1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Giáo Dục và Phát Triển Công Nghệ Tri Thức Việt

56 78 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 162,31 KB

Nội dung

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: văn hóa doanhnghiệp là một tài sản vô hình của công ty, một văn hóa doanh nghiệp mạnh giúp nângcao vị thế doanh nghiệp, uy tín, tạo dựng với khách hàng v

Trang 1

TÓM LƯỢC

Ngày nay, các giá trị văn hóa doanh nghiệp dần trở thành vũ khí cạnh tranh hiệuquả của các công ty trên thế giới Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: văn hóa doanhnghiệp là một tài sản vô hình của công ty, một văn hóa doanh nghiệp mạnh giúp nângcao vị thế doanh nghiệp, uy tín, tạo dựng với khách hàng và đối tác kinh doanh, thuhút nguồn lao động giỏi đến với công ty, từ đó tạo ra những lợi ích thiết thực cho công

ty như: giảm chi phí, tăng doanh thu, tăng giá trị thương hiệu niềm tin, giảm tỷ lệ nhânviên thôi việc, tăng năng suất và thêm cơ hội tiếp cận những thị trường mới

Để nâng cao sức mạnh cạnh tranh và phát triển bền vững công ty cần phải xâydựng cho mình một nền văn hóa doanh nghiệp mạnh từ những nhận định trên, và qua

thời gian thực tập tại công ty em đã lựa chọn đề tài “Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Giáo Dục và Phát Triển Công Nghệ Tri Thức Việt” Luận văn

được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển văn hóa doanh nghiệp.Trong chương 1 luận văn làm rõ một số lý thuyết về văn hóa, văn hóa doanhnghiệp, phát triển văn hóa doanh nghiệp

Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển văn hóa doanh nghiệp tạiCông ty Cổ phần Giáo Dục và Phát Triển Công Nghệ (CPGD & PTCN) Tri Thức Việt

Vận dụng cơ sở lý thuyết đã xây dựng ở chương 1 và qua các phương pháp thuthập dữ liệu, phân tích dữ liệu luận văn đã phân tích thực trạng phát triển văn hóadoanh nghiệp của công ty CPGD & PTCN Tri Thức Việt, từ đó rút ra những nguyênnhân, ưu nhược điểm của vấn đề

Chương 3: Giải pháp đề xuất và kiến nghị để phát triển văn hóa doanh nghiệptại công ty CPGD & PTCN Tri Thức Việt

Từ những phân tích và đánh giá ở chương 2, chương 3 đã dự báo được xuhướng phát triển và đề xuất một số giải pháp trong việc phát triển văn hóa doanhnghiệp của công ty CPGD & PTCN Tri Thức Việt trong thời gian tới

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trải qua 4 năm học tập và rèn luyện tại trường Đại học Thương Mại, em đãnhận được sự giảng dạy và chỉ bảo nhiệt tình về những kiến thức về lý thuyết và thựchành của các thầy cô giáo tại trường Trong quá trình thực tập của mình, em đã có cơhội áp dụng kiến thức được học trên trường lớp vào thực tế công ty và học hỏi đượcnhiều kinh nghiệm quý báu Để hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự cốgắng của bản thân, em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cô vàBan lãnh đạo cùng toàn thể các cán bộ công nhân viên trong công ty Cổ phần GiáoDục và Phát Triển Công Nghệ Tri Thức Việt

Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại Học Thương Mại, cácthầy cô trong khoa Quản Trị Kinh Doanh Đặc biệt là TS Nguyễn Thị Thanh Nhàn, côgiáo đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong quá trình thực tập để em cóthể hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp này

Em xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ nhân viên công ty

Cổ phần Giáo Dục và Phát Triển Công Nghệ Tri Thức Việt đã giúp đỡ em trong quátrình thực tập tại công ty và thực hiện đề tài nghiên cứu này

Do năng lực bản thân có hạn nên luận văn không tránh được sai sót, rất mongnhận được sự đóng góp, chỉ bảo của cô giáo để bài luận văn của em được hoàn thiệnhơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Vũ Thu Quyên

Trang 3

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 2

3 Mục tiêu nghiên cứu 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Kết cấu đề tài 5

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY CPGD & PTCN TRI THỨC VIỆT 6

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN 6

1.1.1 Khái niệm văn hóa 6

1.1.2 Khái niệm văn hóa doanh nghiệp 7

1.1.3 Khái niệm phát triển văn hóa doanh nghiệp 8

1.2 CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 10

1.2.1 Các yếu tố cấu thành nên văn hóa doanh nghiệp 10

1.2.2 Cách thức phát triển văn hóa doanh nghiệp 13

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 15

1.3.1 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 15

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY CPGD & PTCN TRI THỨC VIỆT 18

2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CPGD & PTCN TRI THỨC VIỆT 18

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 18

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty 19

2.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 19

Trang 4

2.1.4 Ngành nghề kinh doanh của công ty 20 2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 21 2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY CPGD & PTCN TRI THỨC VIỆT 23 2.2.1 Thực trạng các yếu tố cấu thành nên văn hóa doanh nghiệp của công ty CPGD & PTCN Tri Thức Việt 23 2.2.2 Thực trạng các cách thức phát triển văn hóa doanh nghiệp của công ty CPGD & PTCN Tri Thức Việt 30 2.3 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CPGD & PTCN TRI THỨC VIỆT 32 2.3.1 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 32 2.3.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 34 2.4 CÁC KẾT LUẬN VỀ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CPGD & PTCN TRI THỨC VIỆT 37 2.4.1 Kết luận về thành công và nguyên nhân của thành công 37 2.4.2 Kết luận về hạn chế và nguyên nhân của hạn chế 39 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY CPGD & PTCN 42 TRI THỨC VIỆT 42 3.1 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CPGD & PTCN TRI THỨC VIỆT ĐẾN NĂM 2024 42 3.2 QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY CPGD & PTCN TRI THỨC VIỆT 43 3.3 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY CPGD & PTCN TRI THỨC VIỆT 44 3.3.1 Một số giải pháp nhằm phát triển văn hóa doanh nghiệp của công ty CPGD

& PTCN Tri Thức Việt 44 3.3.2 Kiến nghị với Nhà nước 47 KẾT LUẬN 49 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

ST

T

Tên danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ Trang

1 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ Phần Giáo Dục &

Phát Triển Công Nghệ Tri Thức Việt

19

2 Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm

2016 – 2018

21

3 Hình 2.1 Logo của Công ty CPGD & PTCN Tri Thức Việt 26

4 Bảng 2.2: Số lượng, chất lượng lao động của công ty trong 3 năm

2016 – 2018

36

5 Bảng 2.3: Cơ cấu lao động của công ty trong 3 năm 2016 – 2018 36

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CPGD & PTCN Cổ phần Giáo Dục và Phát Triển Công

Liên Hiệp Quốc

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển theo nền kinh tế thị trường mở cửa, đặcbiệt từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam vừa có cơhội phát triển nhưng cũng gặp phải rất nhiều thách thức do phải cạnh tranh với các đốithủ rất lớn trên toàn cầu Các doanh nghiệp giờ đây không chỉ cạnh tranh với nhau vềvốn, công nghệ, nguồn nhân lực… mà còn cạnh tranh nhau bằng văn hóa doanhnghiệp (VHDN) Mỗi doanh nghiệp đều có những nét khác nhau về nhân lực, cơ cấu tổchức, quan điểm, mục tiêu, tiềm lực tài chính, ngành nghề lĩnh vực kinh doanh,…Những nét riêng nét đặc biệt đó tạo cho doanh nghiệp một văn hóa riêng, giúp phânbiệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác Việc xây dựng và phát triển văn hóadoanh nghiệp sẽ giúp tác động đến sự thành công trong kinh doanh, đôi khi quyết định

sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Vì vậy mà ngày nay văn hóa doanh nghiệpđược coi như một tài sản vô hình, một vũ khí cạnh tranh hữu hiệu có vai trò rất quantrọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp mạnh sẽ giúp thuhút và gìn giữ nhân tài, gắn kết các nhân viên, thúc đẩy niềm tin, niềm tự hào về doanhnghiệp, tạo động lực trong thực thi công việc, phát huy sự sáng tạo, nâng cao tráchnhiệm và sự nhiệt huyết thông qua đó giảm bớt đi các rủi ro trong kinh doanh Tómlại, văn hóa doanh nghiệp là chìa khóa cho sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.Chính vì vậy, việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp là đòi hỏi cấp báchhiện nay và là điều đầu tiên mà doanh nghiệp cần lưu tâm tới Xây dựng và phát triểnvăn hóa doanh nghiệp đang trở thành một xu hướng trên thế giới và được nâng lên tầmchiến lược trong nhiều doanh nghiệp hiện nay

Công ty CPGD & PTCN Tri Thức Việt với hơn 10 năm liên tục phát triển vàtrưởng thành đã khẳng định được uy tín, vị thế trong lĩnh vực giảng dạy Tin Học – KếToán tại khu vực Công ty không phải là một doanh nghiệp có quy mô lớn nhưng lại

có bề dày lịch sử và trải qua rất nhiều khó khăn kể từ khi thành lập Nắm được tầmquan trọng của vấn đề phát triển văn hóa doanh nghiệp, ngay từ khi thành lập, công ty

đã không ngừng nỗ lực xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp nhằm tạo nên bảnsắc văn hóa riêng cho mình, tạo nên dấu ấn với khách hàng Quá trình phát triển vănhóa doanh nghiệp tại công ty cũng gặp phải nhiều khó khăn, phải đối mặt với không ítthách thức, áp lực cạnh tranh và xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay Việc duy

Trang 8

trì phát triển văn hóa doanh nghiệp bền vững là một yếu tố mang tính chiến lược giúpcông ty đứng vững trên thị trường, khẳng định thêm uy tín của mình Trong quá trìnhthực tập của mình tại doanh nghiệp, em thấy việc xây dựng và phát triển văn hóadoanh nghiệp của công ty đã đạt những thành công nhất định nhưng vẫn chưa thực sựhoàn thiện, còn tồn tại một số hạn chế cần phải giải quyết để tìm ra các giải pháp điềuchỉnh kịp thời Vì vậy việc nghiên cứu, phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công tyđược coi là vấn đề quan trọng và cần được ban lãnh đạo quan tâm hơn nữa.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Trong quá trình thực tập và hoàn thiện đề tài “ Phát triển văn hóa doanh nghiệptại công ty CPGD & PTCN Tri Thức Việt ” em có tham khảo 3 đề tài:

Đề tài thứ nhất: Lê Văn Nhiên (2016) “Phát triển văn hóa doanh nghiệp của công ty Cổ phần Thương mại và công nghệ Tân Long” – Luận văn tốt nghiệp trường

Đại học Thương Mại Khóa luận trình bày một cách hệ thống về văn hóa doanhnghiệp và các biểu trưng về văn hóa doanh nghiệp cũng như lợi ích của việc xây dựngvăn hóa doanh nghiệp cụ thể cho công ty Qua phân tích và đánh giá các biểu trưngtrực quan và phi trực quan về văn hóa doanh nghiệp cho việc đánh giá đúng thực trạngvăn hóa doanh nghiệp tại công ty để từ đó có chiến lược xây dựng văn hóa doanhnghiệp cụ thể cho công ty Luận văn đã tập trung giải quyết một số mặt tồn tại cầnkhắc phục như: Việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho quá trình phát triển VHDNchưa có định hướng thống nhất, đồng bộ; công ty chưa tạo ra các giai thoại, bài háttruyền thống, ấn phẩm điển hình cũng như chưa xây dựng cho mình một hình tượngđiển hình; Các nguyên tắc, chuẩn mực hành vi chưa được công ty quan tâm đúng mức;công ty cần xây dựng và hoàn thiện hơn nữa chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luậtcũng như các chính sách gìn giữ và phát huy những CBNV có tài đức, có trình độ, kỹnăng chuyên môn,…nhằm phát huy tối đa nguồn lực cũng như việc xây dựng và pháthuy các yếu tố VHDN của công ty

Đề tài thứ hai: Phạm Thị Sen (2011) “Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp công ty cổ phần ô tô Hoàng Gia” - Luận văn tốt nghiệp trường Đại học

Thương Mại Bên cạnh việc cung cấp khá đầy đủ những lý luận cơ bản về xây dựng vàphát triển văn hóa doanh nghiệp, luận văn đã tập trung giải quyết một số mặt tồn tạicần khắc phục của công ty như: Chưa có nhiều sự đầu tư về thời gian và tiền bạc vàoxây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp; Một số thành viên còn làm việc cầm

Trang 9

chừng, ngại phấn đấu gây ảnh hưởng tới không khí làm việc chung; Văn hóa ứng xử,hành vi giao tiếp của một số nhân viên còn nhiều yếu kém, công tác truyền đạt thôngtin giữa các phòng ban còn kém; Sự đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật cho quá trình xâydựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp chưa đồng bộ; Quá trình xây dựng và phát triểnvăn hóa doanh nghiệp chưa thực sự đồng bộ và toàn diện.

Đề tài thứ ba: Dương Việt Dũng (2013) “Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC” – Luận văn tốt nghiệp trường Đại học

Thương Mại Khóa luận cung cấp khá đầy đủ lý luận về sự phát triển các giá trị vănhóa doanh nghiệp điển hình, chỉ ra biểu hiện của các giá trị điển hình cấu thành nênvăn hóa công ty, những ảnh hưởng của nhân tố môi trường tới việc phát triển các giátrị văn hóa doanh nghiệp điển hình của công ty Khóa luận đã giải quyết một số mặttồn tại cần khắc phục của công ty như: Công ty chưa có quy định rõ ràng về phongcách ăn mặc như quần áo đồng phục, thẻ nhân viên,…cho mỗi cán bộ nhân viên trongcông ty; Công ty chưa tạo ra các giai thoại, bài hát truyền thống điển hình, cũng nhưchưa xây dựng cho mình một hình tượng điển hình; Công ty vẫn còn có những thànhviên làm việc cầm chừng, ngại phấn đấu, hay việc chưa nắm bắt đúng tư tưởng, đườnglối phát triển của công ty nên thực hiện chưa đúng nguyên tắc, quy định, lề lối, tácphong của công ty; công ty vẫn chưa có một quy trình xác lập, phát triển và kiểm soátvăn hóa doanh nghiệp

Tìm hiểu về 3 đề tài khóa luận trên đã giúp em có cái nhìn cơ bản hơn về các lýthuyết văn hóa doanh nghiệp, sự vận dụng của văn hóa doanh nghiệp vào đời sốngcông ty, giúp em có thêm kiến thức và kinh nghiệm tiếp cận văn hóa doanh nghiệp nơi

công ty thực tập, phục vụ việc hoàn thành đề tài khóa luận của bản thân: “Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty CPGD & PTCN Tri Thức Việt”.

3 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa và tổng hợp các vấn đề lý luận cơ bản về phát triển văn hóa

doanh nghiệp

- Phân tích và đánh giá thực trạng vấn đề phát triển văn hóa doanh nghiệp tại

công ty CPGD & PTCN Tri Thức Việt

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện vấn đề phát triển văn hóa doanh

nghiệp của công ty CPGD & PTCN Tri Thức Việt

Trang 10

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu nội dung liên quan đến phát triển văn hóadoanh nghiệp của công ty CPGD & PTCN Tri Thức Việt

Phạm vi nghiên cứu:

- Thời gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty

CPGD & PTCN Tri Thức Việt từ năm 2016 – 2018, đề xuất các giải pháp phát triểnvăn hóa doanh nghiệp của công ty tới năm 2024

- Không gian: Nghiên cứu tại công ty CPGD & PTCN Tri Thức Việt, công ty

chuyên đào tạo trong lĩnh vực Tin học – Kế toán có địa chỉ tại số 3 – Dương Khuê –Mai Dịch – Cầu Giấy – Hà Nội

- Nội dung: Đề tài nghiên cứu lý luận về văn hóa, văn hóa doanh nghiệp, thực

trạng công tác phát triển văn hóa doanh nghiệp và các giải pháp nhằm phát triển vănhóa doanh nghiệp tại công ty CPGD & PTCN Tri Thức Việt trong thời gian tới

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp.

Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu chưa qua xử lý, được thu thập lần đầu, và thuthập trực tiếp từ văn phòng giao dịch công ty CPGD & PTCN Tri Thức Việt nhằmmục đích điều tra, nghiên cứu cho việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệpcủa công ty Trong quá trình nghiên cứu hoàn thiện đề tài, em sử dụng phối hợp một sốphương pháp:

- Phương pháp quan sát: Quan sát là phương pháp thu thập thông tin của nghiên cứu

xã hội học thực nghiệm thông qua các tri giác như nghe, nhìn, … để thu nhận các thông

tin từ thực tế xã hội nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài Quan sát các hoạt

động của công ty, hoạt động của nhân viên, thái độ, tác phong làm việc, các biểu hiệncủa văn hóa doanh nghiệp của công ty…và ghi chép lại những thông tin cần thiếtnhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài Địa điểm quan sát: số 3 Dương Khuê,Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Phỏng vấn là một phương pháp được sử dụng

rộng rãi nhất trong việc nghiên cứu xã hội Gặp và phỏng vấn trực tiếp chị Nguyễn ThịÁnh Tuyết, giám đốc của công ty để thu thập những thông tin cần thiết và có cái nhìn

rõ hơn về hoạt động phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty

Trang 11

5.2 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu do người khác thu thập, sử dụng cho các mục đích cóthể là khác với mục đích nghiên cứu của chúng ta Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệuchưa xử lý (còn gọi là dữ liệu thô) hoặc dữ liệu đã xử lý Dữ liệu thứ cấp không phải

do người nghiên cứu trực tiếp thu thập Nhằm mục đích điều tra, nghiên cứu cho việcxây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp của công ty trong quá trình nghiên cứuhoàn thiện đề tài em tiến hành thu thập các thông tin từ: bản báo cáo tài chính hợp nhấthàng năm của công ty, bản báo cáo thường niên của công ty, giáo trình, ấn phẩm, tạpchí viết về văn hóa doanh nghiệp,… Tiến hành xử lý những dữ liệu thứ cấp bằng :Phương pháp phân tích thống kê và phương pháp so sánh

- Phương pháp phân tích thống kê là phương pháp thống kê các dữ liệu thứ cấp

thu thập được và tiến hành phân tích, đưa ra các nhận định cụ thể nhất về công tác pháttriển văn hóa doanh nghiệp của công ty CPGD & PTCN Tri Thức Việt trong thời gianqua

- Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng các thông tin sơ cấp và thông

tin thứ cấp đã thu thập được so sánh chúng với nhau để từ đó rút ra các kết luận thôngqua chênh lệch của các số liệu, thông tin Dựa vào những chênh lệch này để đánh giácác thông tin và đưa ra các nhận định về việc xây dựng và phát triển văn hóa doanhnghiệp của công ty CPGD & PTCN Tri Thức Việt trong thời gian tới

6 Kết cấu đề tài

Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, doanh mục sơ đồ,hình vẽ, danh mục các từ viết tắt, phụ lục và lời mở đầu thì kết cấu khóa luận bao gồm 3chương sau:

Chương 1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển văn hóa doanh nghiệpChương 2 Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển văn hóa doanh nghiệp củacông ty CPGD & PTCN Tri Thức Việt

Chương 3: Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển văn hóa doanh nghiệptại công ty CPGD & PTCN Tri Thức Việt

Trang 12

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY CPGD & PTCN TRI THỨC VIỆT

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN

1.1.1 Khái niệm văn hóa

Văn hóa là một khái niệm rất rộng lớn, bao trùm mọi hoạt động của xã hội, mọilĩnh vực của cuộc sống, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của conngười Văn hóa là một khái niệm đa nghĩa Trong cuộc sống hàng ngày văn hóa đượchiểu là văn học nghệ thuật như thơ ca, sân khấu, phim ảnh, mỹ thuật… Hay như phongcách ăn mặc, cách cư xử của mọi người, trình độ học vấn, lối sống, đạo đức… Văn hóa

là một vấn đề đa dạng, trừu tượng nên có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa:Trong từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, do NXB Đà Nẵng và trung tâm

từ điển học xuất bản năm 2014 đưa ra quan niệm: “Văn hóa là tổng thể nói chungnhững giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử Vănhóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo, tíchlũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môitrường tự nhiên, xã hội”

Theo nguyên tổng giám đốc UNESCO, Federico Mayer Zaragoza, đưa ra phântích nhân dịp phát động “Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa” năm 1988 – 1997: “Vănhóa phản ánh và thể hiện một cách thống nhất, sống động mọi mặt của cuộc sống đãdiễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đãcấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đótừng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình” Như vậy văn hóa có nghĩa làtruyền thống lâu đời

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như vì mục đích cuộc sống ,loài người mới phát minh và sáng tạo ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoahọc, tôn giáo, văn hóa học nghề, những công cụ trong sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc

ở và các phương tiện, phương thức sinh hoạt cùng với toàn bộ những sáng tạo và phátminh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùngvới biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu củađời sống và đòi hỏi của sinh tồn” Theo khái niệm này văn hóa sẽ bao gồm toàn bộnhững gì do con người sáng tạo ra và phát minh ra

Trang 13

Theo Edouard Hedrriot, một nhà văn người Pháp: “Văn hóa là cái ta còn lại khitất cả những cái khác bị lãng quên đi, là cái vẫn còn thiếu khi ta đã học tất cả” Nhưvậy văn hóa là một bản sắc của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia không ai cóthể dễ dàng quên được

Trên cơ sở phân tích các quan niệm trên chúng ta có thể hiểu một cách khái quátnhất theo quan điểm sau:

“ Văn hóa là toàn bộ các giá trị về vật chất và tinh thần do con người được sáng tạo ra trong quá trình lao động ( từ lao động trí óc đến lao động chân tay), được chi phối bởi môi trường xung quanh (môi trường tự nhiên và xã hội) và tính cách của từng tộc người Văn hóa ảnh hướng tới tình cảm, ý nghĩ và hành vi của con người”.

