Kinh nghiệm của các nước trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU KINH NGHIỆM XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA MỘT SỐ NƯỚC SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC (Trang 25 - 30)

Những thành tựu của các nền kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương đã được cả thế giới công nhận. Đó là sự phát triển của Nhật Bản- siêu cường quốc đứng thứ hai trên thế giới nhờ chính sách mở cửa nền kinh tế vào năm 1868 của chính phủ Minh Trị. Đó cũng là sự phát triển của bốn con rồng Châu Á…Sự vươn lên mạnh mẽ của các nước Châu Á đã thể hiện một đường lối kinh tế đúng đắn, một quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, đó là cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu năng động, hiện đại. Mặc dù không thể xét một cách chi tiết các chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu của những nước này và những nước Châu Á khác trong bối cảnh hiện nay, song sẽ rất có ích nếu đưa ra một số nội dung tóm tắt của chính sách hướng về xuất khẩu của một số nước có điều kiện tương đồng như Việt Nam.

1.3.1. Vương quốc Thái Lan

- Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống. Bắt đầu từ năm 1960 Thái lan thực hiện chiến lược phát triển kinh tế- xã hội lần thứ nhất. Những năm 1970 Thái Lan thực hiện chiến lược “ hướng về xuất khẩu”, với ASEAN, Mỹ, Nhật và Châu Âu là thị trường xuất khẩu chính. Lúc này ngành công nghiệp, dịch vụ đóng vai trò chính, vai trò của ngành nông nghiệp giảm dần.

- Hiện nay, Thái Lan là một nước công nghiệp mới, vượt qua những thăng trầm trong lịch sử phát triển kinh tế mà điển hình là cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 đến nay những thành tựu mà nước này thu được là không nhỏ. Điều đáng nói ở đây là đóng góp vào những thành tựu đó phần lớn là do lĩnh vực xuất khẩu. Lĩnh vực xuất khẩu đóng góp tới 60% GDP của Thái Lan với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là điều hoà nhiệt độ, xe hơi và linh kiện xe hơi, một số mặt hàng nông sản khác. Thái Lan hiện có quan hệ thương mại với 350 nước trên thế giới;

các thị trường xuất khẩu chủ lực là Mỹ, EU, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, các nước Trung Đông, Đông Âu, châu Phi, Mỹ La Tinh và Nam Á.

- Thái Lan ưu tiên xuất khẩu 10 mặt hàng chủ lực bao gồm: đồ điện tử, đồ điện gia dụng, ô tô và phụ tùng thiết bị, hàng dệt may, đồ mỹ phẩm thời trang, đồ gỗ và đồ trang trí nội thất, hải sản, hàng đông lạnh, gạo, một số sản phẩm nông nghiệp đã có tiếng trên thị trường thế giới

- Thái Lan cũng sẽ cố gắng duy trì việc xuất khẩu những mặt hàng này vào các thị trường truyền thống, đồng thời thâm nhập thị trường mới nổi- nơi không những có nhu cầu rất tiềm năng mà các hàng rào phi thuế quan cũng ít hơn so với những thị trường truyền thống.

- Để mở rộng hoạt động xuất khẩu trong năm 2007, Bộ Thương mại cùng Hội đồng Thương mại Thái Lan, Liên hiệp các ngành công nghiệp và Hiệp hội các ngân hàng Thái Lan đã đề ra 6 chiến lược tăng cường xuất khẩu hàng hoá như sau:

+ Xây dựng năng lực cho các công ty vừa và nhỏ bằng cách tạo ra mối liên hệ giữa các cơ quan khuyến khích thương mại của chính phủ với các công ty tư nhân;

+ Kiểm soát chặt chẽ sự tăng giá của đồng baht nhằm tăng cường tính cạnh tranh trong xuất khẩu;

+ Yêu cầu giải quyết các rào cản phi thuế quan, như chống bán phá giá và ký quỹ bảo lãnh ở thị trường lớn như ở Mỹ;

+ Chính phủ ủng hộ chế độ gia công cung ứng (hoặc nhập khẩu thay thế) nhằm giải quyết thiếu hụt nguyên liệu nhất là đối với các ngành trang sức và đá quý

+ Thực hiện hệ thống hậu cần điện tử nhằm giảm chi phí vận chuyển cho các nhà xuất khẩu.

