1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật bảo vệ môi trường ở việt nam.doc

27 5K 28
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 157 KB

Nội dung

Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật bảo vệ môi trường ở việt nam

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘIKHOA LUẬT

BÀI TẬP NHÓM MÔN LUẬT MÔI TRƯỜNG

CHỦ ĐỀ : QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂNCỦA PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Ở VIỆT NAM

NHÓM 1 – LỚP K54A1 Nguyễn Thị Chang2 Nguyễn Hoàng Duy3 Nguyễn Thu Hương4 Bùi Phương Khánh5 Phạm Khánh Linh

6 Nguyễn Lê Bảo Ngọc (nhóm trưởng)7 Nguyễn Thị Phương

8 Bùi Như Quỳnh9 Cao Thị Thúy

10 Nguyễn Thùy Trang

Mục lục:

Trang 2

I.Khái quát chung

1 Khái niệm luật môi trường

2 Sự cần thiết của việc ra đời luật môi trường3 Sự phát triển của luật môi trường trên thế giới

II.Các giai đoạn phát triển của luật môi trường ở Việt Nam

2 Từ 1986 đến nay

II.1 Bối cảnh xã hội

II.2 Các văn bản pháp luật

II.3 Tình trạng phát triển của luật môi trường trong giai

đoạn nàya) Ưu điểmb) Nhược điểm

II.4 Kiến nghị hoàn thiện

III.Kết luận

2

Trang 3

I Khái quát chung

1 Khái niệm luật môi trường

1.1 Khái niệm môi trường

Khái niệm về môi trường đã được thảo luận rất nhiều và từ lâu.Nhìn chung có những quan niệm về môi trường như sau:

- Môi trường bao gồm các vật chất hữu cơ và vô cơ quanh sinh vật.Theo định nghĩa này thì không thể nào xác định được môi trường mộtcách cụ thể, vì mỗi cá thể, mỗi loài, mỗi chi vẫn có một môi trường vàmột quần thể, một quần xã lại có một môi trường rộng lớn hơn

- Môi trường là những gì cần thiết cho điều kiện sinh tồn của sinhvật Theo định nghĩa này thì rất hẹp, bởi vì trong thực tế có yếu tố nàylà cần thiết cho loài này nhưng không cần thiết cho loài kia dù cùngsống chung một nơi, hơn nữa cũng có những yếu tố có hại hoặc khôngcó lợi vẫn tồn tại và tác động lên cơ thể và ta không thể loại trừ nó rakhỏi môi trường tự nhiên

- Môi trường là một phần của ngoại cảnh, bao gồm các hiện tượngvà các thực thể của tự nhiên mà ở đó, cá thể, quần thể, loài cóquan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp bằng các phản ứng thích nghi củamình Từ định nghĩa này ta có thể phân biệt được đâu là môi trườngcủa loài này mà không phải là môi trường của loài khác Chẳng hạnnhư mặt biển là môi trường của sinh vật màng nước, song không phảilà môi trường của những loài sống ở đáy sâu hàng ngàn mét và ngượclại

Đối với con người, môi trường chứa đựng nội dung rộng hơn.Theo định nghĩa của UNESCO (1981) thì môi trường của con người

Trang 4

bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con ngườitạo ra, những cái hữu hình (đô thị, hồ chứa ) và những cái vô hình(tập quán, niềm tin, nghệ thuật ), trong đó con người sống bằng laođộng của mình, họ khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạonhằm thoả mãn những nhu cầu của mình Như vậy, môi trường sốngđối với con người không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triểncho một thực thể sinh vật là con người mà còn là “khung cảnh củacuộc sống, của lao động và sự nghỉ ngơi của con người”

Môi trường sử dụng trong lĩnh vực khoa học pháp lý là một kháiniệm được hiểu như là mối liên hệ giữa con người và tự nhiên, trongđó môi trường được hiểu như là những yếu tố, hoàn cảnh và điều kiệntự nhiên bao quanh con người Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường

của Việt Nam định nghĩa môi trường "bao gồm các yếu tố tự nhiên và

yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh conngười, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển củacon người và thiên nhiên” Như vậy thì theo định nghĩa của Luật bảo

vệ môi trường thì con người trở thành trung tâm trong mối quan hệvới tự nhiên hay cụ thể hơn, mối quan hệ giữa con người với nhau tạothành trung tâm đó chứ không phải mối liên hệ giữa các thành phầnkhác của môi trường

