1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hồng đức quốc âm thi tập dưới góc nhìn phê bình sinh thái

106 49 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 1,55 MB

Nội dung

Luận văn vận dụng lí luận phê bình sinh thái vào nghiên cứu HĐQÂTT hy vọng sẽ đem đến một cách nhìn mới về tác phẩm khá quen thuộc này, tìm ra ý nghĩa sinh thái tiềm ẩn trong tập thơ, đồ

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

BÙI THỊ HUYỀN

HỒNG ĐỨC QUỐC ÂM THI TẬP

DƯỚI GÓC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2018

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Thị Nhung

THÁI NGUYÊN - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2018

Tác giả

Bùi Thị Huyền

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ CÁC KÝ HIỆU iii

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Mục đích nghiên cứu 9

4 Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu 9

5 Phạm vi nghiên cứu 9

6 Phương pháp nghiên cứu 10

7 Đóng góp của đề tài 10

8 Bố cục luận văn 11

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 12

1.1 Khái quát về phê bình sinh thái 12

1.1.1 Khái niệm phê bình sinh thái 12

1.1.2 Sự hình thành và phát triển của phê bình sinh thái 15

1.2 Thẩm mĩ sinh thái, thẩm mĩ phi sinh thái, chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái 20

1.2.1 Thẩm mĩ sinh thái và thẩm mĩ phi sinh thái 20

1.2.2 Chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái 23

1.3 Quan hệ thiên nhiên - con người theo quan điểm Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo 24

1.3.1 Phật giáo 24

1.3.2 Nho giáo 26

1.3.3 Đạo giáo 28

1.3.4 Khái quát về tập thơ HĐQÂTT 29

Tiểu kết 30

Trang 5

Chương 2 HỆ SINH THÁI TRONG HỒNG ĐỨC QUỐC ÂM THI TẬP 31

2.2 Hệ động vật 38

2.3 Nhịp thiên nhiên 43

2.3.1 Nhịp bốn mùa 43

2.3.2 Nhịp tháng năm 49

2.3.3 Nhịp ngày - đêm 52

Tiểu kết 55

Chương 3 MỐI QUAN HỆ THIÊN NHIÊN - CON NGƯỜI TRONG HỒNG ĐỨC QUỐC ÂM THI TẬP 56

3.1 Thiên nhiên - con người tương dung giao hòa 56

3.2 Thiên nhiên - đối tượng đề vịnh 67

3.2.1 Thiên nhiên tượng trưng cho vẻ đẹp minh quân lương thần 68

3.2.2 Thiên nhiên tượng trưng cho xã hội thịnh trị, an yên 73

3.2 3 Thiên nhiên tượng trưng cho dân tộc 76

Tiểu kết 82

KẾT LUẬN 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ CÁC KÝ HIỆU

HĐQÂTT : Hồng Đức quốc âm thi tập

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Môi trường sinh thái là một trong những vấn đề liên quan mật thiết đến sự sống trên toàn cầu, trong đó có sự tồn vong của bản thân mỗi chúng ta Nhận thức được nguy cơ sinh thái xảy ra ngày càng trầm trọng, nhân loại đã

có những giải pháp và cách thức khác nhau để góp phần “giải trừ nguy cơ sinh thái” Đề tài này được thực hiện chính là góp thêm tiếng nói nhỏ bé vào mối quan tâm chung mang tính nhân loại ấy

1.2 Phê bình sinh thái ra đời từ thập niên 90 của thế kỉ XX, là một trong những bộ phận quan trọng của trào lưu tư tưởng sinh thái Bên cạnh triết học sinh thái, luân lí học sinh thái, chủ nghĩa nhân văn sinh thái, văn học sinh

thái phê bình sinh thái đã ra đời “Không chỉ mang đến sự tươi mới cho lĩnh

vực nghiên cứu phê bình mà đây còn là khuynh hướng có sứ mệnh đặc thù với lịch sử môi trường nhân loại Thông qua văn học để tra vấn văn hóa, phê phán văn hóa, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến nguy cơ sinh thái; thay đổi cách ứng xử của con người với tự nhiên đồng thời khẳng định vai trò của ngôn ngữ trong việc hình thành diễn ngôn về văn minh sinh thái ”[36] Với sứ mệnh

đặc thù như vậy, phê bình sinh thái đã lan tỏa rộng rãi trên toàn thế giới Luận văn vận dụng lí luận phê bình sinh thái vào nghiên cứu HĐQÂTT hy vọng sẽ đem đến một cách nhìn mới về tác phẩm khá quen thuộc này, tìm ra ý nghĩa sinh thái tiềm ẩn trong tập thơ, đồng thời chỉ ra hạn chế của nó trong tương quan với chỉnh thể sinh thái

1.3 HĐQÂTT là tập thơ viết bằng chữ Nôm của vua Lê Thánh Tông và tập thể tác giả Hội Tao Đàn ở thế kỉ XV Đây là một trong những tập thơ với các sáng của những thi sĩ được coi là tinh tú ở triều đại thịnh trị Hồng Đức Trong tập thơ, số bài thơ đề vịnh về thiên nhiên chiếm tới hơn 1/3 tổng số bài Nghiên cứu những bài thơ đề vịnh về tự nhiên này từ góc nhìn phê bình sinh thái, luận văn hy vọng sẽ phân tích hệ sinh thái và mối quan hệ con người - tự

Trang 8

nhiên trong HĐQÂTT, góp phần hiểu rõ hơn về thẩm mĩ sinh thái, chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái

Từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài Hồng Đức quốc âm thi tập

dưới góc nhìn phê bình sinh thái để nghiên cứu

Việt nam - tập 1(Đinh Gia Khánh chủ biên, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội,

1980); Hồng Đức quốc âm thi tập (Phạm Trọng Điềm - Bùi Văn Nguyên phiên âm - chú giải - giới thiệu, NXB Văn học, Hà Nội, 1982); Việt Nam văn

học sử giản ước tân biên - tập 2 - văn học lịch triều Việt văn (Phạm Thế Ngũ

chủ biên, NXB Đồng Tháp, 1997); Thơ Nôm Đường luật (Lã Nhâm Thìn chủ biên, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998); Tuyển tập Thơ nôm Lê Thánh Tông và

Hội Tao Đàn (Kiều Văn tuyển chọn, giới thiệu NXB Đồng Nai - 2000); Lược khảo lịch sử văn học Việt Nam (Từ khởi thủy đến thế kỷ XX) (Bùi Đức Tịnh,

NXB Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, năm 2005); Lê Thánh Tông về tác

gia và tác phẩm (Hà Minh Đức chủ biên, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007); Trên hành trình văn học trung đại Việt Nam (Nguyễn Phạm Hùng chủ biên, NXB

Đại học quốc gia Hà Nội, 2008); Giáo trình văn học trung đại Việt Nam (Lã

Nhâm Thìn chủ biên, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2015)

Các đề tài, luận văn, luận án: Hồng Đức quốc âm thi tập trong tiến

trình thơ Nôm Đường luật thời trung đại Việt Nam (Luận án Tiến sĩ, Trần

Văn Dũng, Hà Nội, 2006); Nghiên cứu thơ Nôm Lê Thánh Tông trong Hồng

Đức quốc âm thi tập (Luận án Tiến sĩ, Trần Thị Giáng Hoa, Hà Nội, 2013); Tìm hiểu giá trị của phần phong cảnh môn trong Hồng Đức quốc âm thi tập

(Luận văn tốt nghiệp đại học, Phạm Mai Hương); Phương diện nội dung

trong tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập (Luận văn tốt nghiệp đại học,

Trang 9

Các bài báo: Hồng Đức quốc âm thi tập một tác phẩm lớn của văn học

tiếng Việt thế kỷ XV (Bùi Duy Tân, Tạp chí văn học số 4 - 1983); Giá trị biểu đạt nghệ thuật của ngôn ngữ đời sống trong Hồng Đức quốc âm thi tập (Trần

Quang Dũng, Tạp chí Khoa học ĐHSP TP HCM, số 23 năm 2010); Thơ đề

vịnh thiên nhiên trong Hồng Đức quốc âm thi tập (Trần Quang Dũng, Tạp chí

Khoa học ĐHSP TP HCM, số 55 năm 2014)

Có thể thấy, HĐQÂTT tuy không phải là tập thơ đỉnh cao của văn học trung đại, nhưng nó có những đặc sắc riêng và đã được không ít nhà nghiên cứu quan tâm Dưới đây, chúng tôi xin trình bày lịch sử nghiên cứu vấn đề qua hai phương diện chính:

2.1 Lịch sử nghiên cứu chung về HĐQÂTT

Những nghiên cứu chung về HĐQÂTT đã quan tâm đến vấn đề tác giả, giá trị nội dung và đóng góp về nghệ thuật của HĐQÂTT

Trong phần thứ 3 “Văn học Việt Nam nửa sau thế kỉ XV và Lê Thánh

Tông” của giáo trình Lịch sử Văn học Việt nam (tập 1), Ủy ban khoa học xã

hội Việt Nam do Đinh Gia Khánh chủ biên đã có những nhận định vừa cụ thể,

vừa khái quát về nghệ thuật của tập thơ: “Trong HĐQÂTT cũng có nhiều câu

thơ phản ánh được những nét chân thật về sinh hoạt của nhân dân ”, “Nói chung ngôn ngữ văn học dân tộc trong HĐQÂTT đã thành thục và hình tượng nhiều khi điêu luyện Thể thơ trong HĐQÂTT là thể thơ thất ngôn và thơ lục ngôn việc áp dụng niêm luật thơ Hàn luật nói chung khá vững vàng”[17,tr 92]

Những nhận định trên đã khái quát những thành tựu nghệ thuật nổi bật của tập thơ, nhưng chưa phân tích sâu biểu hiện cụ thể

Khi giới thiệu cuốn HĐQÂTT, Phạm Trọng Điềm đã có những nhận xét khái quát về chủ đề chung của tập thơ Ông cho rằng chủ đề chung của

tập thơ là: “Tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, yêu chính nghĩa, yêu những

trí óc thông minh, yêu những tâm hồn trong sáng, và từ đó toát lên lòng tự hào dân tộc, trong tổ quốc độc lập và thanh bình”[7, tr17] Về hình thức

nghệ thuật của tập thơ thơ, tác giả cũng đưa ra ý kiến: “Hình thức và nghệ

Trang 10

thuật thơ ở đây có một bước tiến so với Quốc Âm thi tập của Nguyễn Trãi trừ những chỗ khuôn sáo, gò bó, hình thức và nghệ thuật thơ Hồng Đức Quốc âm thời Hồng Đức được mở rộng về nhiều mặt, phong phú về đề tài, sinh động về hình tượng, uyển chuyển về lời văn”[7, tr28] Bùi Văn

