1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Kinh tế: Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp sinh viên khối ngành kỹ thuật

201 284 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 201
Dung lượng 3,03 MB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu của luận án tập trung vào ba vấn đề chính: Xác định, đánh giá và xem xét mức độ tác động của các yếu tố nhận thức cá nhân đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kỹ thuật tại Việt Nam. So sánh sự khác biệt về mức độ tác động của các yếu tố trên tới ý định khởi nghiệp và mức độ sẵn sàng khởi nghiệp của các nhóm sinh viên khối ngành kỹ thuật khác nhau về đặc điểm nhân khẩu học, về kiến thức - kinh nghiệm khởi nghiệp.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

-   -

ĐOÀN THỊ THU TRANG

ĐÁNH GIÁ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI

Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM:

NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP SINH VIÊN

KHỐI NGÀNH KỸ THUẬT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI – 2018

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Đoàn Thị Thu Trang

ĐÁNH GIÁ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI

Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM:

NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KỸ THUẬT

Ngành: Kinh tế học

Mã số: 9310101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 PGS TS Lê Hiếu Học

2 TS Phạm Thị Kim Ngọc

Hà Nội - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi Các số liệu sử dụng trong luận án có nguồn gốc cụ thể, rõ ràng Các kết quả trong nghiên cứu của luận án là

do nghiên cứu sinh tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan dưới sự hướng dẫn

của tập thể giáo viên hướng dẫn và chưa từng được các tác giả khác công bố

Hà Nội, ngày 27 tháng 9 năm 2018

Tập thể giáo viên hướng dẫn

PGS.TS Lê Hiếu Học TS Phạm Thị Kim Ngọc

Nghiên cứu sinh

Đoàn Thị Thu Trang

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Nghiên cứu sinh xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS TS Lê Hiếu Học, người đã hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án Đồng thời, nghiên cứu sinh xin được gửi lời cảm ơn tới TS Phạm Thị Kim Ngọc đã luôn đồng hành và hướng dẫn nghiên cứu sinh hoàn thành luận án

Nghiên cứu sinh xin được cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Kinh tế & Quản lý cùng các thầy

cô trong bộ môn Khoa học Quản lý và Luật, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã hỗ trợ, góp ý và định hướng nghiên cứu cho luận án

Nghiên cứu sinh xin được cảm ơn tới các cá nhân, đội ngũ chuyên gia về khởi nghiệp

và các trường đại học tham gia trong quá trình nghiên cứu đã hợp tác, hỗ trợ cung cấp các thông tin và dữ liệu chính xác, đầy đủ để nghiên cứu sinh có thể hoàn thành được luận án này

Nghiên cứu sinh cũng xin được gửi lời cảm ơn tới những người thân yêu trong gia đình đã luôn hỗ trợ để có thể hoàn thành luận án này

Nghiên cứu sinh

Đoàn Thị Thu Trang

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU i

Tính cấp thiết của đề tài i

Mục đích và câu hỏi nghiên cứu iv

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu iv

Phương pháp nghiên cứu vi

Những đóng góp mới của luận án vi

Kết cấu của luận án vii

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP 1

1.1 Tổng hợp cách tiếp cận của các nghiên cứu trên thế giới về các yếu tố tác động tới ý định khởi nghiệp 1

1.1.1 Cách tiếp cận đặc điểm, tính cách cá nhân 1

1.1.2 Cách tiếp cận đặc điểm xã hội học – nhân khẩu học 3

1.1.3 Cách tiếp cận hành vi 5

1.1.4 Cách tiếp cận tổng hợp 6

1.2 Một số nghiên cứu điển hình ở Việt Nam về các yếu tố tác động tới ý định khởi nghiệp 7

1.3 Nhận định khoảng trống lý thuyết của luận án 12

1.4 Tóm tắt chương 1 15

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP 16

2.1 Khởi nghiệp: các hình thức, các lĩnh vực và quá trình phát triển 16

2.1.1 Khởi nghiệp 16

2.1.2 Các hình thức khởi nghiệp 17

2.1.3 Các lĩnh vực khởi nghiệp chủ yếu 18

2.1.4 Quá trình phát triển hoạt động khởi nghiệp 20

2.2 Ý định khởi nghiệp và vai trò của ý định khởi nghiệp trong quá trình khởi nghiệp 22

2.2.1 Ý định 22

2.2.2 Ý định khởi nghiệp 23

2.2.3 Vai trò của ý định khởi nghiệp trong quá trình khởi nghiệp 24

2.3 Các yếu tố tác động tới ý định khởi nghiệp 26

Trang 6

2.4 Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động tới ý định khởi nghiệp 29

2.4.1 Nhóm mô hình xem xét các yếu tố tác động bên trong cá nhân 29

2.4.2 Nhóm mô hình xem xét các yếu tố tác động bên ngoài cá nhân 32

2.4.3 Đánh giá về các mô hình nghiên cứu và lựa chọn các yếu tố tác động tới ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kỹ thuật Việt Nam 33

2.5 Tóm tắt chương 2 36

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO VÀ Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO CỦA SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KỸ THUẬT VIỆT NAM 37

3.1 Tổng quan về hoạt động khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam 37

3.1.1 Các chính sách thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo 37

3.1.2 Một số kết quả về hoạt động khởi nghiệp sáng tạo 39

3.1.3 Những hạn chế của hoạt động khởi nghiệp sáng tạo và một số nguyên nhân cơ bản 41

3.2 Tổng quan về sinh viên khối ngành kỹ thuật Việt Nam và thực trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp khối ngành kỹ thuật Việt Nam 47

3.2.1 Tổng quan về sinh viên khối ngành kỹ thuật Việt Nam 47

3.2.2 Thực trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp khối ngành kỹ thuật Việt Nam 50

3.3 Ý định khởi nghiệp sáng tạo của sinh viên khối ngành kỹ thuật Việt Nam 51

3.3.1 Tiềm năng khởi nghiệp sáng tạo của sinh viên khối ngành kỹ thuật Việt Nam 51

3.3.2 Hoạt động nâng cao ý định khởi nghiệp sáng tạo của sinh viên khối ngành kỹ thuật Việt Nam 54

3.3.3 Một số mô hình hiệu quả nâng cao ý định khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên khối ngành kỹ thuật tại Việt Nam 56

3.4 Vai trò của sinh viên kỹ thuật trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam 61

3.5 Tóm tắt chương 3 62

CHƯƠNG 4 MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KỸ THUẬT VIỆT NAM 64

4.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 64

4.1.1 Căn cứ xây dựng mô hình 64

4.1.2 Mối quan hệ giữa các thành phần của mô hình 67

Trang 7

4.1.3 Các giả thuyết của mô hình nghiên cứu 68

4.2 Thiết kế nghiên cứu 73

4.2.1 Quy trình nghiên cứu 73

4.2.2 Thiết lập thang đo các nhân tố trong mô hình 76

4.3 Chọn mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu 80

4.3.1 Về đối tượng điều tra 80

4.3.2 Về cỡ mẫu 80

4.3.3 Về khung lấy mẫu 80

4.4 Phương pháp phân tích dữ liệu 83

4.4.1 Phân tích dữ liệu thứ cấp bằng các phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích 83

4.4.2 Phân tích dữ liệu sơ cấp bằng phương pháp định lượng 84

4.4.3 Phân tích dữ liệu sơ cấp bằng phương pháp định tính 87

4.5 Tóm tắt Chương 4 88

CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KỸ THUẬT VIỆT NAM 89 5.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu 89

5.2 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo 91

5.2.1 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo với nhân tố “Giá trị mong đợi của cá nhân” 92

5.2.2 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo với yếu tố “Thái độ đối với việc khởi nghiệp” 92

5.2.3 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo với yếu tố “Niềm tin về chuẩn mực xã hội” 93

5.2.4 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo với yếu tố “Chuẩn chủ quan” 93

5.2.5 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo với yếu tố “Cảm nhận về năng lực bản thân” 93

5.2.6 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo với yếu tố “Nhận thức kiểm soát hành vi” 94

5.2.7 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo với yếu tố “Cảm nhận về may mắn” 95

5.2.8 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo với yếu tố “Ý định khởi nghiệp” 95

5.3 Kết quả đánh giá chính thức thang đo 96

5.3.1 Kết quả phân tích khẳng định nhân tố với mô hình đo lường 96

5.3.2 Kết quả phân tích khẳng định nhân tố với mô hình tới hạn 98

5.3.3 Kết quả phân tích bằng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu từ H1 đến H7 98

5.3.4 Kết quả phân tích đa nhóm kiểm định các giả thuyết nghiên cứu H8, H9 99

5.3.5 Kết quả phân tích Bootstrap kiểm định tính bền vững của mô hình 101

Trang 8

5.3.6 Kết quả đánh giá tác động trực tiếp, gián tiếp của các yếu tố trong mô hình tới ý định

khởi nghiệp của sinh viên 101

5.3.7 Kết quả đánh giá của sinh viên về từng yếu tố tác động tới ý định khởi nghiệp và mức độ ý định khởi nghiệp 102

5.3.8 Kết quả so sánh ý định khởi nghiệp của các nhóm sinh viên khác nhau 106

5.4 Tổng kết các kết quả nghiên cứu 109

5.5 Tóm tắt chương 5 113

CHƯƠNG 6 BÀN LUẬN VÀ HÀM Ý NGHIÊN CỨU 114

6.1 Bàn luận về kết quả nghiên cứu 114

6.1.1 Về điểm đánh giá từng yếu tố trong mô hình nghiên cứu 115

6.1.2 Về mức độ tác động và bản chất tác động của từng yếu tố tới ý định khởi nghiệp 117

6.1.3 So sánh sự khác biệt về mức độ tác động của các yếu tố trong mô hình tới ý định khởi nghiệp giữa các nhóm sinh viên khác nhau 119

6.1.4 So sánh ý định khởi nghiệp giữa các nhóm sinh viên khác nhau 119

6.2 Một số đề xuất từ kết quả nghiên cứu nhằm nuôi dưỡng và thúc đẩy việc nâng cao ý định khởi nghiệp cho sinh viên khối ngành kỹ thuật Việt Nam 122

6.2.1 Đối với cơ quan quản lý Nhà nước 123

6.2.2 Đối với các trường đại học 124

6.2.3 Đối với sinh viên khối ngành kỹ thuật Việt Nam 127

6.3 Điểm đóng góp mới của luận án 128

6.4 Một số hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 128

6.5 Tóm tắt Chương 6 129

KẾT LUẬN 131

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN 134

TÀI LIỆU THAM KHẢO 135 PHỤ LỤC 1- 30

Trang 9

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

APEC Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á –

Thái Bình Dương Asia-Pacific Economic Cooperation

BA Tổ chức thúc đẩy doanh nghiệp Business Accelerator

Bộ KH&CN Bộ Khoa học và Công nghệ Ministry of Science and Technology

Cục SHTT Cục Sở hữu trí tuệ National Office of Intellectual

Project “Fostering innovation through Research, Science, and Technology”

GEM Tổ chức nghiên cứu

Chỉ số khởi nghiệp toàn cầu Global Entrepreneurship Monitor GERA Hiệp hội các nhà nghiên cứu kinh

doanh toàn cầu Global Entrepreneurship Research Association iAngel Dự án “Mạng lưới các nhà đầu tư

thiên thần tại Việt Nam Ianggel Network IPP2 Chương trình Đối tác Đổi mới Sáng

tạo Việt Nam – Phần Lan, Giai đoạn 2

The Vietnam – Finland Innovation Partnership Programme, second phase

MAIN Mạng lưới nhà đầu tư thiên

thần Mekong Mekong Angel International Network MBI Sáng kiến Hỗ trợ khu vực tư nhân

vùng Mekong

NATEC Cục Phát triển thị trường và doanh

nghiệp khoa học và công nghệ

National Agency for Technology Entrepreneurship and

Commercialization Development ODA Chương trình Hỗ trợ Phát triển Chính

PSED Tổ chức nghiên cứu hành vi khởi

nghiệp cá nhân PSED Panel Studies on Entrepreneurial Dynamics Spin-off Doanh nghiệp khởi nguồn Spin-off

Start-up Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Start-up

VCCI Phòng Công nghiệp & Thương mại

Việt Nam Vietnam Chamber of Commerce and Industry VSV Đề án thương mại hóa công nghệ theo

mô hình thung lũng Silicon Vietnam Silicon Valley

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

1.1 Tổng hợp nghiên cứu liên quan đến các yếu tố tính cách, đặc điểm cá nhân tác

1.2 Tổng hợp nghiên cứu các yếu tố tác động về xã hội học – nhân khẩu học 4

3.1 Tỷ trọng đánh giá mức độ sáng tạo của dự án khởi nghiệp 44 3.2 Số lượng các trường đại học chính quy chuyên ngành kỹ thuật ở VN 49

3.4 Cơ cấu lao động của các khu vực kinh tế, thời kỳ 2006-2016 53

3.5 Hoạt động hỗ trợ nâng cao ý định khởi nghiệp sinh viên tại ĐHBK HN và

3.6 Tỷ lệ số người trên một doanh nghiệp ở một số quốc gia 62

4.2 Các nghiên cứu về ý định khởi nghiệp áp dụng TPB & kết quả 70 4.3 Phương pháp Delphi phỏng vấn đa chuyên gia hai vòng 76

5.2 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo yếu tố “Giá trị mong đợi của cá nhân” 92 5.3 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo yếu tố “Thái độ đối với việc KN” 92 5.4 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo với yếu tố “Niềm tin về chuẩn mực xã hội” 93 5.5 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo yếu tố “Chuẩn chủ quan” 93 5.6 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo yếu tố “Cảm nhận về năng lực bản thân” 94 5.7 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo yếu tố “Nhận thức kiểm soát hành vi” 94 5.8 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo với yếu tố “Cảm nhận về may mắn” 95 5.9 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo với yếu tố “Ý định khởi nghiệp” 95 5.10 Kết quả phân tích khẳng định nhân tố với mô hình đo lường 96

5.12 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu (kết quả thứ nhất) 98 5.13 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu (kết quả cuối cùng) 99

Trang 11

5.14 Kết quả phân tích đa nhóm: sinh viên với chương trình đào tạo khởi nghiệp 100 5.15 Kết quả ước lượng bằng bootstrap (Số mẫu tái lập = 2000) 101 5.16 Hệ số tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp 102 5.17 Kết quả đánh giá sinh viên về yếu tố “ý định khởi nghiệp” 102 5.18 Kết quả đánh giá sinh viên về yếu tố “Giá trị mong đợi của cá nhân” 103 5.19 Kết quả đánh giá sinh viên về yếu tố “Thái độ đối với việc khởi nghiệp” 103 5.20 Kết quả đánh giá sinh viên về yếu tố “Niềm tin về chuẩn mực xã hội” 104 5.21 Kết quả đánh giá sinh viên về yếu tố “Chuẩn chủ quan” 104 5.22 Kết quả đánh giá sinh viên về yếu tố “Nhận thức về năng lực bản thân” 105 5.23 Kết quả đánh giá sinh viên về yếu tố“Nhận thức kiểm soát hành vi” 105 5.24 Kết quả đánh giá sinh viên về yếu tố “Cảm nhận về may mắn” 106

5.28 Kết quả phân tích phương sai so sánh sự khác biệt theo ngành 108

5.31 Kết quả kiểm định sự khác biệt về mức độ tác động 111

Trang 12

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ

1.1 Danh sách đại học có nhiều cá nhân khởi nghiệp thành công iii

1.2 Mô hình nghiên cứu ý định khởi nghiệp sinh viên Trường ĐH Lao Động –

2.1 Giai đoạn phát triển của quá trình khởi nghiệp 21

2.8 Mô hình thực hiện ý định khởi nghiệp của Birth 32

2.10 Tổng hợp khung lý thuyết mô hình nghiên cứu ý định khởi nghiệp 33 3.1 Số lượng các thương vụ đầu tư vào DNKN tại VN qua từng năm 40

3.2 Định hướng sáng tạo trong các hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam

3.3 Số lượng bằng sáng chế được cấp tại Việt Nam giai đoạn 1995-2014 43

3.5 Danh sách các nước có nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật nhất 51 3.6 Số lượt ngành đào tạo trình độ đại học năm 2017 52 3.7 Số lượt ngành mở mới năm học 2016-2017 (theo khối ngành) 52

3.8 Cơ cấu quy mô sinh viên đại học chính quy theo nhóm ngành năm học 2016

Trang 13

4.2 Quy trình nghiên cứu luận án 74 4.3 Chu trình phát triển thang đo (câu hỏi) nghiên cứu 76 4.4 Ý định khởi nghiệp của sinh viên Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ 83 4.5 Phân tích dữ liệu sơ cấp bằng phương pháp định lượng 84 4.6 Quy trình xử lý dữ liệu định tính thiết lập mô hình thang đo 87

5.4 Phân loại mẫu theo nơi ở và vùng miền của gia đình sinh viên 90 5.5 Phân loại mẫu theo nghề nghiệp của gia đình (bố mẹ) 90 5.6 Phân loại mẫu theo các hoạt động làm thêm, NCKH, đào tạo khởi nghiệp 91 5.7 Kết quả mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động tới ý định khởi nghiệp 110 6.1 Các khó khăn khi tiến hành hoạt động khởi nghiệp 116 6.2 Top 6 lĩnh vực khởi nghiệp sáng tạo được đầu tư nhiều nhất 121

Trang 14

i

PHẦN MỞ ĐẦU

i Tính c ấp thiết của đề tài

Trong xu thế chuyển dịch toàn cầu từ nền kinh tế dựa vào tài nguyên và vốn sang nền kinh tế tri thức, cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đóng vai trò đòn bẩy cho năng lực sáng tạo và cạnh tranh, là động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng phát triển kinh tế [169] Chưa dừng lại ở đó, rất nhiều công ty khởi nghiệp sáng tạo đã và đang góp phần tạo công ăn việc làm cho các quốc gia [67], thậm chí giúp đối phó hiệu quả với những thách thức về xã hội, môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu [3]

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là nhóm doanh nghiệp có khả năng vận dụng ý tưởng công nghệ mới, với mô hình kinh doanh sáng tạo, tiềm năng tăng trưởng nhanh và chấp nhận rủi ro để đưa ra những sản phẩm, dịch vụ mới ra thị trường nhằm tạo ra bước đột phá làm nên

sự thay đổi rất lớn trong xã hội, đồng thời giúp tăng năng suất lao động và có thêm nhiều việc làm [3] Nhờ vào việc phát triển nhóm doanh nghiệp này, lịch sử kinh tế thế giới đã chứng kiến thu nhập trên đầu người tăng 200 lần ở Anh và 700 lần ở Mỹ [67]; 95% lượng của cải ở Mỹ

và 34 triệu việc làm được các doanh nghiệp khởi nghiệp tạo ra tính từ năm 1980 đến cuối thập niên [214] Ở thời điểm hiện tại, báo cáo tổng kết toàn cầu của Tổ chức nghiên cứu Chỉ số khởi nghiệp toàn cầu GEM (GEM) cho biết cùng với khoảng 400 triệu doanh nhân khởi nghiệp tại

54 quốc gia mà GEM tiến hành điều tra, hàng triệu việc làm mới cũng được tạo ra trên toàn cầu mỗi năm nhờ vào việc phát triển nhóm doanh nghiệp này [11] Gần đây, Diễn đàn Hợp tác kinh

tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) khẳng định các quốc gia thành viên có số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cao thường đạt được tốc độ phát triển kinh tế vượt trội đi kèm với

tỷ lệ thất nghiệp thấp [207] Chính vì các lý do đó, việc phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đã trở thành mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của nhiều quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapo, Israel với nền kinh tế đổi mới sáng tạo hay Nhật Bản với hình thái xã hội siêu thông minh 5.0 [3]

Việt Nam đang đối mặt với tình trạng tốc độ phát triển kinh tế có xu hướng giảm, thiếu bền vững, năng lực sáng tạo kinh tế thấp [23]; kèm theo đó là vấn nạn thất nghiệp không ngừng gia tăng, đặc biệt là ở nhóm người có trình độ đại học trở lên [48] Để giải quyết các vấn đề cơ bản trên của nền kinh tế vĩ mô, việc phát triển nhóm doanh nghiệp dựa trên khoa học và công nghệ – doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo hay trước đây còn gọi là khởi nghiệp đổi mới sáng tạo không phải là sự lựa chọn mà là tình thế bắt buộc với nước ta hiện nay [35]

Do vậy, trong vòng một vài năm trở lại đây, Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng các chương trình hành động quốc gia khởi nghiệp sáng tạo như phát động “Năm quốc gia khởi nghiệp 2016”, “Năm thanh niên sáng tạo khởi nghiệp 2017”, ban hành Luật chuyển giao công nghệ, Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2016 trong đó chú trọng tới hình thức doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và các đề án quốc gia như Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp” Đây là hành lang pháp lý có các nội dung đột phá về thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, công ty, tập đoàn, nhà nghiên cứu,… cùng tham gia hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo

Với sự cố gắng, nỗ lực của Chính phủ và sự tham gia, hưởng ứng của toàn xã hội, hoạt động khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam có xu hướng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng Theo thống kê của một trong những tạp chí hàng đầu về khởi nghiệp tại Đông Nam Á Echelon, Việt Nam hiện có khoảng 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Thống kê của tổ chức Topica Founder Institute (TFI) cho thấy năm 2017 Việt Nam tiếp nhận gần gấp đôi số lượng thương

vụ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo và tăng 50% về tổng số vốn đầu tư so với năm 2016 [3] Nhiều

Trang 15

ở Việt Nam thì chỉ khoảng 15 người đang trong giai đoạn khởi nghiệp [11] Nếu nhìn nhận sâu

về định nghĩa của GEM về khởi nghiệp là bắt đầu hoạt động kinh doanh nói chung dưới 3,5 năm chứ không chỉ tập trung vào khu vực doanh nghiệp sáng tạo thì có thể ngầm hiểu tỷ lệ khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam còn thấp hơn rất nhiều so với con số trên Thêm nữa, tình trạng nghèo nàn trong khả năng đổi mới sáng tạo và hạn chế trong việc hiểu biết, chuẩn bị cho đăng ký sở hữu sáng chế; bên cạnh nhận thức rất mờ nhạt của của giới khởi nghiệp Việt Nam

về vai trò của đổi mới sáng tạo trong năng lực cạnh tranh doanh nghiệp dẫn tới tỷ lệ rất thấp hoạt động kinh doanh trong giai đoạn khởi nghiệp ở Việt Nam được coi là có tính sáng tạo [112] Đa số doanh nghiệp được gọi là khởi nghiệp ở Việt Nam vẫn đang ở quy mô vừa và nhỏ

do chưa có công nghệ và chưa có khả năng bùng nổ Thực trạng trên đặt ra yêu cầu cấp bách cho Việt Nam là phát triển số lượng đội ngũ doanh nhân khởi nghiệp sáng tạo, đi kèm với đó là cải thiện chất lượng của nhóm doanh nghiệp này thông qua nâng cao hàm lượng công nghệ sáng tạo trong mỗi dự án khởi nghiệp

Để phát triển số lượng đội ngũ doanh nhân khởi nghiệp sáng tạo trong xã hội cần bắt đầu từ việc nâng cao ý định khởi nghiệp cá nhân bởi khoa học đã chứng minh hoạt động khởi

nghiệp thuộc nhóm hành vi có kế hoạch và dự định (intentionally planned behavior) Cũng như

các hành vi có kế hoạch và dự định khác, khởi nghiệp được dự đoán chính xác nhất thông qua

ý định khởi nghiệp [56] [145] Ý định khởi nghiệp càng cao thì khả năng hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp càng lớn Đây được coi là tiền tố duy nhất dự báo việc hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp, mặc dù thời điểm khởi động dự án khởi nghiệp có thể chưa được lên kế hoạch cụ thể hay phụ thuộc vào cơ hội bất ngờ [70] Do vậy việc xem xét ý định khởi nghiệp và

và các yếu tố tác động tới ý định khởi nghiệp mang ý nghĩa quan trọng giúp dự đoán yếu tố động cơ nào làm nảy sinh hành vi khởi nghiệp cá nhân; từ đó đề ra các giải pháp nâng cao đội ngũ doanh nhân khởi nghiệp sáng tạo trong xã hội

Trên thế giới và ở Việt Nam, một số nghiên cứu tiếp cận các yếu tố môi trường bên ngoài cá nhân, trong đó nhấn mạnh môi trường hỗ trợ khởi nghiệp đóng vị trí quan trọng trong việc hình thành và nâng cao ý định khởi nghiệp cá nhân Tuy nhiên khởi nghiệp là một quá trình dài đi từ ý thức đến hành động; đòi hỏi sự tập trung, cố gắng, nỗ lực của cá nhân nên các yếu tố nhận thức bên trong cá nhân đóng vị trí tiên quyết trong quá trình này [124] [135] Nghiên cứu của nhiều học giả trên thế giới ở các môi trường khác nhau cho thấy mặc dù có được sự hỗ trợ đầy đủ và thuận lợi của môi trường xung quanh nhưng hành vi khởi nghiệp vẫn khó diễn ra nếu thiếu đi các yếu tố nhận thức bên trong cá nhân như: sự chuyển biến tích cực của thái độ đối với khởi nghiệp thay vì đi làm thuê; sự tự tin vào năng lực, kiến thức và kinh nghiệm bản thân cũng như cảm nhận được sự hỗ trợ, đồng thuận và khuyến khích từ phía gia đình, bạn bè, nhà trường [63] Nghiên cứu của học giả Ajzen cũng chỉ ra rằng việc đánh giá ý định khởi nghiệp chỉ dựa vào các yếu tố ngoại sinh thuộc nhóm yếu tố môi trường bên ngoài cá nhân thường mang lại cái nhìn không xác thực [56] Thực tiễn hoạt động khởi nghiệp trên thế giới minh đã chứng sự thất bại của Liên minh Châu Âu trong chiến dịch đưa Châu lục này trở thành liên minh kinh tế tri thức dựa trên nền tảng phát huy khởi nghiệp sáng tạo (Lisbon strategy) là do các nhà hoạch định chính sách đã không chú trọng tới việc nâng cao thái độ tích cực với hoạt động khởi nghiệp của mỗi cá nhân trong xã hội [97] Do đó, để nâng cao ý định khởi nghiệp cá nhân từ đó phát triển về lượng đội ngũ khởi nghiệp sáng tạo, việc tạo ra môi

Trang 16

iii

trường thuận lợi cho khởi nghiệp là chưa đủ Cần có các cơ chế, chính sách và chương trình đào tạo, chương trình hành động làm thay đổi nhận thức, chuẩn chủ quan và niềm tin vào năng lực khởi nghiệp của mỗi cá nhân trong xã hội Cũng vì lý đo đó, cần thiết phải có các nghiên cứu về các yếu tố tác động mang tính nhận thức cá nhân tới ý định khởi nghiệp cá nhân ở các bối cảnh kinh tế – chính trị – văn hóa khác nhau Đây là hướng tiếp cận từ phía người khởi nghiệp tiềm năng

Để phát triển chất lượng đội ngũ doanh nhân khởi nghiệp sáng tạo thông qua việc nâng cao hàm lượng sáng tạo trong các doanh nghiệp khởi nghiệp, sinh viên khối ngành kỹ thuật là nhóm chủ thể khởi nghiệp sáng tạo tiềm năng bởi theo nghiên cứu thực tế của GEM, các doanh nhân khởi nghiệp tiềm năng thường là giới trẻ trong độ tuổi từ 20-24 [11]; trong đó sinh viên

có lợi thế bởi là nhóm tinh hoa, có tri thức, được đào tạo bài bản và đặc biệt là đối tượng đang đứng trước ngưỡng cửa lựa chọn việc làm [226] Trong bối cảnh nền kinh tế tri thức và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, sinh viên khối ngành kĩ thuật lại có lợi thế hơn bởi đây là ngành liên quan nhiều đến hoạt động sáng tạo và đổi mới công nghệ, là ngành “cốt lõi” tạo ra giá trị gia tăng cho xã hội [186] Sự tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo ra môi trường phát kiến ý tưởng kinh doanh, đồng thời là khởi nguồn cho việc hình thành các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo [99] Nhiều nghiên cứu gần đây tại các nước phát triển cũng khẳng định sinh viên khối ngành kỹ thuật có ý định khởi nghiệp sáng tạo dựa trên kiến thức khoa học công nghệ mà họ được hấp thụ trong môi trường đại học cao hơn so với sinh viên các khối ngành khác [220] [168]

Thực tế, Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) - Hoa Kỳ với lợi thế về khoa học công nghệ đã đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp sáng tạo và kết quả là 4000 công ty khởi nghiệp được thành lập, thu hút 1.1 triệu lao động, tạo ra 232 tỷ đô la doanh thu hàng năm Người ta ước tính, nếu các công ty khởi nghiệp từ MIT tạo thành một nền kinh tế thì xếp hạng của nền kinh tế này đứng thứ 24 trên thế giới MIT từ lâu được biết đến không chỉ là thánh đường phát minh với 85 giải Nobel, mà còn là vườn ươm những doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tỷ đô, tiêu biểu là Tập đoàn Công nghệ HP hay Dropbox [74] Tương tự, doanh nghiệp khởi nghiệp thuộc Đại học Stanford, Hoa Kỳ hoạt động tại Thung lũng Silicon là minh chứng điển hình cho các công ty khởi nghiệp thành công dựa trên nền tảng khoa học công nghệ để tạo ra sự đổi mới sáng tạo [183] Danh sách đại học có nhiều cá nhân khởi nghiệp thành công với những doanh nghiệp công nghệ giá trị hàng tỷ đô do Business Insider đăng tải ngày 26/1/2017 có sự góp mặt của rất nhiều các trường đại học về kỹ thuật nổi tiếng trên thế giới [81] (Hình 1.1)

Hình 1.1 : Danh sách đại học có nhiều cá nhân khởi nghiệp thành công

Nguồn: Business Insider, 2017 [81]

Trang 17

Tất cả những điều này đã đặt ra sự cần thiết phải có những nghiên cứu đầy đủ và toàn diện về các yếu tố tác động mang tính nhận thức cá nhân tới ý định khởi nghiệp sáng tạo của sinh viên khối ngành kỹ thuật Việt Nam và xem xét mức độ tác động của các yếu tố tới ý định khởi nghiệp thay đổi ra sao đối với các nhóm sinh viên kỹ thuật khác nhau Việc nghiên cứu vấn đề này cả về lý luận và thực tiễn sẽ cho biết nhóm yếu tố gây dựng nên “gen cơ bản” của ý định khởi nghiệp sáng tạo ở sinh viên khối ngành kỹ thuật Việt Nam Từ đó giúp sinh viên xác định rõ mục tiêu học tập, mục tiêu trở thành doanh nhân khởi nghiệp trong tương lai Đồng thời

đề xuất một số chính sách vĩ mô về khởi nghiệp sáng tạo và các chương trình đào tạo ngành kỹ thuật phù hợp nhằm gia tăng số lượng và chất lượng đội ngũ doanh nhân khởi nghiệp sáng tạo, góp phần quan trọng đưa kết quả nghiên cứu và tài sản trí tuệ của người Việt ứng dụng vào thực tiễn

ii Mục đích và câu hỏi nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận án tập trung vào ba vấn đề chính:

• Xác định, đánh giá và xem xét mức độ tác động của các yếu tố nhận thức cá nhân đến

ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kỹ thuật tại Việt Nam

• So sánh sự khác biệt về mức độ tác động của các yếu tố trên tới ý định khởi nghiệp và mức độ sẵn sàng khởi nghiệp của các nhóm sinh viên khối ngành kỹ thuật khác nhau về đặc điểm nhân khẩu học, về kiến thức - kinh nghiệm khởi nghiệp

• Gợi ý một số đề xuất đối với nhà nước, các trường đại học và chính bản thân sinh viên khối ngành kỹ thuật Việt Nam nhằm nâng cao ý định khởi nghiệp cho sinh viên khối ngành kỹ thuật Việt Nam

Để đạt đươc mục đích này, luận án hướng tới việc trả lời bốn câu hỏi nghiên cứu sau:

• Tình hình khởi nghiệp sáng tạo và phát triển phong trào khởi nghiệp sáng tạo của sinh viên các trường đại học nói chung và các trường đại học kỹ thuật nói riêng trong giai đoạn hiện nay như thế nào?

• Những nhân tố nào thuộc về nhận thức cá nhân đối với hoạt động khởi nghiệp ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của của sinh viên ngành kỹ thuật? Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố nhận thức cá nhân trên tới ý định khởi nghiệp của sinh viên ngành kỹ thuật như thế nào?

• Các đặc điểm nhân khẩu học, kiến thức và kinh nghiệm khởi nghiệp khác nhau có tạo

ra sự khác biệt về mức độ tác động của các nhân tố nhận thức cá nhân đến ý định khởi nghiệp và mức độ sẵn sàng khởi nghiệp sáng tạo của sinh viên đại học ngành kỹ thuật hay không?

• Có những giải pháp nào đối với cơ quan quản lý Nhà nước, các trường đại học và bản thân sinh viên khối ngành kỹ thuật Việt Nam để nuôi dưỡng và hiện thực hoá ý định khởi nghiệp sáng tạo của sinh viên, từ đó hình thành văn hóa khởi nghiệp để tạo ra cộng động, mạng lưới khởi nghiệp sáng tạo năng động, hiệu quả?

iii Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là ý định khởi nghiệp và các yếu tố mang tính nhận thức

cá nhân tác động tới ý định khởi nghiệp của nhóm sinh viên khối ngành kỹ thuật Việt Nam Phạm vi nghiên cứu của luận án như sau:

Trang 18

v

• Phạm vi nghiên cứu về mặt nội dung:

o Luận án nghiên cứu ý định khởi nghiệp cá nhân, trong đó tập trung vào nhóm sinh viên khối ngành kỹ thuật Việt Nam vì:

- Kỹ thuật là ngành cốt lõi tạo ra các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Sự tiến bộ khoa học kỹ thuật là môi trường phát kiến ý tưởng kinh doanh và là khởi nguồn cho việc hình thành nhóm doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Đây chính là đích đến của mọi nền kinh tế trong giai đoạn phát triển hướng tới kinh tế tri thức dựa trên đổi mới sáng tạo [48] [105]

- Sinh viên khối ngành kỹ thuật là đối tượng được hấp thụ những kiến thức công nghệ khoa học cần thiết để khởi nghiệp sáng tạo và đây cũng là đối tượng có xu hướng khởi nghiệp lớn hơn sinh viên các ngành học khác nếu họ được trang bị kiến thức, tinh thần khởi nghiệp đầy đủ [84] Đặc biệt, một số nghiên cứu của còn chứng minh nền tảng giáo dục chuyên ngành kỹ thuật giúp cho cá nhân dễ dàng nảy sinh ý định khởi nghiệp

và ưu ái gọi đây là nhóm “có tầm nhìn rộng về kỹ thuật” (technical visionaries) [168] Trên thế giới và ở Việt Nam, rất nhiều nhà sáng lập khởi nghiệp sáng tạo có kiến thức nền tảng về kỹ thuật [18] [81]

- Nhiều học giả như Thomas & Mueller khẳng định nguồn doanh nhân khởi nghiệp sáng tạo tiềm năng chính là đội ngũ sinh viên với kiến thức nền tảng về kinh tế kết hợp kỹ thuật Trong khi việc trang bị kiến thức kỹ thuật cho sinh viên kinh tế là điều rất khó thực hiện, thì ngược lại việc hấp thụ các kiến thức về kinh tế nói chung và khởi nghiệp nói riêng ở sinh viên kỹ thuật lại hết sức khả thi [212]

o Xét về các yếu tố tác động tới ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kỹ thuật Việt Nam, luận án lựa chọn hướng tiếp cận từ phía bản thân người khởi nghiệp tiềm năng, trong đó tập trung vào nhóm yếu tố bên trong cá nhân mang tính nhận thức

(perception-based variables) như thái độ cá nhân đối với việc khởi nghiệp hay cảm nhận về tính khả thi nếu thực hiện hành động khởi nghiệp, cảm nhận về may mắn khi làm khởi nghiệp hay nhận thức cũng như mức độ tuân thủ cá nhân với ý kiến của xã hội về việc trở thành doanh nhân khởi nghiệp Các hướng tiếp cận từ phía môi trường bên ngoài (bao gồm các đặc trưng nhân khẩu học, trải nghiệm cá nhân với khởi nghiệp thông qua các chương trình đào tạo khởi nghiệp trong trường đại học) được đưa vào luận án dưới dạng các biến điều khiển nhằm xem xét sự khác biệt về mức độ tác động của các yếu tố nhận thức cá nhân đến ý định khởi nghiệp và mức độ sẵn sàng khởi nghiệp của các nhóm sinh viên đại học khối ngành kỹ thuật khác nhau

o Để nghiên cứu đối tượng này, luận án tiến hành khảo sát chọn mẫu là sinh viên chính quy khối ngành kỹ thuật các trường Đại học tại Việt Nam Tuy nhiên đối tượng được lựa chọn là sinh viên hai năm cuối bởi đây là giai đoạn sinh viên chú ý nhiều hơn tới vấn đề định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp, và do vậy ý định khởi nghiệp của sinh viên có thể được coi là rõ ràng nhất [198] Hầu hết các nghiên cứu trên thế giới về

ý định khởi nghiệp đều lựa chọn đối tượng điều tra là sinh viên thuộc giai đoạn cuối của hệ đào tạo đại học với cùng lập luận trên của luận án [120] [134]

• Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian: Sinh viên khối ngành kỹ thuật hai năm cuối trên địa bàn Việt Nam Với quy mô điều tra từ 8 trường đại học kỹ thuật, trong đó có 4 trường đại học ở phía Bắc và 4 trường đại học ở phía Nam, luận án lựa chọn cỡ mẫu hơn 1000 đạt mức tuyệt vời theo quy tắc của Comrey & Lee [87] Việc tính toán cỡ mẫu dựa trên nguyên tắc làm tròn số cho tất cả các trường lựa chọn điều tra xác định được cỡ mẫu dự kiến là 1.700 Với

cỡ mẫu dự kiến 1.700 và ước lượng tỷ lệ hồi đáp sẽ là 70%, kích cỡ mẫu thực tế cần thiết là 2.500 sinh viên điều tra

Trang 19

vi

• Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: Luận án được thực hiện trong khoảng thời gian 4 năm, từ tháng 6/2014 đến tháng 6/2018 Tuy nhiên, việc điều tra khảo sát sinh viên được thực hiện chủ yếu trong năm 2016

iv Phương pháp nghiên cứu

• Về dữ liệu nghiên cứu, luận án sử dụng cả các dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp Đối với từng nhóm dữ liệu khác nhau có những phương pháp xử lý đặc trưng phụ thuộc vào bản chất dữ liệu và mục đích nghiên cứu Trong đó:

o Dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua các kênh thông tin chính thức từ Bộ GD&ĐT, báo cáo từ các trường đại học, các nghiên cứu đã công bố Những dữ liệu thứ cấp được xử lý bằng các phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích

o Dữ liệu định lượng sơ cấp được thu thập qua điều tra sơ bộ tại 01 trường đại học trọng điểm về kỹ thuật và điều tra chính thức tại 08 trường đại học kỹ thuật Việt Nam trên

cả nước, sau đó được tiến hành làm sạch và phân tích với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS và AMOS

o Dữ liệu định tính sơ cấp được thực hiện qua các phỏng vấn sâu với các chuyên gia về chính sách và đào tạo khởi nghiệp, các sinh viên đã và chưa tham gia các hoạt động khởi nghiệp

• Về phương pháp nghiên cứu, cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng đều được sử dụng Trong đó:

o Phương pháp nghiên cứu định tính chủ yếu là phương pháp nghiên cứu tại bàn (desk research) thông qua việc phân tích các dữ liệu thứ cấp nhằm giúp hệ thống hoá cơ sở

lý thuyết của luận án, phân tích mô tả hiện trạng tình hình thực hiện hoạt động khởi nghiệp trên cả nước nói chung và của nhóm sinh viên, sinh viên khối ngành kỹ thuật nói riêng, ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kỹ thuật Việt Nam hiện nay Ngoài ra, phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện qua phỏng vấn với các chuyên gia về khởi nghiệp và sinh viên đã/chưa tham gia các hoạt động khởi nghiệp nhằm xác định các yếu tố tác động, xây dựng bộ câu hỏi nghiên cứu Đây cũng là phương pháp áp dụng nhằm lý giải và luận bàn một số kết quả nghiên cứu định lượng của luận án Bên cạnh đó, phương pháp phỏng vấn sâu với đội ngũ chuyên gia về khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên và Phương pháp Delphi 2 vòng được áp dụng nhằm xây dựng các đề xuất nâng cao ý định khởi nghiệp cho sinh viên và lý giải một số kết quả định lượng khác với thực tế khởi nghiệp ở Việt Nam

o Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để xác định các yếu tố nhận thức

cá nhân ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp và xem xét mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tới ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kỹ thuật Việt Nam Đây cũng

là phương pháp nghiên cứu so sánh mức độ tác động của từng yếu tố tới ý định khởi nghiệp, và so sánh ý định khởi nghiệp của các nhóm sinh viên khác nhau về đặc trưng nhân khẩu học, về kiến thức kinh nghiệm khởi nghiệp

v Những đóng góp mới của luận án

Là một đề tài nghiên cứu mang tính hệ thống về đánh giá những yếu tố nhận thức cá nhân ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kỹ thuật trên phạm vi toàn quốc và so sánh mức độ tác động cũng như mức độ sẵn sàng khởi nghiệp của các nhóm sinh viên khác nhau về đặc trưng nhân khẩu học, về kiến thức kinh nghiệm khởi nghiệp, luận án đã

có những đóng góp mới xét trên cả hai bình diện lý luận và thực tiễn như sau:

Về mặt lý luận:

Trang 20

vii

• Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cả trong và ngoài nước về vấn đề ý định khởi nghiệp trong đó tập trung vào hình thức khởi nghiệp sáng tạo, từ đó xây dựng bộ tiêu chí đánh giá các yếu tố chỉ báo về mặt nhận thức cá nhân có tác động tới ý định khởi nghiệp

• Xây dựng được khung phân tích đánh giá các yếu tố về mặt nhận thức cá nhân có ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp dựa trên mô hình Lý thuyết hành vi có kế hoạch, đồng thời có bổ sung thêm 01 biến độc lập và 02 biến điều khiển vào mô hình nghiên cứu

• Lượng hoá và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố tác động mang tính nhận thức

cá nhân tới ý định khởi nghiệp của sinh viên kỹ thuật Việt Nam và sự khác biệt về mức độ tác động của các yếu tố này tới ý định khởi nghiệp, đồng thời so sánh mức độ sẵn sàng khởi nghiệp giữa nhóm sinh viên khối ngành kỹ thuật khác nhau

Về mặt thực tiễn:

• Luận án xây dựng bản đánh giá toàn cảnh về tình hình phát triển hoạt động khởi nghiệp sáng tạo và phong trào khởi nghiệp sáng tạo của sinh viên các trường đại học nói chung và các trường đại học khối ngành kỹ thuật nói riêng trong thời điểm hiện tại ở Việt Nam

• Thông qua đánh giá và phân tích dữ liệu nghiên cứu, luận án xây dựng một số đề xuất nuôi dưỡng “lửa khởi nghiệp” sáng tạo của tầng lớp tri thức trẻ sinh viên khối ngành kỹ thuật

Cụ thể:

o Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo bổ ích cho các nhà quản lý vĩ mô trong việc xây dựng văn hoá khởi nghiệp trong giới trẻ, đặc biệt là tầng lớp tri thức sinh viên khối ngành kỹ thuật với đích đến là loại hình khởi nghiệp sáng tạo

o Kết quả nghiên cứu của luận án cũng là những gợi ý để các nhà quản lý giáo dục tham khảo trong quá trình xây dựng các chương trình đào tạo ngành kỹ thuật, các chính sách quản lý giáo dục khởi nghiệp sáng tạo sao cho phù hợp với đối tượng giảng dạy

o Cuối cùng, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho bản thân sinh viên đại học khối ngành kỹ thuật - những người sẽ trở thành bộ phận doanh nhân khởi nghiệp sáng tạo trong nền kinh tế tri thức Sinh viên sẽ biết được mỗi doanh nhân khởi nghiệp sáng tạo thành đạt của ngày hôm nay được nhen nhóm bởi nhiệt huyết và mong muốn, kiến thức và kinh nghiệm, ý định khởi nghiệp của ngày hôm qua khi họ còn đang ngồi trên ghế nhà trường, và các yếu tố nội lực nào sẽ tác động tới khát khao lập nghiệp của giới trẻ Từ đó sinh viên có mục tiêu cụ thể về kế hoạch lựa chọn nghề nghiệp tương lai của bản thân, khuyến khích giới trẻ nuôi dưỡng ý định khởi nghiệp sáng tạo trên cơ sở các kiến thức khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo được hấp thụ trong môi trường đào tạo chuyên ngành kỹ thuật Kết quả là, các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo được thành lập, góp phần tự tạo việc làm cho chính bản thân sinh viên và xã hội, đẩy nhanh quá trình xây dựng nền kinh tế tri thức dựa trên

nền tảng khoa học công nghệ và sáng tạo

vi Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm 06 chương chính:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp Nội dung chương bao gồm tổng hợp các lý thuyết ở trong và ngoài nước liên quan tới

việc xác định và đánh giá yếu tố tác động tới ý định khởi nghiệp cá nhân, qua đó trình bày rõ khoảng trống nghiên cứu của luận án

Chương 2: Cơ sở lý luận về ý định khởi nghiệp và các yếu tố tác động tới ý định khởi nghiệp Nội dung chương bao gồm việc trình bày các vấn đề lý luận cơ bản của hoạt động khởi

nghiệp, quá trình phát triển hoạt động khởi nghiệp, ý định khởi nghiệp, và các yếu tố tác động tới ý định khởi nghiệp, vai trò của ý định khởi nghiệp trong quá trình phát triển hoạt động hởi

Trang 21

viii

nghiệp và hệ thống hóa mô hình nghiên cứu về các yếu tố tác động tới ý định khởi nghiệp được

