1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY

22 184 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 38,48 KB

Nội dung

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY 3.1. Định hướng phát triển của công ty 1, Công tác thị trường: Đặt công tác thị trường làm trung tâm cho mọi hoạt động - Củng cố, duy trì phát triển các kênh phân phối ở mọi nơi đặc biệt là vùng sâu, vùng xa - Giữ vững và nâng cao chất lượng sản phẩm, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng về kiểu dáng, mẫu mã, đa dạng chủng loại. - Tìm kiếm thị trường xuất khẩu sản phẩm, đẩy sản lượng xuất khẩu, giảm chi phí sản phẩm tiêu thụ ở thị trường nội địa - Củng cố tổ chức bộ máy làm công tác tiêu thụ, tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ tiêu thụ tại công ty hoàn thành nhiệm vụ 2, Đầu tư phát triển: - Đẩy nhanh tốc độ đầu tư, sớm huy động các dây chuyền công nghệ hiện đại đầu tư vào sản xuất đạt hiệu quả cao - Lắp đặt dây chuyền thiết bị sản xuất vỏ phích nhựa và đưa vào sản xuất nhanh gọn đưa chất lượng sản phẩm tốt làm giảm chi phí, chủ động điều hành sản xuất 3, Sản xuất công nghiệp: - Khai thác tối đa năng lực sản xuất của toàn bộ hệ thống dây chuyền thiết bị đã và đang có. -Thực hiện đa dạng hoá sản phẩm: ngoài việc khai thác vượt công suất thiết kế từ dây chuyền sản xuất phích nước đã cho ra đời nhiều mẫu mã, kiểu dáng, chủng loại sản phẩm mới: Ruột phích theo công nghệ Nhật Bản, phích 1040, 1045 . - Chất lượng sản phẩm: hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001-2000 từ các dây chuyền sản xuất bóng đèn tròn, bóng đèn huỳnh quang, phích nước. - Thực hiện đầu tư mở rộng là thủy tinh Hungari thích hợp định hướng đạt hiệu quả cao cho phép công ty cung cấp đủ bán thành phẩm vỏ bóng cho các dây chuyền sản xuất. - Sản xuất hoàn thiện đèn huỳnh quang compact để chủ động toàn diện về chất lượng , chủng loại, giá cả tạo sức cạnh tranh để chuẩn bị hội nhập. 4, Quản lý kinh doanh tài chính: - Tổ chức và triển khai thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 - Đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ: kỹ sư, đốc công, tổ trưởng sản xuất + Mời chuyên gia nước ngoài giảng dạy bí quyết giải quyết sản phẩm + Phối hợp với trường đại học Mỹ thuật công nghiệp thiết kế mẫu dáng bao bì và sản phẩm mới - Sắp xếp lại tổ chức sản xuất phân xưởng đột dập và phân xưởng lắp ghép ruột phích thành phân xưởng phích nước để hợp lý hoá trong điều hành sản xuất - Duy trì và tiếp tục hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán để phản ánh và giám đốc kịp thời thường xuyên liên tục tình hình thực hiện các dự án kinh doanh, kiểm tra định mức dự toán công chi phí . - Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên, công nhân sản xuất tạo niềm tin yêu cho toàn tập thể công ty giúp họ lao động, học tập, sáng tạo góp phần nâng cao năng suất lao động. - Tranh thủ cơ chế chính sách của nhà nước về khuyến khích ưu đãi đầu tư trong nước, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp - Phát huy truyền thống tự cường, chủ trương huy động vốn nhàn rỗi trong công nhân viên chức, lương, thưởng. Đây là nguồn lực chủ yếu quyết định tốc độ tăng trưởng cao. - Tổ chức phong trào thi đua trong toàn công ty để nâng cao sức cạnh tranh, khuyến khích công nhân viên chức tham gia các hoạt động xã hội tương thân tương ái, nhằm giáo dục ý thức trách nhiệm với cộng đồng và xã hội - Xây dựng một kế hoạch về huy động và sử dụng vốn một cách hữu ích: + Xác định một cách chính xác nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết cho hoạt động kinh doanh, đặc biệt nhu cầu vốn cho việc mua nguyên vật liệu đáp ứng cho quá trình sản xuất thường xuyên, liên tục. Có biện pháp tổ chức huy động vốn nhằm đáp ứng kịp thời đầy đủ, tránh lãng phí hoặc thiếu vốn. + Trên cơ sở xác định nhu cầu vốn đã lập theo kế hoạch công ty cần lựa chọn nguồn tài trợ tối ưu nhất với chi phí vốn thấp nhất tạo ra một cơ cấu vốn linh hoạt + Tăng tốc độ chu chuyển vốn lưu động + Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, giảm bớt hàng tồn kho + Đẩy mạnh việc thu nợ từ khách hàng, nhanh chóng thu hồi vốn, đáp ứng cho yêu cầu sản xuất. - Công ty đang chuẩn bị cho tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, khẳng định vị trí của mình. Từ những định hướng trên đặt công ty trước những thách thức và thời cơ mới: là nâng cao chất lượng công nghệ đạt trình độ khu vực, giảm nhập ngoại, đầu tư tới đâu là đưa nhanh vào sản xuất và khai thác triệt để, nâng cao hiệu quả cạnh tranh và chuẩn bị hội nhập, đứng vững trên thương trường. Do vậy, công tác phân tích tài chính cũng cần được xem trọng hơn để góp phần thực hiện định hướng trên của công ty. Sau đây là một số giải pháp để nâng cao chất lượng phân tích tài chính tại công ty. 3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính Sản xuất kinh doanh có hiệu quả, lợi nhuận cao, chi phí thấp, kế hoạch đặt ra phải phù hợp với tình hình thực tế . đòi hỏi phải có các quyết định tài chính đúng đắn. Do đó, đối với công ty BĐPNRĐ nói riêng việc nâng cao chất lượng phân tích tài chính là điều cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng cần phải làm tốt trong tương lai. Một số giải pháp được đưa ra là: 3.2.1. Hoàn thiện nội dung phân tích hoạt động tài chính Chất lượng phân tích tài chính có được nâng cao hay không tuỳ thuộc rất lớn vào nội dung phân tích, đây là cốt lõi của vấn đề. ở công ty, nội dung đề cập đến trong phân tích tài chính là chưa đủ. Do vậy, giải pháp đưa ra là cần phân tích một số nội dung sau để góp phần làm tăng độ chính xác cho các quyết định tài chính. 3.2.1.1. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn Bảng 14: Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn: Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Sử dụng vốn Nguồn vốn Sử dụng vốn Nguồn vốn Lượng (Trđ) Tỷ trọng (%) Lượng (Trđ) Tỷ trọng (%) Lượng (Trđ) Tỷ trọng (%) Lượng (Trđ) Tỷ trọng (%) 1. Tiền 1.197 2,06 2.166 4,904 2.Các khoản phải thu 31.628 54,50 30.080 68,1 3. Hàng tồn kho 15.694 27,04 7.308 16,54 4. TSLĐ khác 393 0,677 365 0,826 5. TS CĐ 1.626 2,8 1.152 2,608 6. Đầu tư TC dài hạn 6.633 11,43 7.Chi phí XDCBDD 0 481 1,089 8. Nợ ngắn hạn 47.374 81,63 30.891 69,93 9. Nợ dài hạn 2.008 3,46 4.133 9,35 10. Nợ khác 29 0,049 237 0,536 11. Nguồn vốn, quỹ 9.431 16,25 10.408 23,56 12. Nguồn kinh phí 49 0,084 1.114 2,52 Tổng 58.031 100 58.031 100 44.168 100 44.168 100 Nguồn : Bảng cân đối kế toán năm 2000-2002 Qua số liệu được phân tích ở bảng trên, tôi xin đưa ra một số nhận xét về tinh hình sử dụng vốn của công ty và những chỉ tiêu nào ảnh hưởng đến sự tăng giảm nguồn vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp: - Năm 2000, nguồn vốn và sử dụng vốn tăng lên 58.031 triệu đồng so với năm 2000 về số tuyệt đối, nhìn chung như vậy là tốt, nhưng cụ thể: + Sử dụng vốn của công ty tăng lên là do sự tăng lên của các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản lưu động khác, TSCĐ, đầu tư TCDH, nợ dài hạn, nguồn kinh phí. Trong đó, chiếm tỷ lệ chủ yếu là sự tăng lên của các khoản phải thu gồm 31.628 triệu đồng tương đương 54,5% do công ty bán hàng nhưng cho khách hàng nợ, hàng tồn kho chiếm 27,04% tương đương với 15.694 triệu đồng do chính sách dự trữ hàng hoá và do công tác tiêu thụ chưa thực hiện tốt. Công ty đang bị chiếm dụng vốn vì vậy cần có chính sách thu hồi nợ và tăng tốc độ lưu chuyển hàng tồn kho. + Nguồn vốn tăng lên là do công ty vay nợ ngắn hạn tăng so với năm 2000 là 47.374 triệu chiếm 81,63% nguồn vốn và do sự tăng lên của nguồn vốn quỹ với tỷ lệ là 16,25%. Công ty đã tiến hành vay nợ ngắn hạn với số lượng lớn và tăng vốn kinh doanh, trích lập các quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính. Điều này cho thấy, công ty kinh doanh chủ yếu dựa vào nguồn tài trợ chứ không dựa chủ yếu vào năng lực của mình. Công ty cần có kế hoạch trả nợ, tăng nguồn vốn kinh doanh. - Năm 2002, nguồn vốn và sử dụng vốn tăng so với năm 2001 về số tuyệt đối là 44.168 triệu. Điều đó cho thấy, công ty sử dụng hợp lý nguồn vốn và duy trì được mục tiêu tăng trưởng. + Việc sử dụng vốn tăng lên là do sự tiếp tục tăng lên của các khoản phải thu chiếm tỷ lệ khá cao là 68,1% tương đương với 30.080 triệu và hàng tồn kho chiếm 16,54%. Công ty cần đẩy mạnh biện pháp thu hồi vốn, tiêu thụ sản phẩm. + Nguồn vốn tăng lên do công ty vẫn tiếp tục vay nợ ngắn hạn chiếm 69,93% giảm so với 2001 tuy nhiên đây vẫn là tỷ lệ cao, sự tăng lên của nguồn vốn quỹ chiếm 23,56% tăng so với 2001. Điều này là rất tốt song công ty vẫn có giải pháp cho các khoản nợ ngắn hạn để tránh tình trạng mất khả năng thanh toán, cần tăng nhanh hơn nữa về nguồn vốn kinh doanh. Với kết quả trên, trong những năm kinh doanh tới, công ty nên vay nợ dài hạn để tránh những khoản nợ đến hạn sớm và đẩy nhanh công tác tiêu thụ. 3.2.1.2. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Bảng 15 : Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1. Các khoản phải thu 40.561 72.189 102.269 2. Hàng tồn kho 42.002 57.696 65.004 3. Nợ ngắn hạn 59.627 107.001 137.892 4. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên 22.936 22.884 29.381 Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2000- 2002 Qua bảng trên, ta thấy: cả 3 năm nhu cầu vốn lưu động thường xuyên đều lớn hơn không sự tăng giảm giữa các năm là không đáng kể. Nghĩa là các khoản phải thu và hàng tồn kho > Nợ ngắn hạn, tại đây các sử dụng ngắn hạn của công ty lớn hơn nguồn vốn ngắn hạn mà công ty có được từ bên ngoài. Công ty phải dùng vốn chủ sở hữu để tài trợ cho phần chênh lệch này. Công ty cần nhanh chóng giảm các khoản phải thu và nhanh chóng giải phóng hàng tồn kho. Bảng 16: Vốn lưu động thường xuyên Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1. Tài sản cố định 79.188 80.814 79.662 2. Vốn chủ sở hữu 56.520 65.902 72.238 3. Nợ dài hạn 59.364 57.356 53.223 4. Vốn lưu động thường xuyên 36.696 42.444 45.799 Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2000-2002 Qua bảng tính toán trên, ta thấy cả 3 năm vốn lưu động thường xuyên đều >0 và tăng dần qua 3 năm. Điều này cho thấy, nguồn vốn dài hạn dư thừa sau khi đầu tư tài sản cố định, phần dư thừa này đầu tư vào tài sản lưu động. Đồng thời tài sản lưu động >Nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán của công ty là tốt. Song tỷ lệ các khoản phải thu chiếm tỷ lệ lớn do vậy cần giảm các khoản phải thu và tăng cường đầu tư vào tài sản cố định. Bảng 17 : Vốn bằng tiền Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1. Vốn lưu động thường xuyên 36.696 42.444 45.799 2. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên 22.936 22.884 29.381 Vốn bằng tiền 13.760 19.560 16.418 Ta thấy rằng vốn bằng tiền của công ty 3 năm đều dương tuy có giảm ở năm 2002. Tài sản cố định được tài trợ đầy đủ bằng nguồn vốn dài hạn, phần dư thừa được tài trợ cho các tài sản lưu động khác, điều này là rất tốt. Công ty cần cố gắng duy trì tăng vốn bằng tiền và đầu tư vào tài sản cố định hợp lý. 3.2.1.3. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh: Qua bảng tính toán các chỉ tiêu tài chính trung gian và cuối cùng trong báo cáo kết quả kinh doanh, ta có những nhận xét sau đây: - Ta thấy lợi nhuận sau thuế năm 2001 giảm so với năm 2000 1.966 triệu tương đương với 1,08%, cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty có sự sút giảm. Việc giảm sút trên là do các nguyên nhân sau: + Doanh thu thuần tăng 41.953 triệu làm tổng lợi nhuận kinh doanh tăng + Giá vốn hàng bán tăng 28.687 triệu chiếm tỷ lệ 15,72% làm cho lợi nhuận kinh doanh giảm 26.687 triệu. + CPBH và CPQLDN tăng 7.024 triệu chiếm tỷ lệ 3,98% làm cho lợi nhuận giảm 7.024 triệu + Lợi nhuận tài chính giảm 5.097 triệu làm lợi nhuận giảm 5.097 triệu. + Thuế thu nhập doanh nghiệp tăng 2.328 triệu chiếm 1,28% làm lợi nhuận giảm 2.328 triệu. Năm 2001 chi phí tăng nhiều hơn so với tốc độ tăng của doanh thu thuần làm cho lợi nhuận sau thuế giảm. Năm 2002, kết quả kinh doanh của công ty tăng so với 2001 3.345 triệu chiếm 1,49% thể hiện sự cố gắng của công ty trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận. Lợi nhuận tăng là do: + Doanh thu tăng 47.228 triệu chiếm 21,05% làm tổng lợi nhuận kinh doanh tăng 47.228 triệu. + Giá vốn hàng bán tăng 37.542 triệu đồng làm lợi nhuận giảm 37.542 triệu + Lợi nhuận kinh doanh giảm 2.745 triệu chiếm tỷ lệ 1,22% làm cho lợi nhuận giảm 2.745 triệu. Như vậy, qua phân tích tình hình sản xuất kinh doanh 3 năm, ta thấy công ty đẩy nhanh bán ra để tăng doanh thu thuần, làm tăng tốc độ luân chuyển vốn, sản lượng bán ra tăng thì giá vốn tăng là đương nhiên. Do đó, không phải là khuyết điểm trong khâu quản lý giá thành mà là sự cố gắng trong tiêu thụ sản phẩm . Điều này là rất tốt công ty cần phát huy và kết hợp với việc chi tiêu hợp lý giảm tối thiểu chi phí để tiết kiệm và trành lãng phí những chi phí bất hợp lý. 3.2.1.4. Phân tích các luồng tiền Mục đích của nội dung này là xác định và dự báo luồng tiền vào ra trong từng thời kỳ ngắn hạn để chủ động lựa chọn nguồn tài trợ và xác định ngân quỹ xí nghiệp. Phân tích các nguồn thu bằng tiền từ hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính, trong đó thu bằng tiền là hoạt động chủ yếu. Phân tích các khoản chi như: chi tiền mua hàng hoá, chi các khoản nộp ngân sách, trả vốn, trả lãi vay, chi bên ngoài, chi lương và các khoản chi nội bộ. Trên cơ sở số dư tiền đầu kỳ tối ưu và dựa vào chênh lệch thu chi, công ty tiến hành cân đối thu chi bằng tiền để chủ động tìm nguồn tài trợ và khả năng đầu tư ngắn hạn. Công ty hiện nay chưa phân tích nội dung này, đây là một giải pháp đưa ra giúp công ty có thể chủ động hơn trong việc chi tiêu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phân tích tài chính nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. 3.2.1.5. Chỉ tiêu mới Ngoài các chỉ tiêu tài chính được tính ở trên, công ty cần tính thêm một số chỉ tiêu được thể hiện trong bảng sau để hoạt động phân tích có kết quả tốt hơn Bảng 19: Các nhóm chỉ tiêu Stt Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2001/2000 2002/200 1 1. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán - Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn - Hệ số thanh toán nhanh - Hệ số thanh toán tức thời 1,494 0,77 0,09 1,267 0,72 0,04 1,268 0,79 0,05 -0,227 0,05 -0,05 0,001 0,07 0,01 2. Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính - Hệ số nợ tổng tài sản - Hệ số nợ vốn chủ sở hữu 0,68 2,1 0,714 2,5 0,712 2,475 0,034 0,4 -0,002 -0,025 3. Nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động -Vòng quay hàng tồn kho - Vòng quay vốn lưu động - Hiệu suất tài sản cố định - Hiệu suất sử dụng tổng tài sản - Kỳ thu tiền bình quân 3,62 2,05 2,304 1,038 0,22 3,13 1,66 2,78 0,97 0,32 3,36 1,55 3,4 1,001 0,38 -0,49 -0,39 0,476 -0,068 0,1 0,23 -0,11 0,62 0,031 0,06 4. Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời - Hệ số sinh lợi doanh thu - Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu 0,072 0,231 0,049 0,168 0,053 0,186 -0,023 -0,063 0,004 0,018 Qua bảng tính toán trên ta rút ra một số nhận xét sau: * Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán: - Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn trong 3 năm đều >1. Năm 2001 có giảm so với 2000 là 0,027, năm 2002 mức tăng so với 2001 là không đáng kể Điều này là rất tốt cho thấy các khoản nợ ngắn hạn được tài sản lưu động dư thừa bù đắp nhưng các khoản phải thu của công ty tăng rất cao trong khi tài sản cố định giảm xuống. Việc thanh toán dựa chủ yếu vào các khoản phải thu là không tốt vì còn phụ thuộc vào khả năng thu hồi nợ của công ty, dễ gây mất khả năng thanh toán. Cần có kế hoạch tạo nên cơ cấu tài sản lưu động hợp lý. - Hệ số thanh toán nhanh cả 3 năm đều <1. Điều này là chưa tốt lắm biểu hiện công ty có khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn do công ty qua 3 năm tăng nhanh các khoản nợ ngắn hạn với số lượng lớn trong khi các khoản phải thu và hàng tồn kho tuy có tăng nhưng tốc độ tăng không tương xứng so với các khoản nợ ngắn hạn. Công ty cần tạo ra một sự tăng lên tương xứng để đảm bảo khả năng thanh toán nhanh, tăng các nguồn tài trợ dài hạn. - Hệ số thanh toán tức thời của công ty rất kém, cả 3 năm đều <0,1 thể hiện công ty thiếu trầm trọng vốn bằng tiền. Giải pháp là nhanh chóng tiêu thụ hàng tồn kho, giảm các khoản phải thu và giảm nợ ngắn hạn. * Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính: - Hệ số nợ trên tổng tài sản của công ty qua 3 năm >0,5 như vậy là tương đối cao: năm 2001 tăng so với 2000 là 0,034 điều này là không tốt; năm 2002 giảm so với 2001 là 0,002 tình hình có khả quan nhưng không đáng kể. Lý do là các khoản [...]... 2.2.4 Đánh giá chất lượng phân tích tài chính tại công ty 2.2.4.1 Những kết quả đạt được 54 2.2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân 58 Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính 58 tại công ty 60 3.1 Định hướng phát triển của công ty 3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính tại 60 công ty 60 3.2.1 Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính 60 3.2.1.1 Phân tích diễn biến nguồn... tôi nhận thấy nâng cao chất lượng phân tích tài chính tại công ty là vấn đề sống còn và cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao Vì vậy, tôi đã quyết định chọn đề tài: " Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty BĐPNRĐ" làm đề tài nghiên cứu của mình Tuy vậy, tôi cũng nhận thấy rằng vấn đề mình đưa ra là rộng và khó so với những kiến thức về tài chính mà tôi thu... Để nâng cao chất lượng phân tích tài chính, vấn đề này cần được giải quyết như sau: - Trước hết là nâng cao nhận thức cho nhân viên công ty đặc biệt là nhân viên phòng tài chính kế toán về tầm quan trọng của phân tích tài chính bằng cách tổ chức các buổi thảo luận, nói chuyện, đưa ra những ví dụ cụ thể chứng minh cho lợi ích của công ty nếu phân tích tài chính được quan tâm đúng mức - Chất lượng phân. .. phân tích 44 2.2.2 Phương pháp phân tích tài chính 45 2.2.3 Hoạt động phân tích tài chính tại công ty 49 2.2.3.1 Chi tiết một số chỉ tiêu trong báo cáo tài chính 2.2.3.2 Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu so với kế hoạch 49 2.2.3.3 Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá khái quát thực trạng tài 51 chính của công ty 52 2.2.3.4 Phân tích, tổng hợp kết quả và lập kế hoạch 52 2.2.4 Đánh giá chất. .. dung phân tích tài chính 8 doanh nghiệp 1.2.1 Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh 8 nghiệp 8 1.2.1.1 Thông tin nội bộ doanh nghiệp 11 1.2.1.2 Các thông tin bên ngoài doanh nghiệp 12 1.2.2 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 12 1.2.2.1 Phương pháp đánh giá 14 1.2.2.2 Phương pháp phân tích tài chính Dupont 15 1.2.2.3 Kỹ thuật phân tích 17 1.2.3 Nội dung phân tích tài chính doanh... hiện phân tích 29 1.3.2.3 Chất lượng thông tin sử dụng trong phân tích 31 1.3.2.4 Việc lựa chọn phương pháp phân tích 31 1.3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành 31 Chương II: Thực trạng hoạt động phân tích tài chính tại công 31 ty 32 2.1 Giới thiệu chung 36 2.1.1 Cơ cấu bộ máy quản lý và cơ cấu tổ chức sản xuất 43 2.1.2 Đặc điểm công tác kế toán 43 2.2 Thực trạng phân tích tài chính tại công ty 43... mức - Chất lượng phân tíchcao hay không phụ thuộc vào trình độ và chuyên môn của cán bộ phân tích Thực tế ở công ty chưa có đội ngũ chuyên trách về công việc phân tích tài chính Giải pháp trước mắt là nâng cao trình độ cho các kế toán về các nghiệp vụ tài chính bằng cách khuyến khích đi học thêm, giành thêm thời gian cho các nhân viên ngoài công việc kế toán kiêm phân tích tài chính để họ có thời... 17 1.2.3.1 Phân tích các nhóm chỉ tiêu chủ yếu 23 1.2.3.2 Phân tích vấn đề khai thác và sử dụng vốn 26 1.2.3.3 Phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian và cuối cùng trong báo cáo kết quả kinh doanh 27 1.3 Chất lượng và những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp 27 1.3.1 Chất lượng phân tích 29 1.3.2 Những nhân tố ảnh hưởng 29 1.3.2.1 Tổ chức hoạt động phân tích 29 1.3.2.2... trung cho phân tích tốt hơn Về lâu dài, cần có phòng tài chính riêng với những cán bộ được tuyển dụng có chuyên môn về tài chính để thực hiện phân tích tài chính 3.2.3.4 Các quy định về công tác phân tích tài chính - Thời gian tiến hành phân tích nên qui định ngay sau khi các báo cáo tài chính của công ty được lập xong Độ dài thời gian cần được xác định rõ ràng - Quy định về trách nhiệm yêu cầu công việc... thông tin qua hệ thống này 3.3 Một số kiến nghị a Đối với công ty: Công ty nên tiến hành phân tích các báo cáo tài chính dựa trên cả hai phương pháp là so sánh và phân tích tỷ lệ, phân tích tất cả các chỉ tiêu trong các nhóm kết hợp với phương pháp phân tích tài chính Dupont để có cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về tình hình tài chính của Công ty Bởi trên thực tế nếu chỉ so sánh giữa số thực hiện của . của công ty. Sau đây là một số giải pháp để nâng cao chất lượng phân tích tài chính tại công ty. 3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY 3.1. Định hướng phát triển của công ty 1, Công tác thị trường: Đặt công tác thị

Ngày đăng: 28/09/2013, 15:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 14: Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn: - GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
Bảng 14 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn: (Trang 4)
Bảng 20: Một số chỉ tiêu sử dụng trong phương pháp phân tích tài chính Dupont - GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
Bảng 20 Một số chỉ tiêu sử dụng trong phương pháp phân tích tài chính Dupont (Trang 12)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w