Đối với một trường đại học trong đó có Trường đại học Dược Hà Nội, nếu cómột hệ thống thông tin quản lý giáo dục theo đúng nghĩa của nó thì sẽ vô cùngthuận lợi cho nhà trường trong việc
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
*****&*****
PHẠM ĐÌNH THẮNG
QUẢN LÝ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ GIÁO DỤC (EMIS) TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 GS TS Nguyễn Hữu Châu
2 PGS.TS Phạm Quang Trình
HÀ NỘI - 2020
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của cá nhân tôi, các số
liệu kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực theo thực tế
nghiên cứu, chưa từng được bất cứ tác giả nào khác nghiên cứu và công bố
Tác giả luận án
Phạm Đình Thắng
Trang 3
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân trọng cảm ơn sâu sắc nhất tới Ban Giám đốc Học Viện Quản lý Giáo dục, đến GS.TS Phạm Quang Trung, Giám đốc Học Viện Quản lý Giáo dục và PGS TS Trần Hữu Hoan, Phó Giám đốc Học Viện Quản lý Giáo dục cùng các Thầy Cô của Học Viện đã giúp đỡ và tạo điều kiện để tác giả hoàn thành chương trình đào tạo tiến sĩ và hoàn thành luận án.
Tác giả đặc biệt cảm ơn GS.TS Nguyễn Hữu Châu và PGS.TS Phạm Quang Trình, người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến lãnh đạo và các thầy cô giáo Phòng Đào tạo Sau Đại học và cảm ơn tập thể lãnh đạo, các thầy, cô giáo Khoa Quản lý Giáo dục về sự giúp đỡ đóng góp nhiều ý kiến hay cho tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu.
Tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn tới Học Viện Quản lý Giáo dục và Trường Đại học Dược Hà Nội, các thầy cô giáo và các bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận án.
Tác giả đặc biệt gửi lời tri ân đến gia đình, bạn bè và người thân đã thường xuyên động viên, khích lệ và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình công tác, học tập và hoàn thành luận án.
Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2020
Tác giả luận án
Phạm Đình Thắng
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ x
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ xi
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4 Câu hỏi nghiên cứu 4
5 Giả thuyết khoa học 4
6 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
8 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5
9 Luận điểm bảo vệ 7
10 Đóng góp mới của luận án 7
11 Cấu trúc của luận án 8
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ GIÁO DỤC (EMIS) Ở CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 9
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 9
1.1.1 Các nghiên cứu về hệ thống thông tin quản lý giáo dục 9
1.1.2 Các nghiên cứu về quản lý hệ thống thông tin quản lý giáo dục 13
1.2 Một số khái niệm cơ bản được sử dụng trong Đề tài luận án 20
1.2.1 Hệ thống thông tin quản lý (MIS) 20
1.2.2 Hệ thống thông tin quản lý giáo dục (EMIS) 24
1.3 Hệ thống thông tin quản lý giáo dục trong một cơ sở giáo dục đại học 36
1.3.1 EMIS trong một cơ sở giáo dục đại học 36
1.3.2 Mục tiêu của EMIS đối với cơ sở giáo dục đại học 38
1.3.3 Những đặc trưng của EMIS trong một cơ sở giáo dục đại học 39
1.4 Quản lý EMIS trong các cơ sở giáo dục đại học 54
1.4.1 Vai trò và ý nghĩa của Quản lý EMIS trong các cơ sở giáo dục đại học 54
1.4.2 Nội dung quản lý EMIS trong một cơ sở giáo dục đại học 57
1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý EMIS ở các cơ sở giáo dục đại học 64
Trang 5Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ GIÁO DỤC (EMIS) TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - NGHIÊN CỨU TRƯỜNG
HỢP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI 67
2.1 Khái quát về Trường Đại học Dược Hà Nội 67
2.1.1 Sơ lược về sự phát triển của Trường Đại học Dược Hà Nội 67
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ, giáo viên 70
2.1.3 Quy mô đào tạo 71
2.1.4 Cơ sở vật chất và Công nghệ thông tin 72
2.2 Những vấn đề chung về nghiên cứu thực trạng 73
2.2.1 Mục tiêu 73
2.2.2 Xây dựng công cụ khảo sát 74
2.2.3 Chọn mẫu khảo sát 74
2.2.4 Tổ chức khảo sát 75
2.2.5 Xử lý số liệu 75
2.2.6 Tiêu chí và thang đánh giá 75
2.3 Thực trạng hệ thống thông tin quản lý giáo dục tại trường Đại học Dược Hà Nội 78
2.3.1 Thực trạng về việc thiết lập các nguồn dữ liệu và xác định các loại thông tin cần thiết 78
2.3.2 Thực trạng việc xây dựng cơ sở dữ liệu của trường Đại học Dược Hà Nội 82
2.3.3 Thực trạng về quy trình thu thập số liệu của trường Đại học Dược Hà Nội 84
2.3.4 Thực trạng việc xử lý số liệu và đánh giá độ chính xác, tin cậy của thông tin cung cấp bởi EMIS 86
2.3.5 Thực trạng việc chia sẻ thông tin giữa các bộ phận của EMIS ở Trường Đại học Dược Hà Nội 92
2.3.6 Thực trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động của EMIS ở Trường Đại học Dược Hà Nội 96
2.4 Thực trạng quản lý hệ thống thông tin quản lý giáo dục ở trường Đại học Dược Hà Nội 98
2.4.1 Thực trạng quản lý việc thiết lập các nguồn dữ liệu và việc xác định các loại thông tin cần thiết 98
2.4.2 Thực trạng quản lý xây dựng cơ sở dữ liệu của trường Đại học Dược Hà Nội 102
2.4.3 Thực trạng về quản lý quy trình thu thập số liệu của trường Đại học Dược Hà Nội 104
2.4.4 Thực trạng quản lý việc xử lý số liệu và đánh giá độ chính xác, tin cậy của các thông tin của EMIS 106
Trang 62.4.5 Thực trạng quản lý việc chia sẻ thông tin giữa các bộ phận trong EMIS của Trường
Đại học Dược Hà Nội 112
2.4.6 Thực trạng về quản lý cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ hoạt động quản lý EMIS của Trường Đại học Dược Hà Nội 115
2.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý EMIS ở trường Đại học Dược Hà Nội 128
Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ GIÁO DỤC (EMIS) TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI 132
3.1 Các nguyên tắc xây dựng biện pháp 132
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu giáo dục trong trường đại học 132
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo chất lượng quản lý 132
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ 132
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp với thực tiễn nhà trường 133
3.1.5 Biện pháp phát triển quản lý HTTTQLGD phải thiết thực, phù hợp với điều kiện nguồn lực tài chính của nhà trường 133
3.2 Biện pháp quản lý EMIS tại trường Đại học Dược Hà Nội 134
3.2.1 Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của EMIS cho toàn thể cán bộ, nhân viên trường Đại học Dược Hà Nội 134
3.2.2 Biện pháp 2: Chỉ đạo hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu của EMIS của trường Đại học Dược Hà Nội 137
3.2.3 Biện pháp 3: Tổ chức hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí, bảng biểu của EMIS của trường Đại học Dược Hà Nội 142
3.2.4 Biện pháp 4: Đưa vấn đề phát triển năng lực đội ngũ cán bộ chuyên trách quản lý EMIS của trường Đại học Dược Hà Nội thành vấn đề ưu tiên trong chiến lược phát triển cán bộ của trường đại học Dược Hà Nội 145
3.2.5 Biện pháp 5: Tăng cường chỉ đạo việc bổ sung và hoàn thiện cơ sở vật chất và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại vào EMIS của trường Đại học Dược Hà Nội 148
3.2.6 Biện pháp 6: Tổ chức xây dựng ban hành các chính sách hỗ trợ để nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin của trường Đại học Dược Hà Nội 157
3.3 Khảo nghiệm về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp được đề xuất 161
3.3.1 Mục đich, nội dung, đối tượng, phương pháp khảo nghiệm 161
3.3.2 Phương pháp đánh giá kết quả khảo nghiệm 162
3.3.3 Kết quả khảo nghiệm 162
3.4 Thử nghiệm biện pháp 169
Trang 73.4.1 Mục đích thử nghiệm 170
3.4.2 Kế hoạch tổ chức thử nghiệm 170
3.4.3 Nội dung thử nghiệm 170
3.4.4 Tiêu chí và thang đánh giá 171
3.4.5 Một số kết quả liên quan đến thử nghiệm 172
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 178
1 Kết luận 178
2 Khuyến nghị 181
TÀI LIỆU THAM KHẢO 184 PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CBGV : Cán bộ giảng viên
CBQL : Cán bộ quản lý