áp dụng phổ biến hiện nay

Chương 3: Tình hình phát triển các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo và ý định khởi nghiệp sáng tạo của sinh viên khối ngành kỹ thuật Việt Nam Chương này tập trung trình bày

tổng quan về hoạt động khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam nói chung của sinh viên khối ngành

kỹ thuật nói riêng Chương 3 cũng đề cập tới tiềm năng khởi nghiệp của sinh viên khối ngành

kỹ thuật Việt Nam và các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo của sinh viên nhóm ngành này Một

số mô hình hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp tiêu biểu cũng được đề cập trong Chương 3

Chương 4: Mô hình và phương pháp nghiên cứu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kỹ thuật Việt Nam Nội dung chương trình bày về

mô hình nghiên cứu các yếu tố mang tính nhận thức cá nhân tác động tới việc hình thành và phát triển ý định khởi nghiệp của nhóm sinh viên khối ngành kỹ thuật Việt Nam và phương

pháp nghiên cứu mà luận án sử dụng

Chương 5: Kết quả nghiên cứu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kỹ thuật Việt Nam Chương này trình bày cụ thể các kết quả nghiên cứu

về các yếu tố tác động tới ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kỹ thuật, so sánh mức

độ tác động của các yếu tố tới ý định khởi nghiệp sáng tạo của các nhóm sinh viên khác nhau

và tìm hiểu mức độ sẵn sàng khởi nghiệp của các nhóm sinh viên dựa trên các phương pháp nghiên cứu đã trình bày ở chương 4

Chương 6: Bàn luận và hàm ý nghiên cứu Chương cuối của luận án luận bàn các kết quả

nghiên cứu chính của luận trên cơ sở so sánh với kết quả của các nghiên cứu trên thế giới, ở Việt Nam và tham khảo ý kiến đánh giá của các chuyên gia về khởi nghiệp Dựa trên các luận bàn và đánh giá này, Chương 6 đưa ra một số đề xuất thúc đẩy ý định khởi nghiệp cho sinh viên nhóm ngành kỹ thuật Việt Nam Các đề xuất đến từ ba phía: các cơ quan quản lý nhà nước, các trường đại học khối ngành kỹ thuật và chính bản thân sinh viên khối ngành kỹ thuật Việt Nam Một số hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo được trình bày ở phần cuối của

Chương 6

Trang 22

• Nhóm yếu tố nhân khẩu học (Demographic factors) như tuổi, giới tính, trình độ học vấn, tôn giáo, quốc tịch, truyền thống kinh doanh của gia đình [67]

• Nhóm nhân tố về năng lực cá nhân (Personal characteristics) như trình độ chuyên môn kỹ thuật, năng lực quản lý, năng lực kinh doanh, kinh nghiệm lãnh đạo và khởi nghiệp [59] [199]

• Nhóm đặc điểm tính cách cá nhân và cá tính (Personality traits) như mong muốn đạt được thành tựu, quyền kiểm soát, chấp nhận rủi ro, chấp nhận sự không chắc chắn, mong muốn được độc lập [162] [156]

• Nhóm các yếu tố xã hội (Social factors) như vai trò, vị trí và tầm ảnh hưởng của nhà khởi nghiệp trong xã hội, hỗ trợ từ phía gia đình và xã hội [71] [116] [98]

• Nhóm yếu tố văn hoá (Cultural factors) bao gồm chủ nghĩa cá nhân hay chủ nghĩa tập thể, văn hoá không chấp nhận sự bất ổn định, hệ tư tưởng Nho giáo, văn hoá vật chất [163] [64]

• Nhóm các yếu tố môi trường (Environmental factors) gồm nguồn lực về kinh tế, cơ hội việc làm, thể chế chính trị [110] [140]

• Nhóm yếu tố về giáo dục nói chung và các chương trình đào tạo khởi nghiệp nói riêng (Education and Entreprenuership Education Programs) [147] [220] [168] [139]

Theo Weber, R trong lịch sử, các nghiên cứu về chủ đề ý định khởi nghiệp và các yếu tố tác động tới ý định khởi nghiệp có bốn cách tiếp cận cơ bản [224]

(1) Cách tiếp cận đặc điểm, tính cách cá nhân (trait approach) trả lời câu hỏi: Ai sẽ là

doanh nhân (2) Cách tiếp cận đặc điểm xã hội học - nhân khẩu học (demographic-sociological

approach) trả lời câu hỏi: Môi trường nào hình thành doanh nhân

(3) Cách tiếp cận hành vi (behavioral approach) trả lời câu hỏi: Tại sao một số cá nhân

lựa chọn theo đuổi hành trình khởi nghiệp

(4) Cách tiếp cận tổng hợp với quan điểm ý định khởi nghiệp chịu sự tác động của tổng

hoà nhiều nhóm yếu tố khác nhau

1.1.1 Cách tiếp cận đặc điểm, tính cách cá nhân

Ở giai đoạn đầu của lịch sử nghiên cứu về ý định khởi nghiệp, các nhà nghiên cứu tập trung chủ yếu vào tiếp cận đặc điểm cá nhân nhằm xây dựng bộ đặc điểm tính cách cần thiết ở một

cá nhân có xu hướng nảy sinh ý định khởi nghiệp cao hơn so với những người khác [171] Theo quan điểm của nhóm học giả này, chỉ một số cá nhân với các đặc điểm tính cách nhất định mới có

Trang 23

2

ý định khởi nghiệp Bộ tính cách điển hình bao gồm: mong muốn kiểm soát, tính sáng tạo, khả năng độc lập và tự chủ trong quyết định, tính cách tham vọng, chấp nhận rủi ro [53]

Trên cơ sở lập luận này, một số mô hình đặc điểm tính cách cá nhân đã được xây dựng và

áp dụng trong lĩnh vực nghiên cứu tiềm năng khởi nghiệp cá nhân Điển hình là Mô hình Đặc điểm

Tính cách 5 yếu tố (FFM – Five factor model) dựa trên những phát hiện từ một số nhà nghiên cứu độc lập vào cuối năm 1950 Mô hình FFM bao gồm 5 đặc điểm tính cách: Cầu thị - Openness to experience: tư duy, sáng tạo, trí tưởng tưởng, thích khám phá trải nghiệm mới; Tận tâm - Conscientiousness: sự chăm chỉ, tỉ mỉ, trách nhiệm, cẩn thận; Hướng ngoại -Extroversion: tính mạnh mẽ, thích xã giao, nhiệt tình; Đồng thuận - Agreeableness: sự tin tưởng, hợp tác, tán thành, linh hoạt và Nhiễu tâm - Neuroticism (thường được nhiều nghiên cứu thay thế bằng đặc điểm đối lập là ổn định cảm xúc-Emotional stability): sự bình tĩnh, biết cách thư giãn, trạng thái cân bằng [92]

Bên cạnh FFM, mô hình Thu hút, Lựa chọn, Tiêu hao (ASA - Attraction–Selection–Attrition model) do học giả Schneider phát triển năm 1987 cũng được ứng dụng nhiều trong các nghiên cứu khởi nghiệp nhằm tìm hiểu vai trò của cá tính cá nhân tới ý định khởi nghiệp ASA cho rằng cá nhân với một số đặc điểm tính cách nhất định có xu hướng bị hấp dẫn nhiều hơn với hoạt động khởi nghiệp Thêm nữa, các bên thứ ba như nhà đầu tư, khách hàng có xu hướng lựa chọn đối tác chủ doanh nghiệp là những cá nhân có một số đặc điểm tính cách nhất định Đặc biệt, những cá nhân với bộ đặc điểm tính cách nhất định luôn nhận thấy việc làm chủ doanh nghiệp sẽ đáp ứng mong muốn và nhu cầu bản thân; do vậy họ sẽ gắn kết lâu dài để thực sự thiết lập doanh nghiệp khởi nghiệp [232]

Nhà nghiên cứu David C McClelland với nghiên cứu mang tựa đề ‘The Achieving Society’ xuất bản năm 1961 được coi là học giả tiên phong mở đầu cho xu thế tiếp cận này McClelland nhấn mạnh rằng nhu cầu thành đạt là yếu tố quyết định chính đến tiềm năng khởi nghiệp của cá nhân [118] Nghiên cứu của Schumpeter cho thấy tư duy sáng tạo là yếu tố tính cách trung tâm ở mọi doanh nhân khởi nghiệp [197] Trong khi đó, Robinson khẳng định sự tự tin và thỏa mãn bản thân là yếu tố quyết định [192]

Bảng 1.1 tổng hợp một số kết quả nghiên cứu về cách tiếp cận các yếu tố đặc điểm tính cách cá nhân tác động tới ý định khởi nghiệp

Bảng 1.1: Tổng hợp nghiên cứu liên quan đến các yếu tố tính cách, đặc điểm cá nhân

tác động tới ý định khởi nghiệp

Nhóm yếu tố Nguồn

Mong muốn đạt được thành tựu, quyền kiểm soát, chấp nhận rủi

ro, chấp nhận sự không chắc chắn, mong muốn được độc lập [162] [76] [128] [156]

Sự tự tin, sự năng động nhạy bén, có hoài bão, khuynh hướng tự

Năng lực cá nhân như trình độ chuyên môn kỹ thuật, năng lực

quản lý, năng lực kinh doanh, kinh nghiệm lãnh đạo và khởi

( Nguồn: Nghiên cứu sinh tổng hợp)

Trong khoảng 15 năm phát triển đỉnh cao của phương pháp tiếp cận ý định khởi nghiệp dựa trên bộ đặc điểm tính cách cá nhân, rất nhiều các thành tựu đã được ghi nhận Tuy nhiên vào cuối những năm 1980 do không chứng minh được tính nhất quán từ các kết quả nghiên cứu thực

Trang 24

1.1.2 Cách tiếp cận đặc điểm xã hội học – nhân khẩu học

Song hành với cách tiếp cận đặc điểm tính cách cá nhân, giới học giả trên thế giới phát triển học thuyết các yếu tố về đặc điểm xã hội - nhân khẩu học có tác động tới việc hình thành và phát triển ý định khởi nghiệp cá nhân Cách tiếp cận này đề cập tới các nhóm yếu tố sau:

• Nhóm yếu tố tác động nhân khẩu học (Demographic factors) như độ tuổi, giới tính, trình

độ học vấn, tôn giáo, quốc tịch, truyền thống kinh doanh của gia đình Nhóm nghiên cứu Drennan cho rằng truyền thống kinh doanh của gia đình tác động rất lớn đến ý định khởi nghiệp và những kinh nghiệm mà một cá nhân trải qua trong thời thơi ấu gắn liền với truyền thống kinh doanh phát đạt của gia đình sẽ là động lực để một cá nhân theo đuổi đam mê khởi nghiệp [95] Alsos và cộng

sự cũng đồng ý với nhận định rằng truyền thống gia đình làm kinh doanh sẽ khuyến khích cá nhân mong muốn khởi nghiệp [57]

• Nhóm các yếu tố xã hội (Social factors) như vai trò, vị trí và tầm ảnh hưởng của nhà khởi nghiệp trong xã hội, hỗ trợ từ phía gia đình và xã hội có tác động đáng kể đến tâm lý yêu thích khởi nghiệp thay vì đi làm công của cá nhân [71] [98] [116]

• Nhóm yếu tố văn hoá (Cultural factors): Chủ nghĩa cá nhân hay chủ nghĩa tập thể, văn hoá không chấp nhận sự bất ổn định, hệ tư tưởng Nho giáo, văn hoá vật chất Văn hoá thể hiện sự tác động mạnh mẽ tới ý định khởi nghiệp Ví dụ điển hình nhất của sự tác động này là trường hợp các quốc gia thu nhập cao ở Châu Âu Mặc dù số liệu điều tra từ GEM qua các năm từ 2007 đến 2010 cho thấy người dân có nhận định rất tốt về khởi nghiệp nhưng phần lớn lại không có ý định khởi nghiệp bởi một trong những lý do chính là không hề tồn tại văn hoá khởi nghiệp ở các quốc gia này Điều đó lý giải vì sao sinh viên ở đây thích đi làm công cho các doanh nghiệp hơn là tìm kiếm

cơ hội khởi nghiệp [112]

• Nhóm các yếu tố môi trường (Environmental factors) như nguồn lực về kinh tế, cơ hội việc

làm, thể chế chính trị ([110] [140]) Kibler và cộng sự đã liệt kê rất nhiều dẫn chứng từ các nghiên cứu tiền nhiệm khẳng định thể chế kinh tế - văn hoá – xã hội liên quan tới khởi nghiệp, hay còn được gọi là hệ sinh thái khởi nghiệp tác động mạnh mẽ tới ý định khởi nghiệp của mỗi cá nhân tồn tại trong môi trường đó [135] Đồng tình với quan điểm trên, Van Gelderen và cộng sự khẳng định môi trường xung quanh mỗi cá nhân có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hình thành và nâng cao ý định khởi sự doanh nghiệp [219] Các cơ hội kinh doanh có xu hướng cao hơn và khả thi hơn ở các nền kinh tế tháo bỏ các quy định ràng buộc, thị trường tự do và ít các rào cản [101] Ở các quốc gia với cơ chế chính sách bất ổn, việc hình thành các doanh nghiệp khởi nghiệp rất khó khả thi, đặc biệt là trường hợp các doanh nghiệp hoạt động dựa trên nền tảng khoa học công nghệ bởi tính chất bắt đầu một cách thức hoạt động mới của nhóm doanh nghiệp này [54]

Trang 25

4

• Nhóm yếu tố về giáo dục nói chung và các chương trình đào tạo khởi nghiệp nói riêng (Education and Entreprenuership Education Programs): Kwong & cộng sự khẳng định cá nhân có bằng tốt nghiệp đại học thường có khuynh hướng tham gia vào những giai đoạn đầu của hoạt động khởi nghiệp cao hơn so với những người không có bằng cấp và trở thành chủ của các công ty có mức tăng trưởng cao [147] Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu khẳng định trình độ học vấn có vai trò quyết định tới ý định khởi nghiệp [220] Tương tự, Samantha cũng khẳng định các chương trình đào tạo khởi nghiệp có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc tạo ra các cá nhân khởi nghiệp và thúc đẩy môi trường, văn hoá khởi nghiệp cho một xã hội [195] Douglas trích dẫn nhiều nghiên cứu khẳng định mối quan hệ cùng chiều giữa giáo dục và ý định khởi nghiệp [93] Kolvereid & Moen chứng minh sinh viên tham dự các chương trình về khởi nghiệp thường có ý định khởi nghiệp cao hơn so với nhóm không tham dự [142] Koe cũng khẳng định việc tham gia các chương trình đào tạo về khởi nghiệp đóng góp rất nhiều đến sự hình thành và phát triển ý định khởi nghiệp của sinh viên [139]

Bảng 1.2 tổng hợp một số kết quả nghiên cứu các yếu tố tác động tới ý định khởi nghiệp

cá nhân dựa trên cách tiếp cận đặc điểm xã hội học – nhân khẩu học

Bảng 1.2: Tổng hợp nghiên cứu các yếu tố tác động về xã hội học – nhân khẩu học

Nhóm yếu tố nhân khẩu học (Demographic factors) như tuổi, giới

tính, trình độ học vấn, tôn giáo, quốc tịch, truyền thống kinh doanh

Nhóm các yếu tố xã hội (Social factors): Vai trò, vị trí và tầm ảnh

hưởng của nhà khởi nghiệp trong xã hội, hỗ trợ từ phía gia đình và

Nhóm yếu tố văn hoá (Cultural factors): Chủ nghĩa cá nhân hay chủ

nghĩa tập thể, văn hoá không chấp nhận sự bất ổn định, hệ tư tưởng

Nhóm yếu tố môi trường (Environmental factors) như Nguồn lực về

kinh tế, Cơ hội việc làm, thể chế chính trị [110] [141]

