Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 43 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
43
Dung lượng
61,83 KB
Nội dung
LÝLUẬNCHUNGVỀXUẤTKHẨUKINHNGHIỆMXUẤTKHẨUHÀNGHOÁCỦAMỘTSỐNƯỚCSANGTHỊTRƯỜNGTRUNGQUỐC 1.1 . Lýluậnvềxuấtkhẩuhànghoá 1.1.1 Khái niệm vềxuấtkhẩu - Trên thực tế, các lĩnh vực sản xuất ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhịp nhàng cùng với sự phát triển của xã hội. Mỗi quốc gia trên thế giới đã tự sản xuất được khối lượng hànghoá lớn, phong phú và đa dạng. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm mới của con người là một nhân tố quan trọng kích thích việc buôn bán, trao đổi hàng hoá, các sản phẩm của các quốc gia. Hoạt động này có từ rất sớm, đó chính là tiền thân của hoạt động xuất- nhập khẩu. Vậy xuấtkhẩuhàng hoá, dịch vụ là gi? - Xuấtkhẩu là một hoạt động đưa hàng hoá- dịch vụ từ quốc gia này sangquốc gia khác để bán. Đây là một hoạt động xâm nhập, chiếm lĩnh thịtrườngnước ngoài một cách hiệu quả và phù hợp với sự phát triển kinh tế của các quốc gia có lợi thế so sánh vềmột hay nhiều sẩn phẩm nào đó. - Tham gia vào hoạt động xuấtkhẩu này bao gồm các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức và chính phủ của các quốc gia. Đây là những chủ thể không thể thiếu củamột nền kinh tế. - Để xuấtkhẩuhànghoásangmộtquốc gia khác, các nhà xuấtkhẩu cần tìm hiểu, nắm vững nhu cẩu, thị hiếu, phong cách tiêu dùng củathịtrườngnước nhập khẩu. Thông thường nước nhập khẩu có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm có uy tín, thương hiệu, đa dạng về mẫu mã, chủng loại, an toàn cho sức khoẻ của người tiêu dùng. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, đời sống con người ngày một được nâng cao, hơn lúc nào hết, nhu cầu tiêu thụ những loại hànghoá có uy tín, thương hiệu, có xuất sứ rõ ràng, tuân theo những quy định về an toàn vệ sinh,…của người tiêu dùng ở nước nhập khẩu nói riêng, trên thế giới nói chung là rất lớn. Vì vậy, đứng ở góc độ nướcxuất khẩu, nhà xuấtkhẩu Việt Nam cần có những chiến lược, sách lược phù hợp để tăng cường xuấtkhẩuhànghoá ra thịtrườngquốc tế nhất là khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức WTO. - Để xuấtkhẩu cần có những kênh riêng, đó là hoạt động xuất khẩu. Hoạt động xuấtkhẩu là một trong những hoạt động ngoại thương củamộtquốc gia, nó có một vai trò quan trọng đối với sự phát triển củaquốc gia đó. Hoạt động xuấtkhẩu mang nhũng đặc trưng sau: + Để hoạt động xuấtkhẩu diễn ra cần có hai hay nhiều bên tham gia. Khác với buôn bán nội địa, hoạt động xuấtkhẩu yêu cầu hai hay nhiều bên đó phải có quốc tịch khác nhau. Đây chính là một trong những mấu chốt để các nhà xuấtkhẩu đặt ra chiến lược xuấtkhẩuhànghoácủa mình. Sự khác nhau vềquốc tịch sẽ dẫn đến sự khác nhau về phong tục tập quán, thói quen…và đó là những gì mà nhà xuấtkhẩu phải tìm hiểu, nghiên cứu để thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Sự thoả mãn nhu cầu, sự hài lòng ở nước nhập khẩu là yếu tố quan trọng tạo ra những khách hàngtrung thành hay nói đúng hơn là tạo một chỗ đứng cho hànghoácủaquốc gia xuất khẩu. + Do hànghoá được xuấtkhẩu ra khỏi biên giới quốc gia sangmộtthịtrường khác nên sức ảnh hưởng của các yếu tố văn