CNTT : Công nghệ thông tin
CNTT & TT : Công nghệ thông tin và truyển thông
ĐNGV : Đội ngũ giảng viên
GDĐT : Giáo dục đào tạo
ĐHDHN : Đại học Dược Hà Nội
ICT : Công nghệ thông tin và Truyền thông
(Information and Communication Technology)CSDL : Cơ sở dữ liệu
SGK : Sách giáo khoa
TTQL : Thông tin quản lý
TTQLGD : Thông tin quản lý giáo dục
HTTT : Hệ thống thông tin
HTTTQL : Hệ thống thông tin quản lý
HTTTQLGD : Hệ thống thông tin quản lý giáo dục
KHCN : Khoa học công nghệ
QLGD : Quản lý giáo dục
MIS : Hệ thống thông tin Quản lý
(Management Information System)EMIS: Hệ thống thông tin Quản lý giáo dục
(Education Management Information System)
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG 2.1 ĐÁNH GIÁ CỦA CBQL VỀ MỨC ĐỘ THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG THIẾT LẬP CÁC NGUỒN DỮ LIỆU VÀ XÁC ĐỊNH CÁC LOẠI THÔNG TIN CẦN THIẾT 78 BẢNG 2.3 ĐÁNH GIÁ CỦA SV VỀ MỨC ĐỘ THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG
THIẾT LẬP CÁC NGUỒN DỮ LIỆU VÀ XÁC ĐỊNH CÁC LOẠI THÔNG TIN CẦN THIẾT 81 BẢNG 2.4 Ý KIẾN CỦA CBQL VỀ NGUỒN THÔNG TIN CHỦ YẾU ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ KHAI THÁC CÁC LOẠI THÔNG TIN 82 BẢNG 2.5 THỰC TRẠNG VỀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY TRÌNH THU THẬP SỐ LIỆU CỦA CBQL, CBGV VÀ SV 84 BẢNG 2.6 ĐÁNH GIÁ CỦA CBQL VỀ VIỆC XỬ LÝ SỐ LIỆU VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỘ CHÍNH XÁC, TIN CẬY CỦA THÔNG TIN CUNG CẤP BỞI EMIS 87 BẢNG 2.7 ĐÁNH GIÁ CỦA CBGV VỀ VIỆC XỬ LÝ SỐ LIỆU VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỘ CHÍNH XÁC, TIN CẬY CỦA THÔNG TIN CUNG CẤP BỞI EMIS 88 BẢNG 2.8 ĐÁNH GIẢ CỦA SV VỀ VIỆC XỬ LÝ SỐ LIỆU VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỘ
CHÍNH XÁC, TIN CẬY CỦA THÔNG TIN ĐƯỢC CUNG CẤP BỞI EMIS 91 BẢNG 2.9 ĐÁNH GIẢ CỦA CBQL VỀ THỰC TRẠNG VIỆC CHIA SẺ THÔNG TIN GIỮA CÁC BỘ PHẬN CỦA EMIS 92 BẢNG 2.10 ĐÁNH GIẢ CỦA CBGV VỀ THỰC TRẠNG VIỆC CHIA SẺ THÔNG TIN GIỮA CÁC BỘ PHẬN CỦA EMIS 94 BẢNG 2.11 ĐÁNH GIẢ CỦA SV VỀ THỰC TRẠNG VIỆC CHIA SẺ THÔNG TIN GIỮA CÁC BỘ PHẬN CỦA EMIS 95 BẢNG 2.12 CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG CỦA EMIS Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI 96 BẢNG 2.13 ĐÁNH GIÁ CỦA CBQL VỀ QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỂ THIẾT LẬP CÁC NGUỒN DỮ LIỆU VÀ XÁC ĐỊNH CÁC LOẠI THÔNG TIN CẦN THIẾT 98 BẢNG 2.14 ĐÁNH GIÁ CỦA CBQL, CBGV, SV VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG CƠ SỞ
DỮ LIỆU CỦA EMIS 102 BẢNG 2.15 ĐÁNH GIÁ CỦA CBQL, CBGV VÀ SV VỀ KẾT QUẢ QUẢN LÝ QUY TRÌNH THU THẬP SỐ LIỆU 104 BẢNG 2.16 ĐÁNH GIÁ CỦA CBQL VỀ QUẢN LÝ VIỆC XỬ LÝ SỐ LIỆU VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỘ CHÍNH XÁC, TIN CẬY CỦA CÁC THÔNG TIN 106 BẢNG 2.17 ĐÁNH GIÁ CỦA CBGV VỀ QUẢN LÝ VIỆC XỬ LÝ SỐ LIỆU VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỘ CHÍNH XÁC, TIN CẬY CỦA CÁC THÔNG TIN 108
Trang 10BẢNG 2.18 ĐÁNH GIÁ CỦA SV VỀ QUẢN LÝ VIỆC XỬ LÝ SỐ LIỆU VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỘ CHÍNH XÁC, TIN CẬY CỦA CÁC THÔNG 110 BẢNG 2.19 ĐÁNH GIÁ CỦA SV VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VIỆC CHIA SẺ THÔNG TIN GIỮA CÁC BỘ PHẬN TRONG EMIS 112 BẢNG 2.20 ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN VỀ QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT
BỊ PHỤC VỤ QUẢN LÝ EMIS CỦA TRƯỜNG HIỆN NAY 115 BẢNG 2.21 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN LÝ EMIS Ở TRƯỜNG HIỆN NAY CỦA CBQL 123 BẢNG 2.22 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ EMIS Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI 128 BẢNG 3.1 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CỦA CBQL VỀ TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP 162 BẢNG 3.2 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CỦA CBGV VỀ TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP 165 BẢNG 3.3: MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG VỀ TRANG THIẾT BỊ TIN HỌC, CÁC PHẦN MỀM CỦA EMIS HIỆN TẠI 172 BẢNG 3.4: Ý KIẾN VỀ MỨC ĐỘ CẤP THIẾT PHẢI BỔ SUNG, HOÀN THIỆN
TRANG THIẾT BỊ TIN HỌC, CÁC PHẦN MỀM CỦA EMIS HIỆN TẠI 173 BẢNG 3.5: Ý KIẾN VỀ CÁC QUY ĐỊNH, QUY TRÌNH BỔ SUNG, HOÀN THIỆN TRANG THIẾT BỊ TIN HỌC, CÁC PHẦN MỀM CỦA EMIS ĐƯỢC ĐỀ XUẤT 173 BẢNG 3.6: Ý KIẾN VỀ CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO CỦA LÃNH ĐẠO NHÀ TRƯỜNG TRONG VIỆC THỰC HIỆN BỔ SUNG, HOÀN THIỆN TRANG THIẾT BỊ TIN HỌC, CÁC PHẦN MỀM CỦA EMIS TRONG QUÁ TRÌNH THỬ NGHIỆM 174 BẢNG 3.7: ĐÁNH GIÁ VỀ TUÂN THỦ CÁC QUY ĐỊNH, QUY TRÌNH BỔ SUNG, HOÀN THIỆN TRANG THIẾT BỊ TIN HỌC, CÁC PHẦN MỀM CỦA EMIS TRONG QUÁ TRÌNH THỬ NGHIỆM 175 BẢNG 3.8: MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG VỀ TRANG THIẾT BỊ TIN HỌC, CÁC PHẦN MỀM CỦA EMIS SAU KHI THỬ NGHIỆM 175
Bảng 3.9: So sánh mức độ đáp ứng về trang thiết bị tin học, các phần mềm của EMIS trước và sau khi thử nghiệm 176
Trang 11DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ 2.1 ĐÁNH GIÁ CỦA CBQL VỀ QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỂ THIẾT
LẬP CÁC NGUỒN DỮ LIỆU VÀ XÁC ĐỊNH CÁC LOẠI THÔNG TIN CẦN THIẾT 99BIỂU ĐỒ 2.2 ĐÁNH GIÁ CỦA CBGV VỀ QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỂ CHỈ
ĐẠO VIỆC THIẾT LẬP CÁC NGUỒN DỮ LIỆU VÀ XÁC ĐỊNH CÁC LOẠI THÔNG TIN CẦN THIẾT 100BIỂU ĐỒ 2.3 ĐÁNH GIÁ CỦA SV VỀ QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỂ THIẾT LẬP
CÁC NGUỒN DỮ LIỆU VÀ XÁC ĐỊNH CÁC LOẠI THÔNG TIN CẦN THIẾT 101BIỂU ĐỒ 2.4 TỶ LỆ KẾT NỐI MẠNG LAN, INTERNET VÀ SỬ DỤNG CÁC PHẦN
MỀM QUẢN LÝ CỦA CÁC ĐƠN VỊ TRONG NHÀ TRƯỜNG 118BIỂU ĐỒ 3.1 SỰ TƯƠNG QUAN VỀ TÍNH CẤP THIẾT CỦA CÁC BIỆN PHÁP 168Biểu đồ 3.2 Sự tương quan về tính khả thi của các biện pháp 169
Trang 12DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Mô hình hệ thống thông tin được mô tả sau đây 22
Sơ đồ 1.2 Sơ đồ khái quát một hệ thống thông tin quản lý 24
Sơ đồ 1.3: Tiếp cận hệ thống tới thông tin quản lý giáo dục 26
Sơ đồ 1.4: Các cơ sở dữ liệu về trường học [13] 27
Sơ đồ 1.5 Đối tượng sử dụng và việc sử dụng thông tin trong QLGD 28
Sơ đồ 1.6 Các yếu tố của một hệ thống EMIS 30
Sơ đồ: 1.7 Sơ đồ Sơ đồ Hiển thị sự phát triển của EMIS [52] 34
Sơ đồ:1.8 Các hệ thống con của một EMIS trong một cơ sở giáo dục đại học 48
Sơ đồ:1.9 Mối quan hệ của hệ thống EMIS trong nhà trường 50
Trang 13Công tác quản lý giáo dục trong các trường đại học hiện nay chưa đáp ứngđược các đòi hỏi, yêu cầu của sự phát triển: Hệ thống thông tin quản lý giáo dục cònbộc lộ nhiều yếu kém; Cơ chế phối hợp trong quản lý nói chung và quản lý giáo dụcchưa thực sự thống nhất đồng bộ, kém hiệu quả
Quản lý hệ thống thông tin quản lý giáo dục là một khoa học, đồng thời cũng
là một nghệ thuật, giữ một vai trò vô cùng quan trọng Ngày nay, môi trường toàncầu hóa đòi hỏi các cơ sở giáo dục nói chung và các nhà quản lý giáo dục nói riêngphải giải quyết và xử lý một khối lượng thông tin rất lớn, đòi hỏi cung cấp thông tinnhanh chóng và chính xác Vì vậy ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản
lý giáo dục là một việc làm mang tính tất yếu của thời đại khi mà hệ thống thông tinquản lý đã và đang được sử dung phổ biến và rất hiệu quả ở các nước phát triển nhưHoa Kỳ, Nhật Bản và các nước Châu Âu
Ở nước ta hiện nay, mặc dù nền kinh tế đang phát triển với tốc độ cao nhưng
tỉ lệ sử dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý trong các ngành còn khákhiêm tốn so với khu vực và thế giới, nhất là đối với lĩnh vực quản lý giáo dục Nhận thức được tầm quan trong của công nghệ thông tin và ứng dụng của nótrong phát triển kinh tế xã hội, Đảng, Nhà nước ta đã và đang tập trung ưu tiên pháttriển và ứng dụng công nghệ thông tin, coi đó là chính sách đi trước đón đầu Mộtloạt các dự án đang được triển khai như Chính phủ điện tử Với mong muốn đưa đất
Trang 14nước ta nhanh chóng bắt kịp trình độ phát triển của các nước trong khu vực và thếgiới, sớm đưa đất nước trở thành xã hội thông tin, xã hội số.
