phươngpháp ghi chép và ghi nhớ. Phươngpháp truyền thống mà chúng ta vẫn hay sử dụng là chép thành dòng, thành đoạn văn những kiến thức học được theo một thứ tự nào đó rồi đến lúc học lại phải đọc ra thành một bài văn. Nhìn chung trong phươngpháp này chỉ chứa toàn ký tự chữ viết. Hãy tưởng tượng với một bài học dài đến 10 trang giấy thì bạn phải mất bao lâu đểhọc thuộc và bao nhiêu thời gian cho mỗi lần ôn lại? Có lẽ ít nhất cũng phải mất đến hai giờ nhưng cũng chưa hẳn đã nhớ hết và hiểu hết. Hơn hết phải học theo logic nên nếu quên một dữ kiện nào đó bạn sẽ dễ dàng bị quên hết cả bài học. Để khắc phục “ sự cố” này, một giáo sư tâm lý người Anh là Tony Buzan đã phát minh ra “sơ đồ tư duy”. Đây là cách ghi chép vận dụng sự sáng tạo của cả não trái và não phải với rất nhiều hình ảnh minh họa sinh động. Nếu vận dụng đúng cách nó sẽ hoàn toàn giải phóng những năng lực tiềm ẩn trong chúng ta, giúp ta khai thác tốt những khả năng vốn có của bản thân và việc học tập trở nên vô cùng hứng thú. Các bước vẽ sơ đồ tư duy: 1.Vẽ chủ đề ở trung tâm 2.vẽ các tiêu đề phụ 3.vẽ các ý chính và các chi tiết cho tiêu đề phụ: Chú ý: chủ đề trung tâm cần được làm nổi bật bằng cách minh hoa thêm hình ảnh, màu sắc, các tiêu đề phụ xuất phát từ một chủ đề trung tâm tỏa ra các hướng. Bước 3: ôn bài thường xuyên và hợp lý: Trong học tập nếu không thường xuyên ôn lại kiến thức thì chúng ta sẽ rất dễ quên đi những điều tưởng chừng vô cùng đơn giản. hãy lập cho mình một kế hoạch ôn tập thật hợp lý. Vậy ôn như thế nào là hợp lý? Việc ôn bài nên diễn ra trong một khoảng thời gian cụ thể sau mỗi lần học. Lần ôn bài đầu tiên nên bắt đầu su khi học 10 phút. Các nghiên cứu cho thấy khả năng nhớ bài thường đạt đỉnh điểm sau khi học 10 phút rồi sau đó giảm dần. những lần ôn bài tiếp theo nên lần lượt diễn ra sau 24 giờ, sau một tuần, một tháng và sau 3 đến sáu tháng. Thời gian biểu này giúp trí nhớ của bạn luôn ở đỉnh cao. Lý tưởng nhất là bạn nên lên kế hoạch thời gian ôn bài sao cho giai đoạn ôn bài cuối cùng rơi vào một ngày trước ngày thi.