Nguyên trong cuốn sách này cũng cho rằng: “Hồng Đức quốc âm thi tập

cũng nêu lên được nhiều nét truyền thống tốt đẹp trong tinh thần dựng nước và giữ nước của tổ tiên ta, cũng như về sự vững bền và sức vươn lên của nền văn hiến Việt Nam”[7, tr67] Tuy nhiên hai tác giả này mới chỉ nói

một cách chung chung về tập thơ chứ chưa chỉ ra phân tích cụ thể về sự gò

bó, khuôn sáo cũng như phong phú về mặt hình thức của tập thơ

Luận án HĐQÂTT trong tiến trình thơ Nôm Đường luật thời trung đại

Việt Nam của tác giả Trần Văn Dũng đã có những nhận xét về nội dung của

tập thơ một cách ngắn gọn và đầy đủ như sau: “Hệ thống đề tài chủ đề của

HĐQÂTT khá phong phú và đa dạng, hướng tới nhiều bình diện của hiện thực đời sống nửa sau thế kỉ XV, từ cuộc sống cung đình cho đến cảnh sống nơi thôn quê, từ hình ảnh của minh quân lương tướng cho đến hạng ngư, tiều, canh, mục”[6, tr10] Về nghệ thuật, tác giá cũng có những nhận xét xác đáng

về việc các thi sĩ Tao Đàn sử dụng tỉ lệ cao lớp từ láy trong HĐQÂTT Đây được xem là sáng tạo bất ngờ của các tác giả trong hội Tao Đàn cùng với việc

“sáng tạo một hệ thống hình tượng nghệ thuật bắt nguồn trực tiếp từ cuộc sống đầy đủ dân dã góp phần tạo đà cho bước phát triển mới trong nghệ thuật sáng tạo hình tượng của các tác giả thơ Nôm trong giai đoạn khác nhau”[6, tr16] Luận án đã nghiên cứu một cách khá đầy đủ, tỉ mỉ và chi tiết

về chủ đề cũng như hình thức của tập thơ giúp người đọc có cái nhìn bao quát hơn về HĐQÂTT

Trong cuốn Lê Thánh Tông về tác gia và tác phẩm, soạn giả đã tập hợp

nhiều bài viết với ý kiến đánh giá khách quan của nhiều nhà nghiên cứu,

Nguyễn Hồng Phong nhận xét: “HĐQÂTT một mặt phản ánh tư tưởng và

tâm lí của giai cấp phong kiến triều Lê, kiêu hãnh vì sự nghiệp dựng nước

Trang 11

của dòng họ nhà Lê, cũng kiêu hãnh về lịch sử oanh liệt của dân tộc”

[11,tr534] Bùi Duy Tân lại đặc biệt chú ý đến hình thức nghệ thuật của tập thơ Tác giả đã có cái nhìn tổng quát, đa chiều về cách thức sử dụng tiếng

Việt dưới triều đại Hồng Đức:“HĐQÂTT là một tập thơ Tiếng Việt cỡ lớn,

lớn về số lượng thơ, về giá trị, về ý nghĩa thời đại của nó”,“tác phẩm là một bằng chứng về một thời kì phát triển mạnh, một bước tiến mới của thơ tiếng Việt”[11,tr589], “HĐQÂTT là kết tinh cố gắng của cả một thế hệ thi sĩ trên lĩnh vực trau dồi và nâng cao sức biểu hiện của ngôn ngữ văn hóa dân tộc”[11,tr590] Cũng trong cuốn này, Vương Lộc đưa ra khẳng định về giá

trị của HĐQÂTT trong tiến trình phát triển văn học: “Lịch sử văn học Việt

Nam thế kỉ XV được đánh dấu bằng hai tác phẩm viết bằng chữ Nôm nổi tiếng: nửa đầu thế kỉ là Quốc Âm thi tập của Nguyễn Trãi và nửa sau thế kỉ

là Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông và một số triều thần”

tr436] Về nghệ thuật tác giả phân tích tập thơ với các đặc điểm: tính khuôn sáo và sự phá vỡ khuôn sáo; yếu tố hài hước, chất tự sự trong thơ vịnh sử; chất trữ tình đam mê và trang trọng; ngôn ngữ diễn đạt đậm đà tính dân tộc; câu thơ lục ngôn Nguyễn Phạm Hùng đã trình bày khá công phu và tỉ mỉ về

nghệ thuật của tập thơ Đặc biệt tác giả còn so sánh tập thơ với Quốc Âm thi

tập (Nguyễn Trãi) và Bạch Vân Quốc ngữ thi tập (Nguyễn Bỉnh Khiêm) làm

nổi bật được sự độc đáo và khác biệt của HĐQÂTT

Trang 12

Trong công trình nghiên cứu Thơ Nôm Đường luật, tác giả Lã Nhâm Thìn nhận định: “Hồng Đức Quốc Âm thi tập vẫn tiếp tục nội dung dân tộc đã

có từ Quốc Âm thi tập, nhưng xu hướng xã hội hóa trong nội dung phản ánh

đã thể hiện khá rõ nét.” [28, tr41]“Đôi khi mộc mạc, chất phác, ngộ nghĩnh nhưng đậm đà phong vị dân tộc” [28,tr42] Tác giả có đề cập đến việc khai

thác đề tài, hình tượng, thể loại có liên quan đến tinh thần dân tộc như: việc

sử dụng nhuần nhuyễn thể loại thất ngôn xen lục ngôn, việc sử dụng thành thạo các thành ngữ, khẩu ngữ Tuy nhiên tất cả phân tích chủ yếu quan tâm đến phương diện nghệ thuật

Trong cuốn Văn học Việt Nam (thế kỉ X - nửa đầu thế kỉ XVIII), do Đinh Gia Khánh chủ biên có lời nhận xét: “HĐQÂTT đã đánh dấu một bước tiến rõ

rệt của văn học Nôm đặc biệt là về phương diện rèn giũa và nâng cao khả năng biểu hiện của ngôn ngữ văn học dân tộc.” [17,tr284, 285]

Như vậy, các tác giả đã chỉ ra và phân tích khá rõ đặc điểm nội dung, nghệ thuật của HĐQÂTT cũng như những đóng góp của tập thơ này trong

tiến trình văn học dân tộc

2.2 Lịch sử nghiên cứu thiên nhiên trong HĐQÂTT

Trong HĐQÂTT, thơ viết về thiên nhiên chiếm số lượng phong phú và

đa dạng Vì vậy, bên cạnh rất nhiều công trình nghiên cứu về tập thơ nói chung, có một số công trình nghiên cứu đã đề cập đến thiên nhiên trong tập thơ này với tư cách là đối tượng nghiên cứu chính

Trong lời giới thiệu cuốn Hồng Đức quốc âm thi tập của Bùi Văn

Nguyên và Phạm Trọng Điềm (phiên âm- chú giải- giới thiệu), các tác giả cũng đã đề cập đến vấn đề thiên nhiên đất nước được thể hiện trong tập thơ:

“Điểm nổi bật đầu tiên trong tập thơ quốc âm, thời Hồng Đức là tình thơ của

các tác giả qua sự biến chuyển của thời khắc và qua vẻ mỹ lệ của thiên nhiên mông lung vô cùng tận Lòng người và cảnh vật, nhà thơ với thiên nhiên: một đề tài có thể nói là “muôn thuở” từ “cổ chí kim” từ “đông sang tây”.[7,tr17]

Trang 13

Trong giáo trình Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (tập 2) của

Phạm Thế Ngũ, tác giả nói về mối quan hệ giữa đề tài thiên nhiên trong tập

thơ với tư tưởng triết lí Nho giáo: “nhiều phần ở môn thiên đạo và phẩm vật

nói về thời tiết hay cây cỏ thường mang tư tưởng triết lí của đạo Nho về vũ trụ, xã hội, nhân sinh”[22,tr129]

Tác giả Kiều Văn trong bài nghiên cứu “Thơ Nôm của Lê Thánh Tông và

hội Tao Đàn” nhận xét: “Thơ Nôm thời Hồng Đức dành một mảng đáng kể chuyên miêu tả sinh hoạt dân dã với những sinh vật hết sức thông thường, nhỏ mọn nhưng rất đỗi thân thương, gắn bó mật thiết với người Việt như hình với bóng: khoai lang, quả dưa, cây chuối, cây cau, cái nón, cái quạt, ông đầu rau, cối xay, thằng bù nhìn, nhà dột, con chó đá, con gà, con muỗi, con cóc, trứng vịt Những đề tài, đối tượng “rất tầm thường”mà văn chương chữ Hán thường coi khinh và chối bỏ thì thơ Nôm Hồng Đức lại tiếp nhận và miêu tả một cách say sưa khác thường”[34, tr8] Tác giả một mặt đã chỉ ra những điểm khác biệt

giữa thơ thiên nhiên trong thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm của các tác giả trong hội Tao Đàn, một mặt ca ngợi tình yêu thiên nhiên của các thi sĩ dưới triều đại Hồng Đức Tuy nhiên bài nghiên cứu mới kể ra những loại sinh vật đó một cách chung chung chứ chưa thống kê số loài một cách đầy đủ và chi tiết Trong đề tài này chúng tôi sẽ thống kê, phân loại đầy đủ chi tiết các loài động vật và thực vật một cách cụ thể để thấy rõ được sự khác nhau đó

Gần đây nhất là Luận án Nghiên cứu thơ Nôm Lê Thánh Tông trong

HĐQÂTT của Trần Thị Giáng Hoa đã có những nhận xét khá chính xác về vai

trò của thiên nhiên trong thi tập: “Nội dung trong HĐQÂTT thể hiện cảm

hứng tự hào dân tộc thông qua việc miêu tả phong cảnh thiên nhiên đất nước,

ca ngợi cảnh thái bình thịnh trị, và tưởng nhớ những nhân vật lịch sử có công với triều đại, với dân tộc”[14, tr23] Về nghệ thuật tác giả cũng đưa ra nhận

định việc các thi sĩ Tao Đàn trong việc sử dụng ngôn từ bằng cách Việt hóa từ ngữ tiếng Hán một phần hoặc toàn bộ để vẽ nên bức tranh thiên nhiên bằng

ngôn từ sinh động:“khai thác triệt để giá trị của từ láy trong tiếng Việt để vẽ

nên những bức tranh nhiều màu sắc và âm thanh sống động” [14, tr18,19]

Trang 14

Bài viết “Thơ đề vịnh Thiên nhiên trong HĐQÂTT” của Trần Quang

Dũng đã tiến hành thống kê, phân loại thơ thiên nhiên trong HĐQÂTT, chỉ ra đặc điểm nội dung thơ đề vịnh thiên nhiên trong HĐQÂTT Tác giả bài viết

khẳng định: “Thơ đề vịnh thiên nhiên trong HĐQÂTT mang đặc điểm phổ

quát này: Vừa hướng tới “đồng tâm” với thơ Đường luật, với văn chương nhà Nho, mang nặng tính khuôn sáo, ước lệ, vừa hướng tới “li tâm”, phá vỡ tính ước lệ, điển phạm theo tinh thần dân tộc hóa thể loại, hé mở những nỗi niềm riêng của người làm thơ” [5,tr22]

Nhận định trên đây của nhà nghiên cứu Trần Quang Dũng đã gặp gỡ quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu khác Chẳng hạn, Lã Nhâm Thìn trong

Giáo trình văn học trung đại Việt Nam nhận xét một cách xác đáng về việc

các thi sĩ Tao Đàn đã mượn hình ảnh thiên nhiên để tụng ca nhà vua: “Nhà

thơ mượn hình ảnh chúa xuân để ngợi ca đương kim hoàng thượng Mùa xuân của đất trời và mùa xuân của lòng người, dù có chuyển vần trong thời gian hay không gian thì vẫn khắp hòa chốn chốn một trời xuân” [30,tr157]

Trong công trình nghiên cứu Thơ Nôm Đường luật, Lã Nhâm Thìn đã nhận xét: “Chủ đề thiên nhiên là một chủ đề lớn trong HĐQÂTT Qua những

vần thơ gợi tả sự mĩ lệ của thiên nhiên, các tác giả đã ca ngợi vẻ đẹp của non sông cẩm tú”; “HĐQÂTT ngoài phong vị Đường thi, nhiều bức tranh thiên nhiên trong tập thơ mang đậm sắc thái dân tộc bởi các tác giả cảm nhận được cái hồn quê hương Việt”[28,tr159] Trong công trình nghiên cứu này,

tác giả đánh giá khá đầy đủ về nội dung của tập thơ, chỉ ra sự khác biệt trong việc sử dụng yếu tố thiên nhiên đậm chất Đường thi và đậm sắc thái dân tộc Tuy nhiên những nhận định này chỉ dừng lại ở cấp độ khái quát chứ chưa đi sâu phân tích, thống kê, phân loại cụ thể từng bài có những hình ảnh thiên nhiên nào để tạo ra sự khác biệt đó Trong đề tài nghiên cứu của chúng tôi sẽ thống kê, phân loại chi tiết để làm nổi bật được sự khác biệt đó

Trang 15

Có thể nói, HĐQÂTT đã được khá nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Các bài viết về thiên nhiên trong tập thơ cũng đã được đề cập ở nhiều góc độ khác nhau, hoặc gián tiếp hoặc trực tiếp Tuy nhiên, những bài viết đó chưa đặt thành vấn đề riêng biệt, chưa khảo sát toàn diện tập thơ từ góc nhìn phê bình sinh thái Chính vì vậy tiếp thu thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trước

chúng tôi mạnh dạn tìm hiểu đề tài “Hồng Đức Quốc âm thi tập dưới góc nhìn phê bình sinh thái” với hi vọng sẽ đưa ra thêm một cách đọc mới về

tập thơ này

3 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu HĐQÂTT từ góc nhìn phê bình sinh thái, luận văn sẽ làm rõ:

Hệ sinh thái trong HĐQÂTT; Mối quan hệ thiên nhiên - con người trong tập thơ, từ đó định hướng thẩm mĩ sinh thái cho người đọc

4 Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những thi phẩm viết về thiên nhiên hoặc mang hình ảnh của thế giới tự nhiên trong HĐQÂTT

- Nhiệm vụ nghiên cứu: Làm sáng tỏ thuật ngữ phê bình sinh thái, thẩm

mĩ sinh thái, chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái, thẩm mĩ phi sinh thái; Phân tích hệ sinh thái qua tập thơ và mối quan hệ con người - thiên nhiên trong HĐQÂTT

5 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi vấn đề:

Luận văn sẽ không đi sâu nghiên cứu toàn bộ những vấn đề xung quanh HĐQÂTT mà chỉ tìm hiểu tập thơ từ góc nhìn phê bình sinh thái Trong đó chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu hệ sinh thái và mối quan hệ thiên nhiên - con người qua HĐQÂTT

- Phạm vi tư liệu: Hồng Đức quốc âm thi tập (Phạm Trọng Điềm - Bùi

Văn Nguyên phiên âm, chú giải, giới thiệu Nhà xuất bản văn hóa, Hà Nội 1962); Ngoài ra, để làm sáng tỏ vấn đề, trong chừng mực nhất định, luận văn

sẽ so sánh với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi và Bạch Vân quốc ngữ thi

tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Trang 16

6 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã kết hợp sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính sau:

6.1 Phương pháp nghiên cứu liên ngành

Phương pháp liên ngành tức là tiếp cận một đối tượng bằng nhiều cách thức, dựa trên dữ liệu của nhiều chuyên ngành Trong luận văn này, chúng tôi

đã tiếp cận HĐQÂTT từ kiến thức chuyên ngành văn học, sinh thái học và văn hóa học

6.2 Phương pháp tiếp cận văn hóa học

Phương pháp này giúp cho việc phục nguyên không gian văn hóa tại thời điểm HĐQÂTT ra đời, xác lập sự chi phối của các quan niệm đạo đức, chính trị, quan niệm về con người từng tồn tại trong một không gian văn hóa xác định đến tác phẩm Từ đó giải mã các hình tượng nghệ thuật để thấy rõ hơn về mối quan hệ thiên nhiên - con người trong tập thơ

6.3 Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại

Phương pháp này được dùng để thống kê các sáng tác viết về thiên nhiên trong HĐQÂTT Đồng thời, phương pháp này còn được dùng để khảo sát và thống kê số loài, tần suất xuất hiện của các loài động vật và thực vật trong tập thơ

7 Đóng góp của đề tài

- Về khoa học: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần kiểm định

hướng tiếp cận phê bình sinh thái trong văn học, đồng thời thực nghiệm một cách đọc văn bản văn học trung đại theo hướng nghiên cứu liên ngành

Trang 17

- Về thực tiễn: Luận văn được hoàn thành sẽ góp thêm một tài liệu

tham khảo hữu ích cho cho việc giảng dạy và nghiên cứu HĐQÂTT Luận văn giúp người đọc hiểu rõ hơn về chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái, về mối quan hệ thiên nhiên - con người trong tập thơ, góp phần bồi dưỡng ý thức sinh thái cho mỗi người

8 Bố cục luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn: “Hồng

Đức quốc âm thi tập dưới góc nhìn phê bình sinh thái” gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Hệ sinh thái trong HĐQÂTT

Chương 3: Mối quan hệ thiên nhiên - con người trong HĐQÂTT

Trang 18

NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Khái quát về phê bình sinh thái

1.1.1 Khái niệm phê bình sinh thái

Từ khi ra đời đến nay, phê bình sinh thái được gọi với nhiều tên gọi khác nhau: Chủ nghĩa phê bình sinh thái (Ecocriticism), Phê bình văn học sinh thái (Ecological literary criticism), Phê bình xanh (Green studies), Phê bình văn hóa xanh (Green cultural studies), Thi pháp sinh thái (Ecopoetics), Sinh thái học văn học (Literary ecology), Phê bình văn học môi trường (Environmental literary criticism), Nghiên cứu văn học và môi trường (Studies of literature and environment) Trong đó, hai thuật ngữ được giới nghiên cứu sử dụng nhiều nhất là Phê bình sinh thái (Ecocriticism) và Nghiên cứu văn học và môi trường (Studies of literature and environment)

Hiện nay, giới nghiên cứu dường như thống nhất gọi khoa học liên

ngành này với tên gọi Phê bình sinh thái Trong công trình nghiên cứu Rừng

khô, suối cạn, biển độc và văn chương phê bình sinh thái, Nguyễn Thị Tịnh

Thy đã dẫn lời giải thích của giáo sư Cheryll Glotfelty về tên gọi này như sau:

“phần lớn các học giả thích dùng thuật ngữ phê bình sinh thái (ecocriticism)

“vì nó ngắn gọn và có thể dễ dàng tạo thành dạng thức khác là ecocritical (tính chất phê bình sinh thái) và ecocritic (nhà phê bình sinh thái) Hơn nữa, họ thích tiền tố “eco-” (sinh thái) hơn tiền tố “enviro-” (môi trường) bởi vì theo nghĩa rộng, tiền tố “enviro-” (môi trường) mang quan điểm con người

là trung tâm và có tính nhị nguyên, ngụ ý rằng, con người chúng ta là trung tâm, tất cả xung quanh chúng ta là môi trường Ngược lại, tiền tố “eco-” (sinh thái) ám chỉ vạn vật cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau, tạo thành một hệ thống và những yếu tố trong hệ thống đó luôn có sự hòa hợp, gắn bó chặt chẽ với nhau”[32, tr139]

Trang 19

Các học giả phương Tây đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về phê bình sinh thái, chẳng hạn, định nghĩa của Joseph Meeker, William Rueckert, Cheryll Glotfelty, James S Hans, Scott Slovic, Cheryll Glotfety, William Howarth, Lawrence Buell Trong đó, định nghĩa của Cheryll Glotfety là

định nghĩa được ghi nhận rộng rãi Cheryll Glotfety cho rằng: “Nói đơn giản,

phê bình sinh thái là nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và môi trường tự nhiên Cũng giống như phê bình nữ quyền xem xét ngôn ngữ và văn học từ góc độ giới tính, phê bình Marxist mang lại ý thức của phương thức sản xuất

và thành phần kinh tế để đọc văn bản, phê bình sinh thái mang đến phương pháp tiếp cận trái đất là trung tâm (earth-centered approach) để nghiên cứu văn học”[2,tr89]

Học giả Trung Quốc là Vương Nặc định nghĩa: “Phê bình sinh thái là

phê bình văn học nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và tự nhiên từ định hướng tư tưởng của chủ nghĩa sinh thái, đặc biệt là chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái Nó phải phơi bày nguồn gốc văn hóa tư tưởng của nguy cơ sinh thái được phản ánh trong tác phẩm văn học, đồng thời khám phá thẩm mĩ sinh thái và biểu hiện của nghệ thuật của nó trong tác phẩm”[32,tr153]

Nguyễn Thị Tịnh Thy đề xuất định nghĩa như sau: “Phê bình sinh thái là

phê bình văn học nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và tự nhiên từ định hướng tư tưởng của chủ nghĩa sinh thái, đặc biệt là chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái thông qua việc khám phá thẩm mĩ sinh thái và biểu hiện nghệ thuật của

Trang 20

Tựu trung lại, có rất nhiều định nghĩa về phê bình sinh thái, tuy nhiên phần lớn các học giả trên thế giới và Việt Nam đều thừa nhận và sử dụng khái niệm của Cherlly Glottfelty - nhà phê bình sinh thái Mĩ, đồng thời là học giả đầu tiên nhận được danh hiệu “Giáo sư văn học và môi trường” Bởi định nghĩa của bà thể hiện rõ mối quan hệ bình đẳng giữa con người với tự nhiên Khi con người hòa nhập vào mối quan hệ ấy đòi hỏi con người đánh giá lại thái độ, điều chỉnh xem xét lại thái độ văn hóa, văn minh với tự nhiên Bởi vậy khi nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với sinh thái thì con người- bản thân nó là phép tắc của tự nhiên Khi con người sống hài hòa, thân mật, hòa hợp với tự nhiên thì sự sống sẽ luôn phát triển Chúng tôi hoàn toàn đồng tình với định nghĩa của tác giả Cherlly Glottfelty

và coi đây là định nghĩa quan trọng xuyên suốt quá trình nghiên cứu để triển khai các nội dung trong đề tài

Theo các nhà nghiên cứu, phê bình sinh thái có 6 đặc trưng cơ bản, đó là: Chú ý đến đạo đức sinh thái; Đọc lại văn học kinh điển truyền thống từ góc nhìn sinh thái; Giữ vững lập trường chủ nghĩa sinh thái trung tâm; Có tính liên ngành; Thể hiện tinh thần văn hóa sinh thái thông qua “tính văn học”; Hàm nghĩa của thuật ngữ rất phức tạp

Phê bình sinh thái có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển văn hóa,

Karen Thornber khẳng định: “Đây là một lý thuyết liên ngành, kết hợp giữa

văn học và khoa học, giữa phân tích văn chương và rút ra những cảnh báo về môi trường Nó có thể không đưa ra được những giải pháp trực tiếp cho những vấn đề môi trường nghiêm trọng hiện nay nhưng bằng cách phân tích các diễn ngôn về thiên nhiên và môi trường, nó có thể tác động đến tâm thức con người, điều chỉnh nhận thức, khắc phục những ngộ nhận về môi trường, để từ đó, có những hành động đúng đắn hơn, hướng đến sự phát triển bền vững và xa hơn, đồng thời quan trọng hơn cả, là hình thành một chủ nghĩa nhân văn mới, ở đó, con người biết nghe tiếng nói của thiên nhiên để đối thoại với nó.” [16, tr72]

Trang 21

Trên đây là những điểm khái quát nhất về khái niệm phê bình sinh thái Khái niệm này sẽ là tiền đề lí luận quan trọng đầu tiên giúp chúng tôi triển khai luận văn này

1.1.2 Sự hình thành và phát triển của phê bình sinh thái

Khí hậu trái đất nóng lên, sự thay đổi lượng mưa, độ ẩm, nhiệt độ thổ nhưỡng, chuyển động tuần hoàn khí quyển, hạn hán, hoang mạc hóa, mưa lớn, bão tuyết, sự tan chảy của các sông băng và băng ở Nam Bắc cực, sự hỗn loạn của hệ thống các dòng chảy đại dương, mực nước biển dâng cao, sự rối loạn

mô thức sinh trưởng và sinh sản loài cũng như tuyệt chủng loài… những hiện tượng bất thường này (hay nói cách khác là nguy cơ sinh thái) chính là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của phê bình sinh thái Đỗ Văn Hiểu trong bài

viết Phê bình sinh thái - khuynh hướng nghiên cứu văn học mang tính cách

tân khẳng định: “ một phần rất lớn là Phê bình sinh thái ra đời không phải

từ khát vọng sáng lập lí thuyết mới của các nhà phê bình, cũng không phải xuất phát từ nội bộ nghiên cứu văn học, mà là từ sự thúc đẩy của nguy cơ sinh thái” [13, tr3]

Nguyễn Thùy Trang trong bài viết “Sự lật đổ quan niệm “nhân loại

trung tâm” trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại” đã giới thiệu một cách

ngắn gọn nhất bối cảnh dẫn đến sự ra đời của phê bình sinh thái như sau:

“Vào năm 1969, lần đầu tiên nhân loại được chiêm ngưỡng những hình ảnh

của Trái đất nhìn từ Mặt trăng Sự kiện này khiến con người thực sự xúc động,

vì nó giúp chúng ta nhận thức được sự nhỏ bé và mong manh của Trái đất giữa thiên hà Rồi sau đó, hàng loạt những chấn động xảy ra, sóng thần, động đất, sự cố hạt nhân Chernobyl… toàn nhân loại lâm vào “tai nạn sinh thái”, đứng trước tình trạng báo động của ô nhiễm khí hậu, thủng tầng ozon, cạn kiệt tài nguyên Lúc này con người bắt đầu ý thức sâu hơn về trách nhiệm của chính mình để bảo vệ hành tinh Xanh Đây cũng là thời điểm manh nha lí thuyết phê bình sinh thái.” [33, tr73]

Xét về ngọn nguồn, nguy cơ sinh thái chỉ là cái được biểu hiện ra bên ngoài mà tất cả nhân loại đều đã và đang được chứng kiến, còn nguyên nhân

Trang 22

sâu xa dẫn đến phê bình sinh thái phải ra đời có lẽ chính là xuất phát từ chủ nghĩa nhân loại trung tâm luận Các nhà nghiên cứu lớn đều khẳng định, phê

bình sinh thái ra đời chính là để “xét lại quan điểm con người là trung tâm từ

thời Khai sáng.” [27, tr3] hay “phản ứng lại với truyền thống coi con người là trung tâm, xem nhẹ, phủ nhận thiên nhiên” [9, tr2]

Như chúng ta đều biết, trên tổng thể, tư tưởng văn hóa chủ lưu của phương Tây là “chủ nghĩa nhân loại trung tâm và tư tưởng chinh phục, khống chế, cải tạo tự nhiên” Tư tưởng này được thể hiện từ thời cổ đại cho đến thời

kì Phục Hưng và Khai Sáng Theo Trần Nho Thìn: “Khái niệm anthropocentrism -

nhân loại trung tâm luận - chỉ một quan điểm cho rằng loài người (anthropos trong tiếng Hy Lạp) chiếm vị trí trung tâm, có tầm quan trọng bậc nhất mà tất

cả mọi vật xung quanh đều châu tuần về nó” Mục từ anthropocentrism được giải thích: “Khái niệm diễn đạt quan niệm, công khai hay ngầm ẩn, đặt con người vào vị trí trung tâm của thế giới và nhìn nhận tất cả mọi vật khác trong thế giới này như là vật phụ thuộc hay phục vụ cho con người”[31,tr152]

Quan niệm nhân loại trung tâm luận đã ảnh hưởng sâu sắc đến tất cả các

lĩnh vực đời sống Trong văn học: “Con người theo nhân loại trung tâm luận

với sự thống trị của nó đã áp đặt cho các cảnh trí thiên nhiên các phẩm chất, hành vi, cảm xúc của mình Thực tế văn học dẫn đến sự ra đời phương pháp phân tích thơ châu Âu theo đó đối chiếu sự song hành con người và thiên nhiên Nếu ở phương Đông, con người hài hòa, tan biến vào thế giới thiên nhiên xung quanh, thì trong thơ châu Âu, con người luôn là chủ thể mà thiên nhiên là vật so sánh” [31,tr 155]

Một vài điều khái quát như vậy về chủ nghĩa nhân loại trung tâm luận giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về bối cảnh ra đời của phê bình sinh thái: phê bình sinh thái ra đời ở phương Tây, gắn với truyền thống văn hóa phương Tây, việc vận dụng nó vào nghiên cứu văn học phương Đông, trong đó có văn học Việt Nam là một việc không dễ dàng và cần thận trọng

Trang 23

Tuy nhiên, chúng tôi cũng quan tâm đến nhận định sau đây của nhà

nghiên cứu Karen Thornber trong bài viết “ Những tương lai của phê bình

sinh thái và văn học”: “Những hình dung phổ biến ở trong và ngoài Đông Á thường cho rằng tình trạng môi trường bị xuống cấp ở khu vực này bắt đầu xảy ra từ cuối thế kỷ XIX, khi người dân Đông Á, dưới áp lực của các quốc gia Tây phương, đã tiếp thu, đồng hóa kỹ thuật và các ngành công nghiệp của họ Song thực chất, các xã hội Đông Á đã kế thừa cả hàng ngàn năm môi trường bị thoái hóa nghiêm trọng Rhoades Murphey đã đi rất xa khi tranh luận:“Tất cả những nền văn hóa châu Á thuộc khu vực ở phía đông Afghanistan và phía nam khu vực thuộc Liên Xô cũ từ lâu đã được biết đến như là những nền văn hóa tôn sùng thiên nhiên… Điều này được xem như đối lập với quan điểm của phương Tây Thế nhưng những tư liệu ở châu Á lại cho thấy rõ rằng bất chấp những giá trị mà giới tinh hoa trí thức ở đây tuyên xưng, người dân đã làm biến đổi hoặc phá hủy môi trường châu Á sớm hơn và ở mức độ lớn hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới, thậm chí so với cả phương Tây thế kỷ XX.” [16, tr320,321]

