1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển tư duy không gian cho học sinh trong dạy học địa lí 12 ở trường trung học phổ thông

157 111 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • Chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn Địa lí

  • Mã số: 9.14.01.11

  • LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

  • Người hướng dẫn khoa học:

  • 1. GS.TS. Đỗ Thị Minh Đức 2. TS. Trần Thị Thanh Thủy

  • LỜI CAM ĐOAN

  • Mở đầu

  • 1. Lí do chọn đề tài

  • 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

  • 4. Giả thuyết nghiên cứu

  • 5. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

  • 6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

  • 7. Đóng góp chính của luận án

  • Luận án đã hệ thống hóa, làm sáng tỏ cơ sở lí luận của việc phát triển tư duy không gian trong dạy học Địa lí và điều tra, phân tích, tổng hợp, đánh giá thực trạng việc phát triển tư duy không gian trong dạy học Địa lí 12 ở trường THPT hiện nay.

  • Luận án xác định và làm rõ được bốn thao tác tư duy không gian trong dạy học Địa lí 12; đó là: phân tích và tổng hợp đặc trưng của đối tượng không gian, so sánh, thiết lập mối quan hệ không gian và suy luận. Mỗi thao tác được mô tả cụ thể yêu cầu cần đạt, các bước thực hiện và ví dụ trong Chương trình Địa lí 12.

  • Luận án đã đề xuất được các nguyên tắc và yêu cầu nhằm định hướng cho việc phát triển tư duy không gian trong dạy học Địa lí 12 ở trường THPT.

  • Luận án xác lập được quy trình và các biện pháp phát triển tư duy không gian trong dạy học Địa lí 12 ở trường THPT. Trong mỗi bước của quy trình đều hướng đến việc phát huy tính tích cực tư duy và phát triển các thao tác tư duy không gian cho HS. Các biện pháp có tính thực tiễn cao nhằm thực hiện mục tiêu kép, cả mục tiêu bài học và mục tiêu phát triển tư duy không gian.

  • Luận án thiết kế và tổ chức dạy học một số bài trong Chương trình Địa lí 12 nhằm phát triển tư duy không gian trong dạy học Địa lí 12 ở trường THPT và thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng hiệu quả của quy trình và các biện pháp đã đề xuất.

  • 8. Cấu trúc của luận án

  • Chương 1

  • CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN TƯ DUY

  • KHÔNG GIAN CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12

  • Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

  • 1.1. Những vấn đề đổi mới giáo dục phổ thông

  • 1.1.1. Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

  • Chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí theo Thông tư số 32/2018/ TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của HS. Chương trình thống nhất những nội dung giáo dục cơ bản đối với HS, đó là những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại, hài hoà đức, trí, thể, mĩ. Nội dung giáo dục cũng chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống.

  • Chương trình môn Địa lí ở cấp THPT đã xác định và mô tả các năng lực đặc thù của bộ môn; đó là ba nhóm năng lực: nhận thức khoa học Địa lí, tìm hiểu Địa lí và vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. Năng lực nhận thức khoa học Địa lí gồm năng lực nhận thức thế giới theo quan điểm không gian và năng lực giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí. Năng lực tìm hiểu địa lí gồm ba năng lực thành phần: sử dụng các công cụ địa lí học, tổ chức học tập ở thực địa và khai thác Internet phục vụ môn học. Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học gồm năng lực thành phần: cập nhật thông tin và liên hệ thực tế, thực hiện chủ đề học tập khám phá từ thực tiễn, vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn.

  • 1.1.2. Đổi mới phương pháp giáo dục

  • Dạy học đáp ứng Chương trình phổ thông mới phải chú ý tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS, gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động luyện tập, thực hành. Các phương pháp dạy học đề cao tính chủ động, tích cực, sáng tạo của HS và phải liên kết được với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. GV là người tổ chức, hướng dẫn hoạt động học tập của HS, tạo không khí học tập tích cực để HS chủ động tham gia vào các hoạt động học tập, tạo điều kiện để HS tự phát hiện vấn đề và cung cấp những tình huống để HS rèn luyện khả năng tự học.

  • Các phương pháp dạy học truyền thống cần được cải tiến theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS; đồng thời kết hợp với các phương pháp dạy học phát huy năng lực HS như dạy học giải quyết vấn đề, tình huống, dự án,... Các hoạt động học tập của HS tập trung vào việc khám phá vấn đề, luyện tập và thực hành.

  • Trong môn Địa lí, cần gắn bài học với thực tiễn địa phương, đất nước và thế giới; vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các vấn đề về môi trường, kinh tế - xã hội tại địa phương, từ đó phát triển nhận thức, kĩ năng, hình thành phẩm chất, năng lực cho HS. Các phương pháp dạy học tiên tiến cần được kết hợp linh hoạt với các phương pháp dạy học đặc thù của địa lí như: khai thác tri thức từ bản đồ, sử dụng phương tiện trực quan, thực địa,... Việc tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lí cũng rất cần thiết.

  • 1.1.3. Đổi mới kiểm tra đánh giá

  • Trong quá trình đổi mới toàn diện giáo dục phổ thông, đổi mới đánh giá được coi là động lực, tác động đến các thành tố khác của quá trình dạy học. Để đánh giá chính xác, GV phải căn cứ vào các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong chương trình. Đối tượng đánh giá là sản phẩm và quá trình học tập, rèn luyện của HS.

  • Việc đánh giá phải kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì theo phương châm vì sự tiến bộ của người học. GV cũng cần hướng dẫn HS cách đánh giá và tự đánh giá để có thể phát huy hoặc khắc phục những ưu, nhược điểm của mình, góp phần phát triển năng lực bản thân. Các công cụ đánh giá cũng cần được thiết kế đa dạng: câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi tự luận, bài tập nhận thức, bảng kiểm, thang đo,... để có được các kết luận chính xác.

  • 1.2. Phát triển tư duy của học sinh trong học tập

  • 1.2.1. Khái niệm tư duy của học sinh trong học tập

  • 1.2.2. Đặc điểm của tư duy của học sinh trong học tập

  • 1.2.3. Cách tiếp cận dạy học phát triển tư duy

  • 1.2.4. Điều kiện dạy học phát triển tư duy cho HS

  • 1.3. Tư duy không gian trong dạy học Địa lí

  • 1.3.1. Cơ sở khoa học của việc phát triển tư duy không gian trong dạy học Địa lí

  • 1.3.1.1. Cơ sở triết học

  • Không gian là phạm trù triết học, chỉ hình thức tồn tại của vật chất về các đặc tính dài, rộng, cao, biểu hiện sự tồn tại, tách biệt và trật tự phân bố của sự vật. Bất kể đối tượng nào cũng chiếm một không gian nhất định, có vị trí, có kích thước, được giới hạn bởi chiều dài, chiều rộng, chiều cao và có mối tương quan với các đối tượng khác; đó là không gian thực của đối tượng vật chất. Không gian là thuộc tính của vật chất nên cũng đồng thời là đối tượng của nhận thức khi con người tìm hiểu về vật chất. Đối tượng của môn Địa lí ở trường THPT là những kiến thức khoa học về tự nhiên, dân cư, các vấn đề xã hội, các hoạt động kinh tế của một lãnh thổ, nghĩa là những kiến thức về các đối tượng có thực trong không gian. Do đó, để HS nhận thức được đặc trưng của đối tượng, cần cho các em tìm hiểu các thuộc tính về mặt không gian như: vị trí, phạm vi giới hạn và mối tương quan của chúng.

  • 1.3.1.2. Cơ sở tâm lí học

  • Các nghiên cứu tâm lí học được tiến hành với nhiều công cụ: thang đo tâm lí, bài kiểm tra khả năng nhận thức, bài kiểm tra sử dụng phương tiện trực quan,… cho thấy rằng, tư duy không gian là một đặc điểm của cá nhân khi thực hiện các hoạt động tâm trí về không gian, mang tính tự nhiên, vốn có và có thể cải thiện bằng các can thiệp giáo dục [79].

  • Các nghiên cứu tâm lí học phát triển đã chỉ ra rằng cấu trúc não để phát triển tư duy không gian có đầy đủ chức năng từ độ tuổi tiểu học và sự can thiệp của GV có thể nâng cao khả năng thực hiện, vận dụng tư duy này cho HS [56]. Do đó, HS có thể học về tư duy không gian từ rất sớm với các bài tập đơn giản: mô tả vị trí, phân nhóm đối tượng theo đặc điểm riêng, xác định ranh giới,... Các quan sát hoạt động của não khi con người thực hiện các thao tác tư duy khác nhau cho thấy tư duy không gian là một quá trình phức tạp. Tư duy không gian có thể có tám phương thức hoạt động khác nhau, xảy ra ở các bộ phận khác nhau của vỏ não [58]. Ví dụ, thao tác so sánh diễn ra ở vùng não nhỏ ở phía trên và sau tai trái, thao tác mô tả sự dịch chuyển xảy ra ở vùng não phía trên mắt trái, thao tác phân cấp, phân bậc hoạt động mạnh ở phía não phải,... Các nghiên cứu này gợi ý cho việc thiết kế hoạt động dạy học, xây dựng tài liệu học tập và đánh giá HS. Ví dụ, bộ não con người không có cơ chế mã hóa vị trí tuyệt đối nhưng có thể mã hóa vị trí tương đối theo các khung tham chiếu khác nhau, như: đặc tính hình học (dọc, ngang của đối tượng, trong khung hình chữ nhật,...), khoảng cách (xa, gần), quan hệ với môi trường xung quanh (tiếp giáp, phía trái, phải,...),... Do đó, khi dạy về vị trí tuyệt đối cần dùng bản đồ, sơ đồ, lược đồ còn khi dạy vị trí tương đối có thể cho HS mô tả, tưởng tượng.

  • Như vậy, tư duy không gian có thể phát triển thông qua quá trình học tập và cần được quan tâm rèn luyện cho HS để có thể nhận thức được bản chất của các đối tượng, hiện tượng địa lí.

  • 1.3.2. Khái niệm tư duy không gian trong dạy học Địa lí

  • 1.3.3. Vai trò của việc phát triển tư duy không gian trong dạy học Địa lí

  • 1.3.4. Đặc điểm của tư duy không gian trong dạy học Địa lí

  • 1.3.5. Các thao tác tư duy không gian

  • Trong nghiên cứu giảng dạy Địa lí, nhiều tác giả đã đề xuất các thao tác của tư duy không gian theo các quan điểm khác nhau. Để phù hợp với ba cách tiếp cận dạy học phát triển tư duy (qua dạy nội dung, qua thực hành các thao tác và tác động vào khuynh hướng tư duy của HS), tác giả lựa chọn phân tích các nhóm thao tác sau:

  • 1.3.5.1. Các thao tác tư duy không gian dưới góc độ tâm lí học nhận thức

  • 1.3.5.2. Các thao tác tư duy không gian gắn liền với các công cụ GIS

  • Bảng 1.1. Các thao tác tư duy không gian gắn liền với các công cụ GIS

  • Các thao tác tư duy không gian

  • 1. Xác định sự phân bố và mô hình không gian

  • 2. Xác định hình dạng

  • 3. Tái hiện và trình bày bản đồ

  • 4. Kết nối vị trí

  • 5. Liên kết và sắp xếp các đối tượng không gian tương tự

  • 6. Hiểu và sử dụng phân cấp không gian

  • 7. Phân vùng

  • 8. Hiểu sâu về khoảng cách và ảnh hưởng của vùng liền kề

  • 9. Định hướng không gian

  • 10. Tưởng tượng bản đồ từ các lời mô tả

  • 11. Phác thảo bản đồ

  • 12. So sánh bản đồ

  • 13. Chồng xếp và kết hợp bản đồ

  • 1. Hình dung độ nghiêng và bề mặt

  • 2. Phân lớp

  • 3. Phân vùng

  • 4. Phân tích thành phần

  • 5. Tổng hợp

  • 6. Xét mối tương quan

  • 7. Đánh giá tính liên tục hoặc ngẫu nhiên

  • 8. Liên kết

  • 9. Đánh giá sự giống nhau

  • 10. Phân cấp theo cấu trúc

  • 11. Đánh giá sự gần nhau (yêu cầu biết vị trí )

  • 12. Xác định khoảng cách

  • 13. Xác định hướng

  • 14. Xác định hình dạng

  • 15. Xác định mẫu

  • 16. Xác định nhóm

  • Với các thao tác này, HS được thực hành các kĩ năng làm việc với các công cụ GIS, đặc biệt là bản đồ. HS cũng được vận dụng các chiến lược tư duy không gian và hình thành các chiến lược của riêng mình. HS tập trung vào việc phân tích các quan hệ không gian, các thông tin trên bản đồ và có được bản đồ tâm trí về đối tượng. Các thao tác trên đòi hỏi HS phải có kiến thức địa lí sâu rộng, vững vàng, có kĩ năng làm việc với bản đồ tương đối tốt. Nhiệm vụ của GV là tập trung vào việc phát triển kĩ năng suy luận và sử dụng các công cụ GIS cho HS.

