1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại việt nam trong giai đoạn hiện nay.pdf

107 572 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 5,11 MB

Nội dung

đánh giá tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại việt nam trong giai đoạn hiện nay

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM -

CÔNG TRÌNH DỰ THI

GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN“NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2010”

TÊN CÔNG TRÌNH:

ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG CỦA CÁC

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG

GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ

Trang 2

1.1 Khái niệm về tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại 1

1.2 Nguyên nhân của tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại 1

1.3 Các nhân tố tác động đến tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại 4

1.3.1 Các nhân tố nội sinh 4

1.3.1.1 Rủi ro thanh khoản – sự mất cân đối giữa tài sản nợ và tài sản có 4

1.3.1.2 Rủi ro tín dụng - Sự quản lý và giám sát tín dụng 5

a Tỷ lệ nợ xấu 7

b Tỷ lệ nợ quá hạn 8

c Hệ số rủi ro tín dụng 8

d Phương pháp đánh giá rủi ro – VAR 8

1.3.1.3 Khả năng quản trị, điều hành và rủi ro đạo đức 9

1.3.1.4 Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ 10

1.3.1.5 Sự hợp tác giữa các ngân hàng thương mại 10

1.3.2 Các nhân tố ngoại sinh 11

1.3.2.1 Rủi ro của quá trình tự do hoá tài chính, hội nhập quốc tế 11

1.3.2.2 Rủi ro môi trường pháp lý 11

1.3.2.3 Rủi ro về giá 11

a Rủi ro lãi suất 11

b Rủi ro tỷ giá hối đoái 12

1.4.1.2 Ổn định trong hoạt động cho vay 17

1.4.2 Mức độ an toàn trong hoạt động của các ngân hàng thương mại 18

1.4.2.1 Đánh giá theo các tiêu chuẩn trong Hiệp ước Basel I và II 18

a Basel I 18

b Basel II 19

1.4.2.2 Đánh giá theo các qui định tại Việt Nam 24

a Quyết định số 457 qui định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng 24

b Quyết định 493 về phân loại nợ và trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng tronghoạt động ngân hàng 26

Kết luận chương 1 29

Trang 3

2.1 Xem xét tính dễ tổn thương của các ngân hàng Mỹ trong cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ30

2.1.1 Sơ lược về cuộc khủng hoảng Mỹ 30

2.1.2 Những tổn thương của các ngân hàng Mỹ trong cuộc khủng hoảng tài chính – Đánhgiá theo mô hình CAMELS 30

2.1.2.1 Mức độ an toàn vốn (Capital Adequacy) 34

2.1.2.2 Chất lượng tài sản có (Asset Quality) 35

2.1.2.3 Quản lý (Management) 37

2.1.2.4 Lợi nhuận (Earnings) 38

2.1.2.5 Thanh khoản (Liquidity) 39

2.1.2.6 Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường (Sensitivity to Market Risk) 40

2.1.3 Bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng Mỹ cho các ngân hàng 41

2.2 Nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới để hạn chế tính dễ tổn thương của các ngân hàngthương mại 44

2.2.1 Áp dụng các tiêu chuẩn trong Hiệp ước Basel II tại Hàn Quốc 44

2.2.2 Cách hạn chế tính dễ tổn thương của các NHTM thông qua các biện pháp quản trị rủiro tại một số nước trên thế giới 45

Kết luận chương 2 48

Chương 3 Đánh giá tính dễ bị tổn thương của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Namtrong giai đoạn hiện nay 49

3.1 Đôi nét về thị trường ngân hàng Việt Nam hậu WTO 49

3.1.1 Đôi nét về nền kinh tế Việt Nam sau ba năm gia nhập WTO 49

3.1.2 Thị trường ngân hàng việt Nam hậu WTO 49

3.2 Đánh giá tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hiệnnay theo các tiêu chuẩn định lượng 51

3.2.1 Mức độ ổn định trong hoạt động của các ngân hàng thương mại 51

Trang 4

4.2 Bên trong các ngân hàng - Tái cấu trúc hoạt động của ngân hàng thương mại 71

4.2.1 Chiến lược về nguồn vốn, tỷ lệ dự trữ 71

4.2.2 Hoạt động quản lý điều hành hoạt động của ngân hàng 72

4.2.3 Chiến lược chính sách nguồn nhân lực 73

4.2.4 Minh bạch hoá tài chính 74

4.2.5 Hệ thống công nghệ thông tin 75

4.2.6 Chế độ bảo hiểm tiền gửi 75

4.2.7 Áp dụng các mô hình quản trị rủi ro theo khung VAR 76

4.3 M&A – Hướng đi cho các ngân hàng trong tương lai gần 77

4.4 Sự hỗ trợ và hợp tác của các tổ chức quốc tế 78

Kết luận chương 4 79

Kết luận 80

Trang 5

Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

AIG Tập đoàn bảo hiểm American International Group.

BCBS Basel Committee on Banking Supervision: Ủy Ban Basel Giám sát ngànhNgân hàng.

BIDV Bank of Investment and Development of Vietnam: Ngân hàng Đầu tư vàphát triển Việt Nam.

BIS Bank for International Settlements: Ngân hàng thanh toán quốc tế.

CAMELS Mô hình đánh giá ngân hàng CAMELS.

CAR Capital Adequacy Ratio: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.

CĐKT Cân đối kế toán.

CFTC Commodity Futures Trading Commission: Ủy ban giao dịch hàng hóa kỳ

CIC Credit Information Center: Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng củaNHNN.

CPI Center for Public Integrity: Trung tâm Liêm chính Công của Mỹ.

FDI Foreign Direct Investment: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

FDIC Federal Deposit Insurance Corporation: Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi liênbang.

FED Federal Reserve System: Cục dự trữ Liên bang Mỹ.

GDP Gross Domestic Product: Tổng sản phẩm quốc nội.

IRB Internal Rating Based Approach: Phương pháp tiếp cận dựa trên hệ thống cơsở dữ liệu đánh giá nội bộ.

IMF International Monetary Fund: Quỹ Tiền tệ quốc tế.

MDB Multilateral development bank: Ngân hàng Phát triển Đa phương.

MBS Mortgage – Backed Securities: Chứng khoán nợ thế chấp.

M&A Mergers And Aquisitions: Mua bán vá sáp nhập.

NIM Net Interest Margin: Hệ số chênh lệch lãi thuần.

NHNN Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

NHTM Ngân hàng thương mại.

NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần.

NHTW Ngân hàng Trung ương.

Oceanbank NHTM cổ phần Đại Dương.

PSE Public sector entity: Đơn vị thuộc khu vực công.

QIS Quality Information System: Hệ thống thông tin chất lượng.

RWA Risk – weighted Assets: Tài sản tính theo rủi ro gia quyền.

SMEs Small and Medium Enterprises: Doanh nghiệp vừa và nhỏ.

SEC Securities & Exchange Commission: Ủy ban chứng khoán Mỹ.

Trang 6

Saigonbank NHTM cổ phần Sài Gòn.

Techcombank NHTM cổ phần Kỹ thương Việt Nam.

VAR Value At Risk: Giá trị chịu rủi ro.

Vietcombank NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam.

Vietinbank NHTM cổ phần Công thương Việt Nam.

WTO World Trade Organization: Tổ chức thương mại thế giới.

Trang 7

Chương 1 Lý luận tổng quan về tính dễ tổn thương củacác ngân hàng thương mại

1.1Khái niệm về tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại

Tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại là sự nhạy cảm, tính dễ bị đổ vỡ củachúng trước các cú sốc nội sinh và ngoại sinh của nền kinh tế Hay nói cách khác, tình trạng dễ tổnthương là tình trạng tài chính thiếu ổn định và thiếu an toàn trong hoạt động của các ngân hàngthương mại.

Ổn định là trạng thái duy trì hoạt động bình thường, không có những biến động đột ngột, thấtthường và sự ổn định trong quá trình phát triển.

An toàn được hiểu là khả năng của ngân hàng bù đắp được mọi chi phí và thực hiện được cácnghĩa vụ của mình Tiêu chí an toàn được đánh giá thông qua đánh giá mức độ đủ vốn, chất lượngtín dụng (tài sản có) và chất lượng quản lý An toàn là trạng thái không bị tác động nguy hiểm từmọi phía, từ phía các tác động bên trong cũng như bên ngoài Có thể nói ổn định là điều kiện cần thìan toàn chính là điều kiện đủ cho quá trình phát triển vững mạnh của các hệ thống tài chính.

Nói một cách rõ ràng hơn thì tính dễ tổn thương là trạng thái các tài sản (tài sản nợ, tài sản cóvà tài sản ròng) dễ bị rơi vào trạng thái không ổn định, không an toàn trong khủng hoảng, khiến cácngân hàng mất đi trạng thái bền vững và không thể phát triển các hoạt động kinh doanh dẫn tới sựđổ vỡ Tính dễ tổn thương là một đặc điểm thuộc về bản chất nên luôn hiện diện trong các hoạt độngngân hàng vì các ngân hàng có hoạt động chủ yếu dựa trên cơ sở niềm tin, đó chính là nguồn gốccho tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại.

Để hạn chế tính dễ tổn thương trong các ngân hàng thương mại, chúng ta cần phải sử dụngcác biện pháp giữ cho các tài sản của ngân hàng luôn luôn ổn định, an toàn và được vững mạnh.Thiết lập được mạng lưới an ninh có khả năng phòng ngừa, ứng phó kịp thời, nhanh nhạy, hiệu quảđối với các nguy cơ nội sinh cũng như ngoại sinh của nền kinh tế như tăng cường hệ thống côngnghệ và thông tin, ứng dụng các biện pháp tăng cường quản trị rủi ro cũng như nâng cao năng lựcquản lý, kiểm định Từ đó, ta có thể tránh được tình trạng khủng hoảng cho các ngân hàng và chocả nền kinh tế.

1.2Nguyên nhân của tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại

Nguyên nhân sâu xa của tính dễ tổn thương là do bản chất của các định chế tài chính Cũngcó thể nói rằng tính dễ tổn thương là sự tổ hợp của nhiều nhân tố nội sinh như sự mất cân đối giữatài sản nợ và tài sản có, khả năng điều hành, quản trị rủi ro và đặc biệt là sự hoạt động dựa trên niềmtin.

Trang 8

Ngân hàng là một định chế trung gian tài chính đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong nềnkinh tế, nó điều tiết nguồn vốn từ những nơi thiếu vốn đến những nơi cần vốn Chính vì hoạt độngchính này, để có thể tạo ra được nhiều lợi nhuận, các ngân hàng ngày càng phớt lờ đi các tiêu chuẩnvề thẩm định chất lượng các khoản cho vay của mình, chính điều đó tạo ra sự mất cân đối nghiêmtrọng giữa cơ cấu tài sản có và tài sản nợ, tạo sự mất cân bằng và dễ gây ra sụp đổ cho các ngânhàng Ngoài ra, mỗi ngân hàng lại có các chính sách tín dụng riêng biệt do Ban Quản trị đề ra, chínhsự quản trị thiếu kiểm soát và cân nhắc đã và sẽ mang đến những nguy hiểm cho các ngân hàng này.Đặc điểm nổi bật nhất và không thể tách rời của các định chế tài chính nói chung hay ngân hàng nóiriêng đó là sự hoạt động dựa trên niềm tin, các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế và các cá nhânquan hệ với nhau dựa vào sự tin tưởng lẫn nhau nên khi sự tin tưởng này không còn thì sẽ xảy ranhững điều vô cùng tồi tệ, có thể kéo theo sự sụp đổ hàng loạt của cả hệ thống tài chính Mức độ tincậy của các ngân hàng có thể được đánh giá dựa trên độ lành mạnh và an toàn về tài chính đượcđánh giá trong quá trình hoạt động kinh doanh, hiện nay thường được đánh giá qua hạng mức tínnhiệm và nhiều chỉ tiêu khác Còn sự hoạt động dựa trên niềm tin là khả năng “bị tổn thương”, nhưlà việc cấp tín dụng và tin rằng người đi vay sẽ hoàn trả đầy đủ vốn và lãi vay , mang tính chất tiềmẩn và luôn luôn tồn tại, không thể loại trừ mà chỉ có thể hạn chế tuỳ vào chính sách tín dụng cũngnhư khả năng quản trị của mỗi ngân hàng.

