Cộng hòa Indonesia

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU KINH NGHIỆM XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA MỘT SỐ NƯỚC SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC (Trang 27 - 28)

- Indonesia là một thành viên của ASEAN, đồng thời là một quốc gia có vị trí hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên và dân số. Tuy nhiên con đường phát triển kinh tế của Indonesia không bằng phẳng mà đã phải gặp nhiều khó khăn để tìm ra một lối đi phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới.

- Trong giai đoạn đầu (1950- 1965), kinh tế của Indonesia vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, nguyên tắc chủ đạo quá trình CNH- HĐH của Indonesia mang tính chất đóng cửa, phát huy triệt để các nguồn lực trong nước

nhằm phát triển công nghiệp, từng bước CNH. Mục tiêu sản xuất là phục vụ và củng cố thị trường nội địa là chủ yếu. Chính vì thế mô hình này không những không mang lại mục tiêu phát triển kinh tế mà còn đẩy Indonesia vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng vào cuối năm 1965.

- Từ năm 1965 đến nay, Indonesia đã thực hiện phát triển nền kinh tế thị trường có điều tiết của nhà nước. Gắn liền với sự thay đổi cơ chế quản lý này là quá trình chuyển đổi từ cơ chế cũ sang chiến lược hướng về xuất khẩu, mở cửa ra thế giới. Để khôi phục và ổn định kinh tế hàng loạt các giải pháp đã được nước này thực hiện. Trong thời gian dài kinh tế của Indonesia tăng trưởng nhanh, hình thành các ngành công nghiệp mũi nhọn: dầu khí, khai thác gỗ, khoáng sản, máy công cụ và chế biến nông sản…, tốc độ xuất khẩu tăng bình quân 9,3%/ năm

- Do một số sai lầm mắc phải nên Indonesia đã điều chỉnh lại cơ cấu ngành theo hướng tăng cường xuất khẩu những sản phẩm không phải là dầu mỏ. Trong công nghiệp dầu mỏ tăng cường đầu tư vào các ngành hoá dầu nhằm hạn chế xuất khẩu dầu thô. Bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng truyền thống, Indonesia còn chú ý các ngành khác như: điện tử, ô tô, tủ lạnh, hoá chất, xe máy để xuất khẩu chủ yếu sang thị trường châu Á. Hiện nay, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Indonesia vẫn là dầu và các sản phẩm dầu, gỗ dán, cao su, cà phê.

- Thực hiện chính sách tài chính khắc khổ và chi tiêu có chọn lọc nhằm cân đối cán cân thanh toán

- Tổ chức lại kinh tế quốc doanh và khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển - Đa phương hoá và đa dạng hoá hình thức hoạt động kinh tế đối ngoại. Trong quan hệ ngoại giao của mình Indonesia đã mở rộng quan hệ không chỉ với Mỹ, Nhật, EEC, Trung Đông, Nam Mỹ, đặc biệt chú trọng tới thị trường khối ASEAN,Trung Quốc và Đông Dương. Trong quan hệ với các nước, Indonesia không chỉ sử dụng các hình thức mậu dịch thông thường mà còn mở rộng liên doanh, liên kết với các nước có nền kinh tế, chính trị khác nhau.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU KINH NGHIỆM XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA MỘT SỐ NƯỚC SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC (Trang 27 - 28)