  • Bảng 1.2. Các thao tác tư duy không gian kết hợp giữa GIS và kiến thức địa lí

  • Như vậy, tùy thuộc vào từng chương trình Địa lí ở phổ thông và mục đích nghiên cứu mà các tác giả đề xuất các thao tác tư duy không gian khác nhau. Do đó, để phù hợp với chương trình phổ thông ở Việt Nam, cần cụ thể hóa các thao tác để đạt mục tiêu chương trình đồng thời phát triển tư duy không gian cho HS.

  • 1.4. Đặc điểm tâm lí và nhận thức của học sinh lớp 12 Trung học phổ thông

  • 1.4.1. Đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 12

  • 1.4.2. Đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 12

  • 1.5. Mục tiêu và nội dung chương trình Địa lí 12 ở trường Trung học phổ thông

  • 1.5.1. Mục tiêu chương trình

  • 1.5.2. Nội dung chương trình

  • 1.5.3. Khả năng phát triển tư duy không gian trong dạy học Địa lí 12 ở trường Trung học phổ thông

  • 1.6. Thực trạng việc phát triển tư duy không gian cho học sinh trong dạy học Địa lí 12 ở trường Trung học phổ thông

  • 1.6.1. Mục đích, đối tượng, phương pháp khảo sát, điều tra

  • 1.6.1.1. Mục đích khảo sát, điều tra

  • Về phía GV: Tìm hiểu cách xác định mục tiêu và phương pháp dạy học hiện nay của GV Địa lí trong việc phát triển tư duy không gian cho HS, xác định những thuận lợi và khó khăn trong dạy học ở trường phổ thông ảnh hưởng đến hiệu quả việc phát triển tư duy không gian, đánh giá mức độ và hiệu quả của việc sử dụng phương tiện trực quan trong việc dạy học phát triển tư duy không gian. Kết quả từ khảo sát điều tra là cơ sở thực tiễn để đưa ra quy trình và biện pháp phát triển tư duy không gian cho HS ở chương 2

  • Về phía HS: Tìm hiểu hứng thú học tập đối với môn Địa lí và vai trò của tư duy trong học tập Địa lí, tìm hiểu tự đánh giá của các em về việc thực hiện các thao tác tư duy không gian, xem xét thói quen và cách thức học môn Địa lí cũng như việc rèn luyện tư duy không gian khi học địa lí của HS, phân tích mối quan hệ giữa phương pháp dạy học của GV và hiệu quả phát triển tư duy không gian của HS.

  • 1.6.1.2. Đối tượng khảo sát, điều tra

  • Tác giả đã tiến hành khảo sát, điều tra việc dạy học phát triển tư duy không gian đối với 45 GV dạy THPT và 598 HS ở Hà Nội, Phú Thọ, Quảng Ninh, Nam Định, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An, Quy Nhơn và Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Đa số GV được hỏi là những người có thời gian dạy học trên 15 năm và dạy lớp 12 trên 10 năm. Một số là GV trẻ, mới dạy được khoảng 5 năm và một số GV đã dạy trên 20 năm. Trình độ GV đều là Cử nhân hoặc Thạc sĩ. Các GV công tác tại những địa phương có điều kiện dạy học khác nhau: miền núi và đồng bằng, nông thôn và thành phố để đảm bảo những ý kiến đưa ra là phổ biến.

  • Những HS được hỏi hầu hết đã học xong chương trình lớp 12 (tháng 4/2018) và một số mới học hết học kì I của chương trình lớp 12 (tháng 11/2018). Đa số các em học các môn khoa học xã hội, trong đó môn Địa lí là môn thi THPT quốc gia.

  • 1.6.1.3. Nội dung khảo sát, điều tra

  • Đối với GV, tác giả đưa ra ba nhóm câu hỏi về tư duy đặc trưng của môn Địa lí, các phương pháp dạy học GV đang sử dụng và điều kiện ảnh hưởng đến dạy học phát triển tư duy không gian. Cụ thể như sau: quan niệm của GV về tư duy đặc trưng của môn Địa lí. Vai trò của việc phát triển tư duy không gian trong dạy học Địa lí và khả năng phát triển trong chương trình Địa lí 12. Những thuận lợi và khó khăn của GV khi dạy học phát triển tư duy không gian. Những phương pháp, kĩ thuật GV đang sử dụng trong dạy học Địa lí. Mức độ và hiệu quả của việc sử dụng phương tiện trực quan. Vấn đề đánh giá tư duy không gian.

  • Đối với HS, tác giả tìm hiểu: Hứng thú cũng như khó khăn khi học môn Địa lí. Vai trò của việc tư duy trong môn Địa lí. Cách học môn Địa lí và việc rèn luyện các thao tác tư duy không gian.

  • 1.6.1.4. Phương pháp khảo sát, điều tra.

  • Đối với GV, tác giả thực hiện phỏng vấn trực tiếp có sử dụng bảng hỏi (Phụ lục 1). Phương pháp phỏng vấn có định hướng (interview guide approach [36]) vừa có thể thu thập thông tin qua thảo luận cởi mở với GV vừa tuân thủ ý đồ phỏng vấn. Câu hỏi phỏng vấn được chi tiết hóa trong bảng hỏi và tùy từng trường hợp, có thể có câu hỏi phụ hoặc thay đổi cách diễn đạt nên khá linh hoạt và buổi phỏng vấn diễn ra tự nhiên, thông tin thu nhận được là trung thực. Trong quá trình phỏng vấn, khi cần, tác giả cũng thay đổi thứ tự câu hỏi, tùy thuộc vào quá trình tương tác với GV để GV chia sẻ được nhiều thông tin.

  • Đối với HS, tác giả điều tra bằng phiếu hỏi gồm cả câu hỏi đóng và câu hỏi mở (Phụ lục 2). Dựa trên việc xác định các thao tác tư duy không gian và các bước thực hiện các thao tác đó, tác giả đã xây dựng các câu hỏi dạng bảng kiểm có thể đánh giá hoạt động học tập phát triển tư duy không gian của HS. Các câu hỏi xem xét chi tiết các hoạt động học tập trên lớp của HS và kết quả thực hiện các thao tác tư duy không gian. Mỗi câu hỏi được chia thành năm mức: chưa bao giờ, hiếm khi, thỉnh thoảng, thường xuyên và rất thường xuyên để HS dễ dàng lựa chọn.

  • Sau khi thu thập thông tin, tác giả sử dụng phần mềm Microsoft Excel để xử lí và phân tích dữ liệu.

  • 1.6.2. Kết quả khảo sát, điều tra

  • Bảng 1.3. quan niệm về tư duy không gian của GV THPT được hỏi

  • Bảng 1.4. Cách thức tổ chức dạy học phát triển tư duy không gian

  • của giáo viên được hỏi.

  • Bảng 1.5. các điều kiện ảnh hưởng đến việc phát triển tư duy

  • không gian trong dạy học Địa lí 12

  • Bảng 1.6. Mức độ thường xuyên thực hành các thao tác tư duy không gian của HS

  • Đơn vị: %

  • Bảng 1.7. Tỉ lệ mức độ thường xuyên HS thực hiện được các thao tác tư duy không gian

  • Đơn vị: %

  • Qua hai bảng trên, có thể thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa việc HS thường xuyên thực hành và mức độ thành thạo các thao tác tư duy không gian. Những thao tác, những bước nào HS thường xuyên thực hành thì sẽ thực hiện tốt (mã 1A, 2B) và ngược lại, thao tác nào ít được thực hành thì HS sẽ ít khi thực hiện tốt (mã 1B, 4B).

  • Kết quả tìm hiểu thực tiễn đã củng cố lí thuyết dạy học phát triển tư duy cho HS và khẳng định rằng, trong dạy học Địa lí, nếu HS có điều kiện thực hành nhiều, sử dụng thành thạo các phương tiện trực quan của bộ môn, các em sẽ phát triển được các thao tác tư duy không gian.

  • TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

  • Chương 2

  • QUY TRÌNH VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN TƯ DUY KHÔNG GIAN

  • CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12 Ở TRƯỜNG

  • TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

  • 2.1. Nguyên tắc và yêu cầu của việc phát triển tư duy không gian cho học sinh trong dạy học Địa lí 12 ở trường Trung học phổ thông

    • 2.1.1. Nguyên tắc

      • 2.1.1.1. Đảm bảo mục tiêu bài học

      • 2.1.1.2. Đảm bảo tính chủ động, tích cực của học sinh trong các hoạt động học tập

      • 2.1.1.3. Đảm bảo vai trò hướng dẫn, tổ chức hoạt động của giáo viên

      • 2.1.1.4. Đảm bảo tính trực quan khi phát triển tư duy không gian

  • Đảm bảo tính trực quan khi phát triển tư duy không gian đòi hỏi GV phải sử dụng linh hoạt, có hiệu quả các phương tiện trực quan. Các phương tiện trực quan có thể được dùng như là công cụ để thực hành các thao tác tư duy không gian cho HS, để thiết kế nhiều dạng bài tập nhận thức và tham gia vào nhiều hoạt động học tập của HS. Phương tiện trực quan cũng được sử dụng để HS trình bày kết quả tư duy của mình. Ví dụ dùng mô hình tâm trí thể hiện kết quả quá trình phân tích và tổng hợp, dùng sơ đồ logic thể hiện kết quả quá trình thiết lập mối quan hệ không gian. Việc lựa chọn và sử dụng phương tiện trực quan để trình bày kết quả tư duy là minh chứng rõ ràng cho việc phát triển tư duy không gian của HS.

    • 2.1.2. Yêu cầu

      • 2.1.2.1. Yêu cầu đối với giáo viên

      • 2.1.2.2. Yêu cầu đối với HS

  • - Có khả năng nhận thức nhất định: có thể hiểu được nhiệm vụ mà GV giao cho, tự lực thực hiện các thao tác tư duy sau khi GV hướng dẫn và có thể trình bày mạch lạc kết quả tư duy của mình.

  • - Có kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm nhất định về Địa lí. HS lớp 12 trải qua 8 năm học tập môn Địa lí đã ít nhiều tích lũy được kiến thức, từ Địa lí đại cương đến Địa lí các châu lục, các quốc gia trên thế giới và Địa lí Việt Nam. Các em cũng đã được rèn luyện các kĩ năng địa lí, như làm việc với bản đồ, biểu đồ, sơ đồ, bảng số liệu,... Đây là những tiền đề quan trọng để các em thực hiện các thao tác tư duy không gian ở lớp 12.

  • - Thực hành thường xuyên các thao tác tư duy không gian. Tư duy là thao tác trí tuệ của riêng cá nhân nên việc thực hành phải do HS chủ động tiến hành. Mỗi thao tác tư duy đều có mức độ phức tạp khác nhau và cần được rèn luyện từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.