+ Chính phủ đàm phán với các ngân hàng thay đổi phí chuyển đổi tiền USD sang đồng baht để giảm rủi ro tiền tệ và phí chuyển đổi có thể giảm được 5% phụ phí đối với sự rủi ro.

- Đến năm 2008 Thái Lan đã đề ra chính sách xúc tiến xuất khẩu như sau:

+ Khuyến khích các nhà xuất khẩu tăng cường đầu tư ở nước ngoài + Phát triển hệ thống cung ứng hàng hoá trong nước

+ Thành lập các trung tâm thương mại tại các tỉnh cho mỗi sản phẩm + Phát triển hệ thống thanh toán một cách hiệu quả

+ Tiếp tục tìm kiếm những thị trường mới nổi như Trung Đông, Nga, Đông Âu, các nước ASEAN, Nam Mỹ và châu Phi. Thái Lan đặc biệt quan tâm đến thị trường mới nổi như Trung Quốc, đây là thị trường lý tưởng cho các sản phẩm của Thái Lan. Nước này nhận định: “Trung Quốc là một thị trường có nhiều tiềm năng và có thể trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Thái Lan trong vòng 5 năm tới”. Năm 2006, tổng kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan sang Trung Quốc đạt 12,9 tỷ USD. Bộ Thương mại của nước này còn dự báo đến năm 2013, Trung Quốc sẽ là thị trường xuất khẩu chủ lực của Thái Lan do nhu cầu hàng Thái ở nước này tăng nhanh chóng, với kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này sẽ vượt 50 tỷ USD, chiếm 15% tổng giá trị xuất khẩu của Thái Lan lúc đó. Dự kiến năm 2008 con số xuất khẩu sang Trung Quốc là 14,6 tỷ USD

* Tóm lại, mặc dù phải đương đầu với nhiều thách thức trong sự biến động kinh tế nhưng Thái Lan đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, từ một nước nông nghiệp truyền thống trở thành một nước xuất khẩu có tiếng về các sản phẩm chế tạo chủ yếu trong khu vực. Có được những thành công đó, chính phủ Thái Lan đã có đường lối chính sách kinh tế đúng đắn, hiệu quả, sáng tạo. Điều đó mở ra cho Việt Nam một cách học hỏi, một lối đi mới để cải thiện và tăng cường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam ra thị trường quốc tế.

1.3.2. Cộng hòa Indonesia

- Indonesia là một thành viên của ASEAN, đồng thời là một quốc gia có vị trí hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên và dân số. Tuy nhiên con đường phát triển kinh tế của Indonesia không bằng phẳng mà đã phải gặp nhiều khó khăn để tìm ra một lối đi phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới.

- Trong giai đoạn đầu (1950- 1965), kinh tế của Indonesia vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, nguyên tắc chủ đạo quá trình CNH- HĐH của Indonesia mang tính chất đóng cửa, phát huy triệt để các nguồn lực trong nước

nhằm phát triển công nghiệp, từng bước CNH. Mục tiêu sản xuất là phục vụ và củng cố thị trường nội địa là chủ yếu. Chính vì thế mô hình này không những không mang lại mục tiêu phát triển kinh tế mà còn đẩy Indonesia vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng vào cuối năm 1965.

