Tổng quan về thị trường Trung Quốc

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU KINH NGHIỆM XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA MỘT SỐ NƯỚC SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC (Trang 30 - 43)

- Trung Quốc là một thị trường lớn với số dân là 1,6 tỷ người, diện tích là 9,6 triệu km2, độ dài đường bờ biển là 14.500 km; giáp biên giới nhiều nước như Ấn Độ, Bắc Triều Tiên, Myanma, Lào, Lào, Nga, Mông Cổ, Nêpal, Việt Nam…

nên rất thuận lợi cho việc mở rộng các hoạt động buôn bán qua biên giới với các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam. Nhận thức được điều đó, kể từ khi hai nước Việt Nam – Trung Quốc bình thường hoá quan hệ, bắt tay trên mọi lĩnh vực trong đó có cả thương mại, thì Việt Nam đã không ngừng tăng cường xuất khẩu hàng hoá vào Trung Quốc. Chính vị trí địa lý thuận tiện núi liền núi- sông liền sông của cả hai quốc gia đã giúp cho Việt Nam hiểu đước cặn kẽ hơn những nhu cầu, đòi hỏi của thị trường Trung Quốc, từ đó tạo ra một cơ cấu hàng hoá xuất khẩu hợp lý khi xuất vào nước này.

- Khi nói đến Trung Quốc, bất cứ ai cũng liên tưởng ngay tới một điều là tại sao hàng hoá của Trung Quốc lại đa dạng và xuất hiện tràn ngập trên thị trường thế giới với giá rẻ như vậy, rẻ đến mức khó tin. Vậy thì điều đó làm cho thị trường nội địa của Trung Quốc có hấp dẫn đối với các nhà xuất khẩu hay không? Khó hay dễ khi muốn thâm nhập vào thị trường này? Câu trả lời đặt ra phải phụ thuộc vào các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam. Trước hết ta xét nhu cầu tiêu dùng của thị trường Trung Quốc

1.4.1.Nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc

- Trong những báo cáo gần đây của các ngân hàng, nổi bật lên là báo cáo của ngân hàng Thụy Sỹ Cretdit Suisse nhận định Trung Quốc sẽ trở thành thị trường tiêu dùng lớn thứ ba thế giới sau Mỹ và Nhật Bản vào năm 2010 và trở thành thị trường tiêu dùng lớn thứ hai thế giới sau Mỹ váo năm 2015. Mức tiêu thụ

tại nền kinh tế Trung Quốc dự kiến sẽ chiếm khoảng 14,1% tổng mức tiêu dùng của nền kinh tế thế giới vào năm 2015 cao hơn Nhật, Anh, Đức, Italia.

- Vào thời điểm hiện nay, nhiều số liệu thống kê cho thấy nhu cầu nội địa Trung Quốc đang tăng với tốc độ đủ nhanh để bù đắp sự giảm sút nhu cầu tại các thị trường xuất khẩu. Năm ngoái, thặng dư tài khoản vãng lai của Trung Quốc tăng lên đến 10% GDP của nước này. Điều đó có nghĩa là Trung Quốc xuất siêu nhiều hơn những gì mà nước này tiêu thụ. Sự tăng lên của xuất khẩu ròng từ lâu vẫn là nguồn lực chính của tăng trưởng kinh tế Trung Quốc. Nếu như trước đây, xuất khẩu ròng đóng góp 2- 3% vào tốc độ tăng GDP cuả Trung Quốc (từ năm 2005- 2007), trong khi nhu cầu nội địa bao gồm đầu tư và tiêu dùng đóng góp 8- 9%.