Các chương trình đào tạo ngoại khóa, chính khóa về khởi nghiệp

(Entreprenuership Education Programs) [142] [147] [168]

( Nguồn: Nghiên cứu sinh tổng hợp)

Tuy nhiên ở các nghiên cứu đương đại, cách tiếp cận này ít được sử dụng độc lập khi đánh giá các yếu tố tác động tới ý định khởi nghiệp mà thường được sử dụng kết hợp, mang tính chất bổ sung cho các phương pháp tiếp cận tính khác

Đơn cử như nhóm tác giả Altinay nghiên cứu tác động của truyền thống gia đình và đặc điểm tính cách cá nhân tác động tới ý định khởi nghiệp của sinh viên ngành khách sạn ở Anh Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy truyền thống kinh doanh của gia đình kết hợp với một số yếu tố về tính cách cá nhân như đổi mới sáng tạo, sẵn sàng đương đầu với rủi ro là những yếu tố chính hình thành và phát triển ý định khởi nghiệp của sinh viên [46]

Tác giả Reynolds đã dựa vào các kết quả nghiên cứu tiềm nhiệm để thực hiện đề tài nghiên cứu của mình năm 1997 với kết luận: ảnh hưởng tích cực từ gia đình, trình độ học vấn cao kết hợp với nhu cầu thành đạt, khả năng chấp nhận rủi ro và có xu hướng đổi mới là những nhân tố tiên quyết tác động tới ý định khởi nghiệp của nam giới trong độ tuổi từ 25 đến 40 [189]

Trang 26

5

Goyane nghiên cứu bốn yếu tố tác động tới ý định khởi nghiệp của sinh viên Tây Ban Nha với kết quả ba trong bốn yếu tố có tác động, bao gồm: Các yếu tố cá nhân, Yếu tố địa lý, Môi trường xung quanh Riêng yếu tố về gia đình không có ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên [115]

Như vậy, nhìn vào các nghiên cứu tiền nhiệm, có thể khẳng định nhóm yếu tố về đặc điểm nhân khẩu học và xã hội học có tác động tới ý định khởi nghiệp nhưng mang tính chất phụ trợ, bổ sung cho các cách tiếp cận khác Rất ít các nghiên cứu xem xét tác động độc lập của riêng nhóm yếu tố tới này tới ý định khởi nghiệp cá nhân Thêm nữa, các nghiên cứu đương đại cũng chỉ ra rằng việc đánh giá ý định khởi nghiệp chỉ dựa vào các yếu tố ngoại sinh thuộc nhóm yếu tố môi trường bên ngoài cá nhân thường mang lại cái nhìn không xác thực [56]

1.1.3 Cách tiếp cận hành vi

Bắt đầu từ cuối thập niên 80, hầu hết các các nghiên cứu về khởi nghiệp chuyển sang xu thế tiếp cận hành vi khởi nghiệp mà tiêu biểu là quá trình hình thành ý định khởi nghiệp thông qua các mô hình ý định [192] Đây cũng là xu thế nghiên cứu được sử dụng phố biến hiện nay

Xu thế tiếp cận này xuất phát từ kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực tâm lý học khẳng định ý định là nhân tố dự đoán duy nhất và chính xác nhất hành vi có kế hoạch [65]; đặc biệt trong các trường hợp hành vi hiếm, khó quan sát và không xác định được thời gian diễn ra [161] Khởi nghiệp thuộc nhóm hành vi hiếm, diễn ra trong một thời gian dài và đòi hỏi chủ thể của hành vi phải có kế hoạch cụ thể Do đó khởi nghiệp được xếp vào nhóm hành vi có kế hoạch, dự định [70] [131] và được dự đoán chính xác nhất thông qua các mô hình dự định [145]

Nhìn nhận sâu về xu thế nghiên cứu tiếp cận hành vi khởi nghiệp thông qua ý định khởi nghiệp thì trong khoảng vài thập kỷ gần đây, xu hướng chung của các nghiên cứu trên thế giới tập trung vào đo lường ý định khởi nghiệp của sinh viên dưới tác động của các biến nhận thức cá nhân dựa trên Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) do học giả Ajzen khởi xướng năm 1991 Ban đầu, TPB được phát triển để giải thích hành vi cá nhân nói chung Sau đó TPB đã được các học giả trong lĩnh vực khởi nghiệp đón nhận và cho kết quả ủng hộ ở rất nhiều các nghiên cứu thực nghiệm [219]

Một số nghiên cứu điển hình áp dụng TPB như sau:

• Mô hình Tegtmeier, S áp dụng nguyên bản mô hình TPB cho thấy cả ba yếu tố “thái độ đối với khởi nghiệp”, “nhận thức kiểm soát hành vi” và “chuẩn chủ quan” đều tác động tích cực tới ý định khởi nghiệp cá nhân [210]

• Miranda & cộng sự đo lường ý định khởi nghiệp của 1178 sinh viên ở Tây Ban Nha thông qua tác động của ba tiền tố chính của TPB Kết quả nghiên cứu cho thấy thái độ đối với việc khởi nghiệp tác động rõ ràng nhất tới ý định khởi nghiệp, hai tiền tố còn lại có mức độ tác động thấp hơn [166]

• Nghiên cứu của Autio & cộng sự; Krueger & Reilly cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa

“chuẩn chủ quan” lên “ý định khởi nghiệp” [64] [142]

• Mô hình Wu & Wu áp dụng nguyên bản TPB cho thấy “thái độ đối với khởi nghiệp” và

“nhận thức kiểm soát hành vi” tác động tích cực đến “ý định khởi nghiệp” của sinh viên Tuy nhiên không có bằng chứng thống kê chứng minh “chuẩn chủ quan” tác động tích cực đến “ý định khởi nghiệp” [228] Kết quả này tiếp tục được khẳng định ở nghiên cứu của nhóm Boissin & cộng

sự khi so sánh ở hai quốc gia Mỹ và Pháp [72]

Trang 27

6

• Mô hình do Yurtkoru & cộng sự xây dựng lại điều chỉnh “chuẩn chủ quan” là yếu tố tác động đến “thái độ đối với khởi nghiệp” và “nhận thức kiểm soát hành vi” [229] Kết quả cho thấy

có mối quan hệ cùng chiều giữa hai cặp biến này Đồng thời “thái độ đối với khởi nghiệp” và

“nhận thức kiểm soát hành vi” có tác động tích cực đến “ý định khởi nghiệp” Ngoài ra, Yurtkoru kiểm định lại yếu tố “sự hỗ trợ của giáo dục” từ nghiên cứu của nhóm Turker & Selcuk [217] tác động cùng chiều lên “thái độ đối với khởi nghiệp” và “nhận thức kiểm soát hành vi” Kết quả cho

thấy sự khác biệt khi “sự hỗ trợ của giáo dục” có tác động cùng chiều đến “nhận thức kiểm soát hành vi” nhưng không có bằng chứng thống kê sự tác động đến “thái độ đối với khởi nghiệp”

Từ các kết quả nghiên cứu trên, nghiên cứu sinh nhận thấy các nghiên cứu áp dụng nguyên bản hoặc có sự điều chỉnh mô hình gốc TPB khi xem xét ảnh hưởng của các nhóm yếu tố nhận thức cá nhân tới ý định khởi nghiệp chỉ đưa lại kết quả đồng nhất ở mức tương đối Cụ thể: các nghiên cứu cho thấy sự ổn định của yếu tố “thái độ đối với khởi nghiệp” và “nhận thức kiểm soát hành vi” tác động tích cực đến “ý định khởi nghiệp” Ngược lại, mối quan hệ giữa “chuẩn chủ quan” và “ý định khởi nghiệp” không cho kết quả đồng nhất Như vậy, kiểm định lại mối quan hệ này có vai trò quan trọng trong việc khẳng định tính giá trị và khái quát hóa của lý thuyết

1.1 4 Cách tiếp cận tổng hợp

Bên cạnh các nghiên cứu chuyên sâu về một nhóm yếu tố tác động tới ý định khởi nghiệp như 03 cách tiếp cận kể trên, rất nhiều tác giả lại đưa ra quan điểm ý định khởi nghiệp chịu sự tác động của tổng hoà nhiều nhóm yếu tố khác nhau Một số nghiên cứu tổng hòa nhiều nhóm yếu tố điển hình như sau:

• Robinson & cộng sự cho rằng đặc điểm cá nhân kết hợp với môi trường bên ngoài tác động tới ý định khởi nghiệp của một cá nhân [192]

• Theo quan điểm của Ajzen có hai nhóm yếu tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp: Nhóm các yếu tố bên trong như thái độ đối với việc khởi nghiệp, niềm tin của bản thân đối với sự thành công của hoạt động khởi nghiệp và Nhóm các yếu tố bên ngoài như chuẩn chủ quan [56]

• Nghiên cứu của Learned gợi ý rằng việc hình thành ý định khởi nghiệp chính là kết quả của

sự tương tác giữa các đặc điểm đặc tính cá nhân và những trải nghiệm tích cực của cá nhân đối với khởi sự doanh nghiệp [151]

• Nghiên cứu của Weber và cộng sự cho rằng có hai nhóm nhân tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp: Nhóm yếu tố cơ bản (background factors) và Nhóm yếu tố môi trường (accompanying environment factors) [225]

• Theo các nghiên cứu của Bird và Nizzam cho rằng ý định thể hiện cách suy nghĩ cá nhân

và nó được nảy sinh từ các yếu tố xã hội, chính trị, kinh tế, lịch sử của cá nhân, tính cách cá nhân

và các nhân tố thể hiện năng lực cá nhân [70] [176]

• Nghiên cứu của Luthie cho rẳng ý định khởi sự n chịu sự chi phối bởi các hỗ trợ hay rào cản của môi trường sống đối với hành động khởi nghiệp [156]

• Nhóm Lans & cộng sự xem xét ba yếu tố tác động của TPB kết hợp với yếu tố nhân khẩu học và các kiến thức đào tạo tạo về khởi nghiệp khi nghiên cứu ý định khởi nghiệp của 102 sinh viên Hà Lan Kết quả cho thấy giới tính và nhận thức cá nhân về năng lực khởi nghiệp có tác động tới ý định khởi nghiệp [150]

Trang 28

7

• Năm 2010, nhóm tác giả trong nghiên cứu [91] tìm hiểu ý định khởi nghiệp của 376 sinh viên vùng Caribe Kết quả của nghiên cứu cho thấy kinh nghiệm khởi nghiệm chỉ tác động gián tiếp tới ý định khởi nghiệp thông qua tính khả thi cảm nhận và thái độ với khởi nghiệp

• Nghiên cứu của Fayolle & Gailly [106] chia ra hai nhóm yếu tố chính tác động tới ý định khởi nghiệp doanh nghiệp của sinh viên như sau: các chương trình đào tạo khởi nghiệp như nội dung, phương thức giảng dạy, đối tượng giảng dạy, địa điểm giảng dạy… và các yếu tố liên quan tới kinh nghiệm khởi nghiệp đã tích lũy hoặc liên quan tới đặc trưng nhân khẩu học như đã từng tham gia hoạt động khởi nghiệp, có cha mẹ làm chủ kinh doanh Trước đó, nghiên cứu ý định khởi nghiệp của sinh viên Mỹ của nhóm tác giả [200] cũng cho kết quả tương tự với tâm lý chấp nhận rủi ro, nhận thức về tính khả thi và mong muốn khởi nghiệp là ba yếu tố chính tác động

• Tại Mỹ, nghiên cứu của nhóm Zhang & Yang [230] xem xét ý định khởi nghiệp của sinh viên thông qua nhóm ba tiền tố nhận thức cá nhân của TPB, đồng thời bổ sung thêm biến nhận thức về sự sẵn sàng chấp nhận rủi ro và tâm lý tích cực với khởi nghiệp Kết quả cuối cùng cho thấy chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi và sự sẵn sàng chấp nhận rủi ro trong ngắn hạn tác động tới ý định khởi nghiệp của sinh viên

• Nghiên cứu Schillo & cộng sự [196] bảo vệ quan điểm cho rằng ý định khởi nghiệp chịu sự tác động của tổng hoà hai tầng yếu tố: các yếu tố cá nhân và các yếu tố thuộc xã hội bên ngoài (individual- and institutional-level factors) Các yếu tố cá nhân định hình trong môi trường xã hội bên ngoài, hay nói các khác, môi trường nào thì tạo ra cá nhân đó Môi trường bên ngoài bao gồm hai loại: Môi trường chính thống (Formal institutions) như hệ thống luật pháp, quy định và Môi trường phi chính thống (Informal institutions) như quan điểm, tư tưởng xã hội, thể chế văn hoá và

xã hội

Nhận xét về các cách tiếp cận:

Tóm lại, có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về các yếu tố tác động tới ý tưởng khởi nghiệp, trong đó được áp dụng nhiều nhất phải kể tới Lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB) do Ajzen (1987, 1991); Ajzen & Fishbein (1980) khởi xướng [230] TPB cho rằng ba yếu tố nhận thức cá nhân bao gồm quan điểm, chuẩn chủ quan và niềm tin về năng lực cá nhân đối với hành vi khởi nghiệp là ba yếu tố tác động trực tiếp tới ý định

Tuy nhiên nhóm nghiên cứu Zhang cũng gợi ý thêm, đối với mỗi môi trường và mục đích nghiên cứu, nhà nghiên cứu phải lựa chọn các nhóm yếu tố tác động thích hợp nhằm xây dựng được mô hình nghiên cứu hợp lý nhất Xu hướng chung của các nghiên cứu đương đại là áp dụng TPB là mô hình gốc, đồng thời bổ sung một số biến độc lập và biến điều khiển vào mô hình cho phù hợp với thực tế triển khai nghiên cứu, nhằm đem lại kết quả khả thi nhất về việc xem xét các yếu tố tác động tới ý định khởi nghiệp nói chung và ý định khởi nghiệp của sinh viên nói riêng [230] Đây cũng là cách tiếp cận mà luận án hướng tới

1.2 Một số nghiên cứu điển hình ở Việt Nam về các yếu tố tác động tới ý định khởi nghiệp

Ở Việt Nam, khái niệm khởi nghiệp còn tương đối xa lạ và mới mẻ với đại đa số các tầng lớp trong xã hội Tới năm 2016, hai từ “khởi nghiệp” lần đầu tiên được nêu trong dự thảo văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 và trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Cũng bắt đầu từ năm 2016, Việt Nam mới thực sự nhấn mạnh tính cấp thiết phải xây dựng một xã hội khởi nghiệp trong các văn bản cấp quốc gia như “Năm quốc gia khởi nghiệp 2016”,

Trang 29

8

“Thanh niên sáng tạo khởi nghiệp năm 2017” Do vậy mà các nghiên cứu tập trung vào vấn đề

nghiên cứu ý định khởi nghiệp mới chỉ phát triển trong vài năm gần đây

Đặc biệt, khái niệm khởi nghiệp sáng tạo chưa được nhấn mạnh trong các văn kiện của Nhà nước, mà vẫn nêu một cách chung chung là khởi nghiệp Cho đebs tháng 6/2017, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được Quốc hội thông qua chính thức đặt nền móng pháp lý cho hệ thống pháp luật về hỗ trợ nhóm doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo chiếm vị trí đặc biệt trong nền kinh tế Việt Nam

Do vậy mà phần lớn các nghiên cứu về chủ đề này chỉ đề cập tới hình thức khởi nghiệp chung chung mà chưa nhấn mạnh hay làm rõ hình thức khởi nghiệp sáng tạo Tuy nhiên số lượng các nghiên cứu về ý định khởi nghiệp xuất hiện khá nhiều và áp dụng trên nhiều khách thể nghiên cứu khác nhau, với các nhóm yếu tố tác động đa dạng

