Tại thời điểm thu hoạch, ảnh hưởng của sự tương tác giữa các nhân tố không khác biệt ở mức ý nghĩa 5%. Ở thời điểm này, ảnh hưởng của các mức đạm và phương pháp bón lên diễn biến chiều cao thân lóng cây mía chủ yếu là ảnh hưởng đơn của từng nhân tố. Từ kết quả bảng 3.2 ta thấy, chiều dài thân lóng trung bình ở các nghiệm thức dưới ảnh hưởng của các nhân tố mức đạm và phương pháp bón có sự khác biệt ý nghĩa ở mức thống kê 1%, mức bón 300 kgN/ha và 350 kgN/ha có chiều dài thân lóng tương đương nhau (248,1 cm và 254,6 cm) và cao hơn so với mức bón 250 kgN/ha (240,0 cm). Về phương pháp bón đạm, 2 phương pháp bón 3 và phương pháp bón 4 cho kết quả cao nhất (250,1 cm và 256,1 cm), phương pháp 2 chiều cao thân lóng đạt 246,0 cm, thấp nhất là phương pháp bón 1 (PPB-1: bón phân đạm theo quán tính, 1/5 khối lượng N mỗi tháng trong 5 tháng đầu tiên) với chiều cao 238,1 cm.
24
Bảng 3.2 Ảnh hưởng của các mức đạm và phương pháp bón cân đối phân đạm theo bảng so màu lá lên chiều cao thân lóng cây mía (cm) thời điểmthu hoạch tại Cù Lao Dung – Sóc Trăng
Nhân tố Ngày thu hoạch (330 ngày)
Mức đạm (A) 250N 240,0b 300N 248,1a 350N 254,6a Phương pháp bón đạm (B) PPB-1 238,1c PPB-2 246,0bc PPB-3 250,1ab PPB-4 256,1a FA ** FB ** FAXB ns CV (%) 4,15%
Ghi chú: Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau khác nhau thì có khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1% (**) và 5% (*); ns: không có khác biệt ý nghĩa thống kê. FA - các mức bón đạm; FB - các phương pháp bón phân đạm; FAXB – tương tác giữa các mức bón đạm và các phương pháp bón phân đạm; CV% - độ biến động.
Cũng như chiều cao cây, các mức bón đạm và phương pháp bón có ảnh hưởng đến chiều dài thân lóng của cây mía, góp phần nên trọng lượng của cây mía do đó góp phần tăng năng suất thu hoạch. Phân đạm có vai trò quan trọng nhất đến tốc độ phát triển lóng (Nguyễn Thị Kim Nguyệt, 1999). Tuy nhiên theo Martin (1994), sự hấp thu đạm thấp hoặc vượt ngưỡng làm chậm thời kỳ sinh trưởng và giảm khả năng quang hợp của lá và kết quả là lóng ngắn hơn.