    • 2.1.2.3. Yêu cầu đối với các điều kiện cơ sở vật chất và môi trường lớp học

    • 2.2. Các thao tác tư duy không gian trong dạy học Địa lí 12 ở trường Trung học phổ thông

  • - Phân tích và tổng hợp đặc trưng của đối tượng không gian

  • - Thiết lập mối quan hệ không gian

  • - So sánh các đối tượng không gian

    • 2.2.1. Thao tác phân tích và tổng hợp đặc trưng của đối tượng không gian

      • 2.2.1.1. Các bước phân tích và tổng hợp đặc trưng đối tượng không gian

      • 2.2.1.2. Yêu cầu cần đạt của thao tác phân tích và tổng hợp đặc trưng đối tượng không gian

    • 2.2.2. Thao tác thiết lập mối quan hệ không gian

  • 2.2.2.1. Các bước thiết lập mối quan hệ không gian

  • Hình 2.1. Sơ đồ mối quan hệ kinh tế giữa vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Trung du miền núi Bắc Bộ

    • 2.2.3. Thao tác so sánh các đối tượng không gian

      • 2.2.3.2. Yêu cầu cần đạt của thao tác so sánh các đối tượng không gian

    • 2.2.4. Thao tác suy luận theo không gian.

      • 2.2.4.1. Các bước suy luận theo không gian

      • 2.2.4.2. Yêu cầu cần đạt của thao tác suy luận theo không gian

  • 2.3. Quy trình phát triển tư duy không gian cho học sinh trong dạy học Địa lí 12 ở trường Trung học phổ thông

  • Trên cơ sở những nghiên cứu về cơ sở lí luận và thực tiễn, tuân theo những nguyên tắc và yêu cầu dạy học phát triển tư duy không gian, tác giả đề xuất quy trình phát triển tư duy không gian cho HS trong dạy học Địa lí 12 ở trường THPT như sau (hình 2.2):

  • Hình 2.2. Quy trình dạy học phát triển tư duy không gian cho HS

  • trong dạy học Địa lí 12 ở trường THPT

    • 2.3.1. Lập kế hoạch dạy học

      • 2.3.1.1. Tìm hiểu đối tượng học sinh

      • 2.3.1.2. Xác định mục tiêu, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức bài học

  • Xác định mục tiêu

  • GV căn cứ vào Chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí (Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành) để xác định mục tiêu bài học. Mục tiêu kiến thức gồm phạm vi kiến thức và mức độ nhận thức thể hiện ở phần mô tả yêu cầu cần đạt trong Chương trình. Mục tiêu kĩ năng gồm các kĩ năng địa lí gắn với việc sử dụng các phương tiện trực quan cần thiết. Phẩm chất, năng lực chung, năng lực đặc thù thể hiện trong nội dung của từng bài học.

  • GV viết mục tiêu phải cụ thể, rõ ràng, có thể quan sát, đánh giá trực tiếp được và dùng các động từ hành động để thể hiện một mục tiêu cụ thể. Tương ứng với mức độ nhận thức và nội dung được quy định trong Chương trình, GV chuyển các động từ thành các thao tác tư duy không gian: phân tích, giải thích tại sao, dự đoán, so sánh, thiết lập mối quan hệ không gian. Vì tư duy là kĩ năng, cần được rèn luyện thường xuyên do đó, GV nên viết theo hướng có thể làm cho HS thành thạo hơn bằng cách sử dụng các từ gợi ý rõ ràng: phân tích chi tiết (hoặc khái quát), so sánh cụ thể (hoặc chỉ ra điểm giống và khác nhau).

  • Sử dụng các kĩ thuật kích thích HS tư duy: Trong quá trình học tập, GV nên đưa ra những nhiệm vụ hấp dẫn để khơi gợi hứng thú học tập của HS, có thể là những nội dung gắn với nhu cầu thực tế của HS hoặc yêu cầu ngắn gọn nhưng đòi hỏi HS phải suy nghĩ tập trung. Ví dụ kĩ thuật động não (liệt kê nhanh các ý tưởng), một phút (nói/viết các ý tưởng trong một phút), chỉ một câu (mỗi HS nói nhanh một ý tưởng),…

  • Hình 2.3. Giao diện một số trang web, phần mềm bản đồ trực tuyến

  • Hình 2.4. Lược đồ được thực hiện bằng phần mềm Map Info, [Nguồn: tác giả]

    • 2.3.1.3. Xác định các thao tác tư duy không gian trong bài học

  • Việc xác định các thao tác tư duy không gian ẩn chứa trong bài học giúp GV nhìn thấy rõ hơn các bước mình cần phải làm, vì các thao tác này là cách thức để HS chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và hình thành năng lực. Nghĩa là, các thao tác tư duy không gian sẽ được phát triển khi HS thực hiện các hoạt động học tập và hiệu quả của việc thực hành các thao tác tư duy không gian thể hiện ở kết quả học tập Địa lí. Mục tiêu phát triển tư duy không gian không nằm ngoài mục tiêu bài học mà chỉ làm rõ hơn yêu cầu HS cần đạt được về kiến thức, kĩ năng và năng lực. Các thao tác tư duy không gian không tách rời, không diễn ra tuần tự nên GV cần lựa chọn thao tác nổi trội hơn để tập trung rèn luyện cho HS (bảng 2.1).

  • Thao tác

  • Nội dung bài học

  • Phân tích-tổng hợp đặc trưng của đối tượng không gian

  • So sánh đối tượng không gian

  • Thiết lập mối quan hệ không gian

  • Suy luận theo không gian

    • 2.3.1.4. Thiết kế các hoạt động học tập

    • 2.3.2. Tổ chức dạy học

      • 2.3.2.1. Nêu vấn đề, kích thích học sinh tư duy

      • 2.3.2.2. Tổ chức hoạt động học tập phát triển tư duy không gian cho HS

      • 2.3.2.3. Kết luận và nhận xét

    • 2.3.3. Đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì

  • 2.4. Biện pháp phát triển tư duy không gian cho học sinh trong dạy học Địa lí 12 ở trường Trung học phổ thông

    • 2.4.1. Sử dụng bản đồ

  • 2.4.1.3. Sử dụng công nghệ địa không gian

  • Công nghệ địa không gian có rất nhiều tính năng và đổi mới liên tục vì thế khả năng tạo ra các tình huống tốt rất phong phú, tùy thuộc vào kĩ năng làm việc trên hệ thống thông tin và sử dụng công cụ của GV và HS. Các ứng dụng của công nghệ địa không gian nhìn chung hấp dẫn và mới mẻ với HS. Do đó, GV nên đưa ra những hướng dẫn thao tác trên phần mềm thật cụ thể, đảm bảo tất cả HS đều thực hiện được để hoàn thành nhiệm vụ. GV có thể thiết kế một số dạng bài tập nhận thức để HS làm quen và phát triển tư duy không gian với các phần mềm phổ biến, dễ sử dụng như Google Earth và Map Info.

  • - Khai thác tư liệu sẵn có (ví dụ Google Earth) để thiết kế bài tập nhận thức.

  • Ví dụ: Tổ chức cho HS phân tích được một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở Việt Nam: trang trại, vùng chuyên canh, vùng nông nghiệp.

  • Cách 1: Sử dụng công cụ Search, các tính năng phóng to/thu nhỏ, hiển thị thông tin,... trên Google Earth, cho hiển thị trên màn hình ba hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở Việt Nam: trang trại, vùng chuyên canh, vùng nông nghiệp. Lưu lại ảnh. Kết hợp với kiến thức đã học, em hãy viết ghi chú về đặc điểm của ba hình thức tổ chức đó.

  • Cách 2: Sử dụng công cụ Search, các tính năng phóng to/thu nhỏ, hiển thị thông tin,... trên Google Earth, cho hiển thị trên màn hình ba hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở Việt Nam: trang trại, vùng chuyên canh, vùng nông nghiệp. Lưu lại ảnh. Kết hợp với kiến thức đã học, em hãy lập bảng so sánh ba hình thức đó về: quy mô, tính chất sản xuất, sản phẩm chính.

  • Cách 3: Sử dụng công cụ Search, các tính năng phóng to/thu nhỏ, hiển thị thông tin,... trên Google Earth, cho hiển thị trên màn hình ba hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở Việt Nam: trang trại, vùng chuyên canh, vùng nông nghiệp. Kết hợp với kiến thức đã học, em hãy vẽ thành sơ đồ thể hiện đặc điểm của ba hình thức trên về quy mô, mối liên kết sản xuất và sản phẩm chính.

  • Trang trại bò sữa Tây Ninh

  • Vùng chuyên canh cây

  • cao su ở Tây Ninh

  • Vùng nông nghiệp Đông Nam Bộ

  • Hình 2.5. Hình ảnh ba hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trên Google Earth

  • - Tạo ra tư liệu mới (ví dụ trên Map Info) để thiết kế bài tập nhận thức.

  • GV sử dụng các dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính, thành lập các bản đồ chuyên đề hoặc bản đồ câm để thiết kế bài tập nhận thức. Các dạng bài lúc này sẽ vô cùng đa dạng, cả về nhiệm vụ và hình thức thể hiện.

  • Ví dụ: Sử dụng lược đồ câm lãnh thổ Việt Nam thiết kế bài tập nhận thức chứng minh sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên Việt Nam.

  • Cách 1: Sử dụng lược đồ Việt Nam, thông tin trang 9, 13, 14 Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:

  • a. Thể hiện trên lược đồ các dãy núi chính của nước ta, hoạt động của gió mùa và các vùng khí hậu.

  • b. Nhận xét mối quan hệ giữa địa hình và gió mùa đến sự phân hóa khí hậu ở nước ta.

  • Cách 2: Sử dụng lược đồ Việt Nam, thông tin trang 6,7 Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:

  • a. Thể hiện trên lược đồ các vùng tự nhiên sau: biển và thềm lục địa, đồng bằng ven biển, đồi núi.

  • b. Nhận xét vị trí và mối quan hệ giữa các vùng tự nhiên đó.

  • c. Thể hiện trên lược đồ các dãy núi Hoàng Liên Sơn, bốn cánh cung Đông Bắc và dãy Trường Sơn Nam. Kết hợp hoạt động của gió mùa, hãy chứng minh khí hậu Đông Bắc khác Tây Bắc, Đông Trường Sơn khác Tây Nguyên.

  • GV cũng có thể xây dựng các bản đồ chuyên đề để tổ chức cho HS tìm hiểu các nội dung địa lí, hoặc các bản đồ cấp tỉnh để thiết kế bài tập nhận thức cho phần Địa lí địa phương, ba chuyên đề học tập và các nội dung liên hệ thực tế địa phương.

  • Hình 2.6. Bản đồ chuyên đề được thành lập bằng phần mềm Map Info

  • [Nguồn: tác giả]

    • 2.4.2. Sử dụng tình huống có vấn đề

  • Hình 2.7. Quy trình dạy học giải quyết vấn đề của Mandić V.H. [85]

    • 2.4.3. Trực quan hóa tư duy không gian của học sinh

  • * Sơ đồ để phân tích và tổng hợp đặc trưng của đối tượng không gian

  • Để HS nhìn ra các thành phần trong tổng thể và có thể tổng hợp thành đặc trưng của đối tượng không gian, dạng sơ đồ phù hợp là sơ đồ hệ thống.

  • Hình 2.8. Sơ đồ hệ thống để phân tích và tổng hợp đặc trưng của đối tượng không gian

  • Hình 2.9. Sơ đồ thể hiện mối quan hệ thông thường

  • Hình 2.10. Sơ đồ thể hiện mối quan hệ nhân quả.

