1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Triển khai quyền chọn cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam.pdf

85 728 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 439,55 KB

Nội dung

Triển khai quyền chọn cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Trang 1

Bằng cột mốc lịch sử thời gian n ày, nước ta bước vào “sân chơi mới” trong bối cảnhthế giới đầy biến động v à bất ổn khó có thể dự báo chính xác tr ước được Những bấtổn trong giá cả hàng hoá (Ví dụ như Dầu mỏ hiện giờ - ngày 3/3/2008 đã tăng đến102USD/thùng; vàng hơn 19 triệu VND / lượng) và các biến số tài chính khác tácđộng đến các thị trường: tiền tệ, chứng khoán, h àng hoá,… đến nền kinh tế quốcgia, đến đời sống của người dân …

Kết thúc năm tài chính 2007 kinh tế Việt Nam không khả quan lắm :

Chỉ sau hơn một năm chính thức đứng v ào WTO, kết thúc năm tài chính 2007 mặcdù GDP tăng 8,5% cao nh ất từ trước đến giờ, nền kinh tế n ước ta có nhiều dấu hiệuđứng trước khó khăn và bất lợi Tính đến cuối tháng 3/2008 lạm phát gia tăng h ơn16% so với cùng kỳ năm 2007 và chưa có dấu hiệu chựng lại.

Công cụ tài chính phái sinh góp phần phòng ngừa rủi ro cho các chủ thể của nềnkinh tế:

Quá trình phát triển nền kinh tế thị tr ường, đã từ lâu Mỹ và Châu Âu đã phát minhra và sử dụng công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro cho các chủ thể củanền kinh tế vì có thể thấy rằng các hoạt động trong nền kinh tế l à không thể né tránhhết được mọi rủi ro.Tuy vậy, các sản phẩm t ài chính phái sinh phổ biến như: quyềnchọn (option), kỳ hạn (Forward), giao sau (Future), hoán đổi (swap)…hiện nay cho

Trang 2

phép chuyển giao trực tiếp rủi ro tài chính cho bên thứ ba sẵn sàng chấp nhận rủi rođó.

Thực tế cho thấy rằng sản phẩm t ài chính phái sinh đã được triển khai tại Việt Namtừ năm 2003 đến nay nh ưng còn mờ nhạt chưa được các chủ thể kinh tế mặn m à cholắm; đặc biệt quyền chọn cổ phiếu chưa được quan tâm đúng mức nên chưa có mặtgiao dịch trên thị trường.

Như vậy từ nhận thức được rằng Việt Nam đang từng b ước hội nhập vào nền kinhtế thế giới; cơ hội mở ra nhưng trên bước đường đi tới còn rất cam go và đầy tháchthức Kết thúc năm tài chính 2007 sau hơn m ột năm là thành viên WTO kinh t ế ViệtNam đứng trước khó khăn do lạm phát tăng cao, thị tr ường chứng khoán sa sút , chỉsố VN-index giảm mạnh Các nền kinh tế các nước phát triển đã từng và đang tiếptục sử dụng sản phẩm t ài chính phái sinh để bảo hiểm và phòng ngừa rủi ro; trongđó có quyền chọn cổ phiếu phát triển mạnh mẽ và đây chính là điều Việt Nam cầnphải học tập, kế thừa để ph òng vệ cho mình, phát huy công năng của nó nhằm gópphần hỗ trợ cho các thị tr ường khác vận hành trôi chảy, mang đến hiệu quả cao nhấtcho nền kinh tế; thực hiện ba ti êu chí: hội nhập với nền kinh tế thế giới, phát triểnổn định bền vững, dân gi àu nước mạnh xã hội dân chủ văn minh.

Với những lý do và sự cần thiết như trên tôi xin chọn lựa đề tài: “Triển khai quyềnchọn cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam” làm luận văn Thạc sĩ cho

mình Sản phẩm quyền chọn cổ phiếu khi được triển khai sẽ tạo dựng niềm tin chonhà đầu tư vì có công cụ phòng vệ cho mình, không phải lâm vào trạng thái tâm lýhoảng loạn trước sự thăng trầm bởi giá cổ phiếu trồi sụt bất th ường trên TTCK, làmcho TTCK giao dịch sôi động hơn nữa.

Luận Văn bao gồm:

1/ Mục tiêu- Nội dung nghiên cứu:

 Nghiên cứu một số vấn đề lý luận c ơ bản về thị trường quyền chọn (option) đểlàm nền tảng khảo sát thực trạng triển khai công cụ n ày trên thị trường chứng khoánViệt Nam.

Trang 3

 Trọng tâm của đề tài là nghiên cứu, thu thập thông tin để t ìm hiểu và phân tíchnhững thuận lợi khó khăn gặp phải cũng nh ư tổng kết những kết quả đạt đ ược banđầu cùng các triển vọng sắp tới từ việc thực hiện các loại quyền chọn hiện có tạiViệt Nam và qua đó giúp đưa ra các gi ải pháp thiết thực và hiệu quả cho phát triểnvà làm sôi động hơn nữa các giao dịch quyền chọn cổ phiếu tr ên thị trường chứngkhoán Việt nam

2/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Về cơ sở lý luận, giới thiệu chung các loại sản phẩm t ài chính phái sinh được giaodịch phổ biến trên thế giới, phân tích giao dịch quyền chọn các loại , đặc biệt làquyền chọn cổ phiếu

3/ Phương pháp nghiên c ứu:

 Phương pháp lý luận cơ sở là phương pháp Duy vật biện chứng

 Phương pháp nghiên cứu là phương pháp thống kê.

 Nguồn dữ liệu thứ cấp (nguồn thông tin từ sách báo, tạp chí chuy ên ngành, cácwebsite trên internet…)

4/ Kết cấu luận văn:

 Lời cam đoan

 Danh mục chữ viết tắt, bảng biểu, h ình vẽ đồ thị.

 Mục lục.

 Mở đầu: Sự cần thiết của đề t ài.

 Chương 1: Tổng quan về quyền chọn và quyền chọn cổ phiếu.

 Chương 2: Thực trạng thị trường Chứng khoán Việt Nam v à điều kiện hìnhthành thị trường quyền chọn cổ phiếu.

 Chương 3: Giải pháp triển khai giao dịch quyền chọn cổ phiếu tr ên thị trườngchứng khoán Việt Nam.

 Phụ lục

 Tài liệu tham khảo

Trang 4

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ QUYỀN CHỌNVÀ QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU.

-TTCK là một bộ phận cấu thành của thị trường vốn, là nơi diễn ra các hoạt độnggiao dịch mua bán các chứng khoán trung v à dài hạn như các loại cổ phiếu, tráiphiếu và các công cụ tài chính khác ( chứng chỉ quỹ đầu tư, công cụ tài chính pháisinh…) TTCK là nơi t ập trung nguồn vốn cho đầu tư và phát triển nền kinh tế vàthị trường quyền chọn chỉ được hình thành và hoạt động hiệu quả trên cơ sở TTCKđã ổn định và phát triển.Và ngược lại, một khi thị trường quyền chọn được điềuhành tốt thì sẽ góp phần làm cho TTCK phát triển, sôi động và bền vững hơn nữa

1.1 Tổng quan về quyền chọn (Option):

1.1.1 Khái niệm :

 Quyền chọn là hợp đồng giữa hai bên, người mua và người bán, trong đó ng ườimua quyền nhưng không phải nghĩa vụ, để mua hoặc bán một t ài sản cơ sở nào đóvào một ngày trong tương lai với giá đã đồng ý vào ngày hôm nay.

 Người mua quyền chọn trả cho ng ười bán một số tiền gọi l à phí quyền chọn.Người bán quyền chọn sẵn s àng bán hoặc tiếp tục nắm giữ tài sản theo điều khoảncủa hợp đồng nếu người mua muốn thế.

 Một quyền chọn để mua tài sản gọi là quyền chọn mua (call-option), một quyềnchọn bán một tài sản gọi là quyền chọn bán (put-option).

 Mặc dù các quyền chọn được giao dịch trong một thị tr ường có tổ chức nhưngphần lớn các giao dịch quyền chọn đ ược quản lý riêng rẽ giữa hai bên Những người

Trang 5

này tự tìm đến với nhau, loại thị tr ường này gọi là thị trường OTC, đây chính l à loạithị trường quyền chọn xuất hiện đầu ti ên.

 Hầu hết các quyền chọn chúng ta quan tâm l à mua bán các loại tài sản tài chínhchẳng hạn như cổ phiếu, trái phiếu… Mặc d ù vậy, chúng ta cũng thấy xuất hiện loạithoả thuận tài chính khác như hạn mức tín dụng, đảm bảo khoản vay, v à bảo hiểmcũng là một hình thức khác của quyền chọn Ngo ài ra, bản thân cổ phiếu cũng l àquyền chọn trên tài sản công ty.

Quyền chọn cũng có những nét giống với một hợp đồng kỳ hạn nh ưng quyền chọnkhông bắt buộc phải thực hiện giao dịch c òn người sở hữu hợp đồng kỳ hạn bắtbuộc phải thực hiện giao dịch Hai b ên trong hợp đồng kỳ hạn có nghĩa vụ phải muavà bán hàng hoá, nhưng người nắm giữ quyền chọn có thể quyết định mua hoặc bántài sản với giá cố định nếu giá trị của nó thay đổi.

 Bên mua quyền chọn (mua quyền chọn mua, hoặc mua quyền chọn bán ) phải trảcho bên bán quyền chọn một khoản tiền gọi là phí quyền chọn hay giá quyền chọn(option premium ).Thông th ường, bên mua quyền chọn được xem là nhà đầu tư cóvị thế dài hạn trên hợp đồng quyền chọn ( long -term position ); bên bán quyền chọnở vị thế ngắn hạn (short -term position) Lợi nhuận của nhà đầu tư là khoản lỗ củanhà phát hành và ngược lại.

1.1.2 Một số vấn đề liên quan đến hợp đồng quyền chọn:

1.1.2.1 Quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong hợp đồng quyền chọn:

 Bên bán quyền chọn: Là bên phát hành quyền chọn, và sau khi thu phí quyềnchọn phải có nghĩa vụ luôn sẵn sàng tiến hành giao dịch (mua hoặc bán tài sản cơ sởđã thoả thuận trong hợp đồng với b ên mua- khi bên mua thực hiện quyền trong thờihạn đã thoả thuận Theo lý thuyết, b ên bán quyền chọn có vùng lãi giới hạn ( tối đalà phí quyền chọn ) còn vùng lỗ rất lớn Do vậy, bên bán quyền chọn thường là các

Trang 6

ngân hàng hoặc các công ty tài chính khổng lồ Trên thị trường quyền chọn, có hailoại người bán quyền chọn là người bán quyền chọn mua (Seller call option, shortcall ) và người bán quyền chọn bán (Sell er put option, short put )

 Bên mua quyền chọn: Là bên nắm giữ quyền chọn, và phải trả cho bên bán phíquyền chọn để có được quyền mua hoặc bán loại h àng hoá cơ sở nào đó Quyềnchọn trao cho người giữ nó quyền để thực hiện đối với hợp đồng quyền chọn mà họđã mua Do vậy, trong thời hạn hiệu lực hợp đồng b ên mua có ba lựa chọn:

(i) Thực hiện hợp đồng quyền chọn nếu biến động giá tr ên thị trường cólợi cho họ; hoặc

(ii) Bán hợp đồng quyền chọn cho b ên thứ ba trên thị trường hưởng chênhlệch giá; hoặc

(iii) Để cho quyền chọn tự động hết hiệu lực m à không tiến hành bất cứmột giao dịch mua-bán nào cả nếu biến động giá thị tr ường bất lợi sovới giá thực hiện trên hợp đồng quyền chọn.