Nếu nói về các cú sốc ngoại sinh của nền kinh tế, ta có thể nhắc đến môi trường kinh tế màcác ngân hàng này tồn tại như môi trường pháp lý, chính sách vĩ mô… hay đôi khi chính là hiệu ứng“domino” phát sinh và lan truyền mỗi khi có một sự kiện xuất hiện từ chính các định chế tài chínhnày.

Môi trường pháp lý và chính sách vĩ mô là hai yếu tố cực kỳ quan trọng, chúng thể hiện suynghĩ của những người làm chính sách định hướng cho nền kinh tế Các tổ chức kinh tế có hoạt độngdễ dàng và hiệu quả hay không là do những yếu tố này chi phối, tiếp đó mới là sự lan truyền tronghệ thống các định chế tài chính.

Trang 9

Rủi rocủa quátrình hội

Rủi romôitrườngpháp lý

Rủi ro

Rủi ro tíndụng

Rủi romôitrườngpháp lý

Rủi ro vềgiá

Rủi ro hệthống

Rủi ro tíndụng

Khả năngquản trịvà rủi ro

đạo đức

Hệ thốngkiểm soát

nội bộ

Sự hợptác giữa

Rủi ro hệthống

Sự hợptác giữa

cácNHTM

Trang 10

1.3Các nhân tố tác động đến tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại

1.3.1Các nhân tố nội sinh

1.3.1.1 Rủi ro thanh khoản – sự mất cân đối giữa tài sản nợ và tài sản có

Rủi ro thanh khoản xảy ra khi cung về tiền ít hơn cầu về tiền, rủi ro thanh khoản liên quanđến khả năng chuyển các tài sản chính thành tiền một cách nhanh chóng mà không chịu thất thoát vềgiá cả Hay nói một cách khác rủi ro thanh khoản là rủi ro khi ngân hàng không đủ tiền đáp ứng cáckhoản phải trả khi đến hạn thanh toán, hoặc vì một biến cố nào đó mà khách hàng rút tiền ào ạt.

Sự mất cân đối giữa tài sản nợ (Tài sản nợ của ngân hàng gồm: nguồn vốn huy động được,vốn vay từ các tổ chức tín dụng khác) và tài sản có (Tài sản có của ngân hàng gồm: tiền mặt, nguồntín dụng, tiền gửi ở các ngân hàng khác, đầu tư, chứng khoán và các tài sản khác) là trạng thái chênhlệch, không cân đối giữa nguồn vốn huy động được và cho vay trên thị trường, giữa dư nợ cho vayngắn hạn với cho vay trung hạn, giữa nguồn huy động ngắn hạn dùng để cho vay trung, dài hạn.Việc cơ cấu tài sản nợ và tài sản có phù hợp nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra, đây là côngviệc hết sức quan trọng để quản lý rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại.

Nếu các ngân hàng thương mại để xảy ra trạng thái mất cân đối giữa tài sản nợ và tài sản cóthì ngân hàng sẽ dễ dàng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản Một khi rủi ro thanh khoảncủa ngân hàng cao thì rủi ro đỗ vỡ của ngân hàng cũng sẽ cao vì vậy thanh khoản có ý nghĩa đặc biệtquan trọng đối với ngân hàng.

Có hai nguyên nhân giải thích tại sao thanh khoản lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối vớingân hàng:1

- Thứ nhất, cần phải có thanh khoản để đáp ứng yêu cầu vay mới mà không cần phải thu hồinhững khoản cho vay đang trong hạn hoặc thanh lý các khoản đầu tư có kỳ hạn.

- Thứ hai, cần có thanh khoản để đáp ứng tất cả các biến động hàng ngày hay theo mùa vụ vềnhu cầu rút tiền một cách kịp thời và có trật tự Do ngân hàng thường xuyên huy động tiền gửi ngắnhạn (với lãi suất thấp) và cho vay số tiền đó với thời hạn dài hạn (lãi suất cao hơn) nên ngân hàng vềcơ bản luôn có nhu cầu thanh khoản rất lớn.

Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng thể hiện nhiệm vụ cơ bản nhất của ngân hàng đólà huy động vốn và cho vay vốn Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa các cá nhân và tổ chức, hútvốn từ nơi nhàn rỗi và bơm vào nơi khan thiếu Nền tảng cơ bản cho hoạt động của ngân hàng đó làlòng tin của người gửi tiền, nếu người gửi tiền không còn niềm tin vào các hoạt động của ngân hàngnữa thì việc đỗ vỡ của hệ thống ngân hàng thương mại là điều không tránh khỏi Thanh khoản ảnh

1Theo taichinh24h.com

Trang 11

hưởng đến lòng tin của người gửi tiền và người cho vay Thanh khoản kém, chứ không phải là chấtlượng tài sản có kém, mới là nguyên nhân trực tiếp của hầu hết các trường hợp đổ vỡ ngân hàng.

1.3.1.2 Rủi ro tín dụng - Sự quản lý và giám sát tín dụng

Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thấttrong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khảnăng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.2

Trong quan hệ tín dụng có hai đối tượng tham gia là ngân hàng cho vay và người đi vay.Nhưng người đi vay sử dụng tiền vay trong một thời gian, không gian cụ thể, tuân theo sự chi phốicủa những điều kiện cụ thể nhất định mà ta gọi là môi trường kinh doanh, và đây là đối tượng thứ bacó mặt trong quan hệ tín dụng Rủi ro tín dụng xuất phát từ môi trường kinh doanh gọi là rủi ro donguyên nhân khách quan Rủi ro xuất phát từ người vay và ngân hàng cho vay gọi là rủi ro donguyên nhân chủ quan.

Rủi ro khách quan do môi trường kinh doanh là rủi ro mang tính chất hệ thống nên sẽ đượcđề cập ở phần sau Ở đây, chúng ta sẽ tập trung nói về rủi ro tín dụng có nguyên nhân chủ quan từngười vay và ngân hàng (sự quản lý và giám sát tín dụng).

 Rủi ro từ người đi vay:

- Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay: Đa số các doanh nghiệpkhi vay vốn ngân hàng đều có các phương án kinh doanh cụ thể, khả thi Số lượng các doanh nghiệpsử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản không nhiều Tuy nhiênnhững vụ việc phát sinh lại hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín của các cán bộ, làm ảnh hưởng xấuđến các doanh nghiệp khác.

- Khả năng quản lý kinh doanh kém: Khi các doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để mở rộngquy mô kinh doanh, đa phần là tập trung vốn đầu tư vào tài sản vật chất chứ ít doanh nghiệp nàomạnh dạn đổi mới cung cách quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toántheo đúng chuẩn mực Quy mô kinh doanh phình ra quá to so với tư duy quản lý là nguyên nhân dẫnđến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành công trên thực tế.

- Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch: Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏbé, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam Ngoàira, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanhnghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực Do vậy, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấpcho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức hơn là thực chất Khi cán bộ ngân hàng lập

2Trích Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN

Trang 12

các bản phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp, thườngthiếu tính thực tế và xác thực Đây cũng là nguyên nhân vì sao ngân hàng vẫn luôn xem nặng phầntài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng.

 Rủi ro từ phía ngân hàng:

Trước hết phải nói đến các ngân hàng còn thiếu một chính sách tín dụng nhất quán, chínhsách tín dụng ở đây phải bao gồm định hướng chung cho việc cho vay, chế độ tín dụng ngắn hạn,trung và dài hạn, các quy định về bảo đảm tiền vay, danh mục lựa chọn khách hàng trong từng giaiđoạn… Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng từ phía ngân hàng có thể được khái quát cơ bản dướiđây:

- Ngân hàng không có đủ thông tin về các số liệu thống kê, chỉ tiêu để phân tích và đánh giákhách hàng,… dẫn đến việc xác định sai hiệu quả của phương án xin vay, hoặc xác định thời hạncho vay và trả nợ không phù hợp với phương án kinh doanh của khách hàng.

- Sự lơi lỏng trong quá trình giám sát trong và sau khi cho vay nên không phát hiện kịp thờihiện tượng sử dụng vốn sai mục đích.

- Quá tin tưởng vào tài sản thế chấp, bảo lãnh, bảo hiểm, coi đó là vật đảm bảo chắc chắn chosự thu hồi cả gốc và lãi tiền vay.

- Chạy theo số lượng (hoặc theo kế hoạch) mà sao lãng việc coi trọng chất lượng khoản vay,quá lạc quan và tin tưởng vào sự thành công của phương án kinh doanh của khách hàng.

- Ngân hàng thiếu một bộ phận chuyên trách theo dõi, quản lý rủi ro, quản lý hạn mức tíndụng tối đa cho từng khách hàng thuộc từng ngành nghề, sản phẩm địa phương khác nhau để phântán rủi ro, các dự báo cần thiết trong từng thời kỳ Các ngân hàng thường có thói quen tập trungnhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà lơi lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát đồngvốn sau khi cho vay Khi ngân hàng cho vay thì khoản cho vay cần phải được quản lý một cách chủđộng để đảm bảo sẽ được hoàn trả Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất củacán bộ tín dụng nói riêng và của ngân hàng nói chung Việc theo dõi hoạt động của khách hàng vaynhằm tuân thủ các điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng nhằmtìm ra những cơ hội kinh doanh mới và mở rộng cơ hội kinh doanh Tuy nhiên trong thời gian quacác NHTM chưa thực hiện tốt công tác này Điều này một phần do yếu tố tâm lý ngại gây phiền hàcho khách hàng của cán bộ ngân hàng, một phần do hệ thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanhtại các doanh nghiệp quá lạc hậu, không cung cấp được kịp thời, đầy đủ các thông tin mà NHTMyêu cầu.

Trang 13

- Năng lực và phẩm chất đạo đức của một số cán bộ tín dụng ngân hàng chưa đủ tầm và vấn đềquản lý sử dụng, đãi ngộ cán bộ ngân hàng chưa thỏa đáng Ngoài ra việc lỏng lẻo trong công táckiểm tra nội bộ các ngân hàng của cán bộ ngân hàng cũng là nguyên nhân gây ra rủi ro Kiểm tra nộibộ có điểm mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừaphát sinh vấn đề và tính sâu sát của người kiểm tra viên, do việc kiểm tra được thực hiện thườngxuyên cùng với công việc kinh doanh.

- Ngân hàng không giải quyết hợp lý quan hệ giữa nguồn vốn huy động và nguồn vốn sửdụng, cụ thể là: dự trữ vốn quá ít so với nhu cầu bảo đảm thanh toán, từ đó dẫn đến mất khả năngthanh toán nếu khách hàng có nhu cầu rút vốn nhiều; hoặc dự trữ vốn quá nhiều, gây ứ đọng vốn,lãng phí trong sử dụng vốn; hoặc lấy vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn quá mức quy định.

- Cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng chưa thực sự lành mạnh, việc chạy theo quy mô, bỏ quacác tiêu chuẩn, điều kiện trong cho vay, thiếu quan tâm đến chất lượng khoản vay.

Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các chỉ tiêu đánh giá tính dễ tổn thương của các ngânhàng thương mại ở khía cạnh rủi ro tín dụng:

a Tỷ lệ nợ xấu

Nợ xấu là khoản cho khách hàng vay mà khoản nợ này đang ở tình trạng dưới tiêu chuẩn, cókhả năng không thu được đầy đủ lãi vay và vốn gốc hoặc có khả năng mất vốn Đối với các khoảnnợ xấu buộc ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro hoặc khi khoản nợ này không thu hồi đượcđầy đủ đều làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, đồng thời nó cũng làm cho ngân hàng bị giảm sút uytín, thậm chí có thể làm cho ngân hàng bị khủng hoảng khi các khoản nợ xấu trở nên quá lớn.

Nợ xấu (hay nợ có vấn đề, nợ không lành mạnh, nợ khó đòi, nợ không thể đòi,…) là nhữngkhoản nợ mang các đặc trưng :

- Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các cam kết này đã hếthạn.

- Tình hình tài chính của khách hàng đang và có chiều hướng xấu dẫn đến có khả năng ngânhàng không thu hồi được cả vốn lẫn lãi.

- Tài sản đảm bảo (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh) được đánh giá là giá trị phát mãi không đủtrang trải nợ gốc và lãi.

- Thông thường về thời gian là các khoản nợ quá hạn ít nhất là 90 ngày.

Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ nợ dưới tiêu chuẩn trên tổng dư nợ cho vay của ngân hàng.