Nhưng những số liệu mới đây cho thấy một xu hướng mới, đó là xuất khẩu đã chiếm một vị trí ít quan trọng hơn đối với tăng trưởng. Theo WB, trong năm 2007, xuất khẩu ròng chỉ chiếm 0,4 % trong tăng trưởng GDP của Trung Quốc, trong khi đó GDP của Trung Quốc tăng chậm lại còn 11,5 % ( tháng 11/2007) nhờ tăng trưởng mạnh mẽ của nhu cầu nội địa. Trong khi tăng trưởng xuất khẩu giảm từ 28% kết thúc quý 1 năm 2007 xuống còn 22% trong năm tính đến quý 4 năm 2007 thì tốc độ tăng trưởng nhập khẩu lại tăng từ 18% lên 26% nhờ nhu cầu tiêu dùng của Trung Quốc đang tăng mạnh hơn xuất khẩu. Đây là một tín hiệu đáng mừng, là cánh cửa cho các nhà kinh doanh xuất khẩu đã và đang muốn xâm nhập hàng hoá của mình vào thị trường Trung Quốc. Với nhu cầu tiêu dùng của Trung Quốc cao như vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam phải biết tận dụng cơ hội lớn này để đẩy mạnh hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc tăng thu lợi nhuận và chiếm lĩnh được thị phần ở nước này.

- Một điều đáng nói ở đây là nhu cầu tiêu dùng của thị trường Trung Quốc khá đa dạng và dễ tính do các tầng lớp dân cư khác nhau có thu nhập khác nhau, nên sức mua rất phong phú. Trên thị trường cùng tồn tại các loại hàng hoá có quy cách, chất lượng khác xa nhau đến mức giá cả chênh lệch hàng chục thậm chí đến hàng trăm lần. Với sự chênh lệch đó đã phần nào phản ánh được sức mua khác nhau phân theo vùng miền, do thu nhập do tốc độ phát triển của các vùng khác

nhau. Sức mua phần lớn là của dân thành thị như ở Thẩm Quyến, đến Quảng Tây…là khoảng 10.000 đến 100.000 NDT/một người/một năm tức vào khoảng 1.210 đến 12.097 USD, do thu nhập bình quân đầu người ở đây khoảng 20.000 USD/ năm, một phần nhỏ thành thị cũng có sức mua trên 100.000 NDT. Còn ở nông thôn như các vùng miền Tây sức mua trung bình từ 1.000 đến 10.000 NDT tức vào khoảng 121 đến 1210 USD do thu nhập bình quân đầu người ở đây chỉ khoảng 300 USD/ năm. Sức mua của người tiêu dùng Trung Quốc được chia làm bốn nhóm sau:

+ Nhóm người tiêu dùng có thu nhập cao:

Người tiêu dùng có thu nhập cao tức là mức thu nhập trung bình từ 18.840 NDT trở lên. Số lượng này vào khoảng 14 triệu, chiếm 10% dân số đô thị và 3,5 % dân số toàn quốc. Sức mua của nhóm người này là 840 tỷ NDT, chiếm 15% tổng sức mua của toàn quốc. Trong nhóm này, phần lớn là các chủ doanh nghiệp chiếm 31%, tiếp theo là các cán bộ cấp cao, các chủ doanh nghiệp tư nhân, các chuyên viên kỹ thuật cao…Đối với nhóm người tiêu dùng này, hàng hoá mà họ yêu cầu là các hàng hoá chất lượng cao, hàm lượng kỹ thuật cao, mẫu mã phong phú, đa dạng, kiểu dáng đẹp, sang trọng. Giá cả không phải là yếu tố quan trọng đối với các quyết định tiêu dùng của họ. Vì thế trong cơ cấu hàng xuất khẩu các doanh nghiệp của Việt Nam cần có mặt hàng cao cấp phục vụ nhu cầu của tầng lớp dân cư này vì chắc chắn rằng nếu đáp ứng được nhu cầu của họ thì lợi nhuận mang lại sẽ không nhỏ.

