Nguyên nhân

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY (Trang 33 - 36)

- Theo Bộ Thương mại, Việt Nam đã xuất khẩu sang Trung Quốc năm 2007 đạt kim ngạch là 3,9 tỷ USD.

2.5.3.Nguyên nhân

2 Số liệu Cục Hải quan Trung Quốc 006, Báo cáo nghiên cứu hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng

2.5.3.Nguyên nhân

2.5.3.1. Nguyên nhân chủ quan

- Thứ nhất, trong cơ cấu mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc hầu hết là các sản phẩm thô, chưa qua chế biến nên hiệu quả kinh tế thấp, sức cạnh tranh thấp. Ở Việt Nam chưa có quy trình bảo quản và chế biến rau quả, các sản phẩm nông sản tốt. Hầu hết công nghệ bảo quản của Việt Nam đã rất lạc hậu, cũ kỹ. Mẫu mã các hàng hoá của Việt Nam còn ít, chưa phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng Trung Quốc. Bên cạnh đó, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chưa tạo dựng được một thương hiệu cho chính mình, khi xuất khẩu sang Trung Quốc. Sản xuất và xuất khẩu nông sản của Việt Nam còn phân tán, manh mún, nhỏ lẻ, thiếu tập trung. Các doanh nghiệp hầu như không có đủ kinh phí để xây dựng thương hiệu cho mình và cũng nhận thức không đầy đủ vai trò, giá trị của thương hiệu trong thương mại quốc tế.

- Mặt khác, một nghịch lý đang tồn tại là chính những ngành hàng mang về cho Việt Nam kim ngạch xuất khẩu lớn, nguồn thu ngoại tệ lớn, lại phụ thuộc nhiều vào thị trường nước ngoài đặc biệt là Trung Quốc mà nhiều nhất là trong các mặt hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp như phân bón, giống cây trồng, thức ăn cho gia súc. Với các ngành dệt may, giày da, đồ gỗ, là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực nhưng giá trị nhập khẩu nguyên phụ liệu đã chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Do đó khi tăng kim ngạch xuất khẩu thì nhập siêu cũng tăng cao.

- Việt Nam đã đánh mất đi cơ hội vàng khi xuất khẩu hàng hoá vào Trung Quốc do sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam tại thị trường này là kém. Hàng hoá Việt Nam luôn phải cạnh tranh gay gắt với hàng hoá của Thái Lan, Singapore về giá cả, mẫu mã, chất lượng, thương hiệu. Điều đó làm cho hàng hoá Việt Nam “mất mùa” tại thị trường này.

- Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam chưa có chiến lược kinh doanh hiệu quả, chưa có sự liên kết với nhau. Hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp này mang tính chất nghiệp dư, mạnh ai nấy làm, nhiều khi vẫn đánh hàng theo chuyến, vẫn buôn bán theo mùa vụ. Các doanh nghiệp chưa có chiến lược khai thác thị trường một cách hiệu quả, chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động nghiên cứu thị trường này, thiếu tính nhanh nhạy và năng động để nắm bắt kịp thời cơ, cơ hội mà phía Trung Quốc điều chỉnh về chính sách xuất nhập khẩu. Sự thiếu hiểu biết về thị trường này đã làm cho các doanh nghiệp Việt Nam nằm trong thế bị động trong buôn bán mậu dịch biên giới. Ngoài ra, do không nắm vững những quy định, văn bản liên quan đến xuất nhập khẩu của chính quyền Trung ương và của các địa phương Trung Quốc, nên trong quá trình làm thủ tục hàng hoá Việt Nam không đủ giấy tờ, không thực hiện đúng yêu cầu của cơ quan hải quan, kiểm dịch Trung Quốc dẫn đến tình trạng khó được chấp nhận xuất khẩu sang thị trường này.

- Trong thời gian qua, phương thức xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu bằng con đường tiểu ngạch và thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia. Với cách thức buôn bán này không những phía Việt Nam phải chịu

đầy rủi ro cũng như thua thiệt tại thị trường Trung Quốc mà còn do công tác quản lý hoạt động xuất khẩu qua đường biên giới còn kém hiệu quả dẫn đến tình trạng mua tranh bán cướp tạo kẽ hở để phía Trung Quốc ép giá, ép cấp, gây thiệt hại nhiều hơn cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, phía Việt Nam chưa tận dụng được những ưu đãi mà Trung Quốc giành cho qua chương trình EHP.

- Thanh toán trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu bằng tiền mặt hoặc hàng đổi hàng thông qua ngân hàng do đó đã hạn chế hoạt động tín dụng của ngân hàng hỗ trợ cho xuất khẩu.

2.5.3.2. Nguyên nhân khách quan

- Hàng hoá của Việt Nam có xu hướng “ mất mùa” ở thị trường Trung Quốc là do giữa Trung Quốc và Thái Lan đã có thoả thuận nhằm bỏ hẳn thuế quan đối với 188 mặt hàng rau quả từ Thái Lan và Trung Quốc, từ 1/1/2003, làm cho hàng hoá của Thái Lan có lợi thế hơn hẳn so với Việt Nam. Mặt khác, Thái Lan không bỏ lỡ cơ hội, tập trung đầu tư lớn, để khai thác lợi thế, như mở đường thuỷ ngược sông Mêkông chuyên chở rau quả, thuỷ sản, hải sản đến các tỉnh phía Tây xa xôi của Trung Quốc; mở đường buôn bán chuyến bằng hàng không chở nông sản, hải sản tươi sống đến các tỉnh Trung Quốc bán tươi ngay trong ngày.

- Khi tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc hàng hoá của Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với hàng hoá của các nước trong khối ASEAN tại thị trường Trung Quốc như Thái Lan, Philippines, Indonesia, Malaysia…

- Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO, do vậy phải tuân thủ theo nguyên tắc của WTO là sự tự do hoá thương mại. Do đó, nhà nước không có quyền hỗ trợ các doanh ngnhiệp kinh doanh xuất khẩu như trước đây. Vì vậy, các doanh nghiệp cũng như các sản phẩm của Việt Nam không đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới và còn có thể bị đánh bại ngay trên sân nhà.

- Do một số hạn chế từ hàng rào kỹ thuật. Trong quá trình hợp tác thương mại với Trung Quốc, một số mặt hàng của Việt Nam vẫn bị áp thuế hoặc bị những quy định khác làm cho khó thâm nhập thị trường Trung Quốc. Chẳng hạn, Trung

Quốc tiếp tục áp dụng quản lý thuế hạn ngạch đối với 7 nhóm mặt hàng, trong đó có hàng gạo của Việt Nam. Cao su là mặt hàng Trung Quốc có nhu cầu tiêu thụ lớn, nhưng thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc, chiếm khoảng 60% mức xuất khẩu cao su của Việt Nam ra thế giới. Do đó, Trung Quốc áp dụng biểu thuế lựa chọn đối với Việt Nam. Đặc biệt là mức giá đánh thuế nhập khẩu cao su của Việt Nam sẽ lựa chọn một trong hai biểu thuế hoặc là 20% trên giá nhập khẩu hoặc là 2.600NDT/ tấn cao su. Những mặt hàng mà Trung Quốc đang có nhu cầu tiêu thụ nhiều như tài nguyên khoáng sản thì Trung Quốc giảm thuế rất thấp, ngược lại những mặt hàng mà Trung Quốc muốn thúc đẩy sang Việt Nam thường được hưởng nhiều ưu đãi. Ví dụ như mặt hàng sắt thép, Việt Nam đang có nhu cầu rất lớn, nhưng nhiều nhà máy do thiếu thiết bị kỹ thuật nên khó có thể sản xuất đủ lượng phôi thép. Trong khi đó, phía Trung Quốc lại tính thuế phôi thép xuất khẩu cao làm cho các doanh nghiệp Việt Nam khi nhập khẩu phôi thép về sản xuất ra thép với giá thành cao hơn giá sắt thép nhập khẩu từ phía Trung Quốc, rất khó cạnh tranh được với hàng của Trung Quốc. Nhìn chung các chính sách của Trung Quốc đối với các hàng hoá xuất nhập khẩu thường rất linh hoạt, thay đổi theo nhu cầu sản phẩm và theo thời gian. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam phải nắm chắc thông tin cũng như những kiểu kinh doanh của người Trung Quốc để hạn chế thấp nhất những rủi ro khi làm ăn với các doanh nghiệp Trung Quốc.

* Với những tồn tại trên đây, nếu phía Việt Nam không có những biện pháp khắc phục, không có những giải pháp kịp thời, đồng bộ thì khó lòng mà hàng hoá Việt Nam tồn tại vững chắc tại thị trường rộng lớn, đầy áp lực cạnh tranh như Trung Quốc được. Trong giới hạn bài viết tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau nhằm tăng cường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc trong giai đoạn Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY (Trang 33 - 36)