Trang 14

b Tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn được hiểu một cách đơn giản đó là khoản nợ đến hạn mà khách hàng khôngthanh toán đủ tiền gốc và tiền lãi cho ngân hàng Có thể nói nợ quá hạn là một dạng nợ xấu, và cũnggiống như các khoản nợ xấu, các khoản nợ quá hạn cũng buộc các ngân hàng phải trích lập dựphòng và cũng làm tăng tính dễ tổn thương cho các ngân hàng.

Thông thường, tổng dư nợ cho vay của ngân hàng được chia thành 03 nhóm :

- Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng xấu: là những khoản cho vay có mức độrủi ro lớn nhưng có thể mang lại thu nhập cao cho ngân hàng Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọngthấp trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng.

- Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng tốt: là những khoản cho vay có mức độrủi ro thấp nhưng có thể mang lại thu nhập không cao cho ngân hàng Đây là khoản tín dụng cũngchiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng.

- Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng trung bình: là những khoản cho vay cómức độ rủi ro có thể chấp nhận được và thu nhập mang lại cho ngân hàng là vừa phải Đây là khoảntín dụng chiếm tỷ trọng áp đảo trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng.

d Phương pháp đánh giá rủi ro – VAR

VAR là một phương pháp đánh giá rủi ro bằng cách sử dụng các công cụ toán học và thốngkê Một cách tổng quát, VAR được đo lường như tổn thất tối đa ở tình huống xấu nhất trong mộtkhoảng thời gian xác định với một mức xác suất cho trước (thường gọi là độ tin cậy), VAR được xácđịnh theo cách này được gọi là VAR tuyệt đối Tuy nhiên, nhằm mục đích xác định vốn kinh tế màngân hàng cần nắm giữ, VAR thường được xác định bằng chênh lệch giữa tổn thất ngoài dự tính vàtổn thất dự tính, trong đó tổn thất dự tính và tổn thất ngoài dự tính được xác định từ phân phối tổnthất trong tương lai của ngân hàng Trong hoạt động tín dụng, tổn thất dự tính được xem như là mộtloại chi phí, loại chi phí này thể hiện bản chất của kinh doanh tín dụng là kinh doanh rủi ro Cácngân hàng thường trích lập dự phòng để bù đắp loại chi phí này Chính vì vậy, Basel II đã đề xuất

Trang 15

loại bỏ quỹ dự phòng này trong công thức tính toán vốn cấp 2 (Tier 2 Capital) Vốn chỉ được nắmgiữ để bù đắp cho phần tổn thất ngoài dự tính, và đây chính là phần được xác định tương ứng vớiVAR.

VAR tương đối dễ hiểu về mặt khái niệm, tuy nhiên khá phức tạp khi triển khai thực hiện,đặc biệt trong đo lường rủi ro tín dụng Vì phần lớn các khoản vay được cấp bởi các ngân hàngkhông được mua bán trên thị trường thứ cấp, các dữ liệu cần thiết giúp cho việc ước lượng phânphối tổn thất tín dụng trong tương lai hầu như rất hạn chế Để giải quyết khó khăn này, hầu hết cáccách tiếp cận mô hình rủi ro tín dụng đều dựa trên một vài giả thiết nhất định cũng như các lý thuyếtkinh tế để mô phỏng phân phối tổn thất tín dụng, từ đó xác định VAR tín dụng.

Hầu như các ngân hàng ở các nước phát triển đều áp dụng các mô hình đo lường rủi ro tíndụng khác nhau phù hợp với đặc điểm riêng của mỗi ngân hàng, thế nhưng các mô hình đo lườngVAR tín dụng hiện nay đều dựa trên bốn nhóm mô hình chính: CreditMetrics của JP Morgan,PortfolioManager của KMV, CreditRisk của Credit Suisse, và CreditPortfolioView của McKinsey3.

Các mô hình trên sử dụng các cách tiếp cận khác nhau, nhưng nhìn chung để ước lượng phânphối tổn thất của danh mục tín dụng, các thông số cần thiết bao gồm: Xác suất không hoàn trả củakhách hàng – đây là thông số tương đối phức tạp và thường được ước lượng trực tiếp, xem như làmột dữ liệu đầu vào cụ thể của các mô hình rủi ro tín dụng; tổn thất tín dụng trong trường hợp kháchhàng không hoàn trả (có tính đến nợ được thu hồi khi khách hàng không hoàn trả, ví dụ như thanh lýtài sản đảm bảo) – được ước lượng bằng cách ấn định từ đầu thông qua đánh giá giá trị tài sản đảmbảo, hoặc có thể được ước lượng bằng cách mô phỏng; tương quan không hoàn trả giữa các kháchhàng – có thể được ước lượng trực tiếp như một dữ liệu đầu vào cụ thể của mô hình, nhưng cũng cóthể được ước lượng gián tiếp như một giá trị ẩn trong các thông số khác Khi tất cả các thông số trênđã được ước lượng, VAR tín dụng có thể được xác định dễ dàng.

1.3.1.3 Khả năng quản trị, điều hành và rủi ro đạo đức

Trong những năm gần đây, số lượng ngân hàng thương mại tăng nhanh, làm tăng sự cạnhtranh hoạt động giữa các ngân hàng thương mại Thế nhưng khả năng quản trị điều hành trong cácngân hàng còn rất yếu kém chưa đáp ứng, đối phó kịp với những thay đổi, biến động của thị trườngtrong nước cũng như những tác động của nền kinh tế thế giới Ban quản trị của nhiều ngân hàng cònmang nặng “bệnh thành tích” chạy đua theo lợi nhuận bất chấp những rủi ro mà ngân hàng có thểgặp phải, đó là một thực tế đáng lo ngại mà phải nhanh chóng khắc phục.

3Theo Đặng Tùng Lâm – Sử dụng các mô hình quản trị rủi ro danh mục đầu tư tín dụng dựa trên khung Value at risk

(VAR) – Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng – 2010.

Trang 16

Một số cán bộ hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng có tư chất ngày càng tha hóa, họ vì nhữnglợi ích cá nhân họ mà bỏ qua những nguyên tắc, quy định trong các nghiệp vụ ngân hàng Trên thựctế đã có xảy ra một số vụ án kinh tế lớn trong thời gian vừa qua có liên quan đến cán bộ NHTM đềucó sự tiếp tay của một số cán bộ ngân hàng cùng với khách hàng làm giả hồ sơ vay, hay nâng giá tàisản thế chấp, cầm cố lên quá cao so với thực tế để rút tiền ngân hàng Đây là một hành động cực kỳnguy hiểm làm cho rủi ro tín dụng tăng cao dẫn đến rủi ro thanh khoản tăng cao ảnh hưởng đến uytín hoạt động của ngân hàng Đạo đức của cán bộ là một trong các yếu tố tối quan trọng để giảiquyết vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng Một cán bộ kém về năng lực có thể bồi dưỡng thêm, nhưngmột cán bộ tha hóa về đạo đức mà lại giỏi về mặt nghiệp vụ thì thật vô cùng nguy hiểm khi được bốtrí trong công tác tín dụng Bên cạnh đó thì trình độ chuyên môn của lực lượng đội ngũ cán bộ,chuyên viên ngân hàng còn yếu nên cần được đào tạo nhiều hơn nữa về chuyên môn nghiệp vụ đểnâng cao hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng.

1.3.1.4 Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịpthời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của người kiểm tra viên, do việc kiểm tra đượcthực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh Thế nhưng thực tế trong thời gian qua, côngviệc kiểm tra nội bộ của các ngân hàng hầu như chỉ tồn tại trên hình thức Kiểm tra nội bộ cần phảiđược xem như hệ thống “thắng” của cỗ xe tín dụng Cỗ xe càng lao đi với vận tốc lớn thì hệ thốngnày càng phải an toàn, hiệu quả thì mới tránh cho cỗ xe khỏi đi vào những ngã rẽ rủi ro vốn luônluôn tồn tại thường trực trên con đường đi tới.

1.3.1.5 Sự hợp tác giữa các ngân hàng thương mại

Kinh doanh ngân hàng là một nghề đặc biệt huy động vốn để cho vay hay nói cách khác đivay để cho vay, do vậy vấn đề rủi ro trong hoạt động tín dụng là không thể tránh khỏi, các ngânhàng cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau nhằm hạn chế rủi ro Sự hợp tác nảy sinh do nhu cầu quảnlý rủi ro đối với cùng một khách hàng khi khách hàng này vay tiền tại nhiều ngân hàng Trong quảntrị tài chính, khả năng trả nợ của một khách hàng là một con số cụ thể, có giới hạn tối đa của nó.Nếu do sự thiếu trao đổi thông tin, dẫn đến việc nhiều ngân hàng cùng cho vay một khách hàng đếnmức vượt quá giới hạn tối đa này thì rủi ro chia đều cho tất cả chứ không chừa một ngân hàng nào.

Trong tình hình cạnh tranh giữa các NHTM Việt Nam ngày càng gay gắt như hiện nay, vaitrò của CIC là rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin kịp thời, chính xác để các ngân hàng cócác quyết định cho vay hợp lý Đáng tiếc là hiện nay ngân hàng dữ liệu của CIC chưa đầy đủ vàthông tin còn quá đơn điệu, chưa được cập nhật và xử lý kịp thời.

Trang 17

1.3.2Các nhân tố ngoại sinh

1.3.2.1 Rủi ro của quá trình tự do hoá tài chính, hội nhập quốc tế

Quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ramột môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thườngxuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thịtrường Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước và quốc tếtrong môi trường hội nhập kinh tế cũng khiến cho các ngân hàng trong nước với hệ thống quản lýyếu kém gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chínhlớn sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu hút.

1.3.2.2 Rủi ro môi trường pháp lý

Một trong những yếu kém đáng chú ý nhất của hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Namlà sự tăng trưởng một cách không cân đối trong nhiều năm Sự mất cân đối này cần được nhìn nhậncả trên phương diện vĩ mô và vi mô Sự tăng trưởng nhanh về quy mô và vốn trong khi các thiết chếquản lý chưa theo kịp là các vấn đề nội tại của khu vực này.

Trong những năm gần đây, Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, Ngân hàngNhà nước và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật, văn bản dưới luật hướng dẫn thi hànhluật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng Tuy nhiên, luật và các văn bản đã có song việctriển khai vào hoạt động ngân hàng thì lại hết sức chậm chạp và còn gặp phải nhiều vướng mắc bấtcập như một số văn bản về việc cưỡng chế thu hồi nợ Những văn bản này đều có quy định: trongnhững hợp khách hàng không trả được nợ, NHTM có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay Trên thựctế, các NHTM không làm được điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quanquyền lực nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản đảm bảo chongân hàng để xử lý hoặc việc chuyển tài sản đảm bảo nợ vay để Tòa án xử lý qua con đường tốtụng… cùng nhiều các quy định khác dẫn đến tình trạng NHTM không thể giải quyết được nợ tồnđọng, tài sản tồn đọng.

1.3.2.3 Rủi ro về giá

a Rủi ro lãi suất

Rủi ro lãi suất là khả năng xảy ra những tổn thất ngoài dự kiến gắn với thay đổi của lãi suấtvà nhiều nhân tố khác như cấu trúc và kỳ hạn của tài sản và nguồn, quy mô và kỳ hạn các hợp đồngkỳ hạn…

Các nguyên nhân chính của rủi ro lãi suất bao gồm: sự không cân xứng về kì hạn giữa tài sảnnợ và tài sản có; ngân hàng sử dụng các mức lãi suất khác nhau trong hoạt động huy động vốn và

Trang 18

cho vay (Một ví dụ đơn giản như trường hợp ngân hàng huy động vốn với lãi suất cố định nhưngcho vay, đầu tư với lãi suất biến đổi Khi lãi suất giảm, rủi ro lãi suất sẽ xuất hiện vì chi phí lãi phảitrả lớn hơn lãi thu được, làm giảm lợi nhuận; Ngược lại, khi ngân hàng huy động vốn với lãi suấtbiến đổi nhưng cho vay, đầu tư với lãi suất cố định Khi lãi suất tăng, rủi ro lãi suất sẽ xuất hiện vìchi phí lãi phải trả lớn hơn lãi thu được); Do có sự không phù hợp về khối lượng, thời hạn giữanguồn vốn huy động với việc sử dụng nguồn vốn đó để cho vay; Do tỷ lệ lạm phát dự kiến khôngphù hợp với tỷ lệ lạm phát thực tế làm cho lãi suất thị trường thay đổi khác với dự kiến của ngânhàng khiến vốn của ngân hàng không được bảo toàn sau khi cho vay; Ngoài ra, khi lãi suất thịtrường thay đổi, ngân hàng còn có thể gặp rủi ro giảm giá trị tài sản.

