Phương thức buôn bán

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY (Trang 27 - 28)

- Theo Bộ Thương mại, Việt Nam đã xuất khẩu sang Trung Quốc năm 2007 đạt kim ngạch là 3,9 tỷ USD.

2.4.3.Phương thức buôn bán

- Phương thức buôn bán mà hai nước áp dụng chủ yếu là phương thức buôn bán tiểu ngạch.

- Một thực tế cho thấy là giữa Việt Nam và Trung Quốc xác định khái niệm về mậu dịch biên giới là khác nhau: Trung Quốc có nhiều kinh nghiệm quản lý mậu dịch biên giới hơn, phía Trung Quốc quan niệm mậu dịch biên gối rất rõ ràng và gồm hai loại hình như sau:

+ Mậu dịch chợ biên giới là khu vực nằm trên tuyến đường biên giới trong vòng khoảng 20 km tính từ đường biên giới vào nội địa

+ Mậu dịch tiểu ngạch biên giới là chỉ các xí nghiệp thuộc các huyện biên giới (hay còn gọi là xí nghiệp ở khu vực biên giới) các xí nghiệp này được nhà

nước phê chuẩn có quyền kinh doanh mậu dịch tiểu ngạch biên giới và được hưởng các chính sách ưu đãi của nhà nước về thuế, về thanh toán, về mặt hàng và cửa khẩu (vấn đề này Việt Nam không áp dụng mà chỉ theo nghị định 57 chung cho toàn quốc)

- Trong khi đó, phía Việt Nam khái niệm về mậu dịch biên giới chưa rõ ràng do vậy rất khó phân biệt được chính ngạch hay tiểu ngạch và buôn bán trao đổi của dân cư biên giới. Việt Nam chỉ có 1 quan niệm thống nhất là: “Mậu dịch biên giới là các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá ở khu vực biên giới với các nước láng giềng bao gồm mua bán chính ngạch, mua bán tiểu ngạch, mua bán ở chợ biên giới, mua bán của cư dân biên giới”

- Chính sự phân biệt không rõ ràng và không xác định được khung pháp lý phù hợp cho nên trong thời gian qua tình hình buôn bán của Việt Nam ở biên giới vô cùng phức tạp. Hoạt động tiểu ngạch “dường như” đã trở thành hoạt động buôn lậu. Điều đó tạo ra tổn thất lớn cho phía Việt Nam. Nổi bật lên là vụ buôn lậu than ở Quảng Ninh trong năm vừa qua, sau những điều tra thì Nhà nước ta đã phát hiện ra hàng năm Việt Nam thất thoát khoảng 4500 tỷ đồng do lượng than đem buôn bán tiểu ngạch với Trung Quốc. Đó mới chỉ xét đến mặt hàng than còn những hàng hoá khác là chưa kể đến. Mặt khác với hình thức buôn bán này, phía Việt Nam còn chịu nhiều thua thiệt, thất thoát do sự ép giá, lừa đảo, mua tranh bán cướp diễn ra giữa các doanh nghiệp xuất khẩu...Điều quan trọng nhất là với việc buôn bán tiểu ngạch này phía Việt Nam không tận dụng được gì từ những ưu đãi mà Trung Quốc giành cho Việt Nam trong chương trình EHP. Đây là một tổn thất lớn nhất, là nguyên nhân trực tiếp khiến hàng hoá Việt Nam vừa không len lỏi sâu được vào thị trường Trung Quốc, vừa thu được hiệu quả xuất khẩu thấp.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY (Trang 27 - 28)