Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 36 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
36
Dung lượng
103,53 KB
Nội dung
THỰCTRẠNGXUẤTKHẨUHÀNGHÓACỦAVIỆTNAMVÀOTHỊTRƯỜNGTRUNGQUỐCTỪNĂM1991ĐẾNNAY 2.1. Tác động của khu vực mậu dịch tự do ASEAN- TrungQuốc tới quan hệ thương mại Việt- Trung - Đối với Việt Nam, ACFTA không chỉ tăng cường hợp tác kinh tế hai bên trên nhiều lĩnh vực hiện có, mà còn mang một ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy mở rộng mậu dịch và đầu tư giữa hai bên. ACFTA thành lập đã làm cho quan hệ thương mại của ASEAN và TrungQuốc phát triển với tốc độ nhanh chóng. TrungQuốc đã trở thành bạn hàng quan trọng với các nước trong khu vực, ngược lại với một thịtrường tài nguyên phong phú, ASEAN trở thành thịtrường tiềm năng cho các mặt hàngcủaTrung Quốc. - Trong bối cảnh hợp tác khu vực như vậy, quan hệ kinh tế và thương mại giữa Việt Nam- TrungQuốc cũng không nằm ngoài xu thế hợp tác đó. Hiện nayTrungQuốc là đối tác thương mại lớn nhất củaViệt Nam. TrungQuốc vừa là nước xuấtkhẩu lớn nhất vàothịtrườngViệtNam lại vừa là nước nhập khẩuhànghoá lớn thứ 3 củathịtrườngViệt Nam. Điều đó đã được minh chứng bằng các số liêu phản ánh kim ngạch xuấtkhẩucủa hai nước. Theo đó, các nhà hoạch định chính sách của hai nước đều đưa ra một viễn cảnh tốt cho quan hệ thương mại của hai nước mà điều đó được tạo ra do nền tảng quan hệ truyền thống cộng với những lợi thế mà ACFTA mang lại. - Nhìn chung, quan hệ thương mại củaViệtNam và TrungQuốc trong khuôn khổ ACFTA mang đến cho thương mại hai nước cơ hội làm ăn mới. Về phía Việt Nam, thịtrườngTrungQuốc là một thịtrường lớn, đa dạng, nhu cầu về hànghoá phong phú, sức tiêu dùng cao. Theo những cam kết của ACFTA, vàonăm 2010, đa số các hànghoáxuấtkhẩuvàoTrungQuốc với thuế suất là 0%, điều đó mang đến nhiều cơ hội cho Việt Nam.Với hànghoá nông, lâm, thuỷ, hải sản là các hànghoá mà ViệtNam có lợi thế so sánh thì đây là một “ cơ hội vàng” củaViệt Nam. - Về phía Trung Quốc, hiện nay được coi là công xưởng của thế giới, có thế mạnh về nhiều ngành công nghiệp. Do đó, TrungQuốcxuấtkhẩu sang ViệtNam chủ yếu là hàng tiêu dùng điện tử, máy móc, phân bón, thiết bị đồng bộ… Sau khi tham gia ACFTA, các bên đều giảm hàng rào thuế quan xuống, hànghoáxuấtkhẩu qua biên giới hai nước Việt- Trung tăng lên nhanh chóng. Các hànghoácủaViệtNam có khả năng xuấtkhẩu sang TrungQuốc nhiều hơn. Trong khi đó những mặt hàng có giá trị đã qua chế biến như hàng tiêu dùng, điện tử, máy móc củaTrungQuốc vẫn tiếp tục chiếm lĩnh thịtrườngViệt Nam. Trong hoàn cảnh đó, nếu như các doanh nghiệp củaViệtNam không học hỏi được những kinh nghiệm quản lý, công nghệ hiện đại và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình thì trong tương lai tình trạng nhập siêu củaViệtNam sẽ ngày càng tăng. - Bên cạnh đó, Hiệp định thương mại về hànghóacủa ASEAN- TrungQuốc có hiệu lực vào tháng 7 năm 2005 đã có nhiều tác động tới quan hệ thương mại củaViệtNam và Trung Quốc, chẳng hạn như, khi mà thực hiện cam kết cắt giảm thuế quan trong khuôn khổ Hiệp định mậu dịch tự do với số dòng thuế trên 