Khi rủi ro lãi suất xuất hiện sẽ làm tăng chi phí nguồn vốn của ngân hàng; giảm thu nhập từtài sản của ngân hàng; làm giảm giá trị thị trường của tài sản có và vốn chủ sở hữu của ngân hàng.

Chúng ta có thể đánh giá rủi ro lãi suất thông qua các chỉ số sau:4

- Hệ số chênh lệch lãi thuần (còn gọi là hệ số thu nhập lãi ròng cận biên NIM – Net InterestMargin).

- Hệ số rủi ro lãi suất (R) – Khe hở nhạy cảm lãi suất (Interest rate sensitive gap).

- Khe hở kỳ hạn (Duration gap).

Theo kinh nghiệm của các nước, để kiểm soát rủi ro lãi suất, các ngân hàng thực hiện cácbiện pháp: Mua bảo hiểm rủi ro lãi suất để chuyển giao toàn bộ rủi ro lãi suất cho cơ quan bảo hiểmchuyên nghiệp; Áp dụng các biện pháp cho vay thương mại (cho vay ngắn hạn) để ngân hàng có thểlinh động thay đổi lãi suất cho vay khi lãi suất thị trường thay đổi theo chiều hướng tăng; Áp dụngchiến lược chủ động trong quản trị rủi ro lãi suất: Nếu ngân hàng có thể dự báo được chiều hướngthay đổi lãi suất, ngân hàng có thể chủ động điều chỉnh khe hở nhạy cảm lãi suất và khe hở kỳ hạnmột cách hợp lý; Vận dụng các kỹ thuật bảo hiểm lãi suất như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai,quyền chọn, Swap.

b Rủi ro tỷ giá hối đoái

Rủi ro tỷ giá hối đoái là dạng rủi ro xuất hiện khi ngân hàng tiến hành các giao dịch trên thịtrường ngoại hối hay khi tỷ giá thay đổi làm thay đổi giá trị tài sản bằng ngoại tệ của ngân hàng.

Tiềm ẩn là đặc điểm cần lưu ý trong rủi ro về tỷ giá Điều này có nghĩa là với trình độ vàphương pháp quản lý rủi ro không phù hợp với hoạt động kinh doanh ngoại tệ, ngân hàng vẫn có thểhoạt động bình thường và thậm chí có lãi trong điều kiện thị trường bình thường, thuận lợi Chỉ đến

Theo Mã Thị Nam Chi: “Rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại các NHTMCP Việt Nam thực trạng và giải

pháp” – Luận văn thạc sĩ kinh tế.

Trang 19

khi tỷ giá biến động bất lợi, thị trường có nhiều biến động, lúc đó mức độ rủi ro tiềm ẩn mới đượchiện thực hóa bằng những khoản lỗ thực sự ngoài dự kiến.

Một số ngân hàng thực hiện kinh doanh ngoại tệ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng Điềunày có nghĩa là khi khách hàng có nhu cầu mua, bán ngoại tệ, ngân hàng mới thực hiện giao dịch đốiứng để đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ của khách hàng Trong trường hợp này, rủi ro ngoại hối củangân hàng ít Ngược lại, những ngân hàng lớn hoạt động đa dạng, năng động trên thị trường quốc tếkhông chỉ kinh doanh ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà còn tự kinh doanh cho bảnthân ngân hàng để thu lợi nhuận (được gọi là hoạt động tự doanh hay còn gọi là đầu cơ) Trongtrường hợp này, rủi ro tỷ giá của ngân hàng rất lớn Các ngân hàng có hoạt động tự doanh như vậyđòi hỏi phải có một cơ chế quản lý rủi ro rõ ràng đầy đủ và phù hợp với mức độ rủi ro của Ngânhàng Trong những năm gần đây, các ngân hàng thường tiến hành nhiều giao dịch ngoại hối để đảmbảo cho lượng ngoại tệ mà ngân hàng cần sử dụng Không những thế, các ngân hàng có mục đíchtìm kiếm lợi nhuận trên thị trường ngoại hối khiến rủi ro về tỷ giá hối đoái ngày càng dễ làm cho cácngân hàng bị tổn thương hơn.

Như chúng ta đã biết, các giao dịch mua bán ngoại tệ của NHTM làm chuyển giao quyền sởhữu về ngoại tệ, từ đó, làm phát sinh trạng thái ngoại tệ trường hoặc đoản Một NHTM duy trì trạngthái ngoại tệ trường sẽ gặp rủi ro hối đoái nếu như ngoại tệ giảm giá; và ngược lại, họ sẽ gặp rủi rokhi ngoại tệ tăng giá trong trường hợp NHTM đó duy trì trạng thái ngoại tệ đoản Điều đó có nghĩalà khả năng rủi ro hối đoái sẽ xảy ra nếu như NHTM đó duy trì trạng thái ngoại tệ mở và tỷ giá trênthị trường biến động Việc giới hạn trạng thái ngoại tệ như vậy chủ yếu là giúp các ngân hàng phòngtránh rủi ro tỷ giá đặc biệt là các ngân hàng có tư tưởng kinh doanh mạo hiểm, hạn chế các ngânhàng này có trạng thái ngoại tệ mở quá lớn so với vốn tự có Bởi khi rủi ro tỷ giá thực sự phát sinh,các ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ mất vốn và nếu để trạng thái ngoại tệ mở quá cao thì ngânhàng sẽ chịu nhiều thua lỗ, giảm năng lực tài chính Thực tế cho thấy, các NHTM thường duy trìtrạng thái ngoại tệ đoản và hậu quả là phải đối mặt với rủi ro tỷ giá khi tỷ giá tăng.

 Giá trị chịu rủi ro (VAR – Value At Risk) là tổn thất dự kiến của ngân hàng đối với

những biến động về tỷ giá Hạn mức giá trị chịu rủi ro là mức tổn thất dự kiến tối đa mà ngân hàngcó thể chịu đựng được.

Giá trị chịu rủi ro = Trạng thái ngoại hối × Độ biến động dự tính của tỷ giá × Tỷ giá đóng cửa

Trong đó:

- Trạng thái ngoại hối được tính theo từng đồng tiền.

- Mức độ biến động tỷ giá dự tính được tính như sau:

Mức độ biến động tỷ giá dự tính (với mức độ tin cậy là 99%)

Trang 20

ứđộ ế độỷá ự í = ∑ ( − )× ,

Trong đó:

- Ln : Hàm lô-ga-rit tự nhiên

- Ei: Tỷ giá vào thời điểm i

- Ei-1: Tỷ giá vào thời điểm i-1

Giá trị chịu rủi ro phản ánh được mức độ rủi ro về tỷ giá trên cơ sở xem xét 2 yếu tố trạngthái ngoại hối và mức độ biến động tỷ giá dự kiến đối với từng đồng tiền Ngoài ra, giá trị chịu rủi rođo lường được mức độ rủi ro về tỷ giá, tức là mức độ tổn thất dự kiến đối với ngân hàng khi tỷ giábiến động Như vậy, hạn mức về giá trị chịu rủi ro cho phép ngân hàng giới hạn được mức độ tổnthất Trong khi đó, hạn mức về trạng thái mặc dù có thể hạn chế rủi ro tỷ giá nhưng chưa tính đến sựbiến động của tỷ giá, nên chưa đo lường được mức độ tổn thất dự kiến và do đó chưa giới hạn đượctổn thất của ngân hàng.

1.3.2.4 Rủi ro hệ thống khác

 Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN:

Bên cạnh những cố gắng và kết quả đạt được, hoạt động thanh tra ngân hàng và đảm bảo antoàn hệ thống chưa có sự cải thiện căn bản về chất lượng Năng lực cán bộ thanh tra, giám sát chưađáp ứng được yêu cầu, thậm chí một số nghiệp vụ kinh doanh và công nghệ mới Thanh tra ngânhàng còn chưa theo kịp Nội dung và phương pháp thanh tra, giám sát lạc hậu, chậm được đổi mới.Vai trò kiểm toán chưa được phát huy và hệ thống thông tin chưa được tổ chức một cách hữu hiệu.Thanh tra tại chỗ vẫn là phương pháp chủ yếu, khả năng kiểm soát toàn bộ thị trường tiền tệ và giámsát rủi ro còn yếu Thanh tra ngân hàng còn hoạt động một cách thụ động theo kiểu xử lý vụ việc đãphát sinh, ít có khả năng ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro và vi phạm Mô hình tổ chức của thanh trangân hàng còn nhiều bất cập.

Do vậy mà có những sai phạm của các NHTM không được thanh tra NHNN cảnh báo, cóbiện pháp ngăn chặn từ đầu, để đến khi hậu quả nặng nề đã xảy ra rồi mới can thiệp Hàng loạt cácsai phạm về cho vay, bảo lãnh tín dụng ở một số NHTM dẫn đến những rủi ro rất lớn, có nguy cơ đedọa sự an toàn của cả hệ thống lẽ ra có thể đã được ngăn chặn ngay từ đầu nếu bộ máy thanh tra pháthiện và xử lý sớm hơn.

Trang 21

 Hệ thống thông tin quản lý còn bất cập:

Hiện nay ở Việt Nam chưa có một cơ chế công bố thông tin đầy đủ về doanh nghiệp và ngânhàng Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng (CIC) của NHNN chưa phải là cơ quan định mức tínnhiệm doanh nghiệp một cách độc lập và hiệu quả, thông tin cung cấp còn đơn điệu, thiếu cập nhậtvà ngoài ra việc kết nối thông tin với trang Web – CIC qua đường X25 của Chi cục tin học ngânhàng còn nhiều trục trặc, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu tra cứu thông tin tại TP.HCM Đó cũnglà thách thức cho hệ thống ngân hàng trong việc mở rộng và kiểm soát tín dụng cho nền kinh tếtrong điều kiện thiếu một hệ thống thông tin tương xứng Nếu các ngân hàng cố gắng chạy theothành tích, mở rộng tín dụng trong điều kiện môi trường thông tin không cân xứng thì sẽ gia tăngnguy cơ nợ xấu cho hệ thống ngân hàng.

1.4Nội dung tính dễ tổn thương – các tiêu chuẩn trên thế giới và Việt Nam để đánh giá mức

độ tổn thương của các ngân hàng thương mại

Tính dễ tổn thương là một khái niệm còn khá trừu tượng và khó để có thể khái quát hoá mộtcách đầy đủ Nhưng trong đề tài này, nhóm nghiên cứu sẽ khái quát nội dung của nó theo cách nêulên cách thức mà các ngân hàng có thể hoạt động tốt, hay nói cách khác chính là phương thức để hạnchế tính dễ tổn thương Đó chính là tính ổn định trong các hoạt động và mức độ an toàn trong cơ cấuvốn, cơ cấu tài chính cũng như trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Sau khi xem xét mứcđộ ổn định trong hoạt động của ngân hàng, chúng ta sẽ cùng xem xét các tiêu chuẩn trên thế giớicũng như những qui định trong nước về độ an toàn hay chính là để đánh giá tính dễ tổn thương củacác ngân hàng thương mại.

1.4.1Mức độ ổn định trong hoạt động của các ngân hàng thương mại

Mức độ ổn định trong hoạt động ngân hàng ở đây thể hiện ở 2 bộ phận là ổn định trong huyđộng vốn và ổn định trong hoạt động cho vay.

1.4.1.1 Ổn định trong huy động vốn

Hoạt động cơ bản của các ngân hàng thương mại là huy động vốn và cho vay, đây là 2 hoạtđộng giúp các ngân hàng thực hiện được chức năng trung gian tài chính của nó Tại các ngân hàngthương mại thì huy động vốn chính là huy động tiền gửi từ các thành phần kinh tế cũng như từ dâncư.