Quản lý giáo dục cũng tuân theo qui luật chung của khoa học quản lý, rất cầnthông tin Kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới cho thấy, khi các hoạt độnggiáo dục vươn tới những tầm cao mới về cả qui mô lẫn chất lượng, nó đòi hỏi cáchoạt động và cơ chế quản lý giáo dục, vốn được thiết lập để điều chỉnh và phối hợpcác hoạt động này, cũng phải đạt được trình độ tương xứng Hệ thống giáo dục vốn
là một hệ thống mở sẽ luôn luôn phải trao đổi thông tin với môi trường bên ngoài.Ngay trong nội tại một hệ thống giáo dục cũng luôn diễn ra những luồng thông tinchỉ đạo từ cấp trên xuống, phản hồi từ các cấp lên, thông tin ngang giữa các đơn vịcùng cấp… Một nhà quản lý giáo dục hàng ngày phải đối mặt với một lượng rất lớncác thông tin đến và đi Vì vậy để quản lý thành công một hệ thống giáo dục ở mọi
cấp độ, từ hệ thống giáo dục quốc dân cho tới một trường học, nhất thiết phải quản
lý có hiệu quả việc thu thập và cung cấp thông tin về các chính sách giáo dục, kế hoạch chiến lược, chỉ đạo, đánh giá và kiểm tra trong giáo dục Để đáp ứng đòi
hỏi này, hệ thống thông tin quản lý giáo dục đã được ra đời với vai trò kết nối chủthể quản lý và đối tượng quản lý, kết nối giữa các hệ thống giáo dục cùng cấp vàgiữa hệ thống lớn với các hệ thống con…
Hệ thống thông tin quản lý giáo dục (Education Manegement InformationSystem - EMIS) là một công cụ quan trọng giúp nâng cao năng lực điều hành cho cácnhà quản lý giáo dục Đây là hệ thống cho phép tiếp cận những thông tin quản lý giáodục, trong đó diễn ra sự biến đổi các thông tin đầu vào dưới dạng số liệu thô thànhcác thông tin đầu ra kịp thời, chính xác và sử dụng hiệu quả cho hoạt động quản lýgiáo dục Hệ thống thông tin quản lý giáo dục đã, đang và sẽ hỗ trợ, tham gia vào mọihoạt động của giáo dục và đào tạo: quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình, cơ sởvật chất thiết bị, quá trình dạy và học, quản lý tài chính giáo dục và đào tạo, quản lýnhân sự, quản lý hành chính… Bởi vậy, một điều kiện để có nền giáo dục đại học thật
sự hiện đại là phải xây dựng và phát triển hệ thống thông tin quản lý giáo dục tiêntiến và hiệu quả phục vụ quá trình quản lý và nâng cao chất lượng toàn hệ thống.Đối với Việt Nam, ứng dụng hệ thống thông tin quản lý giáo dục không phải làmột việc mới mẻ nhưng thực tế cho thấy còn nhiều bất cập và thiếu hiệu quả ở cả tầm
Trang 15vĩ mô và vi mô Nhận thức rõ điều đó ở tầm quản lý vĩ mô, Đảng và Nhà nước tacũng đã khẳng định vai trò hết sức quan trọng của hệ thống thông tin quản lý giáo dụctrong việc đổi mới quản lý giáo dục tại các cơ sở đào tạo đại học nhằm nâng cao chấtlượng và sức cạnh tranh của các cơ sở trong thời đại hội nhập kinh tế tri thức.
Trong khi nước ta đang chủ trương xây dựng các trường đại học Việt Nam đạtchuẩn khu vực và quốc tế, một việc cần làm ngay đối với tất cả các trường đại học nóichung là phải xây dựng một hệ thống thông tin quản lý giáo dục tiên tiến hiện đại Đối với một trường đại học trong đó có Trường đại học Dược Hà Nội, nếu cómột hệ thống thông tin quản lý giáo dục theo đúng nghĩa của nó thì sẽ vô cùngthuận lợi cho nhà trường trong việc thu thập và cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời
và chính xác phục vụ cho công tác quản lý Trên thực tế, hệ thống thông tin quản lý
ở các cơ sở giá dục đại học ở nước ta hiện nay được đầu tư khá nhiều, hạ tầng khátốt Song việc khai thác hệ thống thông tin ở các trường lại chưa đạt hiệu quả cao.Một trong các nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là công tác quản lý hệ thốngthông tin chưa thực sự được quan tâm đúng mức, còn nhiều bất cập, hạn chế
Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Quản lý hệ thống thông tin quản lý
giáo dục (EMIS) trong các cơ sở giáo dục đại học - Nghiên cứu trường hợp tại trường Đại học Dược Hà Nội” được tác giả chọn làm đề tài luận án với hy vọng
đưa ra được các biện pháp để khai thác hiệu quả quản lý hệ thống thông tin quản lý
ở cơ sở giáo dục Đại học Dược nói riêng và các trường Đại học ở nước ta nóichung, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành trong nhà trường
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hệ thống thông tin quản lýgiáo dục trong các cơ sở giáo dục đại học nói chung và Trường đại học Dược HàNội nói riêng, đề xuất các biện pháp quản lý hệ thống thông tin quản lý giáo dục ởtrường đại học nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, điều nhà trường
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Hệ thống thông tin quản lý giáo dục trong các cơ sở giáo dục đại học
Trang 163.2 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hệ thống thông tin quản lý giáo dục trong trường đại học Dược Hà Nội
4 Câu hỏi nghiên cứu
(1) Hệ thống thông tin quản lý giáo dục (EMIS) là gì; bao gồm những thànhphần nào và những yếu tố nào sẽ tác động tới sự hoạt động của hệ thống này?
(2) Quản lý hệ thống thông tin quản lý giáo dục như thế nào trong một cơ sởgiáo dục đại học?
(3) EMIS trong các cơ sở giáo dục đại học ở Hà Nội đang vận hành và quản lýnhư thế nào?
(4) Những biện pháp quản lý nào có thể nâng cao được hiệu quả hoạt động củaEMIS tại các cơ sở giáo dục đại học
5 Giả thuyết khoa học
Chất lượng và hiệu quả đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học nói chung vàcủa trường đại học Dược Hà Nội nói riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu
tố Hệ thống thông tin quản lý giáo dục (EMIS) và quản lý hệ thống này của cơ sởgiáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng Hiện nay việc quản lý hệ thống thông tinquản lý ở trường Đại học Dược Hà Nội còn khá nhiều bất cập, hạn chế về việc pháttriển, quản lý hệ thống thông tin quản lý: quản lý thiết lập các nguồn dữ liệu; quản
lý tổ chức cơ sở dữ liệu; quản lý quy trình thu tập dữ liệu cho hệ thống; quản lý việckhai thác, chia sẽ nguồn dữ liệu… Đề xuất được các biện pháp quản lý hệ thốngEMIS có cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn và thực hiện chúng một cách đồng
bộ ở trường Đại học Dược Hà Nội sẽ góp phần làm thay đổi hiện trạng của các quátrình lưu trữ, cập nhật, xử lý, khai thác các thông tin phục vụ tốt hơn việc quản lý,điều hành các hoạt động của một cơ sở giáo dục nói chung và của trường đại họcDược Hà Nội nói riêng, góp phần nâng cao chất lượng quản lý, hiệu quả đào tạo củatrường đại học Dược Hà Nội
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1 Nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận của đề tài luận án, bao gồm: Các kháiniệm cơ bản; Lý luận về hệ thống thông tin quản lý giáo dục trong các cơ sở giáo
Trang 17dục đại học và quản lý hệ thống thông tin quản lý giáo dục trong các cơ sở giáo dụcđại học; Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hệ thống thông tin quản lý giáo dục trongcác cơ sở giáo dục đại học.
6.2 Nghiên cứu, đánh giá thực trạng về hệ thống thông tin quản lý giáo dục vàquản lý hệ thống thông tin quản lý giáo dục trong trường đại học Dược Hà Nội đểrút ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó
6.3 Đề xuất các biện pháp quản lý hệ thống thông tin quản lý giáo dục trongtrường đại học Dược Hà Nội và thử nghiệm sư phạm nhằm khẳng định kết quảnghiên cứu của đề tài
7 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý EMIS trong các cơ sở giáo dục đại học
và đề xuất các biện pháp quản lý EMIS trong trường đại học Dược Hà Nội
- Cơ sở thực tiễn của Đề tài được giới hạn nghiên cứu dựa trên việc nghiêncứu trường hợp tại trường Đại học Dược Hà Nội
- Đối tượng khảo sát: Cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên và Sinh viêntrường Đại học Dược Hà Nội
- Thử nghiệm biện pháp: Đề tài chỉ thử nghiệm biện pháp tăng cường cơ sởvật chất và ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong hệ thống thông tin quản lýgiáo dục của trường Đại học Dược Hà Nội
8 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
8.1 Phương pháp luận
8.1.1 Phương pháp duy vật biện chứng
Luận án vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, trongphân tích mối quan hệ biện chứng giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý, giữacác biện pháp quản lý và chất lượng quản lý
8.1.2 Phương pháp tiếp cận tổng thể
Mục tiêu quản lý, nội dung quản lý và các biện pháp quản lý đều dựa trên cơ
sở những quy định chung của hệ thống giáo dục phổ thông cũng như tuân thủ các
Trang 18quy định của Luật giáo dục đại học, những Chiến lược phát triển giáo dục, các yêucầu cũng như nội dung của việc đổi mới giáo dục đại học của đất nước.
8.1.3 Tiếp cận quản lý sự thay đổi
Tất cả mọi quá trình đổi mới giáo dục đại học đều phải được triển khai mộtcách chủ động Sự thay đổi trong cách tiếp cận quản lý giúp loại bỏ những hạn chế,bất cập trong quản lý vẫn tồn tại lâu nay, đây chính là lúc nhà lãnh đạo và quản lýcần phải hành động làm cho quá trình thay đổi được diễn ra thuận lợi, hiệu quả vàkhông gây ra tác động tiêu cực làm ảnh hưởng hay gián đoạn hoạt động giáo dục
Từ đó, phát huy những mặt mạnh của quản lý đã được chứng minh qua thực tiễn và
bổ sung những chương trình mới, cách thức quản lý mới phù hợp với xu thế chung,đáp ứng được yêu cầu của xã hội
8.1.4 Tiếp cận quản lý theo quá trình vận hành
Để nghiên cứu vấn đề này cách tiếp cận làm rõ hơn bản chất về vấn đề quản
lý hệ thống thông tin quản lý giáo dục trong trường đại học Dược Hà Nội theo tiếpcận quản lý EMIS theo quá trình vận hành Hệ thống thông tin trong một cơ sở giáodục đại học
8.2 Phương pháp nghiên cứu
8.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa tài liệu, bao gồm: các tácphẩm nghiên cứu lý luận, tác phẩm kinh điển, văn kiện của Đảng và chính sách củaNhà nước, các chuyên khảo khoa học, công trình nghiên cứu trong và ngoài nước cóliên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Các thông tin được thu thập từ các nghiên cứu trong và ngoài nước, các côngtrình khoa học, các bài viết trên tạp chí khoa học chuyên ngành, luận án tiến sĩ; tàiliệu hội thảo; các công trình, dự án nghiên cứu, có liên quan đến đề tài nghiêncứu; báo cáo, phân tích các tài liệu thống kê,… đã được công bố; nguồn tư liệu phục
vụ đề tài còn bao gồm các tư liệu, tài liệu của các cơ quan chuyên môn, các cơ quanquản lý Nhà nước
Trang 198.2.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra (bằng phiếu hỏi): Thiết kế và sử dụng các mẫu phiếu
điều tra để tìm hiểu nhận thức, quan điểm, nhận xét, đánh giá của các đối tượngđược hỏi ý kiến về thực trạng vấn đề nghiên cứu, làm cơ sở thực tiễn cho việc đềxuất các biện pháp
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn một số nhà quản lý của cơ sở
GDĐH, một số hiệu trưởng/phó hiệu trưởng trường đại học để thu thập các thôngtin cần thiết Đồng thời, bổ sung làm rõ thêm các thông tin, số liệu thu được củaphiếu điều tra nghiên cứu thực trạng
- Phương pháp chuyên gia: Lấy ý kiến các chuyên gia (các nhà quản lý, các học
giả, các nhà chuyên môn,… để trưng cầu ý kiến, đánh giá về các biện pháp đề xuất
8.3 Các phương pháp bổ trợ
- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ: Nghiên cứu hồ sơ về hệ thống EMIS và
quản lý EMIS;
- Các phương pháp xử lý thống tin: Sử dụng phần mềm SPSS
9 Luận điểm bảo vệ
(1) Hệ thống thông tin quản lý giáo dục (EMIS) trong một cơ sở giáo dục đạihọc đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc quản lý, điều hành của cơ sở giáodục Để nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành cơ sở giáo dục đại học trong bối cảnhhiện nay cần đổi đổi mới quản lý EMIS
(2) Thực trạng quản lý EMIS ở cơ sở giáo dục đại học còn có những bất cập,hạn chế cần được khắc phục để nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành
(3) Đổi mới quản lý EMIS ở cơ sở giáo dục đại học sẽ nâng cao hiệu quả quản
lý, điều hành của cơ sở giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của cơ sởgiáo dục, cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xã hội
10 Đóng góp mới của luận án
10.1 Về mặt lý luận
Luận án đã xây dựng được cơ sở lý luận về quản lý EMIS trong cơ sở giáo dụcđại học Theo tiếp cận quá trình vận hành hệ thống thông tin, luận án làm sáng tỏđược nội dung quản lý EMIS trong cơ sở giáo dục đại học, góp phần làm sáng tỏ
Trang 20phong phú thêm lý luận về quản lý EMIS ở cơ sở giáo dục đại học trong bối cảnhhiện nay
10.2 Về mặt thực tiễn
- Nhận diện được thực trạng quản lý EMIS ở cơ sở giáo dục đại học theo tiếpcận quá trình vận hành hệ thống thông tin trong một cơ sở giáo dục đại học; chỉ rađược những hạn chế, nguyên nhân hạn chế của việc quản lý EMIS ở cơ sở giáo dụcđại học thông qua nghiên cứu trường hợp ở trường đại học Dược Hà Nội trong thờigian vừa qua;
- Đề xuất được các biện pháp để khắc phục những hạn chế trong quản lý EMIS
ở các cơ sở giáo dục đại học trong thời gian tới
11 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, Danhmục các công trình nghiên cứu đã công bố của tác giả, luận án được cấu trúc thành
3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận về Quản lý Hệ thống thông tin quản lý giáo dục (EMIS)
ở cơ sở giáo dục đại học
Chương 2 Thực trạng Quản lý Hệ thống thông tin quản lý giáo dục (EMIS)
trong các cơ sở giáo dục đại học - Nghiên cứu trường hợp tại Trường Đại học Dược
Hà Nội
Chương 3 Biện pháp Quản lý Hệ thống thông tin quản lý giáo dục (EMIS)
trong các cơ sở giáo dục đại học - Nghiên cứu trường hợp tại trường Đại học Dược HàNội
Trang 21Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ GIÁO DỤC (EMIS) Ở CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Các nghiên cứu về hệ thống thông tin quản lý giáo dục
Từ nửa cuối thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỷ XXI, chúng ta chứngkiến một sự thay đổi to lớn trong xã hội loài người, trong đó kỹ năng toàn cầu, hiểubiết quốc tế, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, tri thức mới và sự uyên thâmmới làm nên sự khác biệt giữa các chủ thể (quốc gia, con người) Không giống nhưtrước đây, sự khác biệt được quyết định bởi tiền vốn, vật tư, đất đai và năng lượng.Nhờ biết đón đầu và nắm bắt được những ưu thế về tri thức mới và khoa học côngnghệ mà Ấn Độ - vốn là một nước nghèo nhưng lại là quốc gia xuất khẩu phần mềmlớn nhất sang phương Tây, hàng năm đào tạo ra hàng nghìn kỹ sư chất lượng cao từcác Viện đại học công nghệ và quản lý Người Philipines cũng nhờ những kỹ năngtoàn cầu này mà kiếm được khá nhiều tiền bằng dịch vụ tại sân bay Dubai và thungoại tệ khoảng 6-8 tỷ đôla/năm nhờ xuất khẩu lao động [44]
Những dẫn giải trên đây đặt ra các vấn đề phải suy ngẫm về một chiến lượcđào tạo con người có chất lượng cao để làm giàu bằng chất xám với tỷ trọng lãi lớntrong một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên kinh tế tri thức và toàn cầu hóa Nói cáchkhác, chính sự xuất hiện nền kinh tế tri thức và toàn cầu hóa đang đòi hỏi một hệthống giáo dục mới với nội dung giáo dục mới và phương pháp giáo dục mới đểcung cấp cho con người khả năng thích nghi được với môi trường xã hội thay đổinhờ trang bị những kỹ năng toàn cầu: hiểu biết và sử dụng máy tính, Internet, ngoạingữ, địa lý, văn hóa và truyền thống dân tộc, văn hóa, kinh tế và những vấn đềmang tính thời đại, tính quốc tế[13]
Để đáp ứng yêu cầu đó, hệ thống giáo dục hiện đại mang những đặc điểm khácbiệt và cần đổi mới rất nhiều so với hệ thống giáo dục hiện tại Trước hết nền giáodục tương lai phải mang tính mở và mềm dẻo, linh hoạt hơn so với hệ thống giáodục hiện tại còn đóng kín, cứng nhắc Giáo dục hiện đại tạo điều kiện cho con người
Trang 22học tập suốt đời, học mọi lúc mọi nơi, trong đó các trường, các cấp học được liênthông, móc xích với nhau trong khi giáo dục hiện nay giới hạn học tập chỉ trong mộtkhoảng thời gian nhất định và rất khó chuyển đổi ngành nghề Hơn nữa, thay vì tưtưởng thi cử và bằng cấp như hiện nay, giáo dục hiện đại cần tập trung xây dựngchất lượng con người theo những tiêu chí được quốc tế hóa [49]
Như vậy, để đáp ứng những thay đổi đó, cần cấu trúc hóa lại cả hệ thống lẫnnội dung giáo dục và đào tạo, đưa ra những tiêu chuẩn chất lượng mới, hợp tác quốc
tế và đặc biệt là phải thay đổi tư duy về giáo dục và quản lý giáo dục Một trong
những điểm cần đổi mới tư duy đó là đổi mới quản lý giáo dục dựa trên nền tảng
của công nghệ thông tin và truyền thông Nhờ cuộc cách mạng về công nghệ
thông tin và truyền thông mà hạt nhân của nó là tin học và viễn thông, hoạt độngquản lý nói chung và quản lý giáo dục nói riêng đã được nâng lên một tầm cao mới.Thuật ngữ công nghệ thông tin và truyền thông có một lịch sử dài thay đổi thuậtngữ qua các thời kỳ khác nhau: từ điện tử + toán tính (điện toán) Máy tính Tin học Công nghệ thông tin Công nghệ thông tin và truyền thông [13]
Hệ thống thông tin quản lý ra đời kết nối chủ thể quản lý với đối tượng quản
lý Với sự phát triển nhanh mạnh của CNTT việc ứng dụng nó trong quản lý gópphần hết sức quan trọng trong quản lý EMIS Công nghệ thông tin là thuật ngữ dùng
để chỉ các ngành khoa học và công nghệ liên quan đến thông tin và các quá trình xử
lý thông tin Theo quan niệm này thì công nghệ thông tin là một hệ thống cácphương pháp khoa học, công nghệ, phương tiện, công cụ, chủ yếu là máy tính,mạng truyền thông và hệ thống các kho dữ liệu nhằm tổ chức, lưu trữ, truyền dẫn vàkhai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt độngkinh tế, xã hội, văn hoá của con người
Thuật ngữ “công nghệ thông tin” (Information Technology) được hiểu là cácứng dụng liên quan đến máy vi tính và được phân loại dựa trên phương thức chúngđược sử dụng trong lớp học chứ không dựa trên nguyên lý hoạt động của chúng.(Means et al, 1993)
Trang 23Việc sử dụng máy vi tính, phương tiện truyền thông và internet… trong giáodục hiện nay đã phát triển nhanh chóng góp phần tạo ra nhiều hình thức dạy học hếtsức đa dạng và phong phú Công nghệ thông tin là một công nghệ tạo khả năng(enabling technology), nghĩa là giúp con người có thêm khả năng trong hoạt độngtrí tuệ chứ không phải thay thế con người trong hoạt động đó Có thêm nhiềuphương tiện hỗ trợ trong việc dạy học nghĩa là giúp cho giáo viên có thêm thời gian
và điều kiện để chăm lo những công việc đòi hỏi chất lượng trí tuệ cao hơn hoạtđộng dạy học theo phương pháp truyền thống
Trong nền giáo dục mới, người học không chỉ đòi hỏi biết thêm nhiều tri thức,
mà phải có năng lực tìm kiếm tri thức và tạo tri thức Vì vậy, người giáo viên phảilàm tốt vai trò người hướng dẫn quá trình tìm kiếm tri thức, gợi mở những conđường phát hiện tri thức Qua đó trau dồi khả năng độc lập và tư duy sáng tạo chohọc sinh Để ứng dụng chất lượng và hiệu quả cao công nghệ thông tin vào dạy họctrong điều kiện của xã hội tri thức, khi mà khối lượng tri thức tăng lên nhanh chóng,những tri thức mà học sinh cần đến và sử dụng trong cuộc sống của mình trongtương lai có thể là những tri thức mà hiện tại nằm ngoài hiểu biết của giáo viên Thìvốn quý của giáo viên là truyền lại cho học sinh những phương pháp suy nghĩ, độclập tìm kiếm và phát hiện tri thức chứ không nhất thiết là tri thức và kỹ năng cụ thểcủa mình Theo nhà triết học Whitehead, có thể chúng ta là thế hệ đầu tiên tronglịch sử mà những hiểu biết của cha ông ít có giá trị thực tiễn đối với cuộc sống củachúng ta nhưng những tri thức có giá trị lại được sản sinh ra trong quãng đời màchúng ta sống
Vì vậy, để chuẩn bị cho thể hệ trẻ hiện nay thích nghi với một “xã hội học tập”trong thế kỷ 21, giáo dục phải hướng người học vào việc học, cách học như thế nào
và như thế nào để kết hợp được những hiểu biết mới với những tri thức đã có
Cho đến thập niên 60 của thế kỷ XX, vai trò của các hệ thống thông tin mớichỉ là xử lý các hoạt động giao dịch kinh doanh, lưu trữ sau đó mở rộng chức năngtập trung vào việc cung cấp thông tin tổng hợp trợ giúp các nhà quản lý trong việc
ra quyết định và hệ thống thông tin quản lý (MIS - Management Information
Trang 24Systems) được hình thành Bên cạnh hệ thống thông tin quản lý là hệ thống thôngtin tác nghiệp (OIS -Operations Information Systems) gắn liền với viêc xử lý cáchoạt động tác nghiệp của một chức năng nghiệp vụ xác định và nhằm nâng cao hiệuquả hoạt động có tính thường xuyên trong một tổ chức Nó chịu trách nhiệm xử lýcác hoạt động giao dịch, công việc điều khiển các quá trình hoặc hệ thống tự độnghóa văn phòng [13].