+ Nhóm người tiêu dùng có thu nhập trung bình:

Nhóm người này bao gồm những người có mức thu nhập trung bình từ 6.000- 7.000 NDT, họ chiếm khoảng 445 triệu dân, khoảng 10% dân số nông thôn và 80% dân số thành thị. Sức mua của họ là 2,89 nghìn tỷ NDT, chiếm gần 55%

sức mua của toàn quốc, bao gồm phần lớn dân thành thị và một lượng nhỏ dân giàu có ở nông thôn. Họ chủ yếu là các quan chức chính phủ, cán bộ công nhân viên…Hàng hoá mà họ có nhu cầu là loại hàng hoá có chất lượng vừa phải, một số mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao, mẫu mã đẹp sẽ được ưa chuộng. Đối với

bộ phận dân cư này thì giá cả cũng có thể xem là một nhân tố ảnh hưởng quyết định tiêu dùng của họ. Vì thế các doanh nghiệp Việt Nam có thể cung cấp những mặt hàng có chất lượng và giá cả phù hợp với yêu cầu của họ. Với sức sản xuất thực tế của Việt Nam hiện nay thì đây là nhóm khách hàng tiềm năng và chiến lược mang lại nguồn lợi nhuận và khả năng chiếm lĩnh thị trường.

+ Nhóm người có thu nhập thấp:

Bao gồm những người có thu nhập ròng khoảng 2000 NDT tức khoảng 242 USD, có thu nhập gia đình khoảng 7.000- 8000 NDT tức khoảng 847- 968 USD. Nhóm người này có khoảng 689 triệu người, chiếm 10% dân thành thị, 80% dân nông thôn. Số gia đình thuộc nhóm này là 200 triệu gia đình. Sức mua của người tiêu dùng nhóm này là 1,33 tỷ NDT, chiếm khoảng 23% sức mua toàn quốc.

+ Nhóm còn lại

Nhóm này gồm người có thu nhập trung bình khoảng 700 NDT tức 85 USD chiếm gần 7% dân số toàn quốc

+ Người tiêu dùng ở hai nhóm này đều ưa chuộng các sản phẩm có chất lượng thấp hơn, không cần chú ý đến hình thức, kiểu dáng của sản phẩm, mà giá cả hàng hoá là hết sức quan trọng. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần xem đây là nhóm khách hàng tiềm năng cho các hàng hoá xuất khẩu có chất lượng chưa cao, chỉ ở mức sản xuất đại trà vì hai nhóm này chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổng sức mua của thị trường Trung Quốc là hơn 30%.

+ Chính có sự phân nhóm tiêu dùng như vậy đã tạo điều kiện không nhỏ cho các nhà xuất khẩu đưa ra danh mục hàng hoá xuất khẩu phù hợp với nhu cầu của từng khu vực, từng thị trường nhỏ trong thị trường Trung Quốc, từ đó giúp Việt Nam tận dụng và khai thác hết lợi thế so sánh, tiềm năng của nước mình nhờ khai thác hiệu quả tiềm năng tiêu dùng của người Trung Quốc.

- Ngoài ra nhu cầu nhập khẩu hàng hoá tại Trung Quốc rất đa dạng và phong phú, riêng với Việt Nam chúng ta có thể xuất khẩu sang thị trường này 14 loại mặt hàng, nhóm hàng hoá có nhiều tiềm năng (theo Đề án đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc giai đoạn 2006- 2010) là: cao su, chè, cà phê, hạt tiêu, hạt điều,thực

vật, thuỷ sản, dầu ăn, giày dép, dây áp điện, sản phẩm nhựa, sản phẩm gỗ, sản phẩm linh kiện điện tử- điện máy, sắn lát và tinh bột sắn…

- Tuy là một nước có sản lượng lương thực rất cao, nhưng Trung Quốc vẫn có nhu cầu nhập khẩu rất lớn các mặt hàng nói trên do nhu cầu tiêu dùng của người dân đã có xu hướng thay đổi.

+ Đối với mặt hàng cà phê: Hiện nhu cầu của Trung Quốc đối với mặt hàng này là trên 100 triệu USD/năm nhưng đến nay kim ngạch của mặt hàng này chỉ mới được 13- 14 triệu USD. Đây là nhu cầu mới của lớp thanh niên mới ở phía Nam Trung Quốc.

+ Đối với mặt hàng chè: Dù là nước xuất khẩu chè nhưng Trung Quốc cũng nhập khẩu chè. Hiện nay nhu cầu các loại chè của Trung Quốc là trên 50 triệu USD. Việt Nam mới đáp ứng được khoảng 7 triệu USD.

+ Cao su: Theo ông Đào Ngọc Chương , Tham tán Thương mại Việt Nam tại Trung Quốc, không chỉ giá mà nhu cầu nhập nguyên liệu của Trung Quốc ngày càng tăng cao. Năm 2006, Trung Quốc nhập 2,67 tỷ USD. Trong đó xuất khẩu cao su của Việt Nam vào Trung Quốc là 776 triệu USD.

+ Dây cáp điện: Đây là mặt hàng mà Trung Quốc có xu hướng nhập khẩu nhiều để phục vụ cho việc sản xuất các sản phẩm có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao. Năm 2006, Trung Quốc đã nhập khẩu khoảng 3,6 tỷ USD dây cáp điện trong khi đó Việt Nam đáp ứng được 10,7 triệu USD.

+ Giày dép: Năm 2006, Trung Quốc đã nhập khẩu 554 triệu USD, trong khi Trung Quốc là một nước xuất khẩu giày dép lớn nhất thế giới. Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu sản phẩm của Bitis và Bi Việt Nams, khoảng 37-38 triệu USD. Đây là mặt hàng được người tiêu dùng Trung Quốc rất chú ý do chất lượng và giá cả ổn định, hợp lý. Do đó có thể coi đây là mặt hàng có triển vọng xuất khẩu cao.

+ Gạo: Nhu cầu nhập khẩu gạo của Trung Quốc cũng rất lớn, tuy nhiên do Thái Lan là nước chiếm lĩnh thị phần gạo ở Trung Quốc nên năm 2006 Việt Nam

mới chỉ xuất khẩu sang Trung Quốc được 12 triệu tấn, đáp ứng nhu cầu chủ yếu của người dân vùng biên giới.

+ Hạt tiêu: Năm 2006 Việt Nam chỉ đáp ứng 292 tấn hạt tiêu trong khi nhu cầu của Trung Quốc đối với mặt hàng này là 1350 tấn

+ Hạt điều: Năm 2006 Trung Quốc tiêu thụ khoảng 1,6 tỷ USD trong khi Việt Nam chỉ xuất khẩu được 84- 85 triệu USD

+ Sản phẩm gỗ: Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 88,2 triệu USD trong khi Trung Quốc nhập khẩu tới 13,6 tỷ USD

+ Sản phẩm nhựa: Năm 2006, Trung Quốc nhập khẩu 2,6 tỷ USD nhựa, Việt Nam xuất khẩu được 6,5 triệu sang thị trường này- một con số rất đáng khiêm tốn.

+ Dầu thực vật: Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 2,78 triệu USD dầu ăn khi mà Trung Quốc nhập khẩu 2,75 tỷ USD

+ Điện tử, linh kiện điện tử, điện máy: Đây là mặt hàng cũng được đánh giá là có tiềm năng xuất khẩu trong thời gian tới. Năm 2006 Việt Nam đã xuất khẩu sang Trung Quốc 7,5 triệu USD khi Trung Quốc nhập khẩu 13 tỷ USD

+ Tinh bột sắn và sắn lát khô: Mỗi năm Trung Quốc tiêu thụ khoảng 3,5 triệu tấn. Đây là mức tiêu thụ ổn định và đầy tiềm năng đối với Việt Nam.