Vốn là nền tảng cho mọi hoạt động của ngân hàng, ngân hàng nào có vốn mạnh thì sẽ cónhiều lợi thế trong kinh doanh Nếu ngân hàng nào huy động được nhiều tiền gửi thì sẽ có đượcnguồn tiền ổn định để dùng trong hoạt động cho vay, không bị khan hiếm tiền Quy mô lượng tiềngửi cùng với vốn tự có của ngân hàng sẽ góp phần làm tăng uy tín của ngân hàng và đặc biệt là tăng

Trang 22

tính thanh khoản cho ngân hàng, giúp cho ngân hàng hạn chế được tính dễ tổn thương vốn có trướcnhững biến động của thị trường, những thay đổi tâm lý đột ngột của những người gửi tiền.

Có thể nói tiền gửi là bộ phận quan trọng nhất trong tài sản nợ của từng ngân hàng thươngmại cũng như toàn bộ hệ thống ngân hàng Sự ổn định của tiền gửi được biểu hiện ở tốc độ tăng tiềngửi, biến động của cơ cấu tiền gửi (tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửibằng nội tệ, tiền gửi bằng ngoại tệ…).

Ở đây, chúng tôi muốn chú trọng đến tính ổn định trong huy động vốn do chính bản thân cácNHTM Ngoài các nhân tố khách quan quyết định đến quy mô nguồn vốn huy động tiền gửi: chínhsách tiền tệ, chính sách tài chính của Chính phủ; thu nhập và động cơ của người gửi tiền …, cácNHTM phải có được những chính sách phát triển đúng đắn, thường xuyên nâng cao chất lượng dịchvụ và chăm sóc khách hàng ngày càng tốt hơn, có chính sách cạnh tranh về lãi suất và đa dạng hoácác hình thức gửi tiền thì mới có thể tạo được sự ổn định trong huy động vốn.

- Lãi suất: lãi suất cao sẽ làm tăng chi phí, giảm thu nhập tiềm năng của ngân hàng Nhưngtrước áp lực cạnh tranh, các ngân hàng buộc phải duy trì lãi suất cạnh tranh để thu hút khách hàngmới và giữ chân khách hàng cũ.

- Chất lượng dịch vụ ngân hàng: Các ngân hàng có dịch vụ tốt và đa dạng sẽ có lợi thế hơn cácngân hàng khác; Trụ sở kiên cố, phòng gửi tiền an toàn, tiện nghi cũng tạo nên ưu thế cho ngânhàng; Đội ngũ nhân sự rất quan trọng trong việc phát triển quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng.Với đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp, các khách hàng sẽ yên tâm hơn khi nhận đượcsự tư vấn của họ Điều đó làm hình ảnh của ngân hàng có ấn tượng sâu sắc trong lòng khách hàng.

Trang 23

- Các chính sách của ngân hàng (chính sách tín dụng, chính sách đầu tư, chính sách ngânquỹ,…) là một tiêu chuẩn đo lường quan trọng để đánh giá năng lực, trình độ của các nhà quản lýngân hàng Một ngân hàng luôn đề ra những chính sách đúng đắn sẽ được khách hàng tin tưởng khigiao dịch.

1.4.1.2 Ổn định trong hoạt động cho vay

Cho vay là hoạt động cơ bản tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, ngoài ra ở tầm vĩ mô nó còn làmột trong những yếu tố quyết định đầu tư và tăng trưởng kinh tế.

Ổn định trong hoạt động cho vay biểu hiện tốc độ tăng các khoản cấp tín dụng Tính ổn địnhnày giúp cho ngân hàng duy trì được nguồn lợi nhuận và tránh việc ứ đọng vốn tại ngân hàng.

 So sánh tốc độ tăng trưởng tiền gửi và tốc độ tăng trưởng hoạt động cho vay:

- Nếu tốc độ tăng tiền gửi nhanh hơn tốc độ tăng cho vay trong một thời gian dài có thể đẩyngân hàng vào tình thế tiến thoái lưỡng nan do dư thừa nguồn vốn mà không cho vay được trong khivẫn phải chi trả lãi cho những người gửi tiền Hệ quả là ngân hàng buộc phải giảm tốc độ tăng tiềngửi thông qua việc giảm lãi suất hay cố gắng tăng nhanh tốc độ cho vay thông qua việc nới lỏng cácđiều kiện cho vay Cả 2 biện pháp này đều có khả năng làm mất uy tín, niềm tin hay tăng rủi ro chongân hàng, tức là làm gia tăng tính dễ tổn thương cho chính ngân hàng.

- Nếu tốc độ tăng tiền gửi thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng cho vay thì ngân hàng dễlâm vào tình trạng khan hiếm nguồn vốn cho vay, buộc ngân hàng phải tăng lãi suất tiết kiệm để thuhút tiền gửi Tuy nhiên, việc này không phải là dễ dàng trong điều kiện tự do hoá lãi suất như hiệnnay và quan trọng hơn là khi tăng lãi suất tiết kiệm tương ứng cũng sẽ làm cho lãi suất cho vay tăngcao, từ đó làm giảm tốc độ cho vay của ngân hàng xuống quá thấp Như thế, có thể ngân hàng lại

Trang 24

phải điều chỉnh các điều kiện cho vay xuống, đồng thời cũng làm gia tăng tính dễ tổn thương chongân hàng.

- Như vậy, ta có thể thấy một cách rất rõ ràng rằng khi tốc độ tăng trưởng tiền gửi và cho vayđều đặn, không có đột biến và khoảng cách giữa 2 tốc độ này không quá lớn sẽ đảm bảo cho sự ổnđịnh trong hoạt động của ngân hàng Qua đó giúp tăng uy tín cũng như niềm tin cho ngân hàng, tạosự ổn định cho ngân hàng phát triển và quan trọng nhất chính là giảm khả năng bị tổn thương củachính nó.

1.4.2Mức độ an toàn trong hoạt động của các ngân hàng thương mại

1.4.2.1 Đánh giá theo các tiêu chuẩn trong Hiệp ước Basel I và II

a Basel I

Sau một thời gian hoạt động, Ủy ban đã nghiên cứu và đưa ra các yêu cầu về an toàn vốn,được ban hành lần đầu vào năm 1988 và gọi là Basel I Hiệp ước Basel I năm 1988 mang tính chấtthỏa thuận quốc tế và các tiêu chuẩn về vốn đã trở thành chuẩn mực quốc tế về vốn tự có Nó quyđịnh về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và quản lý rủi ro tín dụng đối với ngân hàng, là một trong nhữngcăn cứ, tiêu chuẩn để các ngân hàng của các quốc gia trên thế giới áp dụng quản lý, bảo đảm an toàntrong hoạt động Tuy nhiên, Basel I mới chỉ đề cập đến những rủi ro về tín dụng chứ chưa đề cậpđến những rủi ro khác như rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất Nội dung cơ bản củahiệp ước Basel I chủ yếu về yêu cầu vốn tối thiểu.

Vốn tự có:

 Vốn cấp 1, cấp 2 và cấp 3

- Cấp 1 - Vốn nòng cốt

 Vốn chủ sở hữu vĩnh viễn.

 Dự trữ công bố (Lợi nhuận giữ lại).

 Lợi ích thiểu số (Minority interest) tại các công ty con, có hợp nhất báo cáo tài chính.

 Lợi thế kinh doanh (goodwill).

- Cấp 2 – Vốn bổ sung

 Lợi nhuận giữ lại không công bố.

 Dự phòng đánh giá lại tài sản.

 Dự phòng chung/dự phòng thất thu nợ chung.

 Công cụ vốn hỗn hợp.

 Vay với thời hạn ưu đãi.

 Đầu tư vào các công ty con tài chính và các tổ chức tài chính khác.

Trang 25

- Cấp 3 (Dành cho rủi ro thị trường) - Vay ngắn hạn

Vốn cấp 1 ≥ Vốn cấp 2 + Vốn cấp 3

 Vốn tính theo rủi ro gia quyền

Tài sản tính theo rủi ro gia quyền (RWA) = Tổng (Tài sản x Mức rủi ro phân định cho từngtài sản trong bảng CĐKT) + Tổng (Nợ tương đương x Mức rủi ro ngoại bảng)

Tỉ lệ an toàn vốn (CAR) - Định mức về vốn:

 Tỉ lệ an toàn vốn (CAR):

Tỉ lệ này được phát triển bởi BCBS với mục đích củng cố hệ thống ngân hàng quốc tế, đốitượng ban đầu là những ngân hàng hoạt động quốc tế, nhưng sau này đã được thực thi trên hơn 100quốc gia.

Ngân hàng phải giữ lại lượng vốn bằng ít nhất 8% của rổ tài sản, được tính toán theo nhiềuphương pháp khác nhau và phụ thuộc vào độ rủi ro của chúng.

Trang 26

Ngoài rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường đã được qui định tại Basel I, Basel II bổ sung thêmmột loại rủi ro nữa là rủi ro hoạt động (rủi ro hoạt động là rủi ro xảy ra tổn thất do các qui trình, hệthống hay nhân viên trong nội bộ ngân hàng vận hành không tốt hoặc do các nguyên nhân kháchquan bên ngoài Đây là một trong những rủi ro trầm trọng mà ngân hàng thường phải đối mặt trongquá trình hoạt động) Basel II vẫn qui định mức vốn an toàn tối thiểu là 8% và chỉ thay đổi cách tínhở mẫu số trong công thức tính tỉ lệ đủ vốn Theo đó, mẫu số phải bao gồm cả ba loại rủi ro: rủi ro tíndụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động Basel II đã bãi bỏ cách tiếp cận rủi ro của Basel I và thaybằng cách phân định các mức rủi ro trên cơ sở xếp hạng chính xác hơn mức độ rủi ro, các ngân hàngsẽ phải phụ thuộc chủ yếu vào kết quả xếp hạng và đánh giá độ tín nhiệm của các tổ chức độc lậpnhư Moody, S&P Hệ thống đo lường theo Basel II phức tạp hơn, nhưng có khả năng đánh giá chínhxác mức độ an toàn vốn.

Basel II sử dụng khái niệm “ba trụ cột”:

 Yêu cầu về vốn tối thiểu.

 Giám sát.

 Quy luật thị trường - để nâng cao tính ổn định trong hệ thống tài chính.

Trụ cột thứ I: Yêu cầu về vốn tối thiểu

Trụ cột thứ I liên quan tới việc duy trì vốn bắt buộc Lượng vốn duy trì được tính toán theoba yếu tố rủi ro chính mà ngân hàng phải đối mặt: rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành và rủi ro thịtrường Những loại rủi ro khác không được coi là có thể lượng hóa hoàn toàn ở bước này.

Trang 27

 Bốn nguyên tắc để xem xét giám sát

- Ngân hàng nên có một quy trình xác định mức độ vốn nội bộ theo mức rủi ro và chiến lượcduy trì mức vốn của họ.

- Các giám sát viên nên xem xét và đánh giá việc xác định mức độ vốn nội bộ và chiến lượccủa ngân hàng, cũng như khả năng giám sát và đảm bảo tuân thủ tỉ lệ vốn tối thiểu.

- Khuyến nghị rằng ngân hàng nên giữ mức vốn cao hơn mức tối thiểu theo quy định.

- Những người giám sát sẽ tìm cách thâm nhập vào những giai đoạn đầu tiên để ngăn cản mứcvốn giảm xuống dưới mức tối thiểu.

 Tính toán tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu

- Khung hiệp ước mới bao gồm cả:

 Định nghĩa hiện tại về vốn thường xuyên.

 Yêu cầu tỉ lệ vốn tối thiểu trên tài sản tính theo độ rủi ro gia quyền phải từ 8% trởlên.

CAR = (Vốn cấp I + Vốn cấp II + Vốn cấp III)/RWA

 Rủi ro thị trường

Hai phương pháp để đo rủi ro thị trường (bất biến):

- Cách tiếp cận chuẩn hóa.

- Cách tiếp cận mô hình nội bộ (mô hình giá trị khi rủi ro: Value-at-Risk).

 Rủi ro tín dụng

Rủi ro có nguyên nhân từ sự không chắc chắn về khả năng hoặc độ sẵn sàng của một đối tácthực thi các nghĩa vụ trong hợp đồng.

- Cách tiếp cận tiêu chuẩn có điều chỉnh:

 Tăng cường độ nhạy cảm đối với rủi ro so với Hiệp ước 1988 Song giống như hiệpước 1988, trọng số rủi ro được quyết định bởi phân loại người vay (chính phủ, ngân hàng, doanhnghiệp).

 Trọng số rủi ro dựa vào phân loại tín dụng bên ngoài (nếu có).

 Gia tăng độ nhạy cảm về rủi ro.