- Từ năm 1965 đến nay, Indonesia đã thực hiện phát triển nền kinh tế thị trường có điều tiết của nhà nước. Gắn liền với sự thay đổi cơ chế quản lý này là quá trình chuyển đổi từ cơ chế cũ sang chiến lược hướng về xuất khẩu, mở cửa ra thế giới. Để khôi phục và ổn định kinh tế hàng loạt các giải pháp đã được nước này thực hiện. Trong thời gian dài kinh tế của Indonesia tăng trưởng nhanh, hình thành các ngành công nghiệp mũi nhọn: dầu khí, khai thác gỗ, khoáng sản, máy công cụ và chế biến nông sản…, tốc độ xuất khẩu tăng bình quân 9,3%/ năm

- Do một số sai lầm mắc phải nên Indonesia đã điều chỉnh lại cơ cấu ngành theo hướng tăng cường xuất khẩu những sản phẩm không phải là dầu mỏ. Trong công nghiệp dầu mỏ tăng cường đầu tư vào các ngành hoá dầu nhằm hạn chế xuất khẩu dầu thô. Bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng truyền thống, Indonesia còn chú ý các ngành khác như: điện tử, ô tô, tủ lạnh, hoá chất, xe máy để xuất khẩu chủ yếu sang thị trường châu Á. Hiện nay, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Indonesia vẫn là dầu và các sản phẩm dầu, gỗ dán, cao su, cà phê.

- Thực hiện chính sách tài chính khắc khổ và chi tiêu có chọn lọc nhằm cân đối cán cân thanh toán

- Tổ chức lại kinh tế quốc doanh và khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển - Đa phương hoá và đa dạng hoá hình thức hoạt động kinh tế đối ngoại.

Trong quan hệ ngoại giao của mình Indonesia đã mở rộng quan hệ không chỉ với Mỹ, Nhật, EEC, Trung Đông, Nam Mỹ, đặc biệt chú trọng tới thị trường khối ASEAN,Trung Quốc và Đông Dương. Trong quan hệ với các nước, Indonesia không chỉ sử dụng các hình thức mậu dịch thông thường mà còn mở rộng liên doanh, liên kết với các nước có nền kinh tế, chính trị khác nhau.

1.3.3. Bài học rút ra cho Việt Nam

* Việt Nam nằm trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các nước trong khu vực. Trong bối cảnh đó, chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam, định hướng phù hợp với xu thế thị trường là hướng ngoại mà trước hết là vào khu vực châu Á, kết hợp chặt chẽ với hướng nội nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cá nhân và đòi hỏi phát triển mạnh cơ cấu hạ tầng của nền kinh tế. Đồng thời giữ tỷ lệ cơ cấu thị trường nhất định nhằm giữ được thế cân bằng của Việt Nam trên trường quốc tế.

* Là quốc gia mở cửa sau so với Thái Lan, Indonesia, nên Việt Nam cần học tập các kinh nghiệm để thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của nước mình ra thị trường thế giới. Tuy nhiên Việt Nam cần tìm ra được những chính sách, bước đi phù hợp với thực tiễn của Việt Nam để tránh sai lầm, áp dụng máy móc, cứng nhắc. Ta có thể rút ra một số bài học như sau:

- Từ phía chính phủ:

+ Thống nhất về mặt nhận thức coi chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng ra xuất khẩu là động lực chính để thực hiện CNH- HĐH đất nước. Chiến lược thay thế nhập khẩu có thể được sử dụng trong một số giai đoạn nhất định, để từ đó làm tiền đề cho xuất khẩu.

+ Tạo dựng và liên tục hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm thực hiện thành công chiến lược chuyển dịch cơ cấu sản phẩm xuất khẩu.

+ Cần có sự nâng đỡ và khuyến khích của nhà nước một cách hợp lý nhưng phải phù hợp với quy định của WTO.

+ Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan xúc tiến thương mại, xúc tiến tìm kiếm các thị trường chiến lược để đẩy nhanh tiến độ hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới.

+ Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế, tạo điều kiện cho việc thanh toán dễ dàng cho các đối tác kinh doanh xuất nhập khẩu

- Từ phía doanh nghiệp:

+ Các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động hơn nữa trong việc tìm kiếm thụng tin thị trường, đối tỏc làm ăn. Đồng thời phải xỏc định rừ mục tiờu thị trường, cơ cấu hàng hoá xuất khẩu, nắm bắt được đối thủ cạnh tranh, thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng để nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hoá và tạo ra cho hàng hoá Việt Nam một thương hiệu uy tín, vững chắc.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU KINH NGHIỆM XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA MỘT SỐ NƯỚC SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w