20% chiếm gần 29,9% biểu thuế; từ 11- 20% chiếm 32,8%; dưới 10%chiếm 37,1% và lộ trình cắt giảm thuế quan này diễn ra chỉ trong vòng 5 năm, mức thuế suất tối đa áp dụng cho hànghóacủa các nước thuộc ASEAN là 0%. Đây là một cơ hội rất lớn cho hànghóacủaViệtNam xâm nhập vàothịtrườngTrung Quốc. - Một điều rất quan trọng trong Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN- TrungQuốc ký vào 11/2002 là cam kết về chương trình Thu hoạch sớm. Theo cam kết này, TrungQuốc đã xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm nông sản và thủy sản của các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam. Đó là cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp ViệtNam đẩy mạnh xuấtkhẩuhànghóacủa mình sang thịtrường này. Bởi lẽ, khi phân tích nội dung của EHP, ta thấy chương trình này có nhiều quy định cụ thể rất thuận lợi cho cơ cấu hànghóa mà ViệtNamxuấtkhẩu sang Trung Quốc. Cụ thể như: + Một thực tế cho thấy, TrungQuốc là một thịtrường đầy tiềm năng, trong những năm gần đây, nước này đã nhập khẩucủaViệtNam trên 1 tỷ USD rau quả nhiệt đới và 2,1 tỷ USD thủy sản. Nhu cầu củaTrungQuốc về những mặt hàngnày ngày càng gia tăng. Mặt khác TrungQuốc là một thịtrường khá dễ tính, mức độ đòi hỏi về chất lượng hànghóa và vệ sinh an toàn thực phẩm không khắt khe như một số nước khác. Tuy vậy, thị phần hàng nông sản và thủy sản củaViệtNam tại TrungQuốc là chưa lớn nên với chương trình EHP, thìViệtNam càng nhận thấy rõ đây là một thịtrương tiềm năng của mình. + Không chỉ vậy, những mặt hàng mà tham gia EHP đều là mặt hàng mà ViệtNam có lợi thế xuấtkhẩu sang TrungQuốc và còn có thể được hưởng lợi ích ngay khi tham gia chương trình này. Theo như cam kết, 536 mặt hàng mà TrungQuốc tham gia EHP, thì hầu hết là các mặt hàng mà ViệtNam có lợi thế xuấtkhẩu sang Trung Quốc. So với trước khi có chương trình này, hầu hết các mặt hàngViệtNamxuấtkhẩu sang TrungQuốc đều chịu mức thuế suất bình quân khá cao (gần 20%), nhưng khi thực hiện EHP thì ngay năm đầu tiên, tức năm 2004 thì mức thuế suất cao nhất chỉ còn 10%, sau đó tiếp tục giảm còn 5% vàonăm 2005 và còn 0% vàonăm 2006. Đây là một mức thuế suất cực kỳ hấp dẫn vì nó còn thấp hơn nhiều mức thuế mà TrungQuốc cam kết đối với các thành viên của WTO. + Với vị trí địa lý gần gũi như vậy, việc xuấtkhẩuhànghóa sang TrungQuốc đã giúp ViệtNam giảm được nhiều chi phí vận chuyển, thời gian, bảo quản xuấtkhẩu các mặt hàng như nông sản và thủy sản. Đây cũng là một nhân tố tích cực mở ra cơ hội làm ăn cho Việt Nam. Như vậy, ACFTA đã mang lại cho cả Việt Nam- TrungQuốc một sự hợp tác bền vững, phát triển tốt đẹp. Từ khuôn khổ ACFTA, để biến những cơ hội xuấtkhẩuhànghóacủaViệtNamvàoTrungQuốc thành hiện thựcthì Chính phủ cũng như các doanh nghiệp củaViệtNam cần có những chiến lược phát triển kinh tế phù hợp cho từng giai đoạn, tình hình cụ thể. 2.2. Tác động của việc gia nhập WTO đối với TrungQuốc và ViệtNam 2.2.1. Tác động của việc TrungQuốc gia nhập WTO tới ViệtNam - Trải qua 15 năm cố gắng, ngày 11/1/2001 TrungQuốc đã bước được vào cánh cửa lớn của sân chơi thương mại quốc tế WTO. Là