 Hướng tới các ngân hàng mong muốn có một khung vốn đơn giản.

Yêu cầu vốn tối thiểu = Mức độ nhạy cảm x Trọng số rủi ro (%) x 8%

- IRB cơ bản (F-IRB) và IRB nâng cao (A-IRB):

 Dựa vào tính toán nội bộ của một ngân hàng.

 Nhạy cảm hơn nhiều đối với rủi ro.

 Đi cùng với các tiêu chuẩn tối thiểu và yêu cầu công bố thông tin.

Trang 28

Trụ cột thứ III: Quy luật thị trường

Trụ cột thứ III làm gia tăng một cách đáng kể các thông tin mà một ngân hàng phải công bố.Phần này được thiết kế để cho phép thị trường có một bức tranh hoàn thiện hơn về vị thế rủi ro tổngthể của ngân hàng và cho phép các đối tác của ngân hàng định giá và tham gia chuyển giao một cáchhợp lý.

 Các phương pháp đo lường rủi ro theo Basel II bao gồm:

- Các phương pháp đo lường rủi ro tín dụng:

 Phương pháp chuẩn hóa: phụ thuộc vào đánh giá của các tổ chức xếp hạng tín nhiệmđộc lập.

 Phương pháp dựa trên hệ thống đánh giá nội bộ cơ bản: Các ngân hàng đưa ra nhữngkhoản rủi ro ngầm định.

 Phương pháp dựa trên hệ thống đánh giá nội bộ tiên tiến: Các ngân hàng đưa ra mộtloạt thông tin đầu vào về rủi ro.

- Các phương pháp đo lường rủi ro thị trường:

 Phương pháp chuẩn hóa: Do cơ quan quản lý ngân hàng thiết lập.

 Phương pháp sử dụng các mô hình nội bộ: Các ngân hàng áp dụng các mô hình nộibộ.

- Các phương pháp đo lường rủi ro hoạt động:

 Phương pháp dùng chỉ tiêu cơ bản: Một chỉ tiêu áp dụng cho một qui định.

 Phương pháp chuẩn hóa: Nhiều chỉ tiêu áp dụng cho một qui định.

 Phương pháp đo lường nội bộ nâng cao (AMA): Các ngân hàng áp dụng các mô hìnhnội bộ.

Trong các phương pháp đo lường rủi ro hoạt động thì phương pháp dùng chỉ tiêu cơ bản vàphương pháp chuẩn hóa chủ yếu áp dụng đối với những ngân hàng không phải đối mặt với mức độrủi ro lớn về hoạt động do nội dung hoạt động hay do phạm vi hoạt động Tuy nhiên, để áp dụngphương pháp chuẩn hóa, ngân hàng phải có hệ thống quản lý rủi ro hoạt động đáp ứng đầy đủ nhữngyêu cầu tối thiểu qui định tại Basel II.

Cả hai phương pháp đều đòi hỏi ngân hàng phải duy trì số lượng vốn tương ứng với một tỉ lệphần trăm nhất định so với tổng giá trị rủi ro hoạt động xác định được Theo phương pháp chỉ số cơbản, để tính toán lượng vốn tối thiểu cần đảm bảo đối với rủi ro hoạt động, ngân hàng lấy tổng thunhập bình quân hàng năm trong 3 năm gần nhất nhân với 0.15 (hệ số này do Ủy ban Basel qui định,

Trang 29

thể hiện tương quan giữa mức vốn tối thiểu chung của toàn hệ thống với mức chỉ số chung của toànhệ thống).

Tổng thu nhập này bằng thu nhập thuần từ tiền lãi cộng với thu nhập thuần không phải từtiền lãi, là thu nhập trước khi trích lập dự phòng, không bao gồm các khoản lỗ/lãi thu được từ kinhdoanh chứng khoán, bảo hiểm và các khoản thu nhập bất thường.

Theo phương pháp chuẩn hóa, các nội dung hoạt động của ngân hàng được chia thành 8 lĩnhvực Theo đó, ngân hàng sẽ tính toán lượng vốn tối thiểu cần đảm bảo cho từng lĩnh vực kinh doanhbằng cách nhân thu nhập thuần từ lĩnh vực kinh doanh đó với các hệ số tương ứng theo qui định củaỦy ban Giám sát ngân hàng thuộc BIS (Phụ lục 2) Lượng vốn tối thiểu đối với rủi ro hoạt động củatoàn ngân hàng sẽ bằng tổng vốn tối thiểu của từng lĩnh vực kinh doanh.

Trong các phương pháp đo lường rủi ro hoạt động đối với phương pháp đo lường nâng cao,mức vốn tối thiểu ngân hàng cần duy trì sẽ tương đương với mức rủi ro mà ngân hàng tính toánđược bằng hệ thống đo lường rủi ro hoạt động nội bộ của ngân hàng Tuy nhiên, để áp dụng phươngpháp này, một ngân hàng phải đảm bảo các tiêu chuẩn định tính và định lượng do Ủy ban đề ra vàphải được cơ quan thanh tra giám sát chấp thuận.

Basel II cho phép TCTD sử dụng các phương pháp nội bộ để tính toán các yêu cầu về vốnđối với rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động, nhưng cũng qui định các TCTD phải công bố thông tinđầy đủ cho các thành viên tham gia thị trường, giúp các thành viên tham gia thị trường hiểu biết vềmối quan hệ giữa danh mục rủi ro và vốn của một ngân hàng cũng như sự lành mạnh của nó so vớicác thành viên tham gia thị trường Công bố thông tin phải phản ánh được tình hình tài chính củangân hàng, trong đó yêu cầu đầu tiên là đủ vốn và sau đó là các danh mục rủi ro tương ứng nhằmđảm bảo tính minh bạch và bình đẳng trong cạnh tranh và giảm thiểu rủi ro hệ thống, góp phần củngcố sự lành mạnh và an toàn cho hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính.

Các phương pháp đo lường và qui chuẩn của Basel II cũng khuyến khích các ngân hàng tựquản lý bằng việc áp dụng những phương pháp đánh giá nội bộ về nhu cầu sử dụng vốn, chú ý đếntình trạng rủi ro của ngân hàng, đưa nhiều hơn yếu tố thị trường vào hệ thống ngân hàng thông quayêu cầu công bố thông tin, cho phép các bên tham gia đánh giá được rủi ro và mức vốn hóa thực sựcủa những chủ thể khác nhau.

Trang 30

1.4.2.2 Đánh giá theo các qui định tại Việt Nam

a Quyết định số 457 qui định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng

Qua nhiều lần sửa đổi và bổ sung Quyết định 457, sau đây là một số nội dung chính củaQuyết Định 457 đánh giá về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng:

 Vốn tự có

Một trong những điểm mới lớn nhất của Quyết Định 457 là lần đầu tiên đưa ra một địnhnghĩa tương đối đầy đủ và cụ thể về “vốn tự có” của các tổ chức tín dụng Theo quy định của LuậtCác Tổ Chức Tín Dụng, vốn tự có được định nghĩa bao gồm “giá trị thực có của vốn điều lệ, các quỹdự trữ, một số tài sản “Nợ” khác của tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân Hàng Nhà Nước,” vàvốn tự có là căn cứ để tính toán các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng Mặc dù vậy,Luật Các Tổ Chức Tín Dụng không có bất kỳ quy định cụ thể nào về các tài sản “Nợ” khác.

Quyết Định 457 lần đầu tiên cho phép các tổ chức tín dụng được phép xác định vốn tự có củamình theo hai cấp (Phụ lục 3), trong đó về cơ bản vốn cấp 1 bao gồm vốn điều lệ và các quỹ dự trữvà vốn cấp 2 là các nguồn vốn tự bổ sung hoặc có nguồn gốc từ bên ngoài của tổ chức tín dụng.

Việc xác định vốn tự có theo hai cấp theo Quyết Định 457 sẽ cho phép các ngân hàng thươngmại trong nước tính toán cụ thể và nâng cao được mức vốn tự có của mình vốn dĩ trước đây phầnlớn chỉ được tính trên cơ sở vốn cấp 1 Do vậy nay các tổ chức tín dụng cũng sẽ dễ dàng hơn trongviệc tuân thủ các tỷ lệ an toàn tính trên cơ sở vốn tự có.

Các tổ chức tín dụng phải trừ khỏi vốn tự có của mình: toàn bộ phần giá trị giảm đi của cáctài sản cố định hay chứng khoán đầu tư do định giá lại, tổng số vốn góp hoặc cổ phần trong tổ chứctín dụng khác, phần góp vốn, liên doanh, mua cổ phần của quỹ đầu tư, doanh nghiệp vượt mức 15%vốn tự có, và lỗ kinh doanh kể cả các khoản lỗ lũy kế.

 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

Tổ chức tín dụng (trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài) phải duy trì tỷ lệ tối thiểu 8% giữavốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro Tổng tài sản “Có” rủi ro là tổng tài sản “Có” nội bảng (baogồm, ngoài những mục khác, tiền mặt, vàng, tiền gửi, các khoản cho vay và các khoản phải đòi) vàtài sản “Có” ngoại bảng (bao gồm, ngoài các mục khác, cam kết bảo lãnh, cho vay, thư tín dụng vàchấp nhận thanh toán) được điều chỉnh theo hệ số rủi ro.

Dựa trên mức độ rủi ro, các hệ số rủi ro cho tài sản “Có” nội bảng gồm 5 nhóm là 150%,100%, 50%, 20% và 0% Tuy nhiên, đối với tài sản “Có” ngoại bảng thì phụ thuộc vào mức độ rủiro tương đối so với việc cấp tín dụng trực tiếp, giá trị của tài sản này trước tiên phải được chuyểnđổi từ giá trị ngoại bảng sang nội bảng theo các hệ số chuyển đổi 100%, 50%, 20% và 0% trước khi

Trang 31

nhân với các hệ số rủi ro (gồm 3 nhóm là 100%, 50% và 0%) Ví dụ, một khoản bảo lãnh dự thầu cógiá trị 1.000.000 đồng có hệ số chuyển đổi là 50% và hệ số rủi ro là 100% thì giá trị tài sản “Có” rủiro tương ứng sẽ là (1.000.000 Đồng x 50% x 100% = 500.000 Đồng).

Trên thực tế hiện nay, có lẽ hầu như không có ngân hàng thương mại quốc doanh nào đạtđược tỷ lệ 8% Do vậy, NHNN quy định thời hạn tối đa 3 năm kể từ ngày Quyết Định 457 có hiệulực thi hành (ngày 15 tháng 5 năm 2005) để các ngân hàng thương mại quốc doanh tăng tỷ lệ an toànvốn tối thiểu bằng mức quy định trong đó mỗi năm tăng tối thiểu 1/3 số tỷ lệ còn thiếu Tuy nhiên,các tổ chức tín dụng ngoài quốc doanh mà chưa được đạt được tỷ lệ 8% sẽ không được hưởng lợi từquy định gia hạn này Trước mắt có thể một số ngân hàng sẽ phải kêu gọi thêm vốn góp để nângmức vốn tự có của mình lên.

 Giới hạn tín dụng đối với khách hàng

Quyết Định 457 yêu cầu các tổ chức tín dụng (trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài) phải xâydựng chính sách nội bộ về các tiêu chí xác định một khách hàng và “nhóm khách hàng liên quan” vàcác giới hạn tín dụng áp dụng cho từng loại đối tượng này.

“Nhóm khách hàng có liên quan” là một khái niệm mới theo Quyết Định 457 Đây là mộtkhái niệm rất rộng và tiêu chí chung để xác định “nhóm khách hàng có liên quan” được xác lập trêncơ sở quan hệ sở hữu (ví dụ, một khách hàng cá nhân sở hữu tối thiểu 25% hoặc một khách hàngpháp nhân sở hữu tối thiểu 50% vốn điều lệ của một khách hàng pháp nhân khác), quan hệ quản trị,điều hành (ví dụ, một khách hàng cá nhân giữ chức danh chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốctrong một khách hàng pháp nhân khác), hoặc quan hệ thành viên (ví dụ, một công ty hợp danh vàthành viên hợp danh của công ty đó cùng là khách hàng của một ngân hàng) giữa hai hay nhiềukhách hàng có quan hệ tín dụng với tổ chức tín dụng.