• Nhóm tác giả Bùi Duy & cộng sự tìm hiểu các yếu tố tác động đến tiềm năng khởi nghiệp thông qua áp dụng mô hình Entrepreneur Scan (E-Scan) được hai tác giả Driessen và Zwart phát triển, và các công trình nghiên cứu về tiềm năng khởi nghiệp khác liên quan Đối tượng nghiên cứu chính là sinh viên trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh Nhóm tác giả đã kế thừa các yếu tố tính cách cá nhân được tham khảo ở các đề tài nghiên cứu trước đây cùng với mô hình E-scan để hình thành nên mô hình nghiên cứu vao gồm sự tác động tích cực của 10 yếu tố đến tiềm năng khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh với: nhu cầu thành đạt, nhu cầu tự chủ, nhu cầu quyền lực, định hướng xã hội, sự tự tin, tính nhẫn nại, chấp nhận rủi ro, khả năng am hiểu thị trường, khả năng sáng tạo, khả năng thích ứng [5]

Kết quả cho thấy có bảy yếu tố tính cách cá nhân ảnh hưởng đến tiềm năng khởi nghiệp của sinh viên, trong đó ba yếu tố có tác động tích cực lên ý định khởi nghiệp là nhu cầu thành đạt, khả năng am hiểu thị trường, khả năng thích ứng Bên cạnh đó, thông qua phân tích ANOVA giữa các nhóm sinh viên thuộc khối kỹ thuật và kinh tế của các trường đại học, nhóm nghiên cứu so sánh sự khác biệt về các đặc tính cá nhân và tiềm năng khởi nghiệp giữa các nhóm sinh viên được đào tạo

từ các môi trường và chương trình đào tạo khác nhau Nghiên cứu đem lại các hàm ý quản lý cho các nhà quản lý giáo dục trong việc xây dựng các chương trình khơi dậy và phát triển ý định khởi nghiệp trong sinh viên

• Năm 2014, tác giả Hoàng Thị Thương nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Lao Động – Xã hội [15] Nghiên cứu được thực hiện trên

211 sinh viên của trường Tác giả Hoàng Thị Thương xem xét ba yếu tố tác động trực tiếp tới ý định khởi nghiệp là: Thái độ, Chuẩn chủ quan và Nhận thức kiểm soát hành vi, đồng thời bổ sung thêm ba yếu tố: Cảm nhận môi trường giáo dục đại học, Điều kiện môi trường tài chính và Tính cách cá nhân (Hình 1.2)

Kết quả cuối cùng cho thấy cả 6 yếu tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên, bao gồm: chuẩn mực xã hội, cảm nhận sự khát khao, cảm nhận tính khả thi, cảm nhận môi trường giáo dục đại học, điều kiện thị trường tài chính, tính cách cá nhân; trong đó yếu tố cảm nhận sự khát khao khởi nghiệp (thái độ với việc khởi nghiệp) là nguyên nhân quan trọng dẫn đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Qua đó tác giả gợi ý một số hàm ý chính sách cho Trường Đại học Lao Động – Xã hội trong việc giáo dục tinh thần doanh nhân cho sinh viên thông qua môi trường giáo dục, xây dựng các chương trình khóa học để giáo dục tinh thần doanh nhân Các nhà quản lý, kinh tế, chính phủ, hệ thống ngân gàng cần tạo ra thị trường cạnh tranh lành mạnh, xây dựng nguồn cung cấp vốn cho sinh viên khởi nghiệp

Trang 30

9

Hình 1.2 : Mô hình nghiên cứu ý định khởi nghiệp Sinh viên Trường ĐH Lao Động – Xã hội [15]

• Luận án tiến sỹ của tác giả Nguyễn Thu Thuỷ được thực hiện trên đối tượng sinh viên ở quy mô trên Thành phố Hà Nội với gần 700 sinh viên tham gia vào khảo sát [34] Luận án kết hợp hai nhóm nhân tố môi trường xúc cảm và trải nghiệm cá nhân để phát triển mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học khối ngành kinh tế và khối ngành kỹ thuật trên địa bàn thành phố Hà Nội (Hình 1.3)

Hình 1.3 : Mô hình nghiên cứu ý định khởi nghiệp Sinh viên Thành Phố Hà Nội [27]

Trang 31

• Năm 2015, nhóm tác giả Phan Anh Tú & Nguyễn Thanh Sơn thực hiện một nghiên cứu nhỏ nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên kinh tế đã tốt nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ [38] Dữ liệu được thu thập từ 180 sinh viên kinh tế đã tốt nghiệp chưa từng khởi sự kinh doanh đang sinh sống trên địa bàn thành phố Cần Thơ Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá và hồi quy nhị phân Logistic, nhóm tác giả tìm thấy sáu nhân tố tác động đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên kinh tế đã tốt nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ, lần lượt là: Động lực trở thành doanh nhân, Nền tảng gia đình, Chính sách chính phủ và địa phương, Tố chất doanh nhân, Khả năng tài chính, Đặc điểm cá nhân Hàm ý của nghiên cứu này được mong đợi là đóng góp rất lớn vào việc cải tiến chương trình giáo dục khởi sự doanh nghiệp và chính sách của chính phủ và địa phương

• Nhóm tác giả Phan Anh Tú và Giảng Thị Cẩm Tiên nghiên cứu ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kinh tế của trường đại học Cần Thơ [38] Dữ liệu nghiên cứu được thu thập

từ 233 sinh viên kinh tế (năm nhất và năm hai) thông qua phương pháp chọn mẫu thuận tiện Mô hình Lý thuyết hành vi có kế hoạch được áp dụng thông qua xem xét ba yếu tố tác động trực tiếp tới ý định khởi nghiệp là: Thái độ, Chuẩn chủ quan và Nhận thức kiểm soát hành vi, đồng thời bổ sung thêm ba yếu tố: Giáo dục, Nguồn vốn và Nhu cầu thành đạt (Hình 1.4)

Hình 1.4 : Mô hình nghiên cứu ý định khởi nghiệp sinh viên kinh tế – Trường ĐH Cần Thơ [38]

Kết quả có 5 yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên bao gồm: Thái độ và tự hiệu quả, Giáo dục và thời cơ khởi nghiệp, Nguồn vốn, Quy chuẩn chủ quan và Nhận thức kiểm soát hành vi Nghiên cứu mong muốn sẽ góp phần tích cực vào chương trình giáo dục khởi nghiệp cho sinh viên

Cũng tại thành phố Cần Thơ, năm 2016 nhóm nghiên cứu Nguyễn Quốc Nghi & cộng sự áp dụng phương pháp phân tích định lượng với 400 sinh viên ngành quản trị kinh doanh tại các

Trang 32

11

trường đại học/cao đẳng trên địa bản thành phố [31] Nghiên cứu cũng áp dụng ba yếu tố tác động

từ Lý thuyết hành vi có kế hoạch, đồng thời bổ sung một số yếu tố khác liên quan tới cá nhân như kinh nghiệm làm việc, giáo dục hay sự đam mê và sẵn sàng kinh doanh (Hình 1.5) Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên, bao gồm: thái độ và sự đam mê, sự sẵn sàng kinh doanh, quy chuẩn chủ quan, giáo dục Trong đó, yếu tố thái độ và sự đam mê có tác động mạnh nhất đến ý định khởi nghiệp của nhóm sinh viên này

Hình 1.5 : Mô hình nghiên cứu ý định khởi nghiệp sinh viên ngành QTKD tại TP Cần Thơ [31]

• Năm 2017, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quốc Nam đo lường 6 nhân tố độc lập ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của 300 sinh viên các trường Cao đẳng, Đại học trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, bao gồm: giáo dục, thái độ, sự đam mê, nguồn vốn, nhu cầu thành đạt và hỗ trợ khởi nghiệp Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu cho thấy có 04 nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến ý định khởi nghiệp của học sinh, sinh viên các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh, đó là: sự đam mê, môi trường giáo dục, hỗ trợ khởi nghiệp và nguồn vốn Trong đó, nhân tố sự đam mê và môi trường giáo dục có tác động mạnh nhất ảnh hưởng trực tiếp đến ý định khởi nghiệp của HSSV tại các trường này Nghiên cứu đưa ra khuyến nghị đẩy mạnh phong trào khởi nghiệp sinh viên trong thời gian tới, nhà nước và nhà trường cần có những chính sách cụ thể để tạo môi trường khởi nghiệp phát triển rộng khắp, đi vào chiều sâu [32]

• Áp dụng TPB làm mô hình gốc, đồng thời bổ sung thêm 01 biến độc lập sự hỗ trợ của ngữ cảnh và một số biến điều khiển vào mô hình nghiên cứu, nghiên cứu định lượng của Nguyễn Quang và Cao Cường [30] với sự tham gia của 361 sinh viên (năm nhất, năm hai, năm ba, năm tư) thuộc Khoa Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Kinh tế - Luật nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của nhóm sinh viên (Hình 1.6)

Qua nghiên cứu khám phá này, nhóm tác giả nhận thấy có 6 yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên bao gồm: nhận thức kiểm soát hành vi, động cơ chọn làm công cho một

tổ chức, môi trường cho khởi nghiệp, động cơ tự làm chủ, quy chuẩn chủ quan và sự hỗ trợ của môi trường học thuật Trong đó, yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi có tác động mạnh nhất đến ý định khởi nghiệp của sinh viên

Trang 33

12

Hình 1.6 : Mô hình nghiên cứu ý định khởi nghiệp sinh viên kinh tế

Trường Đại học Kinh tế - Luật [30])

Nhận xét về các nghiên cứu ở Việt Nam

Các nghiên cứu trong nước về ý định khởi nghiệp của sinh viên và các yếu tố tác động mặc

dù mới thực sự phát triển trong một thời gian ngắn, nhưng đã đề cập các nhóm biến tác động rất đa dạng Tuy nhiên các nghiên cứu hiện nay chủ yếu được thực hiện trong một phạm vi nhỏ (một hoặc một vài trường đại học) với số mẫu tương đối hạn chế mà chưa có nghiên cứu dạng này trên phạm vi toàn quốc Hình thức khởi nghiệp mà các nghiên cứu tại Việt Nam đề cập là loại hình khởi sự doanh nghiệp chung chung mà chưa có nghiên cứu điển hình về hình thức khởi nghiệp sáng tạo Đặc biệt, các nghiên cứu chuyên sâu về ý định khởi nghiệp của nhóm sinh viên khối ngành kỹ thuật còn chưa được thực hiện tại Việt Nam Đây là những tiền đề cơ sở để luận án xác định khoảng trống lý thuyết để xác định điểm mới của nghiên cứu

1.3 Nhận định khoảng trống lý thuyết của luận án

Việc xem xét tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan tới ý định khởi nghiệp trên cho thấy

xu thế tiếp cận ý định khởi nghiệp dựa trên đặc điểm tính cách cá nhân không được sử dụng do không mang lại kết quả thực nghiệm cao Phương pháp tiếp cận dựa trên đặc điểm nhân khẩu, xã hội học được nhận định có tính khả thi, nhưng chỉ ở mức đóng góp bổ trợ cho các phương pháp khác nhằm mang lại cái nhìn tổng quan hơn về ý định khởi nghiệp Xu thế áp dụng nghiên cứu ý định khởi nghiệp dựa trên hành vi thông qua các mô hình ý định được các học giả áp dụng phổ biến hiện nay Trong các mô hình ý định, Lý thuyết hành vi có kế hoạch TPB của Ajzen được đánh giá có tính áp dụng nhất

Do vậy luận án lựa chọn nghiên cứu các yếu tố tác động dựa trên cách tiếp cận hành vi và xem xét tác động của các yếu tố nhận thức cá nhân tới ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kỹ thuật Việt Nam thông qua áp dụng TPB là khung mô hình lý thuyết Mặc dù trên thế giới

và ở Việt Nam có rất nhiều nghiên cứu áp dụng TPB làm mô hình nền tảng nhưng cách tiếp cận trước đây vẫn còn một số khoảng trống cần giải quyết:

Trang 34

13

Thứ nhất, tác động của các tiền tố trong TPB đến ý định khởi nghiệp cá nhân là vấn đề còn

nhiều tranh cãi Kết quả áp dụng TPB ở các nghiên cứu đương đại cho thấy sự ổn định của yếu tố

“thái độ đối với khởi nghiệp” và “nhận thức kiểm soát hành vi” tác động tích cực đến “ý định khởi nghiệp” Ngược lại, mối quan hệ giữa “chuẩn chủ quan” và “ý định khởi nghiệp” không cho kết quả đồng nhất Như vậy, kiểm định lại mối quan hệ này có vai trò quan trọng trong việc khẳng định tính giá trị và khái quát hóa của lý thuyết

Thứ hai, việc luận án sử dụng TPB làm nền tảng xây dựng mô hình của luận án được coi là

có tính mới áp dụng trong môi trường nghiên cứu ở Việt Nam Tính đến thời điểm hiện tại, các nghiên cứu áp dụng TPB phần lớn được thực hiện ở các nước phát triển nơi ý định khởi nghiệp của các cá nhân thường xuất phát do như cầu, sở thích và nhằm nâng cao thu nhập [91] Ngược lại,

ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình như Việt Nam, ý định khởi nghiệp thường khởi phát như một lựa chọn duy nhất để tồn tại và để duy trì thu nhập sống [73] Do vậy mà kết quả nghiên cứu ở các nước phát triển không thể áp dụng tại Việt Nam nói riêng và các quốc gia đang phát

triển nói chung Nghiên cứu của Liñán & Chen khẳng định mức độ tác động của các tiền tố tới ý định khởi nghiệp là khác nhau ở các nền văn hoá khác nhau, các môi trường sống khác nhau, các tầng lớp xã hội khác nhau Điều này cho thấy không thể đồng nhất các kết quả nghiên cứu trên các lãnh địa khác nhau Cần thiết phải có các nghiên cứu kiểm chứng các tiền tố của TPB áp dụng riêng cho thị trường Việt Nam [154] Đồng tình với quan điểm trên, nghiên cứu do Zhang & Yang phát biểu mặc dù các yếu tố trong mô hình lý giải khoảng 50% biến ý định nhưng mức độ tác động của từng yếu tố thay đổi qua các bối cảnh khác nhau mà nghiên cứu diễn ra [230] Bối cảnh nghiên cứu của luận án ở Việt Nam là một quốc gia đang phát triển và đây được coi là môi trường nghiên cứu khá mới mẻ khi mà phần lớn các nghiên cứu về mảng đề tài này đều tập trung ở các nước phát triển với nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh và trình độ khoa học công nghệ cao phát triển

Thứ ba, phần lớn các nghiên cứu ở Việt Nam khi áp dụng TPB chỉ xem xét 03 tiền tố tác

động trực tiếp tới ý định khởi nghiệp Mặc dù nhiều nghiên cứu tại Việt cũng được xây dựng dựa trên TPB nhưng do những hạn chế về phương pháp nên các tác giả chuyển những quan hệ gián tiếp trong mô hình TPB thành quan hệ trực tiếp mà thiếu các bằng chứng về cơ chế quan hệ trực tiếp Tuy nhiên mô hình nghiên cứu của luận án còn xem xét các nhóm biến tác động gián tiếp tới