Khi bên mua không th ực hiện quyền chọn họ sẽ vẫn mất phí Do vậy, theo lý t huyết,bên mua có vùng lãi không giới hạn còn vùng lỗ giới hạn bằng mức phí quyền chọn.Trên thị trường quyền chọn, có hai loại người mua quyền chọn: ng ười mua quyềnchọn mua (Buyer call option - Long call ); người mua quyền chọn bán (Buyer putoption- Long put ).

1.1.2.2 Các trạng thái quyền chọn: Trong thời hạn hợp đồng hiệu lực, ng ười mua

thực hiện hợp đồng hay không c òn phụ thuộc vào sự biến động của giá cả hiện h ànhtrên thị trường vào thời điểm đó so với mức giá thực hiện ( strike price ) đã quyđịnh Cụ thể, xét từ vị thế người mua quyền chọn hợp đồng quyền chọn có ba trạngthái:

 Ngang giá quyền chọn (At the money -ATM ): Là trạng thái khi người nắm giữquyền chọn, nếu bỏ qua phí quyền chọn, thực hiện quyền chọn m à không phát sinh

Trang 7

khoản lãi hay lỗ nào Khi đó: giá thị trường = strike price Quyền chọn ở trạng tháiATM gọi là quyền chọn ở điểm hoà vốn.

 Được giá quyền chọn ( In the money-ITM ): Là trạng thái khi người nắm giữquyền chọn, nếu bỏ qua phí quyền chọn, thực hiện quyền chọn m à có lãi Khi đó:giá thị trường > strike price (đối với hợp đồng quyền chọn mua ) v à giá thị trường <strike price (đối với hợp đồng quyền chọn bán ) Quyền chọn ở trạng thái ITM gọilà quyền chọn ở vùng hái ra tiền.

 Giảm giá quyền chọn (Out the money -OTM ): Là trạng thái khi người nắm giữquyền chọn, nếu bỏ qua phí quyền chọn, thực hiện hợp đồng quyền chọn sẽ chịu lỗ.Lúc này: giá thị trường < strike price (đối với hợp đồng quyền chọn mua); v à giáthị trường > strike price (đối với hợp đồng quyền chọn bán) Quyền chọn ở trạngthái OTM gọi là quyền chọn ở vùng mất tiền.

1.1.2.3 Các kiểu hợp đồng quyền chọn thông dụng : Xét về thời gian thực hiện

của hợp đồng thì có hai kiểu quyền chọn kiểu Mỹ và kiểu châu Âu:

 Kiểu Mỹ: Là quyền chọn theo đó ng ười mua quyền chọn có quyền thực hiệnquyền chọn tại bất kỳ thời điểm n ào trong khoảng thời gian hiệu lực của hợp đồng.

 Kiểu châu Âu: Là quyền chọn theo đó người mua quyền chọn chỉ có quyền thựchiện quyền chọn vào ngày đáo hạn của hợp đồng.Thông thường do những thuận lợivề mặt thời gian thực hiện nên quyền chọn kiểu Mỹ có mức phí quyền chọn th ườngcao hơn mức phí quyền chọn kiểu Châu Âu.

1.1.2.4 Vai trò của Quyền chọn:

Vai trò định giá : Nếu như hợp đồng giao sau (Future) phản ánh giá của thị tr ườngvề giá giao ngay trong t ương lai thì giá hợp đồng quyền chọn phản ánh sự biến độnggiá của tài sản cơ sở tức là phản ánh độ rủi ro gắn liền với mỗi mặt h àng cơ sở.

Trang 8

 Quản lý rủi ro giá cả: Quyền chọn cung cấp một c ơ chế hiệu quả cho phép ph òngtránh rủi ro và cho phép chuyển dịch rủi ro từ những người không thích rủi ro sangnhững người chấp nhận nó.

 Góp phần thúc đẩy thị trường tài chính phát triển : Thị trường giao dịch quyềnchọn cho phép các nhà đầu tư đạt được một tỷ suất sinh lợi cao, chính điều n ày hấpdẫn các nguồn vốn đầu t ư mạo hiểm, góp phần huy động th êm nguồn lực tài chínhcòn nhàn rỗi trong xã hội Bên cạnh đó, việc tham gia thị tr ường không đòi hỏi chiphí quá lớn cho phép nhà đầu tư có thể dễ dàng tham gia cũng như rút lui khỏi thịtrường làm cho thị trường sôi động hơn.

1.1.2.5 Tính hai mặt của Hợp đồng quyền chọn:

Mặc dù có những ưu điểm giúp các cá nhân và các doanh nghi ệp có thể phòng ngừarủi ro trong các hoạt động sản xuất kinh doanh v à tài chính nhưng hợp đồng pháisinh nói chung và hợp đồng quyền chọn nói ri êng còn có thể được sử dụng cho cácmục đích bất chính nh ư: trốn thuế, làm sai lệch các báo cáo tài chính, luồn lách đểné tránh các chuẩn mực kế toán, hoặc các quy chế giám sát t ài chính của Chính phủ.

Chúng còn được cho là những nguyên nhân dẫn đến hành vi đầu cơ, lừa đảo, viphạm đạo đức chứng khoán v à làm tăng thêm những bất ổn trên thị trường tài chínhnói chung và thị trường chứng khoán nói ri êng Chúng ta hãy xem m ột vài ví dụ vềhành vi tiêu cực từ mặt trái của các công cụ phái sinh, cụ thể l à quyền chọn:

 Chỉ cần một dao động mạnh trong giá v àng chẳng hạn, các ngân hàng có thể rơivào tình trạng mất khả năng thanh toán do không có khả năng thực hiện nghĩa vụvới bên mua (trường hợp quyền chọn v àng) Và chúng sẽ lây lan sang toàn hệthống Các nhà kinh tế ví von gọi đây là dạng rủi ro mắt xích hoa cúc.

 Các doanh nghiệp sử dụng hợp đồng phái sinh thao túng thị tr ường mỗi khi họnắm bắt được những thông tin có lợi cho m ình Chẳng hạn, các doanh nghiệp đ ã

Trang 9

biết trước tình trạng tài chính thật của mình là đang thua lỗ, nhưng thị trường chưanắm bắt được các thông tin này Từ đó, họ có thể thông qua một định chế n ào đó,đặt lệnh bán khống (đầu c ơ giá xuống) trên các hợp đồng giao sau hoặc l à bánquyền chọn Đến khi giá xuống họ sẽ thực hiện hợp đồng để kiế m lời Đây là mộtđiển hình vi phạm đạo đức chứng khoán m à Luật cấm.

1.2 Quyền chọn cổ phiếu:

Được giao dịch trên cổ phiếu cơ sở là cổ phiếu có tính thanh khoản cao đ ược pháthành bởi công ty có uy tín và có khối lượng giao dịch lớn trên TTCK.

1.2.1 Đặc điểm của quyền chọn cổ phiếu:

1.2.1.1 Mua quyền chọn cổ phiếu là mua quyền để thực hiện hợp đồng:

Đây là đặc điểm cơ bản nhất và là yếu tố hấp dẫn của hợp đồng quyền chọn so vớicác hợp đồng mua bán cổ phiếu khác Một ng ười đã mua hợp đồng quyền chọn cóquyền thực hiện hợp đồng khi thị tr ường biến động thuận lợi hay có thể để hợpđồng vô hiệu Trong khi đó đối với các hợp đồng mua bán cổ phiếu thông th ườngkhi hợp đồng đến hạn thì cả hai bên tham gia ký kết hợp đồng buộc phải thực hiệnhợp đồng.

1.2.1.2 Những tiêu chuẩn của hợp đồng quyền chọn cổ phiếu:

Ngày nay dù giao dịch trên thị trường tập trung hay phi tập trung, hợp đồng quyềnchọn cổ phiếu tuân thủ một số ti êu chuẩn nhất định về: số l ượng, ngày đáo hạn, giáthực hiện.

 Về số lượng: Thông thường ở các thị trường của Mỹ, số lượng cổ phiếu mua bántrên một hợp đồng quyền chọn là 100 cổ phiếu, ở Úc là 1.000 cổ phiếu.

Trang 10

Ngày tháng đáo hạn: Một trong những điều khoản để mô tả hợp đồng quyền chọnvề cổ phiếu là tháng xảy ra ngày đáo hạn của hợp đồng Quyền chọn cổ phiếu cóchu kỳ tháng giêng bao gồm: tháng giêng, tháng tư, tháng b ảy, tháng mười; chu kỳtháng hai bao gồm: tháng hai, tháng năm, tháng tám, tháng m ười một; chu kỳ thángba bao gồm: tháng ba, tháng sáu, tháng chín, tháng m ười hai.

Ngày đáo hạn chính xác là vào lúc 22 giờ 59 phút (theo giờ của trung tâm giao dịch)ngày thứ bảy của tuần lễ thứ ba của tháng đáo hạn Theo thông lệ, nh à đầu tư cóthời gian đến 16 giờ 30 phút của ngày thứ sáu trước đó để chỉ thị cho nh à môi giớithực hiện hợp đồng.

 Giá thực hiện: Trung tâm giao dịch chọn giá thực hiện với các mức giá m à theođó quyền chọn có thể được phát hành Giá thực hiện thường được đặt cách nhau$2(1/2), $5, hoặc $10 Quy tắc thường được các trung tâm giao dịch áp dụng l à sửdụng khoảng cách $2(1/2)cho giá thực hiện khi giá cổ phiếu thấp h ơn $25; khoảngcách $5 khi giá thực hiện nằm trong khoảng $25 đến $200; v à khoảng cách $10 chogiá thực hiện trên $200.

Ví dụ: Cổ phiếu ABC có thị giá $20 th ì quyền chọn cổ phiếu ABC có thể đ ược giaodịch ở mức giá thực hiện l à $18, $20.5, $23 Cổ phiếu HTP có thị giá l à $210 thìgiá thực hiện của HĐQC có thể l à $200, $210, $220.

Khi một ngày đáo hạn mới được đưa ra, thông thường hai mức giá thực hiện gầnnhất với giá cổ phiếu hiện h ành sẽ được chọn để trao đổi Nếu một trong hai mứcgiá đó gần sát với giá cổ phiếu hiện thời, th ì mức giá thực hiện gần thứ ba với giá cổphiếu hiện tại có thể đ ược chọn Ví dụ: Quyền chọn tháng 2 cho cổ phiếu ABC bắtđầu được giao dịch khi giá cổ phiếu của nó tr ên thị trường là $32 Khi đó giá thựchiện cho quyền chọn mua v à quyền chọn bán loại cổ phiếu n ày sẽ được đề nghị là$30 và $35 Khi cổ phiếu ABC tăng lên $34.5 thì mức giá $40 có thể được đề nghịđể làm giá thực hiện cho hợp đồng.

Trang 11

1.2.1.3 Giá của hợp đồng quyền chọn cổ phiếu:

Giá của hợp đồng quyền chọn (phí quyền chọn) bao gồm giá trị thực ( IntrinsicValue ) và giá trị thời gian ( Time Value ).

Giá trị thực: Nếu quyền chọn là quyền chọn được giá (ITM option) th ì quyền

chọn có giá trị thực Giá trị thực của quyền chọn được tính như sau:

+ Đối với quyền chọn mua: Giá trị thực = MAX (S-X;0)

Trong đó: S là giá thị trường của cổ phiếu cơ sở, X là giá thực hiện trên hợp đồng.

Khi giá thực hiện trên hợp đồng quyền chọn mua thấp h ơn giá cổ phiếu trên thịtrường, lúc đó người mua hợp đồng quyền chọn sẽ có lợi nếu thực hiện hợp đồng v àta nói hợp đồng có giá trị thực Giá trị của hợp đồng l à phần chênh lệch giữa giá thịtrường của cổ phiếu và giá thực hiện của quyền chọn (S -X) Còn trong trường hợpgiá thực hiện trên hợp đồng quyền chọn cao h ơn thị giá của cổ phiếu thì giá trị thựccủa quyền chọn mua bằng 0, v à ta nói quyền chọn không có giá trị thực.

+ Đối với quyền chọn bán: Giá trị thực = MAX (X-S;0)

Khi giá thực hiện quyền chọn bán cao h ơn giá cổ phiếu trên thị trường thì HĐQC cógiá trị thực, đó chính là phần chênh lệch giữa giá thực hiện của quyền chọn v à giáthị trường của cổ phiếu (X -S) Trường hợp giá thực hiện tr ên hợp đồng quyền chọnthấp hơn thị giá của cổ phiếu th ì giá thực hiện của quyền chọn b án bằng 0 hayquyền chọn không có giá trị thực.

1.2.1.4 Ảnh hưởng của việc phân chia cổ tức v à cổ phiếu đến giá thực hiện củaHĐQC cổ phiếu:

Việc phân chia cổ tức bằng tiền mặt chỉ ảnh h ưởng đến giá thực hiện của các quyềnchọn giao dịch trên thị trường OTC Khi một công ty chia cổ tức bằng tiền mặt th ì

Trang 12

giá thực hiện hợp đồng quyền chọn sẽ giảm một khoảng bằng với số cổ tức v ào thờiđiểm không nhận cổ tức.

Riêng quyền chọn được giao dịch trên thị trường tập trung thì giá thực hiện sẽ đượcđiều chỉnh khi có việc chia tách cổ phiếu Khi tất cả các điều kiện khác không đổi,

nếu một số cổ phiếu c ơ sở được tách thành m cổ phiếu thì giá thực hiện của quyềnchọn dựa trên số cổ phiếu ấy sẽ giảm đi m lần.

Ví dụ: Giá thực hiện của hợp đồng quyền chọn cổ phiếu A hiệ n đang là $30, giả sử

công ty quyết định tách một cổ phiếu A th ành 3 cổ phiếu mới thì giá thực hiện trênhợp đồng quyền chọn sẽ giảm c òn 30/3=$10.

Tương tự , nếu cổ tức được trả bằng cổ phiếu th ì giá thực hiện của hợp đồng quyềnchọn cũng sẽ giảm như trường hợp chia tách cổ phiếu.

1.2.2 Các loại quyền chọn cổ phiếu v à một số yếu tố ảnh hưởng đến giá quyềnchọn:

1.2.2.1 Các loại quyền chọn cổ phiếu: Xét về tính chất, quyền chọn cổ phiếu có

hai loại: quyền chọn mua và quyền chọn bán.

 Quyền chọn mua (Call option): Người sở hữu quyền chọn mua có quyền mua một

số lượng cổ phiếu nhất định với mức giá thực hiện tr ên hợp đồng trong khoảng thờigian xác định Để có được quyền chọn đó, người mua quyền phải trả cho ng ười bánquyền một khoảng phí gọi l à phí quyền chọn mua (Call premium) C òn người bánquyền chọn thì phải bán số lượng cổ phiếu đã thoả thuận với mức giá xác định tr ướcnếu hợp đồng quyền chọn đ ược thực hiện Trường hợp người bán quyền chọn viếtmột hợp đồng quyền chọn trong khi đang sở hữu cổ phiế u cơ sở thì gọi là quyềnchọn có bảo vệ (covered option), ng ược lại nếu hợp đồng quyền chọn mua đ ược bántrong khi người bán quyền chọn không sở hữu cổ phiếu c ơ sở thì đó là quyền chọnkhông có bảo vệ (uncovered option) tr ường hợp này còn gọi là nghiệp vụ bán khống

Trang 13

quyền chọn Quyền chọn mua được thực hiện khi giá thực hiện tr ên hợp đồng quyềnchọn nhỏ hơn giá thị trường của cổ phiếu cơ sở

 Quyền chọn bán (Put option): Quyền chọn bán là quyền được bán cổ phiếu trongtương lai tại một mức giá xác định tr ước Người mua quyền chọn bán sẽ y êu cầuthực hiện hợp đồng khi giá cổ phiếu tr ên thị trường thấp hơn giá thực hiện trênquyền chọn Để có quyền chọn bán trong t ương lai, người mua quyền phải trả chongười bán quyền một khoảng phí gọi l à phí quyền chọn bán (Put premium).

Xét về thời gian thực hiện của hợp đồng quyền chọn th ì có hai loại quyền chọn:kiểu Mỹ và kiểu Châu Âu Thông th ường do những thuận lợi về mặt thời gian thựchiện từ quyền chọn kiểu Mỹ n ên loại quyền chọn này có mức phí cao hơn quyềnchọn kiểu châu Âu.

1.2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến giá quyền chọn cổ phiếu: Có 6 yếu tố cơ bản:

Giá thị trường của cổ phiếu c ơ sở, giá thực hiện trên hợp đồng, kiểu quyền chọn,thời gian đáo hạn của hợp đồng, lãi suất của tài sản phi rủi ro, độ biến động của giáchứng khoán cơ sở.

Giá thị trường của cổ phiếu cơ sở ( Market price of underlying stock ):

Thị trường chứng khoán luôn biến động không ngừng v à giá cổ phiếu cũng vậy.Mỗi khi thị giá cổ phiếu c ơ sở thay đổi thì khả năng thực thi hợp đồng quyền chọ nsẽ tăng lên hoặc giảm xuống, tuỳ theo loại quyền chọn, khi đó sẽ kéo theo sự thayđổi của giá quyền chọn Khi thị giá của cổ phiếu c àng cao thì người mua quyềnchọn càng có lợi, lúc đó họ sẵn sàng trả giá cao hơn để có quyền chọn mua trongtương lai, vì thế giá của quyền chọn mua trong t ương lai sẽ tăng, nhưng người muaquyền chọn bán sẽ bất lợi, cho n ên quyền chọn bán kém hấp dẫn v à giá quyền chọnbán sẽ giảm.

Trang 14

Giá thực hiện trên hợp đồng (Strike price):

Vì giá thực hiện trên hợp đồng quyền chọn đ ược cố định trong suốt thời gian hiệulực của hợp đồng nên trong trường hợp quyền chọn mua, giá thực hiện c àng thấp thìkhả năng thực hiện hợp đồng c àng lớn , khi ấy giá quyền chọn sẽ tăng Ng ược lạigiá thực hiện của quyền chọn bán c àng thấp thì giá quyền chọn càng thấp do hợpđồng sẽ ít có cơ hội để thực hiện.

Kiểu quyền chọn (Style of the option):

Quyền chọn kiểu Mỹ và quyền chọn kiểu Châu Âu sẽ có mức giá khác nhau V ìquyền chọn kiểu Mỹ cho phép ng ười sở hữu nó có cơ hội yêu cầu thực hiện hợpđồng nhiều hơn quyền chọn kiểu Châu Âu n ên quyền chọn kiểu Mỹ thường có giácao hơn quyền chọn kiểu Châu Âu.

Ví dụ: Ngày 01/03/2008 ông A mua m ột hợp đồng quyền chọn bán cổ phiếu ABCvới giá thực hiện là $50, phí quyền chọn là $2, ngày đáo hạn là 01/07/2008.

Ngày 01/06/2008 giá thị trường cổ phiếu ABC là $40 Nếu là quyền chọn kiểu Mỹthì ngày 01/06/2008 ông A có quy ền yêu cầu thực hiện hợp đồng v à hưởng phần lợinhuận là (50-40-2)*100=$800 Nhưng n ếu là quyền chọn kiểu Châu Âu th ì ông Aphải đợi đến ngày 01/07/2008 mới có thể thực hiện hợp đồng Giả sử đến ng ày01/07/2008 giá cổ phiếu ABC là $55 thì quyền chọn sẽ không được thực hiện, khiđó ông A đã mất đi cơ hội nhận được $800 lợi nhuận từ hợp đồng.

Thời gian đáo hạn (Time value):

Hợp đồng quyền chọn có khoảng thời gian hiệu lực càng dài thì khả năng thị trườngbiến động theo hướng có lợi cho người sở hữu hợp đồng c àng lớn Vì thế trongtrường hợp quyền chọn kiểu Mỹ do ng ười mua có thể yêu cầu thực hiện quyền củamình bất cứ lúc nào trong thời gian của hợp đồng, thời gian đáo hạn càng dài thìquyền chọn càng hấp dẫn và giá của nó càng cao

Trang 15

Nhưng đối với người sử dụng quyền chọn kiểu Châu Âu th ì khác, do quyền chọnchỉ được thực hiện vào ngày đáo hạn của hợp đồng nên thời gian đáo hạn có ảnhhưởng không rõ ràng đến giá quyền chọn.

Lãi suất của tài sản phi rủi ro (Interest rate of the non -risk assets):

Hiện giá của cổ phiếu v à lãi suất của tài sản phi rủi ro có quan hệ với nhau theocông thức:

Tổng các dòng thu nhập trong tương lai

Hiện giá của cổ phiếu =

1+ lãi suất chiết khấu

Trong đó lãi suất chiết khấu có thể xem l à lãi suất của tài sản phi rủi ro Như vậykhi lãi suất của tài sản phi rủi ro tăng lên thì hiện giá của cổ phiếu sẽ giảm, kéo theosự thay đổi của giá quyền chọn; cụ thể l à khi lãi suất của tài sản phi rủi ro tăng lênthì giá cổ phiếu cơ sở sẽ giảm, kéo theo giá quyền chọn mua sẽ giảm, trong khi giácủa quyền chọn bán sẽ tăng.

Độ bất ổn của giá cổ phiếu (The volatarity):

Độ bất ổn chính là mức biến động giá cổ phiếu trong t ương lai Giá cổ phiếu càngbiến động thì cơ hội thực hiện quyền chọn mua v à quyền chọn bán càng tăng Vì thếgiá quyền chọn cũng tăng theo mức độ biến động của thị giá cổ phiếu c ơ sở.

Trang 16

Bảng 1.1: Tóm tắt các ảnh hưởng của các yếu tố đến giá quyền chọn

Các yếu tốẢnh hưởng đến giáquyền chọn mua

Ảnh hưởng đến giáquyền chọn bán

Thời gian đáo hạn tăng Tăng (Quyền chọn kiểuMỹ)

Tăng (Quyền chọn kiểuMỹ)

Kiểu quyền chọn Giá quyền chọn kiểu Mỹcao hơn

Giá quyền chọn kiểuMỹ cao hơn

1.2.3 Mục đích của người mua, bán quyền chọn:

Với sự linh hoạt và với những đặc tính ưu việt của quyền chọn, các nh à đầu tư đãứng dụng công cụ này với những mục đích khác nhau.

1.2.3.1 Mục đích của người mua quyền :

Nhà đầu tư thường mua quyền chọn nhằm những mục đích c ơ bản như: bảo hiểm,đầu cơ, hoặc trì hoãn một quyết định.

 Bảo hiểm: Thị trường chứng khoán luôn biến động v à không ai có thể chắc chắnđược những động thái của nó trong t ương lai Vì thế quyền chọn được sử dụng nhưlà công cụ bảo hiểm vị thế hiện có của nh à đầu tư bằng việc cố định giá mua bántrên hợp đồng.

 Đầu cơ: Trong trường hợp khác một nhà đầu tư cũng có thể sử dụng quyền chọnđể đầu cơ với số tiền bỏ ra ban đầu thấp h ơn nhiều so với việc mua bán trực tiếptrên thị trường và có thể tìm được mức tỷ suất lợi nhuận rất cao.

Trang 17

 Trì hoãn một quyết định: Quyền chọn cũng được sử dụng khi một nh à đầu tưmuốn mua hay bán cổ phiếu n ào nhưng chưa muốn thực hiện ý định đó ngay m àchờ đợi diễn biến tiếp theo của thị tr ường Trong trường hợp này quyền chọn có thểgiúp nhà đầu tư hạn chế rủi ro biến động giá v à có thể trì hoãn quyết định mua báncủa mình trong thời gian hiệu lực của hợp đồng đ ã mua.

1.2.3.2 Mục đích của người bán quyền:

Khi bán quyền chọn thì chủ thể bán quyền chỉ có thể kiếm đ ược lợi nhuận hữu hạntrong khi có thể bị lỗ vô hạn, tuy nhi ên theo thống kê thì có đến 90% quyền chọnkhông được thực hiện khi đến hạn Thông th ường người bán quyền thường nhằmđến những mục đích: Bảo hiểm vị thế, tăng lợi suất.

 Bảo hiểm vị thế: Giống như người mua quyền chọn, ng ười bán quyền chọn cũngcó nhu cầu cố định giá mua hay giá bán một cổ phiếu nhất định v ì lo sợ những diễnbiến của thị trường Việc bán quyền chọn sẽ giúp cho nh à đầu tư có thể tính toánđược phần thu nhập (trường hợp bán quyền chọn mua) hay chi phí mua cổ phiếu(trong trường hợp bán quyền chọn bán) trong t ương lai Trường hợp quyền chọnkhông được thực hiện thì phần phí quyền chọn thu được có thể giúp nhà đầu tư bùlỗ khi giá cổ phiếu biến động bất lợi.

Tăng lợi suất: Ngoài mục đích bảo hiểm vị thế, quyền chọn c òn được sử dụng đểtăng thu nhập cho người bán quyền.

+ Trường hợp quyền chọn đ ược thực hiện (nghĩa là người bán quyền dự đoán sai)khi đó ngoại trừ phần tiền đã tính toán được do việc cố định giá bán, ng ười bánquyền còn thu thêm phần phí hợp đồng, làm tăng tổng thu nhập có được từ việc muabán.

Trang 18

+ Trường hợp quyền chọn không đ ược thực hiện thì người bán có thể hưởng phầnphí đó mà không phải thực hiện bất cứ nghĩa vụ mua bán n ào, sau khi hợp đồng đáohạn, anh ta có thể bán một quyền khác v à nhận tiền phí khác từ hợp đồng mới.

Như vậy, tuỳ theo những dự đoán khác nhau m à các nhà đầu tư có những hành độngkhác nhau nhằm mục đích thu lợi cho bản thân mình.

1.2.4 Vai trò của quyền chọn cổ phiếu :

1.2.4.1 Là công cụ bảo hiểm và kiếm lời hữu hiệu của nh à đầu tư:

Với đặc điểm là giá thực hiện được cố định, quyền chọn cho phép ng ười tham giacó thể bảo vệ phần lợi hiện có hay hạn chế thua lỗ trong thời gian thị tr ường biếnđộng không thể dự đoán.

 Đối với người mua quyền chọn: Trong trường hợp thị trường biến động như dựđoán, hợp đồng được thực hiện thì phần thu nhập có được do bán cổ phiếu hay chiphí phải bỏ ra để mua cổ phiếu là cố định Vì thế giúp người mua quyền hạn chế rủiro cho bản thân mình Ngược lại, khi quyền chọn không đ ược thực hiện, nghĩa làbiến động trên thị trường có lợi hơn cho người mua quyền so với việc thực hiệnhợp đồng, khi đó người mua quyền chỉ mất một khoản phí, nhưng lại được lợi hơnkhi thực hiện mua bán trên thị trường.

 Đối với người bán quyền chọn: Một khi quyền chọn đ ược bán ra thì người bánquyền đã có thể tính được phần lợi nhuận sẽ thu đ ược trong tương lai Cụ thể là khiquyền chọn được yêu càu thực hiện thì phần thu nhập hay chi phí bỏ ra cũng đ ượccố định từ trước; từ đó có thể giúp ng ười bán tính toán được lợi nhuận của mình,ngược lại thì phần phí thu được từ hợp đồng có thể giúp ng ười bán quyền bù lỗ vốndo thị trường biến động bất lợi.

Không chỉ là công cụ bảo hiểm hữu hiệu, quyền chọn dùng để kiếm lời một cáchhiệu quả Chính là nhờ ở đặc điểm số tiền đầu t ư ban đầu khá thấp, tỷ suất sinh lợi

Trang 19

kiếm được khi đầu tư vào quyền chọn cao hơn hơn nhiều lần so với khi mua bántrực tiếp cổ phiếu trên thị trường, trong khi số tiền mất đi trong tr ường hợp bị thualỗ thì có giới hạn cho nên quyền chọn đã trở nên hấp dẫn đối với các nh à đầu tư trênthế giới.

1.2.4.2 Thu hút nhiều đối tượng tham gia trên TTCK, góp phần thúc đẩyTTCK phát triển:

Thị trường quyền chọn cổ phiếu l à nơi tạo nhiều cơ hội cho những nhà đầu tư nhỏlẻ, không đủ năng lực t ài chính để tham gia mua bán trực tiếp tr ên thị trường chứngkhoán Với khả năng bảo vệ nh à đầu tư trước những biến động về giá cổ phiếu, thịtrường quyền chọn cũng thu hút được những nhà đầu tư ngại rủi ro, còn chần chừchưa đầu tư vào chứng khoán do sự biến động th ường xuyên trên thị trường.

Với những lợi ích mà quyền chọn cổ phiếu mang lại v à với đặc điểm của TTCKViệt Nam hiện nay, quyền chọn sẽ trở th ành công cụ đầu tư hấp dẫn, phù hợp vớiđiều kiện tài chính và mức độ ngại rủi ro của đa số ng ười dân nếu được áp dụng trênthị trường Việt Nam.

Muốn đưa quyền chọn vào TTCK thì các điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật cũngnhư năng lực chuyên môn của đội ngũ quản lý thị trường và nhân viên trong ngànhchứng khoán phải được nâng lên một bước để có thể vận hành thị trường một cáchhiệu quả Bên cạnh đó, khi giao dịch quyền chọn trở n ên phổ biến thì sức cầu cổphiếu cơ sở sẽ tăng, lúc đó cơ quan quản lý thị trường chứng khoán phải gia tăng sốlượng cũng như chất lượng cổ phiếu cơ sở Khi số lượng và chất lượng cổ phiếuniêm yết tăng, nhu cầu mua bán chứng khoán của nh à đầu tư được đáp ứng thì sẽlàm cho hoạt động trên TTCK càng thêm sôi đ ộng hơn.

Thị trường quyền chọn chỉ có thể hình thành và hoạt động hiệu quả khi TTCK pháttriển ổn định Nhưng khi một thị trường quyền chọn được điều hành tốt thì sẽ gópphần làm TTCK phát triển hơn nữa.

Trang 20

1.2.4.3 Tạo ra những tác động tích cực đến các công ty phát hành cổ phiếu vàcông ty chứng khoán:

Giao dịch quyền chọn có thể đ ược xem là hành động mua bán cổ phiếu của công tychưa thực hiện ngay mà kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định Khi một nh àđầu tư mua hay bán quyền chọn của một loại cổ phiếu c ơ sở cũng có nghĩa là ngườiđó đang đầu tư vào công ty phát hành ra c ổ phiếu đó Do đó, ng ười đó sẽ trở thànhngười giám sát tình hình kinh doanh của công ty đó Mặt khác, để quyền chọn củamột cổ phiếu nào đó được phép giao dịch thì cổ phiếu đó phải đáp ứng đ ược nhữngyêu cầu nhất định về số lượng, mật độ giao dịch, giá cả…, nói chung những cổphiếu được đánh giá là có chất lượng thì mới được chọn làm cổ phiếu cơ sở và hìnhthành nên uy tín và thương hi ệu cho công ty phát h ành cổ phiếu đó Chính vì thế,hợp đồng quyền chọn không do chính công ty có c ổ phiếu niêm yết phát hànhnhưng cũng ảnh hưởng đến tình hình quản lý và hoạt động của công ty ni êm yết.Bằng cách theo dõi nhu cầu giao dịch trên thị trường quyền chọn, những ng ười điềuhành công ty niêm yết có thể biết được đánh giá của nhà đầu tư về triển vọng củacông ty, từ đó có những điều chỉnh ph ù hợp cho hoạt động kinh doanh v à gìn giữthương hiệu của mình.

Mặt khác, quyền chọn cổ phiếu cũng tạo ra động lực đối với các công ty ni êm yếtnhưng cổ phiếu của công ty ch ưa đạt được mức tín nhiệm để đ ược chọn làm cổphiếu cơ sở mà cố gắng phấn đấu để đạt đ ược tiêu chuẩn cổ phiếu cơ sở, nâng cấpthương hiệu cho mình.