1.2 Khái niệm Luật môi trường

Việc định nghĩa khái niệm Luật môi trường, cần phải xác địnhphạm vi của nó Phạm vi của nó gắn liền với khái niệm môi trườngnhư đã trình bày ở trên Do nội hàm của khái niệm môi trường khá làrộng, hơn nữa khái niệm môi trường hiện nay được bao hàm tất cả cácnguồn tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố của môi trường, hệ sinh thái4

Trang 5

tự nhiên, các cấu trúc do con người tạo ra hay biến đổi nên phạm vicủa các chế định điều chỉnh càng rộng hơn

Xuất phát từ phạm vi của luật môi trường, có thể đưa ra định nghĩa

về luật môi trường như sau: “Luật môi trường là lĩnh vực pháp luật

chuyên ngành bao gồm các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc pháplý điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quá trìnhkhai thác, sử dụng hoặc tác động đến một hoặc vài yếu tố của môitrường trên cơ sở kết hợp các phương pháp điều chỉnh khác nhaunhằm bảo vệ một cách có hiệu quả môi trường sống của con người ”

2 Sự cần thiết của việc ra đời luật môi trường

Sự phát triển kinh tế luôn là động lực phát triển của các quốc gia,các quốc gia sẵn sàng khai thác hết mọi nguồn tài nguyên để làm côngcụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa Điều này dẫn đến hậu quả là tất cảcác quốc gia phải đối mặt với sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên, sựmất cân bằng sinh thái và những thiên tai khốc liệt của thiên nhiên.Hậu quả ấy không riêng quốc gia nào gánh chịu mà nó có sức lan tỏatrên toàn thế giới Chính vì thế mà vấn đề bảo vệ môi trường được chútrọng hơn bao giờ hết, bảo vệ môi trường được coi là một thách thứclớn trên toàn cầu Luật môi trường ra đời như là một biện pháp để giảiquyết thách thức đó Chỉ pháp luật với tư cách là công cụ điều tiết xãhội mới có đầy đủ sức mạnh buộc các cá nhân, tổ chức phải nhận thứcvà tuân theo Môi trường chỉ thực sự được bảo vệ khi có một hệ thốngpháp luật thống nhất, rõ ràng, đủ sức răn đe và có sự chung tay của tấtcả các quốc gia trên thế giới Pháp luật về môi trường không chỉ dừnglại ở những bộ luật của mỗi quốc gia mà còn mở rộng khi có sự xuất

Trang 6

hiện của các điều ước quốc tế, tạo sự ràng buộc trách nhiệm bảo vệmôi trường giữa các quốc gia với nhau Có thể nói, sự ra đời của Luậtmôi trường là một hệ quả tất yếu trên con đường phát triển bền vữngcủa nhân loại

3 Sự phát triển của luật môi trường trên thế giới

Luật môi trường xuất hiện sớm ở các nước phát triển, nơi các tháchthức môi trường trở nên quyết liệt hơn do tốc độ công nghiệp hóa, ônhiễm công nghiệp ở các nước đó Từ cuối thế kỉ 19 đã xuất hiện cácđiều ước song phương và đa phương về vấn đề môi trường Tiếp đó,đầu thế kỉ 20 là sự ra đời một số điều ước về bảo vệ các loài động vậtcó giá trị thương mại; những năm 50, 60 là các điều ước về tráchnhiệm quốc gia đối với tai nạn hạt nhân; cuối những năm 60 là điềuước về ô nhiễm dầu và kiểm soát ô nhiễm dầu và từ năm 1970 trở đi,với sự kiện Hội nghị Stockholm 1972 của các quốc gia phát triển, thìhàng trăm điều ước đã được kí kết Đây được coi là một trong nhữngsự kiện quan trọng đánh dấu sự phát triển của các chính sách về môitrường trên thế giới Hội nghi được tổ chức từ ngày 05/06/1972 đếnngày 14/06/1972 tại Stockholm (Thụy Điển), thu hút sự tham gia của118 quốc gia trên thế giới với chủ đề “Môi trường và con người” Hộinghị quyết định thành lập chương trình môi trường của Liên hợp quốcviết tắt là UNEP, quyết định thành lập quỹ môi trường toàn cầu, hìnhthành một số nguyên tắc quan trọng gồm 26 nguyên tắc, 119 khuyếnnghị và quyết định lấy ngày môi trường thế giới là ngày 05/06 1 Đâyđược coi là viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho việc toàn cầu hóa cácvấn đề về môi trường Tiếp theo của sự kiện này là hàng loạt các hội1 tailieu vn