ý định khởi nghiệp thông qua 03 tiền tố trực tiếp của TPB Đồng thời, mô hình nghiên cứu của luận án còn bổ sung một biến độc lập (cảm nhận về may mắn) và hai biến điều khiển (đặc trưng nhân khẩu học, kiến thức và kinh nghiệm khởi nghiệp) vào mô hình nghiên cứu với mong muốn đem lại đánh giá đầy đủ hơn, chính xác hơn về động cơ hình thành ý định khởi nghiệp của sinh viên Nghiên cứu của tác giả Koe khẳng định việc đưa thêm các biến khả dĩ khác vào mô hình có thể đem lại tính chính xác cao hơn trong việc dự đoán ý định bởi xu hướng hành động không chỉ phụ thuộc duy nhất vào các yếu tố cảm nhận của cá nhân với hành vi khởi nghiệp hay ý kiến của những người xung quanh [139] Trên thực tế, TPB chỉ lý giải được từ 30% tới 50% ý định khởi nghiệp [140] [154] Ngay cả cha đẻ của TPB cũng khuyên các nhà nghiên cứu nên xem xét đưa thêm các biến khả thi vào mô hình nghiên cứu Do đó, các học giả đương đại có xu hướng áp dụng

ba tiền tố của TPB để xem xét ý định khởi nghiệp, đồng thời đưa thêm một số biến tác động khác vào mô hình với mong muốn đem lại một đánh giá ý định chính xác hơn, phù hợp hơn với bối cảnh nghiên cứu

Trang 35

14

Thứ tư, trên thế giới và ở Việt nam, các nghiên cứu tập trung vào vấn đề nghiên cứu ý định

khởi nghiệp trong sinh viên, trong đó đặc biệt chuyên sâu tới ý định khởi nghiệp của riêng sinh viên khối ngành kỹ thuật trên phạm vi một quốc gia còn chưa nhiều, và nếu có cũng còn nhiều hạn chế Nghiên cứu của nhóm tác giả Hoàng Thảo đã đề cập tới vấn đề ý định khởi nghiệp nhưng đối tượng nghiên cứu lại không phải là sinh viên [14] Nhóm tác giả Trần Phương lại tiếp cận đối tượng nghiên cứu là ý định chia sẻ tri thức của bác sĩ trong bệnh viện [43] Gần đây, có một số nhóm tác giả đã tiếp cận gần hơn tới vấn đề ý định khởi nghiệp của sinh viên như nhóm tác giả thuộc trường Đại học Cần Thơ nhưng đối tượng nghiên cứu chỉ bó hẹp ở sinh viên khối ngành kinh tế của một trường đại học (Đại học Cần Thơ) [38] Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thu Thuỷ được thực hiện trên đối tượng sinh viên nhưng chưa có sự chuyên sâu vào khối ngành kỹ thuật và chỉ được thực hiện trên phạm vi địa lý nhỏ là TP Hà Nội [34] Do đó, việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp để từ đó xây dựng các chính sách khuyến khích hoạt động khởi nghiệp, thắp lửa tinh thần doanh nhân và tạo dựng nền tảng văn hoá doanh nhân ở sinh viên đại học khối ngành kĩ thuật trên bình diện cả nước còn gặp nhiều khó khăn và có tính tự phát

Thứ năm, hình thức khởi nghiệp mà các nghiên cứu tại Việt Nam đề cập mang tính chung

chung, chưa chú trọng tới hình thức khởi nghiệp sáng tạo trong đó nhóm sinh viên khối ngành kỹ thuật được coi là nhóm đối tượng có tiềm năng hơn cả Đây cũng chính là nhóm doanh nghiệp có thể tạo ra động lực cho việc xây dựng và phát triển nền kinh tế trong kỷ nguyên kinh tế số và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo xứng đáng là nhóm nhận được sự quan tâm và các biện pháp hỗ trợ phát triển từ phía Nhà nước cũng như xã hội, từ đó thúc đẩy việc hình thành và phát triển một thế hệ startup Việt Nam mới, góp phần quan trọng vào sự thay đổi diện mạo nền kinh tế trong tương lai gần

Bên cạnh sáu yếu tố nhận thức cá nhân tác động trực tiếp và gián tiếp tới ý định khởi nghiệp theo Lý thuyết hành vi có kế hoạch TPB, luận án còn xem xét bổ sung vào mô hình nghiên cứu 01 biến phụ thuộc là Cảm nhận về may mắn và 02 biến điều khiển thuộc môi trường bên ngoài là Đặc trưng nhân khẩu học và Các chương trình đào tạo khởi nghiệp trong trường đại học với mong muốn có một cái nhìn tổng quan hơn về các yếu tố tác động tới ý định khởi nghiệp cá nhân và phù hợp với môi trường nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu của luận án Đây cũng chính là một trong những nét mới của luận án so với các nghiên cứu đã thực hiện trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay

Trên cở đo lường tác động trực tiếp và gián tiếp của 7 yếu tố nhận thức cá nhân tới ý định khởi nghiệp, luận án sẽ xem xét đâu là những yếu tố có tác động nhiều nhất và hình thức tác động (trực tiếp/gián tiếp) Chưa dừng lại ở đó, luận án còn xem xét sự khác biệt về mức độ tác động của

7 yếu tố trên tới ý định khởi nghiệp ở các nhóm sinh viên khác nhau về đặc trưng nhân khẩu học,

và kiến thức và kinh nghiệm khởi nghiệp Kết quả phân tích hai vấn đề trên sẽ giúp luận án đề xuất giải pháp đối với cơ quan quản lý Nhà nước, các trường đại học và bản thân sinh viên khối ngành

kỹ thuật Việt Nam để nuôi dưỡng và hiện thực hoá ý định khởi nghiệp sáng tạo của sinh viên, từ

đó hình thành văn hóa khởi nghiệp để tạo ra cộng động, mạng lưới khởi nghiệp sáng tạo năng động, hiệu quả

Trang 36

15

1.4 Tóm tắt chương 1

Chương 1 trước hết tập trung tìm hiểu các yếu tố tác động tới ý định khởi nghiệp được sử dụng trong nghiên cứu, từ đó làm rõ có 4 cách tiếp cận vấn đề ý định khởi nghiệp và các yếu tố tác động tới việc hình thành, phát triển của ý định khởi nghiệp cá nhân mà khoa học áp dụng bao gồm:

• Cách tiếp cận đặc điểm, tính cách cá nhân trả lời câu hỏi: Ai sẽ là doanh nhân

• Cách tiếp cận đặc điểm xã hội học-nhân khẩu học trả lời câu hỏi: Môi trường nào hình thành doanh nhân

• Cách tiếp cận hành vi trả lời câu hỏi: Tại sao một số cá nhân lựa chọn theo đuổi hành trình khởi nghiệp

• Cách tiếp cận tổng hợp với quan điểm ý định khởi nghiệp chịu sự tác động của tổng hoà nhiều nhóm yếu tố khác nhau

Qua đó, luận án xem xét lịch sử phát triển của các cách tiếp cận, điểm mạnh và yếu của từng cách và quan điểm của các học trên thế giới về khởi nghiệp khẳng định xu hướng tiếp cận vấn

đề ý định khởi nghiệp thông qua phương pháp tiếp cận hành vi lý giải tại sao một số cá nhân lựa chọn theo đuổi hành trình khởi nghiệp được áp dụng nhiều trong các nghiên cứu đương đại, đồng thời bổ sung một số biến tác động cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu Đây cũng là cách tiếp cận

mà luận án sử dụng

Bên cạnh đó, chương 1 đã tìm hiểu về các nghiên cứu điển hình về ý định khởi nghiệp và các yếu tố tác động tại Việt Nam và đưa ra một số nhận xét tổng quát về nội dung của các nghiên cứu này Nhìn chung, các nghiên cứu hoàn toàn phù hợp với lịch sử phát triển hoạt động khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam chưa nhiều, theo đó phần lớn các nghiên cứu đề cập tới hình thức khởi nghiệp chung chung hoặc khởi sự doanh nghiệp; và nhóm đối tượng ý định khởi nghiệp của nhóm sinh viên khối ngành kỹ thuật chưa được xem xét nhiều, thay vào đó là nhóm sinh viên khối ngành kinh tế Quy mô của các nghiên cứu cũng khá nhỏ, ở một hoặc một vài trường đại học Tuy nhiên luận án cũng khẳng định, mặc dù xuất hiện trong thời gian ngắn nhưng số lượng các nghiên cứu về

ý định khởi nghiệp xuất hiện khá nhiều và áp dụng trên nhiều khách thể nghiên cứu khác nhau, với các nhóm tiền tố tác động đa dạng

Qua việc xem xét các nghiên cứu ở trong và ngoài nước, luận án đã nêu rõ khoảng trống nghiên cứu và khẳng định sự cần thiết của một nghiên cứu về các yếu tố tác động tới ý định khởi nghiệp sáng tạo của sinh viên khối ngành kỹ thuật trên phạm vi toàn quốc cho môi trường nghiên cứu Việt Nam

Trang 37

16

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC

ĐỘNG TỚI Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP

2.1 Khởi nghiệp: các hình thức, các lĩnh vực và quá trình phát triển

2.1.1 Khởi nghiệp

Theo từ điển tiếng Việt, khởi nghiệp là việc bắt đầu tạo lập một công việc kinh doanh mới [13] Như vậy ở Việt Nam khái niệm khởi nghiệp có nghĩa rất rộng: có thể là bắt đầu công việc kinh doanh, buôn bán nhỏ, từ các ngành nghề rất truyền thống như bán bánh mì, xôi, chè… và không cần đăng ký kinh doanh cho đến thành lập một doanh nghiệp sáng tạo công nghệ giúp đột phá trong tăng trưởng, vượt trội trong cạnh tranh nhằm giải quyết một hoặc nhiều nhu cầu nào đó của thị trường Gần đây, chúng ta mới bắt đầu đề cập tới khái niệm khởi nghiệp sáng tạo nhưng nhìn chung vẫn còn rất mờ nhạt và chưa được cộng đồng nhìn nhận rõ ràng, chính xác

Tuy nhiên quan điểm của khoa học hiện đại thì khởi nghiệp phải gắn liền với việc hình thành một doanh nghiệp mới, có tư cách pháp nhân và dựa trên nền tảng khoa học công nghệ để mang lại sự đổi mới sáng tạo Do vậy mà thuật ngữ khởi nghiệp được cộng đồng quốc tế nghiễm nhiên công nhận là việc thành lập một doanh nghiệp mới gắn liền với đổi mới sáng tạo và dựa trên nền tảng khoa học công nghệ (technology based entrepreneur/start-up – TBE)

Đơn cử, Drucker cũng như nhiều học giả khác khẳng định khởi nghiệp luôn gắn bó chặt chẽ với đổi mới sáng tạo, hay nói ngược lại sáng tạo chính là công cụ chính hình thành nên khởi nghiệp [97] Trích dẫn nhận định của nhà kinh tế học kinh điển Schumper, nhà nghiên cứu Robinson làm rõ sự khác nhau giữa một giám đốc và nhà khởi nghiệp ở chỗ giám đốc chỉ đơn giản điều hành một công ty trong khi nhà khởi nghiệp chính là nhà cải cách sáng tạo [192] Nghiên cứu của Shane đưa ra khái niệm cơ bản của khởi nghiệp là ‘một hoạt động liên quan tới sự khám phá, đánh giá, khai thác cơ hội nhằm giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ mới, cách thức mới điều hành doanh nghiệp, thị trường hay nguồn nguyên vật liệu mới mà trước đây chưa từng xuất hiện’ [201] Dựa trên quan điểm của nghiên cứu Barbara và cộng sự thì “Start – up chỉ sự khởi nghiệp của một doanh nghiệp mới hình thành trên nền tảng kết quả khoa học công nghệ” [66]

Theo quan điểm phổ biến nhất của cộng đồng quốc tế thì khởi nghiệp là giai đoạn sớm nhất trong vòng đời của mỗi doanh nghiệp khi người sáng lập ra nó hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh của mình Với nhiều người, hoạt động khởi nghiệp được hiểu đơn giản là theo đuổi những quyết định mạo hiểm trong tương lai; đây là quá trình gần như không thể thiếu trong kinh doanh nhưng

do tính chất rủi ro nên không phải doanh nghiệp nào khởi nghiệp cũng thành công [29]

Trong kinh tế học, khởi nghiệp luôn gắn liền với hai thuật ngữ: thành lập doanh nghiệp mới (startup) và tinh thần khởi nghiệp (entrepreneurship) Thành lập doanh nghiệp mới (start-up)

là việc thành lập và điều hành một doanh nghiệp mới còn tinh thần khởi nghiệp được định nghĩa là một dạng năng lực cá nhân và động lực thúc đẩy một cá nhân dồn tâm huyết cũng như sức lực để tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ mới Tinh thần khởi nghiệp còn được gọi là tinh thần doanh nhân khởi nghiệp, là một thuật ngữ xuất hiện khá lâu trên thế giới Quan điểm của các nhà nghiên cứu thì những doanh nhân có tinh thần khởi nghiệp thật sự phải là những con người mà bản thân

họ có hoài bão vượt lên số phận, chấp nhận rủi ro với tinh thần đổi mới và sáng tạo; đồng thời dũng cảm gánh chịu những tai họa nghiêm trọng về vật chất và tinh thần khi làm ăn thua lỗ

Nhà kinh tế học Mỹ Drucker, P.F trong nghiên cứu [97] cho rằng “tinh thần doanh nhân khởi nghiệp được hiểu là hành động của doanh nhân khởi nghiệp - người tiến hành việc biến những cảm nhận nhạy bén về kinh doanh, tài chính và sự đổi mới thành những sản phẩm hàng hóa

Trang 38

17

mang tính kinh tế Kết quả của những hành động này là tạo nên những tổ chức mới hoặc góp phần tái tạo những tổ chức đã “già cỗi” Hình thức rõ ràng nhất của tinh thần doanh nhân khởi nghiệp là bắt đầu xây dựng những doanh nghiệp mới” Có thể nói tinh thần khởi nghiệp là tinh thần đổi mới, sáng tạo Tinh thần khởi nghiệp có một vị trí xã hội quan trọng bởi tinh thần này thúc đẩy doanh nhân có ham muốn tìm hiểu nhu cầu của khách hàng tiềm năng Đây được xem là nhân tố quan trọng của xã hội đương thời [69] Theo nhóm nghiên cứu Nabi & Holden [173], khởi nghiệp thể hiện quan điểm cá nhân đối với lựa chọn nghề nghiệp, suy nghĩ và hành động hướng tới việc thành lập một doanh nghiệp mới

Nghiên cứu của Bruyat & Julien cho rằng có nhiều cách để hiểu vấn đề khởi nghiệp, từ cách hiểu theo nghĩa hẹp là bắt đầu làm chủ một doanh nghiệp mới đến nghĩa rộng như quan điểm

về nghề nghiệp theo hướng tự mình làm chủ, khởi xướng, phát kiến và chấp nhận rủi ro [79] Cũng tiếp cận vấn đề khởi nghiệp theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng, Zhang & Yang phát biểu khởi nghiệp là việc hình thành một doanh nghiệp mới, nếu hiểu theo nghĩa rộng thì khởi nghiệp là cả một quá trình dài đi từ khám phá, đánh giá, khai thác và tận dụng cơ hội mà quá trình này luôn bao gồm sự hình thành doanh nghiệp mới và thực hiện các hành vi kinh doanh [230]

Ngoài ra còn rất nhiều các định nghĩa và cách hiểu về khởi nghiệp, nhưng nhìn chung các nghiên cứu hiện đại trên thế giới đều thống nhất khởi nghiệp là việc thành lập và làm chủ một doanh nghiệp mới [117]