* Như vậy thấy được nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc và khả năng đáp ứng nhu cầu đó của Việt Nam để từ đó Chính phủ Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng cần tiếp tục phát huy hết khả năng của mình, cần có những chiến lược nhất định để hàng hoá của Việt Nam ngày càng có mặt rộng rãi trên thị trường Trung Quốc mang lại lợi nhuận và nguồn thu khổng lồ cho Việt Nam, làm tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ phục vụ cho CNH- HĐH đất nước.

* Tuy nhiên để xâm nhập thị trường Trung Quốc cần phải lưu ý đên một số mặt. Trong đó nổi bật lên là hệ thống pháp lý, thuế quan và phi thuế quan ở Trung Quốc.

1.4.2. Quy định về nhập khẩu của Trung Quốc 1.4.2.1. Hệ thống thuế quan

* Theo Tổng Cục Hải Quan Trung Quốc lộ trình cắt giảm thuế quan của Trung Quốc như sau:

- Ngày 01/01/1992: Trung Quốc giảm 225 dòng thuế, chiếm 4,1% tổng số các dòng thuế.

- Ngày 01/04/1992 : Thực hiện loại bỏ thuế nhập khẩu cho 18 nhóm sản phẩm, trong đó có 16 nhóm sản phẩm với 168 dòng có mức thuế suất nhập khẩu giảm từ 28,6- 68%. Hai nhóm sản phẩm còn lại là ô tô mui kín và máy quay phim, thuế căn bản đã tăng trong khi thuế theo luật được loại bỏ, nhưng mức thuế nhập khẩu vẫn giảm nhẹ.

- Ngày 01/01/2000: Giảm tới 819 dòng thuế đối với các sản phẩm dệt trong phạm vi từ 0,6- 2 điểm %. Giảm 202 dòng thuế đối với các hàng hóa chất, máy móc và các sản phẩm khác (thuế linh kiện chế tạo máy tính cá nhân giảm từ 15% xuống còn 6%, thuế đánh vào bộ phận ghi dữ liệu giảm từ 18% xuống còn 1%).

- Ngày 01/01/2001: Cắt giảm 3.462 dòng thuế.

Với một lộ trình cắt giảm thuế quan như trên, thuế suất bình quân đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc đã liên tục giảm xuống và tới thời điểm trở thành thành viên WTO, mức thuế này chỉ còn bằng 1/3 so với thời điểm khi Trung Quốc bắt đầu đàm phán gia nhập. Đây là một yếu tố thuận lợi và một “món quà” mà Trung Quốc dành tặng cho cỏc nhà kinh doanh xuất khẩu nước ngoài. Theo dừi bảng số liệu sau:

Bảng1.4: Thuế quan bình quân đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1998-2001

Năm Mức thuế quan bình quân (%)

1982 55,6%

1985 43,3%

1988 43,7%

1991 44,1%

1992 43,2%

1993 39,9%

1994 35,9%

1996 23%

1997 17%

2000 16,4%

2001 15,3%

Sau khi gia nhập WTO 9,8%

(Nguồn: Tỏng cục Hải Quan Trung Quốc )

- Thực hiện như nội dung của Nghị định thư khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã cam kết từng bước hạ thấp mức thuế nhập khẩu hàng hoá và đến năm 2005 còn 10%, trong đó thuế quan bình quân đối với hàng hoá công nghiệp giảm xuống còn 9,3 %. Tính đến nay, mức thuế quan của Trung Quốc đã giảm còn 10,2

% . Đặc biệt, mức giảm thuế quan đối với hàng nông sản được Trung Quốc thực hiện trước thời gian quy định của WTO. Năm 2002, Trung Quốc đã thực hiện cắt giảm hàng loạt thuế nhập khẩu đối với hơn 5000 loại sản phẩm. Năm 2003, Trung Quốc lại tiếp tục giảm thuế nhập khẩu cho hơn 3000 mặt hàng.

* Một nội dung quan trọng nữa trong cải cách chính sách ngân sách của Trung Quốc là quá trình chuyển từ hệ thống giao nộp ngân sách trong hệ thống kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước đây sang một hệ thống thuế có nhiều đặc điểm tương đồng với các nước kinh tế thị trường ở phương Tây. Do đó, từ năm 1994, Trung Quốc đã thực hiện một cuộc cải cách thuế căn bản như sau:

- Mở rộng thuế giá trị gia tăng trong hệ thống thuế doanh thu (gồm thuế giá trị gia tăng, thuế sản phẩm và thuế môn bài). Từ năm 1994, Trung Quốc áp dụng thuế giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ, sản xuất thuộc mọi thành phần kinh tế, không phân biệt doanh nghiệp trong nước hay doanh nghiệp nước ngoài. Đến năm 1995, thuế VAT đã chiếm 42% trong tổng thu ngân sách. Các loại thuế môn bài với mức từ 3%-5% được áp dụng chủ yếu cho các loại hình dịch vụ và kinh doanh bất động sản.

- Cuộc cải cách mới hệ thống thuế được bắt đầu từ năm 2002 nhằm mục đích đảm bảo cho Nhà nước kiểm soát nền kinh tế vĩ mô tốt hơn bao gồm những nội dung chính sau:

+ Chuyển thuế VAT từ dạng thuế dựa trên sản xuất sang thuế VAT dựa trên tiêu dùng, tương tự như hệ thống thuế giá trị gia tăng mà các nước phương Tây sử dụng.

+ Chính phủ tiến hành cải thiện thuế hàng hóa, sửa lại các khoản mục thuế thông qua việc tăng hay giảm và từng bước loại bỏ các hàng hóa chung chịu thuế, đồng thời đưa các hàng hóa tiêu dùng cao cấp thành tiêu điểm của thuế hàng hóa.

+ Thống nhất hệ thống thuế doanh nghiệp, bao gồm thống nhất tiêu chí phân biệt cho từng người đóng thuế và các chính sách ưu đãi cho từng loại doanh nghiệp.

+ Cải thiện hệ thống thuế thu nhập cá nhân bằng cách đưa ra một hệ thống thuế thu nhập cá nhân có phân loại. Hợp lý hóa việc khấu trừ trước thuế, hình thành tiêu chí điều chỉnh tỷ lệ thuế hợp lý hơn trong hệ thống thuế thu nhập cá nhân.

+ Cải cách hệ thống thuế xây dựng đô thị.

+ Cải thiện hệ thống thuế địa phương, nhằm đảm bảo cho chính quyền địa phương là cơ quan có thẩm quyền về chính sách thuế, đồng thời khẳng định chính sách thuế mà chính phủ đưa ra là thống nhất.

+ Cải cách sâu hơn nữa hệ thống thuế ở nông thôn bao gồm hủy bỏ thuế nông nghiệp đặc biệt, từng bước cắt giảm thuế nông nghiệp, hình thành chính sách thuế ưu đãi cho những vùng sản xuất lương thực chủ yếu.

Trên đây là những vấn đề cơ bản trong quá trình cải cách hệ thống thuế của Trung Quốc- một quá trình mang tính nhất quán và xuyên suốt từ khi đàm phán cho đến khi trở thành thành viên chính thức của WTO và cả sau này.

* Năm 2007 là năm Trung Quốc hoàn thành thời gian bảo hộ theo cam kết gia nhập WTO và sẽ thực hiện cơ chế điều hành xuất nhập khẩu theo tư cách đầy đủ của một thành viên WTO. Do đó, Trung Quốc sẽ tiếp tục áp dụng quản lý thuế hạn ngạch đối với 7 nhóm mặt hàng, trong đó có gạo và phân bón của Việt Nam;

áp dụng thuế xuất khẩu giảm tính đối với 174 mặt hàng chủ yếu trong đó có các

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU KINH NGHIỆM XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA MỘT SỐ NƯỚC SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC (Trang 30 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w