1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN. SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ - KỸ THUẬT CỦA MÔ HÌNH NUÔI CÁ LÓC TRONG AO ĐẤT VÀ MÔ HÌNH NUÔI TRONG VÈO

72 108 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 1,63 MB

Nội dung

XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Khóa luận: “So sánh hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của mô hình nuôi cá Lóc trong ao đất và mô hình nuôi trong vèo ở huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp” Sinh viên th

Trang 1

SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ - KỸ THUẬT

CỦA MÔ HÌNH NUÔI CÁ LÓC TRONG

AO ĐẤT VÀ MÔ HÌNH NUÔI TRONG VÈO

Ở HUYỆN HỒNG NGỰ TỈNH ĐỒNG THÁP

SINH VIÊN THỰC HIỆN

PHAN THỊ THÚY HUỲNH

MSSV: 13D620301009 LỚP: NTTS8

Cần Thơ, 2017

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

MSSV: 13D620301009 LỚP: NTTS8

Cần Thơ, 2017

Trang 3

XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Khóa luận: “So sánh hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của mô hình nuôi cá Lóc trong ao đất

và mô hình nuôi trong vèo ở huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp”

Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thúy Huỳnh

Lớp: Nuôi trồng thủy sản K8

Khóa luận đã được hoàn thành theo góp ý của cán bộ hướng dẫn

Cần Thơ, ngày tháng năm 2017

Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện

Ths Phạm Thị Mỹ Xuân Phan Thị Thúy Huỳnh

Trang 4

LỜI CẢM TẠ

Tôi xin chân thành biết ơn cha mẹ và gia đình đã quan tâm, ủng hộ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập

Xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến cô Phạm Thị Mỹ Xuân đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ

để tôi hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp

Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy, cô Khoa Sinh học ứng dụng trường Đại học Tây Đô đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập

Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy, cô thư viện Khoa Sinh học ứng dụng trường Đại học Tây Đô đã giúp đỡ tôi có nguồn tài liệu quý báu để hoàn thành tốt đề tài

Chân thành cảm ơn!

Trang 5

CAM KẾT KẾT QUẢ

Tôi xin cam kết khóa luận này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ khóa luận cùng cấp nào khác

Cần Thơ, ngày tháng năm 2017

Ký tên

PHAN THỊ THÚY HUỲNH

Trang 6

TÓM TẮT

Đề tài “So sánh hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của mô hình nuôi cá Lóc trong ao đất và

mô hình nuôi trong vèo ở huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp” được thực hiện từ tháng 01/2017 đến tháng 06/2017 Đề tài được thực hiện bằng cách phỏng vấn trực tiếp 60

hộ nuôi cá lóc theo mô hình ao đất và vèo tại huyện Hồng Ngự cụ thể là 3 xã Long Thuận, Phú Thuận A, Phú Thuận B Các thông tin thu thập gồm: thông tin chung, thông tin kỹ thuật, hiệu quả kinh tế và thuận lợi, khó khăn của mô hình nuôi cá lóc Kết quả cho thấy, quy mô nuôi của các hộ ở huyện Hồng Ngự chủ yếu là nuôi với quy mô vừa và nhỏ Nguồn nước cấp cho các mô hình nuôi chủ yếu là lấy trực tiếp từ sông chính Mật độ thả nuôi trung bình của mô hình nuôi cá lóc trong ao đất là 54 ± 17,38 con/m2 thấp hơn so với mô hình nuôi cá lóc trong vèo là 96 ± 28,82 con/m2, cá lóc khi thu hoạch có kích cỡ trung bình 0,8 kg/con, bình quân giá cá khoảng 33.000 đồng/kg Một số loại bệnh thường gặp trong quá trình nuôi cá lóc của các hộ khảo sát

là bệnh xuất huyết, bệnh lở loét và bệnh gan thận mũ, những bệnh này thường gây thiệt hại nhiều đến năng suất cũng như lợi nhuận của nông hộ Thời gian nuôi của mô hình nuôi cá lóc trong ao đất trung bình là 6,5 ± 0,97 tháng dài hơn mô hình nuôi cá lóc trong vèo 6,13 ± 0,73, các hộ nuôi 2 vụ/năm là chủ yếu Lợi nhuận từ nuôi cá lóc mang lại cũng tương đối cao Số hộ lời chiếm tỷ lệ tương đối cao ở mô hình vèo chiếm 100%, mô hình ao đất chiếm 93,33% Tuy nhiên trong quá trình nuôi gặp không ít khó khăn về môi trường, nguồn vốn đầu tư, dịch bệnh…

Từ khóa: Hồng Ngự, cá lóc, ao đất, vèo

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CẢM TẠ i

CAM KẾT KẾT QUẢ ii

TÓM TẮT iii

MỤC LỤC iv

DANH SÁCH BẢNG vii

DANH MỤC HÌNH viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ix

CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Giới thiệu 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1

1.3 Nội dung nghiên cứu 2

CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3

2.1 Đặc điểm sinh học của cá lóc nói chung 3

2.1.1 Hệ thống phân loại 3

2.1.2 Đặc điểm hình thái 3

2.1.3 Đặc điểm phân bố và sự thích nghi 4

2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng 4

2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng 5

2.1.6 Đặc điểm sinh sản 5

2.2 Sơ lược về tình hình nuôi cá lóc ở ĐBSCL 5

2.2.1 Một số hình thức nuôi cá lóc ở ĐBSCL 6

2.2.1.1 Nuôi trong ao đất 6

2.2.1.2 Nuôi cá lóc trong vèo (mùng lưới) 6

2.2.1.3 Nuôi cá lóc trên ruộng lúa 7

2.2.1.4 Nuôi cá lóc trong rừng 7

2.2.1.5 Nuôi cá lóc trong lồng bè 8

2.3 Tổng quan về tỉnh Đồng Tháp 8

2.3.1 Vị trí địa lý 8

2.3.2 Đặc điểm địa hình 8

Trang 8

2.3.3 Đất đai 8

2.3.4 Sông ngòi 9

2.3.5 Khí hậu 9

2.3.6 Dân số 9

2.3.7 Kinh tế 9

2.3.8 Văn hóa - xã hội 9

2.4 Sơ lược về huyện Hồng Ngự 10

2.4.1 Vị trí địa lý 10

2.4.2 Điều kiện tự nhiên 10

2.4.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 10

2.4.4 Địa hình 10

2.4.5 Khí hậu 11

2.4.6 Thủy văn 11

2.5 Tình hình nuôi trồng thủy sản tỉnh Đồng Tháp 11

2.6 Tình hình nuôi cá lóc ở huyện Hồng Ngự 12

CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 13

3.1.1 Thời gian 13

3.1.2 Địa điểm nghiên cứu 13

3.2 Phương pháp nghiên cứu 13

3.2.1 Vật liệu nghiên cứu 13

3.2.2 Đối tượng nghiên cứu 13

3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu 14

3.2.3.1 Số liệu thứ cấp 14

3.2.3.2 Số liệu sơ cấp 14

3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu 15

3.2.5 Phương pháp xử lý số liệu 15

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 16

4.1 Hiện trạng nuôi cá lóc ở huyện Hồng Ngự 16

4.2 Thông tin chung 16

Trang 9

4.2.1 Độ tuổi 16

4.2.2 Nguồn tiếp cận thông tin NTTS và số năm kinh nghiệm nuôi cá lóc 18

4.2.3 Trình độ văn hóa của các hộ nuôi cá lóc 20

4.3 Khía cạnh kỹ thuật nuôi của mô hình nuôi cá lóc 21

4.3.1 Tổng diện tích nuôi 21

4.3.2 Chuẩn bị và cải tạo ao nuôi 22

4.3.3 Mùa vụ và thời gian thả nuôi 23

4.3.4 Con giống 24

4.3.5 Chăm sóc và quản lý 26

4.3.6 Phòng và trị bệnh 30

4.3.7 Thu hoạch 31

4.4 Khía cạnh kinh tế của mô hình nuôi cá lóc 33

4.4.1 Các khoản chi phí trong mô hình nuôi cá lóc 33

4.4.2 Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá lóc 35

4.5 Các yếu tố trong mô hình nuôi ảnh hưởng đến năng suất nuôi 36

4.5.1 Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến năng suất thu hoạch 36

4.5.2 Ảnh hưởng của lượng thức ăn sử dụng đến năng suất thu hoạch 38

4.5.3 Ảnh hưởng của thời gian nuôi đến năng suất thu hoạch 40

4.6 Thuận lợi, khó khăn và giải pháp 42

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 44

5.1 Kết luận 44

5.2 Đề xuất 44

TÀI LIỆU THAM KHẢO 45

PHỤ LỤC A x

PHỤ LỤC B xvi

Trang 10

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 3.1 Địa điểm và số hộ phỏng vấn 14

Bảng 4.1 Diện tích và sản lượng cá lóc trong 3 năm (2014-2016) ở huyện Hồng Ngự - Đồng Tháp 16

Bảng 4.2 Tuổi của hộ nuôi cá lóc 17

Bảng 4.3 Số năm kinh nghiệm nuôi của các hộ nuôi đã được khảo sát 19

Bảng 4.4 Tổng diện tích nuôi cá lóc 21

Bảng 4.5 Số lượng ao, vèo nuôi cá lóc 22

Bảng 4.6 Nguồn gốc giống cá lóc 24

Bảng 4.7 Kích cỡ cá giống 25

Bảng 4.8 Mật độ thả giống trung bình của các hộ nuôi cá lóc trong ao đất và vèo 25

Bảng 4.9 Tần suất và tỷ lệ thay nước của mô hình nuôi cá lóc 27

Bảng 4.10 Khẩu phần ăn của cá lóc 29

Bảng 4.11 Sản lượng và hệ số thức ăn của 2 mô hình nuôi cá lóc ao đất và vèo 29

Bảng 4.12 Thời gian nuôi, tỷ lệ sống và năng suất và kích cỡ thu hoạch 32

Bảng 4.13 Các khoản chi phí trong mô hình nuôi cá lóc 33

Bảng 4.14 Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá lóc 36

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Hình dạng cá Lóc 4

Hình 3.1 Bản đồ vị trí thu mẫu tại huyện Hồng Ngự 13

Hình 4.1 Cơ cấu nhóm tuổi của hộ nuôi cá lóc ở huyện Hồng Ngự 17

Hình 4.2 Nguồn tiếp cận thông tin NTTS của các hộ nuôi cá lóc 18

Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện kinh nghiệm nuôi cá lóc của các nông hộ 19

Hình 4.4 Biểu đồ thể hiện trình độ văn hóa của các hộ nuôi cá lóc 20

Hình 4.5 Tổng diện tích nuôi cá lóc 21

Hình 4.6 Hóa chất được sử dụng để cải tạo trong ao nuôi cá lóc 22

Hình 4.7 Thời gian thả nuôi cá lóc 23

Hình 4.8 Mật độ nuôi cá lóc của mô hình ao đất và vèo 26

Hình 4.9 Thức ăn công nghiệp được sử dụng trong nuôi cá lóc 28

Hình 4.10 Một số bệnh thường gặp trên cá lóc 30

Hình 4.11 Thuốc và hóa chất điều trị bệnh cho cá lóc 31

Hình 4.12 Tương quan giữa mật độ thả nuôi với năng suất và lợi nhuận của mô hình nuôi cá lóc trong ao đất 37

Hình 4.13 Tương quan giữa mật độ thả nuôi với năng suất và lợi nhuận của mô hình nuôi cá lóc trong vèo 38

Hình 4.14 Tương quan giữa sản lượng thức ăn với năng suất và lợi nhuận của mô hình nuôi cá lóc trong ao đất 39

Hình 4.15 Tương quan giữa sản lượng thức ăn với năng suất và lợi nhuận của mô hình nuôi cá lóc trong vèo 40

Hình 4.16 Mối tương quan giữa thời gian nuôi với năng suất thu hoạch của mô hình nuôi cá lóc trong ao đất 41

Hình 4.17 Mối tương quan giữa thời gian nuôi với năng suất thu hoạch của mô hình nuôi cá lóc trong vèo 42

Trang 13

CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Giới thiệu

Từ lâu con người đã hướng tới việc khai thác và nuôi trồng thủy sản (NTTS), nhất là khi dân số tăng nhanh và nhu cầu dinh dưỡng của con người tăng cao Tuy nhiên cần phải nói đến nguồn lợi thủy sản không phải là vô tận nếu khai thác không đi đôi với bảo vệ, tái tạo và phát triển thì nguồn lợi sẽ cạn kiệt Việt Nam là quốc gia có tiềm năng phát triển thủy sản trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương

Với mạng lưới sông ngòi chằng chịt từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau, Việt Nam có tiềm năng lớn cho phát triển NTTS với diện tích NTTS năm 2015 là 1,28 triệu ha, tổng sản lượng thủy sản năm 2015 đạt hơn 6,56 triệu tấn tăng 3,4% so với năm 2014,kim ngạch xuất khẩu khoảng 6,72 tỷ USD, đó NTTS nước ngọt là 450.000 ha với nhiều đối tượng nuôi và mô hình nuôi khác nhau (Tổng cục Thủy sản 2015)

Trong những năm qua, NTTS đã trở thành thế mạnh kinh tế rất quan trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) Năm 2005, diện tích NTTS toàn khu vực là 680.200

ha với sản lượng thủy sản khoảng 983.384 tấn Năm 2007 là 1.100.000 ha với sản lượng đạt 1.268.000 tấn, bằng khoảng 70% sản lượng NTTS của cả nước Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt 3,792 tỷ USD, trong đó ĐBSCL đạt trên 60,52% giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước

Bên cạnh các loài cá nuôi truyền thống như cá tra, cá basa, cá rô đồng … thì cá lóc đang là đối tượng được nuôi nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long Cá lóc là loài cá có kích thước lớn, phân bố rộng trong tự nhiên Cá có thể thích nghi cao với điều kiện môi trường, tăng trưởng nhanh và nhất là thịt cá thơm ngon, ít xương

Để phát huy những ưu thế đó, một số tỉnh ở ĐBSCL như: Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang,… đã đẩy mạnh nghề nuôi cá lóc với nhiều mô hình khác nhau như: nuôi lồng/bè trên sông, vèo trên sông, nuôi trong ao đất, nuôi trong bể lót bạt,…

Tuy nhiên, các mô hình nuôi cá lóc nêu trên chưa thật sự đạt hiệu quả tối ưu, các yếu

tố kinh tế - kỹ thuật có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình nuôi cũng như sản lượng thu hoạch, lợi nhuận

Từ những lý do đã nêu nên đề tài “So sánh hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của mô hình

nuôi cá Lóc trong ao đất và mô hình nuôi trong vèo ở huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp” được thực hiện

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Nhằm đánh giá được hiện trạng kỹ thuật cũng như hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi

cá lóc hiện đang được áp dụng tại huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp, từ đó cung cấp thông tin góp phần làm cơ sở cho việc phát triển nghề nuôi cá lóc ở tỉnh Đồng Tháp cũng như Đồng bằng sông Cửu Long

Trang 14

1.3 Nội dung nghiên cứu

Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của mô hình nuôi cá Lóc trong ao đất ở huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp

Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của mô hình nuôi cá Lóc trong vèo ở huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp

So sánh hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của 2 mô hình khảo sát

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của 2 mô hình nuôi cá Lóc

ở địa bàn nghiên cứu

Trang 15

CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1 Đặc điểm sinh học của cá lóc nói chung

Cá lóc trong tiếng Anh được gọi là cá “đầu rắn” (Snakehead) ám chỉ đến cái đầu thuôn

và tròn trông giống như đầu rắn Họ cá lóc Channidae bao gồm 2 chi là Channa phấn

bố chủ yếu ở châu Á và chi Parachanna phân bố chủ yếu ở châu Phi Chi Channa có 26 loài và chi Parachanna có 3 loài

Cá lóc ở Việt Nam chỉ có chi Channa gồm 8 loài như: cá trèo đồi (Channa ariatica),

cá lóc bông (Channa micropellets), cá chuối (Channa maculata), cá lóc đen (Channa striata), cá dày (Channa lucius), cá quả (Channa melaroma), cá chành dục (Channa gachua), cá trầu mắt (Channa marullus) (Nguyễn Văn Hảo, 2005).

Ở Đồng bằng sông Cửu Long cá lóc có 4 loài thuộc chi Channa được nhận biết là cá

lóc bông (Channa micropellets), cá lóc đen (Channa striata), cá dày (Channa lucius),

cá chành dục (Channa gachua). Vào những năm 80 của thế kỉ 20 ở ĐBSCL có xuất hiện thêm giống cá lóc môi trề, cá lóc đầu vuông, cá lóc đầu nhím phân bố ở các tỉnh

thượng nguồn như Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ… (Nguyễn Văn Hảo, 2005)

2.1.2 Đặc điểm hình thái

Cá lóc có đầu lớn, đỉnh đầu rất rộng, dẹp bằng, mõm ngắn, miệng to, hướng lên, rạch miệng xiên và kéo dài qua đường thẳng đứng kể từ bờ sau của mắt Răng bén nhọn, cá không có râu, mắt lớn, lỗ mang lớn Thân dài, hình trụ, tròn ở phần trước và dẹp bên ở phần sau Vảy lược lớn, phủ khắp thân và đầu Đường bên hoàn toàn gãy khúc ở hai nơi khoảng vảy 15-20 và thụt xuống 2 hàng vảy, phần sau của đường bên chạy liên tục khoảng giữa thân (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993)

Trang 16

Cũng theo tác giả trên lúc cá sống có màu xanh đen, nâu đen đến đen ở phần lưng và nhạt dần xuống bụng, bụng cá có màu trắng sữa Ở cá nhỏ hai bên hông có từ 10-14 sọc đen lợt vắt xéo ngang thân, các sọc này lợt dần và mất hẳn ở cá lớn Vi lưng, vi hậu môn, vi đuôi có các đốm đen vắt ngang qua các tia vi

Hình 2.1 Hình dạng cá Lóc

(Nguồn: cagiongthiennham.com)

2.1.3 Đặc điểm phân bố và sự thích nghi

Vùng phân bố của cá lóc khá rộng từ Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Ấn Độ, Campuchia

và vùng ĐBSCL Việt Nam Cá có thể sống trong các loại hình thủy vực trên sông, kênh rạch, đồng ruộng, lung, trũng… Nhiệt độ thích hợp từ 20-35o

C Cá cũng có thể sống được trong điều kiện kiềm tính hoặc đất phèn Tuy cá là loài sống chủ yếu ở nước ngọt nhưng có khả năng sống và phát triển ở vùng nhiễm mặn (Dương Nhựt Long, 2003)

Cá lóc thích sống ở vùng nước đục có nhiều rong cỏ, thường nằm phục ở dưới đáy vùng nước nông có nhiều cỏ Tính thích nghi với môi trường xung quanh rất mạnh, nhờ có cơ quan hô hấp phụ nên cá vẫn sống được ở thủy vực có hàm lượng ôxy hòa tan thấp và có thể hít thở được ôxy trong không khí

Đôi khi, cá có thể sống trong điều kiện môi trường bất lợi như nguồn nước bị cạn kiệt chỉ cần da và mang cá có độ ẩm nhất định vẫn có thể sống được thời gian khá lâu (Tạp chí khoa học và công nghệ thủy sản, 2001)

2.1.4 Đặc điểm dinh dƣỡng

Cá lóc là loài cá dữ có kích thước tròn dài Lược mang dạng hình núm Thực quản ngắn, vách dầy, bên trong thực quản có nhiều nếp nhăn Dạ dày to hình chữ Y (Dương Nhựt Long, 2003)

Cá có tính ăn rộng, giai đoạn ấu trùng mới nở, cá dinh dưỡng bằng noãn hoàng trong khoảng 3 - 4 ngày Sau khi hết noãn hoàng, cá bắt mồi xung quanh như các loài động vật phù du (luân trùng, giáp xác chân chèo…) vừa cỡ miệng Cỡ cá dài 3cm ăn giáp

Trang 17

xác, ấu trùng…Cỡ cá dài 3 - 8 cm ăn ấu trùng côn trùng, tôm non, nòng nọc, các loại

cá nhỏ khác, thân dài hơn 20cm ăn cá tạp, ếch, (Ngô Trọng Lư; Thái Bá Hồ, 2003) Ngoài ra cá lóc có thể ăn được thức ăn chế biến (Huỳnh Thu Hòa, 2004) Trong giai đoạn ương cá bột thì Moina là thức ăn tốt trong 3 tuần lễ đầu, đối với cá giống thức ăn

ưa thích là sâu gạo và dòi (Dương Nhựt Long, 2003)

2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng

Cá lóc là loài có tốc độ tăng trưởng nhanh Giai đoạn nhỏ, cá lóc chủ yếu tăng trưởng

về chiều dài, cá càng lớn thì sự tăng trọng ngày càng nhanh Trong tự nhiên, sức lớn của cá không đều, phụ thuộc vào điều kiện thức ăn sẵn có trong thuỷ vực

Trong điều kiện nuôi có thức ăn và chăm sóc tốt cá có thể lớn từ 0,5 đến 0,8 kg/năm, đạt tỷ lệ sống cao và ổn định (Phạm Văn Khánh, 2000) Sau 6 tháng nuôi cá có thể đạt khối lượng từ 0,8-1,2 kg/con, tỷ lệ sống từ 75-85% và năng suất cá nuôi có thể đạt từ 30-60 tấn/ha Cá lớn nhanh từ tháng nuôi thứ tư, thứ năm (khi cá đạt trọng lượng trên

100 g/con) lúc này cá ăn rất mạnh Cá ăn nhiều, hoạt động mạnh và lớn nhanh vào mùa xuân - hè Và đây cũng là giai đoạn cá béo nhất trước khi bước vào mùa sinh sản vào đầu mùa mưa

Trong cùng giai đoạn phát triển của cá lóc thì cá đực có chiều dài dài hơn so với cá cái nhưng ngược lại cá cái lại có khối lượng nặng hơn cá đực (Dương Nhựt Long, 2003)

2.1.6 Đặc điểm sinh sản

Cá lóc 1 - 2 năm tuổi bắt đầu đẻ trứng, mùa vụ sinh sản từ tháng 4-8, tập trung chủ yếu vào tháng 4 - 5 Cá đạt một tuổi có thể tham gia sinh sản Số lượng trứng cá đẻ phụ thuộc vào kích cỡ cá cái Sức sinh sản tương đối của cá cái từ 8.000-10.000 trứng/lần

đẻ đối với cá cái nặng 0,5 kg Sau khi đẻ xong, cá cái không rời khỏi ổ mà cùng với cá đực nằm phục dưới đáy bảo vệ trứng cho đến khi nở thành con mới rời ổ và dẫn đàn

con tìm thức ăn (Tạp chí khoa học và công nghệ thủy sản, 2001)

2.2 Sơ lược về tình hình nuôi cá lóc ở ĐBSCL

Từ xưa đến nay nghề nuôi cá nước ngọt ở ĐBSCL đã phát triển với nhiều mô hình nuôi như nuôi trong ao hay lồng bè Vào những năm 1960 nghề nuôi cá lóc lồng bè đã xuất hiện ở Châu Đốc (An Giang) và Hồng Ngự (Đồng Tháp) Từ năm 1990 đến nay, nghề nuôi cá lóc ở vùng ảnh hưởng lũ trở nên phổ biến Cá lóc nuôi tương đối dễ có thể nuôi ở dạng bán thâm canh, thâm canh với nhiều hình thức như: nuôi trong ao đất, nuôi trong bể lót bạc, trong lồng bè, nuôi vèo, trên mương hay trên ruộng lúa

Hiện nay tuy đã chủ động hơn trong sản xuất giống nhưng còn lệ thuộc rất nhiều vào nguồn cung cấp cá tạp (cá mồi), do vậy nhiều hộ nuôi đã chuyển sang sử dụng thức ăn viên Hai kênh thị trường chính tiêu thụ cá lóc nhiều nhất là kênh Hộ nuôi - Vựa thu mua - Bán lẻ - Tiêu dùng tại ĐBSCL và kênh Hộ nuôi - Vựa thu mua - Đại lý/vựa ở Tp.Hồ Chí Minh Lợi nhuận phân phối cho các tác nhân tham gia là không đều, tập

Trang 18

trung nhiều cho các vựa thu mua (chiếm từ 87,9 - 93,4% lợi nhuận của toàn chuỗi) trong khi tỷ lệ số hộ nuôi cá lóc bị lỗ là khá cao Khó khăn cơ bản là cá tạp khai thác

bị giảm mạnh nhưng giá ngày càng tăng cao do khan hiếm Tuy vậy, nguồn thức ăn viên vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu Mạng lưới tiêu thụ cá lóc còn hạn chế, bấp bênh và hầu hết chỉ được tiêu thụ nội địa (Lê Xuân Sinh và Đỗ Minh Chung, 2012)

Đồng Tháp, Hậu Giang, An Giang là những tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL có nghề nuôi

cá lóc phát triển Người dân nuôi cá lóc bằng những mô hình khác nhau, cụ thể là tỉnh Đồng Tháp các mô hình nuôi cá lóc như: bể lót bạt chiếm 25,4%; lồng bè 20,3%; ao đất 23,7%; vèo ao 30,5% Trong đó nuôi cá lóc thương phẩm đạt 78%, ương và nuôi giống 16,1%, sản xuất giống và ương giống 3,6% (Nguyễn Đặng Thùy, 2009)

2.2.1 Một số hình thức nuôi cá lóc ở ĐBSCL

2.2.1.1 Nuôi trong ao đất

Ao nuôi có diện tích trung bình từ 400 - 500m2, độ sâu nước 2,5 - 3m Bờ ao cao và chắc chắn có cống cấp và thoát nước Mật độ dao động từ 15-50 con/m2 (Phạm Văn Khánh, Lý Thị Thanh Loan, 2004) có thể ghép thêm một số loài cá khác để tận dụng thức ăn dư thừa như trê phi, rô đồng Thức ăn cho cá lóc là tép, cá tạp, cá biển, cua, ốc… Trong 4 tháng đầu thức ăn được xay nhuyễn và trộn thêm chất kết dính, vitamin, các chất khoáng và được cho ăn trong sàn ăn Từ tháng thứ 5 trở đi cá ăn được thức ăn cắt nhỏ Hàng ngày bơm nước mới bổ sung vào ao cứ 5 - 10 ngày thay nước một lần mỗi lần thay 1/3 - 1/2 thể tích nước trong ao Sau 6 - 8 tháng cá đạt khối lượng 0,7 - 0,8 kg/con Cá thường thu hoạch 1 lần bằng cách kéo lưới Với mô hình nuôi này thì ĐBSCL là nơi nuôi đạt hiệu quả nhất trung bình 300-400 tấn/ha/vụ, đặc biệt có thể lên đến 500 - 550 tấn/ha/vụ Tuy nhiên với phương pháp này cá nuôi chậm lớn, kích cỡ cá khi thu hoạch không đồng đều, tốn nhiều công lao động trong thu hoạch và cải tạo ao,

tỷ lệ hao hụt lớn Trong nhiều trường hợp nếu thu hoạch không đúng cách cá có thể chết nhiều do ngạt sình Ngoài ra, các chi phí thức ăn, thuốc hóa chất, chi phí thay nước khá cao trong mỗi vụ nuôi