hoá, luật pháp, chính trị .là không nhỏ, đó là mầm mống cho những rủi ro mang lại cho hoạt động xuất khẩu. + Phương tiện thanh toán trong hoạt động xuấtkhẩu thường là ngoại tệ đối với ít nhất một bên. + Phương tiện vận tải, phương thức vận tải cũng là yếu tố hết sức quan trọng trong hoạt động xuất khẩu. Vì ở đây chứa những rủi ro cho cả hai bên tham gia vào hoạt động này. Vì thế, khi tham gia ký kết các hợp đồng ngoại thương, các nhà xuấtkhẩu cũng như nhập khẩu cần có các điều khoản, hợp đồng bảo hiểm…đi kèm để giảm thiểu rủi ro cho mình. 1.1.2. Các hình thức xuấtkhẩuhànghoá Hoạt động xuấtkhẩuhànghoá bao gồm các hình thức sau: 1.1.2.1. Xuấtkhẩu trực tiếp - Xuấtkhẩu trực tiếp là hình thức giao dịch trong đó người bán (nhà xuất khẩu) bán hàng trực tiếp cho nước ngoài (nhà nhập khẩu). - Ưu điểm củaxuấtkhẩu trực tiếp: + Cho phép các nhà xuấtkhẩu nắm bắt được nhu cầu củathịtrườngvềsố lượng, chất lượng, giá cả để người bán thoả mãn tốt nhất nhu cầu củathị trường. + Giúp người bán không bị chia sẻ lợi nhuận. + Giúp xây dựng các chiến lược tiếp thịquốc tế phù hợp. - Nhược điểm củaxuấtkhẩu trực tiếp: + Chi phí tiếp thị ở thịtrườngnước ngoài cao cho nên những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, ít vốn thì nên xuấtkhẩu uỷ thác có lợi hơn. + Kinh doanh xuấtkhẩu trực tiếp đòi hỏi phải có những cán bộ có nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu giỏi: không những giỏi về giao dịch đàm phán mà còn phải am hiểu và có kinhnghiệm buôn bán quốc tế đặc biệt là nghiệp vụ thanh toán quốc tế thông thạo, có như vậy thì mới đảm bảo cho hoạt động kinh doanh xuấtkhẩu trực tiếp có hiệu quả. Đây vừa là một yêu cầu đảm bảo cho hoạt động kinh doanh xuấtkhẩu trực tiếp lại vừa thể hiện điểm yếu của đa số các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào sân chơi thương mại quốc tế này. - Cách thức tiến hành xuấtkhẩu trực tiếp: Để tiến hành xuấtkhẩu trực tiếp cần: + Nghiên cứu thị trường, thương nhân. + Đánh giá hiệu quả của thương vụ kinh doanh thông qua việc xác định các tỷ giá xuấtkhẩu và tỷ giá nhập khẩu. Chỉ thực hiện kinh doanh khi tỷ giá xuấtkhẩu nhỏ hơn tỷ giá hối đoái. + Tổ chức các giao dịch đàm phán qua các hình thức: thư tín hỏi hàng, báo giá, chào hàng, hoàn giá…hoặc gặp gỡ trực tiếp để đàm phán, thoả thuận, ký kết hợp đồng. + Thực hiện ký kết hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu. + Tổ chức thực hiện hợp đồng mà hai bên đã ký. 1.1.2.2. Hình thức xuấtkhẩu gián tiếp - Khái niệm: Hình thức xuấtkhẩu gián tiếp hay giao dịch qua trung gian là hình thức mua bán quốc tế được thực hiện khi nhờ sự giúp đỡ củatrung gian thứ ba. Người này được hưởng một khoản tiền nhất định. - Các trung gian phổ biến trong giao dịch quốc tế là các đại lý, môi giới. + Đại lý là người hoặc một công ty uỷ thác cho người khác, công ty khác thực hiện mua bán hoặc dịch vụ phục vụ cho việc mua bán như quảng cáo, vận tải và bảo hiểm. + Môi gới thường là thương nhân trung gian giữa bên mua và bên bán uỷ thác tiến hành bán hoặc mua hànghoá hay dịch vụ. Khi tiến hành nghiệp vụ môi giới, người môi giới không đứng tên của mình mà đứng tên của người uỷ thác không chiếm hữu hànghoá và không chịu trách nhiệm cá nhân trước người uỷ thác về việc khách hàng không thực hiện hợp đồng. - Ưu điểm củaxuấtkhẩu gián tiếp: + Người trung gian thường là những người am hiểu thịtrường xâm nhập, pháp luật, tập quán buôn bán của địa phương cho nên họ có khả năng đẩy mạnh buôn bán và tránh bớt những rủi ro cho người uỷ thác. + Những người trung gian nhất là các đại lý thường có cơ sở vật chất nhất định do vậy khi sử dụng họ người uỷ thác đỡ phải đầu tư trực tiếp ra nước nhập khẩu. + Nhờ những dịch vụ trung gian trong việc lựa chọn phân loại, đóng gói mà người uỷ thác có thể giảm bớt chi phí vận tải. - Nhược điểm: + Công ty tham gia kinh doanh xuấtkhẩu sẽ mất đi sự liên hệ với thị trường. + Vốn thường có thể bị bên đại lý chiếm dụng. + Công ty phải đáp ứng những nhu cầu mà bên đại lý và môi giới đưa ra. + Lợi nhuận bị chia sẻ là chuyện không thể tránh khỏi. Do những ưu điểm và nhược điểm trên cho nên trung gian chỉ được sử dụng trong những điều kiện cần thiết như sau: khi thâm nhập vào thịtrường mới, khi tập quán đòi hỏi bán hàng qua trung gian và khi mặt hàng cần có sự chăm sóc đặc biệt như hàng tươi sống, dễ hỏng… Sau khi đã xác định nhất định phải sử dụng đại lý, các doanh nghiệp cần nghiên cứu một cách kỹ lưỡng những vấn đề như mặt hàng uỷ thác tiêu thụ là mặt hàng nào? thời gian uỷ thác là bao nhiêu? 1.1.2.3. Buôn bán đối lưu - Khái niệm: Buôn bán đối lưu là hình thức giao dịch trong đó xuấtkhẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu; người bán hàng đồng thời là người mua hàng và lượng hànghoá đem trao đổi với nhau có giá trị tương đương. Ở đây, mục đích củaxuấtkhẩu không nhằm thu ngoại tệ mà nhằm thu vềmột lượng hànghoá có giá trị tương đương. - Hình thức buôn bán đối lưu chủ yếu: + Hàng đổi hàng: hai bên trao đổi hànghoá có giá trị tương nhau, việc giao hàng diễn ra đồng thời. + Trao đổi bù trừ: hai bên trao đổi hànghoá dựa trên cơ sở ghi giá trị hàng giao, đến cuối kỳ hạn hai bên mới so sánh đối chiếu giữa giá trị hàng giao và hàng nhận. Nếu sau khi bù trừ tiền hàng như vậy mà còn số dư thì tiền đó sẽ được giữ lại để chi trả theo yêu cầu của bên chủ nợ và những khoản chi tiêu của bên chủ tại nước bị nợ. - Dù tiến hành theo hình thức nào các bên cũng phải tôn trọng nguyên tắc cân bằng. Nguyên tắc này được thể hiện: + Cân bằng về mặt hàng: hàng quý đổi lấy hàng quý, hàng ế thừa đổi lấy hàng ế thừa + Cân bằng giá cả: cùng tính cao hơn hay thấp hơn giá cả quốc tế. + Cân bằng điều kiện giao dịch: cùng giao FOB cảng đi hay cùng giao CIF cảng đến + Cân bằng về tổng giá trị hànghoá mà các bên giao cho nhau. 1.1.2.4. Gia công quốc tế - Khái niệm: gia công xuấtkhẩu là phương thức sản xuấthàngxuấtkhẩu trong đó người đặt gia công ở nước ngoài cung cấp: máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu hay bán thành phẩm theo mẫu và định mức cho trước. Người nhận gia công trong nước tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Sau khi các sản phẩm được làm ra người nhận gia công sẽ giao lại cho người đặt gia công và nhận một khoản tiền gọi là phí gia công. - Ưu điểm của gia công xuất khẩu: + Thịtrường tiêu thụ sẵn có, không phải lo chi phí cho hoạt động bán sản phẩm đầu ra. + Vốn đầu tư cho sản xuất là nhỏ. + Tạo được công ăn việc làm cho người lao động. + Học tập được kinhnghiệm sản xuấtcủanước ngoài, tạo được mẫu mã bao bì cho các sản phẩm của mình. - Nhược điểm: +Tính bị động cao: do toàn bộ hoạt động của các doanh nghiệp phụ thuộc vào bên đặt gia công vềthị trường, giá bán, giá đặt gia công, nguyên vật liệu, mẫu mã, nhãn mác của sản phẩm… + Nhiều trường hợp bên nước ngoài lợi dụng gia công để bán máy móc cho nước nhận gia công, sau một thời gian không đặt gia công nữa gây tổn thất, lãng phí cho bên nhận gia công. + Nhiều trường hợp bên nước ngoài lợi dụng gia công để bán lại các máy móc cũ, lạc hậu cho bên nhận gia công làm ô nhiễm môi trường. + Do sự lợi dụng của bên đặt gia công để được hưởng ưu đãi từ phía nước nhận gia công. + Nhiều doanh nghiệp nước ngoài còn lợi dụng gia công để tìm ra sơ hở trốn thuế gây tổn hại cho nước nhận gia công. + Do tính cạnh tranh gia công ở nội địa ngày càng gay gắt làm cho giá gia công giảm sụt. 1.1.2.5. Tái xuấtkhẩu - Khái niệm: tái xuấtkhẩu là hình thức thực hiện xuấtkhẩu trở lại sangnước khác những hànghoá đã mua ở nước ngoài chưa qua chế biến ở nước tái xuất. - Mục đích của giao dịch này là thu chênh lệch giá mua đi- bán lại, mua rẻ- bán đắt. - Các hình thức của tái xuất khẩu: + Kinh doanh chuyển khẩu: đây là hình thức mà hànghoá từ nướcxuấtkhẩu trực tiếp sangnước nhập khẩu. Nước tái xuất trả tiền cho nướcxuất khẩu, thu tiền củanước nhập khẩu. +Tạm nhập, tái xuất: hànghoá đi từ nướcxuấtkhẩu đến nước tái xuất, lại được nước tái xuấtxuấtkhẩusangnước nhập khẩu. - Ưu điểm của tái xuấtkhẩu là rủi ro ít do nhà xuấtkhẩu chỉ đóng vai trò xuấtkhẩuhànghoásangnước thứ hai, nước thứ hai có vai trò là mộttrung gian vì thế rủi ro lúc này được san sẻ. - Nhược điểm là lợi nhuận mà các nhà xuấtkhẩu thu được thấp do các chi phí về dịch vụ vận tải, bến bãi…là tương đối lớn. 1.1.2.6. Xuấtkhẩu tại chỗ - Xuấtkhẩu tại chỗ là hình thức bán hàng cho nước ngoài ngay trên lãnh thổ nước mình. - Ưu điểm: do bán hànghoá ngay trên lãnh thổ nước mình cho nên các nhà xuấtkhẩu tại chỗ ít gặp rủi ro về chính trị, pháp luật, vận chuyển…Do đó tiết kiệm được chi phí giao dịch, vận chuyển. - Nhược điểm: số lượng hànghoá bán được không lớn do mảng thịtrường này chỉ gồm những người nước ngoài đi du lịch hoặc làm việc tại nướcxuấtkhẩu tiêu thụ. Tóm lại, mỗi một hình thức xuấtkhẩu đều mang lại những hiệu quả cũng như những hạn chế, khó khăn nhất định. Vì vậy, đứng ở góc độ nhà xuất khẩu, Việt Nam cần có những chiến lược, định hướng lựa chọn phù hợp với sự phát triển kinh tế, khả năng, năng lực của Việt Nam để thu được hiệu quả kinh tế cao nhất góp phần vào mục tiêu tăng trưởngkinh tế của đất nước trong giai đoạn hiện nay. 1.1.3. Các bước tiến hành xuấtkhẩu 1.1.3.1. Nghiên cứu và tiếp cận thịtrường - Trên thực tế, trong sân chơi thương mại quốc tế ngày càng diễn ra sự cạnh tranh gay gắt, khốc liệt. Bước vào giai đoạn toàn cầu hoá, mở cửa nền kinh tế, hiện đại hoá đất nước hướng vềxuất khẩu, các doanh nghiệp, các nhà xuấtkhẩu Việt Nam nói riêng cần có sự nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng thịtrường trước khi quyết định xuấtkhẩuhànghoácủanước mình. Những thông tin vềthịtrường là tiền đề cho chiến lược kinh doanh của các nướcxuất khẩu. Bởi lẽ khai thác được những thông tin này chính là biết được môi trường, nhu cầu, thị hiếu, thói quen tiêu dùng của khách hàng, để từ đó biết được cần xuấtkhẩu mặt hàng gì? đối tượng xuấtkhẩu nào? ở đâu? đối thủ cạnh tranh là ai? - Sau khi thu thập, xử lý thông tin do thịtrường cung cấp, các nhà xuấtkhẩu cần đưa ra những phương pháp nhất định để tiếp cận thịtrườngnước nhập khẩu. Phương pháp phổ biến như qua báo chí, đài, mạng Internet, các hội chợ, triển lãm, qua các trung tâm xúc tiến thương mại để từ đó quảng bá hình ảnh vềnướcxuấtkhẩu cũng như những sản phẩm xuất khẩu. Kết quả của quá trính thu thập, nghiên cứu và tiếp cận thịtrường là một định hướng kinh doanh với nội dung chính là đặt ra được hai câu hỏi: xuấtkhẩuhànghóa gì? xuấtkhẩu đi đâu? 1.1.3.2. Lập phương án kinh doanh - Sau khi đã có được định hướng kinh doanh, nhà xuấtkhẩu cần lập ra cho mình một kế hoạch kinh doanh cụ thể. Trước hết, trong kế hoạch kinh doanh đó phải có mặt của nội dung sau: xuấtkhẩuhànghoá gì? thời gian xuất khẩu? đối tác xuất khẩu? đối thủ cạnh tranh? chiến lược quảng cáo? lợi nhuận dự kiến? khó khăn khi thực hiện thương vụ kinh doanh này? giải pháp khắc phục các khó khăn đó là gì? 1.1.3.3. Giao dịch, đàm phán ký kết hợp đồng - Sau khi các nhà xuấtkhẩu tìm kiếm được đối tác và thịtrườngxuấtkhẩuthì hai bên phải tiến hành các giao dịch đàm phán với nhau về mặt hàngxuấtkhẩu , thời gian tiến hành xuất khẩu, các hình thức vận chuyển, thanh toán để từ đó đi đến ký kết hợp đồng ngoại thương. - Các hình thức đàm phán: + Đàm phán bằng thư tín + Đàm phán qua điện thoại + Gặp mặt trực tiếp để đàm phán Với những hình thức đàm phán trên, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình phương thức đàm phán phù hợp nhất, hiệu quả nhất. Muốn vậy, nhà kinh doanh ngoại thương cần nắm vững ba cơ sở: pháp luật, thông tin và năng lực của người đi đàm phán. 1.1.3.4. Thực hiện hợp đồng - Khi hoàn tất các thủ tục, công đoạn của quá trình xuấtkhẩu như xin giấy phép xuất khẩu, chuẩn bị hàng hoá, kiểm tra chất lượng hàng hoá, các thủ tục hải quan, thủ tục thanh toán…chính là thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Trong quá trình thực hiện hợp đồng cần chú ý đến các điều khoản mà hai bên đã ký kết để tránh, giảm tranh chấp ngoại thương cho cả hai bên, từ đó hợp dồng sẽ được thực hiện một cách nhanh chóng và mang lại hiệu quả. 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xuấtkhẩu Quá trình xuấtkhẩuhànghoácủamộtquốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có những yếu tố cơ bản sau đây: 1.1.4.1. Yếu tố kinh tế - Thịtrường cần có sức mua, cũng như cần có người mua. Sự thay đổi của các yếu tố như thu nhập, chi phí sinh hoạt, lãi suất và kết cấu tiết kiệm củamộtquốc gia có tác động tức thời đến thương trường cho nên các nhà quản trị cần hiểu rõ những khuynh hướng chính yếu diễn ra các vấn đề này. Một yếu tố cơ bản để phản ánh bề rộng củathịtrường tiềm năng đó là dân số mà quan trọng hơn nữa là họ phải nghiên cứu, so sánh tốc độ của GNP tăng so với tốc độ tăng dân số để dự đoán khả năng tiêu thụ và mở rộng thịtrườngcủaquốc gia mình. Theo đó, các nhà nghiên cứu cần phải nghiên cứu mức phân bố theo tuổi, đặc tính phân phối thu nhập ở đó. - Một trong những yếu tố khác chính là đặc điểm khác nhau của các nền kinh tế. Chẳng hạn như quốc gia mà nền kinh tế còn chưa phát triển thì việc nghĩ đến hoạt động xuấtkhẩu là ít, còn mộtquốc gia có nền kinh tế mở cửa, đang trong quá trình CNH- HĐH có chiến lược kinh tế hướng vềxuấtkhẩuthì kim ngạch xuấtkhẩu sẽ chiếm phần nhiều trong tổng sản phẩm quốc nội củanước đó. Bởi lẽ, với chiến lược này cơ hội kinh doanh cho các công ty, các nhà xuấtkhẩu là rất lớn. Cũng với chiến lược đó việc dự báo những biến động kinh tế, các hoạt động xúc tiến của cơ quan quản lý nhà nước đã giúp các nhà xuấtkhẩu vượt qua những khó khăn mà thịtrường mới mang lại. 1.1.4.2. Môi trường văn hoá- xã hội - Con người thường lớn lên từ một môi trường xã hội nhất định nào đó. Đó là cái nôi hình thành những nhân cách, những niềm tin cơ bản, những tiêu chuẩn và cả những giá trị tiêu chuẩn của họ. Văn hoá- xã hội là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình buôn bán, tiếp thịhànghoácủa các doanh nghiệp, các quốc gia. Điều đó thể hiện: + Tính bền vững của các giá trị văn hoá cốt lõi: ở đâu cũng vậy, mỗi người dân đều lưu giữ một giá trị và một niềm tin khác nhau, có tính gốc rễ và trường tồn theo thời gian. Chính điều đó dã hình thành nên thói quen, thị hiếu tiêu dùng cho họ. Cho nên các nhà xuấtkhẩu phải nắm được đặc điểm này để từ đó biết được thịtrường trọng điểm của mình. 1.1.4.3. Môi trường chính trị - Các quyết định kinh doanh chịu tác động mạnh mẽ từ những thay đổi trong môi trường chính trị và pháp luật. Môi trường này được tạo ra từ các luật lệ, các cơ quan, chính quyền, chính phủ. Khi tham gia các hoạt động kinh doanh, các nhà kinh doanh đều sợ nhất rủi ro về chính trị. Một chủ thể tham gia xuấtkhẩu khi xuấtkhẩusangmột đất nước có môi trường chính trị ổn định cũng có nghĩa là họ đã tránh được rất nhiều rủi ro tiềm tàng gây tổn thất cho họ. Ngược lại khi xuấtkhẩu [...]... khích hay hạn chế xuấtkhẩu hoặc nhập khẩu Công cụ này bao gồm: + Hạn ngạch: do nhà nước đặt ra nhằm quy định số lượng hànghoá cao nhất củamột mặt hàng hay một nhóm mặt hàng được phép xuấtkhẩu hoặc nhập khẩu từ mộtquốc gia trong một thời gian nhất định Đây là công cụ nhằm hạn chế hànghoáxuấtkhẩu thâm nhập từ thịtrường bên ngoài vào thịtrường nội địa củamộtquốc gia + Hạn chế xuấtkhẩu tự nguyện:... tổng kim ngạch xuấtkhẩucủa Thái Lan sangTrungQuốc đạt 12,9 tỷ USD Bộ Thương mại củanước này còn dự báo đến năm 2013, TrungQuốc sẽ là thịtrườngxuấtkhẩu chủ lực của Thái Lan do nhu cầu hàng Thái ở nước này tăng nhanh chóng, với kim ngạch xuất khẩusangthịtrường này sẽ vượt 50 tỷ USD, chiếm 15% tổng giá trị xuấtkhẩucủa Thái Lan lúc đó Dự kiến năm 2008 con số xuất khẩusangTrungQuốc là 14,6... doanh xuấtkhẩu đã và đang muốn xâm nhập hànghoácủa mình vào thịtrườngTrungQuốc Với nhu cầu tiêu dùng củaTrungQuốc cao như vậy, các doanh nghiệp xuấtkhẩucủa Việt Nam phải biết tận dụng cơ hội lớn này để đẩy mạnh hànghoácủa Việt Nam sang thịtrườngTrungQuốc tăng thu lợi nhuận và chiếm lĩnh được thị phần ở nước này - Một điều đáng nói ở đây là nhu cầu tiêu dùng củathịtrườngTrungQuốc khá... ngạch xuấtkhẩuhànghoácủa mỗi nước Cụ thể hơn