1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xác định di sản và việc thanh toán, phân chia di sản thừa kế theo pháp luật việt nam

129 59 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 15 MB

Nội dung

Trong cuốn "chế độ hôn sản - thừa kế" của tiến sỹ Nguyễn Mạnh Bách; "Hỏi đáp về pháp luật thừa kế" của phó tiến sỹ Đinh Văn Thanh và Luật sư Trần Hữu Biền; Các luận án thạc sỹ tại khoa s

Trang 2

BỘ GIẢO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Tư PHÁP

TRƯỜNG DAI HOC LUẰT HÀ MÔI

PHCNG ĐỘC GV .Ậ ,

Hà Nội - 1999

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn TS Đinh Văn Thanh- Giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội cùng thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp đã giúp tôi hoàn thành bản luận án này.

Trần Thi Huê

Trang 4

1.1 Tài sản riêng của người chết 9 1.2 Phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với

1.3 Các quyền tài sản do người chết đ ể lại 14 1.4 Quyền sử dụng đất 15

2.1 Bảo đảm, quyền lợi của người thừa k ế 16 2.2 Bảo đảm quyền lợi của những người khác 18 2.3 Tăng cường tinh thẩn trách nhiệm của các chủ thể tham 18 gia vào quan hệ thừa k ế

2.4 Bảo đảm cho việc phân chia di sản thừa k ế được 19 công bằng và đúng pháp luật

đoạn phát triển về pháp luật thừa kê trong pháp luật

dân sư Viêt Nam

3.1 Giai đoạn trước năm 1945 22

3.2 Giai đoạn từ năm 1945-1954 27 3.3 Giai đoạn từ năm 1955-1975 28 3.4 Giai đoạn từ khi nhà nước thống nhất 1975 đến nay 29 Chưong 2 : XÁC ĐỊNH DI SẢN THỪA KẾ 92

7.7 Xác định di sản thừa k ế vào thời điểm mở thừa k ế ? 4

1.2 Di sản thừa k ế phải được xác định đầy đủ, chinh xác 37

2.1 Nguyên nhân làm phát sinh tranìi chấp di sản thừa k ế

2.2 Thực tiễn xác định di sản thừa k ế trong một số trường 92 hợp cụ thể

Trang 5

Chươtie 3 : PIIẢN CHIA Dỉ SẢN TIIỪA KẾ 92

1.1 Họp mặt nhữniỊ nạ ười thừa k ế 92

1.3 Thanh toán di sản thừa k ế 94

2.1 Một s ố vấn dê cẩn hãi ý khi phân chia di sản thừa k ế 104 2.2 Xác định suất thừa k ể của mỗi nẹưởi thửa k ể trong 109 các trường hợp cụ thể

Trang 6

Luận án tốt nghiệp Trần I lii Huệ

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu để tài

Bộ luật dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thông qua ngày 28/10/1995 tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá IX đánh dấu bước phát triển mới của hệ thống pháp luật Việt Nam; biểu hiện trình độ lập pháp của Nhà nước ta đã đạt được những thành tựu nhất định; đã phản ánh những đặc thù trong giao lưu dân sự của xã hội Việt Nam hiện tại; đã kế thừa và phát triển những tinh hoa của pháp luật dân sự của nước ta từ trước tới nay và tiếp thu những tiến bộ của luật pháp thế giới, phù hợp với (hông

lệ quốc tế Những quy định của Bộ luậl dân sự đã đi vào cuộc sống, đã cụ thể hoá các quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiển pháp

1992, tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ các quyền d;ln sự của công (líìn

Trong Bộ luật dftn sự nước ta cũng như nhiều Bộ luật dân sự của các nước trên thế giới, các quy định về thừa kế giữ vai trò quan trọng, 1 1Ó (hường được cơ cấu thành một phẩn riêng Trong Bộ luậl dAn sự, chế (tịnh Ihìra kế được xếp vào Phán thứ tư, gồm bốn chương từ Điều 634 đến Điều 689 Riêng thừa kế quyền sử dụng đất được sắp xếp vào Phàn thứ năm cùa Bộ luật, bởi việc lưu thông đất đai với tư cách là một loại tài sản dặc biệt dã ảnh hưởng rất lớn đến các quy định của pháp luật đối với việc dịch chuyển quyền sử dụng đất

Trong giao lưu dãn sự vấn đề thừa kế càng có ý nghĩa quan trọng, (lặc

biệt là khi cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, tài sản của thành viên trong xã hội cũng được tăng lên đáng kể cả về số lượng và cả giíí trị của nó Pháp ỉuật thừa kế bảo hộ quyền thừa kế của công dân, cho phép công dân được để lại thừa kế tài sản của mình cho người khác theo di chúc hoặc theo pháp luật Điều 58 Hiến pháp 1992 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: "Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân"

Thừa kế theo di chúc và thừa kế íheo phấp hụíl là hai hình tluíc đặc

trưng cho hai loại quan hệ thừa kế khác nhau Dù ở hình thức nào thì việc

Trang 7

Luận án tốt nqhiệp Trần Thị llnệ

xác định khối di sản thừa kế là phân chia di sán là mộ! trong nlúíng yêu lô pháp lý hết sức quan trọng Có thể nói: di sản thừa kế là yểu tố quan Irọng hàng đầu trong các án kiện về thừa kế

Trong thực tế, các vụ kiện về tranh chấp thừa kế ngày càng gia tăng, phức tạp, tình hình kinh tế - xã hội có Iihiều thay đổi, nên việc giải quyết các án kiện thừa kế trong đó việc xác định di sản thừa kế gặp nhiều khó khăn; có nhiều vụ án kéo dài nhiều năm hoặc qua nhiều cấp xét xử

Hơn 4 năm qua, kể từ khi Bộ luật dân sự có hiệu lực pháp luật (01/7/1996) nhưng cho đến nay các văn bản hướng dẫn thi hành của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền còn rất ít ỏi và chủ yếu là các văn bản hướng dẫn về hiệu lực của bộ luật, về thời hiệu áp dụng và rải rác dược một vài chê định có văn bản hướng dẫn Chẳng hạn chế định: quyền sử dụng đất, quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp

Hiện nay các văn bản hướng dẫn áp dụng cho từng chương và nhất là các quy định cụ thể chưa có Vì vậy, về phương diện khoa hục còn nhiều quan điểm chưa thống nhất; thực tiễn áp dụng Bộ luật dân sự khi giải quyết tranh chấp còn nhiều vướng mắc, đặc biệt là các tranh chấp về Ihìra kế Trong đó việc xác định di sản thừa kế là yếu tố quan trọng hàng dầu trong việc giải quyếl các án kiện về thừa kế còn nhiều nan giải cẫ về mặt ỉý luận

và trong thực tiễn áp dụng

Trước thực trạng đó việc nghiên cứu, phân tích những quy (lịnh cùa luật dân sự về những yêu cầu cơ bản trong việc xác định di sản thừa kế và cách phân chia di sản là cơ sở và yếu tố quan trọng để giải quyết tranh chấp

về thừa kế là một việc làm ý nghĩa và CÂM thiết.

Bởi vậy, nghiên cứu để tổng hợp các quan điểm đối với những quy định của pháp luật, phân tích để làm sáng tỏ quy phạm, đối chiêu và phát hiện quy phạm để tìm 1'a giải pháp tối ưu (chung) là một việc làin thường xuyên, nghiêm túc Với tinh thán này chúng tôi chọn Đề tài :"Xác định di sản thừa kế và cách phân chia di sản" làm luận án tốt nghiệp hệ cao học Luật

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trang 8

Luận án tốt Ịìiịỉtiệp Trân Thị ỉỉuệ

Di sản thừa kế được đề cộp hầu hết trong dân luật của các nước trên thế giới như: dân luật Pháp Nhạt Bản, Quebec, Thái Lan cũng như trong lịch sử pháp luật dân sự Việt Nam

Trong các Bộ dân luật Việt Nam: Bộ dãn luật Bắc kỳ năm 1931; Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật (1936); Bộ dân luật Sài Gòn năm 1972 đã đề cập một cách khái quát về vấn đề di sản thừa kế và giành một chương riêng

quy định về thanh toán và phân chia di sản

Tuy vậy, các bộ dân luật này đã ban hành rất lâu, trình độ lập pháp còn có những hạn chế nhất định không còn phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh mới hiện nay Các điều kiện kinh tế - xã hội phát triển có ảnh hưởng nhiều đến các quan hệ xã hội trong giao lưu dân sự

Nghiên cứu về di sản thừa kế và cách phân chia di sản đã có một số tác giả thể hiện trong công trình khoa học của mình Trong cuốn "chế độ hôn sản - thừa kế" của tiến sỹ Nguyễn Mạnh Bách; "Hỏi đáp về pháp luật thừa kế" của phó tiến sỹ Đinh Văn Thanh và Luật sư Trần Hữu Biền; Các luận án thạc sỹ tại khoa sau đại học trường Đại học Luật Hà Nội: "Một số vấn đề về thừa kế theo di chúc trong Bộ luật dủn sự" của thạc sỹ Phạm Văn Tuyết, "Thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật dfln sự Việt Nam" của thạc sỹ Nguyễn Thị Vĩnh; "Những quy định chung về quyền thừa kế trong Bộ luật dãn sự" của thạc sỹ Nguyễn Minh Tuấn

Ngoài ra, một số công trình khoa học khác cũng có nghiên cứu về di sản thừa kế như: cuốn "Bình luận khoa học một số vấn đề cơ bản của Bộ luật dãn sự của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp; và bài viết

"Vấn đề di sản thừa kế" của Kiều Thị Thanh trong tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Nhưng các công trình khoa học kể trên chỉ dừng lại ở nét chung cơ bản trên nền tảng lý luận về di sản thừa kế

Từ khi Bộ luật dân sự được ban hành cho đến nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách cụ thể về chế định này để có thể nắm bắt được bản chất pháp lý của những yêu cầu cơ bản trong việc xác địiih di sản thừa kế và cách phân chia chúng, chúng tôi phải dựa trên nền tảng cơ sở pháp lý là Bộ luật dân sự và thực tiễn sinh động của 1 1Ó trong xã hội Việt Nam hiện tại để nghiên cứu

Trang 9

Luận án tốt nghiệp 'Ì ! (hì Thị lluệ

3 Phạm vi nghiên cíai cửa đề tài

Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ những quy định trong

bộ Luật dân sự về việc xác định đi sản thừa kế và cách phân chia để rút ra những kết luận như: Bổ sung quy phạm, phát hiện quy phạni, hoàn chỉnh quy phạm và có những kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đế thực sự đưa các quy phạm này áp dụng vào thực tiễn một cách có hiệu quả nhất

Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài :"Xác định di sản thừa kế và cách phân chia di sản" sẽ tập trung ở các nội dung chủ yếu sau đây:

- Những quy định của pháp luật về những yêu cẩu cơ bản khi xác định di sản thừa kế

- Phãn tích những vướng mắc hiện nay và thực tế xác định di sản thừakế

- Những quy định của pháp luật về các phương thức phAn chia di san thừa kế

4 Phương pháp nghiên cứu

Cơ sở phương pháp luân của bản luận án là dựa trên cơ sử lý luận cùa học thuyết Mác - Lê Nin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử nhằm tìm ra mối liên hệ giữa các hiện tượng để đánh giá các vấn

đề nghiên cứu một cách khoa học

Mặt khác, bằng các phương pháp khoa học khác như: lịch sử, phân tích, tổng hợp, đối chiếu so sánh khi nghiên cứu đề tài chúng tôi khái lược những quy định về di sản thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam trước cách mạng tháng Tám (1945) cho đến nay để làm rõ những nét kế thừa truyền thống mang bản sắc Việt nam trong BLDS Nêu rõ những yêu cầu cơ bản khi xác địiih di sản thừa kế; nêu rõ các phương thức phan chia di sản

Từ quá trình này bản luận án rút ra những điểm phải bổ sung, cán phải hoàn thiện củng cố thêm cơ sở lý luận cho việc áp dụng trong thực tiễn

5 Những điểm mói và ý nghĩa của đê tài

Trang 10

Luận án tốt ỉiạhiệp TraII Thị I lnệ

Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên có tính hệ thống và tương đối toàn diện về "Xác định di sản thừa kế và cách phân chia di sản"

Từ khi Bộ luật Dân sự được ban hành cho đến nay, thời gian để áp dụng, thử nghiệm vào các hệ thống dân sự phức tạp, đa dạng chưa nhiều, trong khi việc giải thích hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền còn quá ít, đặc biệt về chế định thừa kế chưa có văn bản nào Bởi vậy, nghiên cứu từng điều luật cụ thể, từng chế định của Bộ luật dân sự là niột việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa rất lớn trong việc thống nhất về nội dung và tinh thần của quy phạm pháp luật dân sự

Điểm mới của đề tài là việc tổng hợp các quan điểm khác nhau trong việc áp dụng để giải quyết tranh chấp, đi đến cách hiểu thống nhất (cùng một nghĩa) đối với các quy phạm Đề xuất một số giải pháp đối với những điều luật thiếu cụ thể, không chặt chẽ, nhằm khắc phục tình trạng sai sót, không thống nhất trong việc tìm hiểu và trong quá trình áp dụng pháp luật thực định

Luận án thể hiện tính bình luận khoa học một số vấn đề cụ thể trong phần những quy định về di sản thừa kế và cách phân chia di sản

Chúng tôi hy vọng Bản luân án là một tài liệu tham khảo cho quá

trình nghiên cứu và giảng dạy ở các trường Đại học và cao dẳng chuyên

khoa luật; góp phần nhỏ bé vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật dAn sự (V nước ta hiện nay; tạo sự "an toàn pháp lý" cho các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự

Luận án được kết cấu thành 3 chương

- Lời nói đầu

- Chương I : Những vấn đề chung về di sản thừa kế

- Chương II : Xác định di sản thừa kế

- Chương III : Phân chia đi sản thừa kế

- Kết luận - Kiến nghị

Trang 11

Luận án tốt nghiệp I nỉII riiị Huệ

Chương 1

1 Khái niệm di sản thùa kế

Thừa kế với ý nghĩa là phạm trù kinh tế xuất hiện từ thời kỳ xa xưa của xã hội loài người, theo đó có (hể hiểu đó là sự dịch chuyển tài sản thuộc

sở hữu của người chết cho những người còn sống dựa trên quan hệ huyết thống và theo phong tục tập quán của địa phương

Thừa kế với tư cách là một quan hệ pháp luật dân sự trong đó các chủ thể có quyền và có nghĩa vụ nhất định Trong quan hệ này người có lài sán

là người để lại thừa kế, trước khi chết có quyền để lại lài sản cùa mình cho những người còn sống khác Người thừa kế là người được nhạn di sản của người chết dịch chuyển cho mình theo ý chí của họ hoặc Iheo pháp luật Đối tượng của thừa kế là tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của người chêì-lức người để lại thừa kế

Người để lại di sản thừa kế là cá nhan Cơ sở dể cá nhăn đổ lại Ihiìa

kế tài sản là quyền sở hữu hợp phấp của cá nhân đó Cá nhíìn chỉ (tược

quyền để lại thừa kế những tài san thuộc quyền sò lúĩii hợp pháp của mình

lúc còn sống Sở dĩ pháp nhân, tổ chức không phải là người để lại thừa kếvì tài sản của pháp nhân, tổ chức thuộc sở hữu chung của các cá nhau Ihnnli viên của tổ chức đó Việc định đoạt tài sản đó thuộc về các (hành viên cùa

tổ chức mà không một cá nhân nào có quyền quyết định Vì thế pháp nhan,

tổ chức không phải là người để lại thừa kế

Quyền thừa kế là một trong những quyền cơ hỏn của công dân được luật pháp của các quốc gia ghi nhân Hiến pháp 1992-văn bản phốp lý cao nhất của nước ta đã quy định tại điều 58 về quyền thừa kế cảm công dân:" Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, cùn cải dể giành, nhà ở, lư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và các tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tê khác Nhà nước bảo hộ quyền sử hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dAn

Khi một người chết, những tài sản kể trên thuộc quyền sở hữu của người đó được truyền lại cho những người thừa kế gọi là di sản Thừa kế ià

Trang 12

Luận áti tốt nghiệp Trần 77// Huệ

một trong những quyền quan trọng và có ý nghĩa (hực tế trong các quyền

của công dân Điều 634 Bộ luật dân sự đã quy định :"Cá nhân có quyền lập

di chúc để định đoạt tài sản của mình; dể lại tài sản của mình cho người

thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật"

Theo quy định tại Điều 637 Bộ luât dân sự thì:

"1 Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phổn tài sản của

người chết trong khối tài sản chung với người khác

2 Quyền sử dụng đất cũng thuộc di sản thừa kẽ và được để lại thừa

kế theo quy định tại Phần thứ năm của Bộ luật này" (tức Bộ luật dân sự)

Như vậy, di sản thừa kế là toàn bộ những tài sản thuộc quyền sở hữu

của người chết bao gồm thi sản riêng, phần tài sản trong khối lài sản chung,

cũng như các quyền về tài sản, quyền sử dựng đất mà người đó được cơ

quan nhà nước có thẩm quyền giao khi còn sống

Tài sản là khách thể của quyền sở hữu, là đối tượng của pliíin lớn những quan hệ pháp luật dân sự và có thể trở (hành di sản thừa kế Tuy

nhiên, không phải bâ't kỳ một vật thể khách quan nào của tự nhiên cũng đều

là tài sản và là di sản thừa kế vạt thể lìay những quyền tài sản muôn trơ

thành di sản thừa kế trước hết phải có những dặc trưng là lài sản được quy

định lại Điều 172 Bộ luật dân sự Đó là:

- Vật có thực: là những vật tồn tại một cách khách quan, là một bọ

phận của thế giới vật chất có thể đáp ứng được một nhu cẩu nào đó của con

người về sản xuất, kinh doanh hay tiêu dùng mà con người có thể chiếm

giữ, quản lý chúng Điều đó có nghĩa là không phải bất: cứ bộ phận nào cỏn

thế giới vật chất cũng có thể đáp ứng được yêu cầu có thể đưa vào giao lưu

dân sự Chẳng hạn ô-xv là một bộ phận của thế giới vật cliâì đáp ứng một

nhu cầu rất quan trọng của con người là để thở nhưng nếu ô-xy khi còn là

dạng không khí chúng chưa thể coi đó là vật có thực, chưa thể đưa vào giao

lưu dân sự Chỉ khi nào ô-xy được nén vào bình để con người có thể nắm

giữ quản lý, làm chủ và chi phối nó theo ý chí của mình, đặc biệt là phải có

giá trị, tính được bằng tiền, thì mới có thể đưa vào giao lưu dân sự và trư thành tài sán Vật có thực là tài sản phổ biến, đa dạng và thông dụng 1 11 ì rí t trong đời sống xá hội, trong giao lưu dân sự

- Tiền: Theo kinh lế chính trị học thì tiền ỉà Ihước đo giá trị chung, la

giá trị đại diện cho giá trị thực của hàng hoá và là phương tiện lưu lliông

Trang 13

Luận ủn tốt nghiệp Trần Thị Ihiệ

trong giao lưu dân sự, với ý nghĩa này tiền được coi là tài sản quý giá và về

phương diện chính trị pháp lý tiền còn là tư cách đại diện cho chủ quyền của một quốc gia

- Giấy tờ trị giá được Ị)ằnt> tiền Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường các quan hệ kinh tế (dân sự, lao động, thương mại, tài chính ) phát triển đa dạng phong phú và rất sôi động, các loại giấy tờ trị giá được bằng tiền như cổ phiếu, trái phiếu, séc, công trái, tín phiếu, kỳ phiếu, sổ tiết kiệm được sử dụng tương đối phổ biến Những loại giấy tờ này thể hiện những khoản tiền nhất định mà chủ thể có được khi xuất trình nó trước một

tổ chức có chức năng thanh toán (Ngftn hàng, kho bạc, tổ chức tín dụng )

- Các quyền tài sản Đây là những quyền trị giá được bằng tiền và có

thể chuyển giao trong giao lưu dân sự, hoặc khi thực hiện các quyền đó chủ

sở hữu sẽ có được một tài sản Đó là quyền đòi nợ, đòi bồi thường thiệt hại; quyền đối với phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng cồng nghiệp; quyền sử dụng đất; quyền sở hữu trí tuệ Điều 188 Bộ luật dân sự quy định :"Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng liền và có thể chuyển giao trong giao lưu dân sự kể cả quyền sở hữu trí tuệ quy định tại Phần thứ sáu của Bộ luật này"

Như vây, để các quyền tài sản trử thành tài sản, thì các quyền này phải đáp ứng được hai yêu cầu là: trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao được trong giao lưu dAn sự

Điều 172 Bộ luật dân sự chỉ hoạch định mang tính liệt kẽ tài sản bao gồm những gì, mà không quy định thế nào là tài sản Nhưng tài sản cẩn phải hiểu chính là những của cải vật chất nằm trong sự chiếm giữ và chi phối của con người, được con người khai thác để mang lại lợi ích

Lúc sinh thời một người cổ quyền sở hữu đối với những tài sản của mình, mà quyền sở hữu do bản chất là một quyền vĩnh cừu, do lính chất vĩnh cửu này mà quyền sở hữu phải được dịch chuyển từ đòi này sang đòi khác Có như vậy mới tạo ra tình trạng kinh tế ổn định cho gia dinh và cho

xã hội Mặt khác, về phương diện đạo đức thì bổn phận của mỗi người đối với những người thân với gia đình và con cháu của họ không chỉ trong thời gian họ còn sống mà còn có bổn phân cả sau khi chết tức là phải để lại cùa

Trang 14

Luận án í ốt nghiệp l'rã/1 Thi lì lú'

cải để thế hệ sau gây dựng và phát triển sản nghiệp của gia dinh, của dòng

họ Toàn bộ tài sản của một người chêì đi để lại gọi là di sản Di sản thừa kế bao gồm:

1.1 Tài sản riêng của ĩigưởi chết

Đây là loại tài sản chiếm tỷ lộ đáng kể trong khối tài sản mà người chết để lại Là phán tài sản do người đó tạo ra bằng các khoản thu nhập hợp pháp hoặc được người khác tặng cho, để lại thừa kế Khai niệm tài sản l iêng được sử dụng trong Điểu 637 Bộ luật Dân sự nhằm để xác định tài sản nào

là tài sản riêng của người vợ, người chổng

Trước khi kết hôn, người vợ hoặc người chồng thường là những công dân hoạt động bình thường trong xã hội, họ học tập, lao động sản xuất để bắt đầu tạo lập cuộc sống cho mình và chuẩn bị "hành trang" bước vào "dời sống hôn nhân", vun đắp cho một gia đình hạnh phúc mà mỗi bôn hằng mong muốn Trước khi kết hôn giữa họ chưa có sự làng buộc về mặt phấp

lý Bởi vậy, tài sản của họ có trước khi kết hôn phải được coi là lài sản riêng Tài sản của vợ hoặc chồng có trước khi kết hôn có thể là những lỉm nhập do lao động, do hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp của mỗi người tạo ra, cũng có thể vợ hoặc chồng được tặng cho riêng, thừa kế l iêng trong thời kỳ hôn nhăn không nhâp vào khối tài sản chung của vơ chổng Điều 16 LHN-GĐ năm 1986: "Đối với lài sản mà vợ hoặc chồng có trước khi kết hôn, tài sản được cho riêng hoặc được thừa kế liêng (rong thời kỳ hôn nhân thì người có tài sản riêng đó có quyền nhập hoặc không nhập vào tài sản chung của vợ, chồng"

Bao gồm: Tư liệu sinh hoạt: quẩn áo, giường tủ, livi, tủ lạnh, xe máy

xe đạp, máy thu thanh, tác phẩm nghệ thuật, đồ trang sức bằng vàng, kim khí quý, đá quý

Tư liệu sản xuất: Trong những năm gần đây dưới ánh sáng của nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VI và đặc biệt là nghị quyết đại hội Đảng lần thứ

VII và VIII Nhà nước ta có nhiều chủ trương đổi mới kinh tế nhằm phát huy tác dụng của các thành phần kinh tế tạo cơ sở cho việc đan xen cùng phát

triển của các loại hình doanh nghiệp và các loại hình sản xuất kinh doanh

khác nên phạm vi tài sản Ihuộc quyển sở hữu của công díln được mở rộng hơn "Di sản thừa kế không chỉ là công cụ sản xuất trong, những trường hợp được phép lao động nhỏ như trước đây mà còn bao gồm cả máy móc, thiết

Trang 15

Luận án tốt nghiệp 'ỉ'rần Tliị ỉlnệ

bị kho tàng, nhà xưởng, nguyên vật liệu, vốn bằng tiền, vàng, ngoại (ệ, cổ phiếu, trái phiếu với số lượng không hạn chế v.v Do đó tất cả tài sản thuộc quyền sở hữu của một người sẽ trở thành di sản khi người đó chết"

- Nhà ở do người đó xãy dựng nên hoặc thông qua giao dịch dân sự

mà có hoặc được cho riêng, thừa kế riêng Phẩn nhà ở mà người có nhà trong thời kỳ cải tạo xã hội chủ nghĩa được Nhà nước để lại cho họ ở và xácđịnh là thuộc sở hữu của người đó

- Cây cối hoa màu mà người được giao sử dụng đất đã trồng vàhưởng hoa lợi trên đất đó

- Tiền mua công trái, tiền gửi tiết kiệm Ngân hàng, tiền gửi quỹ tín dụng

- Tài liệu, dụng cụ, máy móc của người làm công tác nghiên cứu

- Tài sản được thừa kế l iêng hoặc được tặng cho riêng

- Các thu nhập hợp pháp khác như tiền công lao động, tiền thưởng, tiền nhuận bút, tiền trúng xổ số, tiền có được do đoạt giải của các cuộc í hi (văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao )

1.2 Phần tài sản của người chét tron ẹ khối tài sản chunq vói HỉỊitởi khác.

Phán tài sản này có thể là tài sản chung hợp nhất của vợ chổng hoặc

là sở hữu chung theo phán của nhiều người dựa vào cách thức và căn cứ xác

lập nên các hình thức sở hữu chung đó

+ Tài sản của người chết trong khối tài sản chung hợp nhất của vợ chồng:

Trong xã hội hiện đại nam nữ kết hôn với nhau trên cơ sở tình yêu chân chính, bình đẳng tự nguyện Với ý nghĩa này "hôn nhan Việl Nam ngày xưa không khác nhiều so với ngày nay, hôn nhân là sự liên kết giữa hai cá nhân vì tình thương yêu và cùng chung sức gánh vác và chăm lo gia đình Người Việt Nam tin tưởng một cách sâu sắc vào xu hướng tồn tại mãi mãi của hôn nhân và dòng giống gia đình" Cuộc sống chung dẫn đến việc vọ' chồng phải cùng chung sức, chung ý chí trong việc tạo dựng nên khối lài sản phục vụ cho cuộc sống gia đình Bởi vậy, việc hình thành khối lài sản

1 X e m Luật và xã hội Việt N am thố kỷ XVII - XVIII của Cìiiío sư In.Sun Yn - nhà xuAt bàn Hiori

Trang 16

Luận án tốt nghiệp Trần Tììị Huệ

chung là một tất yếu của (hực tế đời sống vợ chồng Tài sản chung của vợ chồng bao gồm :"Những tài sản do vợ chồng tạo ra, thu nhập về nghề nghiệp và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chổng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản mà vợ chồng được được thừa kế chung hoặc tặng cho chung" (Điều 14 - Luật hôn nhân và gia đình năm 1986) Theo quy định này chúng

ta thấy có hai căn cứ để xác định khối tài sản chung của vợ chồng

- Trước hết, nói về căn cứ pháp lý: Căn cứ pháp lý để xác định khối

tài sản chung của vợ chổng là sự ra đời và tồn tại của quan hệ vợ chồng Luật hôn nhân và gia đình quy định: những tài sản do vợ hoặc chổng lạo ra, thu nhập vể nghề nghiệp và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong "thời kỳ hôn nhân" được coi là tài sản chung của vợ chồng

- Căn cứ thứ hai: Căn cứ vào nguồn gốc tài sản: Theo Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 1986 thì tài sản chung của vợ chồng gồm: "tài sản do

vợ hoặc chồng tạo ra, thu nhập về nghề nghiệp và thu nhộp hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhăn, tài sản được thừa kê chung, hoặc được cho chung" Thời kỳ hôn nhân là thời gian quan hệ vợ chổng tổn tại trước pháp luật

Tài sản chung của vợ chổng bao gồm: "Nhà ở do vợ chồng mua hoặc

tạo dựng được, tiền lương, tiền thưởng, tiền trợ cấp, tiền hưu trí, các thu nhập khác không phân biệt mức thu nhập của mỗi bên Các tài sản mà vợ chổng mua sắm được bằng những thu nhập nói trên, tài sản mà vợ chổng được thừa kế chung hoặc được cho chung"2 Cũng được coi là tài sản chung của vợ chổng những tài sản mà có trước khi kết hôn hoặc những tài sản vợ

hoặc chồng được tặng cho riêng, được thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân

nhưng vợ hoặc chồng đã tự nguyện nhập vào khối tài sản chung

Như vây, tất cả các thu nhập mà vợ chổng có được trong Ihời kỳ hôn nhân cùng với các tài sản mà vợ hocặc chồng đã có trước đay nhưng đã nhập chung vào khối tài sản đó đều là khối tài sản chung hợp nhất của vợ chổng, khi một bên chết trước, khối tài sản chung này sẽ được chia đôi

Theo Điều 16 - Luật hôn nhăn và gia đình 1986: "Đối với tài sản mà

vợ hoặc chổng có trước khi kết hôn, tài sản được cho riêng hoặc được thừa

kế riêng trong thời kỳ hôn nhân thì người có lài sản riêng (tó có quyền nhập hoặc không nhập vào khối tài sản chung của vợ chổng" Như vây tài sản của

2 X e m N gh ị quy ết OI/IỈĐTP - Ilội (lổng Ihíỉin ph;ín T A N D T C ngày 2 0 /1 / 1 9 8 8

Trang 17

Luận án tốt nghiệp Trần Thị Huê

riêng mình thì vợ hoặc chồng có quyền sở hữu nó Do Đó, nếu một bên vợ hoặc chồng chết trước thì di sản của người chết là một nửa tài sản chung cộng với tài sản riêng của người ấy

Ngoài trường hợp tài sản là sở hữu chung hợp nhất của 2 vợ chồng, trong tường hợp người con dâu, con rể lliam gia lao động chung trong gia đình của bố mẹ chồng hay bố mẹ vợ góp phần xây dựng khôi tài sản bằng sức lao động của họ trong gia đình mà họ làm dâu hay ở rể, thì khi xác định

di sản của bố mẹ chồng, hay bố mẹ vợ toà án phải coi khối tài sản ở gia đình là tài sản thuộc sở hữu chung và người con dâu hay con rể là đổng chủ

sở hữu đối với khối tài sản chung đó Ngoài việc được hưởng công sức đóng góp trong việc duy trì cho sự tồn tại và làm tăng tài sản thì người con dâu hay con rể đó được hưởng phần tài sản của mình trong khối tài sản chung hiện có với tư cách là một đổng chủ sở hữu Bởi vậy nêu người con dâu hay

con rể mà còn ở chung với bố mẹ chổng hay bố mẹ vợ thì khi người con dâu

hay con rể chết , khối tài sản trong gia đình bố mẹ chổng hay bố mẹ vợ được coi là sở hữu chung theo phần - xác định tài sản của họ được bao

nhiêu trong khối tài sản của gia đình thì đó chính là di sản của người chêl.

+ Phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung theo phần Nếu tài sản chung của vợ chổng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung hợp nhất, trong khối tài sản đó không thể phân định được phần của mồi ngưòi trong khối tài sản đó là bao nhiêu hay bao gồm những tài sản gì thì "sơ hữu chung theo phần là hình thức sở hữu chung mà trong đó phân quyền sử hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đôi với tài sản chung"

Thực tế cho thấy có rất nhiều trường hợp tài sản tluiộc sở hữu chung của nhiều người Vấn đề đặt ra là phải xác định được giới hạn của quyền sở hữu đó do người chết để lại đến đâu để xác định phạm vi tài sản của người

đó làm căn cứ xác định di sản thừa kế của họ

Dựa vào căn cứ xác lộp quyền sở hữu chung (heo phần nếu xác định được một cách rạch ròi công sức đóng góp hay tiền của bỏ ra để tạo nên khối tài sản chung, thì quyền sở hữu của một người đối với khối tài sản sẽ tương đương với phần công sức hay phần giá trị mà họ đã bỏ ra Và phàn tài

sản thuộc sở hữu của người đó là di sản thừa kế khi Í1Ọ chốt.

Trang 18

Luận án tốt nghiệp Trân 'lì ì ị ỉ ỉ nệ

Ví dụ: K,Q,T cùng góp vốn mua một ô tô để kinh doanh (chở hàng) trị giá 90 triệu đồng, trong đó mỗi người góp vốn là 30 triệu đồng, trong trường hợp Q chết, thì phần tài sản lương đương 1/3 giá trị của ô tô nói trên

Ví dụ: A mua Kiốt bán hàng trị giá 45 triệu đồng nhưng A chỉ có 30 triệu đồng, B là bạn thân của A đã đưa cho A 15 triệu đồng (tức là bằng 1/3 giá trị ngôi nhà lúc đó nhưng không với mục đích cùng A mua ki-ốt và kinh

doanh hàng hoá mà chỉ là cho A vay Nếu có tranh chấp thì A chỉ thanh toán cho B số tiền trên theo hợp đồng vay nợ Nhưng nếu B góp số tiền đó cho A để cùng sở hữu ki-ốt và kinh doanh thì phải công nhộn cho B có quyền sở hữu chung đối với 1/3 ki-ốt đó

1.3 Các quyền về tài sản do người chết đổ lại

* Khi còn sống người để lại di sản thừa kế tham gia vào cấc giao dịch dân sự như mua bán, cho vay nhưng người mựa chưa trả hết tiền hoặc người vay chưa trả hết nợ; người gfly thiệt hại theo hợp đổng, ngoài hợp đồng clurn bổi thường được; người đi thuê mượn tài sản chưa trả lại tài sản; những lài sản trong hợp đồng cầm cố, thế chấp chưa chuộc lại Những người Ihừa kê

có quyền yêu cầu người khác thực hiện nghĩa vụ tài sản Có nghĩa In những người thừa kế có quyền hưởng những quyền về tài sản do người chết đổ lại Các quyền tài sản này được gọi là tài sản theo quy định tại Điều 172 cỉia

Bộ luật Dân sự Đó là quyền đòi những món nợ do người để lại di sản chưa kịp nhận của người mang nghĩa vụ trong quan hệ hợp đồng mua bán, cho vay; quyền đòi lại tài sản cho thuê, cho mượn, chuộc lại tài sản cắm cố thế chấp, quyền bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, ngoài hợp đổng

* Quyền được nhận tiền bảo hiểm Khi còn sống người để lại di sản

thừa kế đã ký kết những hợp đổng bảo hiểm thì những người thừa kế cùa họ

có quyền yêu cầu Bảo Việt hoặc công ty bảo hiểm bồi thường thiệt hại theo hợp đổng bảo hiểm đã ký kết và lất nhiên là không vượt quá mức thoả (huân

Trang 19

Luận án tốt nghiệp í 1(1/1 ỉ lu ỉ hú;

* Quyền nhân tiền công lao động, tiền nhuận bút, tiền hưu trĩ, liền trợ cấp, tiền đoạt giải các cuộc thi, tiền chi phí cho việc thực hiện không có uy quyền mà người chết chưa kịp nhận

* Khi tác giả của các tác phẩm văn học, nghệ thuật công trình khoa học, các đối tượng sở hữu công nghiệp chết thì những người thừa kế của tác giả có quyền được hưởng các quyền tài sản liên quan đến các tác phẩm công trình khoa học, đối tượng sở hữu công nghiệp Khi chủ sử hữu tác phẩm, đối tượng sở hữu công nghiệp, mà sử dụng vào sản xuất kinh doanh

thì phải trả cho những người thừa k ế của tác giả m ột số tiền Iiliất định llieo

quy định của pháp luật Sô tiền này là di sản thừa kê mà người chết để lại

Còn các chủ sở hữu tác phẩm đối tượng sở hữu công nghiệp khi chết thì tác phẩm, đối tượng sở hữu công nghiệp này là di sản thừa kế được chuyển cho người thừa kế Người thừa kế có quyền sử dụng, chuyển giao quyền sử dụng cho người khác hoặc định đoạt quyền sở hữu của mình

Người thừa kế tài sản của chủ sử hữu có quyền thừa kế theo C]iiy (tịnh cún

pháp luật trừ các quyền nhân thân thuộc quyền của tác giả

Tuy nhiên, những quyền tài sản trong (ương lai nhưng lại gắn liền với nhân thân người chết thì không phải là di sản Đó là: Tiền lương luĩìi, tiền trợ cấp thương tật, tiền tuất, tiền cấp đưững Những quyền tài sản này không phải là di sản thừa kế Bởi lẽ tiền lương hưu là liền hảo hiểm xã hội được Nhà nước trả cho nlũmg người làm việc trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức mà người đó hưởng lương từ Iigdn sách của Nhà nước, hoặc những người đã làm việc trong các doanh nghiệp đóng tiền bảo hiểm xã hội cho ngưòi đó theo đúng thời gian và số tiền quy định Khi người lao động không

làm viộc nữa (hết tuổi lao động) được Nhà nước trả tiền bảo hiểm xã hội bằng lương hưu cho chính họ, có vây mới bảo đảm thu nhập ổn định vổ lau dài cho cuộc sống của họ đến khi họ chết Khi người được Nhà nước cho hưởng lương hưu chết, thì Nhà nước chẩm dứt nghĩa vụ đối với người đó mà không thể chia phẩn krơng hưu nàv cho những người thừa kế

Tiền cấp dưỡng: có thể nói quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chổng là hệ quả quy kết ràng buộc của quan hệ vợ chồng hợp pháp phát sinh kể từ khi kếí hôn Đó là một trong những quyền và nghĩa vụ (iu sản gắn liền với nhân thân của vợ và chổng Pháp luật lliừa nliẠiì quan hộ bình (Inng giữa vợ và chồng về quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng lẫn nhau, "khi ly hôn,

Trang 20

Luận án tốt nghiệp Trần Thị Huệ

nếu bên túng thiếu yêu cầu cấp dưỡiig thì bên kia phải cấp dưỡng theo khả năng của mình"4

Hậu quả pháp lý và con cái sau khi ly hôn được quy định tại Điều 44,

45 Luật Hôn nhân và gia đình bao gồm nhiều nội dung trong đó có nội dưng nuôi dưỡng, giáo dục con cái là nhiệm vụ và quyền hạn của cha mẹ

mà không phụ thuộc vào quan hệ hôn nhân của cha mẹ tồn tại hay không Như vậy, trong trường hợp vợ chồng ly hôn, người vợ hoặc người chổng phải cấp dưỡng cho nhau hoặc phải cấp dưỡng nuôi con hàng tháng Số tiền này chỉ những người này mới được hưởng Bởi vậy, khi người được cấp dưỡng chết thì số tiền cấp dưỡng đó là không thể chuyển dịch cho người khác như di sản thừa kế Thậm chí kể cả khi người vợ hoặc chồng kết hôn với người khác thì vấn để cấp dưỡng cũng dược chấm dứt

Những người lao động bị tai nạn xảy ra trong giờ làm việc, lại nơi làm việc, khi đi công vụ được giao, trôn đường đến nơi làm việc hoặc trở về nơi ở và những người mắc bệnh nghề nghiệp mà không may bị (hương lật Tuỳ theo mức độ suy giảm khả năng lao động mà người lao động được hưởng trợ cấp một lần hoặc hàng tháng5

Ngoài ra, người bị thương phục vụ trong chiến tranh, người bị thương tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phát sinh từ quá trình làm việc ở một nghề nào đó, thì hàng tháng Nhà nước trợ cấp cho họ số tiền nhất định

để trợ thêm người đó trong việc chữa bệnh và khắc phục khó khăn về suy giảm sức lao động nói riêng và sức khoẻ nói chung

Tiền tử tuất: Là tiền trợ cấp cho thân nhân gia đình liệt sỹ, người lao động đang tham gia quan hệ lao động cũng như những người lao động dã chấm dứt quan hệ lao động nhưng đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội nùi

bị chết Tuy theo nguyên nhân họ bị chết mà họ hưởng chế độ tuất hàng tháng hay chế độ tuất một lần cho nên tiền tử tuất không phải di sản thừa

kế Trong cuộc sống xã hội có nhiều lĩnh vực mà con người tham gia hoạt động Cho dù là lĩnh vực nào khi một người có những đóng góp, cống hiến,

có những thành tích đáng kể cho việc bảo vệ và xây dựng đất nước đều được Nhà nước ghi nhận và tặng thưởng HuAn chương, ỉíny clnrơiig, Bằng

4 X e m (liều 43 - Luật Hổn Iiliân vh Clia (lìnli năm 1 9 8 6

5 X e m khoản 2 Đ iồ u 143 Hộ Luật Lao dộng.

Trang 21

Luận án tốt nghiệp Tr ần Tììi Huệ

khen Đó là hình thức biểu hiện quyền nhân thân gắn liền với người được

tặng thưởng mà đã chết, cho nên không thể là di sản thừa kế

1.4 Quyền sử dụng đất cũng là di sản thừa kế Quyền sử dụng đấl là

một quyền tài sản đặc biệt vì "đất đai thuộc sở hữii toàn dân do Nhà Iiước

thống nhất quản lý" Bởi vậy, việc thừa kế quyền sử dụng đất, để lại di sản

thừa kế là quyền sử dụng đất pháp luật quy định về chế độ pháp lý cũng như

quản lý đất đai rất chặt chẽ Chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề này ở chương II

phần 2

2 ý nghĩa của việc xác định di sản thừa kê

2.1 Bảo đảm quyền ỉợi của người í ỉ lừa k ế

Ngay từ xã hội cộng sản nguyên thuỷ đã xuất hiện một nền sản xuất,

và chỉ là một nền sản xuất giản đơn với lao động rất thô sơ Nhưng dù có

giản đơn đến đâu thì nền sản xuất đó thường phải nằm trong một hình thái

kinh tế-xã hội nhất định Điều đó chứng tỏ rằng bất cứ một chế độ xã hội

nào cũng phải dựa trên một cơ sử kinh (ế nhất định, tức là phải dựa trên một

chế độ sở hữu chứa đựng toàn bộ quan hệ sở hữu tồn tại trong xã hội đó

"Bất cứ nền sản xuất nho cũng là việc con người chiếm hữu những đối

tượng trong phạm vi một hình thái xã hội nhất định"6 Bởi vậy sở hữu là một

tất yếu.khách quan, xuất hiện ngnv từ khi có xã hội loài người và cùng với

thừa kế, chúng cùng phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người

Nếu quan hệ sở hữu cho thấy tài sản thuộc về ai, thì quan hệ thừa kế cho

thấy quá trình dịch chuyển tài sản của người nào đó khi họ chết cho những

người còn sống khác

Khi xã hội đã phân chia giai cấp thì việc chiếm giữ của cải vật chất

giữa người với người sẽ được diều chỉnh bằng pháp luật để bảo vệ, củng cố lợi ích cho giai cấp thống tri xã hội Quan hệ thừa kế cũng vậy, khi xã hội

có Nhà nước quan hệ này cũng không nằm ngoài sự điều chỉnh của phốp

luật Bởi thế quyền sở hữu và quyền thừa kế xuất hiện và chỉ xuất hiện khi

có Nhà nước và sự xuất hiện của pháp luật mà thôi

Có thể nói quyền thừa kế là quyền năng cụ thể của công dân trong

việc để lại di sản và nhận di sản thừa kế Nó là kết quả tất yếu của những

quyền năng trong quyền sở hữu Vì thông qua viộc thừa kế di sản những

Trang 22

Luận án tốt nghiệp Trầìì Thị Huệ

người hưởng thừa kế trở thành chủ sở hữu đối với tài sản Điều 253 Bộ Luật Dân sự quy định "người thừa kế có quyền sở hữu đối với di sản thừa kế"

Song, vấn đề cần quan tâm là người thừa kế có được sở hữu toàn vẹn phần di sản mà người chết để lại hay không? Điều này phụ thuộc lất nhiều vào việc xác định di sản thừa kê một cách đầy đủ và chính xác Khi đã xác định dược di sản của người để lại di sản là bảo đảm quyền lợi, thành quả lao động và những tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của họ; bảo đảm và tôn trọng được quyền định đoạt di sản của người chết cũng như ý nguyện cuối cùng của họ là tài sản đó được chuyển sang cho những người thừa kế mà họ mong muốn Đồng thời đáp ứng ngay được nhu cẩu chia di sản thừa kế của những người thừa kế Và nếu như di sản thừa kế chưa xác định được do bị tranh chấp, do ở nhiều nơi chưa xác định được toàn bộ khối đi sản, bị người khác chiếm hữu bất hợp pháp v.v thì vấn đề chia di sản chưa thể đặt ra trong khi những người thừa kế có nhu cầu rất khẩn thiết chẳng hạn như đổ chữa bệnh cho con, để khắc phục rủi ro do bị tai nạn, thiên tai, 10 lụi

Nhưng điều quan trọng hơn của việc xác định di sản thừa kế là bảo đảm khả năng tốt nhất cho những người thừa kế được hưởng đúng phàn di sản của người quá cố theo quy định của pháp luật hoặc theo sự định đoạt trong di chúc của người này Vì khi nói đến việc xác định di sản là đã hàm chứa đến yếu tố "đầy đủ và chính xác" Trên thưc tế có rất nhiều nguyên nhân dãn đến việc xác định di sản thiếu chính xác Có thể xác định không hết khối di sản, xác định thiếu cơ sở pháp lý, nhiều khi còn xác định sang

cả tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác xảy ra tranh chấp gây không

ít khó khăn phức tạp cho nhũng bước tiếp theo sau việc xác định di sản

Dù cho là xuất phát từ nguyên nhân nào cũng ảnh hưởng đến quyền lợi của người thừa kế

Việc xác định di sản thừa kế không đúng có thể còn làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích tinh thần của những người thừa kế dẫn đến sự tranh chấp gây bất hoà cho những quan hộ nằm trong một chuỗi thế hệ liên tiếp nhau của gia đình Theo giáo lý của Khổng lử lliì trong Măm mối quan họ cốt yếu của con người là: Qưân-thần, phụ-lỉr, phu-phụ, huynh-đệ, bằng-hữu,

thì có ba mối quan hệ trực tiếp gắn liền với gia dinh Thông qua các quan hệ

đó gia đình được mô tả như một lliực Ihể biểu hiện dược diện mạo của gia đình về lối sống, luân lý đao đức Nếu trong gia đình không giữ được hon khí về thứ bậc "kính trên, nhường ciưới"; không có (ình thương yêu đùm học

Trang 23

Luận án tối nghiệp Trần Thị IInệ

"máu chảy ruột mềm"; luôn mâu thuẫn, đố kỵ, hẳn học và có khi chỉ vì một chút vật chất mà họ xử sự với nhau như những kỏ bất lương Thiết nghĩ đó

là một trong những nguyên nhân làm tổn hại đến truyền thống đạo đức của gia đình người Việt Nam đã có từ ngàn xưa; và cũng là sự tổn hai đến cả nền văn hoá Việt Nam mà gia đình không bao giờ bị tách biệt ra khỏi một nền văn hoá đã có từ lâu đời của dân tộc "Gia đìnli là một thiết chế hết sức cơ bản và bền vững; thường khi nó là một thứ mẫu chung, hay một nền móng cho cả một nền văn hoá" Trong quan hệ giữa các thành viên của gia đình lối ứng xử theo đạo hiếu, theo tâm, theo nghĩa vẫn được giữ vững và phát huy giữa những người ruột thịt với nhau Từ truyền thống đoàn kết, thương yêu, đùm bọc trong gia đình, từ mục đích của chế độ hôn nhân và gia dinh của ta nhằm: "xây dựng những gia đình dân chủ, hoà thuận, hạnh phúc trong đó mọi người đoàn kết thương yêu nhau, giúp đỡ nhau tiên bộ" Tinh thần này lại cần được giữ vững khi có một người trong gia đình nằm xuống và vấn đề thừa kế được đặt ra

2.2 Bảo đảm quyền lợi của những nqười khấc.

Việc xác định đúng di sản thừa kế không chỉ có ý nghĩa hao đảm quyền lợi cho những người thừa kế, mà còn là sự bảo đầm cho quyền lợi của những người khác

Trong thực tế chúng ta thấy rằng, di sản thừa kế của một người trong nhiều trường hợp còn có liên quan đén tài sản của người khác Vì vậy, việc

xác định đi sản thừa kế không chính xác hoặc không đẩy đủ cỏ thể sẽ xâm

phạm đến quyền sở hữu hợp pháp của người khác

Ngoài ra, việc xác định di sản thừa kế không chính xác hoặc không đầy đủ, thì những người thừa kế bị thiệt thòi không những không dược hưởng mà còn không có điều kiện để thực hiện nghĩa vụ mà người để lại di sản thừa kế phải thực hiện với chủ nợ của người đó

2.3 Tăng cường tinh thần trách nhiệm của các chủ thề lỉiam gia và quan hệ thừa kế.

Nhìn chung, pháp luật tác động đến hầu hết các quan hệ xã hội để xác định quyền và nghĩa vụ cho các chù thể tham gia

Trang 24

Luận Ún tốt nghiệp Trần Thị Huệ

Quan hệ pháp luật dân sự về thừa kế trong đó các chủ Ihổ tham gin là

những người được hưởng di sản của người chết theo một trình tự nhất định,

xác định nội dung quyền nhận, từ chối hưởng di sản Bằng việc ban hành

các văn bản pháp luật, nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ

thể trong quan hệ thừa kế , quy định trình tự và điều kiện dịch chuyển lài

sản cũng như quy định phương thức dịch chuyển tài sản từ người chết sang

cho những người thừa kế Để các chủ thể Iham gia vào quan hệ thừa kế thực

hiện tốt hơn về quyền và nghĩa vụ của mình qua các khâu trong một quá

trình (trình tự) nhất định thì việc làm đầu tiên có ý nghĩa khởi đàu thuận lợi,

và là những cơ sở pháp lý tạo điều kiện cho việc thực hiện các hước tiếp

theo là phải xác định di sản thừa kế Kể từ thời điểm di sản thừa kế được

xác định mỗi thừa kế phải có trách nhiệm thực hiện những nghĩa vụ dân sự

phát sinh trong quan hệ thừa kế Việc xác định di sản thừa kế còn tạo nên

tính hợp pháp về quyền đối với di sản của những người cùng được hưởng (li

sản Nó được xem như một sự công nhận có tính pháp lý hắt buộc của Nhà

nước giành cho các chủ thể trong quan hệ thừa kế Những người thừa kế có

thể họp mặt để thoả thuận cử người quản lý di sản (nếu trong di chúc không

chỉ định người quản lý di sản); cử người phân chia di sản, cách thức phân

chia di sản

Việc quản lý di sản không chỉ dơn tliuÀn việc quản lý, trống coi di

sản mà người quản lý di sản phải có nghĩa vụ sửa chữa, nếu di sản bị hư

hỏng mà do họ gây ra và phải thực hiện nghĩa vu bổi thường thiệt hại nếu

thiệt hại do chính tài sản đó gây ra Ví dụ: cành cây bị gãy, tường nhà bị đổ

gây thiệt hại cho người khác xuất phát từ những nghĩa vụ hắt buộc này rnà

những người thừa kế ý thức được trách nhiệm của mình đối với những người

cùng hưởng di sản, đối với người đã khuất, đối với khối di sản mà họ được

hưởng; và có ý thức tốt hơn trong việc chấp hành luật dân sự nói riêng và

những quy định chung của pháp luật

2.4 Bảo đảm cho việc phân cliia cìi sản thừa k ế được công hằiìg và đúng pháp luật.

Trong hoạt động thực tế của cơ quan xét xử hiện nay các tranh chấp

về di sản thừa kế chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong các vụ án dân sự Vì vậy

việc xác định di sản thừa kế là việc làm quan trọng và Cíin thiết, là căn cứ

pháp lý để Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự

Trang 25

Luận án tốt nghiệp Trần Thị Huệ

Chính từ việc xác định các căn cứ xác lộp quyền sở hữu tài sản của một chủ thể để từ đó xác định di sản thừa kế khi một người đã chết, mà toà

án giải quyết tranh chấp về thừa kế một cách công bằng, hiệu quả, đúng pháp luật Nếu như di sản thừa kế được xác định đúng và người được hưởng

di sản đã cụ thể, thì Toà án dỗ dàng có khả năng giải quyết đúng nguyện vọng của các đương sự Đó cũng là cơ sở quan trọng để các cấp Toà án giải quyết tranh chấp về thừa kế một cách thống nhất

Mục đích cuối cùng của các đương sự trong các tranh chấp dân sự về thừa kế là nhằm được hưởng phần di sản do người chết phân định trong di chúc hoặc được hưởng phán di sản Iheo quy định của pháp luật Khi quyền lợi đó được pháp luật đảm bảo một cách thoả đáng sẽ tạo ra một tâm lý yên tâm, tin tưởng vào đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Điều đó cũng có tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế xã hội giữ gìn và phát huy tính cộng đổng và tinh thần đoàn kết trong nhân dân, góp phẩn (hực hiện mục tiêu của công cuộc đổi mới là xây dựng đất nước Việt Nam dcìn giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh

3 Người quản lý di sản.

Là người có quyền quản lý khối di sản mà người chết để lại trong

thời gian di sản chưa được chia cho những người thừa kế mà quyền và nghĩa

vụ của họ đo những người thừa kế thoả thuận hoặc có (hể do pháp luật quy định Người quản lý di sản được xác định trong những trường hợp sau:

- Người quản lý di sản là người được người để lại thừa kế chỉ định trong di chúc

- Là người do những người thừa kế thoả thuận cử ra

- Người đang chiếm giữ, sử dụng, quản lý di sản được tiếp tục quản

lý khối di sản đó cho đến hết thời hạn của hợp đồng mà người để lại thừa kế

đã tham gia

- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý di sản nếu di sản chua có

ai quản lý và cũng chưa xác định người thừa kế của người để lại di sản

Như vậy, người quản lý di sản có thể là một trong những người lllừa

kế theo pháp luật của người đã chết nhưng cũng có thể một người hất kỳ nào đó nằm ngoài các hàng thừa kế hoặc có thể là một cơ quan hay một (ổ chức nào đó

Trang 26

Luận ủn tốt nqhiệp Trân Thị Huệ

Người quản lý di sản là người được chỉ định trong đi chúc, người được người thừa kế thoả thuận cử ra và người quản lý di sản là cơ quan nhà

nước có thẩm quyền đều được đại diện cho những người thừa kê trong quan

hệ với người thứ ba liên quan đến đi sản thừa kế Chẳng hạn: dùng tài sản là

di sản thừa kế để cho thuê hoặc cho vay lấy lãi thu về cho những người thừa kế; ngoài ra người quản lý di sản còn được hưởng thù lao đối với công việc quản lý di sản và thù lao được hưởng bao nhiêu là tuỳ thuộc vào sự thoả thuận giữa những người thừa kế với người này

Bên cạnh các quyền nói trên người quản lý di sản có những nghĩa vụ được quy định tại khoản 1 Điều 642-BLDS

Lập danh mục di sản, thu hồi di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu, trừ tnrờng hợp pháp luật có quy định khác;

Bảo quản di sản, không được bán, trao đổi tặng cho, cầm cố, thế chấp và định đoạt tài sản bằng các hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản;

Thông báo tình hình về di sản cho người thừa kế;

Bổi thường thiệt hại, nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gAy ra thiệt hại;

Giao lại tài sản theo yêu cầu của người thừa kế Đối với người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản được quy định, tại khoản 2 Điều

- Thông báo tình hình về tài sản cho những người thừa kế :

- Bồi thường thiệt hại, nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây ra thiệt

hại

- Giao lại tài sản theo thoả thuận trong hợp đổng với người để lại đi sản hoặc theo yêu cầu của người thừa kế

Trang 27

Luận án tốt nghiệp Trần TÌ 1 Ì Huệ

Tóm lại : Việc người để lại di sản xác định trong di chúc người quản

lý di sản cũng như việc những người thừa kế cử người quản lý di sản nhằm mục đích bảo toàn khối di sản của người để lại di sản, được bảo quản cẩn thận không bị mất mát, hư hỏng, không bị tẩu tán mà quyền và nghĩa vụ của người này hưởng được xác định trong di chúc hoặc do người thừa kế thoả thuận Khi họ không có điều kiện hoặc họ không muốn, thì Ỉ1Ọ hoàn

toàn có quyền từ chối đảm nhận công việc này, và những người tliừa kế phải

thoả thuận để cử người khác

triển vê pháp luật thừa kê trong pháp luật dân sụ Việt Nam.

Sự phát triển của pháp luật dân sự Việt Nam nói chung và pháp luật thừa kế nói riêng gắn liền với lịch sử truyền thống đạo đức, gắn liền với nền văn hoá dân tộc và gắn liền với quá trình phát triển kinh tế-chính trị xã hội của dân tộc Việt Nam Thông qua các quy định của pháp luật có thể giúp chúng ta soi sáng cho việc tìm hiểu xã hội Việt Nam với các thực trạng văn hoá, xã hội, kinh tế và kể cả về ứng xử luân lý, đạo đức

Theo năm tháng với các mốc lịch sử cơ bản chúng tôi khái lược những quy định về di sản thừa kế cuả pháp luật nước ta qua bốn giai đoạn

để có thể rút ra một số nhận xốt vồ tình hình của phấp luật thừa kế, vồ những quy định của pháp luật về di sản thừa kế ở nước ta qua từng giai đoạn

nhất định

3.1 Giai đoạn trước năm 1945.

Từ trong quá khứ xa xưa người dân Việt Nam luôn phải sống trong cảnh cơ hàn tủi khổ, chế độ phong kiến với sự cai trị hà khắc của bọn địa chủ, cường hào gian ác luôn đè nặng lên đôi vai của họ Nhà nước phong kiến dùng pháp luật để duy trì và củng cố quyền tư hữu đối với ruộng đất của giai cấp địa chủ Vì vậy pháp luật về thừa kế ở thời kỳ này cũng là phương tiện để duy trì và củng cố chế độ tư hữu của bọn địa chủ, phong kiến

Pháp luật về thừa kế được quy định trong nhiều Bộ cổ luật Thời nhà

Lê các vua Lê đã xây dựng Bộ luật tương đối hoan chỉnh, đó là Bộ "Quốc triều hình luật" (thường được gọi là Bộ luật Hồng Đức) được han hành vào

Trang 28

Luận án tốt nghiệp Trần Thị Huệ

hành từ nhiều năm trước đó Trong Bộ luật Hổng Đức các quy định về thừa

kế được đề cập với các nội dung: quy định về làm chúc thư, văn khế {Điều

366); quy định về hương hoả (Diều 388,391); quy định chế độ lài sản của

vợ chổng và nhất là tài sản riêng của vợ cũng được quy định rõ ràng và đây

là căn cứ để có thể xác định được di sản khi người này chết; quy định về thừa kế theo pháp luật.

Ngoài ra, để tiện cho việc áp dụng và thi hành pháp luật thời Lê còn biên soạn các sưu tập, các sách hệ thống lioá những văn bản pháp luậl Trong đó đáng kể nhất là sách "Hồng Đức thiện chính thư" (gồm những luật

và lệ về dân sự, hình sự và tố tụng được ban hành dưới thời Hồng Đức từ năm 1470 đến năm 1497; sách quốc triều chiếu linh thiên chính gồm những luật lệ ban hành từ năm 1619 đến năm 1708

Pháp luật thừa kế thời triều Lê được quy định tại chương điền sản của

Bộ luật Hồng Đức Tại phần 270 đến phần 275 của sách "Hồng Đức thiện chính thư" Trong đó có một số điều luật quy định cách phân chia di sản thừa kế "Điền sản của vợ chồng làm ra, thì chia làm hai, vợ chổng mỗi người được một phần, phẩn của vợ được nhận làm của riêng, phần của chổng lại chia làm 3 cho vợ 2 phàn, để về việc tế tự và phần mộ một phần,

hai phần cho vợ là để nuôi một dời mình mà không dtíỢc làm của riôỉig, klii

vợ chết hay cải giá thì hai phần ấy lại để tế tự phán mộ của chổng Phần về

tế tự và phần mộ, nếu cha mẹ còn sống thì cha mẹ giữ, nếu cha mẹ không còn thì người thừa tự giữ, vợ chết thì chổng cũng thế chỉ không câu nệ đi

lấy người khác" (Điều 375 Bộ luật Hồng Đức) hoặc là trong một điều luât quy định hai phương thức phân chia di sản thừa kế: "Cha mẹ mất cả, có

ruộng đất, chưa kịp để lại chúc thư mà anh em tự chia nhau, thì lấy một phần 20 số mộng đấy làm hương hoả, còn lại thì chia nhau, phần còn của

vợ lẽ nàng hầu phải kém Nếu đã có lệnh của cha mẹ và cliíic thư thì phải theo đúng, trái thì mất phần mình" (Điều 388)

Có thể nói các quy định về cách phan chia di sản trong Bộ luật Hồng Đức cụ thể và khá chặt chẽ Các điểu luật về hương hon mang đâm nét bản sắc dân tộc Viột Nam Tuy nhiên về di sản thừa kế không có điểu luật nào

quy định cụ thể nhưng có thể suy ra từ các điều luật (TừĐiều 374 đến Điền

400) thì di sản thừa kế ngày ấy chủ yếu là ruộng đất "Trong một nén kinh

Trang 29

Luận án tốt nghiệp Trần Thị Huệ

tế trọng nồng, chỉ có điền thổ mới được coi là các yếu tố tư bản chính yếu, các động sản khác chỉ là những vật có ít giá trị"8

Tuy nhiên, tài sản gia đình phong kiến Việt nam thời kỳ nhà Lê không chỉ gồm điền thổ mà còn các thứ khác như vàng, bạc, nhà cửa, lụa vải, thóc gạo, đồ sứ Những tài sản này được coi là của nổi và khi chủ sở hữu tài sản đó chết cũng được coi là di sản thừa kế

So với thời Lê, trong pháp luật thời Nguyễn các quy định về thừa kẽ rất ít Hoàng Việt Luật lộ hay còn gọi là Bộ Luật Gia Long được ban hành vào năm 1812 Do lệ thuộc và sao chép luật nhà Thanh với tư tưởng phong kiến lạc hậu nên Hoàng Việt Luật lệ đã thủ tiêu những chế định dân sự

tương đối tiến bộ đã được quy định trong Quốc triều hình luật như thừa kế -

bình đẳng về tài sản của vợ chổng - được trích phần di sản cho việc thờ cúng v.v Trong Hoàng Việt Luật lệ chỉ đơn giản về cách chia gia tài, điều sản và chỉ ưu tiên cho quyền hưởng di sản là con trưởng, nếu con trưởng không sử dụng mới đến lượt con trai thứ trong gia đình Con gái không được thừa kế gia tài, trừ khi không có cháu trai thì mới giao cho cháu gái trưởng

Qua phác hoạ một số điều luật trên đây chúng ta có thể thấy Bộ Luật Hổng Đức là một điểm sáng trong hoạt động lập pháp của Nhà nước phong kiến Việt Nam Bởi nó thể hiện tính sáng tạo, tự lực, tự cường của cha ông

ta trong việc xây dựng pháp luật để quản lý xã hội

Đến thời kỳ Pháp thuộc (1858-1945) Nước ta là một nước tluiộc địa nửa phong kiến Thực dân Pháp cấu kết với giai cộp địa chủ phong kiến Việt Nam nhằm duy trì hệ thống pháp luật hà khắc do chúng ban hành Hệ thống pháp luật ngày ấy là công cụ để thực dân Pháp đàn áp dân tộc Việt Nam, chia rẽ đất nước Việt Nam và thực hiện chính sách khai thác thuộc địa vô cùng tàn bạo của chúng Pháp luật thừa kế chủ yếu được quy định trong hai bộ luật Đó là, Bộ dân luật Bắc kỳ năm 1931 và Bộ dãn luật Trung

kỳ năm 1936 Còn ở Nam Kỳ có Bộ Dân luật giản yếu công bố ngày 10 -3-

1883 nhưng không quy định về vấn đề thừa kế nên chúng tôi không đề cập đến Bộ luật này9

Trang 30

Luận án tốt nghiệp Tì (Vì 77// lìitệ

Vì pháp luật của một nước thuộc địa nửa phong kiến, nên trong các quy định về thừa kế, các Bộ luật này vừa mang tư tưởng của ý thức hộ phong kiến, vừa du nhập tư tưởng của Bộ dân luật Pháp (1804) Nhưng suy cho cùng thì pháp luật thời bấy giờ là pháp luật của Nhà nước phong kiến nên mọi quy định nói chung và các quy định về thừa kế nói riêng trong Bộ dân luật Bắc kỳ và Bộ dân luật Trung kỳ đều nhằm vào việc bảo vệ, duy trì

và củng cố chế độ sở hữu phong kiến và quyền lợi của giai cấp thống trị Mặt khác do ảnh hưởng của tư tưởng nho giáo, vấn đề trọng nam khinh nữ rất được chú trọng trong thời kỳ này, "nó như một tấm màn trùm phủ lên xã hội Việt Nam" (Giáo sư Yn insum - Hàn Quốc) và đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự quy định của pháp luật Việt Nam

Bởi vậy, thừa kế ở thời kỳ này thể hiện rõ nét quan hệ bất bình đẳng giữa vợ và chồng, giữa nam với nữ

Trong gia đình chồng được coi là người gia trưởng, có toàn quyền đối với tài sản của gia đình: "Người vợ chính, vợ thứ trong khi đương giá thú phải có chổng thuận hứa mới được chúc thư để xử trí về tài sản riêng của mình''10 có nghĩa là người vợ chỉ được lập chúc thư để định đoạt tài sản riêng của mình nếu được người chồng đổng ý

Các bộ luật này còn quy định: "Chồng được quản lý tài sản chung

còn vợ chỉ được quyền quản lý tuỳ theo giới hạn được thay mặt gia đình mà

thôi"11 Khi có một bên chết trước thì được quy định là: "Khi người chổng chết thì người vợ thay quyền chồng mà quản lý tài sản chung Khi người

vợ chết tnrớc thì một mình người chồng trở thành sở hữu chủ tất cả tài sản chung kể cả kỷ phần của người vợ nữa"12 Các quy định này được hiểu là khi người vợ chết trước, người chồng là chủ sở hữu duy nhất tất cả của cải trong gia đình (có cả phán tài sản của người vợ) nhưng klii người chồng chết trước thì ngươi vợ chỉ có quyền quản trị khối tài sản chung trong gia đình Người vợ chỉ được quyền hưởng dụng tài sản riêng của chồng khi không còn người thừa kế nào bên nội; bên ngoại của chồng

10 Đ iề u 321 D ân luật Bắc kỳ

Đ i ề u 3 1 3 Dân luật Trung kỳ

11 Đ iẻ u 108 Dan luật Bắc kỳ

12 Đ iề u 113 Bộ dân luật Bác kỳ

Đ iề u 111 Hộ dân luật Trung kỳ

Trang 31

Luận án tốt nghiệp Trần Thi Huệ

Còn khi quy định về chế độ tài sản của vợ chồng là chế độ cộng đổng toàn sản: "Nếu hai vợ chồng không có ước riêng với nhau thời cứ theo lệ

"hợp nhất tài sản, nghĩa là bao nhiêu tài sản hoa lợi của chồng và của vợ đều hợp nhất làm một mà chung nhau"13 Ngoài ra, vợ chổng không có quyền có tài sản riêng đó là: những động sản hay bất động sản mà khi khai giá thú: "nguyên là của một bên nào hay là những tài sản trong khi lấy nhau bên nào mới được hưởng của thừa kế, hoặc mới được ai lặng cho tliời lức là phần của bên ấy xen góp vào của chung, trong lúc lấy nhau rnà vợ chồng chưa tính chia của, thời phần ấy góp vào phần chung của hai vợ chổng" (đoạn 2 Điều 104 Bộ dân luật Trung kỳ)

Tại chương V của cả hai Bộ luật trên đây đều quy định về cách thanh

toán và phân phối di sản cho những người thừa kế theo pháp luật và theo di

chúc (từ Điều 369-398 Bộ dân luật Bắc kỳ và từ Điều 371 đến Điều 390 Bộ dân luật Trung kỳ) Quy định về người quản trị di sản thừa kế, quy định việc trang trải nợ nần của người chết của từng người thừa kế căn cứ vào phần hưởng di sản của mỗi người Tại Điều 373 Bộ dân luật Trung kỳ và Điều 373 Bộ dân luật Bắc kỳ quy định khi người chồng chết mà người vợ cả còn sống mà không bị truất quyền thì những người thừa kế hay chủ nợ của người chết không được đòi chia của thừa kế ẩy Tuy nhiên, nếu dược người

vợ cả đó đổng ý thì di sản cũng sẽ được chia nhưng phải trừ ra một phàn dưỡng lão của người vợ cả

Qua phác hoạ một số điều luật vừa nêu chúng ta có thể thấy được di sản thừa kế trong hai bộ luật trong thời Pháp thuộc quy định về phán chia di sản thừa kế tương đối rõ ràng, cụ thể Ví dụ: Điều 377 Bộ dân luật Trung kỳ

và Điều 372 Bộ dán luật Bắc kỳ và cũng từ tổng hợp các điều được quy định tại các chương: chế độ tài sản của vợ chồng và chương quy định về thừa kế

Chúng ta có thể hiểu lằng: Di sản thừa kế là của cải thuộc quyền sở hữu của

người chết truyền lại cho những người thừa kế theo chúc thư hoặc theo pháp luật quy định14 Bao gồm: Động sản và bất động sản trong đó là nhà cửa, ruộng đất, trâu bò, vàng bạc và các đổ dùng cho sinh hoạt: bàn ghế, giường

tủ, chăn màn, bát đĩa

13 Đ ié u 104 Bộ (Jftn luật Trung kỳ

Đ iể u 106 Bộ dân luật Bắc kỳ

Trang 32

Luận án tốt nghiệp Trần I lìỊ Huệ

Có thể nói nội dung về thừa kế được quy định trong hai bộ luật: Bộ dân luật Bắc kỳ và Bộ dân luật Trung kỳ đã phản ánh được các lục lệ truyền thống của người dân việt Nam Đặc biệt có những điều khoản mà cho đến bây giờ Bộ Luật dân sự nước ta vẫn tiếp tục kế thừa như kế thừa tục lệ truyền thống mang tính châ't bản địa của dân tộc Chẳng hạn, di sản được

phân chia theo di chúc hoặc theo pháp luật, người thừa kế phải có nghĩa vụ

và thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại, có quyền để lại di sản cho việc thờ cúng

3.2 Giai đoạn từ 1945 -1954

Cách mạng tháng Tám thành công đã khai sinh ra nước Việt Nam,

một Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ờ Đông Nam châu á Nước Việt

Nam ra đời xoá bỏ hoàn toàn chế độ chính trị và hệ thống chính quyền thực dân phong kiến xây đựng chế độ chính trị mới và hệ thống chính quyền mới, hệ thống chính quyền của nhăn dân lao động Chính quyền non trẻ vừa được thành lập đã phải đối phó với những thử thách, gay go quyết liệt Một lĩnh vực rất thiết thực của đời sống xã hội là phải pháp chế hoá luật díìn sự trong đó có vấn đề thừa kế Nhưng trong tình thế khó khăn mà thời gian quá gấp rút như vây Iihà nước ta chưa thể ban hành các văn bản pháp luật đã có thể đáp ứng ngay nhu cẩu thực tê của đất nước Bởi vậy ngày 10/10/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh 90/SL, cho phép áp dụng luật lệ cũ nếu không trái với nguyên tắc "Độc lộp của nước Việt Nam và chính thể cộng hoà" Theo quy định này thì quy định của hai Bộ luật kể trên trong thời kỳ Pháp thuộc vẫn được áp dụng để giải quyết tranh chấp về thừa kế Song thực tế cho thấy sự biến đổi nhanh chóng, sâu sắc của xã hội Việt Nam trong điều kiện mới và tiến bộ của đất nước đòi hỏi phải có những quy định của pháp luật thích ứng với nó Mặt khác với chủ trương từng bước xoá

bỏ tàn dư của chế độ phong kiến, xoá bỏ bất bình đẳng giữa nam và nữ

nhằm đem lại lợi ích cho toàn thể nhân dân lao động Ngày 22-5-1950 Chủ tịch Hổ Chí Minh ký sắc lệnh 97/SL để sửa đổi một số quy lệ về chế định trong dân luật cũ sắc lệnh đã cụ thể hoá quyền bình đẳng của công dân trong quan hệ tài sản trong đó có vấn đề thừa kế "Con cháu, hoặc vợ hay chổng của người chết cũng không bắt buộc phải nhân thừa kế của người ây Khi nhận thừa kế thì các chủ nợ của người chết cũng không có quyền đòi

nợ quá số di sản để lại", "Trong lúc sinh thời người chổng goá hay vợ goá,

Trang 33

Luận án tốt nghiệp Trần Thị Huệ

các con đã thành niên có quyền xin chia phân tài sản thuộc quyền sử hữu của người chết, sau khi đã thanh toán tài sản chung", "người đàn bàn cỏ chồng có toàn năng lực về mặt hộ" , đó là những nguyên tắc hết sức tiến

bộ, phá vỡ tính cổ hủ, lỗi thời trong pháp luật về thừa kế trước đó Những nguyên tắc này đặt cơ sở cho sự hình thành và phát triển pháp luật dân sự nước ta bởi nó thực sự dân chủ, tiến bộ và mang đậm tính nhân dân Cho đến ngày nay tuy gần nửa thế kỷ đã trôi qua sắc lệnh này mang giá trị chỉ

đạo cho công viộc xây dựng pháp luật ở nước ta nói chung và pháp luật thừa

kế nói riêng

3.3 Giai đoạn từ năm 1955-1975

Sau 9 năm trường kỳ kháng chiến Miổn Bắc bước vào xAy dựng CNXH, nhưng miền Nam vẫn còn dưới ách thống trị của đế quốc Mỹ, thì nhân dân ta phải tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ trong điều kiện mới

Trong giai đoạn mới của cách mạng, ở miền Bắc Quốc hội đã sửa đổi

Hiến pháp năm 1946 và xfty dựng hệ (hống pháp luật Xã hội chủ nghĩa

Ngày 31/12/1959 Quốc hội đã thông qua Hiến pháp mới ĐAy là đạo luât cơ bản xây dựng các nguyên tắc pháp lý để xây dựng hệ thống pháp luật mới Hiến pháp năm 1959 đã đưa vấn đề thừa kế thành nguyên tắc hiến định "Nhà nước chiểu theo pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản tư hữu của công dân" (Điều 19) Như vậy pháp luật bảo vệ quyền sở hữu tư nhân đối với các loại tài sản, cho phép công d<ìn có quyển để lại thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật

Để cụ thể hoá hiến pháp năm 1959 Luật Hôn nhân gia đình ngày 29/12/1959 quy định về quyền thừa kế tài sản của vợ chồng xoá bỏ những tàn dư của chế độ phong kiến Điều 16 Luật hôn nhân và gia đình quy định" Vợ chồng đều có quyền thừa kế tài sản của nhau"

Trong trường hợp một bên chết trước nếu tài sản cần chia thì căn cứ vào đóng góp vể công sức của mỗi bên, vào tình hình tài sản và tình trạng

cụ thể của gia đình Khi chia cần bảo vệ quyền lợi của người vợ, cua COM cái và lợi ích của việc sản xuất Trên cơ sở các văn bản pháp luật quan Irọng này cùng với yêu cẩu đáp ứng cho công lác xét xử để giải quyẽt một số

Trang 34

Luận án tốt nghiệp Trần Tlii Huệ

tranh chấp về thừa kế của công dủn nói chung và thừa kế di sản của liệt sỹ nói riêng Toà án nhãn dân tối cao trong phạm vi chức năng eủa mình đã ban hành một số văn bản hướng dẫn đường lối xét xử tranh chấp về thừa kế

- Thông tư 594/NCPL ngày 27/8/1973 hướng dẫn đường lối xét xử các tranh chấp về thừa kế

- Thông tư số 02/TATC ngày 2/8/1973 hướng dãn giải quyết tranh chấp về thừa kế di sản liệt sỹ

Do điều kiện nước nhà bị chia cắt, ở miền Nam lúc đó đời sống dân

sự chủ yếu phải thực hiện theo quy định của bộ cỉAn luật Sài Gòn (pỉiỏiìg theo Bộ luật dân sự của Pháp) Bộ luật chủ yếu củng cố quan hệ bất bình đẳng trong gia đình, coi trọng quyền lợi của người chồng, người con trai trong gia đình, quyền lợi của người vợ và người con gái bị coi rẻ "Chổng là gia trưởng và hành xử quyền gia trưởng theo quyển lợi của gia đình và con cái" (Điều 137), "người chồng quản trị thi sản cộng đổng và tài sản riêng

của hai vợ chồng" (Điểu 153), những C]iiy định về chế độ "cộng đồng động sản và tài sản" và "chế độ biệt sản" của vợ chồng từ Điều 150 đến 169 cũng thể hiện địa vị và uy quyền của người chổng, sự bình đẳng thể hiện mội cách rất han chế trong gia đình cũng như trong xã hội miền Nam lúc đó Bộ dân luật Sài Gòn năm 1972 còn quy định về di sản thừa kế và cách pliAn chia di sản thừa kế từ Điều 498 đến Điều 649 Theo đó có thể xác định di sản thừa kế là toàn bộ tài sản mà người chết để lại Bao gồm: nhà cửa, ruộng đất, hào rãnh, súc vật, dụng cụ canh nông, các cổ phần phần hùn,

phần lãi trong một hội thương sự hay dân sự, các sản nghiệp thương mại,

tàu thuyền, quyền sở hữu văn chương mỹ thuật hay kỹ nghệ thuộc quyền

sở hữu của người chết đó

Do hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ pháp luật nước nhà vãn chưa đi vào một mối Nhưng quyền thừa kế của công dân thời kỳ này so với giai đoạn trước đã được đưa lên thành nguyên tắc hiến định Quyền thừa kế tài sản của nhau, giữa vợ và chồng, vợ chổng được thừa kế tài sản của nhau và ngang bằng với các con, con trai con gái có quyền thừa kế ngang nhau đã được quy định trong các văn bản của Nhà nước

3.4 Giai đoạn từ khi nước nhà tỉiốiiẹ nhất ì 975 âếìì nay

Trang 35

Luận án tất ìVịlúệp Trần Th ị Huệ

Suốt 20 năm trời chìm trong máu lửa, mùa xuân năm 1975 nhân díìn

ta đã giành được thắng lợi trọn vẹn trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta mà đỉnh cao là chiến dịch Hổ Chí Minh Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng đất nước hoàn toàn thống nhất, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hôi chung cả nước tháng 7/1976 nước ta lấy tên là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Để đáp ứng lình hình, nhiệm vụ của giai đoạn mới, ngày 18/12/1980 Quốc hội nước ta thông qua hiến pháp mới, Hiến pháp năm 1980 v ề lĩnh vực thừa kế, Điều 27 Hiến pháp 1980 quy định :"Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân" Tài sản của công dân được Nhà nước bảo hộ là những "thu nhập hợp pháp, của cải để giành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, những công cụ sản xuất dùng trong những trường hợp được phép lao động riêng lẻ" Khi một người chết thì những tài sản mà thuộc quyền sở hữu của họ là di sản thừa kế Công dân không có quyền sở hữu đối với đất đai " (Điều 19)

Để giải quyết tranh chấp về thừa kế trong phạm vi cả nước với chức năng và nhiệm vụ của mình Toà án nhăn dân tối cao đã ban hành thông lư 81/TANDTC ngày 24/7/1981 để hướng dẫn Toà án nhân dân các cấp giải quyết các tranh chấp về thừa kế Thông tư 81 với cơ cấu 4 phần về nội dung

tương đối đầy đủ, thông tư đã giành cả phán II để quy đinh di sản thừa kế

bao gồm những gì và hướng dẫn các loại tài sản là di sản thừa kế Theo thông tư này thì di sản thừa kế bao gồm:

- Các tài sản thuộc quyền sở hữu của người để lại thừa kế những công cụ sản xuất dùng trong những trường hợp được phép lao động riêng lẻ

- Các quyền về tài sản mà người để lại thừa kế được hưởng

- Các nghĩa vụ về tài sản của người để lại thừa kế Đây là điều hạn chế cả về lý luận và thực tiễn của quy định này, vì sau khi kiểm kê đánh giá

được tình hình tài sản của người chết, những người thừa kế thanh toán các nghĩa vụ từ tài sản của người chết phần còn lại mới là di sản thừa kế, là phần đi sản mà người chết để lại để thực chia cho những người thừa kế theo

di chúc hoặc pháp luật

Từ đó Luật hôn nhân gia đình được ban hành năm 1986 dã quy định một số vấn đề liên quan đến thừa kế của vợ chổng Để hướng dẫn áp dụng

Trang 36

Luận án tốt nqìiiệp Trần Thi Huệ

Luật hôn nhân gia đình, Hội đổng thẩm phán Toà án nhAn dAn tối cao đã ban hành nghị quyết số 01-NĐ/HĐTP ngày 20/1/1988

Trong mối liên hệ phổ biến giữa các ngành Luật thì Luật hôn nhân gia đình có nhiều điều khoản được coi là cơ sở quan trọng đối với những quy định của pháp luật về thừa kế, đặc biệt là trong việc xác định người thừa kế theo luật và di sản thừa kế Chảng hạn như những quy định về chế

độ tài sản của vợ chồng; về nuôi con nuôi, cấp dưỡng, chia tài sản khi một bên chết trước

Cùng với sự đổi thay của nền kinh tế, lĩnh vực thừa kế được kéo theo trong sự vận động, phát triển không ngừng của xã hội Các văn bản pháp luật kể trên chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tế Do vậy ngày 30/8/1990 Hội đồng Nhà nước đã thông qua Pháp lệnh thừa kế Cho đến những năm đầu của thập niên 90, Pháp lệnh thừa kế được coi là một văn bản pháp luật quy định đầy đủ và có hệ thống thống nhất về lĩnh vực thừa kế Pháp lệnh thừa kế gồm 6 chương, 38 điều trong đó xác định được những nguyên tắc hết sức cơ bản và đưa ra nhiều khái niệm cần thiết Di sản thừa kế và cách phân chia đi sản thừa kế cũng được quy định khá cụ thể Tại Điều 4 của Pháp lệnh thừa kế cũng như những hướng dẫn của Nghị quyết 02/HĐTP của

Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh thừa kế

Đáng lưu ý là: tại Điều 4 của Pháp lệnh thừa kế các nhà làm luật không dự liệu "nghĩa vụ về tài sản" là di sản thừa kế Do phạm vi tài sản của công dan được mở rộng hơn trước, vì vậy di sản không chỉ là đổ (lùng hàng ngày; các công cụ sản xuất trong những trường hợp được phép lao động đơn lẻ như trước đây, mà còn bao gồm cả những máy móc nhà xưởng, vốn bằng tiền, vàng, ngoai tệ với số lirựng không hạn chế; cổ phần, cổ phiếu, tín phiếu v.v Do đó, tất cả mọi tài sản thuộc quyền sở hữu của một người sẽ trở thành di sản khi người đó chết

Qua thời gian thực hiện, Pháp lệnh thừa kế đã đi sâu vào cuộc sống

và về cơ bản vẫn phù hợp với thực trạng các quan hệ thừa kế hiện nay, bảo đảm được quyền thừa kế của công dân, được các íÀng lớp nliAn dân chấp nhận

Trang 37

Luận án tốt nghiệp Trần Thị ỉiuê

Trên cơ sở những vấn đề cơ bản được quy định trong Hiến phấp 1992 cùng với sự ra đời của nhiều văn bản pháp luật quan trọng, Bộ Iuâl dan sự đầu tiên của Nhà nước ta được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính thức thông qua ngày 28/10/1995 Đây là bước ngoặt lớn trong quá trình hình thành hoàn thiện hệ thống pháp luật nước ta Đáp ứng nguyện vọng và mong mỏi của toàn thể nhân dân lao động trong thời kỳ đổi mới

Kế thừa hầu hết các quy định của Pháp lệnh thừa kế, Bộ luật dân sự

bổ sung một số vấn đề mới trong lĩnh vực thừa kế, đặc biệt là quyền sở hữu trí tuệ và quyền sử dụng đất cũng thuộc di sản thừa kế Đây là những vân đề lần đầu tiên được ghi nhận, phù hợp với thực tiễn sôi động của cuộc sống đổi mới về mọi mặt của đời sống xã hội do Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI khởi xướng Lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp nước nhà vấn đề thừa kế được quy định đầy đủ với lư cách là một chế định trong Bộ luật dân sự

Trang 38

Luận án lốt ìighiệp 7'rần Thị Huệ

Clnrơim 11 XÁC ĐỊNH DI SẢN THỪA KÊ

1 Một số yêu câu cơ bản írong việc xác định di sản thừa kế.

Chế độ kinh tế là cơ sở cho pháp luật của bất kỳ Nhà nước nào, nội dung của pháp luật là do các quan hệ kinh tế-xã hội quyết định Sự thay đổi

của chế độ kinh tế - xã hội sớm hay muộn cũng sẽ dẫn đến thay đổi của

pháp luật Pháp luật luôn phản ánh trình độ phát triển của chế độ kinh tế trong một xã hội nhất định Tuy nhiên, pháp luật không chỉ chịu sự tác động

và phản ánh chế độ kinh tế mà còn chịu sự tác động và phản ánh của các yếu tố tâm lý xã hội, truyền thống đạo đức về tập quán và bản sắc dân tộc Nhất là pháp luật về thừa kế, và cũng chỉ khi đạt đến độ ấy thì pháp luật mới thực sự là những quy phạm đi vào cuộc sống Luật dân sự Việt Nam đặt trong sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, thể hiện "sắc thái Việt Nam"

"Sắc thái Việt Nam", mà những con người ở đó từ ngàn xưa đã sống với tấm lòng hướng thiện, nhường nhịn bao dung Tình cảm yôu thương, gắn bó, đùm bọc luôn bao trùm lên những nếp nhà của mỗi gia đình Việt Nam Cái nôi nuôi lớn một đời người ấy là của những người con luôn muốn làm tròn đạo hiếu tiếp tục xây đời Đó cũng là nơi mà ông bà, cha mẹ là bậc

"sinh thành, nuôi dưỡng" Khi còn sống họ làm lụng, chắt chiu xfly dựng

"cơ đồ", khi nhắm mắt họ để lại của cải, "cơ đồ" ẩy cho hẠu thế Các thế hệ nối tiếp nhau ra đời và của cải họ làm ra được truyền từ đời này sang đời khác hầu như được ứng xử theo bổn phận, đạo hiếu trong gia đình, dòng tộc

Giờ đây kinh tế ngày càng phát triển kéo theo sự đa dạng phức lạp của các quan hệ dân sự Trước sự biến đổi ấy tấm lòng hướng thiện đầy tình người ấy cần được đọng lại trong mỗi con người Nhung giữa dòng đời, cuộc sống bon chen tránh sao được những tiếng thở dài và những giọt nước mắt bởi sự tranh giành, kiện tụng lẫn nhau trong mua bán, cho vay, thuê mượn và thừa kế

Thực tế cho thấy do nhiều người còn hạn chế về kiến thức pháp luật

và sự tác động của nền kinh tế thị (rường mà việc để lại di sản thừa kế có

nhiều vấn đề là nguyên nhân phổ biến làm phát sinh tranh chấp về thừa kế

Bởi vậy vấn đề cốt yếu và quan trọng là việc quy định cùa pháp luật phải cụ

Trang 39

Luận án tốt nghiệp 'ỉ'rần Thị Huệ

thể, đầy đủ, phù hợp với thực (ế Mặt khác trong thực tiễn áị> dụng pháp I 11ẠI khi xác định di sản thừa kê đòi hỏi phải triệt để tuân thủ những quy định của pháp luật và không thể không lưu tâm đến phong tục tập quán của nhân dân.

Từ những quy định của BLDS và các văn bản pháp luật khác về di sản thừa kế đã đặt ra lất nhiều yêu cầu khi xác định di sản thừa kế Nhưngtrong khuôn khổ của bản luận án này chúng tôi chỉ đề cệp tới một số yêucầu cơ bản trong việc xác định di sản thừa kế, đó là:

1.1 Xác định di sản thừa k ế vào thòi điểm mở thừa kế.

Việc di chuyển di sản thừa kế của người quá cố để lại cho những người thừa kế theo di chúc hay theo quy định của pháp luật chỉ được đặt ra

từ thời điểm mở thừa kế, tức là thời điểm người có tài sản chết

Tất cả các bộ luật của các nước trên thế giới đều quy định thời điểm

mở thừa kế BLDS và thương mại Thái Lan quy định: "khi một người chết, tài sản của người đó được để lại cho những người thừa kế"15

"Khi một người được coi là đã chết (trong trường hợp bị Toà án tuyên

bố mất tích) thì tài sản của người đó được để lại cho những người thừa kế"16 Như vậy BLDS và thương mại Thái Lan dự liệu thời điểm mở thừa kế

có thể xảy ra một trong hai trường hợp:

- Khi người có tài sản chết

- Khi người có tài sản bị tuyên bố mất tích, đây là quy định inà điều kiện cũng như hậu quả có điểm khác với quy định trong BLDS Việt Nam

"Một người đã bị tuyên bố là mất tích, thì bị coi như đã chết sau khi hết lliời gian quy định (7 năm) nói ở Điều 64"l7

BLDS của nước Cộng hoà Pháp tại Điều 718 quy định:"Thừa kế được

mở khi người để lại di sản chết hoặc bị tuyên bố là đã chết" Theo Bộ (tòn luật Sài Gòn năm 1972 quy định "Di sản khai phát vào ngày mệnh chung"18 Quy định này được hiểu là thời điểm mở thừa kế là ngày người có tài sản chết

15 X e m (liổu 1599 - IỈI.DS và thương mại Thái I an

16 X e m (liều 1622 - BLD S và thương mại Thái l.íin

17 X e m (liéu 65 - IỈI.DS và thương mại Thái han

Trang 40

Luận án tốt nqhiệp Trần Tliị Huệ

Tại Điều 3 pháp lệnh thừa kế năm 1990 cũng như Điều 636 của BLDS nước ta: "Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết" Trong trường hợp Toà án tuyên bố một người là đã chết, thì thời điểm niở thừa kế là ngày mà quyết định của Toà án tuyên bố người đó là đã chết có hiệu lực pháp luật Từ điều luật này chúng tôi cho rằng: Để cùng ấn định một mốc thời gian để xác định thời điểm mở thừa kế các nhà làm luật lại đưa ra hai đơn vị thời gian khác nhau là thời điểm (ngày, giờ, tháng, năm ) và ngày cụ thể là không thống nhất, dễ dẫn đến tranh chấp giữa những người thừa kế, gfly không ít khó khăn cho cơ quan nhà nước có (hẩm quyền trong nhận định, đánh giá và xác định thời điểm mở thừa kế

Mặt khác, theo cổ truyền Việt Nam nhan dân thường lấy đơn vị thời gian [à ngày làm giỗ ngirời đã khuất, v ề mặt truyền thống pháp luật các bộ dân luật Việt Nam trước đây cũng xác định thời điểm mở thừa kế theo ngày Điều 311 Bộ dân luật Bắc kỳ quy định "Sự thừa kế khai phát tại nơi trú quán cuối cùng của người mệnh một theo như Điều 49 luật này đã định và bắt đầu kể từ ngày chết" Như vậy, thòi điểm mở thừa kế có thể hiểu là một khoảng thời gian được tính và vào thời gian đó người có tài sản chết Vấn

đề cán bàn đến là việc quy định thời điểm mở thừa kế có ảnh hưởng gì đến việc xác định di sản thừa kế

Việc quy định thời điểm mở thừa kế là cái mốc thời gian để xác định quan hệ pháp luật vể thừa kế đã phát sinh Chính thời điểm này, các mốc quan hệ pháp lý phát sinh ngay sau khi có cái chết của người để lại di sản

Xác định di sản thừa kế vào thời điểm mở thừa kế là một yêu càu hế( sức quan trọng, vì thời điểm mở thừa kế người ta xác định tài sản nào được coi là di sản của người chết để lại Khối tài sản bao gồm những gì? Bao nhiêu? ở đâu? Kể từ thời điểm mở thừa kế, các quyền tài sản của người chết được chuyển cho những người thừa kế, đồng thời nghĩa vụ về tài sản của người thừa kế cũng phát sinh, có nghĩa là những người thừa kế phải thực hiện những nghĩa vụ về tài sản mà người chết để lại Đó là những nghĩa vụ

phát sinh từ các giao dịch dân sự trước đó mà người quá cố tham gia nhưng

chưa kịp thực hiện Chẳng hạn như: trả nợ trong hợp đồng cho vay, trả tiền mua tài sản, giao lại tài sản mà người chết đã bán, bổi thường thiệt hại do người để lại di sản thừa kẽ gây thiệt hại Tuy nhiên tổng số những món 1 1Ợ thuộc nghĩa vụ này không vượt quá phần giá trị mà người thừa kế được hưởng

Ngày đăng: 03/08/2020, 19:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w