Tuynhiên, thời gian gần đây đã thử nghiệm thành công mô hình nuôi Lươn đồng với mật được các yếu tố về môi trường nước, ít tốn kém diện tích rất phù hợp với mọi ngườinuôi tùy vào điều ki
Trang 1XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Khóa luận: “So sánh hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của mô hình nuôi lươn (Monopterus
albus) có bùn và mô hình nuôi lươn không bùn ở Cần Thơ”.
Sinh viên thực hiện: Phù Thị Quốc Trang (MSSV 1153040098)
Trang 2LỜI CẢM TẠ
Chân thành cảm ơn!
Cô Phạm Thị Mỹ Xuân đã tận tâm hướng dẫn, đóng góp ý kiến trong thời gian thựchiện đề tài và viết bài khóa luận tốt nghiệp
Quý Thầy, Cô Khoa Sinh học ứng dụng - Trường Đại học Tây Đô và các bạn trong lớp
đã góp ý, hỗ trợ nhiệt tình trong thời gian học tập và làm đề tài tại trường
Gia đình đã lo lắng và giúp đỡ trong suốt thời gian học tập
Chân thành cảm ơn!
Trang 3TÓM TẮT
Đề tài “So sánh hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của mô hình nuôi lươn (Monopterus albus)
có bùn và mô hình nuôi lươn không bùn ở Cần Thơ” được thực hiện từ tháng03/2015 đến tháng 07/2015 Đề tài đã khảo sát 60 hộ nuôi lươn thuộc quận ThốtNốt, huyện Vĩnh Thạnh, huyện Cờ Đỏ, huyện Thới Lai của Cần Thơ Các thôngtin thu thập gồm thông tin kỹ thuật, hiệu quả kinh tế và thuận lợi, khó khăn của
mô hình nuôi lươn Kết quả khảo sát cho thấy các hộ nuôi lươn không bùn có ítnăm kinh nghiệm hơn hộ nuôi lươn có bùn Diện tích nuôi trung bình các hộ
chủ yếu có nguồn gốc là mua nên tỷ lệ hao hụt rất cao và thường xảy ra ở thángnuôi đầu Tỷ lệ sống của mô hình nuôi lươn có bùn là 59,3% thấp hơn so với
mô hình nuôi lươn không bùn có tỷ lệ sống là 66,0% Hệ số thức ăn của môhình nuôi lươn không bùn là 4,7, trong khi đó ở mô hình nuôi lươn có bùn chỉ
là 4,3 Bệnh thường gặp ở cả hai mô hình là bệnh xuất huyết đường ruột dochưa có các loại thuốc đặc trị dành riêng cho lươn Thời gian nuôi của mô hìnhnuôi lươn không bùn là 5,8 ± 1,5 tháng ngắn hơn mô hình nuôi lươn có bùn 7,4
± 1,0 tháng nên mô hình này có thể nuôi 02 vụ/năm Năng suất thu hoạch của
có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với mô hình nuôi lươn không bùn là 664.952
0,05) so với tỷ suất lợi nhuận của mô hình có bùn là 0,17 ± 0,22% Các yếu tố
như mật độ thả nuôi, lượng thức ăn và thời gian nuôi có ảnh hưởng đến năngsuất thu hoạch của mô hình nuôi lươn có bùn và mô hình nuôi lươn không bùn
ở Cần Thơ
Từ khóa: Cần Thơ, lươn đồng, mô hình nuôi lươn, nuôi lươn có bùn, nuôi lươn không bùn
Trang 5DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3.1 Địa điểm và số hộ phỏng vấn 13
Bảng 4.1 Tuổi của hộ nuôi lươn 16
Bảng 4.2 Mật độ và năng suất hộ nuôi lươn có trình độ chuyên môn khác nhau 18
Bảng 4.3 Kinh nghiệm của hộ nuôi lươn 18
Bảng 4.4 Tổng diện tích nuôi, diện tích bể nuôi lươn 20
Bảng 4.5 Mùa vụ thả lươn giống 22
Bảng 4.6 Nguồn gốc lươn giống 22
Bảng 4.7 Mật độ thả giống của các hộ nuôi lươn có bùn và không bùn 24
Bảng 4.8 Tỷ lệ phối trộn thức ăn 25
Bảng 4.9 Một số bệnh và thuốc - hóa chất dùng trong trị bệnh lươn 27
Bảng 4.10 Thời gian nuôi, tỷ lệ sống và năng suất thu hoạch 28
Bảng 4.11 Tỷ lệ các loại lươn thu hoạch 29
Bảng 4.12 Các khoản chi phí trong mô hình nuôi lươn 29
Bảng 4.13 Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi lươn có bùn và không bùn 32
Bản 4.14 Mối tương quan giữa thời gian nuôi với năng suất thu hoạch của mô hình nuôi lươn có bùn 37
Hình 4.15 Tương quan giữa thời gian nuôi với năng suất và lợi nhuận của mô hình nuôi lươn không bùn 37
Trang 8MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ i
TÓM TẮT ii
CAM KẾT KẾT QUẢ iii
DANH SÁCH BẢNG iv
DANH SÁCH HÌNH v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
MỤC LỤC vii
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Giới thiệu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1
1.3 Nội dung nghiên cứu 1
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
2.1 Đặc điểm sinh học của lươn đồng 2
2.1.1 Phân loại và hình thái lươn đồng 2
2.1.2 Đặc điểm phân bố và tập tính sống 3
2.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng 3
Trang 92.1.4 Đặc điểm sinh trưởng 4
2.1.5 Đặc điểm sinh sản 4
2.2 Kỹ thuật nuôi lươn 5
2.2.1 Một số phương pháp nuôi 5
2.2.1.1 Nuôi lươn trong các bể xi măng 5
2.2.1.2 Nuôi lươn trong ao đất 5
2.2.1.3 Nuôi lươn trong hồ đất đắp có lót cao su 6
2.2.1.4 Nuôi lươn không có đất 6
2.2.2 Con giống và mật độ thả 6
2.2.3 Thức ăn và cách cho ăn 7
2.2.4 Chăm sóc và quản lý 7
2.2.5 Thu hoạch 7
2.3 Sơ lược một số bệnh thường gặp ở lươn đồng 7
2.3.1 Bệnh rận 7
2.3.2 Bệnh nấm thủy mi 7
2.3.3 Bệnh lở loét 8
2.3.4 Bệnh tuyến trùng 8
2.3.5 Bệnh đỉa cắn 8
2.4 Tình hình nuôi lươn đồng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long 8
2.5 Giới thiệu tổng quan về Cần Thơ
2.5.1 Điều kiện tự nhiên 9
2.5.2 Tình hình nuôi lươn đồng ở Cần Thơ 11
CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 12
3.2 Phương pháp nghiên cứu 12
3.2.1 Vật liệu nghiên cứu 12
3.2.2 Đối tượng nghiên cứu 12
3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu 13
3.2.3.1 Số liệu thứ cấp 13
Trang 103.2.3.2 Số liệu sơ cấp 13
3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu 13
3.2.5 Phương pháp xử lý số liệu 15
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 16
4.1 Hiện trạng nuôi lươn ở Cần Thơ 16
4.2 Thông tin chung 16
4.2.1 Độ tuổi 16
4.2.2 Trình độ chuyên môn 17
4.2.3 Kinh nghiệm nuôi 18
4.3 Khía cạnh kỹ thuật nuôi của mô hình nuôi lươn 19
4.3.1 Tổng diện tích nuôi 19
4.3.2 Chuẩn bị và cải tạo bể nuôi 21
4.3.3 Mùa vụ 22
4.3.4 Nguồn giống, kích cỡ con giống và mật độ thả nuôi 22
4.3.5 Chăm sóc và quản lý 24
4.3.6 Phòng và trị bệnh 26
4.3.7 Thu hoạch 27
4.4 Khía cạnh kinh tế của mô hình nuôi lươn 29
4.4.1 Các khoản chi phí trong mô hình nuôi lươn 29
4.4.2 Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi lươn 32
4.5 Các yếu tố trong mô hình nuôi ảnh hưởng đến năng suất nuôi 33
4.5.1 Phương trình tuyến tính của mô hình nuôi lươn có bùn 33
4.5.2 Phương trình tuyến tính của mô hình nuôi lươn không bùn 34
4.5.3 Ảnh hưởng của mật độ lươn giống đến năng suất thu hoạch 34
4.5.4 Ảnh hưởng của lượng thức ăn sử dụng đến năng suất thu hoạch 36
4.5.5 Ảnh hưởng của thời gian nuôi đến năng suất thu hoạch 37
4.6 Thuận lợi và khó khăn 39
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 40
5.1 Kết luận 40
Trang 115.2 Đề xuất 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41 PHỤ LỤC A A PHỤ LỤC B E
Trang 12CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSL) là đồng bằng châu thổ lớn, có điều kiện tự nhiênthích hợp cho nghề nuôi thủy sản phát triển với nhiều đối tượng thủy sản có giá trịkinh tế cao như tôm sú, cá da trơn, tôm càng xanh và các loài thủy đặc sản Trong đó,lươn đồng là một loài thủy đặc sản có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng đạm trongthịt lươn chiếm 18,37% Lươn còn có tác dụng an thần và chữa bệnh khó ngủ Sảnlượng lươn đồng chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan,Nhật Bản và một số nước Châu Âu với các mặt hàng phong phú như lươn tươi, lươnđông lạnh, lươn tẩm dầu hun khói (Nguyễn Lân Hùng, 2010)
Nhu cầu về lươn thương phẩm ngày càng tăng nên phong trào nuôi lươn phát triển rấtmạnh ở nhiều tỉnh ĐBSCL Hình thức phổ biến là nuôi lươn truyền thống Tuy môhình này mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi nhưng cũng bộc lộ một số hạn chế
do lươn có đặc tính sống chui rút trong bùn nên rất khó theo dõi số lượng, tốc độ tăngtrưởng, khả năng bắt mồi, tình hình dịch bệnh của lươn nuôi để xử lý kịp thời Môhình nuôi lươn không bùn đang là một lựa chọn hiệu quả của người nuôi, mô hình nàyđược cho là đã khắc phục được những hạn chế của mô hình nuôi lươn có bùn, cũngnhư khả năng thâm canh đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của thị trường Vì vậy,
đề tài “So sánh hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của mô hình nuôi lươn (Monopterus albus) có bùn và mô hình nuôi lươn không bùn ở Cần Thơ” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của đề tài là điều tra hiện trạng và đánh giá tiềm năng của mô hìnhnuôi lươn có bùn và không bùn ở Cần Thơ
1.3 Nội dung nghiên cứu
Khảo sát tình hình của nghề nuôi lươn ở Cần Thơ
Phân tích khía cạnh kinh tế - kỹ thuật của mô hình nuôi lươn có bùn và mô hình nuôilươn không bùn ở Cần Thơ
So sánh hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của hai mô hình trên
Trang 13CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của lươn đồng
2.1.1 Phân loại và hình thái lươn đồng
Lươn đồng được phân loại như sau: (fishbase.org)
Loài: Monopterus albus (Zuiew, 1793)
Hình 2.1 Lươn đồng (Monopterus albus)
(Nguồn: https://thuysanco.wordpress.com)Lươn đồng có thân tròn dài, không có vẩy, cuốn đuôi dẹp bên và mỏng Đầu tròntương đối lớn, mỗi bên có hai lỗ mũi nằm cách xa nhau Mắt rất bé, nằm ẩn dưới da ởmột bên đầu, môi trên dày chồng lên một phần môi dưới Vây ngực và vây bụng thoáihóa hoàn toàn Vây lưng, vây hậu môn dạng nếp da mỏng liền với vây đuôi và tia vâykhông rõ ràng Màu sắc lươn thay đổi theo môi trường sống Tuy sống ở điều kiện môitrường khác nhau nhưng lươn có một số đặc điểm chung như sau: Cơ thể có màu xám
ở bên trên, mặt bụng có màu trắng hoặc nâu nhạt với những chấm nhỏ sậm màu ở bênhông và đôi khi có ở mặt bụng (Nguyễn Văn Kiểm và Bùi Minh Tâm, 2004)
Trang 142.1.2 Đặc điểm phân bố và tập tính sống
Lươn đồng là loài phân bố rộng khắp thế giới, nhưng tập trung nhiều nhất ở vùng nhiệtđới Môi trường sống của lươn là các ao, hồ, kênh rạch, ruộng lúa nơi có nhiều mùn bãhữu cơ và sinh vật nhỏ làm thức ăn Vào mùa khô lươn có thể chui rúc vào trong đất
ẩm để sống (Nguyễn Văn Kiểm và Bùi Minh Tâm, 2004)
Theo Lý Văn Khánh và ctv, (2008) lươn đồng là loài sống tự nhiên ở Đông và NamChâu Á, sống chủ yếu ở các thủy vực nước ngọt như trong ao, kênh rạch, các dòngsong lớn, trong ruộng lúa hay đầm lầy, lươn cũng có thể sống ở trong các thủy vực hơimặn, lợ
Lươn là loài sống chui rúc trong bùn đặc biệt trong lớp mùn bã hữu cơ có nhiều sinhvật đáy Có thể bắt gặp lươn chui rúc trong các đống cỏ, rơm rạ trong ruộng hoặc aomươn Ngoài ra lươn còn có tập tính đào hang ven bờ ao, mương để trú ẩn và làm tổ
2.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng
Theo kết quả nghiên cứu của Lý Văn Khánh và ctv, (2008) lươn đồng là loài có ruộtdày và ngắn hơn chiều dài thân, chỉ số giữa chiều dài ruột so với chiều dài tổng (RLG)trung bình là 0,65 Mặt khác, lươn có miệng rộng, độ mở của miệng rất to, răng sắtbén, dạ dày có hình dạng ống dài và vách dày nằm dọc theo chiều dài cơ thể Quan sátbên trong ống tiêu hóa của lươn cho thấy hầu hết thức ăn trong ống tiêu hóa là cá, cua,tép Kết hợp các đặc điểm bên ngoài, hình dạng ống tiêu hóa và thành phần thức ăn cótrong ống tiêu hóa và chỉ số RLG chứng tỏ lươn là loài ăn động vật và có thể ăn nhữngthức ăn có kích thước lớn
Theo Nguyễn Lân Hùng (2010), thức ăn chủ yếu của lươn là động vật Lươn có tậptính hoạt động vào ban đem Khi đêm xuống lươn đi kiếm ăn Nhưng việc đuổi bắt cácloài động vật của lươn kém và mắt lươn không tinh Tuy nhiên, khứu giác lươn rấtnhạy Vì vậy, lươn dễ phát hiện các nguồn thức ăn thuối rữa
Lươn có tập tính kiếm ăn về đêm, ban ngày ẩn nấp trong hang hoặc chỉ rình mồi ở củahang Còn nhỏ lươn ăn động vật phù du, khi trưởng thành thức ăn của lươn là động vậtđáy như tôm, cá con, đặc biệt là thức ăn có mùi tanh Tuy nhiên, thức ăn của lươn cóthể thay đổi và phụ thuộc theo giai đoạn phát triển cho cơ thể, thức ăn trong môi
Trang 15trường sống Khi kích cỡ không đồng đều và khi thiếu thức ăn chúng ăn cả đồng loại
có kích thước nhỏ hơn (Nguyễn Văn Kiểm và Bùi Minh Tâm, 2004)
2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng
Theo Nguyễn Văn Kiểm và Bùi Minh Tâm (2004) lươn đồng sống trong môi trườngnước ngọt, đất ẩm ướt, đầm lầy, kênh rạch và lươn đồng có thể sống ở độ sâu 3m Tốc
độ sinh trưởng của lươn tương đối chậm và phụ thuộc vào nhiều yếu tố Môi trường tựnhiên và điều kiện sống đầy đủ thức ăn, lươn không phải trải qua thời gian trú đông thìlớn nhanh hơn Lươn con ở năm thứ nhất lớn nhanh về chiều dài, đến năm thứ ba chủyếu tăng về khối lượng
được đến 200 - 300 g/con (Dương Nhựt Long, 2003)
mặn 6‰ (Ngô Trọng Lư và Lê Đăng Khuyến, 2000)
2.1.5 Đặc điểm sinh sản
Theo trích dẫn của Nguyễn Văn Kiểm và Bùi Minh Tâm (2004) lươn là loài có sự
con đực và con cái, khi lươn đạt kích cỡ 54 cm trở lên thì hoàn toàn là con đực Lươn
là loài không có sự sai khác về hình thái bên ngoài giữa con đực và con cái
Theo Ngô Trọng Lư và Lê Đăng Khuyến (2000), lươn tròn 1 tuổi thân dài 20cm sẽ bắtđầu thành thục sinh dục Từ lúc bào thai cho đến khi thành thục lần thứ nhất là lươncái Sau khi lươn cái đẻ trứng noãn sào teo lại, tinh sào phát triển và thành lươn đực
Theo Lý Văn Khánh và ctv (2008), khi tiến hành giải phẫu để thu tuyến sinh dục và cắt
mô để xác định giới tính của lươn cho thấy hầu hết các tháng đều xuất hiện cả banhóm giới tính cái, lưỡng tính, đực Lươn cái không xuất hiện trong mẫu thu ở cáctháng 10, 12, 6 Lươn đực không xuất hiện ở tháng 3, đặc biệt là tháng 11 không thểquan sát được tuyến sinh dục của lươn Trong các tháng có đủ 3 nhóm lươn thì lươnlưỡng tính chiếm tỷ lệ cao hơn 2 nhóm còn lại Hệ số thành thục của lươn đồng caonhất (9,12%) tập trung ở nhóm có chiều dài từ 30 - 40cm và thấp nhất ở nhóm lươn cóchiều dài từ 40 - 50 cm
Lươn cái có hệ số thành thục cao tập trung ở tháng 3 - 5, cao nhất là ở tháng 5 Lươncái có chiều dài nhỏ hơn 30cm có hệ số thành thục cao nhất Ở lươn đực hệ số thành
Trang 16thục cao ở các tháng 7, 9, 12, 1 Theo chiều dài cơ thể thì lươn đực có hệ số thành thụccao nhất tập trung ở nhóm lươn có chiều dài 30 - 50 cm (Phan Thị Thanh Vân, 2009).
Ở ĐBSCL lươn đồng có 2 mùa sinh sản là tháng 5 - 6 và tháng 8 - 9 Lươn thường đẻ
hao hết noãn hoàng, thức ăn ở giai đoạn này của lươn là giun ít tơ, bọ gậy (DươngNhựt Long, 2003)
Theo Lý Văn Khánh và ctv (2008), sức sinh sản của lươn đồng phụ thuộc vào hệ số
thành thục, lươn có hệ số thành thục càng cao thì sức sinh sản càng lớn Sức sinh sảntuyệt đối của lươn đồng biến động từ 143 - 6.813 trứng/lươn cái Sức sinh sản tươngđối của lươn đồng là từ 4.828 - 65.771 trứng/kg lươn cái Đường kính trứng lươn tăngtheo giai đoạn thành thục của buồng trứng Đường kính trứng lươn từ giai đoạn 1 đếngiai đoạn 2 tăng lên hơn 3 lần từ 0,07 mm đến 0,25 mm Ở giai đoạn 4 - 5 đường kínhtrứng tăng từ 0,38 lên 2,01 mm Như vậy, khi tuyến sinh dục chín muồi trứng đạt kích
cở lớn nhất và chất dinh dưỡng tập trung đầy đủ trong trứng
2.2 Kỹ thuật nuôi lươn
2.2.1.1 Nuôi lươn trong các bể xi măng
Có thể tận dụng bể chứa nước, chuồng heo sau khi đã sửa chữa lại để nuôi lươn Nếuxây bể nuôi mới thì nên xây nửa nổi, nửa chìm với chiều cao khoảng 1m và diện tích
chăm sóc hơn Mức nước bể nuôi dao động từ 0,4 - 0,5m
Sau khi đã sửa chữa bể nuôi xong nên tiến hành đổ một lớp bùn non dưới đáy bểkhoảng 30cm (tốt nhất bùn đất thịt pha sét) Trên mặt nước có thể thả lục bình hoặcbèo tai tượng chiếm khoảng 1/2 diện tích Bể nuôi lươn nên bố trí ống thoát nước đểthay nước dễ dàng (Nguyễn Văn Kiểm và Bùi Minh Tâm, 2004)
2.2.1.2 Nuôi lươn trong ao đất
Các ao đất nhỏ có thể được dùng để nuôi lươn Nhưng cần chú ý các vấn đề sau: Cầnphải vét hết lớp bùn đáy tới lớp đất dẻo Dùng cát đổ xuống đáy ao một lớp 5 - 10 cm.Tốt nhất trộn vôi với cát rồi láng xuống đáy để sau này lươn không đào sâu được Có
Trang 17khắp đáy ao và đầm nén cho cứng Bờ ao cũng phải lấp hết hang hốc và đầm cho cứng.
Đổ một lớp bùn cao khoảng 20 - 30 cm, tốt nhất nên sử dụng bùn mới hoặc sử dụng lạibùn đáy mới vét lên đã được phơi khô
Cần phải đắp một gò đất chiếm khoảng 1/4 - 1/5 diện tích ở giữa ao để hạn chế lươnđào hang xung quanh bờ Nếu ao dài và nhỏ nên đắp gò đất ở một phía bờ mương hoặcgiữa mương cao hơn mực nước 5 - 10 cm nhưng phải thấp hơn bờ ao 50 - 60 cm Trênmặt gò đất có thể trồng cỏ hoặc các loại môn nước (Nguyễn Văn Kiểm và Bùi MinhTâm, 2004)
2.2.1.3 Nuôi lươn trong hồ đất đắp có lót cao su
Chọn nơi đất cứng để đào hồ nuôi lươn Thông thường nên đào sâu khoảng 0,3 - 0,5m,lấy đất này đắp lên thành bờ Đáy và bờ phải được đầm nén cho kỹ Diện tích đào tùy
lót toàn bộ đáy và thành hồ Sau khi lót cao su xong, đổ một lớp bùn 20 - 25cm và đắpmột gò đất ở giữa hồ hoặc một phía của hồ Sau khi hoàn tất việc lót cao su, đắp gò đất
và tạo một lớp bùn đáy thì cấp nước vào có mực nước trung bình 10 - 15 cm (NguyễnVăn Kiểm và Bùi Minh Tâm, 2004)
2.2.1.4 Nuôi lươn không có đất
Theo Nguyễn Lân Hùng (2010), đây là hình thức nuôi lươn thương phẩm có thể thảnuôi ở mật độ rất dày Bể nuôi có thể được xây mới theo công thức rộng (1,2 - 2 m),dài (2 - 5 m ), cao (1 - 1,2 m) Sử dụng từ vài chục đến vài trăm đoạn ni lông buộcthành từng bó trên cây đòn, dung làm chổ dựa cho lươn Chiều cao mực nước trong bể
từ 30 - 40 cm Tùy mức độ ô nhiễm mà thay nước hằng ngày hay 3 - 4 ngày mới thay 1lần Sử dụng nguồn nước sạch, không sử dụng nước máy hay nước giếng quá sâu Tốtnhất là sử dụng nước ao, hồ, kênh, rạch nơi lươn thường sống
2.2.2 Con giống và mật độ thả
Theo Nguyễn Văn Kiểm và Bùi Minh Tâm (2004) có hai nguồn lươn giống là nhân tạo
và tự nhiên Nguồn lươn giống nhân tạo vẫn chưa cung cấp đủ cho người nuôi, nênnguồn giống tự nhiên vẫn là chính Khi mua lươn giống nên tránh chọn lươn khôngbiết rõ thời gian thu gom, phương pháp khai thác vì nếu thời gian thu gom dài, lươn bịxây sát sẽ làm tỷ lệ hao hụt tăng cao Chọn lươn khỏe mạnh kích cỡ đồng đều dao
Trước khi thả cần kiểm tra kỹ tránh thả lươn bị bệnh vào bể sẽ lây lan mầm bệnh Tiếnhành tẩy trùng con giống trước khi thả, sử dụng dung dịch muối ăn 3 - 4 % tắm cholươn trong 5 phút hay sử dụng thuốc tím 0,5% để tắm cho lươn (Nguyễn Lân Hùng,2010)
Trang 182.2.3 Thức ăn và cách cho ăn
Theo Dương Nhựt Long (2003) có thể sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau để nuôi
lươn Tuy nhiên, thức ăn có nguồn gốc là động vật như tép, ốc, cá, xác động vật chết
sẽ giúp lươn tăng trưởng nhanh hơn Ngoài ra, còn có thể sử dụng thức ăn tự phối chế
để nuôi lươn với hổn hợp gồm 64% cám nhuyễn, 35% bột cá lạt, 1% khoáng và bộtgòn sẽ được trộn đều và sử dụng máy ép đùn để tạo viên
Khẩu phần ăn cho lươn là 5 - 8% khối lượng thân Thời gian cho ăn lúc 16 - 17 giờ.Cho lươn ăn bằng sàn và đặt cố định, theo dõi sàn ăn thường xuyên để điều chỉnhlượng thức ăn kịp thời (Nguyễn Văn Kiểm và Bùi Minh Tâm, 2004)
2.2.4 Chăm sóc và quản lý
Trong quá trình nuôi cần giữ vệ sinh khu vực nuôi, quản lý tốt nguồn nước Tiến hànhthay nước từ 3 - 5 ngày/lần Tránh vôi, xà phòng chảy vào nơi nuôi lươn Bảo vệ tránhđịch hại như mèo, chuột tấn công (Nguyễn Lân Hùng, 2010)
Định kỳ 2 ngày/lần trộn thêm Vitamin C và men tiêu hóa vào thức ăn với liều lượngbằng 1% lượng thức ăn để tăng sức đề kháng và phòng bệnh cho lươn (Nguyễn VănTriều, 2012)
Kiểm tra lươn giống trước khi thả nuôi, nếu phát hiện có rận tiến hành dùng thuốc tím
2.3.2 Bệnh nấm thủy mi
Do nấm mốc ký sinh trên thân hay trứng lươn gây ra.Trên thân lươn sẽ xuất hiện sợihình bông bám vào lươn để hút dinh dưỡng
lượng 3 - 5% với thời gian từ 3 - 5 phút trước khi thả Nếu thấy bệnh xuất hiện có thể
Trang 19xử lý bằng Bicacbonat natri 4% cho toàn bộ khu nuôi trong thời gian 15 phút sau đótiến hành thay nước, lặp lại hai lần trên ngày (Nguyễn Lân Hùng, 2010).
2.3.3 Bệnh lở loét
Do ký sinh trùng, vi trùng bám vào vết thương Trên mình lươn xuất hiện nhiều vếttròn, bầu dục Da lươn bị lở loét, khi bị nhiễm bệnh nặng đuôi lươn rụng đi, bơi lộikhó khăn, đầu lươn ngoi lên khỏi mặt nước
Tiến hành sát trùng bể nuôi bằng vôi và Chlorine trước khi nuôi Vào những thời điểm
2.3.4 Bệnh tuyến trùng
Do ký sinh trùng đường ruột gây nên, chúng bám vào niêm mạc phá hoại mô, hìnhthành bào nang gây viêm ruột sưng đỏ Nếu bệnh nặng, hậu môn lươn bị sưng đỏ.Thức ăn trước khi cho lươn ăn cần phải được rửa sạch, nấu chín nguồn lây lan Định
kỳ 3-5 ngày/lần, trộn men tiêu hóa vào thức ăn cho lươn ăn với liều lượng 5-10 g/kgthức ăn Dùng các sản phẩm thuốc thủy sản diệt nội ký sinh trùng của để trộn vào thức
ăn cho lươn ăn với liều lượng và cách cho ăn như hướng dẫn trên bao bì (Nguyễn VănTriều, 2012)
2.3.5 Bệnh đỉa cắn
Theo Nguyễn Lân Hùng (2010), đỉa là loài động vật ký sỉnh rất nguy hiểm Chúng hútmáu của ký chủ Đỉa thường bám giác vào đầu lươn và hút máu gây hoảng loạn và mấtmáu Để phòng chống đỉa nên dung vôi sống để vệ sinh khu nuôi
2.4 Tình hình nuôi lươn đồng ở Đồng bằng sông Cửu Long
Trong những năm qua, nghề nuôi lươn đồng ở An Giang chủ yếu được nuôi trong bểlót bạt, tập trung ở các huyện: Thoại Sơn, Châu Thành, Tân Châu, Châu Phú sản lượngnuôi lươn năm 2011 là 478 tấn; năm 2012 là 1.031 tấn; năm 2013 là 1.470 tấn Tuynhiên, thời gian gần đây đã thử nghiệm thành công mô hình nuôi Lươn đồng với mật
được các yếu tố về môi trường nước, ít tốn kém diện tích rất phù hợp với mọi ngườinuôi tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình Tuy nhiên khó khăn hiện nay donguồn lươn giống phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, tỷ lệ hao hụt cao Trong khi đónguồn giống từ sinh sản nhân tạo lại ít, chi phí cao, đây là một thách thức cho ngành,cũng như các Viện, Trường để tạo ra nguồn giống chất lượng cao với giá thành hợp lýphục vụ cho người nuôi trong thời gian tới (Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn
An Giang, 2013)
Trang 20Trước 2012, các mô hình nuôi lươn đồng đã được hình thành ở các huyện Tam Bình,Bình Minh, Bình Tân, Mang Thít và rãi rác ở các huyện khác ở Vĩnh Long Tuy nhiên,các hộ nuôi lươn trước đây đã ngưng sản xuất do không có giống đảm bảo số và chấtlượng Điển hình như ở huyện Bình Tân chỉ còn khoảng 45 hộ nuôi chiếm 30% sotrước đó, các hộ nuôi đều có qui mô nhỏ, hộ gia đình Với thực trạng trên, để đáp ứngcho nhu cầu phát triển nuôi đối tượng này chi cục thủy sản Vĩnh Long thực hiện dự án
“Chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm lươn đồng bằng phương
pháp sinh sản bán nhân tạo giai đoạn 2011-2013”
Từ kết quả của đầu năm 2012, sau khi xác lập quy trình sản xuất giống lươn đồng bằngphương pháp sinh sản bán nhân tạo, chi cục thủy sản đã chuyển giao kỹ thuật và nhânrộng mô hình sản xuất giống lươn đồng bằng phương pháp sinh sản bán nhân tạo cho
04 hộ nông dân ở huyện Tam Bình - tỉnh Vĩnh Long với tổng diện tích bể nuôi lót bạt
năm 2012 là 32.822 con giống cỡ 3 - 5 g/con, đạt 212% so với chỉ tiêu Đến năm 2013,với kinh nghiệm đã có, kết quả chuyển giao cho dân được nâng lên rõ rệt từ 02 môhình tiếp theo đã thu được 36.979 con lươn giống với kích cỡ 3 - 5 g/con, đạt 264%chỉ tiêu kế hoạch
Đối với mô hình nuôi thương phẩm, hiệu quả sản xuất đã được nâng lên từ việc sửdụng con giống được sinh sản bán nhân tạo Cụ thể với 24 mô hình nuôi lươn được dự
án hỗ trợ đầu tư nuôi thương phẩm, con giống được cung cấp từ nguồn giống sinh sảnbán nhân tạo, sau 9 tháng nuôi, kết quả đạt tỉ lệ sống trung bình (70,7%) cao hơn môhình sử dụng giống tự nhiên không rõ nguồn gốc (30 - 40%), kích cỡ lươn khi thuhoạch đồng đều, sản lượng từ 270 - 336 kg/mô hình với năng suất đạt từ 6.5 - 8.4
(Phạm Thị Thu Hồng, 2014)
2.5 Giới thiệu tổng quan về Cần Thơ
2.5.1 Điều kiện tự nhiên
Thành phố Cần Thơ nằm giữa đồng bằng sông Cửu Long dọc bờ Tây sông Hậu, trêntrục giao thông thủy - bộ quan trọng nối Cần Thơ với các tỉnh đồng bằng sông CửuLong, Đông Nam Bộ và các vùng của cả nước
Phía bắc giáp tỉnh An Giang; phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long; phía tâygiáp tỉnh Kiên Giang; phía nam giáp tỉnh Hậu Giang
Hiện nay thành phố Cần Thơ gồm 9 đơn vị hành chính là 5 quận: Ninh Kiều, BìnhThủy, Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt và 4 huyện: Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, ThớiLai; có 67 đơn vị hành chính phường, xã, thị trấn: 30 phường, 33 xã và 4 thị trấn
Trang 21Đặc điểm địa hình
Địa hình thành phố Cần Thơ tương đối bằng phẳng và cao dần từ Bắc xuống Nam.Vùng phía Bắc là vùng trũng nên thường bị ngập úng vào mùa mưa lũ tháng 9 hàngnăm
Địa mạo, địa hình, địa chất của thành phố bao gồm 3 dạng địa mạo: đê tự nhiên vensông Hậu, đồng lũ nửa mở và đồng bằng châu thổ Cao trình phổ biến từ + 0,8 - 1,0 m,thấp dần từ Đông Bắc sang Tây Nam Địa bàn được hình thành chủ yếu từ quá trìnhbồi lắng trầm tích biển và phù sa của sông Cửu Long
Khí hậu
Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít bão, quanh năm nóng ẩm,không có mùa lạnh Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng
12 tới tháng 4 năm sau Nhiệt độ trung bình năm khoảng 28 °C, số giờ nắng trung bình
cả năm khoảng 2.249 giờ, lượng mưa trung bình năm đạt 1.600 mm Độ ẩm trung bìnhnăm dao động từ 82 - 87%
Vùng khí hậu của Thành phố Cần Thơ có các đặc điểm sau: nền nhiệt dồi dào, biên độnhiệt ngày - đêm nhỏ; các chỉ tiêu khí hậu (ánh sáng, lượng mưa, gió, bốc hơi, ẩm độkhông khí ) phân hóa thành hai mùa tương phản mùa mưa và mùa khô
Tài nguyên đất, tài nguyên nước
Đất ở Cần Thơ, có hai nhóm đất chính là nhóm đất phù sa(chiếm 84% diện tích tựnhiên) và nhóm đất phèn (chiếm 16% diện tích tự nhiên) Cần Thơ nằm ở khu vực bồi
tụ phù sa nhiều năm của sông Mê Kông Nơi đây có hệ thống sông ngòi, kênh rạchchằng chịt
Sông Cần Thơ có nước ngọt quanh năm, vừa có tác dụng tưới nước trong mùa cạn,vừa có tác dụng tiêu úng trong mùa lũ và có ý nghĩa lớn về giao thông Bên cạnh đó,Cần Thơ còn có hệ thống kênh rạch nhỏ dày đặc, cho nước ngọt suốt hai mùa mưanắng, tạo điều kiện cho nhà nông làm thuỷ lợi và cải tạo đất
Tài nguyên thủy sinh vật của thành phố tương đối đa dạng, phong phú bao gồm cácloài sinh vật, thực vật đặc trưng cho vùng phù sa ngọt; động vật trên cạn và thủy sinhvật
Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của thành phố bao gồm: đất sét làm gạch ngói với trữ lượng16,8 triệu m3, đất sét dẻo, cát xây dựng với trữ lượng 70 triệu m3, than bùn với trữlượng 30.000 - 150.000 tấn
Trang 222.5.2 Tình hình nuôi lươn đồng ở Cần Thơ
Phong trào nuôi lươn đã và đang phát triển mạnh ở nhiều nơi trên địa bàn thành phốCần Thơ như Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thốt Nốt với đa dạng các hình thức nuôi nhưng phổbiến nhất vẫn là kiểu nuôi truyền thống trong bùn đất
Hiện nay, ở xã Thạnh Phú - huyện Cờ Đỏ nhiều hộ nuôi lươn đã mạnh dạn áp dụng môhình mới nuôi lươn không bùn trong bể lót bạt, kết quả đem lại khá khả quan ÔngNguyễn Hồng Dũng, ngụ ấp Phước Lộc là hộ nuôi điển hình thành công với mô hìnhnày Sau nhiều năm gắn bó với nghề, ông không ngừng mở rộng thêm bể nuôi lươn,
chăm sóc, lươn đạt trọng lượng từ 180 - 200 g/con, thu hoạch khoảng 200 kg lươn thịt,bán với giá bình quân 125.000 đồng/kg Ước tính, nếu trừ đi các khoản chi phí về congiống, thức ăn, dụng cụ làm bể bạt, công chăm sóc ông thu gần 12 triệu đồng (LaNgọc Thạch, 2014)
Xã Vĩnh Trinh là địa phương phát triển mạnh mô hình nuôi lươn trong bồn nylon, toàn
xã có 187 hộ chăn nuôi với 658 bồn, diện tích hơn 26,3 ha Tập trung nhiều nhất ở ấp
các thương lái, với giá giống là 320.000 đồng/kg, sau 6 tháng nuôi sau khi trừ cáckhoản chi phí khoảng 41.900.000 đồng, thu được lợi nhuận 9.850.000 đồng/bồn (TrầnThành Tỏ, 2014)
Trang 23CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 2/2015 đến tháng 7/2015
Địa điểm nghiên cứu: quận Thốt Nốt, huyện Vĩnh Thạnh, huyện Cờ Đỏ, huyện Thới
Lai của Cần Thơ Địa bàn nghiên cứu được thể hiện ở hình 3.1
Hình 3.1 Bản đồ thành phố Cần Thơ
(Nguồn: cantho.gov.vn)
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Vật liệu nghiên cứu
Phiếu phỏng vấn các hộ nuôi lươn theo mô hình có bùn và không bùn ở Cần Thơ đượcsoạn sẵn trình bày ở phụ lục A
3.2.2 Đối tượng nghiên cứu
Mô hình nuôi lươn theo hình thức có bùn ở Cần Thơ
Mô hình nuôi lươn theo hình thức không bùn ở Cần Thơ
Trang 243.2.3 Phương pháp thu thập số liệu
3.2.3.1 Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp như diện tích nuôi, sản lượng, hiệu quả kinh tế của mô hình, thuận lợi
và khó khăn của mô hình nuôi lươn có bùn và mô hình nuôi lươn không bùn ở CầnThơ được thu thập từ báo cáo hàng năm của Chi cục Thủy sản Thành phố Cần Thơ
Nội dung của phiếu phỏng vấn gồm các thông tin sau:
Thông tin chung: Tên, tuổi, địa chỉ, trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm, nguồn tiếp
cận thông tin phục vụ NTTS, số lao động trong gia đình
Thông tin kỹ thuật: Thông tin công trình nuôi, thông tin con giống, xử lý và cải tạo
bể, thức ăn, chăm sóc và quản lý nước, phòng trị bệnh, thu hoạch
Thông tin kinh tế: Tổng chi phí, tổng doanh thu, hoạch toán kinh tế.
3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu
Phân tích thông tin chung
Độ tuổi
Trình độ chuyên môn
Kinh nghiệm nuôi
Phân tích số liệu kỹ thuật
Trang 25Phòng và trị bệnh
Thu hoạch
Phân tích số liệu kinh tế: Theo Lê Xuân Sinh (2010) khái niệm và phương pháp tính
toán các chỉ tiêu kinh tế được thực hiện như sau:
Chi phí sản xuất của nông hộ:
Tổng chi phí (TC) là toàn bộ tiêu hao về vật chất và lao động cho sản xuất mà đơn vịthực tế chi ra để sản xuất ra một khối lượng sản phẩm nào đó trong một kỳ kinh doanhnhất định Tổng chi phí được viết ở dạng công thức tổng quát:
Trong đó:
Xi: Chi phí của khoản mục đầu tư vào i
Qi: Số lượng đơn vị đầu tư vào i được sử dụng
Pi: Giá của một đơn vị đầu vào i
Tổng chi phí được chia làm hai phần riêng biệt theo loại hình chi phí: chi phí cố định
và chi phí biến đổi
Tổng thu nhập của nông hộ:
Tổng thu nhập (TR) là tổng của tất cả các khoản thu được thông qua các hoạt động sảnxuất kinh doanh, thường được tính theo năm, vụ hoặc quý Tổng thu nhập (TR) đượctính như sau:
Trong đó:
J: Sản phẩm j
Qj: Sản lượng sản phẩm j
Trang 26Pj: đơn giá của sản phẩm j
Lợi nhuận của nông hộ:
Lợi nhuận (PR) là sự khác biệt giữa thu nhập và chi phí của doanh nghiệp Lợi nhuận(PR) được tính bằng:
PR = TR - TC (3.4)
Tỷ suất lợi nhuận:
Tỷ suất lợi nhuận = (TR - TC)/TC (3.5)
Tỷ lệ số hộ nuôi lỗ:
Tỷ lệ số hộ nuôi lỗ = số hộ lỗ/ tổng số hộ nuôi (theo số hộ khảo sát)x100 (3.6)
Tỷ lệ số hộ nuôi lời:
Tỷ lệ số hộ nuôi lời = số hộ lời/ tổng số hộ nuôi (theo số hộ khảo sát)x100 (3.7)
Phân tích hồi quy tương quan đa biến
Việc khảo sát mối tương quan giữa các yếu tố tác động đến năng suất thu hoạch đượcthực hiện theo phương trình sau:
Y = A + B1xX1 + B2xX2 + … + BnxXn + E (3.8)
Trong đó:
Y: Năng suất thu hoạch lươn thương phẩm
A: Hăng số tác động của các yếu tố khác ngoài các biến Xn trong mô hình nuôi lươn.Bn: Hệ số tương quan giữa Xn và Y trong mô hình nuôi lươn
Xn: Các yếu tố độc lập giả định có ảnh hưởng đến Y
Sau khi tiến hành phân tích mối quan hệ giữa từng Xn thức sự có ý nghĩa với Y thì đưa
ra nhận xét , kết luận và đề xuất phù hợp cho từng Xn
Thuận lợi và khó khăn
Trang 27CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Hiện trạng nuôi lươn ở Cần Thơ
Tính đến tháng 10 năm 2013, trên địa bàn 02 quận Thốt Nốt, huyện Cờ Đỏ có khoảng
289 hộ nuôi lươn với khoảng 839 bể nuôi Trong đó, Thốt Nốt có 46 hộ với 91 bểnuôi, Vĩnh Thạnh có 243 hộ với 748 bể nuôi Vụ nuôi năm 2014 có thời gian thả giống
từ tháng 7 đến tháng 10 với nguồn giống thu gom tự nhiên các tỉnh Cần Thơ, AnGiang, Đồng Tháp và từ Campuchia Toàn Cần Thơ có 800 hộ nuôi lươn với khoảng
860 bể nuôi Tập trung ở Cờ Đỏ 21 bể nuôi, ở Vĩnh Thạnh và Thốt Nốt có 839 bể nuôi(Chi cục thủy sản thành phố Cần Thơ, 2014)
Trong vụ nuôi 2014 gặp khá nhiều khó khăn vì thiếu nguồn giống, chủ yếu là thu gom
từ tự nhiên, làm giá con giống tăng cao từ 50.000 - 70.000 đ/kg, tỷ lệ sống thấp hơn50% do khi thả nuôi từ 3,5 - 4 tháng thì xuất hiện bệnh xuất huyết khó điều trị được,nên phải bán sớm Sản lượng thu hoạch năm 2014 là 258 tấn, giá bán lươn thươngphẩm loại 1 và loại 2 từ 125 đến 145 ngàn đồng/kg Trong đó, ở huyện Cờ Đỏ có 12
hộ nuôi lươn theo tiêu chuẩn VietGAP đạt sản lượng 5.955kg được siêu thị MetroCash & Carry Việt Nam ký hợp đồng bao tiêu Vụ nuôi mới năm 2015 được thả giống
từ tháng 5 đến tháng 8 là dứt điểm (Chi cục thủy sản thành phố Cần Thơ, 2015)
4.2 Thông tin chung
4.2.1 Độ tuổi
Độ tuổi của người nuôi cũng phản ánh được kinh nghiệm thực tế trong quá trình sảnxuất Do đó việc tìm hiểu tuổi tác của người trực tiếp nuôi lươn là một vấn đề cầnthiết Kết quả khảo sát tuổi trung bình của các hộ nuôi lươn được thể hiện ở Bảng 4.1
Bảng 4.1 Tuổi của hộ nuôi lươn
Ghi chú: Tất cả các số liệu được trình bày dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn (ngoại trừ dao động).
Giá trị trong cùng một dòng khác chữ cái thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) và ngược lại (p > 0,05).
Bảng 4.1 cho thấy, độ tuổi trung bình của các hộ nuôi lươn có bùn là 47 ± 10,5 tuổi
lớn hơn có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với hộ nuôi lươn không bùn là 41 ± 10,1
tuổi Khoảng dao động của mô hình nuôi lươn có bùn là 31 - 68 tuổi, mô hình nuôilươn không bùn là 27 - 60 tuổi Điều này cho thấy điểm giống nhau ở cả hai mô hình
Trang 28là các hộ bắt đầu nuôi lươn khá sớm và nghỉ nuôi muộn do đòi hỏi lao động của hai
mô hình nuôi lươn tương đối nhẹ nhàng
Kết quả khảo sát tuổi của các hộ nuôi lươn được thể hiện ở Hình 4.1
Hình 4.1 Cơ cấu nhóm tuổi của hộ nuôi lươn
Hình 4.1 cho thấy tuổi của các hộ nuôi lươn ở Cần Thơ từ 30 - 40 chiếm tỷ lệ caonhất, mô hình có bùn là 36,7% và mô hình không bùn là 33,3% Mô hình nuôi lươnkhông bùn không có hộ nuôi nào trên 60 tuổi, trong khi đó ở mô hình có bùn nhómtuổi này chiếm 13,3% Nhóm dưới 30 tuổi ở mô hình nuôi lươn có bùn không có hộnuôi nào, mô hình nuôi lươn không bùn thì có 16,7% Đối với mô hình nuôi lươnkhông bùn có thể tiến hành nuôi với quy mô nhỏ lẻ, không phải đầu tư chi phí muabùn nên giảm được chi phí ban đầu Vì vậy, những hộ nuôi ít tuổi và ít vốn đầu tư cóthể tiến hành nuôi mô hình này
4.2.2 Trình độ chuyên môn
Trình độ chuyên môn của mô hình nuôi lươn được thể hiện ở Hình 4.2
Hình 4.2 Trình độ chuyên môn của hộ nuôi lươn
Hình 4.2 cho thấy các hộ nuôi lươn có trình độ chuyên môn không cao chủ yếu là họchỏi từ những hộ nuôi khác (NDK), trong đó mô hình nuôi lươn có bùn chiếm 46,7% và
mô hình nuôi lươn không bùn chiếm 40,0%
Trang 29Mô hình nuôi lươn không bùn có 60,0% hộ nuôi có trình độ chuyên môn là tập huấn(TH) chiếm tỷ lệ cao nhất và không có hộ nuôi nào có trình độ chuyên môn là kinhnghiệm (KN) Mô hình nuôi lươn có bùn có 23,3% hộ nuôi có kinh nghiệm và 30,0%
hộ nuôi được tập huấn chuyên môn Như vậy, ở mô hình nuôi lươn không bùn có trình
độ chuyên môn cao hơn so với mô hình nuôi lươn có bùn
Bảng 4.2 Mật độ và năng suất hộ nuôi lươn có trình độ chuyên môn khác nhau Trình độ chuyên môn
Dương Hoàng Khang
Bảng 4.2 cho thấy các hộ nuôi lươn có bùn bằng kinh nghiệm cho năng suất trung bình
cho thấy các hộ nuôi lươn bằng kinh nghiệm và được tham gia tập huấn có năng suấttrung bình cao hơn các hộ nuôi lươn từ quan sát nông dân khác
Như vậy, trình độ chuyên môn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất của lươnnuôi Người nuôi có trình độ chuyên môn càng cao và có nhiều kinh nghiệm sẽ nuôiđạt năng suất cao hơn
4.2.3 Kinh nghiệm nuôi
Kinh nghiệm được tích lũy qua từng vụ nuôi, với những người nuôi có kinh nghiệmnhiều năm sẽ nắm rõ được đối tượng nuôi, các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến đốitượng nuôi và dự đoán trước những vấn đề có thể xảy ra trong vụ nuôi Kinh nghiệmcủa hộ nuôi lươn có bùn và không bùn ở Cần Thơ được thể hiện ở Bảng 4.3
Bảng 4.3 Kinh nghiệm của hộ nuôi lươn
Ghi chú: Tất cả các số liệu được trình bày dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn (ngoại trừ dao động).
Giá trị trong cùng một dòng khác chữ cái thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) và ngược lại (p > 0,05).
Bảng 4.3 cho thấy số năm kinh nghiệm của hộ nuôi lươn có bùn là 6,70 ± 4,20 năm
cao hơn có ý nghĩa (p < 0,05) so với hộ nuôi lươn không bùn là 3,90 ± 0,90 năm Kinh
nghiệm nuôi lâu nhất của mô hình nuôi lươn có bùn là 15 năm gấp 3 lần năm kinhnghiệm nuôi lâu nhất của mô hình nuôi lươn không bùn
Trang 30Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trên là do mô hình nuôi lươn có bùn được nuôi sớmhơn mô hình nuôi lươn không bùn Ở mô hình có bùn 6,67% hộ nuôi được khảo sát cókinh nghiệm nuôi là 1 năm Như vậy, mô hình nuôi lươn có bùn đang được người nuôilựa chọn đầu tư vào nuôi
Hình 4.3 Mối tương quan giữa kinh nghiệm và năng suất
Hình 4.3 cho thấy năng suất thu hoạch của các hộ nuôi lươn tăng theo số năm kinhnghiệm Ở mô hình nuôi lươn có bùn các hộ nuôi có kinh nghiệm từ 5 - 10 năm đạt
Mô hình nuôi lươn không bùn cũng có sự thay đổi về năng suất thu hoạch giữa cácnhóm kinh nghiệm nuôi, hộ nuôi có kinh nghiệm nuôi từ 3 - 4 năm có năng suất cao
Nguyên nhân là do số hộ này chưa có nhiều kinh nghiệm nuôi nên trong quá trình nuôikhi xảy ra sự cố thì không thể xử lý kịp thời gây tổn thất, cũng như việc quản lý chămsóc và chế độ cho ăn không được điều chỉnh phù hợp theo từng giai đoạn phát triểncủa lươn nuôi nên năng suất thu được thấp hơn những hộ có nhiều kinh nghiệm
4.3 Khía cạnh kỹ thuật nuôi của mô hình nuôi lươn
4.3.1 Tổng diện tích nuôi
Tổng diện tích nuôi lươn của hai mô hình nuôi lươn có bùn và không bùn ở Cần Thơđược khảo sát có diện tích nuôi tùy thuộc vào nguồn vốn và diện tích đất của ngườinuôi nên diện tích nuôi trung bình không lớn Tổng diện tích nuôi và diện tích bể nuôicủa mô hình nuôi lươn có bùn và không bùn được thể hiện ở Bảng 4.4
Bảng 4.4 Tổng diện tích nuôi, diện tích bể nuôi lươn
Trang 31Ghi chú: Tất cả các số liệu được trình bày dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn (ngoại trừ dao động).
Giá trị trong cùng một dòng khác chữ cái thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Giá trị trong cùng một dòng cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Bảng 4.4 cho thấy tổng diện tích nuôi của mô hình nuôi lươn có bùn là 162,4 ± 147,4
nuôi lâu năm và được đầu tư lớn mở rộng quy mô sản xuất nên có diện tích nuôi trungbình cao hơn
Diện tích bể nuôi được xây dựng cho một mô hình nuôi thủy sản phụ thuộc vào nhiềuyếu tố như đối tượng thủy sản được lựa chọn nuôi, diện tích đất của nông hộ, nguồnvốn đầu tư, kinh nghiệm nuôi Theo kết quả khảo sát cho thấy diện tích bể nuôi của mô
Diện tích bể nuôi nhỏ nhất của mô hình nuôi lươn có bùn lớn gấp 4 lần mô hình nuôilươn không bùn Diện tích bể nuôi nhỏ giúp cho người nuôi lươn không bùn dễ chămsóc, quản lý môi trường nuôi và dịch bệnh
Tổng diện tích nuôi của mô hình nuôi lươn được thể hiện ở Hình 4.4
Hình 4.4 Tổng diện tích nuôi lươn
Hình 4.4 cho thấy diện tích nuôi của hai mô hình nuôi lươn có bùn và không bùn có sựkhác biệt nhau Ở mô hình nuôi lươn có bùn chiếm tỷ lệ cao nhất 33,3% là diện tích