Thực hiện như nội dung của Nghị định thư khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã cam kết từng bước hạ thấp mức thuế nhập khẩu hàng hoá và đến năm

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU KINH NGHIỆM XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA MỘT SỐ NƯỚC SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC (Trang 37 - 43)

Quốc đã cam kết từng bước hạ thấp mức thuế nhập khẩu hàng hoá và đến năm 2005 còn 10%, trong đó thuế quan bình quân đối với hàng hoá công nghiệp giảm xuống còn 9,3 %. Tính đến nay, mức thuế quan của Trung Quốc đã giảm còn 10,2 % . Đặc biệt, mức giảm thuế quan đối với hàng nông sản được Trung Quốc thực hiện trước thời gian quy định của WTO. Năm 2002, Trung Quốc đã thực hiện cắt giảm hàng loạt thuế nhập khẩu đối với hơn 5000 loại sản phẩm. Năm 2003, Trung Quốc lại tiếp tục giảm thuế nhập khẩu cho hơn 3000 mặt hàng.

* Một nội dung quan trọng nữa trong cải cách chính sách ngân sách của Trung Quốc là quá trình chuyển từ hệ thống giao nộp ngân sách trong hệ thống kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước đây sang một hệ thống thuế có nhiều đặc điểm tương đồng với các nước kinh tế thị trường ở phương Tây. Do đó, từ năm 1994, Trung Quốc đã thực hiện một cuộc cải cách thuế căn bản như sau:

- Mở rộng thuế giá trị gia tăng trong hệ thống thuế doanh thu (gồm thuế giá trị gia tăng, thuế sản phẩm và thuế môn bài). Từ năm 1994, Trung Quốc áp dụng thuế giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ, sản xuất thuộc mọi thành phần kinh tế, không phân biệt doanh nghiệp trong nước hay doanh nghiệp nước ngoài. Đến năm 1995, thuế VAT đã chiếm 42% trong tổng thu ngân sách. Các loại thuế môn bài với mức từ 3%-5% được áp dụng chủ yếu cho các loại hình dịch vụ và kinh doanh bất động sản.

- Cuộc cải cách mới hệ thống thuế được bắt đầu từ năm 2002 nhằm mục đích đảm bảo cho Nhà nước kiểm soát nền kinh tế vĩ mô tốt hơn bao gồm những nội dung chính sau:

+ Chuyển thuế VAT từ dạng thuế dựa trên sản xuất sang thuế VAT dựa trên tiêu dùng, tương tự như hệ thống thuế giá trị gia tăng mà các nước phương Tây sử dụng.

+ Chính phủ tiến hành cải thiện thuế hàng hóa, sửa lại các khoản mục thuế thông qua việc tăng hay giảm và từng bước loại bỏ các hàng hóa chung chịu thuế, đồng thời đưa các hàng hóa tiêu dùng cao cấp thành tiêu điểm của thuế hàng hóa. + Thống nhất hệ thống thuế doanh nghiệp, bao gồm thống nhất tiêu chí phân biệt cho từng người đóng thuế và các chính sách ưu đãi cho từng loại doanh nghiệp.

+ Cải thiện hệ thống thuế thu nhập cá nhân bằng cách đưa ra một hệ thống thuế thu nhập cá nhân có phân loại. Hợp lý hóa việc khấu trừ trước thuế, hình thành tiêu chí điều chỉnh tỷ lệ thuế hợp lý hơn trong hệ thống thuế thu nhập cá nhân.

+ Cải cách hệ thống thuế xây dựng đô thị.

+ Cải thiện hệ thống thuế địa phương, nhằm đảm bảo cho chính quyền địa phương là cơ quan có thẩm quyền về chính sách thuế, đồng thời khẳng định chính sách thuế mà chính phủ đưa ra là thống nhất.

+ Cải cách sâu hơn nữa hệ thống thuế ở nông thôn bao gồm hủy bỏ thuế nông nghiệp đặc biệt, từng bước cắt giảm thuế nông nghiệp, hình thành chính sách thuế ưu đãi cho những vùng sản xuất lương thực chủ yếu.