 Tỷ lệ về khả năng chi trả

Tổ chức tín dụng phải thường xuyên đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả như sau:

- Tỷ lệ tối thiểu 25% giữa giá trị các tài sản “Có” có thể thanh toán ngay (tại mọi thời điểm) vàcác tài sản “Nợ” sẽ đến hạn thanh toán trong thời gian 1 tháng tiếp theo.

- Tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản “Có” có thể thanh toán ngay trong khoảng thời gian 7ngày làm việc tiếp theo và tổng tài sản “Nợ” phải thanh toán trong khoảng thời gian 7 ngày làm việctiếp theo.

 Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn

Các ngân hàng thương mại được sử dụng tối đa 40% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trungvà dài hạn Đối với các tổ chức tín dụng khác, tỷ lệ này là 30% Nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng

Trang 32

để cho vay trung và dài hạn bao gồm tiền gửi (không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn dưới 12 tháng), tiền gửitiết kiệm của cá nhân (không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn dưới 12 tháng), và nguồn vốn huy động từ pháthành giấy tờ có giá ngắn hạn.

 Giới hạn vốn góp, mua cổ phần

Tổ chức tín dụng được sử dụng tối đa 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của mình để đầu tư vàocác doanh nghiệp, quỹ đầu tư, đầu tư dự án và vào các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức gópvốn đầu tư, liên doanh hoặc mua cổ phần Mức đầu tư vào một khoản đầu tư thương mại như vậykhông được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp, quỹ đầu tư hoặc 11% giá trị dự án đầu tư.Các trường hợp đầu tư vượt mức quy định nêu trên phải được NHNN chấp thuận.

b Quyết định 493 về phân loại nợ và trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng tronghoạt động ngân hàng

Ngày 22/4/2005 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNNban hành và quyết định này đã được sửa đổi, bổ sung ở Quyết định 18/2007 – NHNN quy định vềphân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng củatổ chức tín dụng theo thông lệ quốc tế Nhằm đánh giá chính xác thực trạng, chất lượng hoạt độngcủa hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và từng tổ chức tín dụng nói riêng trên cơ sở chuẩnmực quốc tế.

Quyết định 493 đã tiến dần đến những đánh giá mang các yếu tố định tính và dự phòng đượcchia thành dự phòng chung và dự phòng cụ thể đã hướng tới khuôn khổ thuộc dự phòng theo BaselII đã và đang được hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam áp dụng và nó cũng đã thể hiệnđược tác dụng của nó trong việc đảm an toàn trong hoạt động cho vay của hệ thống ngân hàngthương mại Việt Nam Cần có nhiều hơn nữa hoạt động giám sát của ngân hàng nhà nước về việcthực hiện các quyết định đã ban hành nhằm hoàn thiện hơn và thực tiễn hơn các quyết định đượcban hành.

 Phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể

Trong thời gian tối đa ba (03) năm kể từ ngày Quy định này có hiệu lực, tổ chức tín dụngphải xây dựng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để hỗ trợ cho việc phân loại nợ, quản lý chấtlượng tín dụng phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế của tổ chức tín dụng (không bắtbuộc áp dụng đối với tổ chức tín dụng là ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn và quỹ tín dụngnhân dân cơ sở).

NHNN đã đưa ra được cách phân loại nợ cho các tổ chức tín dụng gồm 5 nhóm và dự phòngcần trích lập như sau:

Trang 33

Trường hợp tài sản bảo đảm không đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên hoặc không phát

mại được, giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm đó (C) quy định tại Khoản 1 Điều này phải coi là

bằng không (0).

Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm (C) được xác định trên cơ sở tích số giữa tỷ lệ khấu trừ

quy định tại Khoản 4 Điều này với:

- Giá trị thị trường của vàng tại thời điểm trích lập dự phòng cụ thể;

- Mệnh giá của trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc và các loại giấy tờ có giá, trừ tráiphiếu của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp;

- Giá trị trên thị trường chứng khoán của chứng khoán do doanh nghiệp và tổ chức tín dụngkhác phát hành được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoántại thời điểm trích lập dự phòng cụ thể;

- Giá trị của tài sản bảo đảm là chứng khoán do doanh nghiệp và tổ chức tín dụng khác pháthành chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán, động

Trang 34

sản, bất động sản và các tài sản bảo đảm khác ghi trong biên bản định giá gần nhất được tổ chức tíndụng và khách hàng thống nhất (nếu có) hoặc hợp đồng bảo đảm;

- Giá trị còn lại của tài sản cho thuê tài chính tính theo hợp đồng cho thuê tài chính tại thờiđiểm trích lập dự phòng cụ thể;

- Giá trị của tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay tương ứng số tiền giải ngân theo hợp đồngtín dụng tại thời điểm trích lập dự phòng cụ thể.

Tỷ lệ khấu trừ để xác định giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm (C) do tổ chức tín dụng tự

xác định trên cơ sở giá trị có thể thu hồi từ việc phát mại tài sản bảo đảm sau khi trừ đi các chi phíphát mại tài sản bảo đảm dự kiến tại thời điểm trích lập dự phòng cụ thể, nhưng không được vượtquá tỷ lệ khấu trừ tối đa quy định.

Trang 35

Kết luận chương 1

Tính dễ tổn thương của các NHTM là một khái niệm còn mới mẻ và chưa có nhiều nghiêncứu tại thị trường ngân hàng Việt Nam Đó là là sự nhạy cảm, tính dễ bị đổ vỡ của các NHTM trướccác cú sốc nội sinh và ngoại sinh của nền kinh tế Hay nói cách khác, tình trạng dễ tổn thương là tìnhtrạng tài chính thiếu ổn định và thiếu an toàn trong hoạt động của các NHTM.

Tính dễ tổn thương là vấn đề thuộc về bản chất của hoạt động ngân hàng, chịu tác động củanhiều yếu tố nội sinh lẫn ngoại sinh đan xen lẫn nhau Nó ảnh hưởng đến các hoạt động và khả năngtồn tại của các NHTM trong tương quan giữa nhiều nhân tố đó.

Chương này đã đưa ra một cái nhìn từ khái quát đến chi tiết về tính dễ tổn thương của cácNHTM cả về nội dung cũng như một số cách để định lượng Những điều đó đã cho thấy rằng chúngta ngày càng phải chú trọng việc xác định và đánh giá tính dễ tổn thương của các NHTM trong giaiđoạn hiện nay Nhưng để có thể hiểu rõ hơn về tính dễ tổn thương thì trước hết chúng ta cần phải đitìm hiểu các nghiên cứu thực nghiệm trên thị trường ngân hàng thế giới, điều này sẽ được thực hiệnở chương 2 của đề tài.

Trang 36

Chương 2 Các nghiên cứu và bằng chứng thực nghiệm trên thế giới về tính dễ tổn thương củacác ngân hàng thương mại

2.1Xem xét tính dễ tổn thương của các ngân hàng Mỹ trong cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ

Khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ năm 2007 là cuộc khủng hoảng trong nhiều lĩnh vực tài chính(tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán) diễn ra từ năm 2007 và cho đến tận nay những ảnh hưởng của nóđến nền kinh tế thế giới vẫn đang được khắc phục Cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ cuộc khủnghoảng tín dụng nhà ở thứ cấp Và bản thân nó lại là nguồn gốc trực tiếp của cuộc khủng hoảng tàichính toàn cầu mà tâm điểm là năm 2008.

Cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ bắt đầu xảy ra từ tháng 8/2007 khi Công ty thế chấp nhàMỹ (American Home Mortgage) - tập đoàn cho vay thế chấp mua nhà lớn nhất Hoa Kỳ nộp đơn xinphá sản Liên tục trong các quý I, II năm 2008, các ngân hàng và các tập đoàn đầu tư bất động sảnlớn ở Mỹ như Ngân hàng đầu tư Bear Steams (tháng 3/2008), các tập đoàn bảo lãnh tín dụng nhà đấtFannie Mae và Freddie Mac (7/2008) đã suy sụp Đặc biệt, cuộc khủng hoảng tài chính này thựcsự bùng nổ vào giữa tháng 9/2008, khi hàng loạt tập đoàn lớn như Merrill Lynch, Tập đoàn bảohiểm American International Group (AIG) điêu đứng và ngân hàng lớn thứ 4 của Mỹ, LehmanBrothers, tuyên bố phá sản Từ Phố Wall đến Tokyo, Thượng Hải các chỉ số chứng khoán đều tuộtdốc mạnh Tại châu Âu, Paris, London, Frankfurt hay Amsterdam cùng chung số phận Thị trườngMátxcơva cũng lâm vào tình trạng hoảng loạn đến nỗi phải tạm đóng cửa để chờ cho "cơn bão" điqua.

Nước Mỹ chao đảo và thế giới sửng sốt trước sự suy sụp của hàng loạt tên tuổi lớn trong hệthống tài chính Mỹ và không ít người đã ví cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ hiện nay với cuộc Đạikhủng hoảng 1929 - 1933, hoặc chí ít đang đặt nước Mỹ và thế giới trước các chấn động lớn vượt rangoài các chấn động chu kỳ thông thường.

theo mô hình CAMELS

Và với việc ngày càng tạo ra nhiều hơn những công cụ tài chính mới góp phần tăng lợi nhuậncủa mình lên, các ngân hàng đã phải gánh chịu những rủi ro tất yếu mà kết cục cuối cùng đã đượcnhìn thấy trong cơn đại khủng hoảng vừa qua Tính đến 31/05/2010, số lượng các ngân hàng bị sụp

đổ hay bị mua lại tại Mỹ đã là 218 ngân hàng.5

5Theo thanhnien.com.vn

Trang 37

Bảng 2.1: Những công ty cổ phần lớn nhất tại Mỹ theo hồ sơ của FED – 31/12/2008 (Tỷ $)

Công ty cổ

phần MỹThành phố

Công ty cổphần hàng

đầu tạinước ngoài

Tổngtài sản

NPL &Chứngkhoánnợ/ Vốncấp 1 &LLR

Tỷ lệ

bẩyvốncấp 1

Tỷ lệtổng

vốncó rủi

Nợ xoásổ ròng/

J.P Morgan

Chase & Co New York $2,175 17.04 6.92 14.85 1.23 1.53 3.04

Citigroup, Inc New York $1,947 22.07 6.10 15.69 1.57 2.35 4.09

Bank of

Wells Fargo& Company

Taunus Corp New York Deutsche

Bank AG $397 N/A -2.26 -13.79 0.12 0.06 0.29

BarclaysGroup U.S.,

Corp

Trang 38

Banks, Inc.

State Street

Capital OneFinancial

CitizensFinancialGroup, Inc.

Royal Bankof Scotland

Trang 39

Corp Francisco UFJ FinlGroup

NPL - Nonperforming Loans: Nợ xấu – Nợ quá hạn 90 ngày hoặc hơn, hoặc trong tình trạng khôngthu được lãi.

NPA - Nonperforming Assets: NPL và tài sản thực có thể thu hồi.LLR - Loan loss reserves :Dự phòng thất thu nợ.

TL - Total Loans and Leases :Tổng nợ và các hợp đồng cho thuê.

Nguồn: Highline Financial, SNL Securities.

Đánh giá phân tích theo chỉ tiêu CAMELS là một phương pháp hoặc một công cụ dùng đểphân tích tình hình hoạt động và rủi ro của một ngân hàng Trong phần này, chúng ta cùng đi đánhgiá tính dễ tổn thương của các ngân hàng Mỹ trong cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua.

Hệ thống phân tích CAMELS được áp dụng nhằm đánh giá độ an toàn, khả năng sinh lời vàthanh khoản của ngân hàng An toàn được hiểu là khả năng của ngân hàng bù đắp được mọi chi phívà thực hiện được các nghĩa vụ của mình Tiêu chí an toàn được đánh giá thông qua đánh giá mứcđộ đủ vốn, chất lượng tín dụng (tài sản có) và chất lượng quản lý Khả năng sinh lời là việc ngânhàng có thể đạt được một tỷ lệ thu nhập từ số tiền đầu tư của chủ sở hữu hay không Thanh khoản làkhả năng đáp ứng được mọi nhu cầu về vốn theo kế hoạch hoặc bất thường Cần luôn luôn lưu ý làcác báo cáo tài chính không thể cung cấp đầy đủ mọi thông tin mà người phân tích muốn có để đánhgiá mức độ an toàn, khả năng sinh lời và thanh khoản của ngân hàng Do đó, cần kết hợp việc phântích theo CAMELS với những đánh giá định tính của ngân hàng để có thể thu đuợc kết quả phântích ngân hàng kỹ lưỡng và hữu ích.