nước láng giềng gần gũi củaTrung Quốc, núi liền núi, sông liền sông. Hai nước có chung đường biên giới trên đất liền dài khoảng 1350 km cùng nhiều cửakhẩu và đường mòn qua lại. Vì thế mỗi một biến động hay thay đổi củaTrungQuốc đều có ảnh hưởng trực tiếp đếnViệt Nam. - Sau khi gia nhập WTO, TrungQuốc sẽ được hưởng những quyền lợi và phải thực hiện những nghĩa vụ mà WTO yêu cầu. Điều đó chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới quan hệ kinh tế- thương mại Việt- Trung. Song trong phạm vi giới hạn nghiên cứu, chúng ta chỉ xem xét tác động của việc TrungQuốc gia nhập WTO tới ViệtNam trong quan hệ thương mại theo hướng xuấtkhẩuhànghoácủaViệtNam sang TrungQuốc bị ảnh hưởng như thế nào mà thôi. Về cơ cấu hànghoáViệtNamxuấtkhẩu sang TrungQuốc hiện có tới hơn 100 mặt hàng chính bao gồm: nguyên liệu (than đá, dầu thô, quặng sắt, cromit, dược liệu, cao su thiên nhiên, các loại tinh dầu…); lương thực, nông sản, động vật nuôi, thuỷ hải sản tươi sống, hàng tiêu dùng, đồ gia dụng. Trong đó 3 mặt hàng chính là dầu thô, hải sản, hoa quả, cả ba mặt hàngnày ngày càng tăng cả về khối lượng lẫn giá trị. Bên cạnh đó, khi TrungQuốc gia nhập WTO khả năng tăng cường xuấtkhẩu các mặt hàng trên củaViệtNam là rất lớn. Bởi lẽ, khi đó TrungQuốc phải mở cửathịtrường nông sản theo hệ thống hạn ngạch đạt từ 3-5% mức tiêu thụ trong nước, giảm thuế nhập khẩu nông sản xuống còn bình quân là 20% và sau 3 năm còn 14,5%. Trong bối cảnh này, ViệtNam được đánh giá là có nhiều lợi thế nhất do tăng được thị phần nông sản và nguyên liệu thô trên thịtrườngTrung Quốc. Như vậy, loại trừ những mặt tác động tiêu cực mà khi TrungQuốc gia nhập WTO đem đến cho ViệtNamthì sự kiện này còn mở ra một con đường mới, một hướng đi mới đầy triển vọng cho hoạt động xuấtkhẩuhànghoácủaViệt Nam. - Tuy nhiên, TrungQuốc gia nhập cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới xuấtkhẩuhànghóacủaViệt Nam. Vì kể từ khi gia nhập WTO, các quy định về hànghóa nhập khẩu nói chung của nước này ngày càng chặt chẽ hơn trước. Sau khi gia nhập WTO, việc quản lý chất lượng hàng hóa- dịch vụ củaTrungQuốc đều tuân theo các tiêu chuẩn của WTO như các biện pháp vệ sinh an toàn hàng nông sản, thủy sản. Do đó, hànghóacủaViệtNam khi xuấtkhẩu sang nước này phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn, yêu cầu ngày càng cao hơn. Thêm vào đó, mức sống của người dân TrungQuốc ngày một nâng cao, kéo theo xu hướng tiêu dùng của họ thay đổi, thay vì dùng hànghóa rẻ, chất lượng thấp, nay họ đã chuyển sang dùng các sản phẩm an toàn cao. - Vậy thì đứng về phía Trung Quốc, khi ViệtNam đã là thành viên chính thứccủa WTO, TrungQuốc có phải chịu một ảnh hưởng nào không? Nếu chỉ xét riêng đến hoạt động thương mại của hai nước thì ảnh hưởng đó là gì? 2.2.2. Tác động củaViệtNam khi gia nhập WTO tới TrungQuốc - Do ViệtNam đã là thành viên chính thứccủa WTO cho nên quan hệ thương mại giữa ViệtNam và TrungQuốc trong thời gian tới về cơ bản sẽ tuân thủ theo các nguyên tắc và quy định của WTO. Những quy định này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định hợp tác thương