2.2.1.2 Nuôi cá lóc trong vèo (mùng lưới)

Hàng năm khi lũ về với nguồn nước dồi dào và thức ăn tự nhiên rất đa dạng như: các loài phiêu sinh vật, động vật đáy, các loài tôm, cá, cua, ốc…rất thuận lợi cho mô hình nuôi cá lóc trong vèo Bên cạnh đó trong những năm trở lại đây nghề nuôi cá lóc trong vèo cũng phát triển mạnh ở các tỉnh như: Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang Người dân nuôi cá lóc đã nghĩ đến dùng lưới thưa để tiện cho việc quản lý, dễ quan sát khi cho cá ăn, giảm chi phí đầu tư và thu hoạch

Vèo nuôi có diện tích trung bình khoảng 6 - 10m2, chiều cao khoảng 2m Vèo nuôi cá lóc có thể đặt trong ao hoặc trên sông mức nước cao hơn 2m Nếu vèo đặt trên sông thì đặt nơi có dòng chảy nhẹ 0,3 - 0,4 m/s, có ánh sáng và gió nhẹ, tránh nơi sóng to gió lớn, xa khu công nghiệp vị trí đặt vèo thuận lợi cho chăm sóc cá Loài cá phổ biến cho

Trang 19

nuôi vèo là cá lóc đầu vuông hoặc cá lóc đầu nhím Thức ăn là những loài cá tạp, cua,

ốc, thức ăn công nghiệp Ngày cho ăn 2 - 3 lần, thức ăn được đặt trên sàn ăn để tránh thất thoát, kích thước thức ăn phù hợp với cỡ miệng của cá để cá dễ bắt mồi Mô hình này có thể nuôi quanh năm nhưng phù hợp nhất là vào tháng 5 - 9 Tuy nhiên cần xem xét nhu cầu thị trường và nguồn cung cấp thức ăn để bố trí thời gian nuôi thích hợp Việc nuôi cá lóc trong vèo giảm được chi phí đầu tư ban đầu và dễ áp dụng cho những nông hộ nghèo ít đất Ngoài ra vèo nuôi ít ảnh hưởng bởi nước lũ, nước dâng đến đâu

có thể nâng vèo lên đến đó Nếu nuôi trong ao thì có thể tận dụng khoảng không còn lại để nuôi các loài cá khác, tận dụng được thức ăn, giảm ô nhiễm môi trường, tăng thêm thu nhập

Sau 5 - 6 tháng nuôi thì thu hoạch trọng lượng trung bình 0,7 - 0,8 kg/con nếu nuôi tốt, nhìn chung đây là mô hình nuôi đã mang lại rất nhiều thu nhập cho người dân tạo công

ăn việc làm trong mùa lũ Theo Nguyễn Văn Dính (2004)thì nuôi cá lóc trong mùng lưới là giải pháp xóa đói giảm nghèo nhanh nhất cho nông dân

Tuy nhiên hình thức nuôi này vẫn gặp không ít khó khăn trong khâu quản lý chất lượng nước, kỹ thuật nuôi, nguồn thức ăn và giá cả trên thị trường Mặt khác ảnh hưởng của hình thức nuôi này lên môi trường xung quanh như: ô nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng nguồn lợi tự nhiên cũng chưa được đánh giá

2.2.1.3 Nuôi cá lóc trên ruộng lúa

Diện tích ruộng nuôi cá lóc từ 0,5 - 3ha phải có mương và bờ bao xung quanh Mương rộng từ 1,5 - 2m, sâu 0,8 - 1m Phải có hệ thống cống cấp thoát nước khi cần thiết Mật

độ thả nuôi từ 0,5 - 1 con/m2 và thời gian nuôi 6 - 7 tháng Trong mô hình này thường không cần cho cá ăn nhưng để cá phát triển nhanh hơn người ta thường thả kết hợp một số loài cá khác như: cá mè vinh, cá rô phi để nâng cao năng suất của ruộng nuôi.Nhìn chung cách nuôi này đòi hỏi diện tích ruộng khá lớn, tốn nhiều chi phí thiết kế vuông ruộng và khâu thu hoạch, khó quản lý và chăm sóc cá nuôi, cá chậm lớn

2.2.1.4 Nuôi cá lóc trong rừng

Từ việc làm đìa nhử cá tự nhiên, nay con người đã biết đưa những diện tích rừng vào nuôi cá gần 4.000 ha, tập trung nhiều ở rừng U minh, khu Tràm Chim, các rừng nước ngọt, sông cụt, nước kém lưu thông là nơi nuôi và dưỡng cá lóc tự nhiên Nơi đây có điều kiện sống thích hợp cho cá lóc, thức ăn tự nhiên rất phong phú có tại chỗ Có thể nuôi cá 2 - 3 năm, cá đạt vài kg mỗi con (Dương Tấn Lộc, 2001)

Rừng thích hợp để nuôi cá lóc là rừng có nhiều lung bào trũng, cây thưa vừa phải hoặc đất có khoảng trống và cây dày đặc, có nơi ngập từ 0,3m trở lên trong suốt thời gian 5-

7 tháng hay quanh năm Diện tích rừng 50 - 5.000 ha có thể thiết kế cho một vuông nuôi Cỡ cá giống thả có chiều dài 8 - 10cm và mật độ 0,5 - 1 con/m2 mặt nước Nguồn thức ăn của cá lóc chủ yếu có từ tự nhiên như: cá sặc, cá rô đồng, cá tạp nhỏ, ốc nhái,

Trang 20

động vật phù du, ấu trùng muỗi… Để tăng sinh khối lúc thu hoạch cá lóc người ta thường thả nuôi thêm cá sặc, cá rô đồng… Thu hoạch cá bằng lưới chụp đìa, mỗi năm thu 1 - 2 lần (Dương Tấn Lộc, 2001)

Với cách nuôi này có thể tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có trong thời gian nuôi, tuy nhiên mô hình này cũng gặp một số trở ngại như: tỷ lệ hao hụt cao, năng suất cá không ổn định, diện tích nuôi quá rộng nên khó khăn trong khâu quản lý, dễ xảy ra trộm cắp và các động vật ăn thịt cá lóc nuôi

2.2.1.5 Nuôi cá lóc trong lồng bè

Năng suất và tỷ lệ mắc bệnh của cá lóc nuôi trong lồng bè phụ thuộc rất nhiều vào vị trí đặt bè Bè nuôi nên đặt những nơi có dòng nước tốt, không bị ô nhiễm, dòng nước chảy chậm, có mực nước sâu, giao thông thuận tiện, đồng thời gần nơi tiêu thụ sản phẩm Kích cở bè nuôi thường là 4x3, 5x2,5m Cỡ cá từ 6 - 10 cm/con, mật độ thả trung bình là 120 - 130 con/m3 (Đại học An Giang, 2003) Thức ăn chính là cá cắt nhỏ, phế phẩm ở các chợ như đầu cá, ruột cá… xay nhuyễn đặt lên sàn ăn cho cá ăn Thường sau 5 tháng nuôi cá đạt trọng lượng 1 kg/con (Ngô Trọng Lư, 2003)

Ưu điểm của phương pháp này là cá lớn nhanh, nhưng nhược điểm là tốn chi phí đầu

tư ban đầu cho việc đóng bè, tìm vị trí đặt bè thích hợp, chịu ảnh hưởng nhiều bởi các điều kiện tự nhiên, khó quản lý dịch bệnh và nguồn nước, dễ thất thoát nếu bè có hư hỏng

Địa hình Đồng Tháp được chia thành 2 vùng lớn: vùng phía Bắc sông Tiền có diện tích

tự nhiên 250.731 ha, thuộc khu vực Đồng Tháp Mười, địa hình tương đối bằng phẳng, hướng dốc Tây Bắc - Đông Nam, vùng phía Nam sông Tiền có diện tích tự nhiên 73.074 ha, nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu, địa hình có dạng lòng máng, hướng

dốc từ hai bên sông vào giữa

2.3.3 Đất đai

Đồng Tháp có 4 nhóm đất chính: nhóm đất phù sa (có diện tích 191.769 ha, chiếm 59,06% diện tích đất tự nhiên), nhóm đất phèn (có diện tích 84.382 ha, chiếm 25,99%

Trang 21

diện tích tự nhiên), nhóm đất xám (có diện tích 28.150 ha, chiếm 8,67% diện tích tự nhiên), nhóm đất cát (có diện tích 120 ha, chiếm 0,04% diện tích tự nhiên)

Ở Đồng Tháp đất đai có kết cấu mặt bằng kém bền vững lại tương đối thấp, nên làm mặt bằng xây dựng đòi hỏi kinh phí cao, nhưng rất phù hợp cho sản xuất lượng thực

2.3.5 Khí hậu

Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, đồng nhất trên địa giới toàn tỉnh, có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ trung bình năm là 82,5%, số giờ nắng trung bình 6,8 giờ/ngày Lượng mưa trung bình từ 1.170 - 1.520 mm, tập trung vào mùa mưa, chiếm 90 - 95% lượng mưa cả năm Đặc điểm khí hậu này tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn diện

2.3.6 Dân số

Đồng Tháp có dân số năm 2008 là 1.682,7 ngàn người với mật độ dân số là 499 người/km2 với dân tộc Kinh chiếm 99,3% dân số, các dân tộc còn lại như dân tộc Hoa, Khơme chiếm 0,7% dân số

2.3.8 Văn hóa - xã hội

Giáo dục và đào tạo phát triển đa dạng về quy mô, loại hình trường lớp: Các nhiệm vụ trọng tâm của ngành đã được quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đúng quy chế Hoạt động khoa học, công nghệ và môi trường được quan tâm Công tác dân số, chăm sóc sức khỏe nhân dân được đẩy mạnh Văn hóa, thể dục thể thao tiếp tục phát triển Việc làm, giảm nghèo và công tác chính sách xã hội luôn được quan tâm

thực hiện tốt

Trang 22

2.4 Sơ lƣợc về huyện Hồng Ngự

2.4.1 Vị trí địa lý

Huyện Hồng Ngự nằm ven Sông Tiền (thuộc hệ thống sông Mê Kông) theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, có đường biên giới quốc gia Campuchia dài 18km, có vị trí địa lý thuận lợi về mặt giao thông đường thủy cũng như đường bộ Nằm trong một tỉnh thuần nông nên huyện Hồng Ngự mang nét đặc trưng của một đô thị nông nghiệp Tuy nhiên huyện có đường biên giới với Campuchia nên có nhiều tiềm năng phát triển hàng hoá với thế mạnh là nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và kinh doanh - dịch vụ, có địa giới hành chính được giới hạn như sau:

+ Phía Bắc giáp Campuchia

+ Phía Nam giáp huyện Thanh Bình và tỉnh An Giang

+ Phía Đông giáp thị xã Hồng Ngự, huyện Tam Nông

+ Phía Tây giáp tỉnh An Giang

Huyện Hồng Ngự được chia làm 11 xã: Thường Phước 1, Thường Phước 2, Thường Thới Tiền, Thường Lạc, Thường Thới Hậu A, Thường Thới Hậu B, Long Thuận, Phú Thuận A, Phú Thuận B, Long Khánh A, Long Khánh B

2.4.2 Điều kiện tự nhiên

Hồng Ngự là huyện biên giới phía Bắc tỉnh Đồng Tháp, có diện tích 20.973,70 ha đất

tự nhiên, chiếm 6,21% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Dân số năm 2010 là 145.431 người, mật độ trung bình 693 người/km2, chiếm 3,78% dân số toàn tỉnh Huyện Hồng Ngự cách trung tâm tỉnh khoảng 68 km, có tỉnh lộ ĐT 841 đi qua nối liền huyện Hồng Ngự với các huyện, thị, thành phố trong tỉnh, cùng với mạng lưới sông rạch phong phú tạo điều kiện thuận lợi trong quan hệ đối ngoại, vận chuyển hàng hoá

và giao lưu phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội với các huyện, thị trong và ngoài tỉnh

2.4.3 Điều kiện kinh tế - xã hội

Hồng Ngự là huyện biên giới đầu nguồn sông Tiền của tỉnh Đồng Tháp Đây là huyện thuần nông, kinh tế chủ yếu phát triển nhờ sản xuất nông nghiệp, trong đó chủ lực là cây lúa và con cá Tận dụng diện tích mặt nước trên sông Tiền, người dân Hồng Ngự tiến hành nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao Lĩnh vực xây dựng, thương mại - dịch vụ và công nghiệp có nhiều khởi sắc, văn hoá xã hội có nhiều tiến

bộ, đời sống nhân dân được cải thiện rõ nét, an ninh chính trị và trật tự xã hội được đảm bảo

2.4.4 Địa hình

Huyện Hồng Ngự có địa hình tương đối bằng phẳng, có những nét đặc thù do điều kiện tự nhiên, nhìn chung huyện Hồng Ngự được chia thành 2 vùng:

Trang 23

+ Vùng chiều cao ven sông Tiền: địa hình có cao độ phổ biến từ 0,1m- 2,5m, cao nhất trên 4m, thấp nhất 0,7m Riêng khu vực ven sông Tiền ở các xã cù lao có địa hình tương đối cao hơn Hiện trạng chủ yếu là dân cư, cây lâu năm, cây ăn quả và rau màu + Vùng địa hình đồng bằng thấp trũng: bao gồm khu vực thấp, bằng đến trũng nằm bên đất liền và khu vực nằm giữa các cù lao (địa hình dạng lòng chảo, hướng dốc từ sông vào) cao độ phổ biến từ 1,8 - 2,5m, khu vực cù lao cao hơn 2 - 2,5m Hiện trạng chủ yếu là cây lúa và nuôi trồng thuỷ sản Ngoài ra, sông Tiền thuộc khu vực huyện Hồng Ngự xuất hiện nhiều cồn với diện tích không ổn định do bồi mới và sạt lở hàng năm

Nhìn chung, đặc điểm địa hình của huyện Hồng Ngự tương đối đồng nhất, mang đặc điểm chung của địa hình đồng bằng nên có thế mạnh trong việc phát triển nông nghiệp Tuy nhiên, đây là huyện đầu nguồn ven sông Tiền nên thường xuyên bị sạt lở

đã gây không ít khó khăn trong sản xuất và sinh hoạt của người dân

2.4.5 Khí hậu

Đồng Tháp nói chung huyện Hồng Ngự nói riêng nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, quanh năm nóng ấm, lượng mưa phong phú, các yếu tố khí tượng có sự phân hoá rõ rệt theo mùa

+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 trùng với hướng gió thịnh hành là gió mùa

độ mưa nội vùng, chế độ thủy văn sông Tiền chia thành 2 mùa: mùa cạn và mùa lũ

2.5 Tình hình nuôi trồng thủy sản tỉnh Đồng Tháp

Tỉnh Đồng Tháp ở đầu nguồn sông Cửu Long, nằm xa biển nên không bị nước biển xâm nhập, có nguồn nước ngọt dồi dào, hệ thống kênh rạch chằng chịt, thủy lợi tương đối hoàn chỉnh, thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp đặc biệt là phát triển ngành nuôi trồng thủy sản Diện tích mặt nước có khả năng NTTS là 70.000 ha (chiếm 21% diện tích đất tự nhiên), trong đó diện tích sông và kênh gạch lớn là 20.000 ha là nơi thích hợp cho nghề nuôi trồng thủy sản (Lê Văn Liêm, 2007) Sản lượng thủy sản Đồng Tháp năm 2008 là 297.794 tấn tăng gấp hơn 5 lần so với sản lượng năm 2000 là 58.236 tấn Trong đó sản lượng tăng chủ yếu là từ NTTS đạt 34.723 tấn năm 2000 (chiếm 59,3%) đến 281.366 tấn năm 2008 (chiếm 94,5%), riêng sản lượng khai thác

từ 23.871 tấn năm 2000 (chiếm 40,7%) xuống còn 16.428 tấn năm 2008 (chiếm 5,5%)

Trang 24

so với tổng sản lượng thủy sản toàn tỉnh, do đồng thời sản lượng khai thác giảm và sản lượng từ NTTS tăng rất nhanh Tổng diện tích mặt nước NTTS năm 2008 đạt 5,8 nghìn ha tăng 3,9 nghìn ha so với năm 2000 (Tổng cục thống kê, 2008), với các đối tượng nuôi chính là cá tra, cá basa, tôm càng xanh và cá lóc

Từ lâu nghề nuôi cá lóc thương phẩm của tỉnh cũng rất phát triển, tổng sản lượng cá lóc thu hoạch năm 2008 đạt 4,98 nghìn tấn, có 1.975 hộ nuôi, với diện tích nuôi ao là 195,4

ha và 1.392 cái vèo nuôi ao, 160 cái lồng bè với tổng thể tích nuôi là 128,33 nghìn m3