Thập niên 70: Chứng kiến xu thế phát triển hệ thống quản lý, phương phápluận, kinh tế và máy tính hóa
Vào những năm của thập niên 80: Người ta thấy rõ xu thế xây dựng cơ sở dữliệu quản lý, các công cụ nâng cao năng suất, ảnh hưởng của công nghệ tới cơ cấu
tổ chức, tin học văn phòng [44]
Đến thập niên 90, các nhà nghiên cứu đi sâu vào hoạt động thông tin và hiệuquả của nó trong các tổ chức, đặc biệt quan tâm tới EMIS, trọng tâm nghiên cứu sửdụng và phân phối thông tin, nghiên cứu những ứng dụng và ảnh hưởng tích cựccủa công nghệ thông tin tới chất lượng và hiệu quả của quản lý [33]
Do vậy, khái niệm EMIS được sử dụng để miêu tả những khái niệm hệ thốngthông tin với phạm vi rộng được thịnh hành ở nhiều giai đoạn khác nhau
Cho đến nay có rất ít đề tài nghiên cứu về EMIS trong số đó phải kể đến làVương Thanh Hương, 1999 với đề tài cấp bộ “Một số giải pháp hoàn thiện hệ thốngthông tin quản lý giáo dục và đào tạo Việt Nam” Nội dung của đề tài phần lớn đánhgiá thực trạng của hệ thống thông tin quản lý giáo dục và đào tạo Việt Nam trong đóEMIS chỉ là một số hạn chế và nguyên nhân của thực trạng trong giai đoạn hiệnnay Bộ Giáo dục và Đào tạo “Lộ trình xây dựng hệ thống thông tin quản lý giáodục (EMIS) tích hợp”, với qui mô và cấp độ đánh giá đơn giản các lộ trình chungxây dựng hệ thống thông tin quản lý giáo dục EMIS tích hợp Lộ trình EMIS nàygiải quyết các vấn đề sau đây: Xác định các yêu cầu cơ bản cho một hệ thống EMIStích hợp; Vạch ra các hoạt động cần thiết, các giai đoạn tiến hành; Thiết kế những
cơ chế và phương thức tổ chức cần thiết để đạt được kết quả mong muốn UNESCO
Trang 252002 - 2015 “Hệ thống thông tin quản lý EMIS và việc xây dựng cho tất cả (EFA)
Kế hoạch hành động”, với hệ thống EMIS nêu lên một số khái niệm cơ bản vềEMIS và các tính năng chính, xây dựng kế hoạch, các giai đoạn thiết kế và pháttriển EMIS Haiyan Hua và Jon Herstein đại học Harvard 2003 “EMIS và tác độngcủa họ trong quản lý giáo dục và Hua Herstein Hệ thống quản lý giáo dục Thông tin(EMIS) Tích hợp dữ liệu và Hệ thống thông tin và tác động của họ trong quản lýgiáo dục”, Đề tài đánh giá về quản lý hệ thống dữ liệu và hệ thống EMISFramework, định nghĩa của EMIS; ba biện pháp chính để EMIS thành công; bêncạnh đó đề tài cũng đề cấp đến một số vấn đề về sản xuất kịp thời và đáng tin cậycủa dữ liệu và thông tin; đề tài cũng đề cập đến một số vấn đề về tích hợp dữ liệu vàchia sẻ dữ liệu giữa các Sở và Sử dụng hiệu quả dữ liệu và thông tin cho các quyếtđịnh chính sách; Tổng hợp EMIS; tích hợp dữ liệu cho phép tạo ra thông tin chínhsách có liên quan; Chiến lược tích hợp các yếu tố kỹ thuật Mã hóa thông tin, chiếnlược tích hợp dữ liệu; Sử dụng các dữ liệu EMIS; Hệ thống hoạch định chính sách
và đánh giá EMIS; Giám sát và đánh giá hệ thống EMIS; Chính sách và nghiên cứuchính sách cho phát triển EMIS; Tầm nhìn chung vấn đề thể chế chung cho EMIS;Xây dựng một môi trường để có một nền văn hoá thông tin Sử dụng EMIS; Văn hóagiao tiếp và chia sẻ thông tin; Ngân sách, nhân sự và điều phối EMIS
1.1.2 Các nghiên cứu về quản lý hệ thống thông tin quản lý giáo dục
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý giáo dục trên thế giới đã
có từ lâu: Tổ chức Châu Á- Thái Bình Dương đã tổ chức nhiều hội nghị cho các nuớcthành viên trong khu vực về phát triển EMIS và công tác quản lý được tin học hóa [49] Chương trình hoạt động của APEID (Asia and the Parcific programme ofEducational Innovatin for Development) của UNESCO được chuẩn bị cho giai đoạn
2002-2007 đã có chủ đề Sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để đổi mới
Trang 26Năm 1984 tổ chức UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (UNESCO/
PROAP) đã đưa ra một chương trình hành động với tên gọi “Tăng cường lập kế
hoạch và QLGD dựa trên cơ sở thông tin”, thông qua đó phát triển EMIS khu vực.
Năm 1992 tổ chức trên xuất bản cuốn tài liệu “Hệ thống thông tin QLGD (Education
Management Information System - EMIS)”, là một tài liệu có giá trị định hướng cho
các nghiên cứu, xây dựng một hệ thống thông tin hoạt động có hiệu quả [12]
Trong bài báo nghiên cứu có nhan đề “Những thách thức trong quản lý EMIS
ở các trường học trong thập niên đầu thế kỷ 21”, (School Management of EMIS inEarly 21st Century) công bố ngày 19 tháng 12 năm 2019 bởi tổ chức Alpha Bah,thuộc Bộ Giáo dục Cơ bản và Giáo dục trung học Gambia đã phân tích những yếukém trong hệ thống EMIS và trong cách thức tổ chức vận hành các hệ thống này ởmột số nước Châu Phi
Bài công bố này là bài thứ 13 trong loạt bài được xuất bản vào năm 2019 trongbối cảnh hợp tác giữa Hiệp hội Phát triển Giáo dục ở Châu Phi (ADEA) và các đốitác Giáo dục Toàn cầu Bài nghiên cứu đã chỉ rõ những thách thức mà các nướcChâu Phi đối mặt, đó là: Bất chấp những tiến bộ của các nước Châu Phi trong việcsản xuất và sử dụng dữ liệu giáo dục để hỗ trợ lập kế hoạch và thông báo chính sách
và ra quyết định trong quản lý, nhiều lỗ hổng vẫn tồn tại Một số đánh giá được thựchiện trong thập kỷ qua bởi ADEA và các tổ chức phát triển khác cho thấy hầu hếtcác nước Châu Phi phải đối mặt với một số thách thức trong việc đưa ra số liệuthống kê giáo dục kịp thời, chính xác và toàn diện Thách thức này thậm chí còn rõrệt hơn ở các quốc gia đang ở trong tình trạng sung đột, hậu sung đột, nơi số người
tị nạn hoặc di dời trong nước rất cao
Các nghiên cứu cũng cho thấy hiệu quả EMIS hiện tại ở quốc gia này bị hạnchế trong việc tạo ra và báo cáo dữ liệu một cách toàn diện, đặc biệt là các lĩnh vựcquan trọng như đánh giá sự tham gia của giáo viên và người học, kết quả học tậpthanh niên ngoài trường, giáo dục không chính quy, người tị nạn và người khuyếttật Ngoài ra, nghiên cứu cũng khẳng định: sự phối hợp của các tác nhân trong cácquốc gia vẫn còn yếu và việc thu thập và báo cáo dữ liệu bị phân tán, liên quan đến
Trang 27một số Bộ và tổ chức chịu trách nhiệm về quản lý các hệ thống thông tin quản lýgiáo dục (EMIS).