mại và kinh tế giữa hai nước nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp và thương mại nông sản.Việt Nam gia nhập WTO sẽ tạo ra cơ hội và viễn cảnh tốt đẹp cho doanh nghiệp TrungQuốc Hộp 2:Trích dẫn theo Bài của Lý Thái Sinh, Giảng viên Học viện kỹ thuật dạy nghề Nam Ninh Trung Quốc, đăng trên tạp chí "Dọc ngang Đông Nam Á" số mới đây như sau: Ngày 11 tháng 1 năm 2007, ViệtNam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Điều đó có nghĩa là ViệtNam đã hòa nhập thực sự vào hệ thống mậu dịch thế giới một cách rộng rãi, sâu sắc và toàn diện. ViệtNam là một quốc gia vốn nghèo nàn, lạc hậu, vậy mà trải qua 20 năm đổi mới, tốc độ tăng trưởng GDP củaViệtNam đã vượt qua Ấn Độ và chỉ đứng sau Trung Quốc, nhanh chóng trở thành một thế lực mới không thể coi thường ở châu Á. Hiện nay, TrungQuốc là đối tác mậu dịch lớn nhất củaViệt Nam. Việc ViệtNam gia nhập WTO đã đem lại cơ hội và viễn cảnh phát triển tốt đẹp cho mối quan hệ thương mại lâu dài giữa hai nước Việt Nam- Trung Quốc. - Điều đáng nói ở đây là khi ViệtNam gia nhập WTO đã trở thành cơ hội làm ăn tốt đối với các doanh nghiệp TrungQuốc + Sự bù đắp lẫn nhau về ưu thế giữa hai nước Việt Nam- TrungQuốc rất rõ ràng. Mấy năm trở lại đây, ViệtNam và TrungQuốc là hai nước có tốc độ kinh tế phát triển nhanh nhất, đếnnay hai nước đều là thành viên chính thứccủa WTO, có thể tăng cường hợp tác mậu dịch theo các quy tắc của WTO. TrungQuốc đã tiến hành cải cách mở cửa trước Việt Nam, trình độ công nghiệp và kỹ thuật của nước này đang dần dần theo kịp trình độ tiên tiến của thế giới, ưu thế mà các loại sản phẩm củaTrungQuốc mang lại đã và đang phù hợp với trình độ tiêu dùng hiện naycủaViệt Nam. Còn ViệtNam với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, cộng thêm lượng thu hút đầu tư rất lớn trong thời gian qua, kinh tế đã phát triển rất nhanh, chất lượng hànghóa sản phẩm củaViệtNam ngày càng tốt và được tiêu thụ nhanh. Ưu thế của hai nước đều đang được phát huy, hợp tác mậu dịch bổ trợ lẫn nhau giữa hai bên đang thực hiện một mục tiêu chung là "cùng thắng". + Khi ViệtNam trở thành thành viên chính thứccủa WTO, việc ViệtNamthực hiện các cam kết với WTO đã làm cho hànghoáTrungQuốc càng có sức cạnh tranh ở Việt Nam. Theo đó, trong khoảng thời gian từ 5 đến 7 năm sau khi gia nhập WTO, ViệtNam sẽ giảm thuế đối với 3800 loại sản phẩm, để mức thuế bình quân sẽ giảm từ 17,4 % xuống 13,4 %. Trong đó, mức thuế tiêu thụ đối với mặt hàng rượu giảm 20%, sản phẩm nhựa gia dụng giảm 20 %, hàng dệt may giảm 63 %, giầy da giảm 20%. Bắt đầu từ tháng 1/2007, ViệtNam sẽ thực hiện giảm thuế nhập khẩu đợt đầu tiên của 1800 mặt hàng như gỗ sản phẩm, ôtô, xe máy, thuốc hóa học, nhựa sản phẩm, trang phục…Điều đó, đã tác động không nhỏ tới cả hai nước, cụ thể nó không những có lợi cho việc xuấtkhẩucủa các mặt hàng cùng loại của các doanh nghiệp Trung Quốc, mở rộng thịtrườngcủaViệt Nam, mà còn khiến một bộ phận ngành nghề càng có ưu thế đặc biệt hơn. + ViệtNam gia nhập WTO sẽ có lợi hơn cho sự phân công ngành nghề đối với các doanh nghiệp Trung Quốc. Việt Nam- TrungQuốc đều đang ở