PHÒNG GD&ĐT QUỲ CHÂU CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT TRƯỜNGTHCS CHÂU TIẾN Độc lập –Tự do – Hạnh phúc Châu Tiến, ngày 10 tháng 10 năm 2010 ĐỔIMỚI CÔNG TÁC QUẢN LÍ GIÁO DỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY- HỌC A. đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục - Ai cũng muốn “đổi mới quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục”, nhưng thực tế rất khó vì nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: trình độ con người, điều kiện cơ sở vật chất, cơ chế quản lý hiện nay, trình độ học sinh không đồng đều và số lượng học sinh trong lớp học còn đông. Phạm vi bài viết này, tôi đưa ra một số quan điểm để mọi người chia sẻ. *Cơ sở đổi mới: Năm học 2010-2011 Bộ GD-ĐT tiếp tục phát động chủ đề “tiếp tục Đổimới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. Là một giáo viên nhiều năm đứng lớp, rất tâm huyết cho sự nghiệp giáo dục tôi rất đồng tình và ủng hộ câu khẩu hiệu nói trên của Bộ GD-ĐT. Theo tôi một ngôi trường THPT muốn đổi mới quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục thì sản phẩm cuối cùng đó là: - Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp cao, số lượng học sinh đỗ vào các trường đại học nhiều, có học sinh giỏi các cấp cho tất cả các môn và lượng học sinh yếu kém được giảm thiểu tối đa. - Trường học không có tệ nạn xã hội và không ai vi phạm pháp luật. - Hội đồng giáo dục nhà trường là một tập thể đoàn kết. Mỗi giáo viên phải có trách nhiệm với công việc được giao. Lãnh đạo nhà trường phải biết lắng nghe chia sẻ mọi khó khăn với giáo viên. Chia lớp học theo trình độ học sinh Chia lớp học theo trình độ của học sinh. Đối tượng học sinh khá giỏi, học sinh trung bình và học sinh yếu kém theo từng lớp riêng. - Lớp học sinh khá giỏi: Yêu cầu đặt ra là thi tuyển sinh và đào tạo học sinh giỏi cho nhà trường. Nhà trường bố trí những giáo viên có năng lực chuyên môn để đảm nhận những lớp này. Trong quá trình học tập nếu học sinh nào không theo kịp thì cuối học kỳ hay cuối năm cho chuyển xuống lớp thấp hơn về mặt yêu cầu. 1 - Lớp học sinh trung bình: Yêu cầu đặt ra là thi tuyển sinh đại học - cao đẳng và tốt nghiệp. Trong quá trình học tập nếu thấy học sinh nào nổi trội thì cuối học kỳ hay cuối năm cho chuyển lên lớp khá giỏi, còn học sinh nào yếu lại cho xuống lớp yếu. - Lớp học sinh yếu: Yêu cầu đặt ra là thi tốt nghiệp và hướng các em vào các trường trung cấp và dạy nghề. Với những lớp này nhà trường bố trí những giáo viên có kinh nghiệm để rèn luyện kỹ năng làm bài cho học sinh. - Ra đề kiểm tra: Ứng với mỗi lớp nói trên thì có một đề tương ứng. Tổ chức kiểm tra tập trung và tiến hành chấm chéo để tạo tính khách quan. Mọi giáo viên có dạy thì ra đề dựa trên nội dung được thống nhất. Nhà trường chọn đề phải công bằng, đừng cảm tình người nào thì lấy đề người đó. - Đánh giá thi đua của giáo viên: Tôi đưa hai phương án: Phương án 1: Chỉ có một thang điểm đánh giá thi đua chung, như vậy để công bằng, giáo viên nào dạy một lớp giỏi thì gắng thêm một lớp yếu. Phương án 2: Ứng với mỗi lớp có một thang điểm đánh giá riêng. Vai trò của hiệu trưởng : Chúng ta biết rằng, hiệu trưởng là thuyền trưởng của một chiếc tàu. Ngôi trường phát triển hay thất bại là do sự lãnh đạo sáng suốt của hiệu trưởng. Muốn vậy hiệu trưởng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Xây dựng kế hoạch năm học và hướng phấn đấu của nhà trường trong tương lai. Phân công giáo viên đúng chuyên môn nghiệp vụ. Minh bạch thu chi tài chính của nhà trường. - Sẵn sàng quyết đoán mọi công việc, dám làm dám chịu công việc của mình với cấp trên. - Xây dựng một ngôi trường thân thiện mà ở đó mọi người biết thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau. - Quy định chức năng và quyền hạn của mỗi giáo viên. - Có kế hoạch cử giáo viên tham gia các