6

Trang 7

nghị và điều ước về môi trường đã xuất hiện, tiêu biểu : Hội nghị Riode Janeiro 1992, Hội nghị môi trường 2002, Hội nghị Liên hợp quốcvề biến đổi khí hậu 2007, Hội nghị thượng đỉnh liên hợp quốc về biếnđổi khí hậu (COP15) 2009, Công ước về buôn bán các loài động, thựcvật hoang dã nguy cấp (CITES) 1973, Công ước về bảo vệ tầng ôzôn1985, Công ước khung về biến đổi khí hậu của Liên HợpQuốc (UNFCCC) 1992, Công ước Stockholm về các chất ô nhiễmhữu cơ khó phân hủy (POP) 2001, Công ước Liên Hợp Quốc về LuậtBiển (UNCLOS), 1982…

Như vậy, vấn đề môi trường đã được các quốc gia trên thế giới ýthức rõ tầm quan trọng từ rất sớm, và cho đến nay vẫn tiếp tục đượcquan tâm, đưa vào chính sách phát triển chiến lược của mỗi quốc gia

Ở Việt Nam, luật môi trường xuất hiện chậm Có thể nói trong hệthống pháp luật hiện hành của Việt Nam thì luật môi trường là lĩnhvực mới nhất Chính vì vậy mà lịch sử phát triển của luật môi trườngkhông chứa đựng những phân kì phức tạp như một số ngành luật khác.Quá trình phát triển của Luật môi trường được chia ra làm hai giaiđoạn chính là giai đoạn trước năm 1986 và từ năm 1986 cho đến nay.Đặc điểm sự phát triển của luật môi trường tại Việt Nam qua từng giaiđoạn sẽ được làm rõ trong phần II của bài tiểu luận

II Các giai đoạn phát triển của luật môi trường ở Việt Nam

1.1 Bối cảnh xã hội

Như chúng ta biết, sau nhiều năm chiến tranh kéo dài, đất nước bịtàn phá nặng nề Việt Nam đã phải đối phó với vô vàn khó khăn.

Trang 8

Những hậu quả và tệ nạn xã hội do chiến tranh để lại, dòng người tịnạn, chiến tranh ở biên giới Tây Nam, chiến tranh ở biên giới phíaBắc, bao vây, cấm vận của Mỹ và các nước phương Tây, thêm vào đóthiên tai liên tiếp xảy ra… đã đặt Việt Nam trước những thử tháchkhắc nghiệt Hơn nữa, những khó khăn càng trầm trọng do xuất pháttừ các nguyên nhân chủ quan, nóng vội và duy ý chí muốn xây dựnglại đất nước nhanh chóng mà không tính đến những điều kiện cụ thể.Điều này đã dẫn đến đầu những năm 80, nước ta lâm vào tình trạngkhủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng và bị cô lập về ngoại giao.Nhân tình hình đó, các thế lực chống đối đã lợi dụng những khó khăncủa Việt Nam để câu kết với nhau, chống phá ta Ta còn rất ít bạn bè.Một số nước trước đây ủng hộ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹđã xa lánh ta Quan hệ giữa Việt Nam với các nước ASEAN và cácnước lớn (trừ Liên Xô và Ấn Độ) gặp nhiều vướng mắc và không giảitỏa được khiến cho nền an ninh nước ta bấp bênh khi phải đối phó vớisự căng thẳng ở cả hai đầu biên giới Trong lúc đó, những khó khăn vềkinh tế lại càng chồng chất vì phải chi tiêu rất lớn cho quân sự, quốcphòng

Trước bối cảnh xã hội như vậy đã không cho phép đất nước tachú ý nhiều đến vấn đề môi trường Tất cả những cố gắng trong thờikỳ đó đều tập trung cho việc chiến thắng đế quốc Mỹ, giành độc lậpdân tộc Tiếp đó sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước,vấn đề môi trường cũng không được chú trọng vì mối quan tâm củaĐảng và Nhà nước ta bấy giờ là hàn gắn vết thương chiến tranh, pháttriển kinh tế và thoát ra khỏi sự khủng hoảng kinh tế xã hội đanghoành hành từ thời gian sau chiến tranh đến năm 1986, khi chính sáchđổi mới được khởi xướng