Trong cuốn sách có nhan đề “Quản lý hiệu quả hệ thống thông tin quản lý giáo
dục nhằm tăng cường học tập từ xa và giáo dục thông thường”, Nhà xuất bản: IEEE,
Số phát hành: (Tháng 11 năm 1999), trang: 247 - 254 của tác giả H.Latchman; Ch.Salzmann; H Bouzekri, đã khẳng định: Sự phát triển nhanh chóng của Internet và cácphần mở rộng đa phương tiện của World Wide Web cho phép những phát triển mớitrong cách giảng viên truyền đạt kiến thức cho sinh viên của họ Không có gì sẽ thaythế việc học đồng bộ thông qua tương tác mặt đối mặt nhưng đôi khi không khả thikhi học sinh tham gia các lớp học thông thường do hạn chế về khoảng cách hoặc thờigian Cuốn sách trình bày một mô hình sử dụng công nghệ thông tin để nâng cao trảinghiệm học tập cho sinh viên trong trường thông thường, cũng như cho học sinh cóhoàn cảnh yêu cầu họ không đồng bộ về thời gian hoặc không gian Cách tiếp cậnđược mô tả nhấn mạnh một giải pháp cho phép sinh viên tham gia lớp học trong thờigian thực hoặc thông qua Internet có thể truy cập tài liệu video được lưu trữ thôngqua các liên kết liên quan đến tài nguyên đào tạo trực tuyến bất cứ lúc nào Giải pháp
đề xuất cho phép tương tác giữa các sinh viên và giữa sinh viên và người hướng dẫn,
là chìa khóa để học tập hiệu quả Ngoài ra, người hướng dẫn duy trì một mức độ chủđộng đáng kể trong việc sử dụng vật liệu đa phương tiện được chuẩn bị trước hoặc sửdụng bảng viết thông thường hoặc vật liệu viết tay thông qua các máy chiếu truyềnthông Cuốn sách mô tả các vấn đề kỹ thuật liên quan và các giải pháp được lựa chọn
để cung cấp các lớp học trực tuyến và lưu trữ nâng cao
Cuốn sách này cũng cung cấp một số ý kiến về việc các hệ thống thông tinquản lý giáo dục (EMIS) phải tham gia vào các quá trình dạy học với sự hỗ trợ củacông nghệ thông tin, nhằm đánh giá được lưu trữ các thông tin về kết quả giảng dạy
và học tập của giảng viên và sinh viên tại các nhà trường và trong giáo dục từ xa Cuốn sách cũng phân tích về những khó khăn mà các nhà quản lý từ cấp trườngđến các khoa trong nhà trường phải đối mặt khi thu thập, xử lý và lưu trữ các thôngtin dạy và học trong hệ thống EMIS và trong bối cảnh dạy học đa dạng đến như vậy
Trang 28Ở Việt Nam, công nghệ thông tin đến muộn hơn nên việc ứng dụng trong quản
lý còn khiêm tốn Tuy nhiên đã có nhiều diễn đàn khoa học được tổ chức với sựquan tâm của nhiều nhà quản lý, nhà hoạt động giáo dục và các nhà khoa học cóliên quan: Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thành lập một trung tâm công nghệ thông tinphục vụ công tác quản lý giáo dục và mang lại kết quả bước đầu trong xây dựng hệthống EMIS Thành công gần đây nhất phải kể đến là việc thí sinh có thể biết đượcđiểm thi tốt nghiệp và thi vào đại học của mình ở bất cứ nơi nào mà không cần phảichờ đến khi có giấy báo điểm mới biết nhờ truy cập vào hệ thống mạng thông tincủa Bộ; Trên thực tế, một số địa phương và cơ sở giáo dục đào tạo đã xây dựngthành công hệ thống thông tin quản lý giáo dục và bước đầu phục vụ cho công tácquản lý [44]
Tại trường Đại học Dược Hà Nội, mặc dù là một trường đầu ngành về chấtlượng đào tạo cán bộ Dược cho cả nước, qui mô về cơ sở vật chất nhỏ bé song lại làđơn vị đầu tiên trong ngành có HTTTQLGD hoàn chỉnh trên mạng Internet (e-EMIS) và ứng dụng các phần mềm dạy học tại cơ sở đào tạo đại học Phần mềmquản lý này hướng tới xây dựng mô hình trường học điện tử, không chỉ cho phéplập các báo cáo thống kê, cung cấp thông tin về các đối tượng quản lý mà còn có thểcung cấp CSDL cho tuyển sinh đại học, cao đẳng và các môn học tiếp theo bởi cóđầy đủ thông tin về lực học, xếp loại học sinh và thường xuyên được cập nhật quichế xếp loại đánh giá sinh viên thông qua internet Việc quản lý hệ thống EMIS tạitrường bước đầu đạt được kết quả mong muốn khi các hệ thống này phục vụ côngtác đào tạo, cơ sở vật chất, trang thiết bị thí nghiệm, công tác tài chính, văn thư lưutrữ, công tác nhân sự quản lý các phần mểm nhân sự trong tổ chức cán bộ, công tácnghiên cứu khoa học,
Tiếp theo Trường Đại học Dược Hà Nội là các trường đại học thuộc lĩnh vựcđào tạo ngành Dược là các trường đại học: Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Khoa
Y Dược thuộc Đại học Quốc Gia, trường đại học Y Dược Thái Nguyên, trường Đạihọc Y Huế, các trường đào tạo thuộc nhóm ngoài công lập có đào tạo ngành dượcKhoa Y Dược Trường đại học Đại Nam, Khoa Y Dược Trường đại học Thành Tây,
Trang 29… đã từng bước đón nhận và sử dụng thử nghiệm hệ thống này trong việc ứng dụngcông nghệ thông tin trong quản lý giáo dục và đào tạo Trong những năm qua,HTTTQLGD đã được ngành giáo dục của tất cả các tỉnh thành trên toàn quốc đưavào thử nghiệm Theo nhận định của một số cán bộ quản lý giáo dục các tỉnh, EMISbước đầu thu được những kết quả khả quan và khẳng định sự ưu việt của nó trongvai trò phục vụ công tác quản lý giáo dục [12].
Nhìn chung, HTTTQLGD đã được các cơ sở nhìn nhận như một hệ thốngquản lý thông tin giáo dục một cách toàn diện về trường, lớp, học viên, sinh viên, tàichính, cơ sở vật chất, là công cụ cung cấp thông tin nội bộ và liên ngành, cho phépthiết lập các website về quản lý giáo dục…
Bên cạnh những ưu điểm, các cơ sở này cũng nhận thấy một số tồn tại củaHTTTQLGD như: chưa ban hành văn bản pháp qui cho việc sử dụng hệ thống, công
cụ kiểm tra và làm sạch số liệu chưa được xây dựng, đặc biệt đội ngũ cán bộ chuyêntrách cho hệ thống thường xuyên bị thay đổi làm cho công tác cập nhật số liệu bịgián đoạn Tất cả những yếu tố đó làm giảm tính chính xác và hiệu quả của hệ thống
dữ liệu Một khó khăn nữa của các cơ sở là đội ngũ cán bộ chưa đủ mạnh về CNTT,hoặc mới triển khai ở cấp phòng ban và bộ môn và lấy trường học làm cơ sở nênviệc thu thập thông tin rất khó khăn
Ở Việt Nam, vào thập niên 90 đã có nghiên cứu đánh giá tổng thể về giáo dục
và đào tạo và nguồn nhân lực của ngành (VIE 89/02), trong đó khẳng định tầm quantrọng của TTQLGD Các hoạt động của HTTTQLGD (EMIS) của Việt Nam đangtrong quá trình hoàn thiện, đã có thay đổi và cải tiến tuy nhiên chưa nhiều Một sốcông trình nghiên cứu cấp Bộ đề cập một số biện pháp tăng cường tiềm năng vànâng cao năng lực cho trung tâm Thông tin quản lý của Bộ GD&ĐT (nay là Cụcthông tin QLGD bộ GD&ĐT) lựa chọn để điều hành các hoạt động TTQLGD cóhiệu quả hơn [13]
Cùng với các chương trình hành động cụ thể liên quan tới phát triểnHTTTQLGD cũng đã có những nghiên đề cập tới vấn đề này Tác giả Nguyễn Thị
Khánh, Hà Nội thực hiện đề tài: “Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin quản lý
Trang 30đào tạo đại học tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân giai đoạn 2001 - 2010”,
Phùng Tiến Hải (2004) với đề tài: “Nghiên cứu thiết kế một số phần mềm phục vụ
công tác tin học hóa quản lý tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân”, Lê Thị Mai
Phương (2006) thực hiện đề tài : “Giải pháp phát triển hệ thống thông tin quản lý
giáo dục tại Học viện quản lý giáo dục”, Hoàng Đức Nhuận, tạp chí TTKHGD số
61/97 "Mạng lưới hệ thống thông tin quản lý giáo dục (EMIS) trong sự nghiệp công
nghiệp hóa và hiện đại hóa", Vương Thanh Hương (2007) với đề tài: "Hệ thống
thông tin quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận và thực tiễn", Đoàn Phan Tân
(2004), Giáo trình dành cho sinh viên ngành quản lý văn hóa: "Hệ thống thông tin
quản lý (Management Information System) Đặng Tuấn Anh (2017), “Phát triển
HTTT quản lý và hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của các giảng viên các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam - Thử nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân” Nguyễn Hữu Dân (1990), “Một số giải pháp
về thông tin QLGD (EMIS) đối với trường trung học Việt Nam đầu thế kỷ XXI theo hướng tích hợp và phương pháp dạy học chủ động” Đặng Quốc Bảo (1997), “Một
số giải pháp hoàn thiện thông tin QLGD và đào tạo Việt Nam” Phạm Đình Thắng
(2012) với đề tài: "Phát triển Hệ thống thông tin quản lý giáo dục Trường đại học
Dược Hà Nội" Nguyễn Ngọc Huệ (2007) trong đề tài nghiên cứu “Những biện pháp hoàn thiện Hệ thống thông tin quản lý Giáo dục (EMIS) của Trường Cao đẳng nghề Nam Định” Tác giả đã phân tích thực trạng của hệ thống thông tin EMIS tại
trường Cao đẳng Nghề Nam Định cũng như thực trạng quản lý hệ thống EMIS,đồng thời cũng chỉ rõ những bất cập và hạn chế đang tồn tại của hệ thống và củaviệc quản lý hệ thống EMIS, những vấn đề có tính tương đối phổ biến ở nhiều cơ sởgiáo dục và đào tạo tại Việt Nam Tác giả cũng đề xuất một số biện pháp quản lýnhằm tiếp tục hoàn thiện hệ thống EMIS của trường Cao đẳng Nghề Nam Định vànhằm khai thác, sử dụng hiệu quả hơn hệ thống này trong công tác quản lý
Một số nghiên cứu của các công trình nêu trên chủ yếu mang tính lý luận,
nặng về các tiêu chí bình xét và còn mang tính chủ quan, thiếu độ tin cậy về mặtkhoa học, cách thức thực hiện còn quá đơn giản, mang tính cảm quan nặng về bình
Trang 31xét, nên còn hạn chế hiệu quả của việc nghiên cứu, đánh giá thực tiễn Điều nàyđược thể hiện trên các khía cạnh sau:
- Việc nghiên cứu các khâu, các quá trình trong nội bộ còn ít có sự tham gia của người thụ hưởng như: (học viên, sinh viên, …) sản phẩm mà họ tạo ra, trong
khi chính họ mới là người biết rõ dịch vụ EMIS mà họ cung cấp tốt xấu ra sao?Trong khi đó giữa các đồng nghiệp trong cùng một đơn vị chuyên môn do thiếu cáctiêu chí xác đáng và có cơ sở khoa học nên kết quả nghiên cứu có thể còn tùy thuộcvào sự nhận thức của mỗi cá nhân và bị chi phối rất lớn của tính cả nể, tính hamthành tích cho các đơn vị mình [44]
- Phần lớn, các tiêu chí đánh giá và kết quả nghiên cứu chú ý đến mặt định tính của các kết quả của hoạt động: như số liệu nghiên cứu, số bài báo đã công bố,
