1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

skkn quan li

5 374 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 72 KB

Nội dung

Kinh nghiệm quản lý dạy và học ở Trường THCS Mạo Khê II - Đăng ngày: 28/01/2008- Lượt đọc: 68 ĐÔI NÉTVỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA TRƯỜNG THCS MẠO KHÊ II TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA ĐỊA PHƯƠNG Nguyễn Văn Quảng Hiệu trường nhà trường I- TỔ CHỨC NHÀ TRƯỜNG: 1- Sơ lược về nhà trường : Trường THCS Mạo Khê II thuộc thị trấn Mạo Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Nguyên là Trường cấp II Vĩnh Khê thành lập năm 1959. Vào đầu những năm 70 nhà trường sát nhập với trường tiểu học Vĩnh Khê mang tên là trường PTCS Vĩnh Khê. Đến năm 1995 trường được tách riêng thành hai trường: Trường tiểu học Vĩnh Khê và Trường THCS Mạo Khê II. Nhà trường nằm tại trung tâm thị trấn Mạo Khê, một thị trấn có quy mô lớn (trên 3,6 vạn dân) chia làm 21 khu phố; kinh tế, xã hội phát triển mạnh với nhiều các doanh nghiệp Nhà nước, địa phương, doanh nghiệp tư nhân và liên doanh với nước ngoài thuộc nhiều ngành kinh tế khác nhau như công nghiệp, thủ công, tiểu thủ công, thương mại, dịch vụ và sản xuất nông nghiệp. Nhiều Công ty lớn như Công ty than Mạo Khê, Công ty xi - măng Hoàng Thạch, các liên doanh gốm sứ mỹ nghệ. Nhà trường có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu giáo dục ở bậc trung học cơ sở cho con em nhân dân ở sáu khu phố lớn phía Đông Nam của thị trấn; cùng với các trường bạn trong địa bàn thực hiện nhiệm vụ phổ cập THCS và phát triển giáo dục toàn diện trong toàn thị trấn.Qua hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành nhà trường đã đạt được những thành tích đáng kể, góp phần phát triển giáo dục ở địa phương.Đội ngũ giáo viên không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ đào tạo và tay nghề, số giáo viên giỏi, học sinh giỏi luôn luôn đạt ở mức cao, tỷ lệ học sinh lên lớp, tốt nghiệp và trúng tuyển vào trường THTP Hoàng Quốc Việt, các trường chuyên của tỉnh, quốc gia giữ vững ở tỷ lệ cao. Cơ sở vật chất thiết bị ngày càng được cải thiện, từng bước hoàn thiện theo quy mô trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2. Với những cố gắng đó nhiều năm liên tục nhà trường đạt được danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc của Tỉnh, của Bộ; Liên đội nhà trường nhiều năm liên tục được Trung ương đoàn tặng bằng khen và cờ liên đội xuất sắc mang chân dung Bác.Trường được tặng nhiều bằng khen của tỉnh, của Bộ giáo dục & Đào tạo và của Thủ tướng Chính phủ. Năm 1994 trường được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng ba, năm 2000 Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng nhì, năm 2007 trường được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen tạo tiền đề cho năm học 2007- 2008 trường phấn đấu để đề nghị Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng nhất. Trường là một trong hai trường đầu tiên của tỉnh được công nhận trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2000 - 2010, đang chuẩn bị điều kiện để đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2. 2- Quy mô hiện nay của Nhà trường. * Năm học 2007 - 2008: Trường THCS Mạo Khê II có: 1.054 học sinh chia làm 28 lớp theo các khối: + Khối 6: Có 7 lớp : 259 học sinh + Khối 7: Có 7 lớp: 292 học sinh. + Khối 8: Có 7 lớp : 254 học sinh. + Khối 9: Có 7 lớp: 249 học sinh. - Cán bộ giáo viên: + Ban giám hiệu: 3 (đủ) + Giáo viên: 60 (đủ) Chia làm 5 tổ chuyên môn: Tổ Toán: 12 Tổ Văn - Sử: 15 Tổ Sinh - Hoá - Địa: 11 Tổ Lý Tin: 11 Tổ Thể Chất - Ngoại ngữ - Thẩm Mỹ: 11 Tổ hành chính quản trị: 5 nhân viên (1 biên chế, 4 hợp đồng) Nhà trường hoạt động dưới sự điều chỉnh bởi các văn bản pháp quy: + Luật giáo dục. + Điều lệ trường THCS. + Các hướng dẫn quy định của UBND tỉnh. + Tổ hành chính quản trị: 5 nhân viên (1 biên chế, 4 hợp đồng) Nhà trường hoạt động dưới sự điều chỉnh bởi các văn bản pháp quy: + Luật giáo dục. + Điều lệ trường THCS. + Các hướng dẫn quy định của UBND tỉnh. II- CÁC LIÊN ĐỚI CHÍNH: 1- Cơ quan cấp trên: - UBND huyện Đông Triều – Sở giáo dục đào tạo tỉnh Quảng Ninh. - Phòng giáo dục huyện. 2- Các cấp chính quyền - đoàn thể địa phương. - Đảng uỷ thị trấn Mạo khê - Chi uỷ nhà trường. - HĐND - UBND thị trấn Mạo Khê. - UB Mặt trận tổ quốc, đoàn TNCS HCM, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân tập thể. 3- Học sinh - Giáo viên và cha mẹ học sinh. III- MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC CỦA NHÀ TRƯỜNG: 1- Thuận lợi: Địa phương trường đóng là một thị trấn có nền kinh tế - xã hội phát triển, đời sống nhân dân ổn định, nhân dân và các lực lượng xã hội luôn quan tâm tới phát triển giáo dục. Điều kiện tinh thần vật chất của học sinh tạo thuận lợi tốt cho việc học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường. Tình hình chính trị xã hội khá ổn định, an ninh giữ vững tạo ra môi trường thuận lợi cho các hoạt động giáo dục. Là khu mỏ hình thành sớm ở Quảng Ninh, thị trấn Mạo khê, nơi tụ hội của nét văn hoá đặc trưng của nhiều vùng, miền. Tạo ra những nếp sống văn hoá, văn minh đặc sắc có tác động tốt đến phong cách đạo đức nếp sống của học sinh. Là một khu công nghiệp khoa học - kỹ thuật phát triển nhanh, mạnh, tạo được môi trường kích thích động cơ học tập cho học sinh và cũng là điều kiện để nhà trường tăng cường được sự phối kết hợp giáo dục toàn diện. 2- Khó khăn: - Dân số phát triển nhanh do cơ học tạo ra sự mất cân đối giữa nhu cầu học tập và quy mô đáp ứng của nhà trường. - Kinh tế xã hội phát triển song cũng tạo ra những khó khăn tương ứng, nhất là về các mặt: Vệ sinh môi trường do bụi khai thác than, sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng, tiếng ồn giao thông và công nghiệp ô nhiễm nước, chất thải, mật độ dân số đông gây nhiều khó khăn cho các nhà quản lý, tai nạn giao thông theo chiều hướng tăng cao khiến cho nhiều hoạt động ngoại khoá của nhà trường gặp khó khăn. - Mặt khác các tệ nạn xã hội cũng có dấu hiệu gia tăng nhất là tệ nạn ma tuý ảnh hưởng không ít đến tâm lý nhân dân và học sinh. Qua phân tích về môi trường chúng ta thấy: Những thuận lợi là cơ bản tạo ra điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường. Những khó khăn là trước mắt, tạm thời và có thể khắc phục được. IV- PHÂN TÍCH NHU CẦU CỦA XÃ HỘI ĐỐI VỚI GIÁO DỤC : * Do sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương nên nhu cầu của xã hội đối với nhà trường thể hiện khá rõ nét: + Số lượng học sinh đã ổn định hàng năm . Để giải quyết 100% học sinh học hết tiểu học vào THCS nhà trường đã có những kế sách nhằm đáp ứng nhu cầu. + Các hình thức tổ chức lớp học cũng đã đa dạng để phục vụ công nhân khu công nghiệp và dịch vụ thương mại như: Lớp học 2 buổi, bán trú, nội trú. + Đảm bảo cho 100% học hết THCS có đủ điều kiện vững chắc vào học ở các trường THTP và Trung học dạy nghề. + Yêu cầu cao hơn về chất lượng giáo dục toàn diện và chất lượng giáo dục học sinh giỏi, nhu cầu tuyển vào các trường chuyên của tỉnh và của quốc gia. + Một số nhu cầu không nhỏ là nhu cầu xã hội còn đòi hỏi nhà trường phải phát triển gắn liền với phát triển kinh tế xã hội của địa phương, là trung tâm văn hoá KHKT ở địa phương phục vụ cho các chương trình phát triển đô thị hoá ở địa phương. V- ĐÁNH GIÁ NHU CẦU BÊN TRONG: 1- Cán bộ quản lý: 3 người (đủ về số lượng). + Trình độ đào tạo Đại học: 3. + Năng lực thực tế: Đều đã đạt cán bộ quản