8

Trang 9

Cũng trong giai đoạn này,chính sách phát triển kinh tế - xã hộicủa Đảng và Nhà nước giường như không đi đôi với việc bảo vệ môitrường Một mặt do bối cảnh xã hội, mặt khác vấn đề ô nhiễm, suythoái môi trường lúc đó cũng chưa biểu hiện rõ nét như các biến độngxấu của thiên nhiên do sự hủy hoại môi trường chưa thể hiện ở mứccao Sự ô nhiễm trong các đô thị và vùng nông thôn chưa đến mứcbáo động do số lượng ô tô, xe máy, các thiết bị, máy móc có chứa chấtthải độc hại chưa được sử dụng nhiều Phân bón, thuốc trừ sâu trongsản xuất nông nghiệp cũng được sử dụng ở mức hạn chế Số lượngNhà máy, xí nghiệp nhỏ do công nghiệp chưa phát triển… Điều nàymột phần dẫn đến tâm lý chủ quan chung, mọi người thiếu quan tâmđến việc bảo vệ môi trường

Hệ thống pháp luật Viêt Nam trước năm 1986 cũng chưa hoànchỉnh Cơ chế bao cấp với sự chi phối của hệ thống chỉ tiêu kế hoạchtrong các quan hệ kinh tế, xã hội đã hạn chế sự phát triển của phápluật Ngay cả những ngành luật thiết thực nhất cho thời kỳ đó như luậtkinh tế, luật ngân hàng, tài chính vẫn không phát triển Như vậy, việcđòi hỏi cho ra một đạo luật chuyên biệt về môi trường còn khá xa lạ.Mặc dù đã có một số văn bản pháp luật điều chỉnh song các quy địnhđó cũng chỉ liên quan đến một số khía cạnh của bảo vệ môi trườngchứ chưa nhằm trực tiếp vào việc bảo vệ các yếu tố môi trường Điềunày cho thấy vấn đề môi trường chỉ là phần thứ yếu, phái sinh tronghệ thống pháp luật lúc đó

Hơn nữa do bị cô lập về ngoại giao nên quan hệ của Việt Namvới các nước trên thế giới càng trở nên khó khăn Vì vậy việc hợp tácquốc tế rất hạn chế Những quy định của pháp luật môi trường ở giaiđoạn này chỉ xuất phát từ yêu cầu quản lý nhà nước và giới hạn trong

Trang 10

phạm vi quốc gia, chưa có một điều ước quốc tế nào nói về bảo vệmôi trường mà Việt Nam là thành viên

Như vậy trước năm 1986, Việt Nam đã trải qua biết bao thăngtrầm thử thách Nhân dân ta đã đạt được những thắng lợi đáng kểtrong các lĩnh vưc kinh tế - xã hội và trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.Đồng thời chúng ta cũng gặp không ít khó khăn và yếu kém trongđường lối lãnh đạo đã dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội đòi hỏiĐảng ta phải đổi mới Với bối cảnh xã hội đó, việc bảo vệ môi trườngcòn quá mờ nhạt và không được quan tâm

1.2 Các văn bản pháp luật

Xuất phát từ các nguyên nhân trên, luật môi trường trong giai đoạnnày chưa xuất hiện với tư cách là lĩnh vực riêng Khó có thể tìm thấyvăn bản pháp luật riêng nào về vấn đề môi trường nhưng chúng ta cóthể thấy Nhà nước cũng đã có những ý tưởng về bảo vệ môi trườngmăc dù vấn đề thể chế hóa, luật hóa các ý tưởng này chưa được toàndiện

Nhà nước đã có những cố gắng nhất định được ghi nhận trong cácvăn bản sau:

+ Điều đáng chú ý nhất là bảo vệ môi trường trong giai đoạn nàyđược coi là đòi hỏi hiến định Điều 36 Hiến pháp năm 1980 quy định:“Các cơ quan nhà nước, xí nghiệp, hợp tác xã, đơn vị vũ trang nhândân và công dân đều có nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ cải tạovà tái sinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ cải tạo môitrường sống”

10

Trang 11

+ Văn bản sớm nhất có đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường làsắc lệnh số 142/SL do chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 21/12/1949 quyđịnh việc kiểm soát lập biên bản các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệrừng

+ Sau đó lần lượt là sự xuất hiện của các văn bản điều chỉnh cácvấn đề liên quan đến môi trường như:

- Nghị quyết 36/CP ngày 11/03/1961 của Hội đồng Chính phủ vềviệc quản lý, bảo vệ tài nguyên dưới lòng đất

- Chỉ thị số 07/TTg ngày 16/01/1964 về thu tiền bán khoán lâmsản và thu tiền nuôi rừng

- Nghị quyết số 183/CP ngày 25/09/1966 về công tác trồng câygây rừng

- Chỉ thị số 127/CP ngày 24/05/1971 của Hội đồng Chính phủ vềcông tác điều tra cơ bản tài nguyên và điều kiện thiên nhiên

- Pháp lệnh về bảo vệ rừng ban hành ngày 11/09/1972

Ta có thể dễ dàng nhận thấy một số đặc điểm như sau của phápluật Việt Nam về bảo vệ môi trường trong giai đoạn này:

+ Các văn bản trong thời kỳ này chủ yếu được ban hành dưới dạngvăn bản dưới luật;

+ Các quy định pháp luật chỉ liên quan đến một số khía cạnh củabảo vệ môi trường xuất phát từ yêu cầu quản lý nhà nước, nhằm đảmbảo sự kiểm soát chặt chẽ các quan hệ xã hội của Nhà nước chứ chưatrực tiếp nhắm vào mục tiêu bảo vệ các thành tố của môi trường haynói cách khác, khía cạnh môi trường chỉ mang tính chất phái sinh xuấtphát từ các quan hệ xã hội được điều chỉnh Từ đó, cách tiếp cận

Trang 12

mang tính môi trường như các quan điểm phổ biến trên bình diệnquốc tế chưa được thể hiện;

+ Nội dung các quy định nói chung còn lạc hậu, không những chưaphản ánh và đáp ứng được các đòi hỏi khách quan về hợp tác quốc tếtrong bảo vệ môi trường mà còn chưa tiệm cận với các quan điểmhiện đại được thể hiện trong các công ước quốc tế

1.3 Tình trạng phát triển của luật môi trường trong giai đoạn này

a) Ưu điểm

Nhà nước đã có những ý tưởng về việc bảo vệ môi trường và đượcthể chế hóa các ý tưởng này chỉ được thể hiện trong các sắc lệnh,nghịquyết Ví dụ như; Sắc lệnh số 142 / SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh kíngày 21/12/1949 quy định việc kiểm soát lập biên bản các hành vi viphạm pháp luật bảo vệ rừng, nghị quyết 36/CP ngày 13/06/1961 củaHội đồng Chính phủ về việc quản lí,bảo vệ tài nguyên dưới lòng đất ;chỉ thị số 127/CP ngày 24/05/1961 về công tác điều tra cơ bản tàinguyên và điều kiện thiên nhiên Điều đó thể hiện sự quan tâm mộtphần nào đó của nhà nước tới vấn đề môi trường ở Việt Nam

b) Nhược điểm

+ Các quy định của pháp luật chỉ liên quan đến một số khía cạnhcủa bảo vệ môi trường xuất phát từ yêu cầu quản lý nhà nước Cácquy định này nhằm trực tiếp vào việc bảo vệ các yếu tố môi trường

+ Các quy định về môi trường hoặc liên quan đến môi trường nằmrải rác trong các văn bản pháp luật đơn hành được ban hành để điềuchỉnh các quan hệ xã hội khác nhau với mục tiêu là đảm bảo sự quảnlý chặt chẽ của nhà nước

12

Trang 13

+ Nội dung của pháp luật môi trường ở giai đoạn này chưa phảnánh và đáp ứng những đòi hỏi khách quan hợp tác quốc tế trong bảovệ môi trường

Tình trạng kém phát triển của pháp luật môi trường trong giai đoạnnày, sự thiếu vắng của luật môi trường trong giai đoạn trước năm1986 do các nguyên nhân sau:

+ Hoàn cảnh lịch sử của đất nước trong thời kì này không cho phépnước ta chú ý đến việc bảo vệ môi trường do việc tập trung cho việcchiến thắng đế quốc Mỹ, giành độc lập dân tộc Sau khi thống nhất đấtnước, vấn đề môi trường cũng bị đẩy lùi do việc Đảng và Nhà nước tatập trung cho việc hàn gắn vết thương sau chiến tranh, phát triển kinhtế và thoát ra khỏi sự khủng hoảng kinh tế

+ Trong giai đoạn trước 1986, các biến động xấu của thiên nhiêndo sự hủy hoại môi trường chưa thể hiện ở mức độ cao Sự ô nhiễmtrong các đô thị và vùng nông thôn chưa đến mức báo động do sốlượng ô tô, xe máy, các thiết bị, máy móc có chất thải chất dioxinchưa được sử dụng nhiều Phân bón, thuốc trừ sâu trong sản xuất nôngnghiệp cũng được sử dụng một cách hạn chế

+ Hệ thống pháp luật Việt Nam trước năm 1986 chưa phải là hệthống pháp luật hoàn thiện Cơ chế bao cấp với sự ngự trị của hệthống chỉ tiêu kế hoạch trong các quan hệ kinh tế, xã hội đã hạn chếsự phát triển của pháp luật

2 Từ năm 1986 đến nay2.1 Bối cảnh xã hội

Ngày đăng: 29/10/2012, 16:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w