  • Hình 2.11. Bảng thông tin và sơ đồ Ven để so sánh các đối tượng không gian

    • 2.4.4. Đánh giá tư duy không gian của HS

      • 2.4.4.1. Xây dựng công cụ kiểm tra đánh giá tư duy không gian

      • 2.4.4.2. Phản hồi kết quả kiểm tra, đánh giá

  • Việc phản hồi kết quả kiểm tra đánh giá phải dựa trên cơ sở mục tiêu dạy học và quá trình dạy học. GV cần phải căn cứ vào mức độ hoàn thiện các thao tác để đưa ra được những câu hỏi định hướng giúp HS tự hoàn thiện.

  • Thao tác phân tích và tổng hợp đặc trưng của đối tượng không gian

  • 2.5. Thiết kế kế hoạch dạy học Địa lí nhằm phát triển tư duy không gian cho học sinh lớp 12 ở trường Trung học phổ thông

  • Tiểu kết chương 2

  • Để đảm bảo hiệu quả của việc dạy học phát triển tư duy không gian trong dạy học Địa lí 12 ở trường THPT cần đảm bảo những nguyên tắc và yêu cầu sau: Đảm bảo cung cấp kiến thức địa lí để phát triển tư duy không gian, đảm bảo cung cấp các nhiệm vụ tư duy cho HS, đảm bảo hướng dẫn rõ ràng các thao tác tư duy không gian, đảm bảo tính trực quan khi phát triển tư duy không gian. Đối với GV, cần đảm bảo các yêu cầu sau: có tư duy địa lí vững vàng, vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, nhận biết được đặc điểm nhận thức, tư duy của HS. Đối với HS, các em cần có khả năng nhận thức được vấn đề, có kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm nhất định về Địa lí và thực hành thường xuyên các thao tác tư duy không gian.

  • Chương 3

  • THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

  • 3.1. Mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm

    • 3.1.1. Mục đích thực nghiệm

  • Quá trình thực nghiệm nhằm kiểm chứng hiệu quả của quy trình và các biện pháp đề ra trong việc phát triển tư duy không gian cho HS. Câu hỏi nghiên cứu là: Việc dạy học theo các biện pháp đề ra có thể phát triển tư duy không gian cho HS không? Mức độ phát triển các thao tác tư duy không gian như thế nào?

  • Thực tế giảng dạy cũng sẽ chứng minh cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát triển tư duy không gian trong dạy học Địa lí 12 ở trường THPT.

    • 3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm

  • 3.2. Phương pháp thực nghiệm

    • 3.2.1. Lựa chọn thiết kế nghiên cứu

    • 3.2.2. Đo lường, thu thập dữ liệu

    • 3.2.3. Phân tích dữ liệu

      • 3.2.3.1. Thống kê điểm

  • Tác giả sử dụng giá trị tần số tích lũy (Si) để so sánh điểm của lớp đối chứng và thực nghiệm sau quá trình tác động. Tính Si bằng cách cộng dồn số lần xuất hiện của các giá trị điểm trong bảng điểm sau đó vẽ biểu đồ tần số tích lũy điểm của lớp đối chứng và thực nghiệm. Đường phân bố tần số tích lũy của lớp thực nghiệm nằm bên phải và phía dưới đường phân bố tần số tích lũy của lớp đối chứng chứng tỏ điểm của lớp thực nghiệm cao hơn.

    • 3.2.3.2. Mô tả dữ liệu

    • 3.2.3.3. So sánh dữ liệu

  • 3.2.3.4. Mức độ ảnh hưởng (ES):

  • Mức độ ảnh hưởng cho biết độ lớn ảnh hưởng của tác động qua độ chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD). Công thức tính mức độ ảnh hưởng sử dụng độ chênh lệch giá trị trung bình chuẩn như sau:

  • Theo bảng tiêu chí Cohen, mức độ ảnh hưởng của quy trình và các biện pháp dạy học phát triển tư duy không gian ở lớp thực nghiệm ở mức rất lớn khi SMD >1,00, ở mức lớn khi SMD từ 0,80 - 1,00, ở mức trung bình khi SMD từ 0,50 - 0,8 và ở mức nhỏ khi SMD < 0,2.

  • 3.3. Đối tượng, thời gian và nội dung thực nghiệm.

  • Thời gian thực nghiệm: Quá trình thực nghiệm diễn ra liên tục từ đầu học kì II, (1/2019) đến giữa học kì II, (3/2019) với 8 tiết thực dạy trên lớp và 3 lần kiểm tra 45p.

  • Bảng 3.1. Thời gian và nội dung thực nghiệm

    • 3.4. Tiến trình thực nghiệm

  • 3.4.1. Xây dựng kế hoạch thực nghiệm

  • 3.4.2. Kiểm tra trước khi tác động.

  • Bảng 3.2. Điểm trung bình bài kiểm tra lần 1 của học sinh

  • Bảng 3.3. Kiểm chứng xác định nhóm tương đương, bài kiểm tra lần 1

    • 3.4.3. Tổ chức dạy học thực nghiệm

    • 3.4.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm

  • 3.5. Kết quả thực nghiệm

    • 3.5.1. Kết quả đánh giá định lượng

      • 3.5.1.1. Đánh giá chung các thao tác tư duy không gian

  • Bảng 3.4. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động

  • Giá trị thống kê

  • ĐC

  • TN

  • ĐC

  • TN

  • ĐC

  • TN

  • ĐC

  • TN

  • Mode

  • Giá trị

    • 3.5.1.2. Đánh giá sự phát triển các thao tác tư duy không gian

  • Bảng 3.5. Điểm qua ba lần kiểm tra của thao tác phân tích và tổng hợp

  • Trước khi tác động, số điểm yếu chiếm 14,4%, số điểm khá nhiều nhất chiếm 41,7% và số điểm giỏi thấp nhất, chỉ chiếm 7,6%. Sau lần kiểm tra 2, số điểm yếu giảm rất nhanh (13,6%) nhưng số điểm giỏi tăng chậm (3,8%). Lần kiểm tra thứ 3, không còn HS điểm yếu và chỉ có 16,7% điểm trung bình. Điểm giỏi tăng lên rất nhanh, đạt 24,2%, chứng tỏ đã có nhiều HS thành thạo thao tác phân tích và tổng hợp đặc trưng của đối tượng không gian.

  • So sánh điểm lớp đối chứng và thực nghiệm theo tần suất tích lũy điểm sau tác động, ta có biểu đồ sau:

    • Hình 3.1. Biểu đồ tần số tích lũy điểm sau thực nghiệm thao tác phân tích và tổng hợp

  • Biểu đồ cho thấy điểm bài kiểm tra của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Số điểm <=3 của cả hai nhóm lớp đều thấp nhưng đến điểm 4 thì bắt đầu có sự chênh lệch. Ở lớp đối chứng, số điểm <=8 khá lớn, có rất ít điểm 9 và không có điểm 10. Ở lớp thực nghiệm, có rất ít điểm yếu (25 điểm <=5), số điểm 8,9,10 tăng đều liên tục. Khoáng cách giữa hai đường tương đối rộng chứng tỏ chênh lệch điểm giữa lớp đối chứng và thực nghiệm là lớn.

  • Mô tả các giá trị thống kê điểm kiểm tra của HS theo bảng sau:

  • Bảng 3.6. Bảng mô tả các giá trị điểm của thao tác phân tích và tổng hợp

  • Điểm trung bình của HS tăng dần đều qua các lần kiểm tra. Đến bài kiểm tra lần 3, điểm 8 đã xuất hiện nhiều nhất trong dãy điểm số và điểm thấp nhất là 5, không còn điểm yếu. Như vậy, trình độ HS trong lớp thực nghiệm đã đồng đều hơn trước khi tác động. Sau 2 tháng thực hiện các biện pháp tác động, tỉ lệ điểm 9,10 tăng nhanh, chứng tỏ HS không những có kiến thức địa lí phong phú hơn mà còn tư duy mạch lạc, logic hơn, đã tổng hợp được các yếu tố thành phần thành đặc trưng của đối tượng không gian.

  • Giá trị p (t-Test phụ thuộc) bằng 0.000689 chứng tỏ các giá trị điểm của thao tác phân tích và tổng hợp tăng lên không phải do ngẫu nhiên mà là do các biện pháp tác động.

    • b. Thao tác thiết lập mối quan hệ không gian

  • Bảng 3.7. Điểm qua ba lần kiểm tra thao tác thiết lập mối quan hệ không gian

  • Thao tác thiết lập mối quan hệ không gian có điểm bài kiểm tra trước tác động cao nhất so với các thao tác khác với điểm trung bình là 6,5 và có đến 52,3% điểm khá. Sau lần kiểm tra 2, qua một tháng thực hiện các biện pháp tác động, tỉ lệ điểm yếu và trung bình giảm nhanh, tỉ lệ điểm giỏi tăng nhanh và đã xuất hiện điểm 10. Điều này chứng tỏ HS xác định các yếu tố có liên quan và mối quan hệ giữa các yếu tố khá tốt. Đến lần kiểm tra 3, tỉ lệ điểm giỏi tiếp tục tăng nhanh và điểm 8 đã xuất hiện nhiều nhất trong dãy điểm số, tuy nhiên vẫn còn một HS có điểm yếu.

  • Biểu đồ tần số tích lũy cho biết sự chệnh lệch điểm của hai nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng như sau:

  • Hình 3.2. Biểu đồ tần số tích lũy điểm sau thực nghiệm thao tác thiết lập

  • mối quan hệ không gian

  • Sự chênh lệch điểm của hai nhóm lớp khá rõ ràng, điểm của nhóm lớp thực nghiệm cao hơn nhóm lớp đối chứng khá nhiều. Mức trung bình và yếu ở lớp thực nghiệm chỉ có 60 điểm nhưng lớp đối chứng có trên 100 điểm. Sự khác biệt cũng thể hiện rõ ở mức điểm khá, giỏi, khi tần số tích lũy điểm của lớp đối chứng tăng chậm còn của lớp thực nghiệm tăng nhanh.

  • Mô tả các giá trị điểm của thao tác thiết lập mối quan hệ không gian theo bảng sau:

  • Bảng 3.8. Bảng mô tả các giá trị điểm của thao tác thiết lập mối quan hệ không gian

    • c. Thao tác so sánh

  • Thống kê điểm của thao tác so sánh cho kết quả như sau:

  • Bảng 3.9. Điểm qua ba lần kiểm tra của thao tác so sánh

  • Trước khi tác động, mức điểm nhiều nhất là trung bình và khá (77,3%), sau quá trình tác động, ở bài kiểm tra lần 3, mức điểm nhiều nhất là khá và giỏi (80,3%). Số điểm yếu giảm đi đáng kể và số điểm giỏi tăng nhanh; đặc biệt, sau lần kiểm tra cuối cùng, tỉ lệ điểm trung bình giảm 14,4% và điểm giỏi tăng 12,2% so với lần kiểm tra 2 và không còn điểm yếu. Đến lần kiểm tra thứ 3 mới có HS đạt điểm tuyệt đối ở thao tác so sánh. Điều này chứng tỏ quá trình tác động phải lâu dài để HS hoàn thiện thao tác.

  • So sánh điểm kiểm tra sau tác động giữa lớp đối chứng và thực nghiệm theo biểu đồ sau:

  • Hình 3.3. Biểu đồ tần số tích lũy điểm sau thực nghiệm thao tác so sánh

  • Biểu đồ cho thấy điểm của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng nhưng không nhiều. Chênh lệch điểm số của hai nhóm lớp rõ rệt ở điểm 8, 9, 10: tần số tích lũy điểm ở lớp đối chứng tăng chậm, chứng tỏ không có nhiều điểm 8, 9, 10, tần số tích lũy điểm ở lớp thực nghiệm tăng nhanh, chứng tỏ có nhiều điểm 8,9, 10.

  • Thống kê mô tả các giá trị điểm của thao tác so sánh theo bảng sau:

  • Bảng 3.10. Bảng mô tả các giá trị điểm của thao tác so sánh

  • Điểm của thao tác so sánh tăng khá đồng đều qua 2 bài kiểm tra sau tác động. Điểm nằm ở vị trí giữa trong dãy điểm số xếp theo thứ tự tăng liên tục từ 6 lên 7 và lên 8 ở bài kiểm tra lần 3. Điểm thấp nhất cũng tăng lên tương ứng, ở bài kiểm tra lần 3 là điểm 5, đạt mức điểm trung bình. Như vậy, mức điểm trung bình tăng lên và đồng đều hơn. Đây là thao tác duy nhất có điểm xuất hiện nhiều nhất (mode) khá cao và không đổi sau quá trình tác động, điểm 8.

    • d. Thao tác suy luận

  • Thống kê điểm thao tác suy luận như sau:

  • Bảng 3.11. Điểm qua ba lần kiểm tra thao tác suy luận

  • So sánh điểm của hai nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng qua biểu đồ sau:

  • Hình 3.4. Biểu đồ tần số tích lũy điểm sau thực nghiệm thao tác suy luận

  • Biểu đồ cho thấy sự khác biệt lớn giữa điểm bài kiểm tra ở lớp đối chứng và thực nghiệm. Nhóm lớp đối chứng có nhiều điểm 0,1,2,3, nhưng lớp thực nghiệm có điểm thấp nhất là 4. Điểm 8, 9, 10 ở lớp đối chứng ít hơn rất nhiều so với lớp thực nghiệm.

  • Mô tả các giá trị điểm của thao tác suy luận qua bảng sau:

  • Bảng 3.12. Bảng mô tả các giá trị điểm của thao tác suy luận

  • Điểm trung bình của thao tác suy luận tăng cao nhất nhưng điểm trung bình lần 3 vẫn thấp nhất trong 4 thao tác; nguyên nhân vì điểm xuất phát của thao tác này rất thấp: 5,5. Ngay sau lần kiểm tra thứ 2, sự thay đổi đã rất rõ rệt: điểm trung bình tăng lên, đạt 6,5 điểm, điểm xuất hiện nhiều nhất từ 6 tăng lên 7 và điểm ở giữa khoảng điểm cũng tăng từ 6 lên 7. Ở lần kiểm tra thứ 2, điểm thấp nhất đã tăng 4 điểm nhưng đến bài kiểm tra lần 3 mới có điểm 10.

  • Với giá trị p là 0.003049<0,05, kiểm chứng t - Test phụ thuộc cho thấy ý nghĩa thống kê của các giá trị điểm là rất cao: sự thay đổi của HS ở các lần kiểm tra sau là do tác động chứ không phải ngẫu nhiên.

  • Độ chênh lệch giá trị trung bình chuẩn là 0.89, cao nhất trong bốn thao tác, cho thấy mức độ tác động của các biện pháp tác động là lớn.

    • 3.5.2. Kết quả đánh giá định tính

  • 3.5.2.1. Hứng thú học tập của học sinh:

  • Yếu tố cảm xúc: Nhìn chung HS được hỏi cho biết các em thích học môn Địa lí hơn trước, vì các em đã tìm ra cách học bằng suy luận, không phải học thuộc nhiều, các em biết cách khai thác kiến thức từ Atlat và các phương tiện truyền thông,... vì GV dạy hay hơn, vì các em thấy nội dung môn học hấp dẫn. Trong các tiết học, tác giả nhận thấy các em hăng hái thảo luận, nhất là các vấn đề thực tiễn, như: ảnh hưởng của đô thị hóa đến sản xuất và đời sống, những vấn đề phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm,... hoặc các vấn đề các em quan tâm, như gia tăng tỉ trọng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, phát triển nông nghiệp hàng hóa, hình thức khu công nghiệp,...

  • Yếu tố nhận thức: GV cho biết, các em có thái độ học tích cực hơn, nhưng không đồng đều và việc học tích cực không tỉ lệ thuận với trình độ nhận thức của HS. Điều đáng khích lệ nhất là HS tự tin đưa ra suy nghĩ của bản thân mà không sợ sai vì các em có thể lập luận để bảo vệ ý kiến của mình. Các em quan tâm hơn đối với các vấn đề kinh tế - xã hội của đất nước. GV cho biết các em tự đặt nhiều câu hỏi hơn và tìm tòi để tự giải quyết các vấn đề các em đặt ra. Câu hỏi phổ biến nhất các em thường đặt ra là “Tại sao?”. Ví dụ: Tại sao công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh như vậy? Tại sao nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa nhưng các vùng kinh tế vẫn theo tiêu chí nông nghiệp?,…

  • 3.5.2.2. Sự phát triển các thao tác tư duy không gian của HS.

  • Căn cứ vào kết quả bài kiểm tra, bảng tự đánh giá sau thực nghiệm và quan sát trong quá trình thực nghiệm, tác giả nhận thấy HS có sự tiến bộ rõ ràng về các thao tác tư duy không gian.