Trong khuôn khổ luận án này, đối tượng nghiên cứu là ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kỹ thuật là đối tượng có tri thức, được đào tạo bài bản và có kiến thức nền tảng về khoa học công nghệ Do vậy khởi nghiệp được hiểu như cách nhìn nhận chung trên thế giới là việc một cá nhân tự đứng ra làm chủ hoặc đồng làm chủ (self – employment) gây dựng một doanh nghiệp mới dựa trên áp dụng hoặc sáng tạo khoa học công nghệ để mang lại sự đổi mới sáng tạo

và được gọi là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Cách gọi này tương đồng với Điều 3 Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành năm 2017, theo đó khởi nghiệp sáng tạo là thành lập doanh nghiệp mới để khai thác một ý tưởng sáng tạo Các ý tưởng sáng tạo có thể là tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh ở sản phẩm, quy trình sản xuất - kinh doanh, tổ chức hay tiếp thị Đây chính là nhóm doanh nghiệp khởi nguồn đổi mới sáng tạo trong kinh doanh và cũng chính là cầu nối đưa các kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ vào thực tiễn cuộc sống như chủ trương của Đảng và Nhà nước ta đặt ra hiện nay

2.1.2 Các hình thức khởi nghiệp

• Căn cứ vào số lượng cá nhân tham gia khởi nghiệp: Khởi nghiệp được chia thành 2 loại:

o Khởi nghiệp độc lập: Một cá nhân duy nhất thành lập, làm chủ và tự mình điều hành doanh nghiệp

o Khởi nghiệp hợp tác hoặc đồng khởi nghiệp: Từ 2 cá nhân cùng thành lập, đồng làm chủ và phối hợp điều hành doanh nghiệp mới

• Căn cứ vào mục đích lợi nhuận

o Khởi nghiệp tạo lập doanh nghiệp vì mục đích lợi nhuận: Chủ doanh nghiệp thành lập doanh nghiệp để làm giàu cho bản thân, kiếm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Khởi sự kinh doanh thường bắt nguồn từ sự hấp dẫn về tiền bạc Kiếm lợi nhuận và gia tăng giá trị của doanh nghiệp là mục đích chính của nhiều người khi khởi sự kinh doanh Phần lớn các doanh nhân khởi sự kinh doanh vì mục đích này

Trang 39

18

o Khởi nghiệp không vì mục tiêu lợi nhuận: Mục tiêu khởi sự của chủ doanh nghiệp là không

vì lợi nhuận mà vì xã hội Chủ doanh nghiệp phát triển kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ nhưng không vì lợi ích cá nhân mình mà nhằm mục đích nhân đạo Các doanh nghiệp này được gọi là các doanh nghiệp xã hội Khác với doanh nhân kinh doanh, doanh nhân xã hội

không có mục đích lợi nhuận mà họ hoàn toàn tự nguyện cống hiến cuộc đời mình cho hoạt động mang tính nhân đạo Xã hội đánh giá thành công của doanh nghiệp không phải qua lợi nhuận mà bằng những tiến bộ xã hội mà doanh nghiệp đóng góp cho cộng đồng

• Căn cứ vào môi trường khởi nghiệp:

o Khởi nghiệp độc lập của cá nhân: Một hoặc nhiều cá nhân độc lập tự thành lập một doanh nghiệp khởi nghiệp

o Khởi nghiệp trong nội bộ doanh nghiệp: Theo định nghĩa của GEM, khởi nghiệp trong doanh nghiệp là việc các nhân viên làm thuê trong các tổ chức kinh doanh tham gia vào các hoạt động khởi nghiệp cho chủ của mình, và các hoạt động khởi nghiệp này là những hoạt động mới khác với các hoạt động thường ngày của doanh nghiệp như việc thành lập công ty con, mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh mới, phát triển một sản phẩm mới Khởi nghiệp trong doanh nghiệp đòi hỏi các doanh nghiệp đang hoạt động có môi trường, văn hóa và cơ chế khuyến khích việc nhân viên theo đuổi các ý tưởng cơ hội kinh doanh

• Căn cứ vào lý do khởi nghiệp: Nghiên cứu [189] chia ra 2 loại hình khởi nghiệp

o Khởi nghiệp cơ hội (Opportunity entrepreneurship): Khởi nghiệp do đam mê, khẳng định bản thân, tăng thêm thu nhập của người khởi sự hoặc do nhận thức được cơ hội kinh doanh tốt (hay còn được gọi là pull factors) Hình thức khởi nghiệp này lại được chia thành 3 loại, căn cứ vào mục đích và lý do khởi nghiệp:

 Khởi nghiệp để tăng thêm thu nhập

 Khởi nghiệp để duy trì thu nhập

 Khởi nghiệp để độc lập hơn

Tại các nước phát triển dựa trên sáng tạo đổi mới, phần lớn các khởi nghiệp nhằm mục đích

o Opportunity-based ventures (OPP): Hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp do gặp được cơ hội

o Necessity-based ventures (NEC): Hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp do không thể tìm được việc làm nào khác

o Ở Việt Nam, dựa trên tiêu chí này, người ta cũng phân loại khởi nghiệp thành hai loại:

o Khởi nghiệp vì kế sinh nhai

o Khởi nghiệp kinh doanh trên cơ sở có kiến thức nghề nghiệp

2.1.3 Các lĩnh vực khởi nghiệp chủ yếu

Trên thế giới và ở Việt Nam, có hai lĩnh vực khởi nghiệp chủ yếu là Khởi nghiệp dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và Khởi nghiệp kinh doanh thông thường:

Trang 40

19

o Khởi nghiệp dựa trên nền tảng khoa học công nghệ (ở Việt Nam còn được gọi là các doanh nghiệp khởi nghiệp khoa học công nghệ hay khởi nghiệp đổi mới sáng tạo/khởi nghiệp sáng tạo) Theo GEM (2016), việc đánh giá định hướng đổi mới của hoạt động kinh doanh nói chung và giai đoạn khởi nghiệp nói riêng dựa vào ba chỉ tiêu: Mức độ đổi mới đối với sản phẩm, Mức độ đổi mới đối với thị trường và Mức độ đổi mới về công nghệ [11]

o Khởi nghiệp kinh doanh thông thường: các hình thức thành lập công ty mới dựa trên ngành nghề truyền thống hoặc không áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh

Tuy nhiên, với sự phát triển bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, thế giới đang ngày càng thu nhỏ, xoá nhoà những khoảng cách về thời gian và không gian Trong tương lai, sáng tạo công nghệ sẽ bùng nổ với hàng loạt công nghệ mới và vì vậy những thử nghiệm và đổi mới sáng tạo chính là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo chính là những đối tượng như vâỵ , họ là những người có ý tưởng công nghệ mới,

có mô hình kinh doanh sáng tạo và chấp nhận rủi ro để đưa những sản phẩm, dịch vụ mới ra thị trường Hơn nữa, đặc tính tăng trưởng nhanh của các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo khiến họ

có tiềm năng trở thành các doanh nghiệp mạnh, có giá trị kinh tế lớn chỉ trong một thời gian ngắn, góp phần xây dựng nền kinh tế đất nước trở thành nền kinh tế dựa trên tri thức

Bởi vậy, xu thế chung của các quốc gia trên thế giới là phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, nắm bắt những xu thế mới, cơ hội mới của nền kinh tế tri thức toàn cầu, coi sáng tạo là nguồn gốc của sự gia tăng của cải và nâng cao năng lực cạnh tranh Hình thức doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo hay các nhóm startup mới hình thành chính là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của nhiều quốc gia, từ những nước phát triển như Mỹ, Anh, các nước châu Âu đến các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á Thái Lan coi các startup là trụ cột quan trọng, họ là những chiến binh kinh tế mới (New economic warriors) tạo ra các lợi ích kinh tế - xã hội, định hình nền kinh tế đổi mới sáng tạo (Innovation - based economy) cho Thái Lan và giúp nước này thoát khởi bẫy thu nhập trung bình [3]

Đối với nước ta, tầm quan trọng của phát triển KH&CN, đưa KH&CN vào ứng dụng trong cuộc sống nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế đã nhiều lần được khẳng định trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết số 20/NQ/TW - Hội nghị lần thứ 6, BCH TƯ Đảng khóa XI Thực hiện mục tiêu đó, một trong những yêu cầu được đề ra là cần phải phát triển lực lượng doanh nghiệp dựa trên KH&CN - doanh nghiệp khởi

nghiệp sáng tạo - chính là chủ thể quan trọng trong việc đưa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ của người Việt ứng dụng vào thực tiễn [3]

Ngoài ra, GEM (2016) đưa ra chi tiết bốn lĩnh vực khởi nghiệp chủ yếu, bao gồm:

Ngày đăng: 16/01/2020, 14:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016) Thông tin tuyển sinh các trường đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2016 . https://www.moet.gov.vn/ . Truy cập ngày 1.4.2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tin tuyển sinh các trường đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2016
[2] Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội (2018). Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam số 15 .http://www.molisa.gov.vn/Images/FileAnPham/fileanpham201712261740872.pdf . Truy cập ngày 28.6.2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt "Nam số 15
Tác giả: Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội
Năm: 2018
[3] Bộ Khoa học và Công nghệ (2018) Khởi nghiệp sáng tạo: Vấn đề khởi nghiệp sáng tạo trên thế giới và các vấn đề đặt ra cho Việt Nam. Thông tin khoa học và công nghệ chuyên đề, tháng 6/2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khởi nghiệp sáng tạo: Vấn đề khởi nghiệp sáng tạo trên thế giới và các vấn đề đặt ra cho Việt Nam
[4] B ộ Kế hoạch và Đầu tư (2007) Báo cáo điều tra lao động Việc làm năm 2016 . http://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=36868&idcm=37. Truy c ập ngày 30.4.2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo điều tra lao động Việc làm năm 2016
[5] Bùi Hu ỳnh Tuấn Duy, Lê Thị Lin, Đào Thị Xuân Duyên, Nguyễn Thu Hiền (2011) Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tính cách cá nhân lên tiềm năng khởi nghiệp của sinh viên. T ạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, 14(3Q), 68-82 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tính cách cá nhân lên tiềm năng khởi nghiệp của sinh viên
[7] Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN (2017) Tiềm năng phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế . http://www.most.gov.vn Truy cập ngày 1.5.2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiềm năng phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế
[8] Đinh Hiệp (2016) R ất ít bằng sáng chế được cấp cho chủ thể Việt Nam. Thời báo Kinh tế Sài Gòn. http://www.thesaigontimes.vn/. Truy cập ngày 15.4.2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rất ít bằng sáng chế được cấp cho chủ thể Việt Nam. Thời báo Kinh tế Sài Gòn
[9] Đinh Việt Hòa (2013) Phát tri ển thêm nhiều doanh nghiệp để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước . T ạp chí Lý luận Chính trị, số tháng 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển thêm nhiều doanh nghiệp để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
[10] Đông Nghi, Thiên Minh (2017) Doanh nghi ệp khởi nghiệp: Vẫn còn rào cản! . https://petrotimes.vn/doanh-nghiep-khoi-nghiep-van-con-rao-can-502524.html. Truy c ập ngày 24.9.2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Doanh nghiệp khởi nghiệp: Vẫn còn rào cản
[11] GEM (2016) Báo cáo ch ỉ số khởi nghiệp Việt Nam 2015/16 . NXB Giao thông V ận tải [12] Hiếu Minh (2016) Việt Nam đang có khoảng 1.500 startup . http://tinnhanhchungkhoan.vn.Truy cập ngày 1.2.2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chỉ số khởi nghiệp Việt Nam 2015/16". NXB Giao thông Vận tải [12] Hiếu Minh (2016) "Việt Nam đang có khoảng 1.500 startup
Nhà XB: NXB Giao thông Vận tải [12] Hiếu Minh (2016) "Việt Nam đang có khoảng 1.500 startup". http://tinnhanhchungkhoan.vn. Truy cập ngày 1.2.2018
[14] Hoàng Thị Phương Thảo, Bùi Thị Thanh Chi (2013) Ý định khởi nghiệp của nữ học viên MBA tại TP Hồ Chí Minh. Tạp chí Phát triển kinh tế, số 271, 5/2013, pp 10-22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ý định khởi nghiệp của nữ học viênMBA tại TP Hồ Chí Minh
[15] Hoàng Thị Thương (2014) Các yếu tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Lao Động – Xã hội. Luân văn thạc sỹ Trường ĐH Mở TP HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Lao Động – Xã hội
[16] H ữu Tuấn (2016) Xót ru ột những dự án khởi nghiệp sáng giá 'ăn cơm Việt Nam, khai sinh nước ngoài . http://www.baomoi.com. Truy cập ngày 16.7.2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xót ruột những dự án khởi nghiệp sáng giá 'ăn cơm Việt Nam, khai sinh nước ngoài
[17] K.Linh (2017). S ố lượng bằng sáng chế của Việt Nam chỉ bằng một phần nghìn của Hàn Qu ốc, Trung Quốc. https://laodong.vn/kinh-te/so-luong-bang-sang-che-cua-viet-nam-chi-bang-mot-phan-nghin-cua-han-quoc-trung-quoc-665848.bld.Truy cập ngày 11.7.2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Số lượng bằng sáng chế của Việt Nam chỉ bằng một phần nghìn của Hàn Quốc, Trung Quốc. https://laodong.vn/kinh-te/so-luong-bang-sang-che-cua-viet-nam-chi-bang-mot-phan-nghin-cua-han-quoc-trung-quoc-665848.bld
Tác giả: K.Linh
Năm: 2017
[18] Kiều Châu (2017). Trường đại học nào là “cái nôi” của các nhà sáng lập startup Việt?https://bizlive.vn/song/infographic-truong-dai-hoc-nao-la-cai-noi-cua-cac-nha-sang-lap-startup-viet-3081546.html.Truy cập ngày 10.7.2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trường đại học nào là “cái nôi” của các nhà sáng lập startup Việt?"https://bizlive.vn/song/infographic-truong-dai-hoc-nao-la-cai-noi-cua-cac-nha-sang-lap-startup-viet-3081546.html
Tác giả: Kiều Châu
Năm: 2017
[19] Khu Công nghệ phần mềm ĐHQG-HCM (2018) Kết quả nghiên cứu về tinh thần khởi nghiệp của sinh viên ngành CNTT . http://www.vnu-itp.edu.vn/en/startups/315-ket-qua-nghien-cuu-ve-tinh-than-khoi-nghiep-cua-sinh-vien-nganh-cntt.html. Truy cập 29.6.2018 [20] Lam Vân (2016) Đầu tư mạo hiểm cho khởi nghiệp sáng tạo và công nghệ tại Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả nghiên cứu về tinh thần khởi nghiệp của sinh viên ngành CNTT". http://www.vnu-itp.edu.vn/en/startups/315-ket-qua-nghien-cuu-ve-tinh-than-khoi-nghiep-cua-sinh-vien-nganh-cntt.html. Truy cập 29.6.2018 [20] Lam Vân (2016)
[21] Lê Văn (2017) Nh ững con số "biết nói" về giáo dục đại học Việt Nam.www.vietnamnet.vn. Truy cập ngày 27.6.2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: biết nói
[22] Lương Minh Hà, Đỗ Thu Hằng, Vương Thu Trang (2015) Kh ởi nghiệp Việt Nam: Từ niềm tin t ới thực tế . T ạp chí Kinh tế và Dự báo, số 19/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khởi nghiệp Việt Nam: Từ niềm tin tới thực tế
[23] Mai Việt Dũng (2015) Vấn đề phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam hiện nay. T ạp chí Lý lu ận chính trị số 7/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam hiện nay
[6] C ẩm Tú (2016) Nhiều rào cản doanh nghiệp khởi nghiệp. http://thbt.vn/chuyen-de/kinh- te/nhieu-rao-can-doanh-nghiep-khoi-nghiep. Truy c ập ngày 24.9.2018 Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w