Trên đây là những vấn đề cơ bản trong quá trình cải cách hệ thống thuế của Trung Quốc- một quá trình mang tính nhất quán và xuyên suốt từ khi đàm phán cho đến khi trở thành thành viên chính thức của WTO và cả sau này.

* Năm 2007 là năm Trung Quốc hoàn thành thời gian bảo hộ theo cam kết gia nhập WTO và sẽ thực hiện cơ chế điều hành xuất nhập khẩu theo tư cách đầy đủ của một thành viên WTO. Do đó, Trung Quốc sẽ tiếp tục áp dụng quản lý thuế hạn ngạch đối với 7 nhóm mặt hàng, trong đó có gạo và phân bón của Việt Nam; áp dụng thuế xuất khẩu giảm tính đối với 174 mặt hàng chủ yếu trong đó có các

mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu như than đá, dầu thô, sắt thép thông thường, các loại nguyên liệu kim loại có màu khác; đồng thời áp dụng thuế suất nhập khẩu tạm tính đối với 309 mặt hàng đặc biệt Trung Quốc giảm mức thuế thấp hơn với mức quy định của WTO đối với mặt hàng mang tính tài nguyên cao. Tuy nhiên, đối với cao su của Việt Nam thì Trung Quốc lại áp dụng biểu thuế lựa chọn tức là mức giá đánh thuế nhập khẩu cao su của Việt Nam sẽ lựa chọn một trong hai biểu thuế hoặc là 20% trên giá nhập khẩu hoặc là 2600 NDT/tấn cao su. Đây chính là một sự bất lợi cho Việt Nam khi xuất khẩu vào Trung Quốc.

1.4.2.2. Hệ thống phi thuế

*Hạn ngạch:

- Hàng rào phi thuế của Trung Quốc liên tục giảm, hiện nay các sản phẩm phải qua quản lý giấy phép hạn ngạch xuất khẩu chỉ còn là 52 sản phẩm, nhập khẩu chỉ còn 8 loại, bỏ 16 hạn ngạch, giấy phép và quản lý đấu thầu đặc biệt đối với một phần mặt hàng xe máy, ô tô, phụ tùng chủ yếu.

- Theo pháp luật của Trung Quốc, tất cả các hang hóa trong danh mục hang hóa phải kiểm tra do nhà nước ban hành, hay bắt buộc kiểm tra theo các quy định khác phải được kiểm tra khi nhập khẩu vào Trung Quốc. Với các hang hóa và công nghệ 9trwf hang hóa phải tuân thủ theo quy định và các luật lệ khác) thì nước này cho phép xuất khẩu tự do. Nhưng đối với các hang hóa nhập khẩu thì phải tuân thủ theo hạn chế của Chính phủ thì phải thực thi Quota và giấy phép.

- Từ năm 2005, một số mặt hàng nhạy cảm của Trung Quốc gặp nhiều khó khăn do sự xâm nhập các sản phẩm từ thị trường nước ngoài vào. Trung Quốc sẽ huỷ bỏ quản lý cấp giấy phép hạn ngạch nhập khẩu.

- Về vấn đề sở hữu trí tuệ: Do Trung Quốc đã trở thành viên của WTO nên phạm vi bảo vệ bản quyền sở hữu trí tuệ, ngăn cấm và xử lý tội giả mạo, ăn cắp bản quyền. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam đăng ký các nhãn hiệu thương mại ở Trung Quốc tránh được tình trạng mất thương hiệu như một số sản phẩm của Việt Nam trong thời gian qua . Đồng thời đây cũng là lời

khuyến cáo, đề nghị các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu thương mại và bản quyền tác giả cho chính mình.

- Ngoài ra, Trung Quốc còn áp dụng các rào cản thương mại khác như: kiểm dịch, các quy định về vệ sinh dịch tễ, các tiêu chuẩn kỹ thuật mà WTO cho phép đối với hàng hoá nhập khẩu

Hộp 1: Biện pháp quản lý hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc

(Nguồn: Eximpro ngày 5/11/2007)

* Quy định về kiểm nghiệm, kiểm dịch hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc - Kiểm định hàng hoá nhập khẩu: Tất cả hàng hoá nhập khẩu vào Trung Quốc đều phải được kiểm định chặt chẽ. Các mặt hàng nhập khẩu như thuốc men, thực phẩm, sản phẩm động thực vật, sản phẩm cơ khí và điện tử đều phải có giấy phép an toàn. Các nhà nhập khẩu Trung Quốc hoặc các đại lý mua hàng của họ phải đăng ký kiểm hoá ở cảng đến. Phạm vi kiểm tra được cơ quan kiểm hoá ở địa phương tiến hành bao gồm các yêu cầu về chất lượng sản phẩm, tính năng kỹ thuật, số lượng, trọng lượng, đóng gói, và những yêu cầu an toàn khác.

+ Tiêu chuẩn kiểm hoá chủ yếu dựa vào những tiêu chuẩn quốc gia bắt buộc, như tiêu chuẩn nội thương, nếu không có thì phải dựa vào những tiêu chuẩn được qui định trong hợp đồng mua bán. Để đáp ứng những yêu cầu kiểm tra ở cảng đến, tốt nhất các nhà xuất khẩu nên lấy giấy chứng nhận chất lượng của Trung Quốc trước khi chuyển hàng tới đây.

+ Quá trình cấp giấy chứng nhận chất lượng và độ an toàn có thể yêu cầu kiểm tra toàn bộ chuyến hàng nhập khẩu và mất rất nhiều thời gian.

- Kiểm dịch: Năm 1992 đạo luật kiểm dịch hàng hoá đã ra đời và đã cung cấp cơ sở pháp lý của việc kiểm dịch đối với động thực vật, cũng như các container và nguyên liệu đóng gói được sử dụng để vận chuyển những mặt hàng này. Theo Luật trên, Cục Kiểm dịch Động thực vật Trung Quốc (CAPQ) đã được thành lập, là tiền thân của Cơ quan quản lý Nhà nước về Kiểm dịch và Kiểm hoá hàng xuất nhập khẩu do Cục thuế Trung Quốc kiểm soát. Cơ quan này có trách nhiệm tiến hành các cuộc kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu của Trung Quốc. Theo đó, nhà

nhập khẩu sẽ phải nộp trước một đơn xin kiểm tra và hàng hoá được xuất khẩu vào Trung Quốc vẫn phải trải qua những cuộc kiểm tra cần thiết. Các hợp đồng ngoại thương mà các bên ký kết sẽ phải chỉ rõ những yêu cầu kiểm tra theo luật Trung Quốc, cũng như những giấy chứng nhận kiểm dịch cần thiết do cơ quan có thẩm quyền ở nước xuất khẩu cấp.

- Một số hàng hoá do các công ty kiểm định kiểm soát: Do một số nguyên liệu thô quan trọng có vai trò thiết yếu đối với nền kinh tế đất nước cũng như môi trường sống con người; có thể trở thành những hàng hoá độc quyền trên thị trường quốc tế và có sự nhạy cảm về giá cho nên Chính phủ Trung Quốc trao quyền quản lý và điều hành những mặt hàng này cho một số cơ quan kiểm định. Những công ty này do Bộ Ngoại thương và Hợp tác Kinh tế chỉ định. Theo đó, có khoảng 19 loại hàng hoá nhập khẩu chịu sự điều chỉnh của các công ty kiểm định này chẳng hạn như bột mì, dầu thô, dầu tinh chế, (như gasoline, dầu diesel và kerosene), thuốc trừ sâu (trong đó có thuốc trừ sâu nitrogen, thuốc trừ sâu phosphate, thuốc trừ sâu potash và thuốc trừ sâu tổng hợp), cao su (cao su tự nhiên), thép cuộn, gỗ (gỗ xẻ) , gỗ dán (gỗ tấm trang trí), len, sợi acrylic, cotton, thuốc lá và những sản phẩm liên quan, đường tinh chế, dầu thực vật, thép phế liệu, đồng phế liệu, nhôm phế liệu và giấy, nhựa phế liệu.

- Hàng miễn kiểm nghiệm kiểm dịch phải đạt 3 tiêu chuẩn:

+ Doanh nghiệp sản xuất phải có 1 hệ thống chất lượng hoàn thiện và nó phải có sự giám sát, sự đồng ý của Cục kiểm nghiệm nhà nước, được Cơ quan kiểm tra chất lương cấp giấy chứng nhận.

+ Doanh nghiệp sản xuất phải được sự chấp nhận của Uỷ ban công tác hệ thống ISO 9000

+ Chất lượng hàng miễn kiểm phải ổn định trong thời gian dài. Tỷ lệ hợp cách xuất khẩu phải đạt 100% liên tục trong 3 năm.

- Hàng hoá liên quan đến an toàn vệ sinh và có yêu cầu đặc biệt bắt buộc kiểm nghiệm kiểm dịch bao gồm:

+ Lương thực, dầu ăn, thực phẩm, đồ chơi, mỹ phẩm và đồ điện.

+ Những hàng hoá được xếp vào quản lý giấy phép an toàn chất lượng nhập khẩu.

+ Các mặt hàng dễ biến chất hoặc hàng hoá rời.

+ Các mặt hàng mà trong Hợp đồng quy định tỷ lệ, thành phần, hàm lượng trong giấy chứng nhận kiểm nghiệm hàng hoá cấp.

+ Các loại đồ đựng, đóng gói dùng trong hàng nguy hiểm trong xuất nhập khẩu. - Quy định về chế độ giấy phép an toàn chất lương hàng nhập khẩu:

+ Hàng hoá liên quan đến an toàn vệ sinh, bảo vệ môi trường và bảo hộ lao động khi nhập khẩu vào Trung Quốc phải thực hiện chế độ giấy phép an toàn chất lượng nhập khẩu.

+ Danh mục hàng hoá nhập khẩu thực hiện chế độ giấy phép an toàn chất lượng do Cục Kiểm nghiệm xuất nhập cảnh Trung Quốc xây dựng và ban hành và được công bố trước 2 năm thi hành.

+ Hàng hoá thuộc “Danh mục” nhưng chưa được cấp giấy phép an toàn chất lượng thì không được nhập khẩu

+ Hàng chỉ được cấp giấy phép an toàn chất lượng khi đạt các yêu cầu là hàng phù hợp pháp luật, pháp quy hành chính và yêu cầu tiêu chuẩn quy định của Trung Quốc; các điều kiện sản xuất và kiểm nghiệm hàng hoá của doanh nghiệp xuất khẩu phải đảm bảo hàng sản xuất ra phù hợp với yêu cầu của Trung Quốc .

- Các quy định về vệ sinh y tế tại Cảng, cửa khẩu Trung Quốc:

+ Tại các Cảng, cửa khẩu của Trung Quốc có các bộ phận giám sát vệ sinh với nhiệm vụ giám sát vệ sinh người và phương tiện giao thông, hàng hoá xuất nhập khẩu nhằm mục đích xoá bỏ, kiểm soát nguồn bệnh truyền nhiễm, phòng chống bệnh truyền nhiễm từ nước ngoài vào và từ Trung Quốc ra.

+ Các đối tượng kiềm dịch vệ sinh y tế gồm: các phương tiện giao thông, khách du lịch nhằm phát hiện và xử lý vệ sinh đối với người và phương tiện đến từ vùng dịch bệnh truyền nhiễm; phát hiện bị nhiễm bệnh truyền nhiễm; phát hiện các

động vật, côn trùng mang bệnh liên quan đến sức khoẻ con người

* Tóm lại, nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng của thị trường Trung Quốc và những quy định về nhập khẩu của thị trường này, Chính phủ cũng như các doanh nghiệp Việt Nam thấy được điểm mạnh, yếu, khó khăn, thuận lợi mà Việt Nam có cũng như gặp phải khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Trung Quốc. Từ đó tìm ra được những giải pháp hiệu quả nhằm tăng cường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang một thị trường đầy tiềm năng như Trung Quốc.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU KINH NGHIỆM XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA MỘT SỐ NƯỚC SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w