Việc thu hút thêm nhiều người tham gia vào thị trường quyền chọn không những cólợi cho TTCK mà còn là nguồn thu lợi nhuận cho các công ty chứng khoán Càngnhiều người tham gia, số lượng khách hàng tăng kéo theo nhu c ầu giao dịch và nhucầu tư vấn về loại công cụ tài chính mới này càng tăng, từ đó có thể giúp công tychứng khoán thu hút nhiều khách h àng và gia tăng lợi nhuận cho công ty của m ình.

Trang 21

1.2.5 Nghiệp vụ bán khống (Short sales hay Short selling hoặc Shorting) tr ênTTCK và Thị trường quyền chọn cổ phiếu:

Trong giao dịch chứng khoán, bán khống (Short selling) là bán một loại chứngkhoán mà người bán không sở hữu tại thời điểm bán, cụ thể h ơn là bán chứng khoánvay mượn Bán khống một cổ phiếu l à giao dich hoàn toàn đ ối lập với việc mua mộtcổ phiếu Bán khống một cổ phiếu có nghĩa l à người bán đang cho rằng giá cổ phiếuđó sẽ sụt giảm chứ không giống nh ư khi mua một cổ phiếu thì hy vọng giá của nótăng lên Khi nhà đầu tư dự đoán trong tương lai giá cổ phiếu sẽ giảm, họ sẽ đi vaycổ phiếu của CTCK để bán; sau khi giá hạ, họ sẽ mua cổ phiếu đó tr ên thị trường đểtrả lại và hưởng khoản chênh lệch giá Nhưng nếu giá trên thị trường không hạ nhưdự đoán mà lại tăng lên, đến kỳ hạn trả, nhà đầu tư đó sẽ phải mua chứng khoán vớigiá cao hơn và chấp nhận bị lỗ để hoàn lại cho CTCK cho vay.

Để đảm bảo an toàn, công ty chứng khoán thường yêu cầu người vay chứng khoánký quỹ một khoản tiền nhất định, tuy nhỏ h ơn giá trị chứng khoán đi vay nh ưng đủđể bù đắp khoản lỗ nếu có Trong quá tr ình chưa trả được nợ, nếu giá thị trườngtăng lên thì người bán khống (người vay) phải bổ sung th êm tiền ký quỹ Ngược lại,nếu giá giảm thì người vay có thể rút bớt.

Như vậy, bán khống (Short-selling), trong tài chính có ngh ĩa là một cách kiếm lợi

nhuận từ sự kỳ vọng tụt giảm giá của một loại chứng khoán, ngoại tệ

Trên thị trường quyền chọn, đặc biệt là quyền chọn cổ phiếu người bán khống

chính là nhà phát hành quy ền chọn nhận được phí bán quyền Ng ười này phát hànhquyền chọn cho người mua quyền chọn mua m à không nhất thiết sở hữu lượng cổphiếu cơ sở của hợp đồng (Quyền chọn không đ ược bảo vệ - uncovered option) Khihợp đồng đáo hạn nếu giá trị cổ phiếu c ơ sở trên thị trường tăng lên hơn giá thựchiện, nhà phát hành có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng theo y êu cầu của người muaquyền là trả phần chênh lệch giữa thị giá và giá thực hiện của cổ phiếu c ơ sở hoặc làngười đó đi vay cổ phiếu c ơ sở để bán cho người mua quyền theo nh ư giá thực hiện

Trang 22

của hợp đồng Tình huống này hợp đồng quyền chọn ở trạng thái ITM v à nhà pháthành (bán khống) bị lỗ Tình huống ngược lại người bán khống kiếm lợi từ phíquyền chọn mà không phải đầu tư vốn cho bất kỳ một loại cổ phiếu c ơ sở nào cả.Đây chính là sự thuận lợi và thông thoáng cho thị trường hoạt động tốt hơn, thu hútthêm nhiều nhà đầu tư tham gia vào thị trường.

Nghiệp vụ bán khống kiếm lợi thông qua giá cổ phiếu giảm đ ã được bắt nguồn ítnhất từ thế kỉ thứ 18 ở Anh Những ng ười thực hiện mua bán cổ phiếu kiếm l ãithông qua giá cổ phiếu xuống thấp th ường bị nghi ngờ là làm giàu thông qua vi ệcnghèo đi của người khác (vì số những người này rất ít, nhưng nếu giá cổ phiếu giảmxuống thì rất nhiều người đầu tư vào chứng khoán sẽ bị thua lỗ, thậm chí phá sản).Tuy nhiên các nghiên c ứu đều kết luận rằng bán khống đã có đóng góp quan trọngtrong việc tạo nên tính hiệu quả của thị trường tài chính vì nó mở rộng cửa thịtrường chào đón nhiều nhà đầu tư tham gia kể cả nhà đầu tư ít vốn làm cho thịtrường sôi động hơn thông qua luồng giao dịch của các chứng khoán c ơ sở được trôichảy hơn.

1.2.6 Giao dịch quyền chọn cổ phiếu:

Quyền chọn cổ phiếu cũng có đầy đủ những đặc điểm và vai trò như những hợpđồng quyền chọn khác Tuy nhi ên do đặc thù của nó, ngoài tạo ra sự sôi động chothị trường tài chính mà nó còn tác động cụ thể đến thị trường chứng khoán; nó gópphần tăng thêm hàng hoá cho thị trường chứng khoán, gia tăng tính thanh khoảncho thị trường chứng khoán, hỗ trợ cho thị tr ường chứng khoán vận h ành thôngthoáng và ổn định hơn.

1.2.6.1 Thành phần tham gia:

 Những nhà tạo lập thị trường (Market makers): Người tạo lập thị trường cho mộthợp đồng quyền chọn sẽ n êu giá cả hỏi mua và giá chào bán Sự tồn tại của ngườitạo lập thị trường đảm bảo lệnh mua v à lệnh bán luôn được thực hiện ở một vài mức

Trang 23

giá mà không có bất cứ sự chậm trễ nào Những người này làm tăng khả năng linhhoạt cho thị trường, tự tạo ra lợi nhuận cho m ình từ chênh lệch giá mua và giá bán.

 Nhà môi giới (Broker): Bao gồm tại công ty chứng khoán v à trên sàn giao dịch,thực hiện giao dịch cho công chúng Khi nh à đầu tư liên hệ với nhà môi giới để muahoặc bán quyền chọn, nhà môi giới tại công ty sẽ chuyển lệnh đến nh à môi giới trênsàn Nhà môi giới trên sàn có thể là người của công ty chứng khoán n ơi trực tiếpnhận lệnh từ khách hàng hoặc là một nhà môi giới độc lập hoặc nhờ một nh à môigiới của công ty chứng khoán khác.

Nhân viên trữ lệnh (The order book official): Nhiều lệnh chuyển đến nh à môi giới

trên sàn là lệnh giới hạn Điều này có nghĩa là chúng chỉ có thể được thực hiện ở

mức giá đã định hoặc giá tốt hơn Thông thường khi đến tay nhà môi giới trên sàn,lệnh giới hạn có thể không được thực hiện ngay, mà sẽ được chuyển đến nhân vi êntrữ lệnh Người này đưa lệnh vào máy tính cùng với những lệnh khác để đảm bảorằng sau khi đạt đến giá giới hạn, lệnh sẽ đ ược thực hiện.

Công ty thanh toán hợp đồng quyền chọn (Option C learing Coporation- OCC): Đảm bảo người phát hành quyền chọn sẽ hoàn thành nghĩa vụ của họ theo các điềukiện của hợp đồng và lưu trữ báo cáo của tất cả các vị thế mua v à bán OCC có mộtsố thành viên và tất cả các giao dịch phải thông qua những th ành viên này Cácthành viên được yêu cầu phải có một số vốn tối thiểu nhất định v à đóng góp thànhlập một quỹ đặc biệt để có thể sử dụng khi bất cứ th ành viên nào không thể đảm bảonghĩa vụ thanh toán hợp đồng do mất khả năng chi trả.

Công ty thanh toán bù tr ừ HĐQC được thành lập với các chức năng l àm trung gianthanh toán cho các bên tham gia giao d ịch quyền chọn Vai tr ò trung gian của OCCđược thể hiện theo sơ đồ sau:

Trang 24

Khi mua quyền chọn, người mua phải thanh toán đầy đủ vào buổi sáng của ngàylàm việc tiếp theo Tiền ký quỹ đ ược gửi tại OCC Người phát hành duy trì tàikhoản ký quỹ với nhà môi giới Nhà môi giới duy trì tài khoản ký quỹ với OCC.

Khi nhà đầu tư thông báo cho nhà môi gi ới thực hiện quyền chọn, nhà môi giớithông báo tiếp cho thành viên OCC để thanh toán giao dịch Th ành viên này đưangay lệnh thực hiện đến OCC OCC chọn ngẫu nhi ên một thành viên có vị thế ngắnhạn đang sẵn sàng thực hiện trên cùng quyền chọn Vào ngày đáo hạn, tất cả quyềnchọn ở vùng hái ra tiền sẽ được thực hiện trừ khi chi phí quá cao l àm mất đi toàn bộlợi nhuận từ quyền chọn Một số công ty môi giới tự động thực hiện quyền chọncho khách hàng vào ngày đáo h ạn khi nó phù hợp lợi ích khách hàng.

1.2.6.2 Những yêu cầu cơ bản cho việc phát triển thị trường giao dịch quyềnchọn cổ phiếu: Có ba yêu cầu cơ bản sau:

 Tính cạnh tranh cao trên thị trường: Đây là điều kiện đảm bảo cho sự tồn tại lâubền của sản phẩm quyền chọn cổ phiếu Không thể có sự c ưỡng ép để cho ra đời mộtcông cụ tài chính mới trên thị trường chứng khoán như đã đề cập là bước phát triểntất yếu khách quan của nền kinh tế thị tr ường mà không tồn tại tính cạnh tranh trong

Trang 25

nội tại của nó (ít hàng hoá, ít đối tượng tham gia) thì các sản phẩm dù có hấp dẫn đếnmấy thì cũng chẳng có ai thích tham gia Nghĩa l à thị trường phải phong phú chủngloại hàng hoá và có nhiều người tham dự cạnh tranh l ành mạnh với nhau.

Tính thanh khoản cao trên thị trường: Tính thanh khoản cao thể hiện ở chỗ ngườiđầu tư dễ dàng bán công cụ mình sở hữu để đổi thanh tiền mặt một cách nhanhchóng với mức chi phí thấp nhất Y êu cầu này cũng không kém phần quan trọng, nóđảm bảo cho khả năng ti êu thụ sản phẩm trên thị trường Một sản phẩm tốt, hấp dẫnnhưng nếu người đầu tư cảm thấy khó khăn trong v iệc thu hồi vốn (bán lại sau n ày)thì chắc chắn sẽ rất đắn đo khi ra quyết định mua nó.

 Quyền chọn phải được chuẩn hoá: Hợp đồng quyền chọn muốn đ ược giao dịchrộng rãi phải được chuẩn hoá ở ba điểm: số l ượng cổ phiếu cho mỗi hợp đồng, ng àyđáo hạn và giá thực hiện Đây là một thông lệ trên thị trường của các nước có nềnkinh tế phát triển trên thế giới.