1.1.2 Khái niệm văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa là một giá trị cộng đồng mà doanh nghiệp cũng là một cộng đồng, mộttập thể Vì vậy doanh nghiệp cũng phải có văn hóa riêng của nó Hiện nay văn hóadoanh nghiệp (VHDN) được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau, từ đó xuất hiện nhiềukhái niệm khác nhau, thông qua việc tìm hiểu các khái niệm này ta có thể hiểu về vănhóa doanh nghiệp một cách toàn diện nhất:

Theo PGS.TS Dương Thị Liễu trong Giáo trình Văn hóa kinh doanh: “Văn hóadoanh nghiệp là toàn bộ những nhân tố văn hóa được doanh nghiệp chọn lọc, sử dụng

và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh, tạo nên bản sắc kinh doanh của doanh nghiệpđó”

Theo ông Georges de Saite Mairie chuyên gia người Pháp về doanh nghiệp vừa

và nhỏ đưa ra định nghĩa như sau “ Văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp các giá trị, biểutượng, huyền thoại, nghi thức, các điều cấm kị, các quan điểm triết học, đạo đức tạothành nền móng sâu xa của doanh nghiệp” Ta có thể thấy rằng định nghĩa này mới chỉnói tóm gọn các nhân tố cấu thành nên văn hóa doanh nghiệp mà chưa đề cập đến mốiquan hệ bên trong doanh nghiệp

Theo tổ chức lao động quốc tế ( ILO): “Văn hóa doanh nghiệp là sự trộn lẫn đặcbiệt các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen và truyền thống, những thái độ ứng xử và lễnghi mà toàn bộ chúng là duy nhất đối với một tổ chức đã biết”

Theo quan điểm của chuyên gia nghiên cứu các tổ chức Edgar Schein: “Văn hóadoanh nghiệp là tổng hợp những quan niệm chung mà các thành viên trong công ty

Trang 14

học được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề với môitrường xung quanh”

Bằng các phương pháp nghiên cứu khác nhau, các nhìn nhận và lý giải khác nhau

mà các chuyên gia, các nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều khái niệm khác nhau về

VHDN Trong luận văn này VHDN được tiếp cận dưới góc độ sau: “Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị vật chất và tinh thần được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích”

1.1.3 Khái niệm phát triển văn hóa doanh nghiệp

Theo từ điển tiếng Việt thông dụng định nghĩa: “Phát triển là vận động, tiến triểntheo chiều hướng tăng lên”

Trong nền kinh tế hiện nay, phát triển VHDN là một mục tiêu không thể thiếucủa mỗi doanh nghiệp Phát triển VHDN phải đi theo cả chiều sâu và chiều rộng, làmcho các yếu tố cấu thành nên VHDN ngày càng phát triển theo xu hướng tiến bộ Pháttriển VHDN là chìa khóa vạn năng giúp doanh nghiệp nâng cao được hình ảnh, uy tín

và đạt hiểu quả tốt trong kinh doanh

Theo quan điểm của luận văn này: “Phát triển văn hóa doanh nghiệp là bảo tồn, duy trì những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹo và hoàn thiện, tiếp thu những giá trị văn hóa mới phù hợp với những biến đổi của thời đại”.

1.1.3.1 Vai trò của phát triển văn hóa doanh nghiệp

- Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp

Việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp làm nền tảng gắn kết, thu hút,lôi kéo nhân tài trong và ngoài doanh nghiệp, tạo ra một môi trường làm việc tốt vớiđời sống văn hóa cao tạo điều kiện cho nâng cao năng lực cá nhân, tạo động lực, thúcđẩy lòng nhiệt huyết, tính tự giác, sáng tạo và gắn kết các tư tưởng cá nhân vào hệ tưtưởng của tập thể Tổng hợp các yếu tố gắn kết, kiểm soát, tạo động lực… làm tănghiệu quả hoạt động và tạo sự khác biệt trên thị trường

- Tạo ra bản sắc riêng cho doanh nghiệp.

Việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp khẳngđịnh được tên tuổi của mình trên thương trường, in đậm hình ảnh doanh nghiệp trong

Trang 15

tâm trí của khách hàng, tạo sự nhận biết, phân biệt đối với các doanh nghiệp khác Bảnsắc đó được thể hiện thông qua các giá trị tài sản vô hình như: sự trung thành của mỗinhân viên, bầu không khí làm việc như gia đình thứ hai, tinh thần trách nhiệm, lòngnhiệt huyết của nhân viên từ đó đẩy nhanh tiến độ trong thảo luận và ra quyết định, sựtin tưởng vào các quyết định, chính sách của doanh nghiệp… Mặt khác thông qua cácyếu tố hữu hình như: kiến trúc, nghi lễ, biểu tượng logo, bao bì, mẫu mã sản phẩm,…tạo nên sự nhận biết, cái riêng của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng.

- Tạo ra khả năng thích ứng cao.

Có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chỉ có một văn hóa doanh nghiệp mạnhmới có khả năng thích ứng cao với những thay đổi liên tục từ môi trường Bởi vì mọiyếu tố xã hội, khoa học công nghệ, khả năng của con người,… luôn luôn thay đổi vậnđộng và phát triển, chính vì vậy mà một doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại và thànhcông nếu không có sự định hướng đúng đắn cho tương lai, cùng một tập thể thống nhấtmột lòng

- Giảm xung đột giữa các thành viên và giữa cá nhân và tập thể

Văn hóa doanh nghiệp là cầu nối gắn kết các thành viên của doanh nghiệp vớinhau, giúp các thành viên thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và địnhhướng hành động Doanh nghiệp và các cá nhân trong doanh nghiệp có sự khác nhau

về mục tiêu Văn hóa doanh nghiệp hướng tất cả các thành viên về một mục tiêu chung

đó là sự tự nguyện, nỗ lực phấn đấu về mục tiêu chung

- Văn hóa doanh nghiệp quyết định sự trường tồn của doanh nghiệp

Văn hoá doanh nghiệp di truyền, bảo tồn bản sắc của doanh nghiệp qua nhiều thế

hệ thành viên, tạo ra khả năng phát triển bền vững của doanh nghiệp, truyền tải ý thức,giá trị của tổ chức tới các thành viên trong tổ chức đó, văn hoá tạo lên một cam kếtchung vì mục tiêu và giá trị của tổ chức, nó lớn hơn lợi ích của từng cá nhân trong tổchức đó, văn hoá tạo lên sự ổn định của tổ chức

1.1.3.2 Mối quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp với văn hóa kinh doanh và văn hóa dân tộc

Văn hóa doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất sâu đậm bởi văn hóa dân tộc, đây là lý

do vì sao có sự khác biệt giữa văn hóa doanh nghiệp các nước phương Tây và cácdoanh nghiệp châu Á Văn hóa doanh nghiệp kế thừa những đặc trưng của văn hóadân tộc, là một phần quan trọng của văn hóa dân tộc được lưu truyền, kế thừa và bồi

Trang 16

đắp qua các thế hệ, được gìn giữ và bảo tồn trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế Bênh cạnh đó văn hóa doanh nghiệp có sựtiếp thu, học hỏi những nét văn hóa hay, hiện đại của các nền kinh tế hàng hóa trên thếgiới, từ đó tạo nên bản sắc văn hóa doanh nghiệp Việt Nam vừa mang tính truyềnthống lâu đời của dân tộc vừa pha nét hiện đại của thế giới Đó là sự kết hợp có chọnlọc và nâng cao, từng bước hình thành văn hóa doanh nghiệp mang bản sắc Việt Nam.Văn hóa doanh nghiệp nằm trong văn hóa kinh doanh của một quốc gia, của mộtnền kinh tế, là tế bào cấu thành nên văn hóa kinh doanh của quốc gia, là sự thể hiệnvăn hóa kinh doanh ở cấp độ doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp được coi là bộ phậnquan trọng mang tính quyết định, đầu mối trung tâm của quá trình xây dựng nền vănhóa kinh doanh của quốc gia Một văn hóa doanh nghiệp mạnh phải thỏa mãn giúpthúc đẩy phát triển của doanh nghiệp, tạo thêm lợi ích cho khách hàng, phù hợp vớithuần phong mỹ tục và luật pháp quốc gia, thúc đẩy sự phát triển của xã hội Vì vậychú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp là nền tảng cho sự phát triển văn hóa kinhdoanh của quốc gia.

1.2 CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

1.2.1 Các yếu tố cấu thành nên văn hóa doanh nghiệp

1.2.1.1 Các yếu tố hữu hình của văn hóa doanh nghiệp

- Kiến trúc đặc trưng : Đây được coi là bộ mặt của doanh nghiệp Bao gồm

kiến trúc ngoại thất và thiết kế nội thất, đây là một giá trị văn hóa rất quan trọng, đượccác doanh nghiệp quan tâm, xây dựng vì tại mỗi doanh nghiệp điều đầu tiên mà kháchhàng và đối tác cảm nhận được khi đến làm việc là kiến trúc công ty, nó thể hiện hìnhảnh và bộ mặt của công ty trong những mối quan hệ lâu dài sau này Kiến trúc, diệnmạo bề ngoài sẽ gây được ấn tượng lớn với khách hàng, đối tác về sức mạnh, sự thànhđạt và tính chuyên nghiệp của bất kỳ doanh nghiệp nào Kiến trúc được thể hiện ở sựthiết kế các phòng làm việc, bố trí nội thất, màu sắc chủ đạo…tất cả những sự thể hiện

đó làm nên đặc trưng cho doanh nghiệp

- Nghi lễ, nghi thức: Đây là một trong những biểu trưng của văn hóa doanh

nghiệp Đó là loại hình văn hóa có yếu tố chính trị hoặc tín ngưỡng, tâm linh được tậpthể doanh nghiệp tôn trọng, giữ gìn Đây là giá trị văn hóa điển hình của một doanhnghiệp Nó có thể là các nghi lễ trong hội họp, các sinh hoạt tập thể, giao lưu văn hóa

Trang 17

văn nghệ…Những hoạt động này tạo nên nét đặc sắc trong văn hóa riêng của từngdoanh nghiệp Có bốn loại nghi lễ cơ bản: Nghi lễ chuyển giao, Nghi lễ củng cố, Nghi

lễ nhắc nhở, nghi lễ liên kết

- Biểu tượng: Các công trình kiến trúc, lễ nghi, giá thoại, khẩu hiệu đều chứa

đựng những đặc trưng của biểu tượng, bởi thông qua những giá trị vật chất, cụ thể, hữuhình, các biểu trưng này đều muốn truyền đạt những giá trị, ý nghĩa tiềm ẩn bên trong.Một biểu tượng khác là logo hay một tác phẩm sáng tạo được thiết kế để thể hiện vềhình tượng của một tổ chức, một doanh nghiệp bằng ngôn ngữ nghệ thuật phổ thông.Logo thường được in trên bảng nội quy, bảng tên công ty, đồng phục, các ấn phẩm,bao bì sản phẩm…Các biểu tượng vật chất này có tác dụng hướng sự chú ý của ngườithấy nó vào một vài chi tiết hay điểm nhấn cụ thể có thể diễn đạt được những giá trịchủ đạo mà tổ chức doanh nghiệp muốn tạo ấn tượng, lưu lại hay truyền đạt cho ngườithấy nó Đây là biểu trưng có ý nghĩa rất lớn nên được các tổ chức, doanh nghiệp coitrọng

- Mẩu chuyện, giai thoại, tấm gương điển hình: Mẩu chuyện là những câu

chuyện thường được thêu dệt từ những sự kiện có thực điển hình về những giá trị, triết

lý của văn hóa doanh nghiệp được các nhân viên trong doanh nghiệp tổ chức truyền bácho thế hệ sau Một số mẩu truyện gắn với sự kiện mang tính lịch sử và có thể kháiquát hóa hoặc hư cấu thêm trở thành những giai thoại Trong các mẩu chuyện kểthường xuất hiện những tấm gương điển hình, đó là những hình mẫu lý tưởng về hành

vi phù hợp với chuẩn mực và giá trị văn hóa doanh nghiệp Các mẩu chuyện có tácdụng duy trì sức sống cho các giá trị ban đầu của tổ chức và giúp tổ chức thống nhất vềnhận thức của tất cả thành viên

- Ngôn ngữ, khẩu hiệu: Đây là cách diễn đạt cô đọng nhất triết lý hoạt động, kinh

doanh của một công ty, được coi như là một vũ khí quảng cáo, xây dựng thương hiệu

và cạnh tranh vô cùng quan trọng Nhiều doanh nghiệp đã sử dụng những câu chữ đặcbiệt, khẩu hiệu, ví von, ẩn dụ hay một sắc thái ngôn từ để truyền tài một ý nghĩa cụ thểđến nhân viên và những người liên quan Vì vậy khẩu hiệu thường rất đơn giản dễ nhớ

và cũng có tác dụng khích lệ tinh thần lao động của các thành viên trong doanh nghiệp.Những từ như “dịch vụ hoàn hảo”, “khách hàng là thượng đế” …được hiểu rất khácnhau tùy theo văn hóa của từng doanh nghiệp

Trang 18

- Ấn phẩm điển hình: Đây là những tư liệu chính thức có thể giúp mọi người có

thể nhận thấy rõ hơn về cấu trúc văn hóa của doanh nghiệp Chúng có thể là bản tuyên

bố sứ mệnh, báo cáo thường niên, tài liệu giới thiệu về tổ chức, công ty, sách, đĩa,thiệp chúc mừng, lịch giấy, tiêu đề phong bì công ty, tờ rơi, các tài liệu, hồ sơ hướngdẫn sử dụng, bảo hành Những tài liệu này góp phần làm rõ mục tiêu của tổ chức,phương châm hành động, niềm tin và giá trị chủ đạo, triết lý quản lý, thái độ với laođộng, với công ty, với khách hàng, với xã hội

- Đồng phục: Người ta sẽ đánh giá văn hóa của một công ty thông qua trang phục

của nhân viên Đồng phục tạo nên sự chuyên nghiệp, sức mạnh của tập thể, bên cạnh

đó giúp nhân viên gắn kết với nhau hơn thông qua trang phục có thể dễ dàng nhận rađồng nghiệp của mình Đồng phục cũng là cái mang lại sựu khác biệt giữa doanhnghiệp này với doanh nghiệp khác, cho thấy thẩm mỹ của cán bộ nhân viên doanhnghiệp, góp phần nhỏ vào sự thành công của doanh nghiệp

1.2.1.2 Các yếu tố vô hình của văn hóa doanh nghiệp

- Lịch sử phát triển và truyền thống văn hóa : Đây là biểu hiện rất gần gũi và

luôn được các thế hệ đi sau tiếp thu và không ngừng phát huy những truyền thống quýbáu và ý nghĩa của từng doanh nghiệp Là nền tảng cho sự hình thành và phát triển vănhóa trong doanh nghiệp, thông qua sự hình thành và lịch sử phát triển của doanhnghiệp chúng ta hiểu được đầy đủ quá trình hình thành, vận động và thay đổi của cácgiá trị văn hóa trong doanh nghiệp, những nguyên nhân và ảnh hưởng của chúng tớiquá trình vận động và thay đổi của văn hóa trong tổ chức

- Giá trị, niềm tin và thái độ của các thành viên trong doanh nghiệp: Về bản

chất, giá trị là khái niệm phản ánh nhận thức của con người về những chuẩn mực đạođức mà họ cho rằng cần phải thực hiện, như một doanh nghiệp đánh giá cao tính trungthực nhất quán và sự cởi mở cho rằng cần hành động một cách thật thà, kiên định vàthẳng thắn Còn niềm tin là đề cập đến mọi người cho rằng làm thế nào là đúng, làmthế nào là sai.Thực tế, hai khái niệm này rất khó tách rời vì trong niềm tin luôn chứađựng các giá trị Thái độ là chất gắn kết niềm tin với giá trị thông qua tình cảm, nó làthói quen tư duy theo kinh nghiệm để phản ứng theo một cách thức nhất quán mongmuốn hoặc không mong muốn đối với các sự vật hiện tượng Như vậy thái độ luôn cầnđến những phán xét dựa trên cảm giác, tình cảm Mặt khác thái độ được hình thànhtheo thời gian từ những phán xét và những khuôn mẫu điển hình thay vì những sự kiện

Trang 19

cụ thể Thái độ của con người là tương đối ổn định và có những ảnh hưởng lâu dài đếnđộng cơ của người lao động Giá trị, niềm tin hay thái độ đều được hình thành trongquá trình phát triển của doanh nghiệp Chúng được các thành viên chấp nhận và có ảnhhưởng sâu sắc đến việc ra quyết định của từng người Là một trong các giá trị văn hóa

mà doanh nghiệp cần quan tâm

- Triết lý kinh doanh và cam kết hành động: Triết lý kinh doanh là những giá trị

cốt lõi mà một doanh nghiệp luôn hướng tới và đảm bảo để nó được thực hiện mộtcách tốt nhất Triết lý kinh doanh là động lực và cũng là thước đo để một doanh nghiệphướng tới, là nét đặc trưng riêng của mỗi doanh nghiệp, do các thành viên trong doanhnghiệp sáng tạo ra, trở thành quan niệm ăn sâu vào tiềm thức mỗi thành viên trongdoanh nghiệp Thông qua triết lý kinh doanh, doanh nghiệp tôn vinh một hệ giá trị chủđạo xác định nền tảng cho sự phát triển, gắn kết mọi người và làm cho khách hàng biếtđến doanh nghiệp

Giá trị cốt lõi: Là các nguyên tắc, nguyên lý nền tảng bền vững của tổ chức Mộtcông ty lớn cần xác định cho mình những giá trị được giữ làm cốt lõi, độc lập với môitrường hiện tại, với yêu cầu cạnh tranh và cách thức quản trị

1.2.2 Cách thức phát triển văn hóa doanh nghiệp

Phát triển văn hóa doanh nghiệp được thực hiện theo hai nhiệm vụ chính đó làduy trì VHDN và thay đổi VHDN

Trang 20

thức, kỹ năng, khả năng thực hiện công việc phù hợp Họ còn phải là những người cógiá trị và phong cách cá nhân thích hợp với DN Ban lãnh đạo cần phải chú trọng khảnăng hòa nhập với mọi người, với mô hình văn hóa sẵn có của doanh nghiệp Bên cạnh

đó việc chú ý điều chỉnh chính sách và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực để phảnánh quan niệm giá trị mới, đối với sự đổi mới của VHDN là một bước then chốt Quá trình xã hội hóa: Trong bầu không khí tinh thần của doanh nghiệp, các thànhviên mới gia nhập phải nhanh chóng tiếp nhận giá trị mới Lúc này, văn hóa cũ sẽ đụng

độ với văn hóa mới đòi hỏi CBNV phải tự chuyển mình để thích ứng với sự phát triểncủa doanh nghiệp

Hội nhập và loại bỏ: Đây là quá trình thích ứng của các thành viên mới đã mangtrong mình những chuẩn mực, giá trị của bản thân Trong quá trình hội nhập, nhânviên mới diễn ra đồng thời hai quá trình tiếp thu và loại bỏ Đó là việc tiếp thu nhữnggiá trị của văn hóa doanh nghiệp và loại bỏ những giá trị riêng của bản thân không phùhợp với tập thể

Thay đổi VHDN

Một khi DN có được VHDN phù hợp thì DN đó có những giá trị phát triển bềnvững Có những văn hóa phù hợp cần phát huy, bên cạnh đó có những giá trị văn hóacần thay đổi sao cho phù hợp với môi trường kinh doanh của doanh nghiệp Để thayđổi được văn hóa doanh nghiệp cần phải có thời gian và sự nỗ lực của tất cả các thànhviên Việc cần làm để thay đổi VHDN là:

Xây dựng lại hệ thống giá trị, triết lý , niềm tin: Hệ thống này có vai trò chủ đạotrong DN, được tất cả các thành viên cùng chia sẻ Trước khi truyền bá tới tất cả nhânviên thì VHDN mới cần được thấm sâu vào đội ngũ cốt cán của DN Nếu như ban lãnhđạo không tuân theo tiêu chuẩn giá trị, lấy mình làm gương thì VHDN sẽ không thểchuyển đổi loại hình được Người lãnh đạo DN có tác động rất to lớn tới VHDN, vìVHDN rốt cuộc là một loại phản ánh “hình ảnh lãnh đạo” Do đó cần quán triệtphương châm cụ thể là “tập trung mọi nguồn lực xây dựng DN phát triển toàn diện vớiphong cách làm việc chuyên nghiệp, có kỷ luật lao động để thực hiện mục tiêu”

Trang 21

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

1.3.1 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

1.3.1.1 Nền văn hóa dân tộc

Bất kể một doanh nghiệp, tổ chức nào cũng bị chi phối ảnh hưởng bới sự pháttriển văn hóa dân tộc VHDN sẽ bị ảnh hưởng bởi văn hóa dân tộc trên các khía cạnh

về các chuẩn mực, các quan niệm, cách ứng xử, truyền thống, thói quen trong sinhhoạt Điều này nghĩa là khi doanh nghiệp muốn phát triển văn hóa riêng cho mình cầnphải chú ý tới văn hóa vùng miền mà mình đang hoạt động kinh doanh như thế nào, từ

đó có phương thức hoạt động cho phù hợp với văn hóa dân tộc đó, tránh những việclàm không phù hợp, vi phạm đến lối sống, bản sắc văn hóa dân tộc ấy Phát triển vănhóa doanh nghiệp cần gắn liền với việc phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp củadân tộc như tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng, đạo đức…

1.3.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

Ngày nay cùng với sự phát triển không ngừng của kinh tế - xã hội yêu cầu cácdoanh nghiệp phải có những chính sách, chiến lược phát triển nhằm thích nghi với sựthay đổi của môi trường kinh doanh Trong quá trình thích nghi đó, doanh nghiệp cầnthay đổi bản thân sao cho phù hợp, và một trong những yếu tố cần thay đổi đó là vănhóa doanh nghiệp

1.3.1.3 Toàn cầu hóa và xu thế hội nhập

Có thể nói toàn cầu hóa là xu hướng không thể cưỡng lại đối với tất cả các quốcgia cũng như các doanh nghiệp Việc chủ động để hội nhập là một thái độ tích cực.Chủ động hội nhập là khẳng định đường hướng có chiến lược, có chiến thuật, có kếhoạch cho từng bước đi, giúp khai thác được nhiều nhất những thuận lợi, những cơ hội

để doanh nghiệp có nhiều lợi ích nhất, hạn chế được đến mức thấp nhất những tháchthức, những tiêu cực nảy sinh Chủ động hội nhập cũng chính là con đường tốt nhất đểcác doanh nghiệp học hỏi những kinh nghiệp kinh doanh của các doanh nghiệp nổitiếng và có được những giá trị học hỏi được từ các doanh nghiệp trong và ngoài nướckhác

Một số giá trị học hỏi được của một doanh nghiệp trong quá trình toàn cầu hóa và

xu thế hội nhập mà chúng ta có thể kể ra ở đây như: những giá trị học hỏi được từnhững doanh nghiệp khác, những giá trị văn hóa được tiếp nhận trong quá trình giao

Trang 22

lưu với nền văn hóa khác, giá trị do một hay nhiều thành viên mới đến mang lại, xuhướng hoặc trào lưu xã hội

1.3.1.4 Các đối tác và khách hàng

Mỗi doanh nghiệp đều có một tập khách hàng nhất định, trong quá trình giao tiếp

và trao đổi với khách hàng, các giá trị văn hóa của doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng

và cần phải thay đổi cho phù hợp với khách hàng Với đối tác doanh nghiệp cũng cóthể cần phải thay đổi một số nét văn hóa để tạo thuận lợi cho mối quan hệ giữa haibên, ngoài ra doanh nghiệp còn có thể học hỏi những nét văn hóa hay của họ

Ngoài các, còn có một số các yếu tố bên ngoài khác như: vị trí địa lý của doanhnghiệp, đối thủ cạnh tranh… Cũng là những yếu tố tác động không nhỏ tới sự pháttriển văn hóa doanh nghiệp

1.3.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

1.3.2.1 Lịch sử hình thành doanh nghiệp

Đây là một trong các yếu tố cốt lõi có vai trò quyết định tới sự phát triển văn hóadoanh nghiệp Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp là một quá trình lâudài và sự nỗ lực xây dựng và vun đắp cho doanh nghiệp Nếu như doanh nghiệp cólịch sử hình thành và truyền thống văn hóa tốt đẹp, bền vững thì việc xây dựng và pháttriển các yếu tố văn hóa doanh nghiệp được coi như có một điểm tựa vững chắc hơn,tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng và phát triển Việc xây dựng và pháthuy các trị văn hóa trong doanh nghiệp phải dựa trên tinh thần kế thừa những tinh hoacủa nền văn hóa truyền thống của doanh nghiệp

1.3.2.2 Người lãnh đạo

Lãnh đạo là người có vai trò quyết định trong việc xây dựng, duy trì và phát triểnnhững yếu tố gắn kết con người với nhau trong doanh nghiệp – chính là văn hóa doanhnghiệp Phong cách của ban lãnh đạo, những hành động ý chí, tinh thần và thái độ làmviệc của ban lãnh đạo tạo nên giá trị cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp Nhà lãnh đạo làngười hình thành nên văn hóa doanh nghiệp, xây dựng tầm nhìn cho doanh nghiệp, xácđịnh hướng đi và cách hoạt động chung cho doanh nghiệp Tầm nhìn xa của ngườilãnh đạo quyết định tính đổi mới trong kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa doanhnghiệp

1.3.2.3 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh

Trang 23

Ngành nghề kinh doanh có tác động lớn đến sự xây dựng và phát triển văn hóacủa mỗi doanh nghiệp Khi doanh nghiệp tham gia vào các ngành nghề kinh doanhkhác nhau, họ sẽ có cách ứng xử và chuẩn mực, giá trị khác nhau Dựa vào đặc thù củamỗi ngành nghề mà hình thành những nét đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp, từ đótạo ra bản sắc riêng cho một khối ngành kinh doanh Để VHDN trở thành lợi thế thìdoanh nghiệp phải xây dựng cho mình được những nét văn hóa riêng biệt nhưng phảiphù hợp với VHKD trong từng ngành nghề.

1.3.2.4 Yếu tố về con người và đặc điểm lao động của doanh nghiệp

Yếu tố con người bao gồm thái độ, tinh thần làm việc và các hành vi của nhânviên có tác động không nhỏ tới việc phát triển văn hóa doanh nghiệp Nếu ban lãnhđạo được coi là người vạch đường, định hướng cho quá trình phát triển thì nhân viênchính thức là các đối tượng thực thi, chấp hành quyết định quá trình xây dựng và pháttriển văn hóa doanh nghiệp nhanh hay chậm, thành công hay thất bại Chính thái độhợp tác của nhân viên trong công việc, tinh thần làm việc hăng say sẽ giúp quá trìnhphát triển được mạnh mẽ hơn

Về đặc điểm lao động đây là yếu tố quyết định tới khả năng triển khai thực thicác quyết định Nếu doanh nghiệp có đội ngũ lao động trẻ chiếm tỷ trọng cao thì khảnăng tiếp cận các chính sách mới là nhanh hơn Nếu doanh nghiệp có đội ngũ lao động

có trình độ học vấn cao thì việc triển khai thực hiện xây dựng văn hóa doanh nghiệpcũng trở nên dễ dàng hơn Nếu doanh nghiệp có nam giới nhiều hơn thì thường có xuhướng mạnh mẽ, dứt khoát, năng động, còn giới tính nữ là nhiều hơn thì việc xây dựng

và phát triển văn hóa doanh nghiệp thường có xu hướng khai thác lợi thể nhẹ nhàng,khéo léo của người phụ nữ

