GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ

25 257 0
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI CÔNG TY  TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ 3.1. Định hướng phát triển của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ trong thời gian tới 3.1.1. Chiến lược phát triển của Tập Đoàn Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ đến năm 2010 Trong các tờ trình trình Thủ tướng Chính phủ, Tập Đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam đã nêu rõ một số muc tiêu của quy hoạch phát triển như sau : • Xây dựng, phát triển ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (bao gồm mạng lưới các nhà máy đóng, sửa chữa tàu thủycông nghiệp phụ trợ) đáp ứng nhu Cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước, củng cố an ninh, quốc phòng; đồng thời đáp ứng được yêu Cầu phát triển, đổi mới cơ cấu đội tàu quốc gia và có sản phẩm tàu thủy xuất khẩu ra nước ngoài. Phấn đấu đến năm 2010 đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có nền công nghiệp tàu thuỷ phát triển vào loại trung bình tiên tiến trong khu vực. • Từng bước nâng cao chất lượng đóng mới và sửa chữa tàu biển đồng thời chú trọng sản xuất các loại vật tư, thiết bị tàu thuỷ để tới năm 2010 đạt tỷ lệ nội địa hoá tới 60% đối với các sản phẩm tàu biển đóng mới. • Nâng cao năng lực đóng mới, trong đó tập trung xây dựng mới một số nhà máy trọng điểm đóng và sửa chữa tàu lớn từ 30.000 đến 100.000 DWT, có sức cạnh tranh trên thị trường khu vực. • Tập trung phát triển và hoàn thiện cơ sở vật chất, đổi mới quá trình đào tạo - nghiên cứu thiết kế, phấn đấu đến năm 2010, ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam chủ động được về mặt kỹ thuật từ khâu thiết kế, đăng kiểm đến đóng mới đối với loại tàu chở hàng có trọng tải đến 50.000 DWT. Sau đây là một số nội dung cụ thể trong quy hoạch ngành tới năm 2020 : Các cơ sở đóng mới và sửa chữa Tàu thuỷ : Đến năm 2010 mạng lưới công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam có 36 nhà máy đóng và sửa chữa tàu, 6 cơ sở công nghiệp phục vụ và 8 nhà máy đóng, sửa chữa tàu quân đội, bảo đảm việc đóng và sửa chữa tàu thủy toàn quốc, trong đó các nhà máy thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam giữ vai trò chủ lực, nòng cốt trong quy hoạch; các nhà máy đóng, sửa chữa tàu thuộc các ngành khác và địa phương quản lý có chức năng chủ yếu là sửa chữa, đóng mới các tàu thủy sản, tàu khách, tàu công trình, các phương tiện thủy nội địa và tàu vận tải đến 3.500 DWT; mạng lưới các Nhà máy đóng tàu quân đội chủ yếu được cải tạo, nâng cấp trên cơ sở hiện có với chức năng chính là đóng mới, sửa chữa các tàu quân sự và kết hợp tham gia đóng tàu vận tải có trọng tải đến 10.000DWT. Đối với các ngành công nghiệp phục vụ đóng tàu, để đạt được mục tiêu tỷ lệ nội địa hóa 60% trong sản phẩm đóng mới tàu thủy, đến năm 2010 phát triển các khu công nghiệp phụ trợ cho ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam như sau: • Xây dựng mới khu công nghiệp tàu thủy tại Cái Lân (Quảng Ninh): sản xuất thép tấm đóng tàu 250.000T/năm, sản xuất thép cường độ cao, đúc sản phẩm gang Cầu. • Xây dựng mới khu công nghiệp tàu thuỷ tại An Hồng (Hải Phòng): lắp ráp động cơ diezen có công suất tới 6.000CV; chế tạo một số thiết bị chuyên dùng trong công nghiệp đóng tàu. • Duy trì năng lực 2 cơ sở sản xuất của Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam tại thành phố Hải Phòng để sản xuất khí công nghiệp, vật liệu chống cháy nổ, sửa chữa, đóng mới container, phá dỡ tàu cũ và tái chế nguyên liệu sau phá dỡ sau năm 2010 sẽ di dời 2 cơ sở này ra khỏi khu vực thành phố. • Sau năm 2010 sẽ xây dựng mới khu công nghiệp tàu thuỷ tại- Bình Chánh (thành phố Hồ Chí Minh) hoặc tại Long Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu) để lắp ráp động cơ diezen, sản xuất các trang thiết bị phục vụ đóng tàu. Lực lượng lao động và đào tạo: Dự kiến lực lượng lao động toàn ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam đến năm 2010 có khoảng 36.000 người, trong đó trình độ đại học và trên đại học chiếm 16%; trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật chiếm 74%; lao động đào tạo ngắn hạn, công nhân phổ thông chiếm 10%. Công tác nghiên cứu, thiết kế tàu thủy: Đầu tư Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho 2 trung tâm nghiên cứu thiết kế: Viện Khoa học công nghệ tàu thủy Hà Nội và Công ty Thiết kế công nghiệp giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh. Thông qua chương trình trọng điểm quốc gia, đầu tư nâng cấp hoàn thiện bể thử mô hình tàu thủy đạt tiêu chuẩn quốc tế tại Viện Khoa học công nghệ tàu thủy Hà Nội. Công tác đăng kiểm: Hoàn thiện hệ thống quy phạm đóng tàu để phù hợp với các yêu Cầu của Công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, phấn đấu đổi mới và tăng cường công tác đăng kiểm để đến năm 2010, đăng kiểm Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức phân cấp tàu biển quốc tế IACS. Chỉ tiêu về năng lực sản xuất : Đóng mới hầu hết các phương tiện thủy nội địa, tàu công trình, tàu hải sản tàu biển trọng tải đến 15.000 DWT; phấn đấu đảm nhận 70 - 75% nhu Cầu đóng tàu hàng tổng hợp loại từ 20.000 DWT đến 50.000 DWT và tàu chở dầu thô 100.000 DWT, trong đó giai đoạn 2001 - 2005 tập trung đáp ứng chương trình đóng 32 tàu cho Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và các chương trình đóng tàu của các Tổng công ty Nhà nước khác. Đến năm 2010, đạt tỷ lệ nội địa hoá tới 60% đối với các sản phẩm tàu biển đóng mới. Sửa chữa đồng bộ tất cả các cấp đội tàu quốc gia có trọng tải đến 100.000DWT tại các nhà máy đóng tàu trong nước và đến 400.000 DWT tại các nhà máy liên doanh với nước ngoài. Để đảm bảo tiến độ thực hiện, kế hoạch được chia ra làm các giai đoạn cụ thể : Giai đoạn thứ nhất từ năm 2002 đến 2005: • Tập trung hoàn thiện cơ sở vật chất, đổi mới công nghệ của các nhà máy hiện có, trong đó ưu tiên các nhà máy: Hạ Long, Nam Triệu, Bến Kiền, Bạch Đằng, Phà Rừng, Công nghiệp tàu thuỷ Sài Gòn, Đóng tàuCông nghiệp hàng hải Sài Gòn, theo hướng chuyên môn hóa cao để phấn đấu đóng các loại tàu: phương tiện thủy nội địa, tàu khách, tàu công trình, tàu thuỷ sản, tàu hàng tổng hợp, tàu container, tàu chở dầu trọng tải đến 12.000DWT; sửa chữa tàu đến 20.000DWT tại các nhà máy trong nước và sửa chữa tàu 400.000DWT tại các nhà máy liên doanh Hyundai - Vinashin. • Chuẩn bị cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ đóng mới tàu hàng tổng hợp tàu container có trọng tải từ 30.000DWT đến 50.000DWT, tàu chở dầu thô 100.000DWT. • Liên kết với các ngành thép, cơ khí trong nước, liên doanh hợp tác với nước ngoài đầu tư xây dựng các khu công nghiệp phụ trợ để đến năm 2005 có thể sản xuất các loại thép tấm đóng tàu thông dụng, lắp ráp động cơ diezen đến 6.000CV cùng các trang thiết bị trên boong, thiết bị điện, điện tử, nghi khí hàng hải tại khu công nghiệp Cái Lân (Quảng Ninh) và An Hồng (Hải Phòng). • Đầu tư , xây dựng hoàn chỉnh bể thử mô hình tàu thủy tại Viện Nghiên