lý giỏi cấp huyện và GV giỏi cấp tỉnh nhiều năm. 2- Giáo viên: 60 người: + Đủ về số lượng theo quy định biên chế. + Tương đối cân đối về cơ chế chuyên môn. - Toán - Lý: 20 giáo viên. - Văn - Sử: 15 giáo viên. - Sinh - Hóa - Địa: 11 giáo viên. - Ngoại ngữ: 6 giáo viên. - Nhạc - Hoạ - Thể dục: 5 giáo viên. - Tin học: 3 giáo viên. + Đảm bảo về trình độ đào tạo và tay nghề: - Đại học: 20/58 = 34,48%. - Cao đẳng: 38/58 = 65,52%. - Giáo viên đã đạt danh hiệu giỏi cấp huyện: 60% - Giáo viên đã đạt danh hiệu giỏi cấp tỉnh: 25%. - Không có giáo viên tay nghề yếu kém. 3- Cán bộ nhân viên: + Tổ hành chính quản trị tổng số 5 (1 biên chế và 4 hợp đồng). + Trình độ đảm bảo: 1 Đại học KT; 2 Cao đẳng; 2 trung cấp các ngành kế toán hành chính . 4- Học sinh: Tổng số 1.054gồm 28 lớp chia đều 4 khối (mỗi khối 7 lớp), 15 lớp học bán trú và 2 buổi/ngày. - Huy động đạt 100% học sinh học xong lớp 5 trên địa bàn. - Chất lượng đảm bảo do tuyển sinh từ một trường tiểu học chuẩn quốc gia. - Kết quả học tập hàng kỳ luôn giữ vững ở mức khá. - Đời sống của nhân dân trong khu vực đảm bảo: Mức sống ổn định và có xu hướng được cải thiện qua từng năm dẫn đến điều kiện học tập tốt. - Học sinh có nhu cầu học tập cao, ý thức tốt đa số là tự giác và có động cơ học tập đúng đắn. 5- Cơ sở vật chất: 5.1. Thuận lợi: Cơ sở vật chất tương đối đảm bảo: Nhà trường có diện tích được xây dựng kiên cố từ năm 1998. Bao gồm: 15 phòng học cao tầng (tổng diện tích đất 10.560m 2 đạt quy định 10m 2 /1học sinh) Trang bị đầy đủ bàn ghế giáo viên học sinhvà bảng chống loá đạt tiêu chuẩn quy định, có khu văn phòng gồm: phòng chờ giáo viên, phòng hội đồng, các phòng ban giám hiệu, văn phòng nhà trường, phòng đoàn đội. Có các phòng thiết bị: Phòng tin học, phòng Lý - Công nghệ, Phòng Sinh - Hoá - Địa, thư viện với phòng đọc giáo viên và học sinh, Phòng truyền thống. Hệ thống các phòng vệ sinh, nhà xe đủ phục vụ cho giáo viên và học sinh. Có sân chơi thoáng mát và cảnh quan hợp lý, sạch đẹp. Có nhà tập đa năng, khu giáo dục thể chất phục vụ cho các hoạt động TDTT của nhà trường. 5.2. Khó khăn: - Trường tuy có một số phòng học bộ môn nhưng là phòng ghép với lớp học nên còn gặp rất nhiều khó khăn khi sử dụng các thiết bị dạy học. - Cơ sở 2 của nhà trường (Dùng cho học Bán trú và 2 buổi/ngày là thuê khu lán trại của Ban điều hành dự án đường 18 bỏ đi) đến nay đã xuống cấp trầm trọng. - Nhà điều hành của trường quá chật chội so với qui mô của nhà trường. 6- Tình hình xã hội trong nhà trường: - Nhà trường có 24đảng viên (39,3%) thuộc chi bộ riêng. - Có công đoàn cơ sở, chi đoàn trực thuộc đoàn thanh niên thị trấn, các tổ chức nữ công, chi hội CTĐ. Chi bộ và các đoàn thể luôn có truyền thống tốt: Chi bộ luôn giữ vững là Chi bộ trong sạch, vững mạnh, Công đoàn luôn đạt xuất sắc cấp tỉnh và đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo tặng Bằng khen. Liên đội TNTP liên tục đạt xuất sắc cấp Tỉnh, năm học 2007 - 2008 đang đề nghị TW Đoàn tặng Bằng khen. VI- CÁC VẤN ĐỀ CHIẾN LƯỢC: Thị trấn Mạo Khê với xu hướng đô thị hoá ngày càng nhanh, dân số tăng nhu cầu về số lượng và chất lượng đòi hỏi ngày càng cao để phù hợp với nhu cầu đòi hỏi của sự phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt là lực lượng lao động kỹ thuật do các sản xuất liên doanh nước ngoài phát triển. Mặt khác so với yêu cầu chuẩn quốc gia giai đoạn 2 nhà trường có nhiều hạn chế. Những vẫn vấn đề lớn nhà trường quan tâm là duy trì chất lượng đại trà hàng năm đã đạt: Tốt nghiệp 99 - 100%. Lên lớp 98% giữ vững chất lượng mũi nhọn 8 - 10% học sinh đạt học sinh giỏi các cấp hàng năm. Cấp huyện 80 - 100 em (lớp 8 và lớp 9); Tỉnh từ 20 - 25 em (lớp 9). Giữ vững nề nếp kỷ cương trong dạy và học, tăng cường các hoạt động giáo dục ngoài giờ và quản lý học sinh. đặc biệt là đưa các nội dung dạy pháp luật có chất lượng hơn. Thực hiện tốt một số chuyên đề lớn như giáo dục - dân số - môi trường - phòng chống ma tuý. Phấn đấu theo khẩu hiệu nhà trường “một địa chỉ tin cậy của nhân dân trong khu vực”. Do đó với nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu bậc học trung học cơ sở ở khu trung tâm thị trấn và phấn đấu đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2 của ngành. Nhà trường phải tăng cường cơ sở vật chất: đến năm 2015tăng 100% số phòng học (28 lớp), các phòng thiết bị bộ môn. Tiếp tục bồi dưỡng chuẩn hoá đội ngũ giáo viên đạt 50% đại học 2010. Tích cực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học đáp ứng chương trình đổi mới THCS của Bộ. VII- ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ TRƯỜNG. 1-Sứ mạng: Nhà trường có sứ mạng đáp ứng cho 100% số học sinh tốt nghiệp tiểu học trong địa bàn vào học THSC Bán trú và 2 buổi/ngày. Phối hợp với các trường trong thị trấn thực hiện phổ cập giáo dục THCS trong toàn địa bàn. Nâng cao hơn nữa về chất lượng đào tạo. Trang bị cho học sinh vững chắc về kiến thức để bước vào bậc học THPT và Trung học dạy nghề. 2-Viễn cảnh: Trong 3 năm tới Trường THCS Mạo Khê II sẽ trở thành một trường THCS chuẩn quốc gia giai đoạn 2; có đội ngũ giáo viên 50% trên chuẩn về trình độ đào tạo, có đầy đủ cơ sở vật chất thiết bị dạy học hiện đại phục vụ cho nâng cao chất lượng dạy học. Nhà trường sẽ là 1 trọng điểm chất lượng của huyện và tỉnh Quảng Ninh. 3- Mục đích: Tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học. Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ. Làm tốt việc xã hội hóa công tác giáo dục nhằm tạo sự chuyển biến về chất lượng giáo dục toàn diện. Phấn đấu đạt phổ cập vững chắc THCS trên địa bàn. Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2. - Nhà trường trở thành một trung tâm văn hoá KHKT ở địa phương. - Phát hiện và bồi dưỡng đội ngũ học sinh giỏi làm nòng cốt cho chất lượng mũi nhọn của các trường THPT và tạo điều kiện cho học sinh thi vào các trường chuyên của tỉnh và quốc gia. 4- Mục tiêu: Chia thành 2 giai đoạn: *Giai đoạn 1: Từ năm 2007 đến năm 2010: + Cán bộ quản lý đạt 100% trình độ Đại học. + 100% giáo viên đạt chuẩn trở lên trong đó 50% trên chuẩn trình độ đào tạo. tay nghề giỏi khá 80%. + Xây dựng và thông qua đề án xây dựng trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2. + Xây dựng khu nhà chức năng theo đề án của Bộ. + Đạt số lượng học sinh giỏi cấp Huyện: 55 - 80 em (lớp 8 và lớp 9) ; học sinh giỏi cấp Tỉnh từ 12 - 25 em (lớp 9); 100% học sinh được học nghề phổ thông. + Hoàn thiện các tiêu chí để đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2. *Giai đoạn 2: Từ năm 2010 đến năm 2020 + Đội ngũ :80% giáo viên đạt trên chuẩn, tay nghề khá giỏi 90%. + Đạt các tiêu chuẩn phổ cập THCS ở mức cao, các chỉ tiêu đều đạt trên 98%. + Xây dựng 6 phòng học bộ môn, đủ thiết bị sân tập thể thao, 28 phòng học đáp ứng 100% học sinh học Bán trú và 2 buổi/ngày. + Học sinh đạt loại giỏi đạt 20%, đạt loại khá đạt 55%. Học sinh lớp 9 đạt giải các kỳ thi học sinh giỏi cấp Huyện 50 - 55 em/1năm, cấp Tỉnh 15 - 25. Trên đây là một vài nét về tình hình phát triển của trường THCS Mạo Khê II trong xu thế phát triển của địa phương và cả nước. . cố gắng đó nhiều năm li n tục nhà trường đạt được danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc của Tỉnh, của Bộ; Li n đội nhà trường nhiều năm li n tục được Trung. lệ trường THCS. + Các hướng dẫn quy định của UBND tỉnh. II- CÁC LI N ĐỚI CHÍNH: 1- Cơ quan cấp trên: - UBND huyện Đông Triều – Sở giáo dục đào tạo tỉnh

Ngày đăng: 14/10/2013, 23:11

Xem thêm

w