Nghệ thuật sử dụng từ chỉ màu hồng

Một phần của tài liệu trường từ vựng màu sắc trong ca từ trịnh công sơn (Trang 55 - 110)

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.2. Nghệ thuật sử dụng từ chỉ màu hồng

Thống kê:

- Em đi đâu mà vô ̣i bóng hồng bóng hồng ơi. (Bống bồng ơi)

- Đƣờng phố buồn mọi ngƣời đi vắng , trong kinh đô tiêu điều dấu ngƣ̣a hồng. ( những con đƣờng)

- Đƣờng máu hồng đƣờng rất tình một đƣờng rất tình. (Có những con đƣờng) - Nhƣ̃ng ngày ngồi rủ tóc âm u… ..nhƣ̃ng mai hồng ngồi nhớ thiên thu . (Cỏ xót xa

đƣa)

- Mây qua mây qua môi em hồng nhạt. (Chìm dƣới cơn mƣa) - Mây qua mây qua môi em hồng vƣ̀ a. (Chìm dƣới cơn mƣa) - Mô ̣t đời bỏ ngỏ đêm hồng. (Dấu chân địa đàng)

- Ngƣời phu quét lá bên đƣờng , quét cả nắng hồng, quét hạ buồn tênh . (Góp là mùa xuân)

- Đời vẽ tôi tên mục đồng , rồi vẽ thêm con ngƣ̣a hồng. (Chỉ có ta trong đời)

- Trời đất kia có hay ta về , mô ̣t phố hồng một phố hƣ không . (Có nghe đời nghiêng)

- Sen hồng một nụ em ngồi một thuở mô ̣t thuở yêu nhau . (Đóa hoa vô thƣờng)

- Sen hồng một đô ̣. (Đóa hoa vô thƣờng)

- Em hồng một thuở xuân xanh. (Đóa hoa vô thƣờng)

- Mô ̣t thời yêu dấu đã qua , gót hồng em muốn quay về . (Đóa hoa vô thƣờng)

- Tƣ̀ đó hoa là em, mô ̣t sớm kia rất hồng nở hết trong hoàng hôn . (Đóa hoa vô thƣờng)

- Bởi vì thu tôi ở la ̣i , hồng má môi em hồng sóng xa. (Đoản khúc thu Hà Nội)

- Có điều gì gần nhƣ niềm tuyệt vọng , môi em hồng nhƣ lá hƣ không. (Gần nhƣ niềm tuyệt vọng)

- Lời me ̣ ru đêm vắng ngón tay hồng. (Lời mẹ ru)

- Con ngủ giấc hồng. (Lời mẹ ru)

- Mô ̣t cuô ̣c tình nhỏ bé bên đôi môi hồng đào. (Môi hồng đào)

- Mƣa sáng…,mƣa đêm…mƣa mai tƣ̀ng sợi tóc mây mây hồng. (Mƣa mùa hạ)

56

- Có còn trong em những cây nến hồng. (Khói trời mênh mông) - Trời ƣơm nắng cho mây hồng. (Mƣa hồng)

- Thằng bé xinh xinh ra đòng giƣ̃a ngo ̣ , miê ̣ng môi hồng đỏ nhƣ đóa hoa vông . (Ra dồng giữa ngọ)

- Mê man trờ i hồng vƣợt lên đồi non . (Ra dồng giữa ngọ)

- Tan trong trời hồng làm giọt mƣa trong . (Ra dồng giữa ngọ)

- Nắng có hồng bằng đôi môi em . (Nhƣ cánh vạc bay)

- Nhìn cỏ cây ráng pha màu hồng, nhìn lại em áo lụa thinh không . (Níu tay nghìn trùng)

- Nhân gian về tro ̣ nhiều nơi , bâng khuâng vì nhƣ̃ng đôi môi rất hồng. (Ở trọ)

- Bao nhiêu sen xanh sen hồng vớ i dòng sông .(Rơi lệ ru ngƣời)

- Khi sen hồng mớ i nở nụ đời ôi thơm quá . (Ru tình)

- Ru em gót sen hồng ru bay tà áo rô ̣ng . (Ru tình)

- Ngoài phố đêm đông , đôi môi em là đốm lƣ̉a hồng. (Ru đời đi nhé)

- Ru mai ngàn năm , vƣ̀a má em hồng. (Ru em từng ngón xuân nồng)

- Đời trần gian có môi hồng có mắt nhìn . (Từng ngày qua)

- Tƣ̀ng phiến mây hồng em mang trên vai. (Tuổi đá buồn)

- Còn gì đâu những đóa hoa hồng, vì trái tim tội lỗi lƣu vong . (Tƣởng rằng đã quên)

- Nụ hồng quá nghe ra ngậm ngùi . (Vàng phai trƣớc ngõ)

- Hồng đi nhé chân về giƣ̃a ngo ̣ . (Vàng phai trƣớc ngõ)

- Đƣờng xanh quá môi em ngại hồng, hồng đi nhé xin hồng vớ i nụ. (Vàng phai trƣớc ngõ)

- Nhuô ̣m hồng hạt mầm trót vay . (Phúc âm buồn)

- Giọng ngƣời buồn tênh cơn đau nung hồng. (Vẫn nhớ cuộc đời)

- Hay tôi làm mƣ̣c hồng chờ em giƣ̃a trang thƣ . (Vì tôi cần thấy em yêu đời)

- Cho em vào mô ̣t mùa , có màu sắc hồng thôi. (Vì tôi cần thấy em yêu đời)

- Ngƣ̣a hồng đã mỏi vó chết trê n đồi quê hƣơng . (Xin mặt trời ngủ yên)

Chỉ sau màu xanh, màu hồng chiếm vị trí quan trọng thứ nhì trong trƣờng từ vựng màu sắc của Trịnh Công Sơn. Ông gắn màu hồng đầy sắc ấy với những hình ảnh về con ngƣời và tự nhiên. Khác với màu xanh chủ yếu đƣợc dùng để miêu tả thiên nhiên thì màu hồng lại đƣợc sử dụng một cách dày đặc để tả con ngƣời, trong đó chủ yếu là hình ảnh về em, về ngƣời yêu, về những ngƣời phụ nữ đẹp.

57

Trong một lần ở ca khúc Nhƣ cánh vạc bay Trịnh Công Sơn vào bài bằng hai câu hỏi không cần trả lời.

“Nắng có hồng bằng đôi môi em Mưa có buồn bằng đôi mắt em.”

Nhƣ cánh vạc bay.

Nói đôi chút về ca khúc, hình ảnh cánh vạc bay là hình ảnh về một thiếu nữ Huế với dáng ngƣời gầy, cao và rất đẹp đã rời cố đô và định cƣ tại Ottawa mà một lần tình cờ Trịnh Công Sơn đã gặp lại. Từ dáng ngƣời gầy, cao của cô gái Huế ấy Trịnh Công Sơn đã liên tƣởng đến hình ảnh con vạc và sự ra đi của cô là hình ảnh cánh vạc bay. Từ chỉ màu sắc của em ở đây lại đƣợc phát họa cho đôi môi. Rõ ràng ở đây màu hồng không phải là màu đặc trƣng của nắng, không phải là ƣu thế của nắng. Màu hồng xƣa nay vẫn ƣu ái cho ngƣời phụ nữ, đặc biệt là những ngƣời phụ nữ đẹp. Ta vẫn thƣờng nghe má hồng, gót hồng, hồng nhan. Câu hỏi trên thật ra là một lời khen, một sự tôn vinh đầy ngụ ý và tinh tế cho đôi môi hồng, cho ngƣời phụ nữ tuyệt sắc. Màu hồng trở thành màu chung của nắng và đôi môi, có khác nhau chăng chỉ là về mức độ đậm nhạt của màu. Màu nắng vốn không hồng hào đƣợc nhƣ đôi môi ấy và vì không thể đẹp bằng nên mới có cảnh “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”. Ở một câu sau nắng cũng đã phải hờn ghen với đôi môi em “Nắng có còn hờn ghen môi em”. Hình ảnh đôi môi hồng không phải là hiếm gặp trong Trịnh Công Sơn. Những môi hồng đào, môi hồng nhạt, môi hồng vứa, môi hồng đỏ,… thƣờng xuyên xuất hiện và cũng thƣờng xuyên mang nghĩa biểu trƣng cho nhân vật em trong sáng tác của Trịnh Công Sơn. Mỗi một màu hồng của môi là một sắc độ khác nhau: khi thì đôi môi hồng đào

quyến rũ, đôi môi hồng nhạt, hồng vừa nhẹ nhàng, khi thì đôi môi hồng đỏ rực cháy nhƣ

đóa hoa Vông. Tại sao trong ca khúc Chìm dƣới cơn mƣa Trịnh Công Sơn lại viết:

“Chìm dưới cơn mưa một ngàn năm trước Mây qua mây qua môi em hồng nhạt

Chìm dưới con mưa một ngàn năm nữa Mây qua mây qua môi em hồng vừa.”

58

Chìm dƣới cơn mƣa.

Hình ảnh cơn mƣa theo một cách nghĩ nào đó là sự va vấp với cuộc đời của em. Một ngàn năm trƣớc là chỉ về quá khứ, một ngàn năm nữa là hƣớng về tƣơng lai. Hình ảnh mây qua đƣợc lặp đi lặp lại là sự chuyển động của thời gian từ quá khứ đến tƣơng lai, hay một cách khác mây qua cũng là hình ảnh cơn mƣa đã tạnh, những thăng trầm của cuộc đời qua đi. Hồng nhạt rồi đến hồng vừa là chỉ sắc độ tăng dần của màu môi và cũng đồng thời chỉ sự già dặn thay đổi theo thời gian, theo sự thăng trầm của cuộc sống. Từ chỉ màu sắc ở đây sử dụng rất tinh tế, màu hồng trở thành màu của sự trải nghiệm cuộc sống, màu của nhận thức về cuộc sống. Từ vừa là một nét đặc sắc khác của Trịnh Công Sơn. Hồng vừa tạo cho ta cảm giác đầy đủ nhƣng không choáng ngợp và cũng không nhạt nhẽo. Một từ rất đắc để miêu tả con ngƣời đã đủ độ dày dặn với cuộc đời.

Chỉ riêng về từ chỉ màu hồng của môi Trịnh Công Sơn đã có khá nhiều sắc độ. Trong ca khúc Ru đời đi nhé tác giả viết “Ngoài phố đêm đông , đôi môi em là đốm lửa h ồng.” Giữa đƣờng phố mùa đông lạnh giá, Trịnh Công Sơn so sánh đôi môi của ngƣời yêu nhƣ đốm lửa hồng, đốm lửa sƣởi ấm đêm đông, sƣởi ấm trái tim lạnh giá của nhân vật tôi. Hình ảnh so sánh đôi môi em là ánh lửa hồng không đơn thuần chỉ vẻ đẹp của ngƣời phụ nữ mà còn chỉ sự ấp áp của tình yêu. Đôi môi hồng trở thành biểu tƣợng của tình yêu.

Một sự so sánh khác không kém phần độc đáo đƣợc Trịnh Công Sơn dùng trong ca khúc Gần nhƣ niềm tuyệt vọng, ông viết:

“Có điều gì gần như niềm tuyệt vọng

Môi em hồng như lá hư không

Gần nhƣ niềm tuyệt vọng.

Điều làm cho sự so sánh ở đây trở nên độc đáo là hình ảnh chiếc lá hư không đƣợc dùng để so sánh với môi hồng. Chiếc lá hư không là chiếc lá nhƣ thế nào? Hình ảnh chiếc lá hƣ không có phải chăng là chủ thể của hành động “Rơi rất gần và rơi xuống trong tôi” ở câu thơ trƣớc. Nếu thật là nhƣ thế, hình ảnh lá hƣ không là chiếc lá tàn úa xơ xác, mất đi phần thịt lá chỉ còn gân lá, rơi giữa khoảng không vô tận trong con phố hoang tàn. Một cách hiểu

59

khác, chiếc lá hƣ không là chiếc lá có phần không thực, là chiếc lá không tồn tại trong thế giới khách quan. Màu hồng của đôi môi đƣợc so sánh với hình ảnh chiếc lá hƣ không nhằm tô đậm sự không thực, không tồn tại trong thế giới thực tại. Đồng thời nói lên sự hư không

của tình yêu.

Màu hồng không chỉ gắn với môi, mà trong ca từ của Trịnh Công Sơn nó còn gắn với má. Trong ca khúc Đoản khúc thu Hà Nội ông viết: “Bởi vì thu tôi ở lại/ Hồng má môi em

hồng sóng xa”. Hà Nội vào thu đẹp đến mê hoặc. Với tiếc trời thu Hà Nội những đôi má

thiếu nữ cứ hây hây đỏ, hồng hào một cách tự nhiên. Và hình ảnh đẹp về ngƣời con gái Hà Nội với má, môi hồng giữa trời thu đã đi vào ca khúc của Trịnh Công Sơn một cách nhƣ thế. Hình ảnh hồng sóng xa là hình ảnh của mặt nƣớc Hồ Tây dƣới ánh nắng phản chiếu nhè nhẹ cho ta cảm giác nhƣ sóng nƣớc màu hồng. Từ chỉ màu sắc ở đây thực chất là màu sắc tƣợng trƣng cho niềm hạnh phúc, một trang hồng trong kí ức của Trịnh Công Sơn về Hà Nội.

Trong ca khúc Đóa hoa vô thƣờng, cuộc vui nào rồi cũng tàn, gặp gỡ rồi cũng phải ly biệt, vì thế cho nên.

“Một thời yêu dấu đã qua

Gót hồng em muốn quay về.”

Đóa hoa vô thường.

Từ vựng màu sắc lần này lại đƣợc dùng để tả một chi tiết khác của em, đôi gót. Màu hồng xuất hiện, kết hợp với một bộ phận cơ thể của em, gót hồng, hay gót sen hồng. Đây là những từ để chỉ đôi bàn chân đẹp, đôi chân đẹp, ngƣời phụ nữ đẹp, là đại diện cho chính em. Hình ảnh này gợi lại cho ta khoảnh khắc Thúy Kiều vườn khuya băng lối đến với Kim Trọng:

“Nhà lan thanh vắng một mình, Ngẫm cơ hội ngộ đã đành hôm nay Thì trân thức thức sẵn bày

60

TruyệnKiều

Hình ảnh gót sen là một điển tích xƣa về nàng Phan Thị xinh đẹp. Nguyễn Du đã tinh tế liên tƣởng để nói về Thúy Kiều xƣa khi băng lối đến với Kim Trọng. Nguyễn Gia Thiều trong Cung oán ngâm khúc cũng có viết “Thôi cười nọ lại nhăn mày liễu, /Ghẹo hoa kia lại diễu gót sen./ Thân này uốn éo vì duyên,/ Cũng cam một tiếng thuyền quyên với đời.”

cũng là để chỉ ngƣời con gái đẹp. Ở thời thơ mới Vũ Hoàng Chƣơng cũng học hỏi thi nhân xƣa: “Gót sen êm dìu dịu bước như ru/ Lời suối êm nhè nhẹ cất như ru/ Gọi trao buồn thoảng sầu vô cớ/ Không thi sĩ cũng nghe lòng rộng mở.” (Mùa thu đã về). Đến với Trịnh Công Sơn, gót sen ấy đã trở nên thực hơn bao giờ hết, gót sen hồng, một vẻ đẹp nhƣ từ xƣa đến nay vẫn nhƣ thế về nàng thơ.

Bên cạnh hình ảnh màu hồng của những ngƣời phụ nữ, ta cũng bắt gặp màu hồng ấy với một đứa trẻ, trong ca khúc Ra đồng giữa ngọ ông viết:

“ Thằng bé xinh xinh ra đồng giữa ngọ

Miệng môi hồng đỏ như đóa hoa vông

Hoa vông mùa hè lập loè thinh không Hoa vông chào mừng mùa hè thênh thang”

Ra đồng giữa ngọ.

Đây là những hình ảnh về con ngƣời nhỏ bé và khát khao hòa nhập cõi đời. Trƣớc tiên xin đƣợc nói về loài hoa Vông, hay chính xác phải là hoa Vông kê. Hoa Vông là một loài hoa có màu đỏ, hình dạng nhƣ mào gà, mọc thành chùm ở ngọn cành, nối tiếp nhau nở từ dƣới lên trên. Một chùm hoa Vông thƣờng cho ta hình ảnh liên tƣởng đến một bó đuốc đang cháy rực. Màu đỏ của hoa vông là màu đỏ rực, đỏ đến lập lòe thinh không. Trịnh Công Sơn dùng hình ảnh miệng môi hồng đỏ của đứa bé để so sanh với màu đỏ của hoa vông. Đó là hình ảnh rực cháy đam mê, cuồng nhiệt, cháy bỏng. Là màu của máu, của sinh lực. Màu đỏ còn là màu của sự may mắn, hay gắn với trẻ nhỏ qua bao lì xì ngày tết. Hình ảnh miệng môi hồng đỏ của đứa bé là hình ảnh cho nhiệt huyết hòa nhập với đời, hòa nhập với trời để là con diều bay lên cao.

61

Cũng trong ca khúc Ra đồng giữa ngọ ông viết:

“ Thằng bé xinh xinh ra đồng giữa ngọ Mặt kia lồ lộ mang ý yêu tinh

Yêu tinh cùng diều cùng diều bay quanh Vươn tay chào mừng từng loài chim quen

Mê man trời hồng vượt đồi lên non

Lên cao mịt mùng … …

Thằng bé xinh xinh ra đồng giữa ngọ Ngờ đâu hội ngộ tan giữa hư không

Tan trong trời hồng làm giọt mưa trong

Tan trong cuộc đời làm lời ru trong Tan trong nụ cười mời gọi yêu thương Tan trong cội nguồn

Thằng bé xinh xinh ra đồng giữa ngọ Ngờ đâu hội ngộ tan giữa hư không.”

Ra đồng giữa ngọ.

Từ chỉ màu sắc còn đƣợc sử dụng trong việc miêu tả trực tiếp bầu trời với hai hành động khác nhau của con ngƣời nhỏ bé là mê man trời hồngtan trong trời hồng. Trời hồng ở đây là hình ảnh tƣợng trƣng cho cuộc đời, cuộc sống, đứa bé là hình ảnh đại diện cho con ngƣời, có tốt, có xấu bay vào cuộc đời, vƣợt qua những khó khăn để hòa nhập trọn vẹn vào cuộc sống và làm mƣa cho đời. Từ vựng màu sắc góp phần vào việc miêu tả hành động của con ngƣời ở cõi thế.

Màu hồng gắn với hình ảnh con ngƣời trong nhạc Trịnh hầu hết là gắn với những ngƣời phụ nữ đẹp, gắn với ngƣời yêu và ngƣời tình của tác giả, là màu của tình yêu, của hạnh phúc, là màu của cuộc sống của nhiệt huyết.

62

Màu hồng trong ca từ của Trịnh Công Sơn hay màu sắc nói chung không chỉ gắn với những bộ phận của con ngƣời mà đôi khi còn là sự tƣợng trƣng, là đại diện cho con ngƣời qua những hình ảnh của tự nhiên. Trong Đóa hoa vô thƣờng ông viết:

Sen hồng một nụ

Em ngồi một thuở Một thuở yêu nhau Có vui cùng sầu Từ rạng đông cao Đến đêm ngọt ngào

Sen hồng một độ

Em hồng một thuở xuân xanh.”

Đóa hoa vô thƣờng.

Màu sen hồng đƣợc dùng để so sánh với em, sen hồng một nụ - em ngồi một thuở, Sen hồng một độ - em hồng một thuở. Em nhƣ là sen và sen nhƣ là em. Sen là loài hoa mang nét đẹp trong sáng, gắn liền với văn hóa Việt, gắn liền với phật giáo, cũng đồng thời mang hơi hƣớng thiền định, thoát tục. Màu hồng gắn với sen chỉ làm rõ sắc thái của sen. Nhƣng

màu hồng gắn với em lại là một nét độc đáo, em hồng là chỉ vẻ đẹp của ngƣời phụ nữ. Em hồng một thuở xuân xanh là để tôn vinh vẻ đẹp của em thời trẻ trung, nhan sắc. Nhƣng những câu thơ trên cũng mang nét dự báo về sự tàn lụi một cách tinh tế. Sen hồng một độ, và em hồng một thuở. Sen cũng chỉ hồng một khoảng thời gian nhất định và em cũng thế độ xuân sắc của em cũng chỉ có hạn. Hai hình ảnh nhắc nhớ cho chúng ta về sự hữu hạn của thời gian, về vòng vô thƣờng của tạo hóa.

Một phần không thể thiếu của từ chỉ màu hồng trong ca từ Trịnh Công Sơn là từ chỉ màu hồng của thiên nhiên, cảnh vật. Trịnh Công Sơn có thể gắn màu hồng cho nhiều vật thể tự nhiên vô cùng độc đáo, từ mưa hồng, sương hồng, cho đến mây hồng, nắng hồng. Những

Một phần của tài liệu trường từ vựng màu sắc trong ca từ trịnh công sơn (Trang 55 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)