1.3 Kinh nghiệm phát triển thị trường quyền chọn cổ phiếu trên thế giới:

Những giao dịch đầu ti ên của thị trường quyền chọn trên thế giới được cho rằng đãxuất hiên từ đầu thế kỷ 18 ở Châu Âu ( Giao dịch option hoa Tuylip ở H à Lan) Tuynhiên, đến đầu những năm 1900 thị tr ường OTC về quyền chọn mới chính thức đivào hoạt động khi Hiệp hội những nh à môi giới và kinh doanh quyền chọn đượcthành lập Tuy nhiên, mô hình ban đầu này có hai điểm yếu: Một là, không có thịtrường thứ cấp, người mua quyền chọn không có quyền bán cho bên khác trướcngày đáo hạn Hai là, không có kỹ thuật nào bảo đảm rằng người bán quyền chọn sẽthực hiện hợp đồng ngoại trừ việc người mua phải tốn chi phí kiện tụng.

1.3.1 Thị trường giao dịch quyền chọn cổ phiếu tại Mỹ:

Mỹ là cái nôi của quyền chọn cổ phiếu v à là một trong những nơi quyền chọn cổphiếu được giao dịch nhiều nhất tr ên thế giới hiện nay.

Trang 26

1.3.1.1 Sơ lược về sự hình thành và phát triển thị trường quyền chọn tại Mỹ:

Tháng 4/1973, thị trường quyền chọn Chicago (Chicago Board Options Exchange CBOE) được thành lập tại Mỹ, đặc biệt trao đổi quyền chọn về cổ phiếu và hầu nhưthành công ngay lập tức Thị trường CBOE ra đời mang đến điều mới là giá cảquyền chọn và ngày đáo hạn được tiêu chuẩn hóa Việc tiêu chuẩn hoá này làm chotính thanh khoản của hợp đồng quyền chọn được nâng cao và kích thích th ị trườngthứ cấp về quyền chọn phát triển theo Từ đó, giao dịch quyền chọn trở nên phổbiến đến các nhà đầu tư Do có nhiều ưu việt nên chỉ sau một thời gian ngắn h àngloạt thị trường quyền chọn khác lần lượt ra đời tại hầu hết những thị tr ường tàichính lớn ở Mỹ và Châu Âu.

-Ngoài CBOE còn có AMEX ( The American Stock Exchange ) và PHLX(Philadelphia Stock Exchange ) bắt đầu thực hiện giao dịch quyền chọn vào năm1975 Năm 1976, thị trường chứng khoán Pacific ( Pacific Stock Exchange - PSE )thực hiện quyền chọn Riêng tại thị trường chứng khoán NewYork ( NewYorkStock Exchange – NYSE ) vào khoảng đầu thập niên 80, khối lượng giao dịchquyền chọn tăng lên đến mức số lượng cổ phiếu bán theo hợp đồng quyền chọn cổphiếu hằng ngày vượt trên cả khối lượng giao dịch cổ phiếu tr ên thị trường này.

Trong thập niên 80, thị trường quyền chọn đối với ngoại tệ, chỉ số chứng khoán v àhợp đồng Future đã phát triển ở Mỹ Trong đó, thị tr ường chứng khoán Philadelphialà nơi giao dịch quyền chọn ngoại tệ đầu tiên; CBOE trao đổi chỉ số S&P100,S&P500; thị trường chứng khoán giao dịch chỉ số NYS E … Hầu hết các thị trườngMỹ đều giao dịch quyền chọn đối với hợp đồng tương lai ( Future)

1.3.1.2 Một số quy định đối với quyền chọn cổ phiếu ở Mỹ:

 Về quy mô hợp đồng: OCC quy định hợp đồng quyền chọn tr ên sàn tập trung là100 cổ phiếu cơ sở mỗi hợp đồng.

Trang 27

 Giới hạn vị thế: Được đặt ra nhằm tránh tr ường hợp cổ phiếu trên các hợp đồngquyền chọn bán ra cao h ơn số cổ phiếu đang lưu hành, là những giới hạn về sốlượng hợp đồng được phép mua bán với nh à đầu tư.

Theo quy định của Mỹ thì không một nhà đầu tư cá nhân hay tổ chức nào đượcphép có vị thế 8.000 hợp đồng quyền chọn của c ùng một cổ phiếu cơ sở của cùngmột phía thị trường, nghĩa là theo xu hướng thị trường tăng giá hay giảm giá H ànhđộng của nhà đầu tư khi theo một xu hướng thị trường được tóm tắt như sau:

Giới hạn thực hiện:

Để hạn chế việc nhà đầu tư do tránh giới hạn vị thế mà thực hiện hợp đồng liên tụcgây rối loạn thị trường, các nhà quản lý đã đưa ra giới hạn thực hiện Đây l à quyđịnh nhằm giới hạn số l ượng hợp đồng được giao dịch trong một khoảng thời giancụ thể, theo đó “ không một nh à đầu tư cá nhân hay tổ chức nào có thể thực hiệnvượt quá 8.000 hợp đồng của c ùng một cổ phiếu cơ sở trong vòng 5 ngày liện tiếp.

Tiêu chuẩn của cổ phiếu cơ sở để quyền chọn được niêm yết:+ Tối thiểu 7.000.000 cổ phiếu đó đang l ưu hành trên thị trường.

+ Tối thiểu 20.000 người đang nắm giữ cổ phiếu đó.

Trang 28

+ Khối lượng giao dịch trên toàn thị trường phải đạt 2.400.000 cổ phiếu trong vòng12 tháng liên tục.

+ Thị giá cổ phiếu ít nhất phải đạt $5.7/ cổ phiếu trong 3 tháng gần nhất.

+ Công ty phát hành phải tuân thủ Luật chứng khoán Mỹ (American Act - 1934).

Nếu cổ phiếu cơ sở không còn đáp ứng những yêu cầu trên thì quyền chọn dựa trêncổ phiếu đó không được phép phát hành tiếp Những quyền chọn hiện h ành pháthành dựa trên cổ phiếu đó vẫn được thực hiện nếu có y êu cầu trong khoảng thờigian đáo hạn.

Một quyền chọn bị huỷ ni êm yết khi cổ phiếu cơ sở rơi vào các trường hợp sau:

+ Có ít hơn 6.300.000 c ổ phiếu đang lưu hành.

+ Có ít hơn 1.600.000 ngư ời đang nắm giữ cổ phiếu đó.

+ Khối lượng giao dịch trên toàn thị trường trong 1 tháng gần nhất thấp h ơn1.800.000 cổ phiếu.

+ Giá cổ phiếu lúc đóng cửa thấp h ơn $5 trong vòng 6 tháng gần nhất.

1.3.1.3 Cách thức giao dịch quyền chọn cổ phiếu:

Một nhà đầu tư muốn mở tài khoản giao dịch quyền chọn th ì người đó sẽ được nhàmôi giới cung cấp tối thiểu 3 t ài liệu sau:

+ Tài liệu: Đặc điểm và rủi ro của hợp đồng quyền chọn chuẩn hoá ( C haracteristicsand Risks of standardized Option ) Tài li ệu này cung cấp cho nhà đầu tư nhữngkiến thức cơ bản về quyền chọn nh ư: lợi ích, rủi ro, thuế…v à nó phải được gửi đếnnhà đầu tư trước hoặc ngay khi anh ta chấp nhận giao dịch quyền chọn.

Trang 29

+ Thoả thuận quyền chọn chuẩn (Standar Option Agreement) nhằm đảm bảo nh àđầu tư sẽ thực hiện theo những quy định về giao dịch quyền chọn.

+ Thoả thuận về tài khoản quyền chọn của khách h àng (Options Customer AccountAgreement).

Khi nhà đầu tư muốn giao dịch quyền chọn, người đó sẽ gửi phiếu lệnh quyền chọn( Option Order Form ) đ ến nhà môi giới, sau đó lệnh này sẽ được gửi đến công tythanh toán bù trừ hợp đồng quyền chọn (OCC) thông qua th ành viên của OCC Trênphiếu lệnh bao gồm các yếu tố nh ư: số tài khoản khách hàng, số đăng ký của ngườiđại diện, loại lệnh, hành động mua bán, cổ phiếu c ơ sở … Căn cứ vào lệnh OCC sẽchọn ngẫu nhiên thành viên giao dịch có vị thế thích hợp để thực hiện lệnh chokhách hàng Trong vòng 24 gi ờ kể từ khi giao dịch đ ược thực hiện, người muaquyền chọn sẽ phải thanh toán tiền phí hợp đồng cho ng ười bán cũng thông quaOCC.

Vào ngày đáo hạn, các hợp đồng có giá trị thực từ 25 cent trở l ên sẽ được OCC tựđộng thực hiện nếu không có y êu cầu nào từ nhà đầu tư Ngày thanh toán của hợpđồng là T+3 Định kỳ nhà đầu tư sẽ nhận được một bản sao kê về tài khoản giaodịch (Statement of Accounts), bao gồm thông tin về:

- Thị giá của từng quyền chọn v à của từng cổ phiếu cơ sở trong tài khoản.- Tổng giá trị thị trường của tất cả các cổ phiếu c ơ sở có trong tài khoản.- Số tiền ký quỹ…

1.3.2 Thị trường giao dịch quyền chọn cổ phiếu tại Úc:

Uc cũng là nơi quyền chọn rất phát triển với sàn giao dịch lớn nhất là Australianstock exchange.

Trang 30

Cách thức giao dịch: Để giao dịch nhà đầu tư phải có tài khoản giao dịch chứngkhoán Khi nhà đầu tư đến công ty chứng khoán y êu cầu mở tài khoản giao dịchquyền chọn sẽ được cung cấp:

+ Phiếu đăng ký giao dịch quyền chọn (Exchange Trade Options Applications).Trên phiếu này nhà đầu tư phải điền những thông tin về cá nhâ n và những thông tincần thiết khác.

+ Đăng ký uỷ quyền giữ thế chấp cho công ty chứng khoán n ơi mở tài khoản.

+ Phiếu đồng ý chấp nhận quyền chọn (Option Agreement and Approval form) đảmbảo nhà đầu tư tuân thủ những quy định trong giao dịch.

Quy trình giao dịch quyền chọn cổ phiếu kiểu Úc cũng t ương tự như ở Mỹ Phíquyền chọn được tính bằng đôla Úc V ào ngày đáo hạn, các hợp đồng có giá trị thựctừ 0,01 AUD trở lên sẽ được thực hiện nếu không có y êu cầu nào khác từ nhà đầutư Ngày thanh toán hợp đồng là T+3.

Định kỳ nhà đầu tư cũng nhận được những tài liệu cung cấp thông tin về t ài khoảnbao gồm:

- Bảng xác nhận hợp đồng ( Confirmation Contract Note ).- Bảng kê vị thế mở ( Open Position Statement ).

- Bảng kê giao dịch hàng tháng ( Monthly Transaction Stat ement ).

1.3.3 Thị trường giao dịch quyền chọn cổ phiếu tại H àn Quốc:

Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc (KRX) là SGDCK lớn hàng thứ tư Châu Á cómức vốn hoá khoảng 950 tỉ USD với 1896 cổ phiếu được niêm yết, bao gồm 4 thịtrường tương đương 4 sàn giao d ịch là: Sàn giao dịch chứng khoán chính ( StockMarket Division ), sàn giao d ịch chứng khoán KOSDAQ ( KOSDAQ MarketDivision ), sàn giao d ịch trái phiếu ( Bond Market) v à sàn giao dịch tương lai

Trang 31

( Futures Market Division ) KRX thi ết lập sàn giao dịch tương lai song song vớicác sàn giao dịch khác và trực tiếp có Ban chuyên vụ quản lý giao dịch các sảnphẩm phái sinh Sàn giao dịch này có nguồn gốc từ Sở giao dịch hợp đồng t ương laiHàn Quốc ( KOFEX ) thành lập năm 1999 trên cơ sở hợp nhất 2 bộ phận là sàn hợpđồng tương lai (thành lập năm 1996) và sàn giao dịch quyền chọn (thành lập năm1997).

Sản phẩm HĐQC cổ phiếu đ ược niêm yết đầu tiên vào ngày 28/01/2002 v ới tài sảncơ sở là 7 cổ phiếu và cho đến 26/09/2005 đã tăng lên 30 cổ phiếu Tất cả những cổphiếu này đều được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán chính.

Mô hình thanh toán bù tr ừ:

KRX thành lập một công ty con làm Trung tâm thanh toán bù tr ừ (KSD) KRX cómột hệ thống các công ty th ành viên thanh toán cung cấp dịch vụ thanh toán b ù trừcho khách hàng Muốn trở thành thành viên thanh toán ph ải được sự chấp thuận củaKRX và được KRX cấp giấy phép hoạt động thanh toán b ù trừ.

 Một công ty có thể vừa l à thanh viên giao dịch vừa là thành viên thanh toán c ủaKRX Thành viên giao d ịch nếu không đồng thời là thành viên thanh toán thì ph ảiký hợp đồng thanh toán với ít nhất một th ành viên thanh toán đ ể sử dụng dịch vụthanh toán.

 Quy trình giao dịch:

+ Mở tài khoản: Nhà đầu tư đến các thành viên của KRX để mở tài khoản giao dịch.

+ Đặt lệnh: Khi đặt lệnh mua bán, nhà đầu tư phải ký quỹ theo quy định Các thanhviên thực hiện kiểm tra ký quỹ và thực hiện phong toả khoản ký quỹ tr ước khi thựchiện lệnh cho nhà đầu tư, sau đó chuyển lệnh mua / bán vào hệ thống giao dịch tạisàn giao dịch tương lai KRX.

Trang 32

+ Thông báo kết quả giao dịch: Theo ph ương thức và thời gian giao dịch đã quyđịnh sẵn, KRX sẽ thông báo kết quả giao dịch về từng th ành viên để thông báo chonhà đầu tư.

Bên cạnh hệ thống giao dịch , có nhiều hệ thống khác hỗ trợ v à mỗi hệ thống đều cóchức năng riêng đảm bảo cho quá trình giao dịch được an toàn và thông suốt Cụ thểnhư: (1) Hệ thống giám sát: giám sát giao dịch công bằng, minh bạch; (2) Hệ thốnglưu ký: đảm bảo quá trình đăng ký, lưu ký, thanh toán bù trừ diễn ra an toàn, khônggián đoạn; tính toán tỷ lệ ký quỹ v à thông báo sau mỗi ngày giao dịch, đảm bảo đủsố dư tài khoản cho ngày giao dịch kế tiếp; ký quỹ và giải toả tài sản (chứng khoán)của nhà đầu tư; (3) Ngân hàng thanh toán: ký quỹ và giải toả thanh toán và dự trữtiền; (4) Hệ thống công bố thông tin ra thị tr ường (5) Hệ thống thông tin chứngkhoán; (6) Hệ thống an toàn: kiểm soát các vấn đề trong quá tr ình giao dịch, đảmbảo các hoạt động diễn ra an to àn và (7) Hệ thống sự cố: luôn luôn sẵn s àng giảiquyết bất cứ sự cố nào phát sinh ra.

Quy trình thanh toán bù tr ừ đối với việc thực hiện quyền chọn : Vào ngày đáo hạnHĐQC, các hợp đồng không thực hiện sẽ bị huỷ bỏ c òn các hợp đồng có giá trị thựcđược nhà đầu tư thực hiện quyền:

+ Nhà đầu tư thông báo cho công ty nơi m ình mở tài khoản về việc thực hiện quyềnchọn của mình.

+ Công ty này có trách nhi ệm tổng hợp và gửi thông báo cho KSD KSD chọn ngẫunhiên thành viên có nhà đ ầu tư phát hành quyền chọn này để thực hiện thanh toánbù trừ theo nguyên tắc đã được quy định trước Nếu thành viên có nhiều hơn mộtnhà đầu tư đủ tư cách thực hiện nghĩa vụ, người phát hành được chọn theo quy địnhfirst in – first out.

+ Người phát hành quyền chọn được chỉ định phải giao hoặc nhận cổ phiếu c ơ sởhoặc tiền tuỳ vào loại hợp đồng quyền ch ọn được thực hiện Trên cơ sở này, KSD

Trang 33

và ngân hàng thanh toán s ẽ chuyển giao tiền v à cổ phiếu từ tài khoản thanh toángiữa các thành viên Sau đó, thành viên có trách nhi ệm chuyển giao tiền v à cổ phiếuvề tài khoản của nhà đầu tư.

 Hệ thống giao dịch:

 Phương thức giao dịch: KRX tổ chức giao dịch chứng khoán phái sinh theophương thức giao dịch khớp lệnh, bao gồm: khớp lệnh định k ỳ xác định giá mở cửa,khớp lệnh liên tục và khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa Ph ương thức nàygiống như phương thức giao dịch hiện đang áp dụng tại TTCK Việt Nam.

 Ký quỹ giao dịch: Mức ký quỹ bắt buộc đối với quyền chọn chỉ số v à cổ phiếu là15% và nhà đầu tư phải ký quỹ trước khi thực hiện giao dịch ( có thể ký quỹ bằngngoại tệ ).

 Quy mô hợp đồng: Đối với quyền chọ n cổ phiếu thì một hợp đồng tương đương10 cổ phiếu.

 Thời hạn hợp đồng: KRX chỉ áp dụng tháng đáo hạn theo v òng quay 1 chu kỳ làtháng đáo hạn vào tháng 3, tháng 6, tháng 9 và tháng 12.

 Kiểu thực hiện quyền theo kiểu Châu Âu nghĩa là quyền chọn chỉ được phép thựchiện vào ngày đáo hạn hợp đồng.

 Ngày giao dịch cuối cùng: Cả quyền chọn cổ phiếu v à chỉ số chứng khoán đượcquy định là vào ngày thứ năm thứ hai của tháng đáo hạn.

 Ngày thanh toán: T+2 k ể từ ngày hợp đồng đáo hạn.

 Giới hạn vị thế: Đối với QCCP phụ thuộc vào khối lượng cổ phiếu cơ sở đang lưuhành KRX đưa ra các m ức mở khác nhau Mỗi loại quyền chọn chỉ số cổ phiếu cómức mở khác nhau ví dụ nh ư KOSPI 200 có mức mở vị thế là 7.500 hợp đồng.

Trang 34

 Thay đổi giá thực hiện và khối lượng quyền chọn: KRX điều chỉnh giá thực hiện,khối lượng hợp đồng khi công ty ni êm yết có cổ phiếu là tài sản cơ sở của hợp đồngquyền chọn thực hiện trả cổ tức bằng cổ phiếu, chia tách cổ phiếu, gộp cổphiếu…nhưng không điều chỉnh khi công ty ni êm yết trả cổ tức bằng tiền mặt.

 Thông tin cơ bản về một hợp đồng quyền chọn: Bao gồm

Tên tài sản cơ sở Ví dụ Samsung Electronics

Mã quyền chọn

Thời gian giao dịchĐơn vị yết giá

Biên độ dao động giáNgày giao dịch cuối cùngNgày thanh toán cuối cùng

1.3.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:

Thị trường quyền chọn là một thị trường cao cấp và nó được triển khai giao dịchtrên TTCK một khi TTCK đã phát triển và ổn định nền nếp Mục đích trình bày sựtham khảo hình thức giao dịch quyền chọn tr ên ba thị trường Mỹ, Úc, Hàn Quốc làtạo cơ sở để học tập kinh nghiệm, cách thức thực hiện ; từ đó thiết lập các tiêu chícần thiết cho mô hình giao dịch khi TTCK Việt Nam phát triển, đưa giao dịchquyền chọn cổ phiếu vào thị trường sau này Bốn tiêu chí học tập và xây dựng baogồm:

Trang 35

1.3.4.1 Những quy định về cổ phiếu c ơ sở niêm yết trên Thị trường quyềnchọn:

 Danh mục hàng hoá cổ phiếu cơ sở được phép giao dịch, cách ký hiệu mã cổphiếu giao dịch quyền chọn khi được yết giá trên sàn.

 Chuẩn hoá hợp đồng giao dịch về số lượng cổ phiếu cơ sở trên mỗi hợp đồng (vớithực tế Việt Nam xin đề xuất 1 lô l à 10 cổ phiếu / hợp đồng), ngày tháng đáo hạntrong đó có ngày giờ giao dịch cuối cùng và giá thực hiện

 Giao dịch hợp đồng theo kiểu Mỹ hay Châu Âu để quy định cho ngày thực hiệnquyền phù hợp với thực tế thị trường Việt Nam còn non trẻ, không gây ra hiệu ứngphụ làm rối loạn thị trường trong từng giai đoạn phát triển.

 Giá thực hiện trên cơ sở thị giá cổ phiếu, biên độ dao động giá, đơn vị giao dịch,các loại lệnh giao dịch sao cho ph ù hợp với tình hình thực tế Việt Nam.

 Vị thế và số lượng hợp đồng được phát hành tối đa cho cả hai đối t ượng là nhàđầu tư trong nước và cả nhà đầu tư nước ngoài mục đích làm cho thị trường giaodịch bình ổn; đề phòng các mục đích đầu cơ, lũng đoạn và phá hoại làm suy sụp thịtrường.

 Các trường hợp thay đổi giá thực hiện v à khối lượng hợp đồng quyền chọn khi cósự chia tách, sát nhập cổ phiếu hay chia cổ tức bằng tiền mặt giống nh ư thông lệ củacác nước có thị trường quyền chọn phát triển.

1.3.4.2 Hệ thống niêm yết:

Hợp đồng quyền chọn được niêm yết với các tiêu chuẩn sau đối với tài sản cơ sở: (i)Tài sản cơ sở là cổ phiếu niêm yết trên SGDCK; (ii) Th ời gian niêm yết trênSGDCK ít nhất là 6 tháng; (iii) Số lượng cổ đông, số cổ phiếu l ưu hành, khối lượnggiao dịch được quy định và thay đổi theo từng thời kỳ ; cho phép nhà đầu tư cập nhậtđược những biến động tr ên thị trường mà định hướng tốt cho hoạt động đầu t ư củamình.