    • 3.5.3. Đánh giá chung

  • TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

  • KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN TÚ LINH PHÁT TRIỂN TƯ DUY KHƠNG GIAN CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG Chun ngành: Lí luận Phương pháp dạy học mơn Địa lí Mã số: 9.14.01.11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Đỗ Thị Minh Đức TS Trần Thị Thanh Thủy HÀ NỘI - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu tơi thực Các liệu cơng trình nghiên cứu có xuất xứ rõ ràng Những kết nghiên cứu phân tích khách quan từ liệu thu thập Tồn kết luận khoa học cơng trình nghiên cứu chưa cơng bố cơng trình khác Tác giả luận án Nguyễn Tú Linh MỤC LỤC PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Việt ĐC GV HS SGK THPT TN Chữ viết tắt Tiếng Anh GIS GSTs NRC Chữ viết đầy đủ Đối chứng Giáo viên Học sinh Sách giáo khoa Trung học phổ thông Thực nghiệm Chữ viết đầy đủ Geographic information system (Hệ thống thơng tin địa lí) Geospatial technologies (Cơng nghệ địa khơng gian) National Research Council (Hội đồng nghiên cứu quốc gia, Hoa Kì) DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH MỞ ĐẦU Lí chọn đề tài Q trình phát triển kinh tế tri thức giới Việt Nam đòi hỏi giáo dục phải liên tục đổi nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Người lao động khơng có phẩm chất đạo đức tảng văn hoá vững mà phải có lực thích ứng cao trước biến động tự nhiên kinh tế - xã hội Trước yêu cầu đó, Hội nghị lần thứ Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khố XI) thơng qua Nghị số 29/NQ-TW ngày tháng 11 năm 2013 đổi bản, toàn diện giáo dục đào tạo Theo đó, nguyên tắc quan trọng “chuyển mạnh trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện lực phẩm chất người học” Đối với giáo dục phổ thông, cần tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, lực công dân cho học sinh Giáo viên cần tập trung vào dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo sở để học sinh tự cập nhật, nâng cao tri thức, kỹ phát triển lực Để hình thành phát triển lực đặc thù Địa lí, GV cần ý phát triển tư đặc trưng môn học Bởi thao tác tư hình thành từ nhà trường sở, tảng để phát triển thành lực tư có tính đối tượng, lực giải vấn đề thực tiễn sống Đối với mơn Địa lí, tư không gian tư đặc thù, thể ưu môn Tư không gian giúp HS có kiến thức đặc trưng vận động đối tượng, tượng địa lí, mối quan hệ địa lí, đồng thời phát triển thao tác tư không gian sử dụng thành thạo phương tiện trực quan môn Phát triển tư khơng gian, giúp học sinh nhận thức hiểu chất vấn đề tồn đối tượng địa lí từ đưa cách giải vấn đề hợp lí Như vậy, tư khơng gian góp phần lớn việc hình thành phát triển lực đặc thù mơn Địa lí theo Chương trình Chương trình Địa lí 12 cấp THPT có nội dung vấn đề đặc trưng bao quát Địa lí Việt Nam: tổng hợp đặc điểm tự nhiên, quy luật đặc điểm không gian hình thành phát triển dân cư, tổ chức lãnh thổ sản xuất xã hội, q trình khơng gian hình thức tổ chức ngành, vùng kinh tế Chương trình trọng thực hành, gắn nội dung với thực tiễn nhằm rèn luyện cho học sinh kĩ vận dụng kiến thức địa lí vào việc tìm hiểu giải số vấn đề thực tiễn, đáp ứng địi hỏi sống [5] Do đó, chương trình Địa lí 12 mơi trường thuận lợi để phát triển tư không gian cho HS Thực tiễn dạy học cho thấy nhiều giáo viên Địa lí chưa quan tâm mức đến việc phát triển tư cho HS: hoạt động dạy học chủ yếu truyền thụ kiến thức, phương pháp dạy học đánh giá tập trung hướng đến nội dung học Do đó, mơn Địa lí nặng học thuộc, ghi nhớ chưa phát huy lực tư học sinh Việc phát triển tư khơng gian cho HS dạy học Địa lí góp phần nâng cao hiệu học tập, giúp học sinh biết cách học tự học nhiều tình Với lí trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu phát triển tư không gian cho HS dạy học Địa lí 12 trường trung học phổ thơng Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích Mục đích đề tài xây dựng quy trình biện pháp nhằm phát triển tư không gian cho học sinh dạy học Địa lí 12 trường THPT nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học mơn Địa lí lớp 12 thực đổi giáo dục phổ thông giai đoạn 2.2 Nhiệm vụ - Nghiên cứu sở lí luận thực tiễn việc phát triển tư không gian cho HS dạy học Địa lí 12 trường THPT - Xác định nguyên tắc yêu cầu việc phát triển tư không gian dạy học Địa lí 12 trường THPT - Xác định thao tác tư không gian yêu cầu cần đạt thao tác nhằm phát triển tư khơng gian cho HS dạy học Địa lí 12 trường THPT - Đề xuất quy trình biện pháp phát triển tư không gian cho HS dạy học Địa lí 12 trường THPT - Thiết kế tổ chức dạy học số chương trình Địa lí 12 nhằm phát triển tư không gian cho HS Tổ chức thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính khả thi quy trình biện pháp đề xuất Đối tượng phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu quy trình biện pháp phát triển tư không gian cho HS dạy học Địa lí 12 trường THPT 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu: + Nghiên cứu quy trình biện pháp phát triển tư khơng gian cho HS theo bốn thao tác bản: phân tích tổng hợp đặc trưng đối tượng khơng gian, so sánh, thiết lập mối quan hệ không gian suy luận theo không gian + Nghiên cứu biện pháp tiêu biểu việc phát triển tư khơng gian dạy học Địa lí 12 (chương trình Chuẩn) - Thời gian nghiên cứu: 9/2015 - 9/2019 - Địa bàn nghiên cứu: Khảo sát tỉnh, thành phố: Hà Nội, Phú Thọ, Quảng Ninh, Nam Định, Vĩnh Phúc, Nghệ An thành phố Hồ Chí Minh Thực nghiệm trường THPT đại diện cho khu vực nông thôn, thành phố, miền núi, đồng bằng: THPT Cửa Lò (Nghệ An), THPT Lê Chân (Quảng Ninh), THPT Phan Huy Chú - Đống Đa (Hà Nội), THPT Phong Châu (Phú Thọ) - Đề tài tiến hành thực nghiệm sư phạm với sau: Đô thị hóa, Đặc điểm nơng nghiệp nước ta, Vấn đề phát triển nông nghiệp, Vấn đề phát triển thủy sản, lâm nghiệp, Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, Cơ cấu ngành công nghiệp, Vấn đề phát triển số ngành công nghiệp trọng điểm, Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp Giả thuyết nghiên cứu Nếu vận dụng quy trình biện pháp phát triển tư khơng gian dạy học Địa lí 12 trường THPT cách hợp lí, đảm bảo nguyên tắc yêu cầu sư phạm HS phát triển thao tác phân tích tổng hợp đặc trưng đối tượng không gian, so sánh, thiết lập mối quan hệ không gian suy luận theo không gian Từ góp phần nâng cao chất lượng dạy học Địa lí 12 trường THPT thực đổi giáo dục phổ thông Tổng quan vấn đề nghiên cứu 5.1 Phát triển tư dạy học Các nhà tư tưởng giáo dục quan tâm đến việc phát triển tư dạy học từ sớm đưa phương pháp nhận thức có ý nghĩa thực tiễn, phương pháp vấn đáp Socrates, phương pháp tư logic tam đoạn luận Aritstote, phương pháp diễn dịch Descartes,… [29] Đến cuối kỉ XIX, với phát triển tâm lí học nhận thức, tư HS nghiên cứu cách hệ thống Những năm 1930, Bắc Mĩ châu Âu, tư coi mục tiêu giáo dục quan niệm trí tuệ học hỏi ủng hộ mạnh mẽ Trong thời gian 1970-1980, số chương trình dạy tư ứng dụng nhà trường [76] Hiện nay, dạy học định hướng tư (Thinking Based Learning - TBL) trở thành xu hướng nhiều nước áp dụng [73] Tư dạy học vấn đề phức tạp, nghiên cứu triết học, tâm lí học giáo dục học Dưới góc độ triết học, việc phát triển tư nhằm giúp HS có suy nghĩ rõ ràng, logic phản biện [75] Dưới góc độ tâm lí học, tư nghiên cứu chiến lược nhận thức, phương pháp khám phá, siêu nhận thức tự điều chỉnh [75] Trong giáo dục học, tư coi mục tiêu q trình dạy học, phân tích hình thức tư cụ thể, điều kiện, phương pháp dạy học cách đánh giá tư Để phát triển tư cho HS, nhà nghiên cứu khẳng định vai trò tri thức phát triển tư cho HS [6], [89] Robert.J.S viết “Hỏi đáp chất việc dạy kĩ tư duy” nhấn mạnh: “Tư tồn thiếu tri thức Người ta cần có vấn đề để tư nó” [6] Để phát triển tư cho HS, GV cần tổ chức cho em thao tác với kiến thức cũ mới, vận dụng kiến thức tình huống, bối cảnh khác [89] Parkins D.N nghiên cứu “Tri thức kiến tạo: Dạy tư thông qua nội dung” đưa nguyên tắc coi tri thức kiến tạo Nguyên tắc cần áp dụng rộng rãi để phát triển tư rèn luyện thao tác tư [6] Theo Nickerson R.S., dạy người học tư làm cho họ có kiến thức đủ để tư tốt [6] Nghiên cứu Đa-vư-đôv V.V nhấn mạnh cần thiết phát triển tư cho HS sở khái qt hố nội dung mơn học [12] Các điều kiện để dạy học tư hiệu quan tâm Theo Mc Guinness C Matthew L điều kiện lớp học tư - khơng cung cấp cho HS kiến thức mà chiến lược tư duy, chiến lược thảo luận hoạt động thực tiễn [70], [71] Ông nhấn mạnh vai trò kỹ tư lớp học hỗ trợ q trình nhận thức tích cực giúp học tập tốt hơn, giải vấn đề cách hệ thống, linh hoạt, chấp nhận thái độ phê bình tranh luận, giao tiếp có hiệu Nghiên cứu “Dạy trẻ em tư duy” đưa ba yếu tố thúc đẩy tư là: tố chất HS, cách dạy GV môi trường cho tư [6] Matthew L Robert.J.S coi trọng điều kiện tâm lí phát triển tư cho HS Matthew L cho HS nhỏ nên dạy tư vấn đề cụ thể, HS lớn dạy tư vấn đề trừu tượng [70] Robert.J.S quan tâm đến “việc ứng dụng tâm lí học nhận thức để nâng cao kĩ trí tuệ” [6] Các điều kiện khác đề cập chương trình định hướng phát triển tư duy, công cụ hỗ trợ phát triển tư duy,… Các tác giả nước quan tâm đến kĩ thuật tư việc ứng dụng chúng giảng dạy Edward de Bono đưa kĩ thuật “6 mũ tư duy”, phát triển tư theo nhiều khía cạnh, làm cho q trình tư đơn giản hiệu [18] Sơ đồ tư Tony Buzan công cụ hỗ trợ tư mạch lạc, định hướng suy nghĩ cách logic Leat D., đề cao phương pháp làm việc theo nhóm, gợi ý “sử dụng nhóm nhiệm vụ hợp tác chiến lược khuyến khích tư thành cơng, đặt việc học bối cảnh chia sẻ - làm cho HS dễ dàng có kĩ sau kĩ chuyển giao, trở thành kĩ tất HS” (dẫn theo [86]) Các nghiên cứu khẳng định tư phát triển W Kidd, G Czerniawski nhấn mạnh tư kĩ khả năng, phát triển thơng qua thực hành [86] Cơ sở để phát triển tư phải có mơi trường để thực tư (kiến thức, ngôn ngữ) rèn luyện thao tác tư Ở Việt Nam, nhà tâm lí học, giáo dục học quan niệm tư trình nhận thức, phát triển thơng qua dạy học Các tác giả Vương Tất Đạt, Nguyễn Xuân Thức Nguyễn Quang Uẩn phân tích đặc điểm, giai đoạn thao tác trình tư [15], [39], [41] Khi đưa biện pháp phát triển tư cho HS, tác giả thường dựa vào đặc điểm trình tư duy: Tạo tình có vấn đề, thực hành để rèn luyện thao tác tư duy, truyền thụ kiến thức, phát triển ngôn ngữ, dạy học gắn với thực tế sống Phan Trọng Ngọ phân tích sở triết học, tâm lí học dạy học, đưa cách thức phát triển tư theo trường phái, quan điểm khác [29], [30] Phạm Thành Nghị đề cập đến phát triển tư dạy học theo số lí thuyết tâm lí học giáo dục [28] Hồ Ngọc Đại nhấn mạnh việc dạy HS tư quan trọng, không ảnh hưởng đến kết học tập mà sống sau HS Ông cho rằng, để phát triển tư cho HS, GV cần tổ chức cho em hoạt động liên tục với thao tác tư duy, theo kiểu “thầy thiết kế, trị thi cơng” [13], [14] 5.2 Phát triển tư không gian dạy học Địa lí 5.2.1 Quan niệm tư khơng gian Tư khơng gian có vị trí đặc biệt khoa học Địa lí Tư khơng gian cốt lõi thực tiễn lí thuyết địa lí (Sharpe B., Niem T [79]), mục tiêu quan trọng phần kiến thức địa lí (Marjolein C, Steegen A [67]), tảng Địa lí nhân văn đại khoa học xã hội (Morgan J., David L [54]) Kitchin R., Hubbard P., Bartley B., Fuller D cho tư không gian giúp nhà Địa lí thực cơng việc mình, là: giải thích mối tương quan người nơi họ sinh sống, xác định tính logic mơ hình,… [65] Trong dạy học Địa lí, tư khơng gian đặc biệt quan trọng nhờ đặc trưng riêng biệt khả vận dụng cao Chương trình Địa lí Hoa Kì “The National Geography Standards” 10  Thao tác phân tích tổng hợp Bài kiểm tra HS cho thấy em trả lời tốt câu hỏi đặc điểm đối tượng không gian, chứng tỏ em nhận đặc trưng bật đối tượng Ở kiểm tra lần 1, HS lớp đối chứng thực nghiệm phân tích đối tượng tốt, nhiều em triển khai ý theo logic cấu trúc nội dung Tuy nhiên, có HS biết tổng kết sau phân tích, đó, làm chưa có chiều sâu Bài kiểm tra lần 2, lần có nội dung phong phú hơn, em biết khai thác thông tin Atlat để làm dẫn chứng cho ý Bài phân tích HS sau tác động mang tính địa