Trang 40

Ở Mỹ, mô hình CAMELS được áp dụng phân loại các ngân hàng ra thành 5 nhóm (thừa vốn,đủ vốn, thiếu vốn, thiếu vốn đáng kể và thiếu vốn trầm trọng) Dựa trên việc phân loại đó, Cục Dựtrữ liên bang Mỹ cùng các cơ quan chính phủ sẽ tập trung vào nhóm ngân hàng nào "sức khỏe yếu"để đưa ra biện pháp phòng ngừa phá sản Như vậy, mục đích của họ là để dự báo khả năng gặp khókhăn của các ngân hàng, từ đó hỗ trợ để tránh phá sản.

Phân tích theo chỉ tiêu CAMELS dựa trên 6 yếu tố cơ bản được sử dụng để đánh giá hoạtđộng của một ngân hàng, đó là: Mức độ an toàn vốn, Chất lượng tài sản có, Quản lý, Lợi nhuận,Thanh khoản và Mức độ nhạy cảm thị trường Trong từng tiêu chí, trước hết chúng ta sẽ cùng tìmhiểu sơ lược một chút về lý luận, sau đó chúng ta cùng đánh giá tiêu chí đó trên các ngân hàng tạiMỹ, hoặc đôi khi là các tổ hợp công ty tài chính – ngân hàng với tâm điểm đánh giá là Mức độ antoàn vốn và Chất lượng tài sản có.

2.1.2.1 Mức độ an toàn vốn (Capital Adequacy)

Mức độ an toàn vốn thể hiện số vốn tự có để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.Ngân hàng càng chấp nhận nhiều rủi ro (ví dụ như trong phạm vi một danh mục cho vay) thì càngđòi hỏi phải có nhiều vốn tự có để hỗ trợ hoạt động của ngân hàng và bù đắp tổn thất tiềm năng liênquan đến mức độ rủi ro cao hơn.

Vốn tự có của ngân hàng theo luật phải bằng ít nhất 6% tổng tiêu sản (liability) tức là cũngkhoảng 600 tỉ Như vậy ngân hàng phải nâng vốn tự có để đáp ứng được việc rút tiền của kháchhàng Chính vì thế hiện nay ngân hàng phải giảm mức cho vay, thu hồi các khoản vay ngắn hoặctrung hạn đã đến kỳ phải trả Nền kinh tế do đó thiếu thanh khoản Theo báo chí, hiện nay Mỹ cókhoảng 6.000 tỉ USD cho vay địa ốc, trong đó 2.000 tỉ USD là dưới chuẩn Khoảng 700 tỉ dướichuẩn hiện là do hệ thống ngân hàng Mỹ nắm giữ trong tổng tích sản là 11 ngàn tỉ USD, phần cònlại là các quỹ đầu tư, các Công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí và nước ngoài nắm giữ Riêng ngân hàngMỹ nếu các khoản cho vay dưới chuẩn mất hết thì vốn tự có cũng sẽ gần bằng không.

Hiện các định chế tài chính Mỹ vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất là 31% trong tổng số 196.000 tỷUSD tài sản tài chính của thế giới Theo tờ Financial Times, vào năm 1999, trong số 10 định chế tàichính hàng đầu thế giới xét về giá trị vốn hóa thị trường, có 6 ngân hàng của Mỹ Trong đó, vị trí số1 và số 2 thuộc về hai ngân hàng Mỹ là Citigroup và Bank of America Tuy nhiên, hiện nay, cácngân hàng Mỹ chỉ còn nắm giữ 3 vị trí trong top 10 này, đồng thời, ba vị trí cao nhất thuộc về cácngân hàng quốc doanh của Trung Quốc.

Ngày đăng: 29/10/2012, 16:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Những công ty cổ phần lớn nhất tại Mỹ theo hồ sơ của FED – 31/12/2008 (Tỷ $) - đánh giá tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại việt nam trong giai đoạn hiện nay.pdf
Bảng 2.1 Những công ty cổ phần lớn nhất tại Mỹ theo hồ sơ của FED – 31/12/2008 (Tỷ $) (Trang 37)
Bảng 2.1: Những công ty cổ phần lớn nhất tại Mỹ theo hồ sơ của FED – 31/12/2008 (Tỷ $) - đánh giá tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại việt nam trong giai đoạn hiện nay.pdf
Bảng 2.1 Những công ty cổ phần lớn nhất tại Mỹ theo hồ sơ của FED – 31/12/2008 (Tỷ $) (Trang 37)
Bảng 2.2: Danh sách 10 công ty tài chính – ngân hàng lớn nhất Mỹ phải tăng vốn - đánh giá tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại việt nam trong giai đoạn hiện nay.pdf
Bảng 2.2 Danh sách 10 công ty tài chính – ngân hàng lớn nhất Mỹ phải tăng vốn (Trang 41)
Bảng 2.3: Các khoản lỗ của các định chế tài chính lớn trên thế giới (tỷ USD) (10/2008) - đánh giá tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại việt nam trong giai đoạn hiện nay.pdf
Bảng 2.3 Các khoản lỗ của các định chế tài chính lớn trên thế giới (tỷ USD) (10/2008) (Trang 45)
Bảng 2.3: Các khoản lỗ của các định chế tài chính lớn trên thế giới (tỷ USD) (10/2008) - đánh giá tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại việt nam trong giai đoạn hiện nay.pdf
Bảng 2.3 Các khoản lỗ của các định chế tài chính lớn trên thế giới (tỷ USD) (10/2008) (Trang 45)
Bảng 2.4: So sánh hệ số rủi ro của các khoản vay tại Hàn Quốc (%) - đánh giá tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại việt nam trong giai đoạn hiện nay.pdf
Bảng 2.4 So sánh hệ số rủi ro của các khoản vay tại Hàn Quốc (%) (Trang 50)
Bảng 2.5: Ảnh hưởng của phương pháp Basel II đến hệ số rủi ro quy đổi - đánh giá tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại việt nam trong giai đoạn hiện nay.pdf
Bảng 2.5 Ảnh hưởng của phương pháp Basel II đến hệ số rủi ro quy đổi (Trang 50)
Bảng 3.1: Tốc độ tăng huy động vốn từ 2005 –2010 (%) - đánh giá tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại việt nam trong giai đoạn hiện nay.pdf
Bảng 3.1 Tốc độ tăng huy động vốn từ 2005 –2010 (%) (Trang 58)
Bảng 3.1: Tốc độ tăng huy động vốn từ 2005 – 2010 (%) - đánh giá tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại việt nam trong giai đoạn hiện nay.pdf
Bảng 3.1 Tốc độ tăng huy động vốn từ 2005 – 2010 (%) (Trang 58)
Bảng 3.2: Mức lãi suất huy động trung bình năm từ 2005 đến 2009 (%) - đánh giá tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại việt nam trong giai đoạn hiện nay.pdf
Bảng 3.2 Mức lãi suất huy động trung bình năm từ 2005 đến 2009 (%) (Trang 60)
Bảng 3.2: Mức lãi suất huy động trung bình năm từ 2005 đến 2009 (%) - đánh giá tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại việt nam trong giai đoạn hiện nay.pdf
Bảng 3.2 Mức lãi suất huy động trung bình năm từ 2005 đến 2009 (%) (Trang 60)
Bảng 3.4: Mức lãi suất cho vay trung bình qua các năm 2005 – 2009 (%) - đánh giá tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại việt nam trong giai đoạn hiện nay.pdf
Bảng 3.4 Mức lãi suất cho vay trung bình qua các năm 2005 – 2009 (%) (Trang 63)
Bảng 3.4: Mức lãi suất cho vay trung bình qua các năm 2005 – 2009 (%) - đánh giá tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại việt nam trong giai đoạn hiện nay.pdf
Bảng 3.4 Mức lãi suất cho vay trung bình qua các năm 2005 – 2009 (%) (Trang 63)
Bảng 3.5: Lợi nhuận sau thuế của một số ngân hàng thương mại 2006-2009 (ĐVT: Tỷ đồng) - đánh giá tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại việt nam trong giai đoạn hiện nay.pdf
Bảng 3.5 Lợi nhuận sau thuế của một số ngân hàng thương mại 2006-2009 (ĐVT: Tỷ đồng) (Trang 64)
Bảng 3.6:Tốc độ tăng/giảm lợi nhuận sau thuế của một số ngân hàng qua các năm - đánh giá tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại việt nam trong giai đoạn hiện nay.pdf
Bảng 3.6 Tốc độ tăng/giảm lợi nhuận sau thuế của một số ngân hàng qua các năm (Trang 64)
Bảng 3.5: Lợi nhuận sau thuế của một số ngân hàng thương mại 2006-2009 (ĐVT: Tỷ đồng) - đánh giá tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại việt nam trong giai đoạn hiện nay.pdf
Bảng 3.5 Lợi nhuận sau thuế của một số ngân hàng thương mại 2006-2009 (ĐVT: Tỷ đồng) (Trang 64)
Bảng 3.6:Tốc độ tăng/giảm lợi nhuận sau thuế của một số ngân hàng qua các năm - đánh giá tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại việt nam trong giai đoạn hiện nay.pdf
Bảng 3.6 Tốc độ tăng/giảm lợi nhuận sau thuế của một số ngân hàng qua các năm (Trang 64)
Bảng 3.7: Chỉ số ROE của một số ngân hàng thương mại Việt Nam - đánh giá tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại việt nam trong giai đoạn hiện nay.pdf
Bảng 3.7 Chỉ số ROE của một số ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 66)
Bảng 3.8: Chỉ số ROA của một số ngân hàng thương mại Việt Nam - đánh giá tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại việt nam trong giai đoạn hiện nay.pdf
Bảng 3.8 Chỉ số ROA của một số ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 66)
Bảng 3.7: Chỉ số ROE của một số ngân hàng thương mại Việt Nam - đánh giá tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại việt nam trong giai đoạn hiện nay.pdf
Bảng 3.7 Chỉ số ROE của một số ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 66)
Bảng 3.5: Vốn điều lệ các ngân hàng từ 2006 – 2009 (tỷ đồng) - đánh giá tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại việt nam trong giai đoạn hiện nay.pdf
Bảng 3.5 Vốn điều lệ các ngân hàng từ 2006 – 2009 (tỷ đồng) (Trang 68)
Bảng 3.5: Vốn điều lệ các ngân hàng từ 2006 – 2009 (tỷ đồng) - đánh giá tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại việt nam trong giai đoạn hiện nay.pdf
Bảng 3.5 Vốn điều lệ các ngân hàng từ 2006 – 2009 (tỷ đồng) (Trang 68)
Bảng 3.6: Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của các ngân hàng - đánh giá tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại việt nam trong giai đoạn hiện nay.pdf
Bảng 3.6 Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của các ngân hàng (Trang 69)
Bảng 3.6: Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của các ngân hàng - đánh giá tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại việt nam trong giai đoạn hiện nay.pdf
Bảng 3.6 Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của các ngân hàng (Trang 69)
Bảng 3.8: Tỷ lệ nợ xấu một số ngân hàng thương mại từ 2006 – 2009 - đánh giá tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại việt nam trong giai đoạn hiện nay.pdf
Bảng 3.8 Tỷ lệ nợ xấu một số ngân hàng thương mại từ 2006 – 2009 (Trang 71)
Bảng 3.8: Tỷ lệ nợ xấu một số ngân hàng thương mại từ 2006 – 2009 - đánh giá tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại việt nam trong giai đoạn hiện nay.pdf
Bảng 3.8 Tỷ lệ nợ xấu một số ngân hàng thương mại từ 2006 – 2009 (Trang 71)
Bảng trọng số rủi ro - đánh giá tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại việt nam trong giai đoạn hiện nay.pdf
Bảng tr ọng số rủi ro (Trang 89)
Bảng Cân đối TK KT Ghi chú - đánh giá tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại việt nam trong giai đoạn hiện nay.pdf
ng Cân đối TK KT Ghi chú (Trang 91)
Bảng Cân đối TK KT Ghi chú Vốn tự có cấp 1 - đánh giá tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại việt nam trong giai đoạn hiện nay.pdf
ng Cân đối TK KT Ghi chú Vốn tự có cấp 1 (Trang 91)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w