cứu khoa học công nghệ tàu thuỷ Hà Nội để phục vụ công tác thiết kế. Giai đoạn thứ hai từ năm 2006 đến năm 2010: • Tập trung xây dựng có trọng điểm một số nhà máy mới tại các khu vực có tiềm năng như Dung Quất, Đồng Nai, Cà Mau, trong đó tại Dung Quất để đóng và sửa chữa tàu dầu đến 100.000 DWT; tại Đồng Nai để đóng và sửa chữa tàu hàng tổng hợp, tàu container đến 30.000 DWT; tại Cà Mau để đóng tàu phục vụ khai thác kinh tế biển phía Vịnh Thái Lan. • Tiếp tục đầu tư mở rộng nhà máy đóng tàu thuộc Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu để đóng và sửa chữa tàu container: đến 50.000DWT. • Mở rộng các khu công nghiệp phụ trợ để nâng dần tỷ lệ nội địa hóa lên 60% cho các sản phẩm đóng tàu trong nước. Giai đoạn sau năm 2010 đến 2020: Di chuyển dần một số nhà máy ở trung tâm đô thị khu vực Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng) ra các khu công nghiệp tập trung của thành phố. Tiếp tục mở rộng và đầu tư chiều sâu (bao gồm cả thiết bị nâng chuyển cỡ lớn để phục vụ đóng các tàu trọng tải từ 50.000 DWT đến 100.000 DWT); nâng cao trình độ công nghệ của các cơ sở đóng mới và sửa chữa phương tiện thuỷ đạt mức tiên tiến trong khu vực. Các giải pháp chủ yếu thực hiện phát triển ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam theo đúng lộ trình : • Đầu tư chiều sâu 30 nhà máy hiện có để đồng bộ hóa cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ sẵn có, trong đó có 7 nhà máy ưu tiên đầu tư là: Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu, Nhà máy đóng tàu Hạ Long, Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, Nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng, Nhà máy đóng tàu Bến Kiền, Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Sài Gòn, Công ty đóng tàucông nghiệp hàng hải Sài Gòn. • Hợp tác, liên doanh với nước ngoài để tiếp nhận công nghệ đóng tàu chở dầu 100.000DWT, lắp ráp, chế tạo động cơ, nghi khí hàng hải, trang thiết bị khác; đầu tư các thiết bị, phần mềm phục vụ công tác nghiên cứu - thiết kế tàu thủy. • Phối hợp tốt hoạt động giữa Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam với các cơ sở đóng, sửa chữa tàu thuộc các ngành, địa phương, quân đội để đóng tàu đến 3.500DWT, sửa chữa tàu đến 10.000DWT, trong đó chú trọng tận dụng năng lực chuyên sâu của các đơn vị khác sản xuất nghi khí hàng hải, máy bơm, động cơ điện, thép hình và các phụ tùng, phụ kiện . phục vụ cho công tác đóng, sửa chữa tàu. • Cơ chế, chính sách ưu đãi: các dự án đóng và sửa chữa tàu trong quy hoạch được hưởng các ưu đãi tại Quyết định số 17/2000/QĐ-TTG ngày 10 tháng 10 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách và cơ chế tài chính cho các dự án đóng tàu biển của ngành đóng tàu biển Việt Nam và các văn bản khác có liên quan theo nguyên tắc: “dự án đang hưởng cơ chế nào thì tiếp tục thực hiện theo cơ chế đó”. Để cụ thể hoá những mục tiêu cơ bản trong định hướng phát triển ngành CNTT Việt Nam trong thời gian tới, Tổng công ty CNTT Việt Nam đã xây dựng đề án phát triển và được Chính phủ phê duyệt tại quyết định 1420/QĐ - TTg ngày 02/11/2001 với những nội dung cơ bản sau : • Xây dựng và phát triển Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam lớn mạnh, có trình độ công nghệ tiên tiến, hiện đại, trở thành nòng cốt của ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Tổng Công ty thực hiện chiến lược sản phẩm trọng điểm, sản phẩm mũi nhọn nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, trình độ quản lí đáp ứng yêu Cầu hội nhập và cạnh tranh quốc tế; • Đóng mới được các tàu trọng tải dưới 50.000DWT, các tàu khách, tàu công trình, dịch vụ dầu khí, cứu hộ, tàu đánh cá xa bờ, tàu chế biến hải sản, tàu bảo đảm hàng hải, tàu đẩy trên sông và ven biển, tàu tuần tra, quân sự thông dụng . • Sửa chữa đồng bộ tàu có trọng tải tới 50.000DWT • Đến năm 2010 phấn đấu đạt 60% tỉ lệ nội địa hóa các sản phẩm, trong đó chú trọng chế tạo, lắp ráp được các vật tư thiết bị điện, vật liệu trang trí nội thất, xích neo, hộp số, nồi hơi, que hàn, sơn tàu thủy; lắp ráp và sản xuất động cơ diezen 3.000CV; sản xuất thép đóng tàu • Về đầu tư phát triển: Nâng cấp mở rộng và đầu tư chiều sâu các nhà máy hiện có; tập trung đầu tư xây dựng một số cơ sở đóng và sửa chữa tàu biển tại các địa điểm thuận lợi, đồng thời nghiên cứu, xây dựng một số nhà máy vật tư, thiết bị tàu thủy .Hợp tác liên doanh với nước ngoài để đóng mới tàu dầu đến 100.000DWT, sửa chữa tàu 400.000DWT, cải tạo và lắp ráp được động cơ tàu thủy công suất lớn. 3.1.2. Định hướng phát triển Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ Trong bối cảnh phát triển chung, Công ty tài chính với vai trò vô cùng quan trọng giữ vị trí chủ đạo trong công tác tài chính cho ngành Công nghiệp Tàu thuỷ cũng đã đề ra những phương hướng và mục tiêu sát thực, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn trong tương lai. Trong một kế hoạch ngắn hạn cho năm 2005, Công ty đã đề ra những mục tiêu sau : - Tăng mức tổng sản luợng 2005 lên 920 tỷ - Tăng tổng Doanh thu lên 55 tỷ - Tăng tổng lợi nhuận: 2 tỷ Với một hướng đi dài hạn hơn, Công ty đã đặt mục tiêu đạt được tổng mức vốn điều lệ là 500 tỷ VNĐ vào năm 2010, đồng thời, Công ty cũng đã đặt ra những mục tiêu phấn đấu trở thành một tổ chức tín dụng chuyên nghiệp, triển khai mở rộng những sản phẩm mới, đặc biệt chú trọng phát triển các hoạt động tư vấn, trong đó có tư vấn lập dự án. Đối với riêng hoạt động tư vấn lập dự án trong đó bao gồm cả phân tích tài chính dự án, Công ty đã đưa ra những bước đi cụ thể : + Duy trì mối quan hệ với khách hàng hiện tại và các khách hàng khác trong Tổng công ty nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động tư vấn dự án + Từng bước mở rộng hoạt động tư vấn dự án cho một số khách hàng cùng ngành kinh tế – kĩ thuật ngoài Tổng công ty. + Tăng số lượng phân tích các dự án có quy mô lớn hơn nữa + Xúc tiến thực hiện lập các dự án có sự hợp tác của các tỏ chức nước ngoài + Nâng cao hơn nữa chất lượng và tính chuyên nghiệp của hoạt động tư vấn lập dự án nói chung và phân tích tài chính dự án nói riêng để sẵn sàng đón nhận những dự án được nhận tài trợ từ các tổ chức của nước ngoài, do yêu cầu của các nhà tài trợ đối với các dự án này rất cao. + Xúc tiến mở rộng sản phẩm mới về tư vấn quản lý dự án, tư vấn đầu thầu, tư vấn thu xếp vốn cho chủ đầu tư. Trước những kế hoạch phát triển mạnh mẽ của ngành nói chung và của Công ty nói riêng, hoạt động tư vấn dự án trong đó có phân tích tài chính dự án cần phải có những bước phát triển mới, chuẩn bị tinh thần tiếp nhận rất nhiều dự án trong tương lai. Trong những bước phát triển mới này, việc nâng cao chất lượng phân tích tài chính dự án là một trong những nội dung nòng cốt vừa củng cố những hoạt động hiện tại, vừa tạo đà cho những sự phát triển mới. Nhưng việc làm thế nào để nâng cao chất lượng của hoạt động này cũng đang đặt ra nhiều câu hỏi. Sau đây là một số đề xuất về giải pháp và kiến nghị. 3.2.2 Kiến nghị với chính phủ + Bổ xung và hoàn thiện hệ thống chính sách, văn bản pháp luật về đầu tư ví dụ như ban hành hoặc cụ thể hơn nữa các công thức chuẩn trong tính toán các chỉ tiêu, định mức trong đầu tư…Các quy định cụ thể cho từng nhòm ngành nghề trong nền kinh tế. + Kiến nghị điều chỉnh lại việc phân nhóm các dự án (nhóm A, B, C ) theo từng đặc điểm riêng của từng ngành. Ví dụ : Những dự án nhóm A của ngành xây dựng nên có tổng mức đầu tư khác với nhóm A của các ngành khác do giá trị xây dựng cơ sở vật chất là rất lớn. + Kìm chế lạm phát, ổn định giá cả thị trường một số loại hàng hoá chính như : Giá thép, giá ximăng, than, gỗ, vật liệu xây dựng, xăng dầu…Hầu hết các mặt hàng này đều là những nguyên liệu đầu vào chủ yếu cho quá trình sản xuất. Vậy nên, biện pháp này nhằm làm giảm những biến động lớn trong doanh thu và chi phí của dự án. Từ đó làm cho các kết luận trong phân tích tài chính có tính xác thực cao. + Ổn định thị trường tài chính nhằm giảm bớt những biến động về tỷ giả, lãi suất. + Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá chất lượng phân tích tài chính dự án để làm cơ sở tham chiếu cho các nhà phân tích. Đồng thời cũng làm chuẩn cho các nhà thẩm định khi tiến hành đánh giá dự án. + Tạo điều kiện hỗ trợ các dự án trong việc xin tài trợ nguồn vốn của các tổ chức nước ngoài. Đặc biệt, kiến nghị Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính tạo điều hỗ trợ huy động nguồn vốn để thực hiện các dự án bởi đối với một số khoản tín dụng của ngân hàng nước ngoài có sự yêu cầu bảo lãnh của Bộ Tài chính hoặc các ngân hàng thương mại quốc doanh. + Đề nghị chính phủ ,bộ tài chính hỗ trợ ,bảo lãnh trong một số hoạt động tớn dụng với cỏc NH ,tổ chức tài chớnh nứoc ngoài 3.3 Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự áncông ty tài chính công nghiệp Tàu Thuỷ Tháo gỡ và giải quyết những hạn chế trên sẽ là cần thiết và quan trọng nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng phân tích tài chính dự án. Mỗi tồn tại và những nguyên nhân gây ra tồn tại không phải là đơn lẻ và độc lập mà có mối liên hệ nhất định trong hoạt động lập dự án. Và do vậy, những giải pháp đưa ra dưới đây được xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan phát sinh từ nội tại của Công ty, cần được thực hiện một cách đồng bộ, và mỗi nhóm giải pháp đều một phần nào đó giải quyết những vấn đề còn tồn tại ở một khía cạnh và lĩnh vực nhất định, đồng thời nó cũng chính là những công cụ hữu ích nhằm nâng cao chất lượng phân tích tài chính dự ánCông ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ. [...]... Xây dựng một quy trình phân tích tài chính dự án theo tiêu chuẩn Bản thân ở công ty từ trước tới nay vẫn chưa có một quy trình áp dụng chung trong phân tích tài chính dự án Đề xuất xây dựng một quy trình phân tích khoa học, đảm bảo được những yêu cầu cơ bản trong phân tích và phù hợp với đặc điểm các dự án của ngành như sau : - Dự tính tổng mức đầu tư tối ưu Nhà phân tích phải dự đoán được một cách chính. .. cấu hình cao có thể xử lý được các phần mềm về kỹ thuật, xây dựng, tài chính, khai thác vận tải biển và khả năng truy cập thông tin trên mạng cao 3.3.3 Giải pháp khác - Chiến lược thu hút khách hàng Đây là một giải pháp mang tính chất bổ trợ, nó gián tiếp ảnh hưởng tới chất lượng phân tích tài chính dự án công ty bởi các nguyên nhân sau đây : + Tiếp nhận nhiều dự án sẽ làm cho các cán bộ phân tích có... thể, sau khi cán bộ phân tích tài chính dự án đã nắm bắt được hết nội dung công việc của phân tích dự án có thể được điều chuyển sang bộ phân tín dụng làm việc một thời gian Trong thời gian này, trên cương vị là một cán bộ tín dụng thẩm định và đánh giá lại dự án đã được phân tích để đi tới quyết định cho vay, họ có thể phát hiện ra những sơ hở và sai xót trong quá trình phân tích tài chính, để từ đó... toán chính xác thì trong phần tính toán chỉ tiêu, nhà phân tích chỉ việc áp dụng đúng công thức vào tính toán và đưa ra kết luận về hiệu quả tài chính của dự án - Đánh giá rủi ro của dự án Các hoạt động của dự án sẽ xảy ra trong tương lai và trong một thời gian dài, vì thế nó không thể không tránh khỏi những rủi ro nhất định Trong khi đánh giá rủi ro của dự án, quan trọng nhất người phân tích phải đánh... phòng – Jakatta  Các dự án phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ như công nghiệp thép tấm cán nóng, công nghiệp cơ khí chế tạo máy, công nghiệp khí nén, công nghiệp điện…  Các dự án khác ngoài ngành + Phân loại theo chiều ngang : Mỗi người hoặc một nhóm người sẽ phụ trách phân tích tài chính ứng với từng nội dung của báo cáo nghiên cứu khả thi :  Khái toán phần xây lắp  Khái toán phần thiết bị ... để tiến hành tính khấu hao tài sản và dòng thu hồi tài sản cho các năm sau của dự án Một nội dung quan trọng trong phân tích nguồn vốn là xây dựng một dự toán vốn cho dự án, cơ sở để dự báo tổng mức đầu tư cho dự án có thể dựa trên hai phương pháp : phương pháp dự báo theo tỷ phần doanh thu và phương pháp dự toán tổng thể Tuy nhiên, trên thực tế, người ta hay sử dụng phương pháp thứ hai hơn vì nó sẽ... cho DNVVN tại các TCTD trong khu vực và trên Thế giới tạo ra các cơ hội nhận tài trợ đào tạo, học hỏi kinh nghiệm, góp phần nâng cao kỹ năng đầu tư cho DNVVN KẾT LUẬN Nâng cao chất lượng thẩm định dự án nói chung và chất lượng thẩm định tài chính dự án nói riêng là một yêu cầu cấp thiết, khách quan đối với công tác thẩm định dự án của NHTM, nhằm đảm bảo cho các quyết định tài trợ cho các dự án đầu tư... hiểu thực tiễn công tác thẩm định tài chính dự án đầu tự tài Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội: Thực trạng hoạt động công tác thẩm định; kết quả đạt được và một số hạn chế  Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn hoạt động thẩm định tài chính dự án tại NHNo&PTNT Nam Hà Nội, em xin đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHNo&PTNT Nam Hà Nội nói riêng... khả năng sinh lời và tính khả thi của dự án Một dự án chất lượng phân tích tài chính tốt không thể nào là một dự án có dòng thu < dòng chi được bởi nó không đạt được yêu cầu cơ bản của dự án đặt ra - Tính toán dòng chi của dự án Nói tới dòng chi hay dòng tiền ra của dự án chúng ta sẽ liên tưởng tới một tập hợp các chi phí phát sinh trong quá trình triển khai dự án Các khoản chi phí này hoàn toàn khác... phương pháp khấu hao hợp lý nếu như chủ đầu tư gặp phải sức ép lớn về vốn và trả nợ trong những năm đầu dự án Tuy nhiên, thông thường thì người ta thường chọn phương pháp khấu hao theo đường thẳng để đơn giản hoá bớt quá trình phân tích - Tính toán các chỉ tiêu tài chính Như phần 1.2 đã trình bày về nội dung của các chỉ tiêu phân tích tài chính, để đảm bảo tốt chất lượng phân tích tài chính, nhà phân tích . GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ 3.1. Định hướng phát triển của Công ty Tài chính Công. ích nhằm nâng cao chất lượng phân tích tài chính dự án ở Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ. 3.3.1 Nâng cao nghiệp vụ thẩm định tài chính dự án đầu

Ngày đăng: 18/10/2013, 04:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan