1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú thực tiễn tại bình dương

80 83 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 2,27 MB

Nội dung

Tuy nhiên, dưới góc độ quản lý nhà nước về ANTT: Kinh doanh dịch vụ lưu trú là một trong những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT, chính trong quá trình hoạt động kinh do

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS Phan Thông Anh

Thành Phố – Năm 2020

Trang 3

Tôi xin cam đoan luận văn nà là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi với sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học Trong luận văn

có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả, các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và rõ ràng Các

số liệu, thông tn được sử dụng trong luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực./

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2020

Trang 4

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Tóm tắt- Abstract

Mở đầu……… 1

1 Tính cấp thiết của đề tài……….1

2 Tình hình nghiên cứu……….2

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu……… 4

3.1 Mục tiêu nghiên cứu……….4

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu……… 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……… 5

4.1 Đối tượng nghiên cứu……….5

4.2 Phạm vi nghiên cứu………5

5 Phương pháp nghiên cứu……… 5

5.1 Phương pháp luận……… 5

5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể……… 5

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn……… 6

7 Cấu trúc nội dung của luận văn……… 6

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ LƯU TRÚ THEO CHỨC NĂNG CỦA PHÒNG CẢNH SÁT QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH VỀ TRẬT TỰ XÃ HỘI……….……… 7

1.1 Nhận thức về hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú………7

1.1.1 Khái niệm về hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú……….…… 7

1.1.2 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú……… ………8

1.2 Nhận thức chung về công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú theo chức năng của Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội………10

Trang 5

1.2.2 Điều kiện về an ninh, trật tự của hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú…11 1.2.2.1 Điều kiện về chủ thể đầu tư kinh doanh……… …………11 1.2.2.2 Điều kiện về cơ sở kinh doanh………11 1.2.3 Nội dung quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú của Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội……… …… 14 1.2.4 Biện pháp quản lý đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú của Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội……… 15 1.2.4.1 Điều tra cơ bản, nắm tình hình có liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú……… ………15 1.2.4.2 Tổ chức cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự đối với cơ

sở kinh doanh dịch vụ lưu trú……… ………….16 1.2.4.3 Tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở và cá nhân làm nghề chấp hành quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú 18 1.2.4.4 Kiểm tra, xử lý đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú 19 1.2.4.5 Phối hợp với các lực lượng có liên quan trong quản lý hoạt động kinh doanh dịch lưu trú 19 1.2.4.6 Thu thập, tích lũy tài liệu, lập hồ sơ theo dõi các cơ sở kinh doanh dịch

vụ lưu trú……….20 CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CÓ LIÊN QUAN VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ LƯU TRÚ CỦA PHÒNG CẢNH SÁT QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH VỀ TRẬT TỰ XÃ HỘI CÔNG AN TỈNH BÌNH DƯƠNG 23 2.1 Đặc điểm tình hình có liên quan đến quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú của Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Bình Dương 23 2.1.1 Đặc điểm về địa lý, dân cư, kinh tế - xã hội 23 2.1.2 Tình hình an ninh trật tự……… 25 2.1.3 Tình hình ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh Bình Dương 27 2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú trên địa bàn tỉnh Bình Dương 29

Trang 6

Dương……….33

2.2.1 Tổ chức, biên chế của Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Bình Dương……….………… 33

2.2.2 Thực trạng tiến hành các biện pháp quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú theo chức năng của Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Bình Dương………35

2.2.2.1 Điều tra cơ bản, nắm tình hình có liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú……… ………35

2.2.2.2 Tổ chức cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú……… 36

2.2.2.3 Tuyền truyền, hướng dẫn các cơ sở và cá nhân làm nghề chấp hành quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú 38

2.2.2.4 Kiểm tra, xử lý đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú……….39

2.2.2.5 Phối hợp với các lực lượng có liên quan để quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú 41

2.2.2.6 Thu thập, tích lũy tài liệu, lập hồ sơ theo dõi các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú 42

2.3 Nhận xét, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú của phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội công an tỉnh bình dương……… ………43

2.3.1 Những ưu điểm……….43

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế 46

2.3.2.1 Những hạn chế 46

2.3.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế 47

CHƯƠNG 3: DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ LƯU TRÚ THEO CHỨC NĂNG CUẢ PHÒNG CẢNH SÁT QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH VỀ TRẬT TỰ XÃ HỘI CÔNG AN TỈNH BÌNH DƯƠNG……… ……….51

3.1 Dự báo các yếu tố tác động đến việc quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú theo chức năng của Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Bình Dương……… ……… 51

3.1.1 Cơ sở dự báo………51

Trang 7

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả trong việc quản lý hoạt động kinh doanh dịch

vụ lưu trú theo chức năng của Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Bình Dương 54 3.2.1 Sắp xếp hợp lý về tổ chức, biên chế và nâng cao nhận thức, trình độ của cán bộ chiến sĩ làm công việc quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú của Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Bình Dương 54 3.2.2 Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú 56 3.2.3 Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở, cá nhân người làm nghề kinh doanh dịch vụ lưu trú chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về an ninh, trật tự 57 3.2.4 Nâng cao hiệu quả biện pháp điều tra cơ bản, nắm tình hình hoạt động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú 58 3.2.5 Đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú 60 3.2.6 Xây dựng quy chế phối hợp với các lực lượng có liên quan trong quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú 62 Kết luận 65

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ANQG An ninh quốc gia ANTT An ninh, trật tự CAND Công an nhân dân CTVBM Cộng tác viên bí mật CSBM Cở sở bí mật CSND Cảnh sát nhân dân PCCC Phòng cháy chữa cháy QLHC Quản lý hành chính TTATXH Trật tự, an toàn xã hội TTXH Trật tự xã hội UBND An ninh quốc gia VLNCN An ninh, trật tự

Trang 9

Bảng số 2.1: Thống kê tình hình nhân, hộ khẩu từ năm 2015 đến năm 2019 trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Bảng số 2.2: Thống kê tình hình tội phạm từ năm 2015 đến năm 2019 trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Bảng số 2.3: Thống kê ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT trên địa bàn tỉnh Bình Dương theo ngành, nghề năm 2019

Bảng số 2.4: Thống kê xử lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

về ANTT trên địa bàn tỉnh Bình Dương từ nằm 2015 đến năm 2019

Bảng số 2.5: Thống kê các cơ sở kinh doanh lưu trú được Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH cấp Giấy đủ điều kiện về an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh Bình Dương từ năm 2015 đến năm 2019

Bảng số 2.6: Thống kê xử lý vi phạm hành chính của Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH công an tỉnh Bình Dương từ năm 2015 đến năm 2019

Bảng số 2.7: Thống kê biên chế tổ chức của Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH Công an tỉnh Bình Dương năm 2019

Bảng số 2.8: Công tác đăng ký, tiếp nhận giải quyết hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT của Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH Công

an tỉnh Bình Dương từ năm 2015 đến năm 2019

Trang 10

Trong xu thế hội nhập quốc tế và hợp tác giữa các quốc gia, việc công dân các nước di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác để tham quan du lịch, lao động, học tập, nghiên cứu thị trường, đầu tư kinh tế…là một hoạt động bình thường và mang tính tất yếu Để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động lĩnh vực lưu trú, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp lý để điều chỉnh hoạt động này Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật đã và đang bộc lộ những hạn chế nhất định Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn vấn đề: ”Công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú theo chức năng của Phòng Cảnh sát quản lý hành chính

về trật tự xã hội Công an tỉnh Bình Dương” làm đề tài luận văn tốt nghiệp Thạch

sĩ Luật kinh tế

Mục tiêu của tác giả là muốn phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận về pháp luật quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự Qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh Bình Dương, đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự

Luận văn đã sử dụng phương pháp phân tích; phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp chứng minh và phương pháp nghiên cứu để làm sáng tỏ vấn đề

Luận văn đã làm rõ quá trình ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực lưu trú, đồng thời chỉ ra một số bất cập trong quá trình áp dụng pháp luật quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh Bình Dương Trên cơ sở đó đề xuất một số ý kiến góp phần hoàn thiện công tác quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự

Sau khi luận văn được chấp thuận và phê duyệt, người được hưởng lợi từ kết quả nghiên cứu luận văn này là doanh nghiệp đang có cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bình Dương, góp phần tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển./

Từ khóa: Quản lý dịch vụ lưu trú, tỉnh Bình Dương, ngành nghề kinh có điều kiện về an ninh trât tự

Trang 11

In the trend of international integration and cooperation between countries, the movement of citizens from one country to another to visit tourism, labor, study, market research, business investment Health is a normal activity and indispensable In order

to create a legal basis for accommodation activities, our State has issued many legal documents to regulate this activity However, the practice of applying the provisions of the law has revealed certain limitations Therefore, I have chosen the issue: "The management of accommodation business activities according to the function of the Police Department of administrative management of social order and police of Binh Duong province" as the thesis topic Graduate Diploma in Economic Law

The author's goal is to analyze and clarify theoretical issues about the laws governing business lines that have conditions on security and order Through practical application in Binh Duong province, propose a number of recommendations to improve the law on business management with conditions of security and order

The dissertation has used analytical methods; synthesis method, comparison method, proof method and research method to clarify the problem

The dissertation clarified the process of issuing legal documents related to the field of accommodation, and pointed out some inadequacies in the process of applying the law of managing business lines with security conditions in the province of Binh Duong On that basis, a number of ideas are proposed to improve the management of business sectors with security and order conditions

After the dissertation is accepted and approved, the beneficiary of the research results is that the enterprise has a business establishment in Binh Duong province, contributing to creating conditions for the enterprise to develop /

Keywords: Completing the law, Binh Duong Province, business lines have conditions of order security

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Khoản 22, Điều 3 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự (ANTT) đối với một số ngành, nghề đầu

tư kinh doanh có điều kiện, xác định: “Kinh doanh dịch vụ lưu trú bao gồm: Các cơ

sở lưu trú theo quy định của Luật Du lịch và các hình thức dịch vụ cho thuê lưu trú khác (nghỉ theo giờ và nghỉ qua đêm) hoạt động trên đất liền hoặc trên các phương tiện tàu thủy lưu trú du lịch”.1 Với quy định này có thể thấy các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú hiện nay rất đa dạng, phong phú về hình thức tổ chức của loại hình kinh doanh Song song đó, cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của kinh tế -

xã hội, sự mở rộng đa dạng hóa, đang phương hóa trong quan hệ đối ngoại, cũng như vấn đề về quyền tự do cư trú ngày càng được củng cố và mở rộng đã kéo theo nhu cầu về việc sử dụng dịch vụ lưu trú ngày càng cao, nhất là tại các thành phố, các khu đô thị, khu du lịch Tuy nhiên, dưới góc độ quản lý nhà nước về ANTT: Kinh doanh dịch vụ lưu trú là một trong những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT, chính trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngành, nghề này đã bị tội phạm và các đối tượng xấu chú ý lợi dụng địa điểm, con người, điều kiện hoạt động của cơ sở kinh doanh để khống chế, lôi kéo người làm nghề nhằm thực hiện hành vi vi phạm pháp luật và nhất là thực hiện hoạt động phạm tội Vì vậy, việc quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú luôn giữ một vị trí quan trọng trong công tác bảo đảm ANTT và trong công tác quản lý xã hội của Nhà nước

Đối với tỉnh Bình Dương, đây là địa bàn có nhiều ưu thế trong phát triển công nghiệp nên tỉnh đã thu hút được sự đầu tư mạnh mẽ từ các nguồn lực trong và ngoài nước, với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp quy mô lớn, kéo theo đó là sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng người từ các tỉnh, thành khác đến để làm ăn, sinh sống, vui chơi, giải trí Do vậy, để đáp ứng nhu cầu xã hội, các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú trên địa bàn tỉnh Bình Dương

đã phát triển nhanh chóng với sự đa dạng về hình thức kinh doanh Cụ thể: Theo

1 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

Trang 13

báo cáo tổng kết công tác năm 2019 của Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH Công an tỉnh Bình Dương hiện tại trên địa bàn tỉnh có tổng cộng 819 cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú (chiếm 23,26% số lượng cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT)2, trong đó gồm 298 cơ sở kinh doanh khách sạn và 521 cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú khác Với số lượng cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú như hiện nay, một mặt đã đáp ứng nhu cầu của người dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhưng mặt khác đây là nơi các đối tượng lợi dụng những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý để hoạt động phạm tội cũng như thực hiện hành vi

vi phạm pháp luật

Xuất phát từ thực tế trên, lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH Công an tỉnh Bình Dương nói chung và Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH Công an tỉnh Bình Dương nói riêng đã có nhiều cố gắng trong áp dụng các biện pháp quản lý nhằm chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định Tuy nhiên, trong thực tiễn tiến hành quản lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú vẫn còn gặp những khó khăn và hạn chế như: Công tác ĐTCB, nắm tình hình có liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú còn chưa đáp ứng yêu cầu, nhiều trường hợp vi phạm xảy ra trong thời gian dài chậm được phát hiện và giải quyết; công tác kiểm tra, xử lý đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú còn chưa tương xứng với vai trò của biện pháp này trong công tác quản lý; nhận thức của nhiều cán bộ trong tiến hành công tác này vẫn còn hạn chế, thậm chí có nơi còn xem nhẹ công tác quản lý Do đó, việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú của Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH Công an tỉnh Bình Dương là vấn đề mang tính cấp thiết trên cả phương diện lý luận và thực tiễn Vì thế, tôi chọn đề tài: “Quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú- thực tiễn tại tỉnh Bình Dương” làm luận văn tốt nghiệp

Trang 14

khoa học quan tâm nghiên cứu về công tác quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh

có điều kiện về ANTT nói chung và đối với từng ngành, nghề cụ thể nói riêng Trong đó có thể kể đến như:

- Đinh Thị Tú Trinh (năm 2010), Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật

tự xã hội Công an Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Cành sát nhân dân Luận văn đã nghiên cứu, làm rõ thực trạng công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh Trên cơ sở đó đưa

ra những dự báo và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới

- Trần Đặng Hoàng Nam (năm 2011), Hoạt động quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Trà Vinh phục vụ phòng ngừa tội phạm, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân Luận văn đã nghiên cứu, làm rõ thực trạng của hoạt động quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Trà Vinh Trên cơ sở đó đưa ra những dự báo và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác này góp phần phục

vụ công tác phòng ngừa tội phạm trong thời gian tới

- Trần Quang Vinh (năm 2015), Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân Luận văn đã nghiên cứu, làm rõ thực trạng công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương Trên cơ sở đó đưa

ra những dự báo và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới

- Nguyễn Phạm Đăng Khoa (năm 2016), Công tác quản lý cơ sở cho thuê lưu trú tại các khách sạn của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Tiền Giang, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân Luận văn đã nghiên cứu, làm rõ thực trạng công tác quản lý cơ sở cho thuê lưu

Trang 15

trú tại các khách sạn của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Tiền Giang Trên cơ sở đó đưa ra những dự báo và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác trên trong thời gian tới

Các công trình nghiên cứu nêu trên đã làm rõ được lý luận về hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú nói riêng và lý luận về hoạt động kinh doanh của các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT nói chung Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu về công tác hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú theo chức năng của Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH Công an tỉnh Bình Dương Do

đó, học viên chọn đề tài này nghiên cứu là cấp thiết và không trùng lập với các công trình đã công bố

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu nhằm đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trong quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú theo chức năng của Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH Công an tỉnh Bình Dương trong thời gian tới

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu trên, luận văn tập trung thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và những quy định pháp luật liên quan đến quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú theo chức năng của Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH

- Làm rõ đặc điểm tình hình có liên quan đến quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú theo chức năng của Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH Công an tỉnh Bình Dương

- Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú theo chức năng của Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH Công an tỉnh Bình Dương Qua đó, rút ra những ưu điểm, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, làm cơ sở đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác này

- Dự báo tình hình và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú theo chức năng của Phòng QLHC về TTXH trong thời gian tới

Trang 16

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú theo chức năng của Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH Công an tỉnh Bình Dương

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: Quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú

- Phạm vi về chủ thể: Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH Công an tỉnh Bình Dương

- Phạm vi về thời gian: Từ năm 2015 đến năm 2019

- Phạm vi về không gian: Tỉnh Bình Dương

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của ngành Công an về quản lý nhà nước về ANTT nói chung và quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT nói riêng

5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tiến hành thu thập, nghiên cứu các văn bản pháp luật và các quy định, báo cáo tổng kết, tài liệu… có liên quan đến quản

lý hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú của Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH Công an tỉnh Bình Dương

- Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh: thu thập, hệ thống, phân tích, đánh giá số liệu, tình hình thực hiện quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú của Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH Công an tỉnh Bình Dương trên cơ sở các báo cáo tổng kết năm của Phòng

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

- Ý nghĩa lý luận: Góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú nói riêng và quản lý hoạt động kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT của Phòng Cảnh sát QLHC

về TTXH nói chung

- Ý nghĩa thực tiễn: Các giải pháp được đề xuất trong luận văn là cơ sở để

Trang 17

Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH Công an tỉnh Bình Dương có thể triển khai ứng dụng trong thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện các quy định pháp luật của Nhà nước trong quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú trên địa bàn tỉnh Bình Dương; đồng thời luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu của sinh viên các trường đại học

7 Cấu trúc nội dung của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn được kết cấu gồm ba chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận có liên quan đến quản lý hoạt động kinh

doanh dịch vụ lưu trú theo chức năng của Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội

Chương 2: Đặc điểm tình hình có liên quan và thực trạng quản lý hoạt động

kinh doanh dịch vụ lưu trú theo chức năng của Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính

về trật tự xã hội Công an tỉnh Bình Dương

Chương 3: Dự báo và giải pháp nâng cao hiệu quả trong việc quản lý hoạt

động kinh doanh dịch vụ lưu trú theo chức năng của Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Bình Dương

Trang 18

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ LƯU TRÚ THEO CHỨC NĂNG CỦA PHÒNG CẢNH SÁT QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH VỀ TRẬT TỰ XÃ HỘI

1.1 Khái quát về hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú

1.1.1 Khái niệm về hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú

Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT là những ngành, nghề trong quá trình hoạt động kinh doanh có các điều kiện, phương tiện liên quan nhiều đến bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT có nhiều loại, ở mỗi loại đều có những điều kiện, phương tiện thích hợp riêng mà tội phạm, những phần tử xấu thường chú ý lợi dụng

để hoạt động Hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú là một trong những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT được quy định tại khoản 22, Điều 3, Nghị định số 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện Trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú đang là một trong những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có tốc

độ phát triển nhanh, đặc biệt là tại các tỉnh, thành phố có nền công nghiệp phát triển như: Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai…

Theo quy định tại Khoản 22, Điều 3, Nghị định số 96/2016/NĐ-CP thì: “Kinh doanh dịch vụ lưu trú, gồm: Các cơ sở lưu trú theo quy định của Luật Du lịch và các hình thức dịch vụ cho thuê lưu trú khác (nghỉ theo giờ và nghỉ qua đêm) hoạt động trên đất liền hoặc trên các phương tiện tàu thủy lưu trú du lịch” Theo đó, các loại hình kinh doanh dịch vụ lưu trú gồm:

- Cơ sở lưu trú du lịch theo quy định của Luật Du lịch năm 2017 là nơi cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch, cụ thể bao gồm: Khách sạn, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, tàu thủy lưu trú du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, bãi cắm trại du lịch, các cơ sở lưu trú du lịch khác

- Các hình thức dịch vụ cho thuê lưu trú khác (nghỉ theo giờ và nghỉ qua đêm)

Trang 19

Tổ chức, cá nhân có nhà cho người Việt Nam hoặc người nước ngoài thuê (có hợp đồng thuê nhà) để ở, học tập, làm việc, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này

Như vậy, có thể hiểu: Kinh doanh dịch vụ lưu trú là một trong những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT, gồm kinh doanh các cơ sở lưu trú theo quy định của Luật Du lịch và các hình thức dịch vụ cho thuê lưu trú khác (nghỉ theo giờ và nghỉ qua đêm) hoạt động trên đất liền hoặc trên các phương tiện tàu thủy lưu trú du lịch

1.1.2 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú

Bên cạnh việc có đầy đủ những đặc điểm chung của ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT, thì trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình loại hình kinh doanh dịch vụ lưu trú cũng có những đặc điểm riêng biệt cụ thể như sau:

- Hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú liên quan nhiều đến an ninh, trật tự, có những điều kiện mà tội phạm và các đối tượng xấu có thể lợi dụng để thực hiện hành

vi phạm tội

Các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú tập trung chủ yếu tại các thành phố, thị

xã, thị trấn, các tuyến du lịch, các khu di tích và các trung tâm văn hóa - xã hội Sự cạnh tranh giữa các cơ sở và phát sinh các loại hình dịch vụ đa dạng kết hợp với hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú đã dẫn đến sự phức tạp trong quản lý, hơn nữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú có những điều kiện, phương tiện thuận lợi cho các đối tượng xấu lợi dụng làm nơi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật như mại dâm, cờ bạc, ma túy hoặc làm nơi ẩn náu để trốn tránh sự truy tìm, truy nã của cơ quan Công an…

Những đặc điểm của nghề mà các đối tượng thường chú ý lợi dụng như: Vị trí kinh doanh của cơ sở thường là nơi tập trung đông người, lưu lượng khách thay đổi, ra vào thường xuyên; nhân viên thiếu trình độ, không đủ điều kiện tiêu chuẩn hoặc cố tình móc nối, bao che để các đối tượng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật Các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú được các đối tượng lựa chọn làm nơi ẩn náu, trao đổi thông tin, địa điểm chuẩn bị gây án, tổ chức hoạt động mại dâm, tổ chức đánh bạc, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy

Trang 20

Một số cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú vì chạy theo lợi nhuận đã buông lỏng quản lý, vô tình hoặc cố ý biến cơ sở của mình thành nơi để các đối tượng lợi dụng hoạt động Ngoài ra, một số cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú còn không làm đúng quy định của pháp luật nên một số đối tượng bị truy nã, đối tượng trốn tránh pháp luật khi có hành vi vi phạm đã lẫn trốn vào các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú này để tránh sự truy bắt của cơ quan chức năng

- Hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú phục vụ cho nhu cầu thăm quan du lịch, là nghề mang lại lợi nhuận đồng thời góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Trước tình hình phát triển của nước ta hiện nay, ngành du lịch được xác định

là một trong những ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Chính vì vậy, hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú được đánh giá là một trong những lĩnh vực kinh doanh dịch vụ mang lại nhiều lợi nhuận Đồng thời hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú liên quan đến hoạt động của các cơ quan Nhà nước Tính

từ thời điểm cá nhân, tổ chức đăng ký để thành lập cơ sở thì phải được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trong quá trình quản lý cơ sở kinh doanh phải có sự hướng dẫn, giám sát, kiểm tra của các chủ thể như: Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Công thương

Quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú ngoài mục đích ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các đối tượng lợi dụng hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú

để hoạt động phạm tội, lực lượng CAND cũng cần phải tạo điều kiện để đảm bảo cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú được tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật Để đạt được mục đích này, công tác QLHC về ANTT phải dựa vào pháp luật, lực lượng tiến hành công tác quản lý phải chủ động hướng dẫn các

cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú tuân thủ và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật

Từ các đặc điểm trên của hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú, có thể thấy được vai trò quan trọng của công tác này trong phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh ngăn chặn các đối tượng lợi dụng hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú để hoạt động phạm tội; đảm bảo lợi ích chính đáng của các tổ chức, cá nhân, sự kinh doanh hợp pháp của hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú, bảo vệ tính mạng, tài sản của cơ sở

Trang 21

kinh doanh, của khách hàng, phục vụ lợi ích hợp pháp của nhân dân và Nhà nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội

1.2 Quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú theo chức năng của Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội

1.2.1 Khái niệm quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú theo chức năng của Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội

Theo Điểm a, Khoản 2, Điều 24, Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện về ANTT đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú là doanh nghiệp

Kinh doanh dịch vụ lưu trú nói riêng và kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT nói chung là hoạt động vừa ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân vừa có liên quan mật thiết đến công tác quản

lý nhà nước trong lĩnh vực ANTT Do đó, quản lý nhà nước về ANTT đối với các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT nói chung và quản lý nhà nước về ANTT đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú nói riêng luôn được Nhà nước ta đặc biệt quan tâm Điều đó được thể hiện dưới những phương diện sau:

- Thứ nhất, trên cơ sở đường lối, chủ trương của Đảng trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, Nhà nước đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú Cụ thể hiện nay, việc quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú cần căn cứ vào quy định của Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện về ANTT đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; Thông tư

số 42/2017/TT-BCA ngày 20/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định điều kiện

về ANTT đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

- Thứ hai, quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú nói riêng và quản lý đối với các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT nói chung là hoạt động phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác bảo vệ ANTT và sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội Do vậy, để đảm bảo hiệu lực và hiệu quả trong việc quản

Trang 22

lý hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú bên cạnh việc xác định rõ các chủ thể tham gia vào hoạt động này bao gồm: Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành có liên quan, UBND các cấp, Đội Cảnh sát QLHC về TTXH Công an cấp huyện… Nhà nước ta còn giao trách nhiệm quản lý trực tiếp và thường xuyên cho lực lượng Công an mà cụ thể và trực tiếp nhất là lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH các cấp bao gồm: Cục Cảnh sát QLHC về TTXH – Bộ Công an và Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH Công

an cấp tỉnh, đồng thời còn có sự tham gia của Công an xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật

- Thứ ba, để quản lý chặt chẽ ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT, Nhà nước ta quy định rất chặt chẽ về công tác quản lý, từ việc quy định điều kiện của người chịu trách nhiệm về ANTT, điều kiện của cơ sở kinh doanh, trách nhiệm của cơ sở trong quá trình hoạt động kinh doanh cho đến việc xác định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT cũng như trình tự, thủ tục, thẩm quyền tiến hành kiểm tra và xử lý đối với hoạt động kinh doanh của các cơ sở này Điều đó phản ánh hoạt động quản lý nhà nước về ANTT đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú diễn ra toàn diện trên nhiều phương diện nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm trong quá trình hoạt động kinh doanh

Như vậy, có thể hiểu: Quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú của Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH là quá trình Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH căn

cứ vào các quy định pháp luật của Nhà nước và quy định ngành Công an để xem xét cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT và tiến hành quản lý con người, quản

lý hoạt động kinh doanh và quản lý phương tiện, vật phẩm của cơ sở kinh doanh góp phần đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của cơ sở và cá nhân người làm nghề được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, nhằm phục vụ công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật, đảm bảo tình hình an ninh trật tự

1.2.2 Điều kiện về an ninh, trật tự của hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú

1.2.2.1 Điều kiện về chủ thể đầu tư kinh doanh

Để đảm bảo hoạt động đầu tư kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT nói chung và kinh doanh dịch vụ lưu trú nói riêng hoạt động

Trang 23

đúng theo quy định của pháp luật, Nhà nước quy định các điều kiện về chủ thể đầu

tư kinh doanh mà cụ thể là người chịu trách nhiệm về ANTT của cơ sở kinh doanh Theo đó, người chịu trách nhiệm về ANTT của cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú bao gồm:

- Người đại diện theo pháp luật, người quản lý cơ sở kinh doanh, chủ cơ sở kinh doanh có tên trong các văn bản: Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư; Giấy Chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, đơn vị trực thuộc doanh nghiệp; Giấy phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước

có thẩm quyền của Việt Nam; Giấy Chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; văn bản thành lập hoặc cho phép hoạt động kèm theo văn bản thông báo mã số thuế đối với đơn vị sự nghiệp có thu

- Người được những người quy định nêu trên ủy quyền đứng tên trong Giấy Chứng nhận đủ điều kiện về ANTT

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 7, Nghị định số 96/2016/NĐ-CP thì người chịu trách nhiệm về ANTT của cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, trong Bản khai lý lịch của người làm ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT hoặc Bản khai nhân sự dùng cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài phải khai đủ, khai đúng, không che giấu, không khai man, có lý lịch rõ ràng và phải có chứng thực của UBND cấp xã hoặc cơ quan quản

lý trực tiếp, đồng thời không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Đối với người Việt Nam:

+ Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử

+ Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi

cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT theo quyết định của Tòa án

+ Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định

áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ

Trang 24

sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính

- Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài

và người nước ngoài: Chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép

cư trú

1.2.2.2 Điều kiện về cơ sở kinh doanh

Trong suốt quá trình hoạt động, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú phải duy trì

và đảm bảo những điều kiện về cơ sở kinh doanh như sau:

- Được đăng ký, cấp phép hoặc được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam

- Đảm bảo các điều kiện quy định về an toàn phòng cháy, phòng nổ, phòng độc và vệ sinh môi trường: Điều kiện này được áp dụng đối với tất cả các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT theo tiêu chuẩn Việt Nam Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú từ 7 tầng trở lên phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC; các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú từ 6 tầng trở xuống phải

có biên bản kiểm tra an toàn về PCCC Đồng thời, tùy thuộc vào quy mô xây dựng

và kinh doanh của các cơ sở phải đáp ứng yêu cầu về PCCC như: Phải có hệ thống báo cháy, bình chữa cháy, thang chữa cháy, hệ thống chữa cháy tự động… để phục vụ cho công tác PCCC khi cần thiết 3

- Đảm bảo về trật tự, an toàn công cộng Các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú trong quá trình kinh doanh không được gây ảnh hưởng đến trật tự công cộng như: Không gây cản trở giao thông, không gây tiếng ồn, thải chất độc có hại đến sức khỏe của con người và môi trường xung quanh, không tranh chấp khiếu kiện, không nằm trong khu vực giải tỏa, đất lấn chiếm, không lấn chiếm lòng, lề đường ảnh hưởng đến tình hình ANTT 4

- Địa điểm kinh doanh dịch vụ lưu trú không nằm trong khu cấm theo quy định của pháp luật Để thuận tiện cho hoạt động kinh doanh, các cơ sở kinh doanh

Trang 25

dịch vụ lưu trú thường được xây dựng ở những vị trí thuận lợi cho việc giao dịch, hoạt động Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động các cơ sở này không được nằm trong khu vực cấm theo quy định của pháp luật

1.2.3 Nội dung quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú của Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội

Quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú là một trong những nội dung của quản lý nhà nước về ANTT đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

về ANTT Nội dung quản lý nhà nước về ANTT đối với hoạt động kinh doanh dịch

vụ lưu trú của Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH hiện nay bao gồm:5

- Quản lý con người trong hoạt động kinh doanh, người có quan hệ giao dịch tại cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú:

+ Đối với những người trong cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú như: Người chịu trách nhiệm về ANTT, những người làm công… cần nắm vững số lượng người, lai lịch bản thân, trình độ chuyên môn; vai trò, mức độ liên quan của họ trong quá trình hoạt động kinh doanh; thái độ chấp hành chính sách, pháp luật, tình hình vi phạm; tình hình chấp hành kỷ luật trong lao động sản xuất qua các thời kỳ

+ Đối với những người có quan hệ giao dịch với các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú cần nắm vững: Tổng số người có quan hệ giao dịch; giấy tờ tùy thân của họ; việc chấp hành các quy định về ANTT cũng như vi phạm của họ tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú trong từng thời gian; mục đích của họ đến giao dịch…

- Quản lý hoạt động kinh doanh

Làm tốt việc quản lý hoạt động kinh doanh của các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú không những có tác dụng đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của các cơ sở

đi đúng mục đích mà còn có tác dụng trong phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật, phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và giữ vững ANTT trong từng giai đoạn Trong quản lý hoạt động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH cần phải thực hiện các nội dung sau:

5 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

Trang 26

+ Phải nắm chắc được tổng số cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú trong phạm

vi, thẩm quyền quản lý của Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH; tình hình cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT của các cơ sở qua các năm…

+ Tiến hành rà soát danh sách, phân loại cụ thể các cơ sở đã đăng ký hoặc không đăng ký kinh doanh hoặc chưa có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT nhưng vẫn hoạt động để có biện pháp quản lý và xử lý phù hợp

+ Nắm vững hình thức, tình hình hoạt động, địa điểm của các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú trên địa bàn; tình hình sử dụng, bảo quản các loại sổ sách, giấy tờ như:

Sổ quản lý lưu trú; Giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT; tình hình chấp hành các quy định về ANTT như: Thông báo lưu trú, phòng cháy chữa cháy

- Quản lý phương tiện, vật phẩm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú

Để hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú diễn ra đúng theo quy định của pháp luật, Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH cần chủ động, tích cực quản lý các phương tiện vật phẩm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú Cụ thể: Nắm tình hình số lượng, chất lượng các phương tiện phục vụ hoạt động kinh doanh như: Con dấu, thiết bị PCCC, sổ sách… Đồng thời, cần phải nắm được tình hình vi phạm trong công tác bảo quản, sử dụng, quản lý, giấy tờ có liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú

1.2.4 Biện pháp quản lý đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú của Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội

1.2.4.1 Điều tra cơ bản, nắm tình hình có liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú

Căn cứ vào quy định của Thông tư số 18/2013/TT-BCA ngày 01/4/2013 của

Bộ trưởng Bộ Công an quy định về công tác ĐTCB của lực lượng CSND, Hướng dẫn

số 80/C64-P7 ngày 10/01/2014 của Cục Cảnh sát QLHC về TTXH về hướng dẫn thực hiện công tác nghiệp vụ cơ bản theo chức năng của lực lượng Cảnh sát QLHC

về TTXH thì nội dung công tác ĐTCB, nắm tình hình có liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú bao gồm:

- Số lượng và tình hình biến động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú trên từng địa bàn, trong từng thời gian Tên, phạm vi, quy mô hoạt động của cá nhân, tổ chức kinh doanh trên từng địa bàn, khu vực quản lý Thành phần, đặc điểm

Trang 27

của từng cơ sở kinh doanh, quy mô, tính chất kinh doanh Sơ đồ, mô hình, đặc điểm cấu trúc cơ sở kinh doanh Tình hình, đặc điểm và hoạt động của các lực lượng có liên quan trong quản lý, bảo vệ đối với từng cơ sở

- Thu thập các tài liệu về tình hình đặc điểm, các thông tin, tài liệu về người chịu trách nhiệm về ANTT và những người làm trong cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú Việc thay đổi nhân sự, chủ cơ sở, người làm nghề và hoạt động kinh doanh của

cơ sở qua các thời kỳ

- Nắm các quy định, điều kiện về ANTT đối với từng cơ sở kinh doanh Tình hình chấp hành chính sách, pháp luật, các quy định về hoạt động kinh doanh và việc chấp hành các quy định, điều kiện về ANTT đối với từng cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú Tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật xảy ra trong cơ sở kinh doanh như: Tính chất vụ việc, đối tượng vi phạm; đặc điểm đối tượng vi phạm, phương thức, thủ đoạn hoạt động chủ yếu của các loại đối tượng Tình hình tổ chức các hoạt động quản lý và kết quả xử lý đối với các hành vi vi phạm của từng cơ sở kinh doanh và người làm nghề

Quá trình thực hiện việc nắm tình hình đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú phải nghiên cứu kỹ, tìm ra phương pháp thích hợp để thu thập tài liệu, tránh ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động bình thường của các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức kinh doanh hoặc gây phiền hà cho các cơ quan doanh nghiệp và nhân dân

1.2.4.2 Tổ chức cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú

Để tiến hành phương pháp tổ chức đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT đạt hiệu quả, Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH cần thực hiện các nội dung sau:

- Tuyên truyền, hướng dẫn, tiếp nhận yêu cầu của các cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú

Nội dung tuyên truyền, vận động hướng dẫn bao gồm nhiều vấn đề khác nhau, tùy theo các yêu cầu đặt ra, trong đó chú ý những vấn đề như: Tuyên truyền, phổ biến các quy định đặt ra có liên quan đến ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT nói chung và kinh doanh dịch vụ lưu trú nói riêng; các quy định, tiêu chuẩn điều kiện kinh doanh, trình tự thủ tục đăng ký kinh doanh, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ

Trang 28

điều kiện về ANTT; tuyên truyền phổ biến về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân, thủ tục tiến hành đăng ký các loại giấy tờ làm cơ sở cho việc sản xuất kinh doanh, nhất là Giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT theo quy định tại Nghị định số 96/2016/NĐ-CP

- Tiến hành tổ chức thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú

Về thủ tục hồ sơ cấp mới Giấy Chứng nhận đủ điều kiện về ANTT theo quy định Cá nhân, tổ chức nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan Công an có thẩm quyền để được cấp Giấy Chứng nhận đủ điều kiện về ANTT trước khi hoạt động kinh doanh

Hồ sơ bao gồm một số tài liệu sau:

+ Văn bản đề nghị cấp Giấy Chứng nhận đủ điều kiện về ANTT của cơ sở kinh doanh dịch lưu trú

+ Nộp bản sao hợp lệ một trong các loại giấy tờ chứng minh về đăng ký kinh doanh

+ Bản khai lý lịch kèm theo Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Bản khai nhân sự của người chịu trách nhiệm về ANTT của cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú

Ngoài ra, đối với các trường hợp cấp mới, cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT, cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT sau khi bị thu hồi, cũng như trình tự, thủ tục và thời hạn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT cần được thực hiện theo quy định tại Điều 20, 21, 22 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP

- Thẩm tra, xác minh, xem xét và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT đối với các cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú

Trên cơ sở lý lịch tự khai của từng cá nhân, tổ chức kinh doanh, các bản kê khai về thiết bị, phương tiện làm nghề, các phương án phòng cháy, phòng độc của từng cá nhân, tổ chức kinh doanh, các chủ thể theo sự phân công phân cấp, tiến hành kiểm tra, xác minh

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú, sau khi cơ quan tiếp nhận hồ sơ xin đăng ký kinh doanh phải xem xét và chuyển phần hồ sơ liên quan đến các quy định, điều kiện về ANTT sang Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH Công

an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH sẽ trực tiếp cử cán bộ thẩm tra, xác minh Trên cơ sở kết quả xác minh, Phòng Cảnh sát

Trang 29

QLHC về TTXH sẽ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT đối với trường hợp đáp ứng đủ điều kiện hoặc ra văn bản trả lời về việc không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT

Đối với các trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong quá trình hoạt động phát hiện những điều kiện không đảm bảo về ANTT thì các lực lượng nghiệp vụ theo sự phân công tiến hành yêu cầu cơ sở kinh doanh phải khắc phục Nếu các cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ lưu trú không khắc phục được thì đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép phải thu hồi Giấy phép kinh doanh đã được cấp Ngoài ra, đối với những trường hợp vướng mắc, không thống nhất được giữa cơ quan Công an với cơ quan có thẩm quyền trong việc cấp giấy phép kinh doanh thì cơ quan Công an cấp dưới phải báo cáo lên cơ quan Công an cấp trên để xin ý kiến hoặc trình UBND cấp tỉnh ra quyết định

Thời gian xem xét, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT đối với các

cá nhân, tổ chức kinh doanh tối đa không quá 5 ngày (theo quy định tại Khoản 3, Điều 23 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP)

1.2.4.3 Tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở và cá nhân làm nghề chấp hành quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú

Tuyên truyền, vận động các cơ sở và cá nhân làm nghề chấp hành đúng quy định của pháp luật là một phương pháp quan trọng trong quá trình phòng ngừa các hành vi vi phạm, góp phần nâng cao nhận thức của người dân cũng như các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú trong việc chấp hành đúng các quy định của pháp luật Nội dung tuyên truyền chủ yếu là:

- Quy định về an toàn cháy, nổ, phòng độc; việc mở sổ sách theo dõi việc quản lý về ANTT theo mẫu quy định và hướng dẫn của cơ quan Công an; việc thực hiện những quy định về ANTT và đăng ký trình báo với cơ quan Công an theo quy định; phương thức, thủ đoạn hoạt động mà các loại tội phạm, đối tượng xấu thường lợi dụng hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú để hoạt động phạm tội hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ANTT; xây dựng nội quy, quy định của cơ

sở kinh doanh

Quá trình tuyên truyền, hướng dẫn đối với tổ chức và cá nhân làm nghề kinh doanh dịch vụ lưu trú phải tiến hành thường xuyên, liên tục, có trọng tâm trọng

Trang 30

điểm; phải căn cứ vào tính chất, đặc điểm của từng cơ sở mà xác định nội dung, phương pháp hướng dẫn cho phù hợp; việc tổ chức, hướng dẫn các cơ sở và người làm nghề chấp hành các quy định phải kết hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành, các cấp, các lực lượng nghiệp vụ trong và ngoài ngành Trên cơ sở đó giúp cho công tác quản lý của cơ quan Công an được thuận lợi và đạt kết quả tốt, đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ trong từng giai đoạn

1.2.4.4 Kiểm tra, xử lý đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú

Hình thức kiểm tra: Kiểm tra việc chấp hành các quy định về ANTT đối với

cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú được tiến hành định kỳ không quá một lần trong một năm hoặc đột xuất Việc kiểm tra đốt xuất chỉ được thực hiện khi phát hiện cơ

sở kinh doanh có vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến ANTT;

có đơn khiếu nại, tố cáo của tổ chức hoặc cá nhân về vi phạm pháp luật liên quan đến ANTT trong cơ sở kinh doanh; phục vụ tăng cường công tác đảm bảo ANTT theo văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền

Nội dung kiểm tra bao gồm:

- Kiểm tra các loại giấy tờ trong hồ sơ pháp lý: Giấy phép kinh doanh (hoặc các loại giấy tờ chứng minh về việc đăng ký đầu tư, kinh doanh), Giấy chứng nhận

đủ điều kiện về ANTT Bên cạnh đó, cần kiểm tra giữa nội dung kinh doanh ghi trong Giấy phép, Giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp cho cơ sở kinh doanh với thực tế của cơ sở đang hoạt động

- Kiểm tra việc chấp hành các quy định tại Nghị định số 96/2016/NĐ-CP và các quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan

- Kiểm tra người và phương tiện, dịch vụ liên quan đến hoạt động của cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú theo quy định của pháp luật

Thẩm quyền kiểm tra:

Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH Công an tỉnh Bình Dương cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT và trực tiếp quản lý cơ sở kinh doanh có thẩm quyền kiểm tra định kỳ hằng năm hoặc đột xuất

1.2.4.5 Phối hợp với các lực lượng có liên quan trong quản lý hoạt động kinh doanh dịch lưu trú

Hoạt động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú liên quan đến nhiều

Trang 31

ngành, nhiều cấp, nhiều lực lượng khác nhau Vì vậy, việc quản lý là trách nhiệm chung của toàn xã hội, trong đó lực lượng Công an nhân dân là nòng cốt Trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú lực lượng Công an nhân dân, mà cụ thể là lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH cần phải có sự phối hợp với các lực lượng trong và ngoài ngành để tạo nên sức mạnh tổng hợp trong công tác quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú

- Đối với các lực lượng nghiệp vụ trong ngành Công an: Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH phối hợp với các lực lượng nghiệp vụ khác có liên quan như: Cảnh sát hình sự, Cảnh sát ĐTTP về ma túy, Cảnh sát ĐTTP về kinh tế và chức vụ

và lực lượng Công an các cấp trong nắm tình hình có liên quan đến công tác quản lý

về ANTT đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú; phối hợp trong công tác kiểm tra, phát hiện và xử lý đối với các hành vi có dấu hiệu của tội phạm cũng như các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ANTT; phối hợp trong quản lý người chịu trách nhiệm về ANTT, người làm và những người có liên quan tại cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú; phối hợp trong tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở và cá nhân làm nghề chấp hành các quy định của pháp luật

- Đối với các lực lượng ngoài ngành Công an: Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH phối hợp với Sở Kế hoạch và đầu tư thuộc UBND cấp tỉnh; UBND các cấp trong việc nắm tình hình quản lý hoạt động đối với từng cá nhân, tổ chức kinh doanh; thực hiện công tác cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT; tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú chấp hành các quy định về ANTT; kiểm tra, xử lý đối với các hành vi vi phạm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú

1.2.4.6 Thu thập, tích lũy tài liệu, lập hồ sơ theo dõi các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú

Thu thập, tích lũy tài liệu, hồ sơ để quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT có ý nghĩa quan trọng để phục vụ cho công tác nghiệp vụ trước mắt và lâu dài của ngành Công an

Nội dung hồ sơ chủ yếu là các tài liệu sau: Giấy phép hoạt động kinh doanh đối với từng cơ sở kinh doanh, danh sách người làm nghề, lý lịch người phụ trách hoặc chủ cơ sở kinh doanh, phiếu theo dõi người làm nghề và cơ sở làm nghề, các

Trang 32

tài liệu phản ánh về tình hình hoạt động tốt, xấu của cơ sở kinh doanh trong từng thời gian, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú theo quy định

Nắm tình hình, thu thập, tích lũy hồ sơ, tài liệu được tiến hành bằng nhiều hình thức khác nhau như: Thông qua kết quả báo cáo từ các cơ sở, báo cáo của Công an huyện; thông qua việc nghiên cứu trực tiếp sổ sách, hồ sơ lưu trữ tại các cơ sở; thông qua số liệu từ các nguồn như: Tàng thư hộ khẩu, tàng thư căn cước công dân, tàng thư sưu tra; hồ sơ tài liệu thu thập trong quá trình kiểm tra; các nguồn tài liệu khác do các lực lượng trong và ngoài ngành cung cấp

Trang 33

Tóm lại, trong Chương 1, luận văn đã tập trung làm rõ những vấn đề lý luận

về quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú theo chức năng của Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH như: Khái niệm, đặc điểm hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú cũng như khái niệm, nội dung và biện pháp tiến hành quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú của Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH Đây là cơ sở quan trọng để luận văn tiếp tục nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động kinh doanh dịch

vụ lưu trú theo chức năng của Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH Công an tỉnh Bình Dương được trình bày trong Chương 2

Trang 34

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CÓ LIÊN QUAN VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ LƯU TRÚ CỦA PHÒNG CẢNH

như: Sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Bé…

- Về đơn vị hành chính

Tỉnh Bình Dương gồm có: 03 thành phố là: thành phố Thủ Dầu Một, thành phố

Dĩ An, thành phố Thuận An; 02 thị xã là: Thị xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên; 04 huyện là: Huyện Dầu Tiếng, huyện Phú Giáo, huyện Bàu Bàng, huyện Bắc Tân Uyên và 91 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 45 phường, 04 thị trấn và 42 xã)6

- Về dân cư

Theo Báo cáo tổng kết công tác QLHC về TTXH của Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH Công an tỉnh Bình Dương năm 2019, toàn tỉnh có 376.718 hộ với 2.416.188 nhân khẩu, trong đó có 274.146 hộ với 1.109.558 nhân khẩu thường trú Tốc độ gia tăng nhân, hộ khẩu trên địa bàn tỉnh trong những năm qua luôn ở mức cao, cụ thể:

6 Cổng thông tin điện tử www.binhduong.gov.vn

Trang 35

Trong 05 năm (từ năm 2015 đến năm 2019) toàn tỉnh đã tăng 74.627 hộ với 106.387 nhân khẩu [Xem bảng số 2.1- Phụ lục] 7

Bảng số 1: Thống kê tình hình nhân, hộ khẩu từ năm 2015 đến năm 2019 trên

đó có 1.108.286 nhân khẩu trên 14 tuổi Điều này dẫn đến những khó khăn nhất định trong công tác quản lý của cơ quan chức năng và làm cho tình hình ANTT ngày càng diễn biến phức tạp

Trang 36

triệu đồng; cơ cấu kinh tế công nghiệp – dịch vụ – nông lâm nghiệp với tỉ trọng tương ứng là: 63% - 32,6% - 4,4%.8

2.1.2 Tình hình an ninh trật tự

Thứ nhất, tình hình về an ninh chính trị

Trong những năm qua trên địa bàn tỉnh Bình Dương tình hình an ninh chính trị luôn ổn định, mặc dù các thế lực thù địch vẫn có những âm mưu và hoạt động chống phá, tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Công an tỉnh Bình Dương đã phát hiện một số đối tượng lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, phát tài liệu phản động vào địa bàn, các

vụ tranh chấp, khiếu kiện trong nội bộ nhân dân và một số tranh chấp liên quan đến dân tộc, tôn giáo đã có những tác động không nhỏ đến tình hình ANTT trên địa bàn tỉnh Trong đó, nổi lên là tình hình các đối tượng phản động móc nối, lôi kéo, công khai tổ chức các hoạt động chống phá; lợi dụng mạng xã hội và các vấn đề nhạy cảm như: Tình hình biển Đông, vấn đề ô nhiễm môi trường, thực phẩm bẩn, công tác phòng chống tham nhũng… để tuyên truyền, xuyên tạc, nói xấu Đảng, chính quyền, xúi giục, kích động người dân tập trung đông người khiếu kiện, biểu tình

Thứ hai, tình hình về trật tự an toàn xã hội

Từ năm 2015 đến năm 2019, tình hình phạm pháp trên địa bàn tỉnh Bình Dương luôn ở mức cao, tuy được kéo giảm nhưng vẫn có diễn biến phức tạp Cụ thể:

- Tội phạm về trật tự xã hội từ năm 2015 đến năm 2019 xảy ra 5.518 vụ với 7.240 đối tượng [Xem bảng số 2.2 - Phụ lục]

Bảng số 2: Thống kê tình hình tội phạm từ năm 2015 đến năm 2019 trên địa

và chức vụ

Số

vụ

Bắt (đối tượng)

Số vụ

Bắt (đối tượng)

Số vụ

Bắt (đối tượng)

Số

vụ

Bắt (đối tượng)

2015 1.528 2.064 1.275 1.684 233 349 20 31

Trang 37

ồn:

Báo

cáo

tổng kết công tác năm của Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra)

- Tội phạm về ma túy trong giai đoạn từ 2015 đến 2019 Công an tỉnh Bình Dương đã phát hiện, khởi tố 1.127 vụ với 1.366 đối tượng [Xem bảng số 2 2 - Phụ lục]

- Tội phạm về kinh tế trong giai đoạn từ 2015 đến năm 2019 Công an tỉnh Bình Dương đã phát hiện, khởi tố 140 vụ vi phạm pháp luật về kinh tế với 206 đối tượng [Xem bảng số 2.2 - Phụ lục]9

Qua đó có thể thấy số lượng các vụ phạm pháp đang có sự tăng giảm không đồng đều qua từng năm Thủ đoạn hoạt động thì ngày càng tinh vi, xảo quyệt, đối tượng hoạt động lưu động, trong đó nổi lên là án trộm cắp tài sản, cướp giật tài sản, mại dâm, hiếp dâm, tội phạm hoạt động theo băng nhóm, cố ý gây thương tích… nhiều vụ việc xảy ra có tính chất nguy hiểm, phức tạp đã gây hoang mang, lo sợ trong nhân dân

Từ tình hình trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương nêu trên cho thấy: Tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương đang diễn biến phức tạp, trong đó nhiều đối tượng lợi dụng cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú để thực hiện hành vi mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy, mại dâm, cờ bạc Đồng thời các đối tượng trốn truy nã thường ẩn náu tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú nhằm trốn tránh cơ quan thi hành pháp luật, tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội gây khó khăn, cản trở cho hoạt động điều tra, tác động trực tiếp đến công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú của Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH và ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình ANTT trong địa bàn tỉnh Do đó, để góp phần đảm bảo tình hình ANTT trên địa bàn tỉnh, đòi hỏi cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà trực tiếp nhất là các lực lượng nghiệp vụ của Công an tỉnh Bình Dương cần nắm chắc tình hình

Trang 38

và chủ động áp dụng các biện pháp trong quản lý đối với các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT nói chung và nghề kinh doanh dịch vụ lưu trú nói riêng

2.1.3 Tình hình ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Cùng với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Bình Dương các cơ

sở kinh doanh có điều kiện về ANTT cũng phát triển mạnh mẽ Hiện nay trên địa bản tỉnh Bình Dương có các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT đang hoạt động gồm: sản xuất con dấu, kinh doanh dịch vụ cầm đồ; kinh doanh dịch

vụ karaoke; kinh doanh dịch vụ xoa bóp; sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; kinh doanh dịch vụ cầm đồ; kinh doanh dịch vụ bảo vệ; kinh doanh dịch vụ in; kinh doanh dịch vụ đòi nợ; kinh doanh khí; kinh doanh dịch vụ lưu trú Trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019 số lượng cơ sở kinh doanh và người làm ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT trên địa bàn tỉnh Bình Dương có biến động Cụ thể: Năm 2019 trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 3.521cơ

sở kinh doanh có điều kiện về ANTT với tổng cổng 11.079 người làm nghề tại các

cơ sở Trong đó có:

Sản xuất con dấu: 09 cơ sở

Sản xuất, kinh doanh VLNCN: 03 cơ sở

Sản xuất, kinh doanh có sử dụng VLNCN: 14 cơ sở

Trang 39

Bảng số 3: Thống kê ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT

trên địa bàn tỉnh Bình Dương theo ngành, nghề năm 2019

STT Tên ngành, nghề

Đơn vị cấp Giấy chứng nhận đủ điều

kiện về ANTT

Tổng Cục Cảnh

sát QLHC

về TTXH

Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH

Công an cấp huyện

2 Sản xuất, kinh doanh

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác năm của Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH

Công an tỉnh Bình Dương năm 2019)

Với sự ra đời và phát triển nhanh chóng của các cơ sở ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT một mặt đã tạo điều kiện cho sự phát triển kinh

tế của tỉnh Nhưng mặt khác đã làm phát sinh những vấn đề liên quan đến ANTT, nhất là việc lợi dụng các cơ sở kinh doanh để thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện Cụ thể: từ năm 2015 đến năm 2019, thông qua các đợt kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất đã phát hiện và xử lý vi phạm hành chính 2.085 vụ, thu hồi 73 Giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT với tổng số tiền là

Trang 40

7.036.870.000 đồng; xử lý hình sự 33 vụ bắt giữ 55 đối tượng [Xem bảng số 2.4 - Phụ lục]11

Bảng số 4: Thống kê xử lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT trên địa bàn tỉnh Bình Dương từ năm 2015 đến năm 2019

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác năm của Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH

Công an tỉnh Bình Dương từ năm 2015 đến năm 2019)

2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú trên địa bàn tỉnh Bình Dương có chiều hướng giảm nhẹ về số lượng nhưng các cơ sở kinh doanh

có quy mô lớn lại ngày càng tăng, cụ thể:

Năm 2015, trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 1090 cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú với 3.203 người làm tại nghề, Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH cấp Giấy

Công tác xử lý

Tổng

số vụ

vi phạm

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Xử lý vi phạm hành chính

Số

vụ

Số đối tượn

g

Số vụ Phạt tiền

Thu hồi Giấy ANTT

Ngày đăng: 06/08/2020, 23:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w