Khi nghiên cứu HĐQÂTT, một tập thơ ra đời trong bối cảnh“nền thơ

chịu sự chi phối của ecocentrism - thiên nhiên trung tâm luận”[31,tr157],

chúng tôi không thể không lưu tâm đến những lưu ý trên đây

Về quá trình phát triển, phê bình sinh thái manh nha ra đời vào thập

kỷ 70 của thế kỉ XX và trải qua ba giai đoạn: Giai đoạn hình thành (từ 1972 đến 1990), Giai đoạn phát triển (từ 1991 đến 2007), Giai đoạn chuyển hướng (từ 2008 - nay) Tiến trình này đã được tổng thuật trong nhiều công trình nghiên cứu của các học giả trên thế giới và Việt Nam Vì vậy, chúng tôi sẽ không tổng thuật lại tiến trình này mà chỉ khái quát bằng bảng sau để

có cái nhìn hệ thống về phê bình sinh thái

Trang 24

Giai đoạn Học giả tiêu biểu Thành tựu chủ yếu

- Sự quan tâm của giới học thuật đến vấn đề văn học và môi trường ngày càng gia tăng

- Thuật ngữ phê bình sinh thái chính thức được đề xuất (1978)

 Đây được xem là giai đoạn hình thành, là thời kỳ tiền sử của phê bình sinh thái

N Sammells, Patrick D

Anderson, Scott Slovic, Jonh P O’Grady, Peter Quigley, Lawrence Buell, William Slaymaker, Patrick D Murphy, David Mazel, Rosendale Steven, Richard L Knight, Thomas S Edwards, Gred Garrard, Michael P

Branch, Jeffrey Myers

- Các hội thảo về phê bình sinh thái được tổ chức và đón nhận rộng rãi

- Tạp chí chuyên ngành ra đời, nhiều công trình giá trị được công bố

- Hội nghiên cứu văn học và môi trường ra đời

- Phê bình sinh thái đã lan rộng ra các quốc gia ngoài khu vực Âu Mĩ

Trang 25

B Handley, Karen Thronber, Greg Garrard, Jeffrey Bilbro, Svend Erik Larsen, Annelise Ballegaard Petersen, Minikami Tsutom, Vương Nặc, Trần Tiểu Hồng

- Đây là thời kỳ chuyển hướng của phê bình sinh thái

về mọi mặt từ lí luận phê bình, phương pháp phê bình, đối tượng phê bình (bao gồm cả thể loại và khu vực phê bình)

Theo Karen Thornber trong Những tương lai của phê bình sinh thái và văn

học, phê bình sinh thái đã trải qua hai giai đoạn quan trọng: “Giai đoạn thứ nhất chủ yếu dựa vào lý thuyết sinh thái học chiều sâu (deep ecology) coi trọng vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học và sự bình yên của môi trường sống ở các địa phương Đến giai đoạn sau, nhất là từ thế kỷ XXI đến nay, phê bình sinh thái gắn với nhân học và văn hóa học, đặt bình diện xã hội làm trung tâm, đặc biệt quan tâm đến vấn đề đô thị hóa và công lý môi trường” [16,tr39]

Như vậy phê bình sinh thái ra đời đầu tiên ở phương Tây, nó như một phản ứng tích cực trước tình trạng môi trường đang ngày một xấu đi Phê bình sinh thái khai thác lợi thế của việc thông qua phê bình văn học nghệ thuật tìm

ra căn nguyên sâu xa của nguy cơ sinh thái ẩn tàng trong mô thức văn hóa nhân loại, từ đó tiến tới điều chỉnh quan niệm giữa con người và tự nhiên, xây dựng một phương thức sống đề cao chỉnh thể sinh thái

So với thế giới, phê bình sinh thái xuất hiện ở Việt Nam khá muộn Dù vậy cho đến nay cũng đã đạt được những thành tựu bước đầu với sự xuất hiện của

một số chuyên khảo như: Rừng khô, suối cạn, biển độc và văn chương phê bình

sinh thái (Nguyễn Thị Tịnh Thy); Phê bình sinh thái là gì? (Hoàng Tố Mai chủ

biên); Phê bình sinh thái với văn xuôi Nam bộ (Bùi Thanh Truyền chủ biên);

Trang 26

Một số hội thảo: (Phê bình sinh thái: Tiếng nói bản địa, tiếng nói toàn cầu; Phê

bình sinh thái trong Văn học Đông Nam Á: Lịch sử, Huyền thoại và Xã hội; Phê bình sinh thái: Lí thuyết và ứng dụng); Một số bài dịch (của Đỗ Văn Hiểu, Đặng

Thị Thái Hà, Trần Ngọc Hiếu, Hải Ngọc ) và không ít các bài báo chuyên ngành Hiện tại, phê bình sinh thái đã thu hút được sự quan tâm của nhiều học giả và đang phát triển ngày càng rộng rãi ở nước ta

1.2 Thẩm mĩ sinh thái, thẩm mĩ phi sinh thái, chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái

1.2.1 Thẩm mĩ sinh thái và thẩm mĩ phi sinh thái

Giới nghiên cứu Việt Nam thường nhắc đến khái niệm thẩm mĩ sinh thái, tuy nhiên, vẫn chưa có một khái niệm nào hoàn toàn đáp ứng yêu cầu nghiên cứu Các nhà nghiên cứu Âu Mĩ thường sử dụng thuật ngữ

“aesthetics”, trong khi đó, các học giả Việt Nam và Trung Quốc đồng thời

sử dụng hai thuật ngữ “thẩm mĩ sinh thái” và “mĩ học sinh thái” Về thẩm

mĩ sinh thái, học giả Cheng XiangZhan trong bài viết Luận về bốn điểm cốt

lõi của thẩm mĩ sinh thái cho rằng: “Thẩm mĩ sinh thái được hiểu như một khái niệm thẩm mĩ mới, nó ngược lại với thẩm mĩ phi sinh thái Nó là phương thức thẩm mĩ và quan niệm thẩm mĩ nhằm ứng phó với nguy cơ sinh thái toàn cầu, lấy luân lí học sinh thái làm cơ sở tư tưởng, dựa vào tri thức sinh thái khơi gợi tưởng tượng và kích thích cảm xúc, để khắc phục thẩm mĩ thiên về con người Cần đặc biệt nhấn mạnh là, giữa thẩm mĩ sinh thái và thẩm mĩ phi sinh thái tồn tại khác biệt cơ bản - ở một mức độ nào đó có thể nói, quá trình xây dựng lí thuyết về thẩm mĩ sinh thái cũng chính

là quá trình phân tích sự khác biệt giữa thẩm mĩ sinh thái với thẩm mĩ truyền thống”(thẩm mĩ coi con người là trung tâm)[1, tr120]

Trong bài viết này, Cheng XiangZhan cũng đã chỉ ra và phân tích bốn điểm chính của thẩm mĩ sinh thái Đó là:

1 Từ bỏ hoàn toàn mô hình thẩm mĩ chủ - khách nhị phân truyền thống, đối lập con người và thế giới, thay vào đó là mô hình “thẩm mĩ giao dung” đem con người và thế giới dung hợp làm một

Trang 27

2 Thẩm mĩ sinh thái là hoạt động thẩm mĩ lấy luân lí học sinh thái làm

cơ sở, là sự cải tạo sinh thái và tăng cường mối quan hệ giữa luân lí và thẩm

mĩ trong lí luận mĩ học truyền thống, ý thức sinh thái là điều kiện tiền đề tất yếu của thẩm mĩ sinh thái

3 Thẩm mĩ sinh thái nhất định phải dựa vào tri thức khoa học tự nhiên, đặc biệt là tri thức sinh thái học gợi ra sự hiếu kì và liên tưởng, tiến tới kích thích tưởng tượng và tình cảm; không có những tri thức sinh thái cơ bản thì không thể nào tiến tới thẩm mĩ sinh thái

4 Tiêu chuẩn giá trị sinh thái chỉ đạo thẩm mĩ sinh thái là tính đa dạng sinh học và cân bằng sinh học, tất yếu phải vượt qua tiêu chuẩn đánh giá giá trị của chủ nghĩa nhân loại trung tâm và “thẩm mĩ thiên về con người”, phản

tư và phê bình thiên tính cũng như tập tính thẩm mĩ của chủ nghĩa nhân loại trung tâm

Đúc kết thành tựu nghiên cứu của giới nghiên cứu phê bình sinh thái Trung Quốc, học giả Việt Nam là Đỗ Văn Hiểu đã tổng kết và chỉ ra ba đặc trưng cơ bản của thẩm mĩ sinh thái Đó là: thẩm mỹ sinh thái là thẩm mỹ mang tính tự nhiên; thẩm mỹ sinh thái đề cao nguyên tắc dung nhập; thẩm mỹ sinh thái đề cao tính chỉnh thể

Trong bài viết Phê bình sinh thái - khuynh hướng nghiên cứu văn học

mang tính cách tân, Đỗ Văn Hiểu khẳng định: “Thẩm mỹ sinh thái là thẩm mỹ mang tính tự nhiên, không phải là thông qua đối tượng cụ thể để thể hiện tư tưởng tình cảm, nhân cách của chủ thể thẩm mỹ Trong thẩm mỹ sinh thái không tồn tại quan hệ chủ thể - khách thể, con người cảm nhận tự nhiên, thiết lập quan hệ chủ thể tương giao với đối tượng thẩm mỹ” [13, tr5] Như vậy

thẩm mĩ sinh thái từ bỏ quan niệm về mối quan hệ nhị phân chủ thể - khách thể (con người - tự nhiên) Thay vào đó là mối quan hệ con người và tự nhiên tương giao tương dung

Đặc trưng thứ hai của thẩm mĩ sinh thái là tính chỉnh thể Về đặc trưng

này, trong bài viết Phê bình sinh thái - khuynh hướng văn học mang tính cách

Trang 28

tân, Đỗ Văn Hiểu viết: “ thẩm mỹ sinh thái đề cao tính chỉnh thể, không chỉ quan tâm đến đối tượng thẩm mỹ đơn nhất, mà còn đặt nó vào trong hệ thống tự nhiên, từ đó khảo sát ảnh hưởng của nó đối với chỉnh thể sinh thái Tiêu chuẩn đánh giá cái đẹp của thẩm mỹ sinh thái cũng khác so với truyền thống Đối với thẩm mỹ sinh thái, cái gì có lợi cho sự ổn định, hài hòa của hệ thống sinh thái mới là Đẹp; phá hoại chỉnh thể, phá hoại sự ổn định sinh thái sẽ bị coi là Xấu.” [13,tr4]