Trang 36

1.3.4.3 Hệ thống công bố thông tin:

Gồm kênh công bố thông tin và nội dung công bố thông tin nhằm cung cấp cho nhàđầu tư những thông tin trung thực, có chất l ượng đáng tin cậy một cách nhanhchóng và chính xác nhất.

1.3.4.4 Hệ thống giám sát:

Hoạt động giám sát được thực hiện theo mô h ình 2 cấp, bao gồm cấp giám sát doUBCKNN thực hiện và cấp giám sát do các tổ chức tự quản thực hiện nh ư: SGDCKTP.HCM, TTLKCK … Cơ quan giám sát chính gồm có UBCKNN, SGDCKTP.HCM,TTLKCK Nội dung giám sát gồm: Giám sát tuân thủ bao gồm chế độcông bố thông tin, giao dịch cổ đông nội bộ, cổ đông lớn, ng ười có liên quan, giámsát tuân thủ các quy định giao dịch v à các quy định ký quỹ; Giám sát thị trường baogồm: giám sát thông tin, tin đồn trên thị trường; giám sát giao dịch mua bán thaotúng, lũng đoạn trên thị trường; giám sát các giao dịch bất th ường Hệ thống giámsát phải đảm bảo được tính khách quan v à minh bạch của thị trường, có những quyđịnh chế tài thích đáng nhằm giúp thị trường vận hành một cách chặt chẻ và anninh.

Kết luận chương 1

Tuy khái niệm về quyền chọn đã có rất lâu ( lần đầu tiên đưa vào giao dịch là optionhoa Tuylip ở Hà Lan thế kỷ 18 ) nhưng chỉ trong khoảng thời gian h ơn 30 năm trởlại đây, thị trường quyền chọn trên thế giới mới thực sự phát triển v à được ưachuộng giao dịch trên hầu hết các trung tâm t ài chính quốc tế Qua thời gian, cáchợp đồng quyền chọn cũng dần đ ược chuẩn hoá Ngày nay, ngoài quyền chọn đốivới cổ phiếu, các nhà đầu tư còn sử dụng quyền chọn trên chỉ số chứng khoán, tráiphiếu, hàng hoá, ngoại tệ, vàng, lãi suất, hợp đồng tương lai (future)… Đối với thịtrường chứng khoán Việt Nam việc vận dụng quyền chọn cổ phiếu nếu đ ưa vào giaodịch sẽ tạo ra nhiều lợi ích thiết thực nh ư giúp ổn định giá cả chứng khoán, tínhthanh khoản được nâng cao, nhà đầu tư an tâm hơn và thu hút đư ợc nhiều vốn nhànrỗi còn trong dân chúng kể cả từ các nhà đầu tư nước ngoài, tức là làm cho thịtrường giao dịch sôi động h ơn nữa…

Trang 37

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAMVÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH THỊ TRƯỜNG

QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU -2.1 Thị trường chứng khoán Việt Nam:

2.1.1 Những biến động bất th ường của Thị trường chứng khoán Việt Namtrong thời gian qua:

Thị trường chứng khoán Việt Nam thành lập tháng 20/7/ 2000 tại trung tâm giaodịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh, v à kể từ ngày 08/03/2005 trung tâm giao d ịchchứng khoán Hà Nội chính thức ra mắt v à đi vào hoạt động; từ quy mô ban đầu vớihai công ty niêm yết có vốn điều lệ tổng cộng 270 tỷ đồng đến cuối tháng 9/2006 thịtrường niêm yết chứng khoán Việt Nam đ ã bao gồm 63 loại cổ phiếu v à một chứngchỉ quỹ với tổng giá trị vốn hoá thị tr ường gần 55 ngàn tỷ bằng 6,5% GDP cả n ước

(Nguồn: Uỷ ban chứng khoán Nh à nước ngày 29/09/2006) Đến nay, ngày

29/02/2008 thị trường đã có 153 mã cổ phiếu niêm yết trên HoST và 129 mã c ổphiếu niêm yết trên HaST với chỉ số VN-index tại HoST: 663 điểm; HaST: 228điểm Tháng 03/2007 chỉ số VN -index vượt quá 1.170 điểm và cuối năm 2007 chỉcòn 927,02 điểm và còn tiếp tục giảm nữa sang những tháng đầu năm 2008 nói l ênsự thăng trầm của thị tr ường chứng khoán Việt Nam sinh sau đẻ muộn v à rất cònmới mẻ này Đến ngày 08/04/2008 Phiên thứ hai áp dụng biên độ dao động mới, chỉsố VN-index tăng vượt qua ngưỡng 500 điểm với mốc 548,56 điểm cuối ng ày giaodịch và các nhà đầu tư ồ ạt xả hàng nhằm thực hiện hóa lợi nhuận sau 9 phiên thị

trường tăng điểm liên tiếp Trong khi nhà đầu tư nội xả hàng thì nhà đầu tư ngoạităng mạnh việc mua vào.Đến ngày 09/04/2008 chỉ số VN-index tăng đến 552,05điểm và như vậy thị trường chứng khoán đang có dấu hiệu phục hồi nhẹ (Hình 2.1).

Trang 38

Hình 2.1:

Bảng 2.1:Quy mô TTCK Việt Nam qua các năm từ 2000 – 2007

NămGiá trị vốn hoá thị trường phiên cuối năm (Tỷ đồng)Tăng (*)

Nguồn: Từ các trang web của HoSE (http//www.vse.org.vn), các công ty chứng khoán SSI, BSC,

BVS…và (*) là tính toán c ủa tác giả Hồ Viết Tiến (b ài đăng trên tạp chí Phát triển kinh tế số tháng2/2008), riêng năm 2000 so v ới ngày khai trương.

VN-Index vượt qua ngưỡng 550 điểm trong ng ày 9/4/08 – (Nguồn: vse.org.vn)

Trang 39

Xét về góc độ quy mô thì thị trường chứng khoán Việt Nam c òn quá nhỏ bé so vớikhu vực và trên thế giới; tổng số vốn hoá thị tr ường hiện nay chỉ gần 23 tỷ USD(cuối năm 2007), trong khi Thái Lan- 119 tỷ USD; Trung Quốc- 681tỷ USD; Nhật-3040 tỷ USD; Mỹ- 14.266 tỷ USD Bảng 2.1 cho thấy sự tăng trưởng giá trị vốnhoá thị trường ở các phiên giao dịch cuối năm như trên.

Hình 2.2:

HÌNH 2.2b – HASTC

(Nguồn: Công ty chứng khoán Quốc gia)

Qua phân tích và với hai đồ thị trên hình 2.2a-2.2b chứng tỏ thị trường chứngkhoán Việt Nam còn rất non trẻ và đầy biến động.

HÌNH 2.2a - HOSE

Trang 40

Nguồn: Từ các trang web của HoSE (http//www.vse.org.vn), các công ty chứng

khoán SSI, BSC, BVS…và (*) là tính toán của tác giả Hồ Viết Tiến (b ài đăng trêntạp chí Phát triển kinh tế số tháng 2/2008), ri êng năm 2000 so với ngày khaitrương.

Bảng 2.2 Cho thấy sự tăng trưởng chỉ số VN-index từ năm 2000 – 2007.

Lưu ý rằng trong năm 2007 ở vào thời điểm tháng ba chỉ số VN-index vượt quá1.170 điểm, nhiều nhà đầu tư bước vào thị trường đến cuối năm 2007 th ì chỉ số sụtgiảm còn 927,02 điểm gây nên cảm giác thất bại và bi quan phổ biến trên khắp thịtrường.

Nhìn chung TTCK Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định sau hơn bảynăm hoạt động tạo ra một kênh huy động vốn nhanh, hiệu quả, thúc đẩy cổ phần hoádoanh nghiệp Quy mô vốn hoá thị tr ường cổ phiếu và trái phiếu hiện đã chiếmkhoảng 36% GDP, gần bằng một nữa k ênh dẫn vốn của ngân hàng Tuy vậy, bêncạnh sự phát triển nhanh chóng đó của TTCK c òn chứa đựng những khó khăn v à rủi

Ngày đăng: 29/10/2012, 16:37

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Tóm tắt các ảnh hưởng của các yếu tố đến giá quyền chọn - Triển khai quyền chọn cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam.pdf
Bảng 1.1 Tóm tắt các ảnh hưởng của các yếu tố đến giá quyền chọn (Trang 16)
tham khảo hình thức giao dịch quyền chọn trên ba thị trường Mỹ, Úc, Hàn Quốc là tạo cơ sở để học tập kinh nghiệm, cách thức thực hiện; từ đó thiết lập các tiêu chí cần  thiết  cho  mô  hình  giao  dịch  khi  TTCK  Việt  Nam  phát  triển,  đưa  giao  dịch - Triển khai quyền chọn cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam.pdf
tham khảo hình thức giao dịch quyền chọn trên ba thị trường Mỹ, Úc, Hàn Quốc là tạo cơ sở để học tập kinh nghiệm, cách thức thực hiện; từ đó thiết lập các tiêu chí cần thiết cho mô hình giao dịch khi TTCK Việt Nam phát triển, đưa giao dịch (Trang 34)
Hình 2.1: - Triển khai quyền chọn cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam.pdf
Hình 2.1 (Trang 38)
Bảng 2.1: Quy mô TTCK Việt Nam qua các năm từ 2000 – 2007 - Triển khai quyền chọn cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam.pdf
Bảng 2.1 Quy mô TTCK Việt Nam qua các năm từ 2000 – 2007 (Trang 38)
Hình 2.2: - Triển khai quyền chọn cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam.pdf
Hình 2.2 (Trang 39)
Bảng 2.2: Chỉ số VN-Index từ 2000 – 2007 - Triển khai quyền chọn cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam.pdf
Bảng 2.2 Chỉ số VN-Index từ 2000 – 2007 (Trang 40)
làm công cụ kiếm lời đã hình thành trong tư tưởng của các nhà đầu tư tài chính. - Triển khai quyền chọn cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam.pdf
l àm công cụ kiếm lời đã hình thành trong tư tưởng của các nhà đầu tư tài chính (Trang 62)
ty chứng khoán theo mô hình sau: - Triển khai quyền chọn cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam.pdf
ty chứng khoán theo mô hình sau: (Trang 64)
 MÔ HÌNH THỊ TRƯỜNG GIAO DỊCH QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU TẬP TRUNG: - Triển khai quyền chọn cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam.pdf
 MÔ HÌNH THỊ TRƯỜNG GIAO DỊCH QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU TẬP TRUNG: (Trang 66)
Mô hình quyền chọn vàng và quyền chọn tiền tệ ở nước ta khi loại hình đầu tư này - Triển khai quyền chọn cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam.pdf
h ình quyền chọn vàng và quyền chọn tiền tệ ở nước ta khi loại hình đầu tư này (Trang 83)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w