lí rõ ràng với nhiều địa danh, số liệu, thể đặc trưng đối tượng: đặc điểm sản xuất ngành thủy sản (kiểm tra lần 2), chuyển dịch cấu ngành công nghiệp (kiểm tra lần 3) HS cần tiếp tục cải thiện khả trình bày bài, việc dùng khái niệm, thuật ngữ địa lí cần chuẩn xác Ở phiếu tự đánh giá sau trình tác động (phụ lục 5), đa số HS cho em cải thiện việc cấu trúc nội dung, tìm kiếm liệu chọn cơng cụ, phương pháp để phân tích (mã a1, 1b), đồng thời chưa thấy tiến kĩ tổng hợp thành đặc trưng đối tượng không gian (mã 1c)  Thao tác thiết lập mối quan hệ không gian HS cho biết dạng phân tích ảnh hưởng đối tượng dạng thực hành nhiều nên em có kĩ tương đối tốt; em chưa biết gọi tên mối quan hệ Ở dạng yêu cầu thiết lập mối quan hệ không gian khác, HS gặp nhiều khó khăn tìm ngun nhân, thường không đủ Ở kiểm tra lần 1, yêu cầu thiết lập mối quan hệ vị trí địa lí nước ta đến đặc điểm tự nhiên phát triển kinh tế - xã hội, đa số em xác định chưa đầy đủ Điều chứng tỏ cần rèn luyện tư tổng hợp cho em xác định nguyên nhân hệ Sau GV hướng dẫn cụ thể, kiểm tra lần 2, với yêu cầu thiết lập mối quan hệ điều kiện sản xuất phát triển công nghiệp nước ta, đa số HS lớp thực nghiệm xác định xác Đến kiểm tra lần 3, yêu cầu sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, 143 trình bày mối quan hệ phân bố công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm với vùng nguyên liệu tiêu thụ, HS xác định yếu tố ảnh hưởng mối quan hệ chúng Tuy nhiên, lần kiểm tra này, em chưa nêu mối quan hệ mà viết lại đặc điểm phân bố công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm phong phú nguồn nguyên liệu Đa số HS chọn hình thức trình bày viết bài, HS vẽ sơ đồ Qua trao đổi, em cho biết sử dụng đồ, Atlat linh hoạt Trước đây, em chủ yếu dùng Atlat để làm tập, dùng Atlat để khai thác kiến thức, phát mối liên hệ đối tượng lãnh thổ kết hợp kiến thức lí thuyết để giải nhiệm vụ Kĩ làm việc với Atlat chuyển từ tìm tên địa danh, đọc giải, xác định đối tượng để trả lời câu hỏi trắc nghiệm thành phân tích đặc trưng đối tượng, thiết lập dạng mối quan hệ: phân bố, tương tác, phân cấp không gian Có điều dạy GV thường xuyên sử dụng Atlat để giao nhiều dạng nhiệm vụ tập nhận thức Trong trình học lớp, tác giả nhận thấy kĩ trình bày mối quan hệ khơng gian HS có phát triển tích cực Các em xác định mối quan hệ yếu tố, sơ đồ hóa mối quan hệ cách trực quan, khoa học không sử dụng mũi tên hay nối ý cách tùy tiện  Thao tác so sánh HS làm tốt câu hỏi trắc nghiệm thao tác so sánh, em nhanh chóng nhận điểm khác biệt tương đồng đối tượngtrong kiểm tra lần Câu hỏi trắc nghiệm tìm tiêu chí so sánh địa hình khu vực Đơng Bắc Tây Bắc HS làm tốt Trong trình học, HS gặp khó khăn thực việc tìm tiêu chí so sánh, em thường suy nghĩ từ phân tích đặc điểm đối tượng không từ đặc điểm vấn đề so sánh Ở lớp thực nghiệm, sau GV hướng dẫn, nhiều em nhận thức cách làm nhanh hướng dẫn lại bạn khác Trong kiểm tra lần 2, lần 3, yêu cầu phân biệt hướng chun mơn hóa sản xuất Đồng sơng Hồng, Đồng sơng Cửu Long so sánh hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp: khu công nghiệp trung tâm công nghiệp, em làm tốt, nhiều em điểm tuyệt đối Ở 144 kiểm tra lần 2, chênh lệch các nhóm HS đến kiểm tra lần có đồng hơn, chứng tỏ ý nghĩa việc thực hành thao tác nhiều lần Sau trình tác động, trao đổi với tác giả, em HS cho biết, thao tác so sánh, kĩ em cảm thấy chưa cải thiện nhiều đưa kết luận sau so sánh  Thao tác suy luận Thao tác có điểm trước tác động thấp bốn thao tác GV dạy trực tiếp cho ngun nhân HS chưa có thói quen vận dụng kiến thức để lí giải vấn đề thực tế em chưa có hiểu biết thực tế nhiều Ở kiểm tra lần 1, số điểm HS để giấy trắng không làm bài, số điểm yếu, trung bình HS mơ tả, kể lể kiện, chưa phải giải thích vấn đề Điều chứng tỏ em chưa tích cực suy nghĩ chưa biết cách vận dụng kiến thức Sau lần kiểm tra 2, HS điểm yếu em trả lời chưa để giấy trắng; vậy, em cố gắng giải thích vấn đề chưa đủ kiến thức chưa biết cách lập luận Bài kiểm tra lần yêu cầu HS dự đốn nhóm ngành cơng nghiệp thay đổi nào, tỉ trọng hướng phát triển để thích ứng với Cách mạng cơng nghiệp 4.0 Số HS trả lời đúng, đạt điểm 9,10 tăng lên nhanh (từ 2,3% lên 17,4%), chứng tỏ em tiến hành lập luận để đưa dự đoán Khi dự giờ, tác giả nhận thấy, em tích cực suy nghĩ, cố gắng vận dụng hiểu biết để suy luận Trong tiết học Đơ thị hóa, để trả lời câu hỏi GV HS tìm thơng tin SGK; đến tiết học chủ đề Công nghiệp, GV đưa câu hỏi cần suy luận, em tập trung suy nghĩ trao đổi với bạn, số em viết, vẽ nháp Điều chứng tỏ phản xạ tư em tốt Tuy nhiên, kết suy luận chưa cao Trong phiếu tự đánh giá, nhiều HS nhận thấy kĩ tiến hành lập luận chưa cải thiện nhiều Qua trao đổi trực tiếp với HS tình cụ thể, tác giả nhận thấy, việc thành thạo thao tác chưa rõ nét ổn định Các GV dạy thực nghiệm cho cần nhiều thời gian để cải thiện thao tác suy luận 145 HS 3.5.2.3 Kĩ lập luận trình bày Ngơn ngữ phương sản phẩm tư duy, việc HS tiến ngôn ngữ trình bày biểu rõ rệt việc thành thạo thao tác tư không gian Qua trao đổi với GV thể HS qua kiểm tra, tác giả nhận thấy: - HS trình bày tốt sau thời gian tác động Khi trả lời câu hỏi lớp, em diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng ý Trong câu trả lời tự luận, em sử dụng thuật ngữ Địa lí, dùng văn phong khoa học làm cho viết sâu sắc Tình trạng HS mô tả, kể lể, diễn đạt theo ngôn ngữ nói giảm đáng kể Các câu hỏi phân tích trình bày theo dàn ý logic, nhiều HS có ví dụ minh họa rõ ràng chứng tỏ hiểu sâu vấn đề Nhiều em cho biết, em suy nghĩ hướng tìm câu trả lời khơng biết trả lời nào, số em gặp khó khăn giải thích bị rối, nói vịng vo, khó hiểu Trong tiết dạy thực nghiệm, em trình bày, trao đổi nói với bạn nhiều nên diễn đạt tốt - Hình thức trình bày đa dạng hơn, ngồi dạng phổ biến văn em cịn trình bày dạng sơ đồ, lược đồ,… Trước tác động, nhiều HS e ngại làm thi tự luận hiểu mà diễn đạt chép lại theo học thuộc lịng ghi Sau q trình tác động, thực hành với nhiều dạng sơ đồ, HS hào hứng làm tự luận em tìm cách thể suy nghĩ hiểu biết 3.5.3 Đánh giá chung - Các thao tác tư khơng gian có tiến mức độ thành thạo bước trình bày kết - Mức độ tiến thao tác khác Qua điểm kiểm tra quan sát, trao đổi với HS, tác giả nhận thấy, thao tác phân tích tổng hợp có tiến nhanh bền vững Đa số HS nhanh chóng hình thành tranh tổng thể đặc trưng đối tượng không gian Thao tác so sánh thiết lập mối quan hệ không gian có tiến nhanh chưa ổn định Vẫn cịn 146 em làm tốt lần kiểm tra lại chưa tốt lần kiểm tra Thao tác suy luận dù có thay đổi tích cực chưa thành thạo cách ổn định; nguyên nhân HS tự nhận em chưa có đủ kiến thức thực tiễn chưa thành thạo việc vận dụng kiến thức để tiến hành lập luận Như vậy, để phát triển tư không gian cho HS, cần cho em thực hành liên tục thời gian dài - Mức độ tiến HS khơng đồng Xu hướng chung HS có cải thiện thao tác tư không gian em có tảng kiến thức tốt có tiến nhanh Những em có kiến thức chưa vững hiểu biết thực tế hạn chế tiến chậm Điều chứng tỏ vai trò quan trọng kiến thức địa lí phát triển tư khơng gian - Có thống cao việc thành thạo thao tác tư không gian Đa số HS làm tốt thao tác tốt thao tác khác Điều chứng tỏ thao tác có mối quan hệ chặt chẽ với 147 TIỂU KẾT CHƯƠNG Quá trình thực nghiệm thực liên tục nửa đầu học kì II, năm học 2018 - 2019 lớp thuộc trường tỉnh, thành phố khác nhằm kiểm chứng hiệu quy trình phương pháp dạy học đề việc phát triển tư không gian cho HS lớp 12 trường THPT Phương pháp thực nghiệm đánh giá trước sau tác động nhóm ngẫu nhiên Dữ liệu thu thập liên quan đến kiến thức kĩ tư duy, đó, công cụ kiểm tra viết bảng tổng hợp, thang đo Sau có kết quả, tác giả tiến hành mô tả liệu với tham số thống kê Mốt (Mode - Mo), Trung vị (Median), Giá trị trung bình (Mean) độ lệch chuẩn (SD) Các phép đo so sánh liệu bao gồm: so sánh lớp đối chứng thực nghiệm theo tần số tích lũy điểm sau tác động để thấy hiệu biện pháp, so sánh điểm qua lần kiểm tra để thấy tiến thao tác tư không gian mối liên hệ thao tác Kiểm chứng giả thuyết H0 H1 phép kiểm chứng tTest độc lập t-Test phụ thuộc Kết thực nghiệm đánh giá định lượng định tính So sánh lớp đối chứng thực nghiệm thấy rõ hiệu biện pháp đề HS lớp thực nghiệm thành thạo thao tác diễn đạt, trình bày kết rõ ràng, hợp lí lớp đối chứng Mức độ thành thạo thao tác tư không gian HS nâng lên mức độ khác Thao tác phân tích tổng hợp đặc trưng đối tượng khơng gian HS có tiến rõ ràng ổn định nhất, thực hành nhiều Thao tác thiết lập mối quan hệ không gian so sánh tiến nhanh cần rèn luyện thêm bước cuối để hoàn thiện Thao tác suy luận có thay đổi tích cực chưa thực thành thạo HS cần thực hành nhiều việc vận dụng kiến thức để tiến hành lập luận Nhìn chung có thống cao việc thành thạo thao tác tư không gian Đa số HS làm tốt thao tác tốt thao tác khác Điều chứng tỏ thao tác có mối quan hệ chặt chẽ với 148 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận Nghiên cứu quy trình biện pháp phát triển tư không gian cho HS dạy học Địa lí 12 trường THPT, tác giả rút kết luận sau: 1.1 Tư khơng gian dạy học Địa lí q trình nhận thức, đó, HS vận dụng kiến thức, kinh nghiệm có phương tiện trực quan, thực thao tác tư để phản ánh đặc trưng, mối quan hệ giải vấn đề đặt cho lãnh thổ Tư không gian tập hợp kĩ năng, thao tác từ đơn giản đến phức tạp, phát triển thông qua việc GV tác động vào thao tác đồng thời với việc cung cấp kiến thức địa lí chắn cho HS 1.2 Có nhiều nghiên cứu thao tác tư không gian: gắn với công nghệ GIS, với yếu tố tư khơng gian hay góc độ thần kinh học giáo dục học,… Tuy nhiên để phù hợp với chương trình Địa lí 12 trường THPT, đặc điểm nhận thức HS thực trạng dạy học Địa lí nước ta, tác giả xác định bốn thao tác phát triển tư không gian là: Phân tích tổng hợp đặc trưng đối tượng khơng gian, thiết lập mối quan hệ không gian, so sánh đối tượng không gian, suy luận theo không gian Mỗi thao tác có yêu cầu cần đạt khác nhằm đạt kết qua q trình tư khơng gian là: Hiểu biết lãnh thổ: đặc trưng mối quan hệ lãnh thổ, giải vấn đề đặt cho lãnh thổ sử dụng thành thạo phương tiện trực quan đặc trưng Địa lí 1.3 Để phát triển tư khơng gian dạy học Địa lí 12 trường THPT, cần tuân theo nguyên tắc yêu cầu sau: đảm bảo cung cấp kiến thức địa lí vững chắc, đảm bảo cung cấp nhiệm vụ tư cho HS, đảm bảo hướng dẫn rõ ràng thao tác tư khơng gian, đảm bảo tính trực quan phát triển tư không gian Đối với GV, phải có tư địa lí vững vàng, vận dụng linh hoạt phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhận biết đặc điểm nhận thức, tư HS Đối với HS, phải có khả nhận thức tối thiểu, có kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm định Địa lí thực hành thường xuyên thao tác tư khơng gian 1.4 Quy trình dạy học phát triển tư khơng gian địi hỏi GV tiếp cận 149 tổ chức học theo hướng tác động đến trình nhận thức HS; cụ thể: xác định thao tác tư không gian mục tiêu học, xác định cách thức HS tư kích thích tư tích cực em, tổ chức hoạt động dạy mới, củng cố theo hướng rèn luyện thao tác tư không gian cho HS 1.5 Hiệu ý nghĩa thực tiễn quy trình biện pháp đề kiểm chứng sau q trình thực nghiệm bốn trường phổ thơng địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khác Kết cho thấy: Các thao tác tư khơng gian có tiến mức độ tiến thao tác khác nhau, mức độ tiến HS không đồng có thống cao việc thành thạo bốn thao tác tư không gian Khuyến nghị 2.1 Đối với Bộ Giáo dục Đào tạo Sở Giáo dục Đào tạo, cần coi trọng định hướng dạy học phát triển tư HS (Thinking based learning) nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển lực hướng nghiệp HS THPT Cần thường xuyên tổ chức lớp tập huấn GV, khóa học sau tốt nghiệp theo nhu cầu GV để nâng cao lực GV, ví dụ như: nâng cao lực sử dụng phương tiện trực quan nhằm phát triển tư HS, Bồi dưỡng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, cách kiểm tra, đánh giá theo trình, 2.2 Các khoa Sư phạm Địa lí trường đại học cao đẳng cần