là, nướcxuấtkhẩu đó đã xuấtkhẩu được bao nhiêu hàng hoá, khối lượng và trị giá là bao nhiêu Nếu kim ngạch xuấtkhẩu càng lớn chứng tỏ hiệu quả xuấtkhẩu càng cao Hơn thế nữa, kim ngạch cao và trị giá củahànghoá đem xuấtkhẩu là lớn thì điều đó càng chứng tỏ chiến lược hướng vềxuấtkhẩucủaquốc gia đó + Thứ hai, tốc độ tăng trưởngcủa kim ngạch xuất. .. triển kinh tế- xã hội của các nước + Thứ bốn, thông qua cơ cấu mặt hàngxuấtkhẩu ta cũng có thể đánh giá được hiệu quả của hoạt động xuấtkhẩucủamộtnước Khi các hànghoáxuấtkhẩu là những hànghoá có hàm lượng công nghệ cao, khoa học kỹ thuật được áp dụng để sản xuất ra những hànghoá đó là hiện đại thìmột điều tất nhiên là hànghoá đó sẽ mang lại nguồn thu lớn cho nướcxuấtkhẩu nếu đó là hàng hoá. .. TrungQuốc Chính vị trí địa lý thuận tiện núi liền núi- sông liền sông của cả hai quốc gia đã giúp cho Việt Nam hiểu đước cặn kẽ hơn những nhu cầu, đòi hỏi củathịtrườngTrung Quốc, từ đó tạo ra một cơ cấu hànghoáxuấtkhẩu hợp lý khi xuất vào nước này - Khi nói đến Trung Quốc, bất cứ ai cũng liên tưởng ngay tới một điều là tại sao hànghoácủaTrungQuốc lại đa dạng và xuất hiện tràn ngập trên thị. .. chỉ xuấtkhẩu được 84- 85 triệu USD + Sản phẩm gỗ: Việt Nam xuấtkhẩusangTrungQuốc đạt 88,2 triệu USD trong khi TrungQuốc nhập khẩu tới 13,6 tỷ USD + Sản phẩm nhựa: Năm 2006, TrungQuốc nhập khẩu 2,6 tỷ USD nhựa, Việt Nam xuấtkhẩu được 6,5 triệu sangthịtrường này- một con số rất đáng khiêm tốn + Dầu thực vật: Việt Nam xuất khẩusangTrungQuốc 2,78 triệu USD dầu ăn khi mà TrungQuốc nhập khẩu. .. việc tìm kiếm thông tin thị trường, đối tác làm ăn Đồng thời phải xác định rõ mục tiêu thị trường, cơ cấu hànghoáxuất khẩu, nắm bắt được đối thủ cạnh tranh, thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng để nâng cao khả năng cạnh tranh hànghoá và tạo ra cho hànghoá Việt Nam một thương hiệu uy tín, vững chắc 1.4 Tổng quan vềthịtrườngTrungQuốc - TrungQuốc là mộtthịtrường lớn với số dân là 1,6 tỷ người,... nhu cầu của từng khu vực, từng thịtrường nhỏ trong thịtrườngTrung Quốc, từ đó giúp Việt Nam tận dụng và khai thác hết lợi thế so sánh, tiềm năng củanước mình nhờ khai thác hiệu quả tiềm năng tiêu dùng của người TrungQuốc - Ngoài ra nhu cầu nhập khẩuhànghoá tại TrungQuốc rất đa dạng và phong phú, riêng với Việt Nam chúng ta có thể xuất khẩusangthịtrường này 14 loại mặt hàng, nhóm hànghoá có... luật của chính quốc gia mình và củanước đối tác, đặc biệt là các thông lệ quốc tế liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩuMộtsố yếu tố như các công cụ quản lýcủa nhà nước, các quy định về giấy phép xuất khẩu, mặt hàng được phép xuất khẩu, mặt hàng không được phép xuất khẩu, thuế quan, các quy định vềvệ sinh an toàn thực phẩm Mộtsố các công cụ sau đây thường được sử dụng: - Công cụ thuế quan: thuế xuất . LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU KINH NGHIỆM XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA MỘT SỐ NƯỚC SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC 1.1 . Lý luận về xuất khẩu hàng hoá 1.1.1. nước xuất khẩu, thu tiền của nước nhập khẩu. +Tạm nhập, tái xuất: hàng hoá đi từ nước xuất khẩu đến nước tái xuất, lại được nước tái xuất xuất khẩu sang nước