trong hai giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau. Chẳng hạn như hiện nay, tỉnh Quảng Đông củaTrungQuốc đã trở thành một trong những cơ sở ngành nghề chế tạo quan trọng nhất trên thế giới, cần nhập khẩu số lượng lớn những sản phẩm hàng đầu, còn phía Việt Nam, lại có thể đáp ứng một phần nhu cầu sản xuấtcủa Quảng Đông. Sau khi ViệtNam gia nhập WTO, các doanh nghiệp TrungQuốc ngoài việc nhập khẩu những hànghóahàng đầu từViệt Nam, còn có thể tận dụng triệt để các cơ hội mà chính phủ ViệtNam đang áp dụng như là những chính sách ưu tiên để kêu gọi các doanh nghiệp TrungQuốcđến đầu tư tại ViệtNam trong các lĩnh vực ngành nghề như: may mặc, đồ gia dụng, đồ điện tử…, trong phạm vi quy định của WTO, TrungQuốc có thể tránh được các rủi ro, đồng thời tạo ra công ăn việc làm, thúc đẩy nền kinh tế ViệtNam phát triển. Năng lượng, điện tử, xe hơi, trang phục và y dược là những thịtrường hấp dẫn đang mở ra các cơ hội làm ăn tốt cho các doanh nghiệp TrungQuốc tại Việt Nam. + Các hạng mục hợp tác trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng và năng lượng đang mở ra những viễn cảnh tốt đẹp. Hiện nay, cả hai nước đều đang tích cực thảo luận để tăng cường hợp tác lâu dài, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, năng lượng và giao thông. Cụ thể bao gồm tiến trình đẩy nhanh việc triển khai "Bị vong lục hợp tác hai hành lang một vành đai kinh tế”. Đây là chương trình kinh tế trọng điểm đối với cả hai nước. Sau khi ViệtNam gia nhập WTO, các dự án giao thông lớn và xây dựng cơ sở hạ tầng củaViệtNam đều đồng loạt được triển khai, khi đó nhu cầu về năng lượng củaViệtNam ngày càng tăng, đặc biệt là ngành điện lực củaViệtNam đã rơi vào tình trạng cung không đủ cầu, điều đó đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp TrungQuốc triển khai các hạng mục hợp tác trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng và năng lượng ở Việt Nam. Bộ Công nghiệp ViệtNam cho biết, hiện nay mức đầu tư cho ngành điện củaViệtNam đang chiếm khoảng 10% tổng đầu tư toàn xã hội, hàng chục nhà máy điện khởi công xây dựng, tổng đầu tư đã lên đếnhàng tỷ USD. Chính phủ ViệtNam đã chỉ đạo thúc đẩy phát triển ngành điện lực với tốc độ bình quân 17%/năm, gấp đôi tốc độ tăng của GDP. Để mục tiêu này được thực hiện, ngành điện ViệtNam cần đầu tư khoảng 4 tỷ USD. Hiện nay, việc đầu tư cho ngành điện củaViệtNam đang thực hiện phương châm xã hội hóa, các tổ chức trong và ngoài nước, tư nhân và doanh nghiệp đều có thể tham gia. + Thịtrường ôtô ở ViệtNam đang có nhiều tiềm lực phát triển. Theo quy hoạnh phát triển ngành ôtô do Bộ Công nghiệp ViệtNam đưa ra, trong giai đoạn 2005-2010 tổng sản lượng ôtô củaViệtNam sẽ tăng 16%/năm; giai đoạn 2011- 2020 sẽ tăng khoảng 8%/năm. Trong những năm gấn đây, ngành ôtô củaTrungQuốc đã tăng nhanh tốc độ đầu tưvàoViệt Nam. Để thực hiện cam kết khi gia nhập WTO, Bộ Tài chính ViệtNam đã đưa ra biểu thuế ưu đãi xuất nhập khẩu mới quy định từ ngày 11/1/2007 trở đi thuế hải quan đối với ôtô nhập nguyên chiếc sẽ giảm từ 90% xuống còn 80%. Một số chuyên gia phân tích rằng mặt hàng ôtô