Cuối cùng là nguyên tắc dung nhập: Là sự giao hòa giữa con người và

thiên nhiên Con người quên đi bản ngã để đắm mình vào thiên nhiên, coi

mình với thiên nhiên là một: “Thẩm mỹ sinh thái yêu cầu tinh thần và thể xác

thấu nhập vào tự nhiên, có lúc, thậm chí còn phải quên đi bản ngã, hòa với tự nhiên làm một Muốn thực sự dung nhập vào tự nhiên, đặc biệt là muốn trong sự dung nhập đó cảm nhận sâu sắc vẻ đẹp của tự nhiên thì trước hết phải quên đi bản ngã của mình Quên đi bản ngã để cảm nhận tự nhiên chính là một phương thức của thẩm mỹ sinh thái.” [13, tr6]

Có thể thấy, thẩm mĩ sinh thái giúp con người nhận ra sai lầm trong quan điểm nhân loại trung tâm - quan niệm coi con người là thước đo của vạn vật, con người có quyền ngự trị giới tự nhiên, tuyệt đối hóa vai trò của con người trong vũ trụ Điều này hoàn toàn không có nghĩa là hạ thấp con người để độc tôn tự nhiên mà nó chỉ ra những hành động xâm hại của con người vào tự nhiên

từ đó cảnh tỉnh để con người có ý thức, trách nhiệm cải thiện mối quan hệ hài hòa, cộng sinh, cộng hưởng với tự nhiên Điều này góp phần giúp con người có cái nhìn bình đẳng, tôn trọng vạn vật

Ngược lại với thẩm mĩ sinh thái là thẩm mĩ phi sinh thái Thẩm mĩ phi sinh thái chính là thẩm mĩ đặt thiên nhiên trong mối quan hệ nhị phân với con người, là quan niệm thẩm mĩ lấy nhân loại làm trung tâm, cho phép nhân loại

có mọi quyền lực đối với tự nhiên, có quyền coi thiên nhiên là “công cụ biểu hiện, ám thị, tượng trưng”, coi thiên nhiên là khách thể

Trang 29

Theo nhà nghiên cứu Trần Hải Yến: “Thẩm mỹ sinh thái và thẩm mỹ phi

sinh thái được phân định ranh giới bởi nguyên tắc mỹ học Trong truyền thống, trên cơ sở nền tảng của chủ nghĩa nhân loại trung tâm, đối tượng thẩm

mỹ tự nhiên chỉ được coi là phông nền, phương tiện, biện pháp, kí hiệu, vật đối ứng, công cụ biểu hiện, ám thị, tượng trưng… cho thế giới nội tâm, đặc trưng cho nhân cách của con người Phê bình sinh thái chủ trương không dùng con mắt công cụ, công lợi để đối đãi đối tượng thẩm mỹ tự nhiên”[36]

Nói tóm lại, quan niệm thẩm mĩ “nhân loại trung tâm”, coi thiên nhiên

là công cụ của con người chính là quan niệm thẩm mĩ phi sinh thái

1.2.2 Chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái

Chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái (Eco-holism) chính là tư tưởng cốt lõi, là lập trường căn bản của phê bình sinh thái Nó là một quan điểm mới của các nhà phê bình sinh thái, đối thoại với chủ nghĩa nhân loại trung tâm coi con người là linh hồn của vạn vật, thống trị vạn vật vốn rất thịnh hành trước đây Chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái coi hệ sinh thái là một chỉnh thể, chủ trương bảo vệ lợi ích của chỉnh thể hệ sinh thái, lấy việc có lợi hay không đối với sự hài hòa, cân bằng, ổn định của chỉnh thể hệ sinh thái để đánh giá liệu hành vi của cá nhân con người, xã hội, tập thể có phù hợp với tiêu chuẩn của chủ nghĩa sinh thái hay không

Chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái trước hết phản đối chủ nghĩa nhân loại trung tâm Từ chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái nhìn nhận, con người và tất cả các loài động vật, thực vật, núi non, sông ngòi, ao hồ, biển cả trong tự nhiên đều chỉ là một bộ phận của chỉnh thể hệ sinh thái; tất cả vạn vật đều bình đẳng, lợi ích của chỉnh thể sinh thái cao hơn lợi ích của mỗi cá thể

Đặc biệt, chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái không tán đồng chủ nghĩa sinh thái trung tâm, bởi vì theo tiêu chí của chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái, chủ nghĩa sinh thái trung tâm vẫn cứ giả định một cái là trung tâm Nhưng bản chất của chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái chính là chủ trương vạn vật bình đẳng trong hệ sinh thái và không tồn tại nhân tố trung tâm

Trang 30

Theo tác giả Nguyễn Thị Tịnh Thy, tư tưởng chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái có ba nội dung chính: Mối liên hệ chặt chẽ giữa các thành viên trong hệ thống sinh thái; tất cả đều có tác dụng của mình trong hệ thống sinh thái; không có “bữa trưa miễn phí” trong hệ thống sinh thái

Bà cũng cho rằng: “Chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái nỗ lực đi tìm mối

quan hệ giữa con người và tự nhiên cho đến việc nhân loại nên xem xét lại giá trị và định hướng hành vi của mình như thế nào Tiếp nhận gợi ý của sinh thái học hiện đại, chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái yêu cầu quan tâm đến toàn bộ hệ thống sinh thái từ phương diện đạo đức, tạo nên một thế giới quan sinh thái, phương pháp luận sinh thái và giá trị quan sinh thái hoàn toàn mới mẻ.” [32, tr38]

Đứng từ quan điểm của chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái nghiên cứu, chúng

ta sẽ thấy được sự đa dạng sinh học được tái hiện trong HĐQÂTT Chúng ta cũng phần nào thấy được mối quan hệ bình đẳng giữa các loài động vật, thực vật, con người trong hệ sinh thái

1.3 Quan hệ thiên nhiên - con người theo quan điểm Phật giáo, Nho giáo

và Đạo giáo

Kể từ khi được khai sinh trong vũ trụ, loài người đã luôn được đặt trong mối quan hệ với tự nhiên Vì vậy, bàn về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên là một trong những nội dung quan trọng của tất cả các tôn giáo trên thế giới Việt Nam là một quốc gia chịu ảnh hưởng của nhiều trường phái tư tưởng tôn giáo khác nhau, trong đó Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo là ba tư tưởng ảnh hưởng đậm nét nhất trong thời trung đại

1.3.1 Phật giáo

Phật giáo là học thuyết bàn về nỗi khổ và sự giải thoát Trên bề mặt, Phật giáo không trực tiếp bàn về quan hệ giữa con người và tự nhiên hay đưa ra những giáo huấn về cách ứng xử giữa con người và tự nhiên Tuy nhiên, theo các

nhà nghiên cứu, trong kinh Tạp A Hàm, Vô lượng thọ, Pháp hoa, Duy Ma Cật sở

thuyết, Tạp A Hàm hay Đại trí độ có thể hiện “quan niệm “thương sinh”, “bác ái” của Phật giáo đối với thế giới động thực vật.” Có thể truy nguyên các quan

Trang 31

niệm này “trong thuyết “Duyên khởi” (Duyên khởi luận) - có vai trò như một

nền tảng triết học cho hệ tư tưởng này - với ý niệm căn bản coi các hiện tượng trong vũ trụ này là tương tác và tương hỗ, trong quan niệm nhân quả, mà ta có thể coi là một dạng tuần hoàn sinh thái, hay trong quan niệm bình đẳng phổ biến - có thể coi là cơ sở triết lý cho khái niệm “cân bằng sinh thái” hiện đại Thêm nữa, kinh điển Phật giáo cũng còn khẳng định một quan niệm về đạo đức hành xử của từng cá thể với thế giới bên ngoài, bao gồm cả giới tự nhiên, là

“phá chấp ngã, đoạn tham dục”[36] Khi bàn về mối quan hệ giữa con người và

tự nhiên, quan điểm của Phật giáo là thiên nhiên và con người bình đẳng

Từ góc nhìn của sinh thái học giải thích tư tưởng Duyên khởi luận, chúng ta

có thể thấy, theo quan điểm của Phật giáo: con người không thể tồn tại độc lập

mà là tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với tự nhiên Làm tổn hại tự nhiên là tổn hại nhân loại; phá hoại tự nhiên là phá hoại bản thân và đồng loại

Phật giáo còn tuyên dương Nhân - quả luận Nhân là nguyên nhân, Quả

là kết quả, quả báo Tư tưởng Nhân - quả của Phật giáo yêu cầu chúng sinh làm việc thiện, yêu cầu con người giữ sự cân bằng với việc khai thác tự nhiên, báo đáp tự nhiên, điều tiết ngược lại phù hợp với hệ sinh thái Phật giáo khuyên con người không nên tạo nghiệp ác, xét từ vấn đề sinh thái điều này

có ý nghĩa cảnh báo nhân loại

Quan điểm bình đẳng cũng là một trong những đặc điểm quan trọng của Phật giáo Phật giáo quan niệm: “Chúng sinh tuy không giống nhau nhưng đều

có Phật tính” Quan điểm “bình đẳng” này của Phật giáo có thể là cội nguồn của nguyên tắc cân bằng giữa vạn vật trong hệ sinh thái

Trần Văn Cường khi nghiên cứu về Phật giáo đã khẳng định, trong Phật giáo, con người là một phần của thiên nhiên, con người sinh ra từ chính các yếu

tố của tự nhiên: “Con người là hợp thể của Lục giới (Lục đại) Lục giới

(saddhatvah) là sáu yếu tố hình thành con người gồm: đất, nước, gió, lửa,

Bên cạnh quan điểm bình đẳng, thương sinh, bác ái, Phật giáo thể hiện rất rõ sự thấu nhập của con người vào thế giới tự nhiên

Trang 32

1.3.2 Nho giáo

Khác với Phật giáo, Nho giáo là một học thuyết đạo đức, hướng đến lí tưởng “tu kỷ, trị nhân” Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Nho giáo hoàn toàn phủ nhận thiên nhiên Ngược lại, trong kinh điển Nho gia cũng như suốt tiến trình phát triển, Nho gia luôn hướng đến lí tưởng “thiên nhân tương dữ,

giao hòa” Trong bài viết Mấy phương diện thẩm mĩ của Nho gia và Thiền gia

(Qua khảo sát một số trường hợp viết về thiên nhiên), nhà nghiên cứu Nguyễn

Kim Sơn nhận xét: Nếu như trong cuộc sống của các nhà Nho luôn tự buộc

mình không ngừng phải vươn lên, vượt qua sự chi phối của hoàn cảnh để tu luyện nhân cách bản thân, thì thiên nhiên của họ cũng là một thiên nhiên luôn phải khắc phục, chống đỡ khó khăn do môi trường xung quanh đem lại để vươn lên Từ quan điểm trên của Nho giáo, dễ hiểu vì sao trong thơ họ hình tượng tùng, cúc, trúc, mai lại xuất hiện nhiều đến vậy” [25, tr5]

