LCC
Bảng so màu lá là một tiến bộ khoa học kỹ thuật mới được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. Hiện nay, ở nước ta nhiều nông dân trồng lúa đã áp dụng bón
14
phân theo bảng so màu lá đạt kết quả tốt, tiết kiệm một lượng đạm đáng kể. Bảng so màu lá được biết đến như là người bạn đồng hành của người nông dân trồng lúa. Bảng so màu lá như một vật chỉ thị bằng mắt có tính chủ quan hơn đối với nhu cầu phân đạm trên cây lúa (Furuya,1987). Khi áp dụng bảng so màu lá vào đồng ruộng là một giải pháp tích cực cho những người nông dân, góp phần đảm bảo năng suất và chất lượng, đồng thời hạ giá thành sản phẩm tăng thu nhập cho người nông dân.
Bảng so màu lá đã phát triển nhanh ở Nhật (Furuya, 1987) được chuẩn đoán với máy đo diệp lục tố. Bảng so màu gồm 7 dãy màu từ màu xanh vàng nhạt (mã số 1) đến màu xanh vàng đậm (mã số 7). Hiện nay bảng so màu lá lúa được rút ngắn còn 4 thang màu từ (mã số 2) đến (mã số 5).
Hình 1.1: Bảng so màu lá
Sự khác nhau giữa các khoảng khác màu kế cận nhau bằng 3–4 giá trị SPAD trên máy đo diệp lục tố. Cho nên bảng so màu lá không thể cho thấy sự khác biệt nhỏ hơn về độ xianh của lá như máy đo diệp lục tố. Bảng so màu lá có thể dùng để xác định chính xác tương đối của việc đánh giá tình trạng đạm trong lá. Nông dân có thể dễ dàng sử dụng bảng so màu lá như một vật chỉ thị bằng mắt để xác định thời gian bón thúc đạm cho cây. Tuy nhiên, đánh giá bằng mắt màu xanh của lá bị ảnh hưởng bởi độ biến động của ánh sáng mặt trời (cường độ và gốc độ mặt trời) (Turner and Jund, 1994)
Theo viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) hướng dẫn cách sử dụng bảng so màu lá như sau: Bảng so màu lá thường được đo một tuần một lần, trong suốt quá trình đo chỉ nên đo bởi một người, đo trên lá thành thục, đo ngẫu nhiên 6 lá ở 6 cây trong mỗi nghiệm thức và tính trị số trung bình để xác định nhu cầu bón thúc phân đạm. Chuẩn hóa chỉ số SPAD của máy đo diệp lục tố và bảng so màu lá cho thấy khung màu số 3–4 ở bảng so màu lá thể hiện thiếu đạm , khung màu 4–5 là đủ đạm, khung màu từ 5 trở lên là thừa đạm (Phạm Sỹ Tân và ctv., 1999)
15
Bảng so màu lá đã được ứng dụng điều tiết lượng đạm bón thích hợp cho lúa (balausbranian et al., 1999; Witt et al., 2005) và cũng được sử dụng để đánh giá tình trạng đạm trong cây bắp.
Theo kết quả nghiên cứu của C, Witt et al., 2007 trên cây bắp cho thấy với mỗi chỉ số LCC khác nhau ở mỗi giai đoạn phát triển sẽ bổ sung lượng đạm khác nhau như sau: LCC < 4 lá bắp có màu vàng xanhbón 92 kgN/ha (giai đoạn 6 - 8 lá), LCC =4-4,5 lá có màu xanh lá cây thì bón 77 kgN/ha (giai đoạn 6 - 8 lá), LCC > 4,5 lá có màu xanh đậm thì bón 62 kgN/ha (giai đoạn 10 lá), giai đoạn 14 lá (lá màu xanh đậm LCC > 4,5 bón 35 kgN/ha), lượng phân bón lót 66 kgN/ha) sẽ cho năng suất bắp 7-8 tấn/ha. Tổng lượng phân N bón trung bình 220 kgN/ha dao động từ (190-250 kgN/ha).
Trên mía theo kết quả thí nghiệm của Gaddanakeri et al., (2007) ở Karnataka của Ấn Độ khi áp dụng bảng SML ở 3 mức LCC (4, 5; 6) tương ứng với lượng phân N và số lần bón như sau 175 kgN (4 lần bón), 250 kgN (6 lần bón), 300 kgN (7 lần bón)) so với đối chứng không sử dụng bảng SML áp dụng 250 kgN với 4 lần bón. Kết quả năng suất, chiều cao cây, trọng lượng cây ở nghiệm thức LCC (5, 6) tương đương nhau và khác biệt có ý nghĩa với nghiệm thức LCC (4) và đối chứng.
Khi sử dụng bảng so màu có thể thấy rõ được những lợi ích cơ bản về các phương diện sau:
Về kỹ thuật: Tăng hiệu quả sử dụng phân đạm
Về kinh tế: Giảm chi phí
Về thực hành: Đơn giản, dễ làm
Về môi trường: Giảm tác hại của lượng phân đạm thừa; Giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Những chú ý khi sử dụng bảng so màu lá:
Để sử dụng bảng so màu lá hiệu quả, cần phải bón đủ phân lân và kili cân đối.
Thời điểm so màu tốt nhất là 8:30 - 9:30 giờ buổi sáng và nên cố định thời gian như nhau cho mỗi lần so màu.
Không nên so trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời mà nên dùng nón hoặc thân người che tia sáng tới trực tiếp. Vì góc độ tia sáng và cường độ ánh sáng có ảnh hưởng lớn đến khả năng phân biệt màu sắc của người đo.
16
Hiệu quả của phân đạm (N) chỉ có thể phát huy cao nhất trên nền đầy đủ và cân đối với phân lân và kali. Khi bón N đơn hoặc có kết hợp với các yếu tố P và K đều làm tăng đáng kể hàm lượng diệp lục tố trong lá mía (Lal ctv., 1952).
Hiệu quả khi sử dụng bảng so màu lá:
Đảm bảo được năng suất và chất lượng mía.
Tiết kiệm được phân đạm
Giảm tác hại của sâu, bệnh trên mía.
Giảm tác hại đến môi trường do bón thừa đạm.
17
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP