0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Hàm lượng đạm trong thân và lá mía

Một phần của tài liệu DIỄN BIẾN HÀM LƯỢNG ĐẠM VÀ SỬ DỤNG BẢNG SO MÀU LÁ TRÊN CÂY MÍA ĐƯỜNG (SACCHARUM OFFICINARUM L.) Ở CÙ LAO DUNG (Trang 40 -40 )

Nhìn chung hàm lượng đạm giảm dần từ giai đoạn 40 NSKT đến thời điểmthu hoạch dưới ảnh hưởng của các mức đạm và phương pháp bón đối với cả thân và lá mía. Hàm lượng đạm ở lá qua các giai đoạn cao hơn so với hàm lượng đạm ở thân.

Lá mía

Qua bảng kết quả cho thấy, hàm lượng đạm trong lá giảm dần qua các thời kỳ phát triển. Ở thời điểm 40 NSKT và 330 NSKT hàm lượng đạm dưới ảnh hưởng

27

của các mức bón và các phương pháp bón không khác biệt ý nghĩa thống kê, cũng như không có sự tương tác giữa các nhân tố. Tại thời điểm 40 NSKT, hàm lượng đạm ở các mức bón đạm tương đương nhau (0,91 - 0,92%) và các phương pháp bón cao nhất là PPB-3 (0,96%), PPB-2 (0,93%), thấp nhất là PPB-1 (0,88%) tương đương với PPB-4 (0,89%). Thời điểm 150 NSKT, hàm lương đạm giảm dần, hàm lượng đạm có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% dưới ảnh hưởng của hai nhân tố. Không có sự tương tác của hai nhân tố này. Lá mía ở giai đoạn này khi bón ở mức đạm 350 kgN/ha cho hàm lượng đạm cao nhất 0,86%, các mức bón 250 kgN/ha và 300 kgN/ha cho kết quả tương đương nhau (0,85% và 0,78%). Đối với sự ảnh hưởng của các phương pháp, PPB-4 cho kết quả cao nhất với hàm lượng đạm trung bình là 0,88%, PPB-2 0,82%, kế đến là PPB-1 và PPB-2 với kết quả tương đương nhau (0,76% và 0,79%). Đến thời điểm thu hoạch mức bón đạm 300 kgN/ha cho kết quả cao nhất (0,67%), PPB-2 và PPB-4 cho kết quả bằng nhau (0,67%) cao hơn hai phương pháp còn lại. Mặc dù lá không dùng để sản xuất, nhưng lá mía đóng vai trò quan trong trong suốt quá trình canh tác, hàm lượng đạm trong lá mía góp phần bổ sung lại hàm lượng đạm tổng số cho đất khi vùi lại vào đất. Màu xanh của lá mía tỉ lệ thuận với hàm lượng đạm trong lá (Trần Văn Sỏi, 2001).

Theo nghiên cứu của Trần Văn Sỏi (2001), hàm lượng đạm trong cây thường đạt tới mức tối đa khi mía được một tháng tuổi, sau đó giảm dần. Cũng theo Trần Văn Sỏi (2001), khi cây mía đang sinh trưởng mạnh, hàm lượng đường Saccarzoza trong cây thấp nhưng vào cuối thời kỳ vươn cao cây sinh trưởng chậm lại, phần lớn các sản phẩm đồng hóa do bộ lá tạo thành chuyển sang dạng tích lũy trong thân làm cho hàm lượng đường trong cây tăng lên nhanh chóng.

28

Bảng 3.5 Ảnh hưởng của các mức đạm và phương pháp bón cân đối phân đạm theo bảng so màu lá lên diễn biến hàm lượng đạm trong thân và lá mía (%) tại Cù Lao Dung – Sóc Trăng

Nhân tố

Ngày sau khi trồng

Thân 40 150 330 40 150 330 Mức đạm (A) 250N 0,60 0,45b 0,37 0,92 0,85b 0,61 300N 0,59 0,54a 0,33 0,92 0,78b 0,67 350N 0,58 0,56a 0,39 0,91 0,86a 0,66 Phương pháp bón đạm (B) PPB-1 0,77 0,47 0,35 0,88 0,76b 0,63 PPB-2 0,60 0,52 0,40 0,93 0,79b 0,67 PPB-3 0,59 0,49 0,34 0,96 0,82ab 0,64 PPB-4 0,63 0,56 0,38 0,89 0,88a 0,67 FA ns ** ns ns * ns FB ns ns ns ns * ns FAXB ns ** ns ns ns ns CV (%) 15,9% 16,3% 14,9% 14,2% 11,04% 10,9%

Ghi chú: Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau khác nhau thì có khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1% (**) và 5% (*); ns: không có khác biệt ý nghĩa thống kê. FA - các mức bón đạm; FB - các phương pháp bón phân đạm; FAXB – tương tác giữa các mức bón đạm và các phương pháp bón phân đạm; CV% - độ biến động.

Thân mía

Qua các thời kỳ sinh trưởng, hàm lượng đạm giảm dần cho đến thời điểm thu hoạch (330 NSKT) do cây mía cần nhiều đạm cho sự sinh trưởng và phát triển ở các thời kỳ đầu, càng đến gần với giai đoạn thu hoạch cây mía chuyển dần từ giai đoạn sinh trưởng sang giai đoạn tích lũy đường nên hàm lượng đạm thấp. Ở thời điểm 40 NSKT, hàm lượng đạm trong mía dao động từ 0.58% - 0.6% đến thời điểm thu hoạch hàm lượng N trong mía chỉ đạt ở mức từ 0.33% - 0.39% . Qua bảng kết quả phân tích cho thấy, ảnh hưởng của các mức đạm và phương pháp bón lên hàm lượng đạm không khác biệt ý nghĩa thống kê ở thời điểm 40 NSKT. Đến thời điểm 150 NSKT, tuy ảnh hưởng của các phương pháp bón không khác biệt nhưng trung bình các nghiệm thức bón các mức đạm khác nhau và tương tác giữa hai nhân tố có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Nghiệm thức bón 300 kgN/ha và 350 kgN/ha có trung bình %N là 0,54% và 0,56% cao hơn nghiệm thức bón 250 kgN/ha với %N trung bình là 0,45%. Xét về sự tương tác giữa các mức đạm cho thấy, khi kết hợp giữa mức bón 350 kgN/ha và PPB-4 cho kết quả hàm lượng N trong thân mía cao nhất (0,62%), PPB-3 kết hợp với các mức đạm 300 kgN/ha và 350 kgN/ha cho trung bình %N tương đương nhau (0,588% và 0,597%). Khi cây mía bước vào thời điểm thu hoạch, ảnh hưởng của các mức đạm và phương pháp bón cũng như sự tương tác giữa hai nhân tố không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê. Trên cùng một

29

đơn vị khối lượng khô, hàm lượng đạm trong thân ít hơn lá nhiều lần, ở ngọn cao hơn gốc (Chu Thị Thơm và ctv., 2005). Khi cây chuyển từ giai đoạn sinh dưỡng sang giai đoạn sinh sản thì nhu cầu đạm của cây cũng ít đi (Vũ Hữu Yêm, 1995).

Một phần của tài liệu DIỄN BIẾN HÀM LƯỢNG ĐẠM VÀ SỬ DỤNG BẢNG SO MÀU LÁ TRÊN CÂY MÍA ĐƯỜNG (SACCHARUM OFFICINARUM L.) Ở CÙ LAO DUNG (Trang 40 -40 )

×