số tài liệu nghiên cứu khoa học đã tham gia, … Điều này dẫn đến hậu quả khôngmong muốn là đối tượng nghiên cứu tập trung vào số lượng kết quả công việc việchơn là chú ý đến chất lượng ứng dụng của nó trong giảng dạy và nghiên cứu khoahọc [49]
- Các tiêu chí đánh giá thực tiễn và kết quả của hoạt động nghiên cứu thiếu tính toàn diện, đa chiều: Các hoạt động nghiên cứu về EMIS bao gồm nhiều nội
dung khác nhau Trong những giai đoạn khác nhau chúng ta mới chú ý đến một sốhoạt động nhất định, hoặc bỏ qua một số yếu tố nhất định vì không có đủ dữ liệu đểxem xét Năng lực và kinh nghiệm của giảng viên chuyên trách và đội ngũ làm côngtác phát triển EMIS được tích lũy theo thời gian (trên thực tế ngành giáo dục cóthâm niên) nhưng khi việc đánh giá chỉ tính đến giai đoạn hiện tại, kinh nghiệmchưa tích lũy đến yếu tố dài hạn [33]
- Một số tiêu chí mới mô tả, mang đặc trưng cảm tính: không có sự định lượng
tương ứng rất khó cho việc kiểm tra đánh giá các chỉ số thông tin quản lý giáo dục
Từ thực trạng trên có thể nhận thấy sự thiếu hụt về kinh nghiệm và chưa hoànthiện trong công tác quản lý EMIS và nghiên cứu khoa học ở Việt Nam trong cácmặt sau:
Trang 32Thứ nhất, hầu hết các trường nhất là khối các trường đại học chưa có một tiêu
chí để đánh giá EMIS một cách khoa học, khách quan, việc áp dụng của các trườngnày về các bộ qui chuẩn và quy trình do trường kia xây dựng có thể không phù hợp
do những đặc thù về khối ngành đào tạo, cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ chuyêntrách về công tác CNTT Đặc biệt hệ thống các bộ tiêu chí chưa toàn diện, chưađảm bảo các mặt chất lượng và số lượng của hoạt động này, nên chưa đảm bảo tínhkhách quan trong sử dụng và khai thác [12]
Thứ hai, chưa có cơ quan quản lý giáo dục hay trường đại học nào xây dựng
được quy trình thu thập và xử lý thông tin để đánh giá thực trạng này một cách phùhợp Có qui trình mới đảm bảo thường xuyên việc thu thập, đầy đủ thông tin và xử
lý dữ liệu một cách khách quan phục vụ công tác đánh giá về EMIS
Thứ ba, chưa có một hệ thống EMIS tập trung ở cơ sở nào để trợ giúp việc thu
thập và xử lý thông tin một cách khoa học, nhanh chóng, chính xác và kịp thời Khi
có một hệ thống tiêu chí đánh giá đầy đủ các quy trình thu thập xử lý thông tin đánhgiá theo bộ tiêu chí đánh giá cũng khá phức tạp cách làm thủ công hoặc bán thủcông không thể đáp ứng được nhanh chóng, chính xác và kịp thời các hoạt độngquản lý EMIS [33]
Bởi vậy, đề tài “Quản lý hệ thống thông tin quản lý giáo dục (EMIS) trong
các cơ sở giáo dục đại học - Nghiên cứu trường hợp tại trường đại học Dược Hà Nội” sẽ bổ sung và hoàn thiện về mặt tri thức và các nghiên cứu về lý luận, thực
tiễn quản lý EMIS, góp phần hoàn thiện làm rõ hơn những nhu cầu cấp bách vànhững nội dung trong định hướng nghiên cứu của các nghiên cứu của đề tài này
1.2 Một số khái niệm cơ bản được sử dụng trong Đề tài luận án
1.2.1 Hệ thống thông tin quản lý (MIS)
1.2.1.1 Khái niệm về hệ thống (System)
Hệ thống là tập hợp các phần tử có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lạimột cách có qui luật để tạo thành một chính thể Khi sự gắn kết của các phần tử đã làmột chỉnh thể sẽ xuất hiện những thuộc tính mới gọi là tính trồi (emergence) của hệ
Trang 33thống, nghĩa là tạo ra cái mới để đảm bảo thực hiện được những chức năng nhất định
mà từng phần tử riêng lẻ không có hoặc có nhưng chưa đáng kể Mặt khác, các chỉnhthể sẽ tạo ra sự kiềm chế (Constraint), nghĩa là làm giảm bậc tự do của các phần tử vàcác yếu tố cấu thành hệ thống so với lúc chúng ở trạng thái chưa liên kết với nhau Nóiđến hệ thống, là nói đến sự vận động của các yếu tố đầu vào để có được các yếu tố đầu
ra (thường là các kết quả mong đợi - mục tiêu của hệ thống); đồng thời cũng nói đếncấu trúc của hệ thống (nó được cấu trúc từ các phần tử nào) [21]
1.2.1.2 Hệ thống thông tin (Infomation Sysyem)
Hệ thống thông tin là hệ thống tiếp nhận các nguồn dữ liệu (Thực chất là phần
tử của đầu vào) và xử lý các nguồn dữ liệu đó thành các sản phẩm là thông tin (cácphần tử của đầu ra [21]
Theo tác giả J Nellis hệ thống thông tin được hiểu là: “Một chu trình gồm đầuvào, quá trình xử lý thông tin và đầu ra được tổ chức thực hiện và quản lý trong một
tổ chức và môi trường quanh tổ chức đó Các hệ thống thông tin này thường đượccải tiến, nâng cao bởi công nghệ trong quá trình thu thập, lưu trữ, phản hồi, tổnghợp và cung cấp thông tin” [33]
Một hệ thống thông tin thường bao gồm các yếu tố cấu thành như: conngười, trang thiết bị kỹ thuật, cơ sở dữ liệu và các nguyên tắc phối hợp với nhau đểcung cấp dữ liệu và thông tin kịp thời tới tay người sử dụng Số liệu được thu thập
từ nhiều nguồn khác nhau và được xem như các dữ kiện Nếu để các dữ kiện đơn lẻthì chúng không có ý nghĩa Hệ thống thông tin có nhiệm vụ thu thập tập hợp các sốliệu gọi là đầu vào, xử lý dữ liệu và cung cấp dữ liệu tới tay người sử dụng nhữngthông tin mà họ yêu cầu Như vậy một hệ thống thông tin gồm ba bộ phận: đầu vào,
Trang 34- Đầu ra: sau khi tập hợp số liệu được xử lý, kết quả xử lý được lưu giữ và gửitới tay người sử dụng như thông tin đầu ra.
I Input
P Process
- L u tr÷
C¬ së d÷ liÖu
Truy cËp th«ng tin
Sơ đồ 1.1 Mô hình hệ thống thông tin được mô tả sau đây
Nguồn:(Colombo Plan Staff College, 1993) [51]
Một hệ thống thông tin trên thực tế phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Cung cấp những thông tin đúng
- Cung cấp tới đúng đối tượng sử dụng
- Cung cấp thông tin một cách kịp thời
- Hình thức cung cấp thông tin phù hợp
1.2.1.3 Khái niệm về hệ thống thông tin quản lý (MIS)
Có thể hiểu hệ thống thông tin quản lý (MIS) "Managemant InfomationSystem" là một hệ thống cung cấp cho con người số liệu hoặc thông tin có liên quantới các hoạt động quản lý hoặc chức năng của môt tổ chức Những người có liênquan đến hệ thống này có thể là các nhà quản lý, những người làm công, người sửdụng hoặc các khách hàng Thông tin đầu ra có thể là số liệu được xử lý có hiệu quảhoặc sự hỗ trợ công việc giao dịch hoặc cung cấp thông tin dưới hình thức phù hợptới đúng đối tượng và trong thời gian thích hợp hoặc tiến hành những phân tíchthông tin và đưa ra các thời điểm lựa chọn tốt nhất giúp các nhà quản lý trong quá
Trang 35trình ra quyết định Dưới đây là một số khái niệm liên quan về sự nhận định thể hiệncác cách hiểu đó:
- MIS - Hệ thống thông tin quản lý cung cấp những thông tin mà các nhà quản
lý cần để quản lý, điều hành tổ chức và ra quyết định MIS có thể là một hệ thốngthủ công, nửa máy tính hoặc máy tính hóa hoàn toàn Dữ liệu tồn tại riêng lẻ thìkhông có ý nghĩa nhưng nếu chúng được lưu trữ và xử lý phù hợp, dữ liệu đầu rađược diễn giải thì nó có thể làm gia tăng thông tin, nâng cao kiến thức của ngườiquản lý khi ra quyết định [33]
- MIS bao gồm tất cả những gì có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới cácluồng thông tin được xử lý nhờ máy tính Hệ thống thông tin quản lý có ảnh hưởngsâu sắc đến phương thức mà chúng ta sống, làm việc và suy nghĩ Những ảnh hưởngnày thể hiện rất rõ ràng trên các mặt xã hội và ảnh hưởng đến trình độ phân tích,đoán nhận, lựa chọn và sáng tạo của người ra quyết định
- MIS là tổ hợp đầy đủ về các hệ thống và các hoạt động cần thiết cho việc quản
lý, xử lý và khai thác thông tin, là một nguồn lực quan trọng của một tổ chức [13]
- MIS là một phương pháp chính quy tạo ra những thông tin chính xác nhất,kịp thời cần thiết để tạo thuận lợi cho quá trình ra quyết định và tạo ra khả năng chomột tổ chức để lập kế hoạch, kiểm tra và thực hiện các chức năng điều hành mộtcách có hiệu quả [12]
- MIS là hệ thống thông tin được hình thức hóa bằng máy tính có khả năngtích hợp tư liệu từ những nguồn khác nhau nhằm cung cấp những thông tin cần thiếtcho việc ra quyết định quản lý
- MIS là một tiểu hệ thống thuộc một hệ thống thông tin rộng của một tổ chức,thích hợp với việc ra quyết định quản lý nhằm kiểm tra và lập kế hoạch chiến lược [33]
- Một hệ thống theo dõi và làm tái hiện lại tư liệu từ môi trường xung quanh,thu thập dữ liệu từ kho tài liệu và vận hành trong một công ty, sàng lọc, tổ chức, lựachọn tư liệu và trình bày chúng như những thông tin cho các nhà quản lý, cung cấpcho họ phương tiện để sản sinh thêm thông tin mà họ mong muốn thì được gọi làHTTTQL [50]
Trang 361.2.1.4 Cỏc bộ phận của một hệ thống thụng tin quản lý (MIS)
Hệ thống trợ giúp quyết định
Hệ thống thông tin văn phòng
( Charles Parker và Thomas Case, 1993
Sơ đồ 1.2 Sơ đồ khỏi quỏt một hệ thống thụng tin quản lý
(Nguồn Charles Parker và Thomas Case, 1993)
Một hệ thống thụng tin quản lý cú thể gồm 4 bộ phận hoặc cỏc bộ phận như sau:
1 Hệ thống thụng tin thực hiện
2 Hệ thống quản lý văn bản
3 Hệ thống trợ giỳp quyết định
4 Hệ thống thụng tin văn phũng
Điều này phải nhấn mạnh rằng trong một hệ thống, thực tế mọi bộ phận phảiđược kết hợp với nhau và từng bộ phận cú chức năng riờng Hệ thống thụng tin hỏi đỏp
cú thể cựng tồn tại với hệ thống quản lý văn bản, hệ thống trợ giỳp quyết định và hệthống thụng tin văn phũng nhưng nú khụng được xem xột như là bộ phận thứ năm [49]
1.2.2 Hệ thống thụng tin quản lý giỏo dục (EMIS)
Một trong những vấn đề bức xỳc mà cỏc hệ thống EMIS, kể cả hệ thống thụng tinquản lý giỏo dục - đào tạo phải giải quyết, đú là sự gia tăng thụng tin Trong bối cảnhhiện nay mục đớch chớnh của hệ thống thụng tin quản lý giỏo dục là tổng hợp tất cả cỏcnguồn thụng tin liờn quan đến việc xõy dựng đường lối, chiến lược, lập kế hoạch, quản
lý và điều hành cỏc hoạt động giỏo dục - đào tạo và cung cấp những thụng tin ngược
Trang 37một cách đầy đủ, súc tích cho người dùng tin, làm cho những quyết định và hành độngcủa họ sẽ có tác dụng lớn hơn so với hiệu quả tổng cộng của những hành động riêng rẽđược thực hiện dựa trên những mẩu thông tin tách biệt [44].
1.2.2.1 Khái niệm EMIS
EMIS (Education Management Information System) là một nhóm có tổ chứcdịch vụ thông tin và tài liệu thu thập, quá trình phân tích và phổ biến thông tin choviệc lập kế hoạch và quản lý giáo dục Một EMIS là một tập hợp của các bộ phậnthành phần bao gồm các yếu tố đầu vào xử lý đầu ra và nguồn thông tin được tíchhợp để đạt được một mục tiêu cụ thể Một EMIS là một hệ thống để quản lý mộtkhối lượng dữ liệu lớn và thông tin có thể dễ dàng lấy ra, xử lý, phân tích sẵn sàngcho việc sử dụng và phổ biến
EMIS là một công cụ có sử dụng lý thuyết hệ thống, cùng với sự phát triểncủa tin học, để tạo ra một cách tiếp cận toàn diện và để thu thập, sử dụng số lượnglớn thông tin về giáo dục và đào tạo của hệ thống Khi người sử dụng tiềm năng dữliệu, các nhà quản lý có hệ thống cung cấp thông tin chính xác và kịp thời để đưa raquyết định, lập kế hoạch, dự án phát triển và chức năng quản lý khác và các hoạtđộng có thể được thực hiện có hiệu quả [44]
Cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, qui mô giáo dục tăng nhanh, hoạt động giáodục được phát triển dưới nhiều hình thức đa dạng như đào tạo chính qui, khôngchính qui và phi chính quy khiến cho công tác QLGD ngày càng trở nên phức tạp
Vì vậy, vai trò của thông tin trong QLGD được coi trọng hơn với mục tiêu nâng caohiệu quả công tác quản lý, đặc biệt trong việc thu thập và cung cấp thông tin phục
vụ cho quá trình xây dựng chính sách, lập kế hoạc, theo dõi và đánh giá các hoạtđộng giáo dục Bộ phận thông tin thống kê giáo dục và các hoạt động cung cấpthông tin - tư liệu được xây dựng tại Bộ Giáo dục ở nhiều nước và công tác thu thập
số liệu thống kê từ cấp trường hoạt động có hệ thống hơn Tuy nhiên nhiều nhàQLGD và hoạch định chính sách vẫn cho rằng họ nhận được nhiều thông tin nhưngchỉ một số trong đó có giá trị thực tiễn, phù hợp và được cung cấp kịp thời Về nhậnđịnh này, các chuyên gia UNESCO/PROAP cho rằng cần nghiên cứu hệ thống
Trang 38thông tin QLGD theo tiếp cận hệ thống phục vụ công tác QLGD Đó là một quátrình chuyển đổi từ dữ liệu thô (đầu vào) thông qua hệ thống EMIS (quá trình) cungcấp thông tin (đầu ra) kịp thời và có ích tới tay các nhà quản lý Với việc phát triểncông nghệ thông tin và các công cụ viễn thông được áp dụng trong hệ thống EMIS
sẽ mở ra một giai đoạn mới hỗ trợ đắc lực cho lập kế hoạch và QLGD có hiệu quả.Quan điểm này được các tác giả thể hiện theo sơ đồ dưới đây [52]
§Çu vµo
Sơ đồ 1.3: Tiếp cận hệ thống tới thông tin quản lý giáo dục
UNESCO/PROAP (1993) Education Management Information System (EMIS),
Bangkok, Thailand [52]
Tác giả Thomas Welsh2 trong nghiên cứu của mình đã phân tích một quan hệkhăng khít giữa các nhà QLGD và công cụ cho việc quản lý và lập kế hoạch giáodục trong bối cảnh kinh tế thị trường để làm nổi bật vai trò của hệ thống EMIS vàmối quan hệ giữa thông tin QLGD và chất lượng giáo dục Trong phân tích của
mình ông đặc biệt nhấn mạnh khái niệm 'quản lý' Quản lý ở đây được định nghĩa là
quá trình tổ chức nguồn lực con người và vật chất để hoàn thành một nhiệm vụ mong muốn Trong xu thế toàn cầu hóa rất nhiều tổ chức/cơ quan giáo dục đang rất
chú trọng đến việc xây dựng một hệ thống EMIS theo hướng hoạt động năng động
và hiệu quả Đây là điều không dễ bởi các tổ chức này sẽ phải đối mặt với nhiềuthách thức và phải chấp nhận những thay đổi (có thể nói là cuộc cách mạng triệt để)đặc biệt trong suy nghĩ, nhận thức và tác phong, hành động Với những phân tích
trên Thomas Welsh đã đưa ra định nghĩa hệ thống EMIS là "Một cơ chế sẽ định
hướng cấu trúc thông tin theo cách loại bỏ sự chồng chéo và không thích hợp trong
hệ thống giáo dục và sự lãng phí tiềm năng nguồn lực con người và vật chất" [49].
Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, EMIS là một công cụ hữu hiệu nhằmnâng cao hiệu quả công tác QLGD Do vậy, hệ thống này nên được hiểu rộng hơn,không những chỉ cung cấp thông tin giáo dục mà còn được tích hợp với những hệthống thông tin khác để cung cấp những thông tin có liên quan tới giáo dục (như
Trang 39thông tin về dân số, phát triển kinh tế - xã hội theo vùng miền, thông tin dự báo ).Tại nhiều nước trên thế giới, EMIS lưu trữ các CSDL thống kê giáo dục hàng nămliên quan đến dữ liệu về học sinh, đội ngũ giáo viên, kết quả học tập, tỉ lệ lên lớp,
bỏ học, cơ sở vật chất nhà trường Các dữ liệu về tài chính, nhân lực cho ngànhgiáo dục được trao đổi, thu thập thông tin qua mối liên hệ chặt chẽ, tích hợp với các
hệ thống thông tin về tài chính, nhân lực cho ngành giáo dục để có thông tin và dữliệu này Về cơ bản, EMIS được thiết kế và xây dựng phù hợp với cấu trúc tổ chức
hệ thống QLGD, phụ thuộc vào các mục tiêu quản lý và cán bộ quản lý
Tùy thuộc vào cấp quản lý mà cấp cơ sở có thể xây dựng những CSDL baogồm những dữ liệu, thông tin giáo dục trong các cấp quản lý và những dự liệu liênquan tới dân số giáo dục, sự phân bố dân cư và hộ gia đình theo vùng miền về đặcđiểm của các đối tượng dân cư khác nhau mà cơ sở dữ liệu giáo dục trường họcthường được thiết kế theo mô hình dưới đây:
Mối liên hệ trực tiếp ……… Mối liên hệ gián tiếp
Sơ đồ 1.4: Các cơ sở dữ liệu về trường học [13]
Nguồn: Hệ thống thông tin quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận và thực tiễn [13]
Điều cần lưu ý là mỗi bộ phận thông tin QLGD ở từng cấp quản lý bao gồmnhững nhà quản lý và người sử dụng thông tin đặc thù Do vậy khi xây dựng cáctiểu hệ thống này nên chú trọng đến các yếu tố sau đây:
(i) Hệ thống các chỉ số thông tin;
Trang 40(ii) Xây dựng thể chế và cơ cấu tổ chức phù hợp, có sự tham gia giữa ngườicung cấp và sử dụng thông tin;
(iii) Quan tâm tới tính độc lập của việc truyền dữ liệu, các dòng thông tin,các hoạt động của từng tiểu hệ thống và sự thay đổi của chúng để hỗ trợ cho sự pháttriển chung của hệ thống lớn;
(iv) Tương tác giữa các tiểu hệ EMIS và các mối quan hệ giữa chúng;
(v) Cấu trúc phân cấp của EMIS và các mối quan hệ giữa chúng;
(vi) Mối quan hệ giữa các tiểu hệ thống với môi trường, các tổ chức có liênquan và sự phụ thuộc hợp lý vào hệ thống QLGD [13]
Sơ đồ 1.5 Đối tượng sử dụng và việc sử dụng thông tin trong QLGD
Nguồn: (EMIS in the Phillipines, 1993) [52]
-Các tổ chức phi chính phủ
- Các viên chức nhà nước-Các nhà làm kế hoạch và chiến lược giáo dục
- Các tổ chức chính phủ
- Các tổ chức quốc tế
- Xác định hiện trạng giáo dục
- Mô phỏng
- Yêu cầu giáo viên
- Cung cấp các đòi hỏi về nhân lực
-Xây dựng chương trình dự án
- Đề xuất yêu cầu trường sở
và các phương tiện dạy học
- Điều chỉnh chương trình