cuyên đề vi sinh vật và cách làm nước mắm thủ công

21 2.1K 9
cuyên đề vi sinh vật và cách làm nước mắm thủ công

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

QUY TRÌNH SẢN XUẤT NƯỚC MẮM Xử lý nguyên liệu Ủ Lên men-chế biến chượp Chiết rút Phối trộn Bản chất của quá trình sản xuất nước mắm: Cá + muối Ủ Nước mắm Bản chất của quá trình này chính là quá trình thủy phân protein trong cá nhờ hệ enzymeprotease → pepton → polypeptide → peptide → acideamin Các hệ enzim trong sản xuất nước mắm -Gồm 3 hệ enzim lớn: 1/Hệ enzim Matelo-protease : - Hệ enzym này tồn tại trong nội tạng của cá chịu được nồng độ muối cao nên ngay từ đầu nó đã hoạt động mạnh, có khả năng thủy phân rộng rãi đối với các loại peptid. Đây là nhóm thủy phân enzym trung tính, pH tối thiểu từ 5 – 7, nó ổn định với ion Mg 2+ , Ca 2+ mất hoạt tính với Zn 2+ , Ni 2+ , Pb 2+ , Hg 2+,… 2/ Hệ enzym serin-protease : Điển hình là enzym tripsin, tồn tại nhiều trong nội tạng của cá. Ở giai đoạn đầu của quá trình sản xuất nước mắm hoạt động của nó yếu đến tháng thứ 2 phát triển dần đạt giá trị cực đại ở tháng tứ 3 rồi giảm dần đến khi chượp chín (protein phân giải gần như hoàn toàn không còn ở dạng peptol). Hệ enzym này luôn bị ức chế bởi chuỗi acid amin trong cấu trúc của enzym. Để tháo gỡ chuỗi này phải nhờ đến hoạt động của men cathepsin B nhưng men cathepsin B dễ bị ức chế bởi nồng độ muối cao. vậy để men cathepsin B hoạt động được người ta thực hiện phương pháp cho muối nhiều lần. Enzym serin-protease hoạt động mạnh ở pH từ 5-10, mạnh nhất ở pH=9. 3/ Hệ enzym acid-protease : Có trong thịt nội tạng cá, điển hình là enzym cathepsin D. Hệ enzym này dễ bị ức chế bởi nồng độ muối khoảng 15% nên thường nó chỉ tồn tại một thời gian ngắn ở đầu thời kỳ của quá trình thủy phân. Loại men này đóng vai trò thứ yếu trong quá trình sản xuất nước mắm. Cá + muối Ủ(2 ngày) Lên men(6-12 tháng) Chượp chín Chiết rút Xương thịt chưa thoái hóa Lên men lần 2(6-12 tháng) Bã sau chiết rút Lên men nhiều lần Dich nước mắm Phối trộn Nước mắm thành phẩm Nước mắm cốt Dịch mắm Nước muối Bã A/Xử lý nguyên liệu: Cá: Nếu cá chượp thuộc loại cá tạp, kích thước lớn nhiều dầu như cá Linh, cá trích thì chứa trong các hồ ngoài trời. Đó là hồ xi măng có khả năng giữ nhiệt tốt. Khi đặt ngoài trời, nó hấp thu nhiệt mạnh phân giải thịt cá.Công dụng của việc sử dụng hồ ngoài trời cho một số loại cá như sau: - Đối với cá tạp: Do chất lượng cá không tốt, nếu chế biến trực tiếp thì nước mắm không ngon mặc dù lượng đạm có thể cao.Vì thế, hồ chứa cá tạp chủ yếu là tạo hệ thống lấy đạm cho nước mắm. - Đối với cá có kích thước lớn: nhờ hồ có khả năng giữ nhiệt, nhiệt độ cao nên quá trình phân giải cá nhanh hơn so với việc phân hủy cá ở nhiệt độ thùng chượp bằng gỗ trong nhà liều. - Đối với cá dầu: dầu cá trong quá trình chế biến rất dễ bị oxy hóa nên cũng ảnh hưởng đến chất lượng nước mắm. vậy, người ta trữ cá trong các hồ ngoài trời vừa tránh làm giảm chất lượng nước mắm, vừa có thể vớt dầu để bán, tăng thêm thu nhập. Nguyên liệu sau khi tiếp nhạn phải được rửa sạch, loại bỏ tạp chất chuẩn bị chế biến. B\ Ủ B\ Ủ Thời gian: 2 ngày. Đây là giai đoạn lên men khô, cả khối chượp nóng lên đến gần 400C. Lên men khô yếm khí vừa có tác dụng phân giải tốt, vừa tạo hương vị thơm ngon C\Giai đoạn lên men - chế biến chượp cổ truyền Đây chính lá quá trình thủy phân protein trong cá nhờ hệ enzyme protease. Sản phẩm cuối cùng là acideamin hoặc peptide cấp thấp. Có 3 phương pháp chế biến chượp cổ truyền: - Phương pháp đánh khuấy: + Đây là phương pháp của Cát Hải-Hải Phòng. + Cho muối nhiều lần đã lợi dụng được khả năng phân giải của enzyme vi sinh vật tới mức đô cao, rút ngắn thời gian chế biến chượp để phòng thối, tiêu diệt các vi khuẩn gây thối thông thường không kìm hãm nhiều quá khả năng hoạt động của men. + Cho thêm nước lã là cung cấp cho môi trường phân giải một lượng vi sinh vật đáng kể, tạo môi trường lỏng giúp cho men vi sinh vật hoạt động được dễ dàng, làm cho tế bào thịt cá chóng được phân giải. + Lượng nước cho thêm vào nên vừa