Thành công

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY (Trang 30 - 33)

- Theo Bộ Thương mại, Việt Nam đã xuất khẩu sang Trung Quốc năm 2007 đạt kim ngạch là 3,9 tỷ USD.

2.5.1.Thành công

2 Số liệu Cục Hải quan Trung Quốc 006, Báo cáo nghiên cứu hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng

2.5.1.Thành công

- Từ thực trạng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc trong những năm qua ta thấy được một sự hợp tác lâu dài và bền vững giữa hai nước Việt- Trung. Tại nhiều cuộc hội nghị chính trị cấp cao, lãnh đạo hai nước đã khẳng định sự thành công và những kết quả đầy khởi sắc trong quan hệ thương mại của hai nước. Đặc biệt khi năm vừa qua Việt Nam đã chính thức đứng trong hàng ngũ của WTO, quan hệ kinh tế của hai nước càng có thêm tiếng nói chung, sâu sắc và hoà đồng hơn nữa ngoài khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc. Chính các khu vực, các tổ chức kinh tế này đã làm cho quan hệ thương mại của Việt Nam và Trung Quốc ngày càng sôi động hơn. Trong thời gian qua, Trung Quốc đã trở thành bạn hàng, đối tác chiến lược lớn nhất của Việt Nam. Với những con số ấn tượng mà hàng hoá của Việt Nam mang về khi xuất khẩu hàng hoá sang Trung Quốc đã góp phần nâng cao tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Sự đóng góp này quả là không nhỏ. Hơn thế nữa, trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, có rất nhiều mặt hàng mà Trung Quốc đã và sẽ có nhu cầu tiêu thụ rất cao trong thời gian tới. Đó là động lực để Nhà nước Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng ngày càng tăng cường xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Trung Quốc. Càng tăng được kim ngạch xuất khẩu bao nhiêu thì có nghĩa là Việt Nam càng thu được nhiều ngoại tệ phục vụ cho đổi mới công nghệ, phục vụ CNH- HĐH đất nước. Đồng thời nó còn mang đến cho các doanh nghiệp các bài học kinh nghiệm quý báu để nâng cao năng lực cũng như nâng cao sức cạnh tranh hàng hoá của mình trên thị trường Trung Quốc. Trong giai đoạn vừa qua, hàng hoá Việt Nam cũng đã phần nào có được chỗ đứng và tạo dựng được niềm tin tại thị trường Trung Quốc. Song một vấn đề luôn tồn tại hai mặt. Vì vậy, Việt Nam cần nhìn nhận và phân tích được mặt tồn tại trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá của mình sang thị trường Trung Quốc để từ đó có những giải pháp hữu hiệu nhất.

2.5.2. Hạn chế

- Kể từ khi bình thường hoá quan hệ đến nay, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng trở nên gắn bó chặt chẽ hơn. Kim ngạch buôn bán song phương của hai bên đều tăng nhanh, cơ cấu hàng hoá được đem ra trao đổi khá đa dạng và phong phú. Với vai trò là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam hiện nay, kim ngạch song phương giữa Việt Nam- Trung Quốc chiếm tới 12% tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam. Thương mại song phương phát triển như vậy nhưng nổi lên là vấn đề nhập siêu của Việt Nam. Điều này cũng có nghĩa kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Trên thực tế, xu hướng nhập khẩu nông sản của Trung Quốc vẫn tăng, kim ngạch nhập khẩu nông sản của Trung Quốc từ các nước khác không ngừng tăng lên. Còn mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam là gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều…đều là những mặt hàng Trung Quốc có nhu cầu lớn. Tuy Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới, cao su xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 60% tổng số xuất khẩu cao su của Việt Nam sang các nước. Song so với các nước khác thuộc khối ASEAN, có thể thấy rằng hàng hoá Việt Nam vẫn chưa được tham gia vào thị trường Trung Quốc. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.9: Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam và Thái Lan vào Trung Quốc Đơn vị: triệu USD

Năm 2006 Năm 2005 Tỷ lệ tăng %

Việt Nam 8,616 8,127 6,0

Thái Lan 283,899 191,073 48,6

Bảng 2.10 : Ba nước ASEAN có cao su tự nhiên nhiều nhất vào Trung Quốc Đơn vị: trriệu USD

Năm 2006 Năm 2005 Tỷ lệ tăng %

Thái Lan 1.198,148 782,510 53,1

Malaysia 849,433 557,964 52,2

Indonesia 679,660 373,759 81,8

- Theo số liệu trên ta thấy gạo của Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc với một con số đáng khiêm tốn, kém hơn 30 lần so với lượng gạo mà Thái Lan xuất khẩu vạo thị trường này. Bên cạnh đó, mặt hàng cao su là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Trung Quốc nhưng vẫn không thể tham gia được vào top 3 nước ASEAN xuất khẩu cao su nhiều nhất sang Trung Quốc.

- Trong quan hệ buôn bán các doanh nghiệp Trung Quốc rất nhạy bén, linh hoạt thích ứng nhanh với những thay đổi của các chính sách và pháp luật của Việt Nam. Do đó, họ luôn giành thế chủ động để xâm nhập hàng hoá vào Việt Nam, Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam tỏ ra khá chậm chạp, kém linh hoạt, nhạy bén, với môi trường luật pháp, văn hoá của Trung Quốc, chỉ chạy theo những lợi ích trước mắt mà không có một sự chủ động nào để tổ chức nguồn hàng hoá xuất khẩu lâu dài, ổn định mà buôn bán và cung cấp hàng hoá theo phương thức cò con hết sức thụ động, làm giảm sự tin tưởng từ phía bạn hàng, đôi khi bị nước bạn ép giá, bắt đền bù tạo ra thiệt hại lớn.

- Tình trạng nhập siêu kéo dài của Việt Nam. Năm 2006, theo số liệu của Việt Nam, nhập siêu của Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ lên tới 4,8 tỷ USD, riêng nhập siêu từ Trung Quốc lên tới 4,36 tỷ USD, chiếm tỷ lệ lớn trong tổng mức nhập siêu của Việt Nam. Năm 2007, Trung Quốc vẫn xuất siêu mạnh sang Việt Nam. Theo Hiệp hội trái cây Việt Nam cho biết, lượng trái cây xuất khẩu sang Trung Quốc hiện đã giảm 40% so với trước. Đây là hậu quả của kiểu làm ăn dễ dãi, luôn ở thế bị động và thiếu hỗ trợ lẫn nhau của các doanh nghiệp Việt Nam. + Thị trường Trung Quốc hiện chiếm khoảng 80% trái cây tươi xuất khẩu của Việt Nam. Thế nhưng lâu nay hầu hết các thương nhân Việt Nam có chung quan niệm rằng, Trung Quốc là thị trường dễ tính, chất lượng thế nào họ cũng mua và buôn bán kiểu gì cũng xong. Nhưng trên thực tế nhu cầu tiêu dùng tại Trung Quốc đã và đang thay đổi rất nhanh (nhất là khu vực thành thị), đặc biệt là khi gia nhập WTO. Họ đang chuyển sang tiêu dùng các sản phẩm chất lượng cao, sạch, hàng rào kiểm dịch ngày càng chặt chẽ hơn... Doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn không bắt kịp sự thay đổi này do không có sự chuẩn bị. Hiệp hội trái cây Việt Nam

cho biết, buôn bán với Trung Quốc hiện vẫn dừng lại ở phương thức nhỏ lẻ, thanh toán không qua ngân hàng mà qua các trung gian, không ký kết hợp đồng buôn bán. Điều này dẫn đến chỗ người xuất khẩu Việt Nam không biết bạn hàng Trung Quốc là ai, đối tượng nào tiêu dùng sản phẩm của mình. Do vậy giá cả lên hay xuống hoàn toàn do phía Trung Quốc tự quyết định, ép giá. Thương nhân Việt Nam phải bán rẻ hoặc thường xuyên bị xù nợ. Nguy hiểm hơn, do không nắm được nhu cầu khách hàng cần gì, xu hướng thay đổi ra sao nên luôn ở thế bị động, xuất được chuyến nào mừng chuyến ấy. Đó là chưa kể hiện tượng mạnh ai nấy xuất, thậm chí còn gây khó dễ cho nhau. Các nhà xuất khẩu thừa nhận, việc xuất khẩu bằng đường tiểu ngạch ngày càng khó khăn hơn và chỉ cần một ách tắc nhỏ đã gây ra hậu quả nặng nề cho cả nông dân và nhà kinh doanh (vụ dưa hấu thối ở biên giới năm ngoái là một ví dụ). Song Nhà nước vẫn chưa có chủ trương, chính sách, cơ chế nhằm cải thiện tình hình xuất khẩu qua biên giới.

- Tình trạng buôn lậu ngày càng gia tăng, diễn biến phức tạp. Điều đó gây ra cho Việt Nam nhiều thiệt hại kinh tế không lường trước được.

Vậy do đâu mà có những tồn tại trên?

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY (Trang 30 - 33)