quan tâm tới việc trang bị cho sinh viên kiến thức dạy học phát triển tư HS Hướng dẫn sinh viên nhận diện khuynh hướng tư HS, cách tổ chức hoạt động dạy học kích thích HS tư duy, cách thiết kế câu hỏi, thang đo, bảng kiểm,… để đánh giá tiến HS 2.3 Ban Giám hiệu trường THPT hỗ trợ GV HS việc dạy học phát triển tư khơng gian: chương trình nhà trường linh hoạt, cung cấp đầy đủ phương tiện trang thiết bị dạy học Địa lí 2.4 GV Địa lí trường THPT cần ln trau dồi, tự đổi để có trình độ chun mơn vững vàng, nhanh chóng tiếp cận thực xu hướng dạy học đại 150 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Lê Huy Bá, nnk (2007), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục, Hà Nội Baranxki N.N (1970), Phương pháp giảng dạy địa lí kinh tế, tập 1-2, NXB Giáo dục, Hà Nội Berliant A.M (2004) Phương pháp nghiên cứu đồ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Bộ Giáo dục Đào tạo (2014), Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH Bộ Giáo dục Đào tạo (2018), "Chương trình giáo dục phổ thơng, chương trình mơn Địa lí”, Ban hành kèm theo Thơng tư số 32/2018/TTBGDĐT Bộ Giáo dục Đào tạo (2000), Dạy kĩ tư duy, Dự án Việt - Bỉ Bộ giáo dục đào tạo (2010), Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội Nguyễn Mạnh Cương (2004), "Về chất tư duy", Tạp chí Triết học, số (152) Nguyễn Văn Cường, Meier Bernd (2013), Lí luận dạy học đại, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội 10 Crugliăc M., Onhisuc V., Alêcxêep M., (1976), Phát triển tư học sinh, NXB Giáo dục, Hà Nội 11 Lâm Quang Dốc (2013), Ngôn ngữ đồ - vấn đề bản, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội 12 Đa-vư-đôv V.V (2001), Các dạng khái quát hóa dạy học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội 13 Hồ Ngọc Đại (2016), Bài học gì, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 14 Hồ Ngọc Đại (2016), Cái cách, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 15 Vương Tất Đạt (1993), Logic hình thức, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội 16 Đặng Văn Đức (2012), Lí luận dạy học địa lí, NXB Đại học Sư phạm, Hà 151 Nội 17 Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng (2012), Phương pháp dạy học địa lí theo hướng tích cực, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội 18 Edward de Bono (1999), Tư tồn tại, NXB Văn hóa - Thơng tin 19 Grigoriev A.A (1972), Những quy luật cấu trúc phát triển mơi trường Địa lí, NXB Khoa học Kĩ thuật 20 Lê Đức Hải (1983), Phát triển tư học sinh giảng dạy địa lí kinh tế, NXB Giáo dục, Hà Nội 21 Nguyễn Thị Huệ, Trần Thị Lệ Thu, nnk (2015), Giáo trình tâm lí học giáo dục, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội 22 Ixatsenko A.G (1985), Địa lí học ngày nay, NXB Giáo dục, Hà Nội 23 Ixatsenko A.G (1969), Cơ sở cảnh quan học phân vùng địa lí tự nhiên, NXB Khoa học, Hà Nội 24 Lê Ngọc Lan, Lê Văn Hồng, Nguyễn Văn Thàng, (1998), Tâm lí học lứa tuổi tâm lí học sư phạm, NXB Đại học quốc gia Hà Nội 25 Nguyễn Trọng Lân, Trần Trọng Hà (1984), Một số vấn đề giảng dạy Địa lí tự nhiên Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội 26 Vũ Tự Lập (2004), Sự phát triển khoa học Địa lí kỉ XXI, NXB Giáo dục 27 Đặng Duy Lợi, nnk (2008), Giáo trình Địa lí tự nhiên Việt Nam (phần khu vực), NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội 28 Phạm Thành Nghị (2013), Tâm lí học giáo dục, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 29 Phan Trọng Ngọ (2012), Cơ sở triết học tâm lí học đổi phương pháp dạy học trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội 30 Phan Trọng Ngọ, Lê Minh Nguyệt (2015), Giáo trình lí thuyết phát triển tâm lí người, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội 31 Đặng Văn Phan (2008), Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội 32 Phedina A.E (1973), Phân vùng địa lí tự nhiên, tập 152 33 Nguyễn Trọng Phúc, Hồng Xn Lính (1997), Sử dụng đồ phương tiện kĩ thuật dạy học địa lí, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 34 Phạm Minh Tâm (2002), Sử dụng Graph vào dạy học địa lí lớp 12 THPT, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Đại học Sư phạm Hà Nội 35 Lê Bá Thảo (2007), Những cơng trình khoa học Địa lí tiêu biểu, NXB Giáo dục, Hà Nội 36 Võ Văn Thắng, Trần Văn Đạt (2016), Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh 37 Thomas Armstrong (2014), Đa trí tuệ lớp học, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 38 Lê Thông, Nguyễn Viết Thịnh, nnk, (2008), Địa lí 12, NXB Giáo dục, Hà Nội 39 Nguyễn Xuân Thức (2013), Giáo trình tâm lí học đại cương, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội 40 Tony Buzan (2008), Sơ đồ tư duy, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh 41 Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Văn Lũy, Đinh Văn Vang, (2016), Giáo trình Tâm lí học đại cương, NXB Đại học Sư phạm 42 Phan Thị Hồng Vinh, Trần Thị Tuyết Oanh nnk (2018), Giáo trình giáo dục học, tập 1, NXB Đại học Sư phạm 43 Phạm Viết Vượng (2014), Giáo dục học, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội 44 Rogiers X (1996), Khoa sư phạm tích hợp hay làm để phát triển lực nhà trường, NXB Giáo dục, Hà Nội 45 Ngơ Thị Hải Yến (2010), Sử dụng kênh hình để tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh dạy học địa lí lớp theo hướng tích cực, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tiếng Anh 46 Assessment and Reporting Authority (2011), Shape of the Australian Curriculum: Geography, Australian Curriculum 153 47 Bednarz W S (2004), Geographic information systems: A tool to support geography and environmental education?, GeoJournal 60, p 191-199 48 Best B., Thomas W (2008), The Creative Teaching &Learning Resource Book, www.continuumbooks.com 49 Charcharos C., Kokla M., Tomai E (2015), Assessing Spatial Thinking Ability, Conference: GEOTHNK International Closing Conference, At Pallini, Greece 50 Commission on Geographical Education of the International Geographical Union (1992), International Charter on Geographical Education, International Corporation Proclamation 51 Committee on Geography National Research Council (2006), Learning to Think Spatially: GIS as a Support System in the K-12 Curriculum, Washington.DC, http://nap.edu/11019 52 Cotton K (1991), Teaching Thinking Skills, School improvement research series 53 Curtis P Nielsen, Ramanathan S (2011), Implementing a High School Level Geospatial Technologies and Spatial Thinking Course, Journal of Geography, Vol 110 54 David L., Morgan J (2010), Teaching geography 11-18, Open University Press 55 Gersmehl P (2005), Teaching Geography, The Guilford Press, New York 56 Gersmehl P.J, Gersmehl.C.A (2008), Spatial Thinking by Young Children: Neurologic Evidence for Early Development and “Educability”, Journal of Geography, Vol 106 57 Gersmehl P.J., Gersmehl.C.A (2006), Wanted: A Concise List of Neurologically Defensible and Assessable Spatial-Thinking Skills, Reseach in Geography Education Vol 8, p 5-38 58 Gersmehl P.J., Gersmehl.C.A (2011), Spatial thinking: where pedagogy meets neuroscience, Problems of Education in the 21st century, Vol 27 59 Harpaz Y (2005), Approaches to Teaching Thinking, Teachers College Record 154 60 Hemmer I., nnk (2012), Educational Standards in Geography for the Intermediate School Certificate, German Geographical Society 61 Hwang C.S., Choi J., nnk (2016), Teaching Spatial Thinking With The National Atlas of Korea: A Valuable Resource for Advanced Placement Human Geography, The Geography Teacher, Vol 13 (4) 62 Ishikawa T (2013), Geospatial Thinking and Spatial Ability: An Empirical Examination of Knowledge and Reasoning in Geographical Science, The Professional Geographer Vol 65, No 63 Jarvis C H (2011), Spatial Literacy and the Postgraduate GIS Curriculum, Procedia Social and Behavioral Sciences 21, p 294-299 64 Kamilla B., Niem T H., Sharpe B (2008), Teaching About Geographical Thinking, Critical Thinking Consortium 65 Kitchin R., Hubbard P., Bartley B., Fuller D., (2005), Thinking Geographically Space, Theory and Contemporary Human Geography, www.continuumbooks.com 66 Lauren B R (1987), Education and Learning to Think, National Academy Press 67 Marjolein C., Steegen A (2017), Systems thinking in geography: can high school students it?, International Research in Geographical and Environmental Education 68 Margaret R., Hegarty T M., Teaching Spatial Thinking: Perspectives from Cognitive Psychology, ceur-ws.org,Vol-1557, paper 69 Massey Doreen (2008), For Space, SAGE 70 Matthew Lipman (2003), Thinking in Education, Cambridge University 71 Mc.Guinness C (1999), From thinking skills to thinking classrooms, www.londongt.org/teachertools 72 Peter J (2006), Thinking Geographically, Geography Vol 91 (3) 73 Robert J.S (2008), Thinking - based learning, Educational Leadership Vol 65, No 155 74 Robert S B., Lee J (2011), The components of spatial thinking: empirical evidence, Procedia Social and Behavioral Sciences 21 75 Robert J.S., Mc Guinness C (2014), Developing and assessing thinking skills, The International Baccalaureate Project, Final Report 76 Ritchhart R., Perkins D N (2004), The challenges of teaching thinking, The Cambridge handbook of thinking and reasoning 77 Ritchhart R, Mark C, Karin M, (2011), Making thinking visible, Jossey-Bass 78 Sunni S., Shaik A., Harichandan S., Method of teaching Geography, M.A Education 79 Sharpe B., Niem T.H (2012), An Assessment Instrument to Measure Geospatial Thinking Expertise, Journal of Geography Vol 112:1 p 3-17 80 Susan L C., William L G (2002), The Big Questions in Geography, The Professional Geographer Vol 54 (3) 81 The Geographical Association's national curriculum (2012), Thinking Geographically, UK 82 Tim T F., Joop A van der Schee (2014), The effects of geography lessons with geospatial technologies on the development of high school students’ relational thinking, Computers & Education Vol 76 83 Toriumi K (2010), A new method of teaching geography and the introduction of the method of sample study, https://doi.org/10.5996/newgeo.18.3_73 84 Uhlenwinkel A (2013), Spatial Thinking or Thinking Geographically?, GI_Forum 2013-Creating the GISociety doi:10.1553/giscience 2013s294 85 V.H Mandić, Džigurski A.I., Bibić L.I., Đukičin S (2016), Modeling the Geography Class through Problem-Based Teaching: a Case Study from Novi Sad, Serbia, Journal of Subject Didactics Vol.1, No.1,p 13-23 86 Warren K., Gerry C ( 2010), Successful teaching 14-19, SAGE, London 87 Zwartjes L (2014), The need for a learning line on spatial thinking using 156 GIS in education, Innovative learning geography in Europe : new challenges for the 21st century, Cambridge Scholars Trang web 88 Charles F (2010), What we mean by 'thinking'?, https://www.psychologytoday.com/blog/the-voices-within/201008/whatdo-we-mean-thinking 89 Linda E., Richard P (1999), Content Is Thinking, Thinking is Content http://www.criticalthinking.org 90 National Council for Geographic Education (2012), "The National Geography Standards" https://www.nationalgeographic.org/standards/national-geography-standards/ PHỤ LỤC DANH MỤC PHỤ LỤC CỦA LUẬN ÁN Phụ lục 1: Phiếu hỏi ý kiến giáo viên Phụ lục 2: Phiếu 157 ... 1: Cơ sở lí luận thực tiễn việc phát triển tư không gian cho học sinh dạy học Địa lí 12 trường THPT Chương 2: Quy trình biện pháp phát triển tư khơng gian cho học sinh dạy học Địa lí 12 trường. .. tác tư không gian yêu cầu cần đạt thao tác nhằm phát triển tư không gian cho HS dạy học Địa lí 12 trường THPT - Đề xuất quy trình biện pháp phát triển tư không gian cho HS dạy học Địa lí 12 trường. .. - Nghiên cứu sở lí luận thực tiễn việc phát triển tư không gian cho HS dạy học Địa lí 12 trường THPT - Xác định nguyên tắc yêu cầu việc phát triển tư khơng gian dạy học Địa lí 12 trường THPT -

Ngày đăng: 21/08/2020, 14:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w