phải (thường từ 20–30% so với cá) - Phương pháp gài nén: + Cá được trộn đều với muối cho đủ muối ngay từ đầu hoặc cho muối nhiều lần, sau đó ướp vào thùng hoặc bể rồi gài nén. Dựa vào men trong cá để phân giải protide của thịt cá, không cho nước không đánh khuấy. + Đây là phương pháp của vùng khu 4 cũ hoặc của các tỉnh phía Nam. - Phương pháp chế biến hỗn hợp (kết hợp hai phương pháp gài nén đánh khuấy) + Phương pháp này rút kinh nghiệm từ hai phương pháp trên +Lúc đầu, thực hiện phương pháp gài nén. + Sau đó thực hiện phương pháp đánh khuấy. D\Chiết rút Quá trình kéo rút nước mắm là quá trình lọc liên hoàn. Quá trình kéo rút là quá trình rút đạm trong bã không quá nấu bằng cách dùng lượng nước bổi hoặc nước thuộc ít đạm cho chuyển lần lượt từ thùng này qua thùng khác để tăng đạm tăng hương vị. Sau khi chượp chín, nước mắm chỉ có mùi thơm thuần túy, không còn mùi hỗn tạp của chượp nữa. Tuy vậy, phần bã vẫn còn mùi tanh. Ta rút phần nước có nàu vàng, trong phía trên(nước mắm cốt). Còn lại phần xương thịt cá chưa phân giải hết ta tiếp tục cho lên men. Với mỗi lần chiết rút ta lại bổ sung nước muối vào để làm nước thuộc. Quá trình lên men tiếp tục phân giải hết lượng thịt cá còn sót lại. Quá trình lên men chiết rút dừng lại khi tất cả thịt cá đã hoàn toàn được phân giải. E\Phối trộn Muốn thu được nước mắm có hương vị thơm ngon có nồng độ đạm như mong muốn,ta phải pha đấu các loại nứoc mắm có độ đạm khác nhau, thường pha nước mắm có độ đạm cao với nước mắm có độ đạm thấp thành loại nước mắm có độ đạm trung bình. [...]... mùi, vi sinh vật, chất bẩn + Thêm muối vào để đạt đến độ mặn nước chấm + Kéo rút dịch này qua bả chưởp tốt * Nhược điểm - Nước mắm không có hương vị thời gian sản xuất ngắn - Nước mắm bị chua do tinh bột lên men lactic hoặc do sinh ra acid dễ bay hơi khi cá bị ươn - Đắng do xác vi sinh vật còn tồn tại hoặc do chất lượng của muối kém, có nhiều ion Ca2+, Mg2+ Một số món ăn có sử dụng Nước Mắm nước. .. biến nước mắm bằng vi sinh vật: Nguyên lýSử dụng hệ enzym protease trong nấm mốc Aspergilus oryzea để thủy phân protein thịt cá thành các acid amin ở điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp Phương pháp - Xử lý: cá phải rửa sạch bùn, đất, tạp chất, cá to phải cắt nhỏ - Thủy phân: + Mốc: yêu cầu tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh, hình thái khuẩn ty to mập, tốt nhất là sau 2 ngày ở nhiệt độ và. .. thích hợp + Tỉ lệ giữa mốc cá từ 3-4% tính theo chế phẩm mốc thô cá xay nhỏ trộn với mốc + Nước cho vào 5-10% để vừa đủ ngấm mốc, giúp men hoạt động tốt, nhiệt độ thủy phân 37-41oC, thời gian 10-15 ngày chượp sẽ chín + Muối: sử dụng muối có tinh thể nhỏ, màu sáng, độ trắng cao, không vón cục, không bị chát, lượng muối cho vào 4-6% so với khối lượng cá - Lọc: nước lọc nước rửa bã bằng 30% so với... CÁC MÓN CHIÊN MỘT SỐ MÓN GỎI CÁC MÓN ĂN KHÁC MỘT SỐ THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG NƯỚC MẮM PHÚ QUỐC LÀ ĐẶC SẢN CỦA KIÊN GIANG… THẾ NHƯNG…… HIỆN NAY, THƯƠNG HIỆU NƯỚC MẮM PHÚ QUỐC ĐANG ĐỨNG TRƯỚC NGUY CƠ “BỊ QUÊN LÃNG” DO…… “MẮC CẠN” NGUYÊN LIỆU “CHẾT ĐỨNG” VỚI HÀNG NHÁI http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/qui-trinh-sanxuat-nuoc-mam.73375.html google.com.vn . Dich nước mắm Phối trộn Nước mắm thành phẩm Nước mắm cốt Dịch mắm Nước muối Bã A/Xử lý nguyên liệu: Cá: Nếu cá chượp thuộc loại cá tạp, kích thước lớn và. thêm nước lã là cung cấp cho môi trường phân giải một lượng vi sinh vật đáng kể, tạo môi trường lỏng giúp cho men và vi sinh vật hoạt động được dễ dàng, làm

Ngày đăng: 15/10/2013, 00:11

Hình ảnh liên quan

+ Mốc: yêu cầu tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, hình thái khuẩn ty to và mập, tốt nhất là sau 2 ngày ở nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. - cuyên đề vi sinh vật và cách làm nước mắm thủ công

c.

yêu cầu tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, hình thái khuẩn ty to và mập, tốt nhất là sau 2 ngày ở nhiệt độ và độ ẩm thích hợp Xem tại trang 11 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan