Chiều cao cây

Một phần của tài liệu diễn biến hàm lượng đạm và sử dụng bảng so màu lá trên cây mía đường (saccharum officinarum l.) ở cù lao dung (Trang 36)

Từ kết quả ở bảng 3.1 cho thấy, chiều cao cây mía tăng dần từ thời điểm 40 NSKT đến thời điểm thu hoạch (330 NSKT). Ở thời điểm 150 NSKT có sự khác biệt ý nghĩa thống kê 1% giữa các mức đạm và phương pháp bón, nghiệm thức bón 300 kgN/ha và 350 kgN/ha chiều cao cây đạt cao nhất (225,2 và 230,4 cm), thấp nhất là nghiệm thức bón 250 kgN/ha (209,7 cm). Tương tự giữa các phương pháp bón, chiều cao cây ở phương pháp bón 3 và phương pháp bón 4 cho kết quả cao nhất (224,7 và 237,7 cm), ở phương pháp bón 2 chiều cao cây là 215,6 cm, thấp nhất là phương pháp bón 1 với chiều cao là 209,1 cm. Không có sự tương tác giữa các mức đạm và phương pháp bón. Ở thời điểm thu hoạch (330 NSKT), ở mức bón 300 kgN/ha và 350 kgN/ha chiều cao cây đạt cao nhất (463,1 và 468,6 cm) có sự khác biệt ý nghĩa thống kê 5% so với mức bón 250 kgN/ha. Trong thời điểm này, các phương pháp bón khác nhau cũng tác động lên chiều cao cây khác biệt có ý nghĩa ở mức 5%. PPB-4 cho kết quả cao nhất (470,3 cm), thấp nhất là PPB-1 (452,5 cm), PPB-2 và PPB-3 cho kết quả tương đương nhau (460,9 và 462 cm). Kết quả này cùng được tìm thấy bởi Nguyễn Việt Triều (2009) khi bón 325 kgN/ha chiều cao cây cao nhất so với bón 175,225 kgN/ha. Ở cây mía, nó có thể hấp thu một lượng đạm rất lớn trong những tuần đầu của thời kỳ sinh trưởng. Lượng đạm này được dự trữ và cung cấp dần cho cây trong suốt quá trình phát triển về sau (Nguyễn Huy Ước, 2001)

23

Bảng 3.1 Ảnh hưởng của các mức đạm và phương pháp bón cân đối phân đạm theo bảng so màu lá lên diễn biến chiều cao cây mía (cm) tại Cù Lao Dung – Sóc Trăng

Nhân tố Ngày sau khi trồng

40 150 330 Mức đạm (A) 250N 148,7 209,7b 452,6b 300N 156,6 225.2a 463,1a 350N 150,0 230,4a 468,6a Phương pháp bón đạm (B) PPB-1 142,4 209,1c 452,5b PPB-2 151,0 215,6bc 460,9ab PPB-3 156,0 224,7ab 462,0ab PPB-4 157,8 237,7a 470,3a FA ns ** * FB ns ** * FAXB ns ns ns CV (%) 9,28% 7,69% 3,31%

Ghi chú: Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau khác nhau thì có khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1% (**) và 5% (*); ns: không có khác biệt ý nghĩa thống kê. FA - các mức bón đạm; FB - các phương pháp bón phân đạm; FAXB – tương tác giữa các mức bón đạm và các phương pháp bón phân đạm; CV% - độ biến động.

Kết quả trên cho thấy, mức bón và phương pháp bón có ảnh hưởng rất rõ lên chiều cao cây, bón đạm ở mức 300 kgN/ha và 350 kgN/ha cùng với việc áp dụng phương pháp bón bốn cây sẽ phát triển chiều cao cây tốt hơn. Các mức đạm khác nhau có chiều cao cây tốt hơn so với đối chứng ở Finchaa (Feyissa et al., 2009). Tăng mức bón đạm tăng chiều cao so với bón đạm tỷ lệ thấp nhất (Azzay et al., 2008). Tuy nhiên,theo Koochekzadeh et al. (2009) bón các mức phân N hoặc hoặc chia đạm ra nhiều lần bón không ảnh hưởng đến các đặc tính của mía.

Một phần của tài liệu diễn biến hàm lượng đạm và sử dụng bảng so màu lá trên cây mía đường (saccharum officinarum l.) ở cù lao dung (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)