Tuy nhiên, liệu Nho giáo có đặt thiên nhiên và con người ngang hàng nhau? Đây là một câu hỏi còn cần nhiều thời gian đào sâu tìm tòi Nhưng rõ ràng, trong quan niệm của Nho giáo, không phải tất cả con người đều giống nhau Nho giáo khẳng định, chỉ những cá nhân ưu tú, những “thánh nhân”

mới có khả năng hòa “khí” của mình vào “khí” của vũ trụ: “mọi sinh thể trong

vũ trụ đều là những thành phần của khí, gắn kết với nhau một cách hữu cơ, và khác biệt nhau ở mức độ tính linh là do khác biệt về mức độ tiếp nhận khí Trong quan hệ sinh loài, con người không phải là kẻ cai quản việc sáng tạo

ra sinh loài hay vũ trụ, nhưng nếu muốn thành người canh giữ vũ trụ thì họ phải có được sự khác biệt nổi trội thông qua tu dưỡng (5 đức hạnh mà con người vươn tới, nhân-nghĩa-lễ-trí-tín, chính là ngũ hành của tự nhiên mà chỉ con người, và chỉ những người đặc biệt, mới có khả năng tiếp nhận)”[35]

Bên cạnh đó, kinh điển Nho giáo rất coi trọng bộ ba khái niệm Thiên - Địa - Nhân Tư tưởng Trời - Người hài hòa trong Nho giáo truyền thống, một mặt nhấn mạnh đến sự thống nhất và tương tác giữa Trời và Đất, mặt khác nhấn mạnh đến tính đặc thù của con người, xác lập quan hệ giữa con người

Trang 33

với tự nhiên Nho giáo khẳng định sức sáng tạo của đạo trời đầy rẫy trong vũ trụ, và con người “cố gắng theo đức của Trời, Đất, phấn đấu theo sự sáng suốt của nhật nguyệt, tuân theo trật tự của bốn mùa” (Dữ thiên địa hợp kì nhất, dữ nhật nguyệt hợp kì minh, dữ tứ thời hợp kì tự)

Với mẫu nhà Nho hành đạo, thiên nhiên là nơi để bày tỏ quan điểm, nơi nói chí cũng như cách hành xử trước cuộc đời, để truyền thụ giáo lí thánh hiền,

và để bộc lộ cái chí “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” Những quan điểm ấy phần nhiều chịu ảnh hưởng sâu sắc của nguyên tắc sáng tác “văn dĩ tải đạo”,

“thi dĩ ngôn chí” Dựa trên những quan điểm và nguyên tắc này những sáng tác về thiên nhiên phần lớn vì thế mà trở thành phương tiện để nói chí, để thể hiện cốt cách của Nho gia

Với mẫu nhà Nho ẩn dật, “thiên nhiên có tác dụng cân bằng lại thế giới

tinh thần” Nhà Nho ẩn dật “đề cao vai trò của thiên nhiên hơn, mối quan hệ giao hòa giữa thiên nhiên và con người cũng chặt chẽ hơn nhiều”[23, tr33]

Còn nhà Nho tài tử lại luôn hướng đến tư tưởng tự do, phóng khoáng Thiên nhiên trong thơ của các nhà Nho tài tử thường in dấu rất rõ cái tôi

cá nhân

Dù mỗi loại hình nhà Nho có đặc trưng riêng, tuy nhiên, trong văn thơ nhà Nho nói chung, thiên nhiên có ý nghĩa rất quan trọng Nhà nghiên cứu

Trần Nho Thìn trong Phương pháp tiếp cận văn hóa trong nghiên cứu và

giảng dạy văn học đã dẫn lời của nhà nghiên cứu người Nga A X Martynov

như sau: “Sứ mạng đầu tiên của thiên nhiên mà nhân cách nhà Nho gặp gỡ là

sứ mạng của vũ trụ hoạt động một cách có quy luật và sinh ra tất cả Trong sứ mệnh này, thiên nhiên thực hiện một chức năng hai mặt đối với nhân cách nhà Nho: nó sinh ra nhân cách nhà Nho như một nhân cách, như một “thiên tài” và nó đóng vai trò quy luật thể hiện trong quá trình biến nhân cách này thành nhân cách nhà Nho, bởi vì toàn bộ truyền thống tinh thần Khổng giáo đều hướng đến thiên nhiên như hướng đến một mẫu mực cơ bản và hoàn hảo nhất.” [31,tr138]

Trang 34

1.3.3 Đạo giáo

So với Nho giáo, Đạo giáo được coi là hệ tư tưởng có nhiều tư tưởng tiến

bộ khi bàn về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên Đạo giáo chủ trương

“Thiên nhân hợp nhất”, lấy tự nhiên làm khuôn mẫu cho con người, chủ

trương “vô vi” Nhà nghiên cứu Trần Hải Yến nhận định: “Với Nho giáo, con

người có một gián cách nhất định với trời-đất; con người tham gia và tạo nên trạng thái “trung hòa” giữa mình và trời đất, tự nhiên Còn ở Đạo giáo, sự nhất thể thiên-địa-nhân là vốn có của tự nhiên, sự cân bằng (tức “trung hòa”) cũng là một trật tự của tự nhiên, tuy nhiên con người có thể làm cho nó tốt lên hoặc xấu đi, tùy vào hành vi thiện hay ác của mình Đây cũng chính là

lý do để Lão Tử chủ trương tự nhiên là tối cao, nên “người bắt chước đất, đất bắt chước trời, trời bắt chước đạo, đạo bắt chước tự nhiên”, và chủ trương con người không được làm gì trái tự nhiên (phải “vô vi”) Thậm chí, Lão Tử còn chủ trương một vị thế mà ngôn từ hiện đại gọi là “sự bình đẳng” giữa các sinh loài trong thế giới tự nhiên” [36]

Điểm khởi đầu cơ bản của văn hóa Đạo giáo trong mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên là tư tưởng “thiên nhân hợp nhất” Xuất phát từ tư tưởng

cơ bản này, Đạo giáo đề xuất thiên, địa, nhân đồng nhất nguyên khí Nguyên khí gồm có: Thái Dương, Thái Âm và Trung Hòa Thể hiện qua ba hình thể: Thiên, Địa, Nhân Những nguyên khí và hình thể này “tương ái tương thống”,

“hợp lực đồng tâm, cộng sinh vạn vật” và vận hành theo quy luật “nhất khí bất thông, vạn vật rối loạn” Tư tưởng như vậy khiến cho Đạo giáo thừa nhận vạn vật vạn sự trong vũ trụ đều có tính hợp lí của bản thân nó và đều bình đẳng với nhau

Với quan điểm “nhậm tự nhiên… tồn vong nhậm thiên” nên Đạo giáo chủ trương “vô vi” và coi con người là một bộ phận của tự nhiên, nhấn mạnh

“đạo pháp tự nhiên” “tự nhiên chi đạo bất khả vi” Từ đó, Đạo giáo chủ tương con người nên yêu thương và bảo vệ thiên nhiên, duy trì mối quan hệ tương giao hài hòa với thiên nhiên, thuận theo quy luật khách quan của tự nhiên Tóm lại, điểm khác biệt của tam giáo trong quan niệm về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên là cách đánh giá nhìn nhận về vị thế và vai trò

Trang 35

của con người trước tự nhiên Còn đặc điểm chung của cả ba hệ tư tưởng là đều nhấn mạnh vị trí đặc biệt quan trọng của tự nhiên Cả Nho giáo, Đạo giáo

và Phật giáo đều khẳng định con người cần tạo mối quan hệ hài hòa với tự nhiên vì sự tồn tại của chính bản thân mình Đó là đạo đức sinh thái mà cả Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo đều hướng con người đến

1.3.4 Khái quát về tập thơ HĐQÂTT :

Tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập ra đời dưới thời Hồng Đức vào nửa

cuối thế kỉ XV Thời đại Hồng Đức là niên hiệu dưới triều Lê Thánh Tông Ông được đánh giá là vị vua anh minh lỗi lạc và cũng chính là vị vua đã đưa triều đại phong kiến phát triển lên tới đỉnh cao cực thịnh Dưới thời đại Hồng Đức đất nước phát triển về mọi mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa , xã hội, giáo dục Đặc biệt dưới thời đại Hồng Đức văn hóa nghệ thuật được nhà vua khuyến khích phát triển nhất là sáng tác thơ Nôm Đường luật, bằng chứng cụ

thể là sự ra đời của tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập

Tác giả của tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập là những nhân sĩ trong Hội Tao

đàn Hội Tao đàn được thành lập vào năm 1495, là tổ chức sáng tác thơ và bình thơ

do vua Lê Thánh Tông đứng đầu Sự ra đời của Hội Tao đàn đánh dấu một bước tiến của thơ ca cung đình được gọi là “Tao đàn nhị thập bát tú” tức 28 ngôi sao trên đàn văn chương Vua Lê Thánh Tông là vị vua không chỉ có tài trị quốc mà còn là vị vua

có tâm hồn thi sĩ Người đã cổ súy việc bình thơ và sáng tác thơ, tạo điều kiện cho thơ

ca phát triển Được sự khuyến khích của nhà vua các nhân sĩ thời Hồng Đức đều hăng say sáng tác thơ, những bài mang tính chất vịnh được xác định là của các văn thân song rất khó xác định một cách chính xác ai đã viết bài nào

Như vậy, có thể xác định tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập là tập hợp những

sáng tác của vua Lê Thánh Tông và nhiều tác giả trong Hội Tao Đàn Toàn bộ tập thơ

gồm 328 bài thơ, chia thành 5 phần: Thiên địa môn gồm 59 bài vịnh về thời tiết, trời đất; Nhân đạo môn gồm 46 bài vịnh các nhân vật lịch sử, nói về đạo trung hiếu;

Phong cảnh môn gồm 66 bài vịnh cảnh trí thiên nhiên, di tích lịch sử; Phẩm vật môn

gồm 69 bài vịnh cảnh vật nói chung như loài cây, loài vật, vật dụng; Nhàn ngâm chư

phẩm gồm 88 bài với đề tài phong phú, từ vịnh thiên nhiên đến vịnh nhân vật lịch sử

Trang 36

Tiểu kết

Phê bình sinh thái là một hướng nghiên cứu liên ngành có ý nghĩa khá quan trọng trong bối cảnh khủng hoảng môi trường toàn cầu Phê bình sinh thái đã phát triển ngày càng mạnh mẽ và lan rộng trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam Ở chương này, luận văn đã làm rõ khái niệm phê bình sinh thái cũng như vài nét về tiến trình phát triển của phê bình sinh thái Nghiên cứu phê bình sinh thái có thể xuất phát từ rất nhiều khía cạnh khác nhau nhưng trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi quan tâm đến ba vấn đề: thẩm mĩ sinh thái, thẩm mĩ phi sinh thái và chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái

Trong thời kỳ từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX, Việt Nam đã ảnh hưởng sâu sắc bởi ba hệ tư tưởng chính là Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên trong văn hóa, văn học thời kỳ này cũng chịu sự tác động rõ rệt của hệ thống tư tưởng đó Trong ba hệ tư tưởng này, Đạo giáo được coi là hệ tư tưởng tiến bộ nhất trong mối quan hệ giữa con người và tự nhiên: Đạo giáo thừa nhận vạn vật vạn sự trong vũ trụ đều có tính hợp lí của bản thân nó và đều bình đẳng với nhau; Đạo giáo chủ trương “vô vi” và coi con người là một bộ phận của tự nhiên; Đạo giáo chủ trương con người nên yêu thương và bảo vệ thiên nhiên, duy trì mối quan hệ tương giao hài hòa với thiên nhiên, thuận theo quy luật khách quan của tự nhiên Ý thức sinh thái tích cực của Phật giáo là quan điểm bình đẳng, thương sinh, bác ái, thấu nhập Ý thức sinh thái tích cực của Nho giáo là lí tưởng “thiên nhân tương dữ, giao hòa”, là việc đề cao vị trí đặc biệt quan trọng của tự nhiên Nhưng cũng cần bổ sung rằng, cả Phật giáo và Nho giáo “đều lấy thiên nhiên làm sự phản chiếu tưởng tượng, khát vọng và nhận thức của con người” Và như vậy, ít nhiều nó vẫn mang tính nhân loại, vì nhân loại

HĐQÂTT là một tập thơ Nôm lớn của văn học Việt Nam trung đại ở thế

kỷ XV, trong một bối cảnh văn hóa, chính trị, giáo dục đặc biệt Với hơn 1/3

số bài thơ viết về thiên nhiên, HĐQÂTT đối tượng nghiên cứu quan trọng của luận văn này

Trang 37

Chương 2

HỆ SINH THÁI TRONG HỒNG ĐỨC QUỐC ÂM THI TẬP

Theo thống kê, HĐQÂTT có 141 bài thơ đề vịnh thiên nhiên, trong đó

gồm 4 bài vịnh Tết Nguyên Đán, 10 bài vịnh Năm canh, 16 bài vịnh Bốn mùa,

12 bài vịnh Mười hai tháng, 37 bài vịnh Phong hoa tuyết nguyệt, 17 bài vịnh Tiêu Tương Đào Nguyên bát cảnh, 13 bài vịnh Sơn thủy, 9 bài liên quan đền chùa miếu mạo, 23 bài vịnh loài cây cảnh Như vậy, số bài thơ vịnh về thiên nhiên chiếm tới 43% tổng số bài trong toàn tập thơ Từ góc nhìn phê bình sinh thái, ở chương này, luận văn sẽ đi sâu phân tích hệ sinh thái trong tập thơ thể hiện ở sự đa dạng loài thực vật, động vật và đặc điểm của nhịp thiên nhiên

2.1 Hệ thực vật

Những bài thơ trong HĐQÂTT hầu hết đều là các bài thơ đề vịnh Tuy vậy, qua những bài thơ đề vịnh này, chúng ta được biết đến một hệ sinh thái với nhiều loài thực vật quen thuộc trong môi trường tự nhiên của Việt Nam Giống QÂTT của Nguyễn Trãi, số lượng bài viết về tùng, cúc, trúc, mai trong HĐQÂTT khá nhiều (tùng được nhắc 8 lần, cúc: 5 lần, trúc: 15 lần, mai: 21 lần) Ví dụ các bài:

Hoa cúc, Mai thụ, Lão mai, Tảo mai, Họa mai, Lại vịnh hoa mai vẽ, Thủy trung mai, Trúc thụ, Tùng thụ, Quân tử trúc trong phần “Phẩm vật môn”

Chẳng hạn bài Mai thụ:

“Trội cành nam chiếm một chồi

Tin xuân mãi mãi điểm cây mai

Tinh thần sáng, thuở trăng tĩnh Cốt cách đông khi gió thôi

Tiết cứng trượng phu thông ấy bạn Nết trong quân tử trúc là đôi

Nhà truyền thanh bạch giăng từng khối Phỉ xưng danh thơm đệ nhất khôi”

Trang 38

Trong bài thơ này, thi sĩ vịnh về cây mai và nhắc đến tên của ba loại thực vật thường xuất hiện trong văn chương nhà Nho, đó là mai, trúc, thông Cây mai gốc già cằn cỗi, cành lá khẳng khiu mà cốt cách thanh cao, tinh thần cứng cỏi được xem là hoa của bậc tiết tháo

Ở một bài thơ khác, các thi sĩ nói về cây mai như là biểu tượng của mùa xuân đến sau những ngày đông lạnh giá:

“Xuân thêm cốt cách hương càng bội Tuyết giúp tinh thần ngọc hãy còn Kể mặt hay thông đều bạn tác, Theo chân chiếm bảng những em con Tiết là đá sắt thêm khoe muộn,

Sực nức danh thơm kiếp chẳng mòn”

Bên cạnh tả về cây mai, bài thơ còn mang ý nghĩa biểu tượng: Cây mai

ở đây chính là biểu tượng người quân tử, thể hiện qua các từ ngữ như: cốt cách, tinh thần, tiết, danh thơm…

Trong HĐQÂTT hình ảnh trúc được khắc họa một cách nổi bật về hình thức đồng thời được các tác giả thể hiện như một sinh thể có linh hồn, cốt cách:

“Kì viên dưỡng dục nẻo sơ đông Dạn mặt đầu canh thuở gió rung

Giá chẳng xâm, hay tiết cứng, Trăng những tỏ, biết lòng không?

Đài Vương tử vắng, nhàn xoang phượng, Chầm Cát pha thanh dễ hóa rồng

Thiên hạ tri âm, hay có mấy?

Mai thì ngự sử, đại phu tùng”

(Cây trúc)

Trang 39

Hay:

“Giống lạ Giang - nam đã được dành, Một mai năng chiếm được cao danh Lòng không chẳng vả phô niềm tục Khi cứng hằng thìn một tiết thanh Sớm còn đeo chim phượng đỏ Khuya chờ mọc cháu rồng xanh Kham chi thế gọi là quân tử

Sương tuyết nào hề bén mình”

Trúc là loài thực vật được đề vịnh trong cả hai bài thơ kể trên Loài trúc

có đặc điểm chung là: ruột rỗng, dáng thẳng, trong những ngày đông tháng giá, khi các loài cây khác đều rụng hết lá, khô cằn tàn tạ thì trúc vẫn xanh tươi Đây là đặc điểm tự nhiên của loài trúc Dưới con mắt của các nhà Nho, trúc không chỉ có sức sống bền bỉ trước thiên nhiên khắc nghiệt mà còn là loài cây

thanh cao và tao nhã:“Dáng trúc thanh thoát, lá trúc mềm mại, hình ảnh trúc

luôn gợi lên nét đẹp thanh tú Đốt trúc rỗng thể hiện sự trong sáng ngay thẳng khiêm tốn không vụ lợi” [19]

Hình ảnh “Tùng” trong thơ Nguyễn Trãi là biểu tượng cho khí phách, cho tài lương đống của bậc trượng phu:

“Lâm tuyền ai rặng già làm khách Tài đống lương cao ắt cả dùng”

(Tùng)

“Tùng thụ” của tác giả thời Hồng Đức thể hiện tầm vóc sừng sững tạo

thành không gian rợp cả hư không đúng với đặc điểm sinh học của nó: “Loại

cây này mọc ở những mỏm núi chênh vênh, chịu nhiều sương gió, bão tuyết

mà không chết không đổ, sức chịu đựng khí hậu, mọc ở những nơi khô cằn, đất thiếu dinh dưỡng, nhưng sức sống của cây thì rất mãnh liệt, luôn vươn thẳng lên trời”.[12]

Trang 40

“Tán xanh rợp rợp ngợp hư không Qua mấy trăm thu thuở bão bùng Tiết cứng chẳng kín hương tuyết bẽn Tài cao dương để miếu đường dùng

Kì viên giống lạ nào so kịp Dữ Lĩnh danh thơm dễ sánh cùng?

Ngượng thấy tam công đeo chức trọng

“Đại phu” há những chịu Tần phong”

Cây tùng có tầm vóc thật hùng vĩ, tán lại xanh che rợp cả hư không khiến người đứng ngoài nhìn vào thấy mình thật nhỏ bé

Hoa cúc dưới con mắt tinh tế của các thi nhân thời Hồng Đức là loài hoa đặc trưng của mùa thu, có hương, có sắc:

“Nết na nhẵn mịn khác chưng loài Chiếm được thu chơi ít có hai Hương ắt chín nhiều, vàng chín cỏ Tuyết đà chăng nhiễm, bạc chăng phai”

(Cúc hoa)

Bên cạnh tùng, cúc, trúc, mai, trong HĐQÂTT, loài sen cũng được các thi sĩ

Tao Đàn đặc tả Có tới 7 bài viết về sen: Liên, Lại vịnh sen, Phong liên, Tình liên,

Nội liên, Lão liên, Quan tử liên đồ

Trong bài Phong liên tác giả viết:

“Chẳng bén lầm nhơ của khác thường Nhìn khi gió cả lạ nhiều dường

Vật vờ Thái - dịch nghìn tầng biếc, Sực nức Tây hồ mấy dặm hương

Cá hớp nhị vàng lừa sóng, Rùa giày nhương ngọc động gương

Có phen trời thanh vằng vặc, Chổng lên hàng tán lục giương”

Ngày đăng: 28/08/2020, 10:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w