MỤC LỤC
Các nước đang phát triển có thị trường tài chính chậm phát triển, các công cụ tài chính còn ít,độ rủi ro cao,thêm vào đó là tâm lý tiết kiệm để có thể dùng cho những khoản chi tiêu lớn trong điều kiện thu nhập còn thấpnên tỷ lệ tiền gửi ngân hàng thường tăng ở tốc độ cao.Ngoài ra, tỷ lệ tiết kiệm còn bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố vĩ mô như chính sách tiền tệ, lãi suất, tỷ giá hối đoái và các điệu kiện dân số cũng như địa lý… khi những nhân tố này có sự thay đổi sẽ kéo theo những thay đổi trong xu hướng tiết kiệm của người dân. Đây là một khái niệm rất rộng và tiêu chí chung để xác định “nhóm khách hàng có liên quan” được xác lập trên cơ sở quan hệ sở hữu (ví dụ, một khách hàng cá nhân sở hữu tối thiểu 25% hoặc một khách hàng pháp nhân sở hữu tối thiểu 50% vốn điều lệ của một khách hàng pháp nhân khác), quan hệ quản trị, điều hành (ví dụ, một khách hàng cá nhân giữ chức danh chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc trong một khách hàng pháp nhân khác), hoặc quan hệ thành viên (ví dụ, một công ty hợp danh và thành viên hợp danh của công ty đó cùng là khách hàng của một ngân hàng) giữa hai hay nhiều khách hàng có quan hệ tín dụng với tổ chức tín dụng.
Và kết quả là giờ đây, hàng loạt những ngân hàng ở Mỹ đã công bố những tổn thất nặng nề mà họ phải gánh chịu xuất phát từ hậu quả của việc không thực hiện tốt chức năng hoạt động của ngân hàng thương mại, mà các nhà quản lý ngân hàng đã lấn sân sang hoạt động thị trường tài chính quá nhiều, chính sách dễ dãi trong việc chovay tín dụng với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận cao mà bất chấp rủi ro cao mà ngân hàng sẽ gặp phải. Thứ hai,vai trò của công tác thông tin, dự báo và giám sát, cảnh báo an toàn, nhất là an toàn hệ thống tài chính–ngân hàng là hết sức quan trọng và không thể coi nhẹ trong bất luận trường hợp nào và vào thời điểm nào… Ngoài ra, cần luôn tỉnh táovới các tác động lan tỏa, dây chuyền của các sự biến kinh tế trên thị trường trong nước và quốc tế. Thứ ba, nhà nước có vai trò không thể thiếu được và ngày càng to lớn trong cuộc chiến với các chấn động kinh tế chu kỳ hoặc bộc phát, nhất là khủng hoảng tài chính - ngân hàng, dù nó xảy ra không trực tiếp từ sai lầm của chính phủ hoặc trong khu vực kinh tế nhà nước… Tuy nhiên, sự can thiệp này phải tuân thủ các yêu cầu và lợi ích thị trường, không làm xấu đi sự ổn định kinh tế vĩmô và bảo đảm hài hòa các lợi ích, nhất là không đổ gánh nặng khủng hoảng lên người dân, người tiêu dùng.
- Thái Lan: Cục thông tin tín dụng được quản lý bởi công ty tư nhân, tất cả các Ngân hàng báo cáo thông tin về Cục, sau đó Cục thông tin kết xuất báo cáo về khách hàng vay và lịch sử trả nợ vay hàng tháng, không cung cấp thông tin thẩm định tín dụng. Trong chương 2, đề tài đãđi sâu vào phân tích tính dễ tổn thương của các định chế tài chính – ngân hàng tại Mỹ trong cuộc khủng hoảng thông qua mô hình CAMELS, sau đó đưa ra các bài học để có thể hạn chế tính dễ tổn thương của các định chế này trong và sau khủng hoảng. Quan trọng hơn, điểm nổi bật của chương là đãđưa ra một số nghiên cứu thực nghiệm trên thế giớivề hạn chế tính dễ tổn thương của các NHTM như việc áp dụng các tiêu chuẩn của Hiệp ước BaselII tại các ngân hàng Hàn Quốc, các biện pháp quản trị rủi rotại một số nước khác trên thế giới.