Trang 24

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY CPGD & PTCN TRI THỨC VIỆT 2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CPGD & PTCN TRI THỨC VIỆT

Tên công ty: Công Ty Cổ phần Giáo Dục Và Phát Triển Công Nghệ Tri ThứcViệt

Tên tiếng Anh: Tri Thuc Viet technology development and education joint stockcompany,.JSC

Ngày thành lập: 03/07/2009

Tên viết tắt: TRITHUCVIETEDU,.jsc

Trụ sở: Số 3, phố Dương Khuê, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

Người đại diện theo pháp luật của công ty: Nguyễn Thị Ánh Tuyết

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Trung tâm đào tạo Tin học – Kế toán Tri Thức Việt thuộc Công ty Cổ Phần GiáoDục & Phát Triển Công Nghệ Tri Thức Việt Với 10 năm liên tục phát triển và trưởngthành, trung tâm đã khẳng định được uy tín, vị thế trong lĩnh vực giảng dạy Tin Học –

Kế Toán tại khu vực Được đánh giá là một trong những trung tâm chuyên Tin Học –

Kế Toán chất lượng nhất tại khu vực các trường đại học ở khu vực Giáo viên trongtrung tâm là các giáo viên có kinh nghiệm lâu năm, các kế toán trưởng của các doanhnghiệp trong địa bàn thành phố

Và với phương châm “Không biết thì tìm tòi, học hỏi mà biết rồi thì giúp chonhiều người cùng biết nữa”, Trung tâm đã tạo nên tên tuổi cả mình trong lĩnh vực làm

Trang 25

và đào tạo Tin học – Kế toán và đã gặt hái được thành công nhất định trong ngành dịch

vụ của mình

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty

2.1.2.1 Chức năng của công ty

- Chức năng: Công ty Cổ Phần Giáo Dục & Phát Triển Công Nghệ Tri Thức Việt

có chức năng giảng dạy và đào tạo trong lĩnh vực Tin học – Kế toán

2.1.2.2 Nhiệm vụ của công ty

- Phát triển và thực hiện các chương trình đào tạo nhân lực, đáp ứng nhu cầu của

xã hội

- Đảm bảo duy trì và phát triển bền vững các nguồn lực của công ty, đảm bảo lợiích hài hòa giữa người lao động và lợi ích xã hội

- Thực hiện theo các quy định của pháp luật, thực hiện nghĩa vụ về thuế, phí

2.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty

(Nguồn: Ban quản lý)

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ Phần Giáo Dục & Phát

Triển Công Nghệ Tri Thức Việt

BAN GIÁM ĐỐC

PHÒNG

ĐÀO

TẠO

PHÒNG KINH DOANH

PHÒNG

KỸ THUẬT

PHÒNG TIN HỌC

PHÒNG

KẾ TOÁN

PHÒNG DỊCH VỤ

BAN

QUẢN

BỘ PHẬN TUYỂN SINH

DỊCH

VỤ TIN HỌC

DỊCH

VỤ KẾ TOÁN

Trang 26

Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của mỗi phòng ban:

- Ban giám đốc: Quản lý điều hành, quyết định tất cả các vấn đề liên quan đếnhoạt động hàng ngày của công ty, từ việc đưa ra phương hướng, chiến lược đến việckiểm soát hoạt động kinh doanh

- Phòng đào tạo: Quản lý, lập và thực hiện kế hoạch tuyển sinh, sắp xếp cahọc, lịch học cho học viên; tuyển nhân sự

- Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của công

ty, đề ra các hoạt động có hiệu quả nhất để phát triển công ty, tiếp cận, tìm kiếm kháchhàng, giao dịch, ký kết hợp đồng, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đem lại doanh thulợi nhuận cho công ty

- Phòng kỹ thuật: Quản lý, thực hiện và kiểm tra công tác kỹ thuật nhằm đảmbảo tiến độ giảng dạy và học tập, an toàn chất lượng

- Phòng tin học: Chịu trách nhiệm điều hành và quản lý toàn bộ hoạt động vềcông nghệ thông tin của công ty

- Phòng kế toán: Tổ chức và quản lý toàn bộ hoạt động tài chính, kế toán củacông ty theo quy định của Nhà Nước, quản lý thu chi, cùng Ban giám đốc đưa ra kếhoạch tài chính cho công ty

- Phòng dịch vụ: Tổ chức và xây dựng các kênh thông tin để khách hàng cóthể tiếp cận dễ dàng các thông tin về dịch vụ công ty như dịch vụ tin học, dịch vụ kếtoán, giá cả, lộ trình học tập,…

2.1.4 Ngành nghề kinh doanh của công ty

Ngành nghề của công ty là giáo dục và đào tạo Cụ thể là:

 Đào tạo tin học Các môn học công ty đào tạo:

 Tin văn phòng: Word, Excel, Powerpoint

 Luyện thi chứng chỉ tin học văn phòng quốc tế MOS

 Luyện thi chứng chỉ tin học văn phòng quốc tế IC3

Trang 27

đảm bảo học viên sẽ thành thạo các công cụ đã học Bên cạnh đó, công ty còn hỗ trợnghiệp vụ lâu dài cho học viên.

 Đào tạo kế toán thực tế

 Dạy nguyên lý kế toán

 Dạy cách tính thuế, kê khai thuế, hạch toán thực tế vào sổ sách, lập báo cáotài chính

 Dạy thủ thuật kế toán, thủ thuật cân đối lãi lỗ cho doanh nghiệp

 Dạy trên chứng từ thực tế theo chế độ kế toán mới nhất

Giảng viên hướng dẫn là những nhà quản lý tài chính, kế toán trưởng nhiều nămkinh nghiệm, liên tục tham gia các cuộc quyết toán thuế cho các doanh nghiệp

Mỗi khóa học từ 25 đến 40 buổi tùy theo từng đối tượng học viên Mỗi khóa họcxong Kế Toán có kết quả bằng 2 năm kinh nghiệm làm việc thực tế; được hỗ trợnghiệp vụ lâu dài; có sự hình dung rõ ràng, chi tiết về công việc kế toán; tự tin và làmchủ hoàn toàn phần hành kế toán, tư vấn sát sao cho Ban Giám Đốc

2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2016 – 2018

(Đơn vị: Triệu Đồng)ST

T

ãsố

Năm2016

Năm2017

Năm2018

So sánh2017/2016(%)

So sánh2018/20

Trang 28

độ tin học văn phòng Tuy nhiên để đạt được tăng trưởng cao và ổn định công ty cầnphải có kế hoạch chi tiêu hợp lý và quản lý chặt chẽ các loại chi phí phát sinh tronghoạt động sản xuất, kinh doanh.

2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY CPGD & PTCN TRI THỨC VIỆT

2.2.1 Thực trạng các yếu tố cấu thành nên văn hóa doanh nghiệp của công

ty CPGD & PTCN Tri Thức Việt

2.2.1.1 Các yếu tố hữu hình

- Kiến trúc đặc trưng:

Ngày đăng: 02/08/2020, 18:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w