Các hộ nuôi cá lóc tập trung chủ yếu ở 3 huyện Tam Nông, Tân Hồng và Hồng Ngự có đến 1.020 hộ nuôi và riêng sản lượng nuôi của 3 huyện này đạt 3.069 tấn năm 2008 (chiếm 61,2%) so với sản lượng nuôi cá lóc của Tỉnh năm 2008 (Chi cục Thủy sản tỉnh Đồng Tháp, 2008) Năm 2009 có 3.299 hộ nuôi cá lóc, với tổng sản lượng cá thu hoạch được 6.558,7 tấn, trong đó nuôi ao đạt 2.744 tấn, vèo ao đạt 2.561 tấn và lồng bè nuôi được 1.253,7 tấn, với diện tích nuôi ao là 30,4 ha, giảm tới 165 ha so với diện tích nuôi

ao năm 2008 và số lượng vèo nuôi ao là 2.714 cái, lồng bè là 207 cái lồng bè tăng cao hơn so với năm 2008 (Sở Nông Nghiệp & PTNT tỉnh Đồng Tháp, 2009)

Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Đồng Tháp, diện tích nuôi trồng thủy sản đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 6,80 %/năm (giai đoạn 2001-2012) Giai đoạn sau năm

2012, diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 1.730ha, trong đó, cá nuôi trong ao chiếm 66,80%, trên ruộng lúa vào mùa lũ chiếm 32,40%, còn lại là các loại thủy sản khác và khoảng 842 vèo nuôi cá Sản lượng đạt mức tăng trưởng bình quân 3,40 %/năm (giai đoạn 2001-2012) Giai đoạn sau năm 2012, sản lượng đạt 12.146 tấn, trong đó: Cá ao 9.168 tấn, cá nuôi lồng, vèo 2.010 tấn, cá nuôi trên ruộng lúa 924 tấn, các loại thủy sản khác như tôm càng xanh, thủy đặc sản đạt sản lượng khoảng 44 tấn

2.6 Tình hình nuôi cá lóc ở huyện Hồng Ngự

Hồng Ngự là một huyện thuộc tỉnh Đồng Tháp có diện tích 20.973,7 ha đất tự nhiên, là nơi có điều kiện thiên nhiên ưu đãi, nguồn nước ngọt dồi dào, hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và cũng nằm trong vùng ảnh hưởng lũ rất thích hợp nuôi trồng thủy sản, nhất là các mô hình nuôi cá lóc Theo thống kê của Trạm thủy sản huyện Hồng Ngự (2012) toàn huyện có 430 hộ nuôi cá lóc với 191 hộ nuôi ao, 239 hộ nuôi vèo, bể bạt Tổng diện tích mặt nước là 117,96 ha và với tổng sản lượng là 2232,01 tấn

Trong những năm gần đây, nghề nuôi cá lóc có những bước phát triển vượt bậc cả về diện tích và sản lượng, trở thành một nghề quan trọng góp phần nâng cao mức sống của nông dân như giải quyết vấn đề dinh dưỡng, tăng thu nhập và giải quyết công ăn việc làn cho người nông thôn Nghề nuôi cá lóc ảnh hưởng vùng lũ rất phổ biến, do tận dụng những ưu thế về điều kiện tự nhiên, nhân lực lao động nông thôn cùng với hệ thống sông ngòi, thủy lợi và nguồn nước dồi dào cung cấp nguồn cá lóc giống, lượng

cá tạp làm thức ăn chủ yếu cho cá lóc nên Hồng Ngự trở thành nơi có truyền thống nuôi cá lóc Ngoài ra, Hồng ngự cũng là một trong 3 huyện tập trung nhiều hộ nuôi cá lóc của tỉnh Đồng Tháp

Trang 25

CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

3.1.1 Thời gian

Đề tài được thực hiện từ tháng 01/2017 - 06/2017

3.1.2 Địa điểm nghiên cứu

Công tác thu số liệu được thực hiện ở các hộ nuôi cá lóc ở huyện huyện Hồng Ngự - Đồng Tháp cụ thể là 3 xã Long Thuận, Phú Thuận A, Phú Thuận B

Hình 3.1 Bản đồ vị trí thu mẫu tại huyện Hồng Ngự Địa điểm thu mẫu

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Vật liệu nghiên cứu

Phiếu phỏng vấn được soạn sẵn trình bày ở phụ lục A

3.2.2 Đối tượng nghiên cứu

Cá lóc tại địa bàn huyện Hồng Ngự - Đồng Tháp

XÃ PHÚ THUẬN A

XÃ PHÚ THUẬN B

Trang 26

3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu

3.2.3.1 Số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp như diện tích nuôi, sản lượng, hiệu quả kinh tế của mô hình, thuận lợi

và khó khăn của mô hình nuôi cá lóc ao đất và vèo ở huyện Hồng Ngự được thu thập

từ báo cáo hàng năm của Phòng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Nuôi trồng thủy sản, thu số liệu từ tạp chí, các trang website chuyên ngành có liên quan

3.2.3.2 Số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 60 nông hộ nuôi

cá lóc tại địa bàn nghiên cứu gồm 3 xã Long Thuận, Phú Thuận A, Phú Thuận B thông qua phiếu phiếu phỏng vấn đã soạn sẵn (phụ lục A)

Thông tin chung:

Tuổi tác, giới tính, trình độ văn hóa, số năm kinh nghiệm, hình thức tham gia, nguồn

kiến thức NTTS

Thông tin về mô hình nuôi:

Mô hình nuôi, thiết kế ao nuôi, diện tích hoặc thể tích ao nuôi, số lượng ao, kích thước của mô hình nuôi: chiều dài, chiều rộng, độ sâu

Chi phí ban đầu, lao động tham gia, nhu cầu vốn ban đầu, hình thức nuôi, mật độ nuôi,

số vụ nuôi, thời gian thả giống, nguồn cung cấp con giống, bệnh thường gặp, tỷ lệ sống, kích cỡ bình quân khi thu hoạch, cách vận chuyển, khâu tiêu thụ sản phẩm, phương thức thanh toán

Sử dụng thức ăn nuôi cá lóc:

Loại thức ăn, lượng thức ăn, giá cung cấp

Hiệu quả kinh tế - kỹ thuật

Sản lượng nuôi trồng, tổng chi phí, tổng thu nhập, lợi nhuận, tỷ lệ lời lỗ, mức lời lỗ trung bình

Trang 27

3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu

Phân tích thông tin chung: Độ tuổi, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nuôi

Phân tích số liệu kỹ thuật: Tổng diện tích nuôi, chuẩn bị và cải tạo ao nuôi, mùa vụ,

nguồn giống và kích cỡ giống nuôi, chăm sóc và quản lý, phòng và trị bệnh, thu

hoạch,…

Phân tích số liệu kinh tế: Theo Lê Xuân Sinh (2010), các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu

được tính theo các công thức sau:

AFC: Chi phí cố định bình quân

AVC: Chi phí biến đổi bình quân

Q: Tổng sản lượng

Lợi nhuận = Doanh thu – chi phí (triệu đồng) (3.4)

Doanh thu = giá bán * sản lượng thu hoạch (3.5)

Hiệu quả chi phí = (Tổng thu/ Tổng chi phí)*100 (3.6)

Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận/ Tổng chi phí (3.7)

Tỉ lệ số hộ nuôi lỗ = số hộ lỗ/ tổng số hộ nuôi (theo số hộ khảo sát)*100 (3.8)

Tỉ lệ số hộ nuôi lời = số hộ lời/ tổng số hộ nuôi (theo số hộ khảo sát)*100 (3.9)

3.2.5 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu sơ cấp sau khi thu thập về được kiểm tra sơ bộ trước khi nhập vào máy tính Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để xử lý số liệu đã thu thập được qua phiếu điều tra nông hộ

Trang 28

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Hiện trạng nuôi cá lóc ở huyện Hồng Ngự

Tình hình nuôi cá lóc ở huyện Hồng Ngự trong 3 năm gần đây có dấu hiệu tăng nhanh

về diện tích cũng như sản lượng, cụ thể được trình bày qua bảng 4.1

Bảng 4.1 Diện tích và sản lượng cá lóc trong 3 năm (2014-2016) ở huyện Hồng Ngự - Đồng Tháp

335.000 7.300 320.000

430.000 9.790 405.000 Diện tích vèo (m2) 11.000 15.000 25.000 Sản lượng nuôi ao đất (tấn) 5.400 6.351 8.322 Sản lượng nuôi vèo (tấn) 600 949 1.468

(Nguồn: Trạm thủy sản huyện Hồng Ngự, 2017)

Bảng 4.1 cho thấy tổng diện tích và sản lượng nuôi cá lóc ở huyện Hồng Ngự có xu hướng tăng liên tục qua các năm Từ năm 2014 đến năm 2016, diện tích nuôi cá lóc của huyện tăng từ 311.000 m2 lên 430.000 m2 (tăng 38,26%), trong đó diện tích nuôi

cá lóc trong ao đất chiếm trên 90%, diện tích nuôi cá lóc trong vèo chiếm khoảng 10% trong tổng diện tích nuôi cá lóc của toàn huyện, sản lượng cá lóc cũng tăng từ 6.000 tấn lên 9.790 tấn (tăng 54,11%), trong đó sản lượng cá lóc nuôi trong ao đất chiếm 85 - 90%, sản lượng nuôi cá lóc trong vèo chiếm 10 - 15% tổng sản lượng cá lóc của toàn huyện

Từ đó cho thấy nghề nuôi cá lóc tại huyện Hồng Ngự ngày càng phát triển, mô hình nuôi cá lóc trong ao đất cũng như mô hình nuôi cá lóc trong vèo ngày càng được mở rộng Tuy nhiên, mô hình nuôi cá lóc trong vèo chỉ mới được phát triển trong vài năm trở lại đây nên diện tích và sản lượng nuôi thấp hơn so với mô hình nuôi cá lóc trong

ao đất

4.2 Thông tin chung

4.2.1 Độ tuổi

Độ tuổi của người nuôi phản ánh được kinh nghiệm thực tế trong quá trình sản xuất

Do đó việc tìm hiểu tuổi tác của người nuôi cá lóc là một vấn đề cần thiết Kết quả

khảo sát tuổi trung bình của các hộ nuôi cá lóc được thể hiện ở bảng 4.2

Trang 29

Bảng 4.2 Tuổi của hộ nuôi cá lóc

Diễn giải Mô hình nuôi

TB ± ĐLC (tuổi) 43 ± 10,56 47 ± 12,78Dao động (tuổi) 28 – 64 32 – 68

Bảng 4.2 cho thấy, độ tuổi trung bình của các hộ nuôi cá lóc trong ao đất là 43 ± 10,56 tuổi nhỏ hơn so với hộ nuôi cá lóc trong vèo là 47 ± 12,78 tuổi Khoảng độ tuổi dao động của mô hình nuôi cá lóc trong ao đất là 28 - 64 tuổi, mô hình nuôi cá lóc trong vèo có độ tuổi dao động là 32 - 68 tuổi

Kết quả khảo sát độ tuổi của các hộ nuôi cá lóc được thể hiện ở hình 4.1

Hình 4.1 Cơ cấu nhóm tuổi của hộ nuôi cá lóc ở huyện Hồng Ngự

Hình 4.1 cho thấy tuổi của các hộ nuôi cá lóc ở huyện Hồng Ngự từ 30 - 40 tuổi chiếm

tỷ lệ cao nhất ở cả 2 mô hình nuôi với mô hình nuôi ao đất chiếm 40% và mô hình nuôi vèo chiếm 41,38% Điều này cho thấy tại địa bàn nghiên cứu các mô hình nuôi cá lóc có số người nuôi nằm trong độ tuổi lao động chính là phổ biến, cho thấy nguồn nhân lực để thực hiện 2 mô hình nuôi rất dồi dào Mô hình nuôi cá lóc vèo không có

hộ nuôi nào dưới 30 tuổi Trong khi đó ở mô hình nuôi cá lóc trong ao đất nhóm tuổi này chiếm 6,67% Nhóm tuổi trên 60 tuổi ở mô hình nuôi cá lóc trong ao đất chiếm 13,33% thấp hơn so với mô hình nuôi cá lóc vèo (chiếm 27,59%)

Trang 30

4.2.2 Nguồn tiếp cận thông tin NTTS và số năm kinh nghiệm nuôi cá lóc

Nguồn tiếp cận thông tin NTTS

Nguồn tiếp cận thông tin về NTTS của các hộ nuôi được khảo sát thông thường là do

tự đúc kết kinh nghiệm và học hỏi thêm từ những hộ nuôi lân cận, hội thảo, tập

huấn,… được thể hiện ở hình 4.2

Hình 4.2 Nguồn tiếp cận thông tin NTTS của các hộ nuôi cá lóc

Hình 4.2 cho thấy các hộ nuôi cá lóc được khảo sát hầu hết dựa vào kinh nghiệm nuôi

và học hỏi kinh nghiệm từ những hộ nuôi lân cận Trong đó, mô hình nuôi cá lóc trong

ao đất chiếm 66,67% thấp hơn so với mô hình nuôi cá lóc trong vèo (chiếm 73,33%)

Mô hình nuôi cá lóc trong ao đất có 20% hộ nuôi tiếp cận thông tin NTTS từ tập huấn

và 13,33% hộ nuôi tiếp cận thông tin NTTS từ hội thảo Trong khi đó mô hình nuôi cá lóc trong vèo có 23,33% hộ nuôi tiếp cận thông tin NTTS từ tập huấn và 3,33% hộ nuôi tiếp cận thông tin từ hội thảo

Qua đó thấy được các hộ nuôi cá lóc hầu hết chưa được tham dự các lớp tập huấn, hội thảo dành cho người nuôi và việc tiếp nhận các tiến bộ về kỹ thuật nuôi cá còn hạn chế.Nông dân nuôi cá lóc theo tập quán, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau là chủ yếu Với những nguồn tiếp cận hạn chế như trên cho thấy với các lớp hội thảo, tập huấn về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản của các cán bộ khuyến ngư, khuyến nông trong thời kỳ chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi là rất cần thiết và bổ ích, cũng như việc cung cấp những thông tin về thị trường của các đối tượng thủy sản cho người nuôi Mặt khác, các nông hộ cũng phải tham gia một cách tích cực từ các buổi tập huấn, các mô hình trình diễn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật và công nghệ để các mô hình nuôi của gia đình mình ngày càng đạt hiệu quả hơn

Trang 31

Số năm kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản

Kinh nghiệm nuôi cũng là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến hiệu quả của nghề nuôi, số năm kinh nghiệm của các hộ nuôi cá lóc được thể hiện ở bảng 4.3

Bảng 4.3 Số năm kinh nghiệm nuôi của các hộ nuôi đã đƣợc khảo sát

Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện kinh nghiệm nuôi cá lóc của các nông hộ

Qua hình 4.3 cho thấy kinh nghiệm nuôi của các hộ nuôi cá lóc trong ao đất chiếm tỷ

lệ cao nhất ở nhóm kinh nghiệm nuôi 5 - 10 năm (chiếm 63,33%) cao hơn so với mô hình nuôi vèo (chiếm 30%) Nhóm kinh nghiệm nuôi dưới 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất

ở mô hình nuôi cá lóc trong vèo (chiếm 66,67%), trong khi đó mô hình ao đất chiếm

Trang 32

20% Nhưng ở nhóm kinh nghiệm trên 10 năm thì mô hình nuôi cá lóc trong ao đất chiếm 16,67% cao hơn so với mô hình nuôi cá lóc trong vèo (chiếm 3,33%)

Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trên là do mô hình nuôi cá lóc trong ao đất được xem là mô hình nuôi truyền thống của người dân nơi đây và được phát triển sớm hơn

so với mô hình nuôi cá lóc trong vèo, nên kinh nghiệm của các hộ nuôi cá lóc trong ao đất lâu hơn so với kinh nghiệm của các hộ nuôi cá lóc trong vèo

4.2.3 Trình độ văn hóa của các hộ nuôi cá lóc

Trình độ văn hóa của các hộ nuôi cá lóc được thể hiện ở hình 4.4

Hình 4.4 Biểu đồ thể hiện trình độ văn hóa của các hộ nuôi cá lóc

Từ kết quả điều tra cho thấy, trình độ văn hóa ở các nông hộ còn thấp, đa phần là cấp 1

và cấp 2 Trình độ học vấn thấp của nông dân đã phần nào hạn chế trong việc tiếp nhận các tiến bộ về kỹ thuật nuôi cá

Ở mô hình nuôi cá lóc trong ao đất, các hộ nuôi có trình độ cấp 1 chiếm 40% cao hơn so với mô hình nuôi cá lóc trong vèo (chiếm 20%) Tuy nhiên, ở mô hình nuôi cá lóc trong vèo các hộ nuôi có trình độ cấp 2 (chiếm 40%), cấp 3 (chiếm 30%), cao đẳng, đại học (chiếm 10%) cao hơn so với trình độ của các hộ nuôi cá lóc theo mô hình ao đất

Nhìn chung, cả 2 mô hình nuôi đều không có tỷ lệ người mù chữ Đây cũng là một trong những thuận lợi cho người dân trong quá trình nhận thức, tham khảo sách báo, tài liệu về đối tượng mình nuôi

Trang 33

4.3 Khía cạnh kỹ thuật nuôi của mô hình nuôi cá lóc

4.3.1 Tổng diện tích nuôi

Tổng diện tích nuôi của mô hình nuôi cá lóc trong ao đất và mô hình nuôi cá lóc trong

vèo được thể hiện ở bảng 4.4

Bảng 4.4 Tổng diện tích nuôi cá lóc

Ao đất Vèo

TB ± ĐLC (m2/hộ) 1.137 ± 394,34 463 ± 186,24Dao động (m2/hộ) 400 – 2.000 100 – 800 Qua kết quả khảo sát 60 nông hộ nuôi cá lóc thì diện tích nuôi có sự chênh lệch khá lớn giữa 2 mô hình nuôi ao đất và nuôi vèo Trong khi các hộ nuôi cá lóc trong ao đất

mô hình nuôi cá lóc trong vèo (chiếm 46,67%), mô hình nuôi cá lóc trong vèo diện tích nuôi phổ biến là nhóm diện tích dưới 500m2 (chiếm 53,33%) trong khi đó mô hình

ao đất nhóm diện tích này chỉ chiếm 3,33%, nhưng ở nhóm diện tích trên 1000m2 mô hình ao đất chiếm đến 40% trong khi đó ở mô hình vèo không có hộ nuôi nào có diện tích nuôi trên 1000m2

Trang 34

Nhìn chung, diện tích nuôi cá lóc của mô hình ao đất lớn hơn so với mô hình vèo Nguyên nhân có sự khác biệt trên là do mô hình nuôi cá lóc trong ao đất đã được phát triển ở địa phương từ lâu nên các hộ nuôi mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô, diện tích nuôi Mặt khác, các hộ nuôi vèo có diện tích đất sản xuất ít nên thường tận dụng một

số diện tích mặt nước trong ao để làm vèo nuôi nên mô hình nuôi cá lóc vèo không cần diện tích lớn Số lượng ao và vèo nuôi cá lóc được thể hiện qua bảng 4.5

Bảng 4.5 Số lƣợng ao, vèo nuôi cá lóc

TB ± ĐLC (cái) 1,10 ± 0,31 2,37 ± 0,67Dao động (cái) 1,0 – 2,0 1,0 – 3,0 Qua bảng 4.5 cho thấy đa số mỗi hộ nuôi cá lóc ao đất chỉ nuôi trung bình 1,10 ± 0,31 ao Số lượng ao nuôi cao nhất là 2 cái/hộ và ít nhất là mỗi hộ nuôi 1 ao Đối với

hộ nuôi vèo có số lượng vèo nuôi trung bình là 2,37 ± 0,67 cái, cao nhất là 3 vèo và thấp nhất là 1 vèo Do các hộ nuôi chủ yếu nuôi với quy mô vừa và nhỏ nên số lượng

ao và vèo nuôi của các hộ không nhiều và tận dụng diện tích đất trống để sản xuất

tăng thu nhập gia đình

4.3.2 Chuẩn bị và cải tạo ao nuôi

Việc cải tạo ao nuôi sau mỗi vụ nuôi sẽ giúp loại bỏ mùn bã hữu cơ và mầm bệnh từ

vụ nuôi trước Các bước thực hiện công tác cải tạo của các hộ nuôi hầu như giống nhau Cách cải tạo ao khô được nông dân áp dụng rộng rãi và hiệu quả Trước hết rút cạn nước trong ao ra hết kế đó là hút bùn ở đáy ao và rải vôi hoặc rải muối, sau đó tiến hành phơi đáy ao, tốt nhất là nên phơi đáy ao từ 1 - 2 tuần Thời gian cải tạo ao tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và diện tích ao nuôi dao động từ 5 đến 14 ngày Hóa chất cải tạo ao thường được nông dân sử dụng là vôi và muối

Kết quả khảo sát các loại hóa chất cải tạo ao được thể hiện qua hình 4.6

Trang 35

Hình 4.6 cho thấy hóa chất được sử dụng để cải tạo ao nuôi cá lóc chiếm tỷ lệ cao nhất

là vôi và muối, giữa 2 mô hình tỷ lệ hộ nuôi sử dụng vôi và muối để cải tạo ao không chênh lệch nhau nhiều, trong đó mô hình ao đất chiếm 60% và mô hình vèo chiếm 66,67% Mô hình ao đất sử dụng vôi cải tạo ao chiếm 23,33%, sử dụng muối cải tạo chiếm 16,67% Mô hình vèo sử dụng vôi cải tạo ao chiếm 10%, sử dụng muối cải tạo chiếm 23,33%

4.3.3 Mùa vụ và thời gian thả nuôi

Qua khảo sát các hộ nuôi cá lóc chủ yếu là 2 vụ/năm (chiếm 90%), do cá lóc có thời gian nuôi ngắn Tùy theo thị trường và giá cả mà thời gian nuôi cũng như số vụ nuôi của các hộ có thể thay đổi Theo các nông hộ cho biết, nếu thị trường cá lóc đang hút, giá cá tăng cao thì các hộ có thể thu hoạch sớm hơn dự định và có thể nuôi 3 vụ/năm (chiếm 5%) Ngược lại nếu đến thời điểm thu hoạch mà giá cá giảm mạnh thì một số

hộ neo đợi giá cao để bán, cũng có thể do thời tiết hay dịch bệnh, nên một số hộ chỉ nuôi được 1 vụ/năm (chiếm 5%)

Cá lóc có thể nuôi quanh năm nếu có thể chủ động được nguồn thức ăn Mùa vụ thả nuôi/năm có thể chia làm 3 vụ: Vụ 1 từ tháng 4 - 5 âm lịch, vụ 2 từ tháng 8 - 9, vụ 3 thả từ tháng 12 đến tháng giêng năm sau Khi thả giống nuôi vào mùa vụ thích hợp sẽ hạn chế tổn thất do điều kiện môi trường và thời tiết gây ra

Thời gian thả giống của các hộ nuôi cá lóc theo mô hình ao đất và vèo được thể hiện ở hình 4.7

Hình 4.7 Thời gian thả nuôi cá lóc

Qua khảo sát cho thấy các hộ nuôi cả 2 mô hình đều thả giống chủ yếu vào vụ 1, ở mô hình ao đất chiếm 80%, mô hình vèo chiếm 86,67% vì thời gian này thời tiết ổn định

Trang 36

thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển và hạn chế dịch bệnh cho cá Theo kinh nghiệm của các hộ nuôi cho biết không nên thả nuôi vào vụ 3 vì thời gian này cá nuôi chậm lớn, do nguồn nước bị ô nhiễm, giá cá thương phẩm thấp người nuôi không có lãi

Theo khảo sát của Lê Thanh Hoàng (2013) mùa vụ nuôi cá lóc ở huyện Hồng Ngự thường tập trung phổ biến vào tháng 2 - 4 (ÂL) và thu hoạch vào tháng 8 - 10 (ÂL) Bởi vì trong thời gian này ở ĐBSCL vào thời điểm mùa lũ nên người nuôi tận dụng nguồn thức ăn từ khai thác thủy sản tự nhiên để nuôi cá lóc Mặc dù mùa vụ nuôi cá lóc rải rác quanh năm nên vào những tháng không có nguồn cá tạp khai thác tự nhiên thì người nuôi sử dụng cá biển và thức ăn viên cho cá lóc Bên cạnh đó, mùa vụ nuôi

cá lóc thường là mùa mưa nên rất thuận lợi cho cá lóc sinh trưởng và phát triển Vì vậy người nuôi cá lóc thường thả giống vào thời điểm này là phổ biến nhất

Như vậy, thời gian thả giống cá lóc của mô hình ao đất và vèo trong khoảng thời gian thích hợp

4.3.4 Con giống

Nguồn gốc con giống

Nguồn con giống cá lóc của các hộ nuôi được khảo sát hoàn toàn là tự mua, không có

hộ nuôi nào tự sản xuất, con giống chủ yếu mua tại địa phương (Hồng Ngự - Đồng Tháp) và một số ít mua tại An Giang Nguồn giống được người nuôi mua từ những cơ

sở ương uy tín hoặc những mối quen từ trước và một số ít hộ nuôi mua giống từ thương lái Kết quả khảo sát nguồn giống cá lóc thả nuôi của 2 mô hình nuôi ao đất và vèo thể hiện ở bảng 4.6

Bảng 4.6 Nguồn gốc giống cá lóc

Mua tại địa phương (%) 90 100

Mua tại An Giang (%) 10 0

Bảng 4.6 cho thấy 100% các hộ nuôi vèo đều mua con giống tại địa phương Trong khi

đó, ở mô hình nuôi ao đất có 90% hộ nuôi mua giống tại địa phương và 10% hộ nuôi mua giống tại An Giang Đây cũng là một trong những thuận lợi cho các hộ nuôi trong việc vận chuyển con giống, giảm tỷ lệ hao hụt trong quá trình vận chuyển giống

Cách chọn con giống

Lựa chọn con giống thả nuôi là khâu rất quan trọng quyết định đến hiệu quả của mô hình nuôi, người nuôi có kinh nghiệm thường quan tâm nhất về chất lượng con giống qua cách chọn giống như là cá bơi lội nhanh, mạnh kèm theo những biểu hiện như con giống phải đồng màu trong đàn cá giống là màu của cá giống khỏe mạnh, kích cỡ đồng đều Nếu cá giống không đều cỡ chỉ cần chênh lệch kích cỡ từ 6 - 9 cm là con cỡ 9 cm

Ngày đăng: 07/08/2020, 12:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w