củaTrungQuốc sẽ có ưu thế lớn và hoàn toàn có thể cạnh tranh với các hãng lớn khác tại thịtrườngViệt Nam. Ưu thế lớn nhất của các doanh nghiệp ôtô TrungQuốc là giá thành rẻ. Nhưng chỉ với ưu thế này để đi khai thác thịtrườngquốc tế không phải dễ mà trái lại chỉ có thể khiến các doanh nghiệp TrungQuốc bị "mang tiếng" thêm là "hàng hóa giá rẻ". Điều này nói lên rằng các doanh nghiệp sản xuất ôtô củaTrungQuốc cần nỗ lực hơn nữa để giành chiến thắng trên thịtrườngViệtNam bằng chất lượng sản phẩm của mình. + Một thịtrường quan trọng nữa là thịtrường thép nguyên liệu. Hiện nay, ViệtNam nhập khẩutừTrungQuốc tới 60 % số lượng thép nguyên liệu. Nguyên nhân chủ yếu là do quy mô sản xuất thép nguyên liệu trong nước củaViệtNam rất nhỏ, kỹ thuật sản xuấtthì lạc hậu, sản lượng thấp và chỉ có thể đáp ứng được khoảng 25 % nhu cầu trong nước. Năm 2006, sản lượng thép nguyên liệu củaViệtNam chỉ đạt 1.400.000 tấn, còn tới 60 % nhu cầu thép phải nhập khẩutừTrung Quốc. Hơn thế nữa, do thiếu phôi thép nên giá thành thép nguyên liệu ở thịtrườngViệtNam tăng cao điều này khiến các xí nghiệp sản xuất thép phải ngừng hoặc giảm sản lượng, chuyển sang nhập khẩu thép từTrung Quốc. + Về thịtrườnghàng điện tử cũng là một thịtrường mở ra cho các doanh nghiệp TrungQuốc nhiều cơ hội. Các sản phẩm hàng điện tửcủaTrungQuốc như: Tivi, máy tính, đầu DVD, tủ lạnh, điều hòa…rất được ưa chuộng và số lượng tiêu thụ rất lớn, không ngừng gia tăng ở thịtrườngViệtNam hiện nay. Bởi lẽ, giá cả của các loại mặt hàngnày rất phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng Việt Nam. Hiện nay, trên thịtrườnghàng điện tửcủaViệtNam có tới 60-70 % là hànghóacủa nước ngoài, trong đó có một số lượng lớn là xuất xứ từTrung Quốc. Sau khi ViệtNam gia nhập WTO khoảng 3-5 năm, có tới 330 loại mặt hàng điện tử sẽ không bị đánh thuế nhập khẩu, một số loại khác sẽ giảm thuế xuống còn 40-50%, cộng thêm những ưu đãi của chính phủ Việt Nam, đây sẽ là điều kiện thuận lợi rất lớn đối với các doanh nghiệp sản xuấthàng điện tửTrungQuốcđến đầu tư và làm ăn tại Việt Nam. Ngoài ra, trên thịtrườngViệt Nam, các hànghoá khác củaTrungQuốc như hàng dược liệu, vật liệu, đồ chơi, xây dựng, các mặt hàng dệt may…cũng có ưu thế và tương lai phát triển hết sức tốt đẹp. - Từ đó ta có thể hình dung được viễn cảnh phát triển tốt đẹp của mậu dịch Việt Nam- TrungQuốc sau khi ViệtNam gia nhập WTO như sau: + Trong những năm gần đây, quan hệ mậu dịch song phương Việt Nam- TrungQuốc luôn giữ được nhịp độ phát triển ổn định, kim ngạch xuất nhập khẩu song phương không ngừng tăng lên. Sau khi ViệtNam gia nhập WTO, mậu dịch song phương sẽ ngày càng phát triển tốt đẹp hơn. Quan hệ mậu dịch song phương Trung- Việt không chỉ tăng nhanh về tốc độ mà cơ cấu hànghóaxuất nhập khẩu cũng có thay đổi rõ rệt. Cụ thể là tỷ lệ các hànghóa mà ViệtNam nhập khẩucủaTrungQuốc như khoáng sản, máy móc thiết bị, nguyên liệu dệt may…trong tổng sản lượng hànghóa nhập khẩutừTrungQuốccủaViệtNam đã tăng từ 58 % (năm 2000) lên 81,4 % (năm 2005) và còn có xu hướng tăng trong thời gian tới. Đồng thời, 6 loại sản phẩm mà TrungQuốc nhập khẩutừViệtNam như khoáng sản, nhựa, dệt may…đã tăng từ tỷ lệ 92,5 % (năm 2000) lên 98 % (năm 2005) trong tổng số hànghóa nhập khẩutừViệtNamcủaTrung Quốc. + Sau khi gia nhập WTO ViệtNam sẽ có những ưu đãi liên quan cho TrungQuốc cũng như các thành viên khác. Khi đó TrungQuốc nhập khẩuhànghóacủaViệtNam sẽ càng có lợi hơn và nếu phát sinh mâu thuẫn trong quá trình hợp tác thì có thể giải quyết trong khuôn khổ WTO. Hơn nữa, những hiệp định liên quan đến việc xuấtkhẩuhànghoácủa hai nước như kiểm dịch thủy sản, lúa gạo hay các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, sẽ được hai bên ký kết, đó là những căn cứ pháp lý cho hànghóaxuấtkhẩucủaViệt Nam. Với tốc độ tăng trưởngcủa kinh tế và nhu cầu trong nước củaTrung Quốc, cộng thêm ưu thế là “láng giềng gần gũi”, các mặt hàngxuấtkhẩucủaViệtNam sang TrungQuốc như dầu thô sẽ tiếp tục gia tăng. Để đạt được mục đích mở rộng thịtrườngxuấtkhẩu ở Trung Quốc, thâm nhập sâu vàothịtrường này, ViệtNam đang từng bước điều chỉnh cơ cấu sản phẩm để phù hợp với nhu cầu nhập khẩucủaTrung Quốc. Đồng thời, phía ViệtNam còn thành lập cơ chế xuấtkhẩuhànghóa sao cho phù hợp với thịtrườngTrungQuốc để nâng cao sức cạnh tranh và mở rộng chủng loại hànghóacủaViệtNam tại thịtrường này, nâng cao sản lượng xuất khẩu. Chính phủ ViệtNam đã yêu cầu các doanh nghiệp trong nước cố gắng tăng cường mức độ cung ứng hànghóa như nông sản, thủy sản ., đồng thời mở đại diện ở các thành phố củaTrungQuốc để tăng cường giới thiệu sản phẩm, quảng bá thương hiệu, hình ảnh Việt Nam. 2.3. ThựctrạngxuấtkhẩuhànghoácủaViệtNam khi là thành viên chính thứccủa WTO 2.3.1. Đánh giá tổng quan về tăng trưởngxuấtkhẩu 2.3.1.1. Tình hình xuấtkhẩucủaViệtNam giai đoạn 2001- 2006 - XuấtkhẩucủaViệtNam trong giai đoạn 2001- 2006 đã đạt được những thành tích khá ấn tượng. Tuy kết quả tăng trưởngxuấtkhẩuhànghoácủaViệt [...]... củaViệtNam (chiếm 9% tổng giá trị xuấtkhẩucủaViệt Nam) , chỉ sau Mỹ, EU, Nhật; và là đối tác nhập khẩu lớn nhất củaViệtNam (chiếm 15,6% tổng giá trị nhập khẩucủaViệt Nam) 1 Hàngxuất sang ViệtNam chủ yếu là từ bốn tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam và Vân Nam (chiếm hơn 95% giá trị xuấtkhẩucủaTrungQuốc sang Việt Nam) ; ngược lại, bốn tỉnh này cũng là những tỉnh nhập khẩuhànghóacủa Việt. .. rằng ViệtNam cần khai thác triệt để các thịtrường truyền thống của mình để duy trì kim ngạch xuất khẩu, lấy đó làm bàn đạp, nền tảng để tiếp tục đi tìm kiếm thịtrường mới nhằm tăng cường xuấtkhẩuhànghoácủaViệtNam ra thịtrườngquốc tế 2.3.1.2 Tình hình xuấtkhẩuhànghoácủaViệtNamnăm 2007 - Sau một năm gia nhập WTO, xuấtkhẩuhànghoácủaViệtNam đã đạt được kết quả vô cùng quan trọng: xuất. .. nhóm mặt hàng, trong đó có hàng gạo củaViệtNam Cao su là mặt hàngTrungQuốc có nhu cầu tiêu thụ lớn, nhưng thịtrườngxuấtkhẩu cao su củaViệtNam phụ thuộc quá nhiều vàothịtrườngTrung Quốc, chiếm khoảng 60% mức xuấtkhẩu cao su củaViệtNam ra thế giới Do đó, TrungQuốc áp dụng biểu thuế lựa chọn đối với ViệtNam Đặc biệt là mức giá đánh thuế nhập khẩu cao su củaViệtNam sẽ lựa chọn một trong... các năm kim ngạch xuấtkhẩuhànghoácủaViệtNam liên tục tăng trong đó nổi bật lên là thịtrường Châu Á Kim ngạch xuấtkhẩuhànghoácủaViệtNam sang thịtrườngnày là 8.610 triệu USD, chiếm 57,3% tổng kim ngạch xuấtkhẩuhànghoá ( 2001) tăng lên khoảng 17.226 triệu USD, chiếm 43,5% tổng kim ngạch xuấtkhẩuhànghoácủaViệtNam ( 2006) Trong đó 3 thịtrường chính và là thịtrường truyền thống của. .. quan hệ với Trung Quốc, ViệtNam bắt đầu coi TrungQuốc là thịtrườngxuấtkhẩu trọng điểm, chiến lược Do đó, chính phủ ViệtNam không ngừng hợp tác thương mại với Trung Quốc, đồng thời đặt ra những chiến lược phù hợp để thúc đẩy hànghoácủaViệtNam thâm nhập vàothịtrườngTrungQuốc - Nhìn chung, trong giai đoạn 1991- 2000, ViệtNam đã dần nâng cao kim ngạch xuấtkhẩuhànghoá sang TrungQuốc và duy... thấy tình hình xuấtkhẩuhànghoácủaViệtNam sang TrungQuốcnăm 2008 có vẻ khởi sắc và rất sôi động Hy vọng rằng đây là một dấu hiệu tốt cải thiện được kim ngạch xuấtkhẩuhànghoácủaViệtNam sang TrungQuốc trong thời gian tới 2.4.2 Cơ cấu các mặt hàng xuấtkhẩucủaViệtNam sang TrungQuốc 2.4.2.1 Giai đoạn 1991- 2000 - Cơ cấu hànghoáViệtNamxuấtkhẩu sang TrungQuốc trong giai đoạn này mới chỉ... nay - Về thị trườngxuấtkhẩucủaViệt Nam, TrungQuốc đứng thứ ba trong các nước sau Mỹ và Nhật Bản Về thịtrường nhập khẩucủaViệt Nam, TrungQuốc đứng thứ nhất Trong quan hệ thương mại giữa TrungQuốc và ViệtNamthìViệtNam luôn luôn ở vị thế nhập siêu và mức nhập siêu ngày một lớn, mức nhập siêu từTrungQuốc lớn nhất trong các nước và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại với ViệtNam Trong năm. .. năm tháng đầu năm 2007, ViệtNam mới chỉ xuấtkhẩu sang TrungQuốc 13,5 triệu USD nhưng đã nhập khẩucủa nước này tới 57,8 triệu USD Tình trạng nhập siêu củaViệtNam kéo dài suốt quá trình hai nước trao đổi thương mại với nhau Xét đếnxuấtkhẩuhànghoácủaViệtNam sang TrungQuốc trong năm 2007 ta thấy có những biến động mạnh mẽ theo từng tháng Một số mặt hàngxuấtkhẩuvàoTrungQuốc có kim ngạch... cấu hànghoá không có sự đột phá lớn - Mặt hàngxuấtkhẩu chủ lực củaViệtNam vẫn là dầu thô, chiếm 55% tổng kim ngạch xuất khẩucủaViệtNam sang TrungQuốc Theo phân tích của các chuyên gia, do kinh tế TrungQuốc tăng trưởng nhanh, nhu cầu nhập khẩu dầu thô củaTrungQuốchàngnămtừ 400- 500 triệu tấn, hơn nữa giá dầu thô quốc tế tăng cao sẽ có lợi đối với xuấtkhẩu dầu thô - Công nghiệp của Trung. .. Nam- TrungQuốc nói riêng và giữa Trung QuốcASEAN nói chung thông qua ViệtNam Vì thế kim ngạch xuấtkhẩucủaViệtNam sang hai tỉnh này chiếm 20% tổng kim ngạch mậu dịch của hai nước Việt NamTrung Quốc Cụ thể như năm 2005, kim ngạch xuấtkhẩu sang tỉnh Quảng Đông đã đạt tới 400 triệu USD - Không tính đến giá trị xuất nhập khẩucủa Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan, thìTrungQuốc là thịtrườngxuấtkhẩu . THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY 2.1. Tác động của khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc. tìm kiếm thị trường mới nhằm tăng cường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam ra thị trường quốc tế. 2.3.1.2. Tình hình xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam năm 2007