Sau khi việt Nam gia nhập WTO các NHTM đã có sự chuyển mình mạnh mẽ để tận dụng tốt những cơ hội trong quá trình hội nhập, khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh “trên sân nhà”, đó là có mạng lưới rộng lớn, có khách hàng truyền thống và hiểu biết về khách hàng cũng như các điều kiện kinh doanh tại Việt Nam, kinh nghiệm nghiệp vụ tích luỹ trong nhiều năm qua. Bên cạnh những sản phẩm truyền thống như tiền gửi và cho vay, đã xuất hiện nhiều sản phẩm mới tăng tiện ích cho khách hàng như: tăng tiện ích của tài khoản cá nhân, phát triển dịch vụ thẻ, phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại như phone banking, internet banking… Dịch vụ tiền gửi được đa dạng hoá, cho phép người gửi có nhiều lựa chọn cho đồng vốn nhàn rỗi của mình. Hệ thống ngân hàng thương mại đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh: nâng cao chất lượng dịch vụ, đổi mới hoạt động quản trị điều hành, đẩy mạnh hoạt động giới thiệu thương hiệu, hiện đại hoá công nghệ, đa dạng hoá dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ…Sự phát triển của hệ thống ngân hàng của nước ta mặc dù trong những năm qua đã đạt được những kết quả đáng kể nhưng so thế giới thì nó vẫn còn rất nhỏ bé, khiêm tốn và nhiều bất cập.
Trong năm 2010 dưới tác động của các chủ trương thắt chặt tiền tệ hơn năm 2009, tăng trưởng dư nợ tín dụng được kiểm soát ở mức 25% trong khi đó tăng trưởng tín dụng thực tế năm trước là 37.73%, diễn biến tỷ giá còn khó dự báo cho nên chỉ tiêu lợi nhuận được các ngân hàng cân nhắc kỹ trước khi công bố chỉ tiêu lợi nhuận cho năm 2010 trong mùa đại hội cổ đông sắp tới. Và nhìn chung cho đến nay, tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng đã ngày càng được cải thiện hơn theo hướng các ngân hàng có tỷ lệ này quá cao thì giảm xuống bằng cách nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhưng vẫn đảm bảo đúng qui định, ngân hàng nào chưa đáp ứng đúng tiêu chuẩn đã đưa ra thì nâng cao tỷ lệ lên bằng cách nâng vốn tự có và giảm tài sản có rủi ro xuống. Nếu để dự phòng cho 100% các khoản vay đặc biệt, nhóm ngân hàng được Fitch khảo sát cần thêm 94 nghìn tỷ đồng tương đương 6% GDP ở thời điểm cuối tháng 9/2009.8 Và một điều quan trọng nữa đó là việc chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) về hệ thống xác định, phân loại và dự phòng nợ xấu vẫn chưa chặt chẽ như Chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) nên chưa phản ánh đầy đủ rủi ro tín dụng của các NHTM tại Việt Nam.
“Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận rằng trong thời kỳ kinh tế phát triển, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp, nhà đầu tư ngày càng tăng và các cơ hội đầu tư, kinh doanh cho các ngân hàng ngày càng nhiều thì các NHTMđã quá mải mê chạy theo các hoạt động tìm kiếm lợi nhuận, tập trung chủ yếu vào các mục tiêu trước mắt mà lơ là việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro.”9Chính vì thế mà việc xây dựngmớihoặc áp dụng các mô hình quản trị rủi rothống nhất cho cả 3 mảng rủi ro chính là rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường tạicác NHTM là một giải pháp đảm bảo về chất cho hoạt động ngân hàng. Hoặc NHTM có thể lựa chọn áp dụng các mô hình quản trị rủi ro trên thế giới phù hợp với đặc điểm tình hình kinh doanh của mình (ví dụ mô hình để quản trị rủi ro theo khung VAR là CreditMetrics và PortfolioManager được áp dụng dễ dàng hơn đối với ngân hàng có phần lớn là các công ty cổ phần đã niêm yết trên thị trường chứng khoán; còn đối với ngân hàng có các khách hàng chủ yếu là các khách hàng nhỏ, số lượng lớn như khách hàng cá nhân thì nên áp dụng mô hình CreditRisk+ hoặc CreditPortfolioView cùng với sự đầu tư vào hệ thống cơ sở dữ liệu của chính ngân hàng). Do đó hệ thống tài chính trong nước cần có một sự hợp tác chặt chẽ với các tổ chức tài chính quốc tế như Worldbank, IMF … để được hướng dẫn học hỏi những kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng của thế giới và tiếp cận với các nguồn vốn hỗ trợ của các tổ chức này nhằm giúp ổn định hoạt động của hệ thống ngân hàng trong nước và tránh được những sai lầm không đáng có trong việc thực thi chính sách và quy định ảnh hưởng đến an ninh tài chính của hệ thống ngân hàng mà các nước đã trải qua.