lớp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ. - Biết lắng nghe và tôn trọng những ý kiến đóng góp của giáo viên. Làm sao giáo viên xem trường như là nhà của mình thì họ mới an tâm công tác lâu dài. Cố gắng tìm cách cải thiện đời sống tinh thần và vật chất cho giáo viên. - Không được độc đoán trong mọi công việc, nghĩ gì ra là bắt giáo viên làm theo. Thường những người có năng lực thì kèm theo cá tính nên hiệu trưởng biết cách thuyết phục chứ không tìm cách trù dập. Vai trò của tổ trưởng chuyên môn : Chúng ta biết rằng, mỗi tổ trưởng là cánh tay phải của hiệu trưởng. Các tổ chuyên môn mạnh thì ngôi trường đó sẽ mạnh. Muốn vậy thì mỗi tổ trưởng cần đạt một số yêu cầu sau: - Xây dựng kế hoạch của tổ phải thể hiện rõ: Quy định giáo viên từ 1 năm đến 5 năm, từ 6 năm đến 10 năm, từ 10 đến 15 năm và trên 15 năm thì dự giờ bao nhiêu tiết trong một học kỳ. Quy định giáo viên nào được sử dụng giáo án cũ. Quy định bao nhiêu bài kiểm tra thường xuyên, bao nhiêu bài kiểm tra định kỳ. Giáo viên nào làm chuyên đề. Giáo viên nào được thanh tra toàn diện. Tổ chức ngoại khóa cho khối nào. Phân công giáo viên có kinh nghiệm giúp đỡ giáo viên mới. Bài kiểm tra 2 định kỳ phải thống nhất trước một tuần và công khai cho mọi học sinh. Phân công giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi. Giáo viên nào đăng ký thi giáo viên giỏi cấp cơ sở. Quy định tiết thao giảng của giáo viên. - Sinh hoạt chuyên môn: Chỉ dành một vài phút đầu để thông báo công việc hành chính, thời gian còn lại phải tập trung cho chuyên môn như: Góp ý giờ dạy (nếu có), thảo luận nội dung những bài khó dạy, thống nhất nội dung dạy cho mỗi bài, thống nhất lượng bài tập cung cấp cho học sinh qua từng bài từng chương, bài dạynào được ứng dụng công nghệ thông tin,… - Nên làm giáo án chung vì đây là trí tuệ của tập thể trong đó thể hiện rõ: Nội dung kiến thức cần truyền đạt cho học sinh. Lượng bài tập nào được giải. Đề kiểm tra cũng được thống nhất chung. - Tổ trưởng phân công một khối có một nhóm trưởng làm nhiệm vụ thống nhất nội dung cần dạy, phân chia tiết dạy. Thống nhất lượng bài tập để giải cho học sinh. Thống nhất đề kiểm tra định kỳ. Trách nhiệm của giáo viên bộ môn : Mỗi giáo viên tự khẳng định mình trước học sinh và lãnh đạo nhà trường. Muốn vậy giáo viên cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Luôn trau dồi chuyên môn nghiệp vụ. Làm sao học sinh nhìn giáo viên như là thần tượng để phấn đấu trong học tập. - Toàn tâm toàn ý với công việc được giao. Xem trường là nhà để yên tâm công tác lâu dài, không được đứng núi này trông núi nọ. - Mạnh dạn bày tỏ những ý kiến của mình với lãnh đạo, không được nhu nhược và làm theo một cách máy móc. Giáo viên chủ nhiệm : Vai trò của giáo viên chủ nhiệm rất quan trọng trong việc quản lý học sinh trên mọi phương diện. Một lớp học là một thành viên trong nhà trường, có nhiều lớp tốt sẽ đưa phong trào nhà trường đi lên. Muốn vậy giáo viên chủ nhiệm cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Lên kế hoạch và hướng phấn đấu của lớp trong năm học như: Bao nhiêu học sinh khá giỏi, phấn đấu không có học sinh yếu kém và vi phạm nội quy nhà trường. - Phải biết trình độ và tính cách mỗi học sinh để lựa chọn phương pháp giáo dục cho phù hợp. - Dựa trên tiêu chí chung của nhà trường, giáo viên chủ nhiệm đánh giá xếp loại học sinh công bằng và khách quan. - Thường xuyên thăm hỏi tình hình học tập của lớp thông các giáo viên bộ môn để phối hợp quản lý học sinh. - Tổ chức lớp thành một lực lượng tự quản. Phân công học sinh khá giỏi kèm học sinh yếu kém. - Dựa trên năng lực và sở thích để giáo viên chủ nhiệm tư vấn nghề nghiệp cho các em. 3 - Phối hợp với gia đình, ban giám hiệu nhà trường có biện pháp nhắc nhở động viên thông qua các buổi chào cờ, các đợt thi đua các buổi ngoại khóa hay họp phụ huynh. Vai trò của Đoàn trường : Đây là phong trào bề nổi của nhà trường, để tạo không khí học tập Đoàn trường nên tổ chức các cuộc thi như: Vui để học, Luật An toàn giao thông, Tiếng hát và Hội Khỏe Phù Đổng,… Mục đích giúp các em phát triển toàn diện về mọi mặt đồng thời qua đó hình thành nhân cách và lối sống trong một cộng đồng. B.Đổi mới phương pháp Dạy-Học: 1.Cơ sở để đổimới : Đổimới phương pháp Dạy–Học trong nhà trường nói chung và trường phổ thông nói riêng là hoạt động phát triển theo quy luật khách quan - quy luật vận động. Nếu không tự đổimới thì sẽ trở thành lạc hậu và tự đào thải. Nhưng, các hoạt động đổimới như thế nào thì phụ thuộc vào chủ quan của con người. Vì vậy, để thực hiện đổimới phương pháp dạy học thành công phải hội tựu được các yếu tố: - Thứ nhất: Người thầy phải luôn có tư duy đổi mới, thực sự yêu nghề, tâm huyết với nghề trong sự phát triển của nền giáo dục nước nhà ở mọi hoàn cảnh lịch sử cũng như sự thay đổi của xã hội. Phải có hiểu biết rộng và trình độ chuyên môn sâu vững vàng, phù hợp với đối tượng khi sử dụng các phương pháp dạy - học mới. Phải có tinh thần độc lập, sáng tạo, biết hợp tác, chủ động trong bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. - Thứ hai: Cơ sở vật chất kỹ thuật và các phương tiện phục vụ giảng dạy phải đảm bảo phù hợp, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của việc dạy học lý thuyết và thực hành, thực tế… (môi trường lớp học, máy móc, dụng cụ thực hành, thư viện, nơi sinh hoạt tổ chuyên môn). - Thứ ba: Người học phải là những người đã được định hướng nghề nghiệp, phân luồng, phân tầng lớp học, cấp học phù hợp với năng lực và sở trường mới có thể thực hiện phương pháp dạy - học mới. - Thứ tư: Cần có sự đảm bảo ổn định cho người thầy những điều kiện cơ bản như: nơi làm việc, phương tiện làm việc, đi lại, ngân sách (thù lao, tiền công). - Thứ năm: Phải có được sự đồng thuận cao của tập thể lãnh đạo và giáo viên nhà trường. Đặc biệt là nhận thức và trách nhiệm của gia đình và toàn xã hội. Nhiều năm trở lại đây, dư luận xã hội đã không ngừng phê phán việc dạy học đọc - chép là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng “học vẹt”, học sinh thiếu chủ động sáng tạo, chất lượng dạy học kém… Những phê phán đó là có cơ sở nhưng không phải hoàn toàn đúng, bởi vì cách dạy đọc - chép vốn tồn tại khá dài trong nhà trường Việt Nam, khi mà đất nước còn chiến tranh, nghèo nàn lạc hậu, nguồn sách giáo khoa không đủ cung cấp cho học sinh, tài liệu đọc thêm để mở rộng kiến thức không có hoặc nếu có cũng rất hạn chế, các hoạt động của phương tiện truyền thông 4 eo hẹp… thì chính sự đọc - chép này là nguồn kiến thức rất cơ bản, cốt lõi với học sinh. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay chúng ta phải thừa nhận rằng, phương pháp đọc - chép tồn tại nhiều điểm yếu như làm mất sự chủ động sáng tạo của học sinh, tạo sức ỳ với thầy giáo, không tạo được sự hấp dẫn cuốn hút người học, học sinh không có cơ hội để tìm tòi để khẳng định bản lĩnh và năng lực độc lập của mình. Vì vậy, cần phải có nhìn nhận khách quan, ngày nay nếu còn tồn tại tình trạng dạy học theo kiểu đọc - chép là khó có thể chấp nhận. Muốn hạn chế tình trạng đọc - chép thì yêu cầu người giáo viên phải không ngừng đổimới phương pháp dạy học. Mặt khác, phải không ngừng học tập nâng cao trình độ, thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật kiến thức mới hiện đại, bởi vì muốn đổimới phương pháp dạy học người giáo viên phải vững chuyên môn cùng với những điều kiện hỗ trợ khác. Chủ trương chống đọc - chép trong dạy học hiện nay là hoàn toàn đúng qui luật khách quan, là nhiệm vụ cấp bách trong tiến trình phát triển của nền giáo dục trong thời kỳ hội nhập. Tuy nhiên, để thực hiện điều này chúng ta đang gặp vô vàn khó khăn mà trước hết là điều kiện đảm bảo cho việc đổimới phương pháp dạy học như: lớp học quá đông; phương tiện dạy học thiếu không đồng bộ; đời sống vật chất với giáo viên quá eo hẹp dẫn đến nhận thức, trách nhiệm cũng như nhiệt huyết của giáo viên hạn chế, thiếu chủ động đổi mới; đội ngũ giáo viên được đào tạo ở nhiều nguồn khác nhau nên chất lượng có khoảng cách nhất định… Mặt khác, sự tác động của cơ chế thị trường đã và đang thâm nhập khá mạnh vào lĩnh vực giáo dục, nên việc tạo sự đồng thuận của cán bộ quản lý và giáo viên trong trường gặp rất nhiều trở ngại. Điều này đã có tác động lớn làm hạn chế hiệu lực chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ đổimới phương pháp dạy học trong nhà trường. Sách giáo khoa và việc giảng dạy đọc - chép là hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau, nhưng nó cũng có mối liên hệ hữu cơ ở một số mặt. Tuy nhiên nó không hoàn toàn phụ thuộc vào nhau vì: sách giáo khoa là những kiến thức cơ bản, cốt lõi của từng bài học, môn học. Sách giáo khoa dài hay ngắn không có ảnh hưởng gì đến việc đổimới phương pháp dạy học mà chỉ chất lượng sách giáo khoa có tác động đến đổimới phương pháp dạy học. Việc đọc - chép là một cách dạy của người thầy. Để không đọc - chép (đổi mới phương pháp dạy học) ngoài kiến thức cơ bản sách giáo khoa, người thầy cần phải có kiến thức rộng ngoài sách giáo khoa mới tự tin đổi mới, giảm thiểu đọc - chép mà không bị cản trở nào từ sách giáo khoa. Sách giáo khoa đã được thay đổi qua các cuộc cải cách giáo dục, đến nay về cơ bản sách giáo khoa đã có được sự đồng thuận và đánh giá cao của xã hội. Mặc dù còn có những dư luận về nội dung dài ôm đồm, kiến thức quá nhiều cho một bài giảng, học sinh học khó tiếp nhận… vì thế mà không còn thời gian thực hiện các thao tác đổimới phương pháp, hay vì phải học quá nhiều trong sách giáo khoa nên học sinh không có thời gian suy nghĩ tìm tòi, trao đổi học tập thực hành. Những suy nghĩ như vậy phần nào đó còn thiếu hoặc chưa có cơ sở khoa học. Thực tế cho thấy một bài học trong sách giáo khoa dù dài hay ngắn, kiến thức đề cập nhiều hay ít đều phải thể hiện nội dung cốt lõi của một vấn đề hoặc một phần của vấn đề cần cung cấp cho học sinh mà 5 chỉ truyền tải trong 45 phút (1 tiết học) thì việc truyền tải bằng cách nào đều do người thầy thực hiện. Vì vậy, việc chống đọc - chép bằng việc đổimới phương pháp vẫn có thể thực hiện hoàn hảo khi người thầy vững chuyên môn và thực sự tâm huyết với nghề thầy giáo trong nhà trường và có thái độ cự tuyệt với đọc - chép. 2. NhiÖm vô: - Nâng cao chất lượng dạy học của đội ngũ giáo viên, phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh. - Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc đồng bộ trong đổimới phương pháp dạy học. - Chấm dứt kiểu dạy “đọc - chép” ở tất cả các lớp. 3.Gi¶i ph¸p thùc hiÖn: 1.Thay ®æi trong c¸ch so¹n ,cách d ạ y : *Yêu cầu: - Bài soạn phải linh hoạt, sáng tạo, chủ động về đề mục, thời gian phân phối các đề mục, kiến thức trọng tâm phải được khắc sâu,kiến thức áp dụng các bài tập có thể đưa vào đầu hoặc vào phần củng cố. - Bài soạn phải đảm bảo bám chuẩn kiến thức, kĩ năng, có trọng tâm phù hợp với đối tượng học sinh của trường. + Dạy cho học sinh cách học.Từng bước đoạn tuyệt với kiểu đọc chép. + Giảm thuộc lòng, ghi nhớ máy móc tránh viết nhiều, cần cô đọng kiến thức cơ bản. + Đối với các môn khoa học xã hội như: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý,GDCD đổi mới kiểm tra đánh giá, theo hướng giảm thiểu thuộc lòng, ghi nhớ máy móc. + Đối với các môn tự nhiên đảm bảo đầy đủ các bài thực hành theo phân phối chương trình. + Đối với các hoạt động giáo dục khác thực hiện đúng theo công văn 48 và công văn 52 của chuyên môn THCS .Cụ thể là : + HĐNGLL : Thực hiện đầy đủ các chủ đề quy định cho mỗi tháng :2 tiết/ tháng đồng thời tích hợp nội dung HĐNGLL vào bộ môn GĐCD ở các khối 6,7,8,9 bao gồm các chủ đề đạo đức và pháp luật. +HĐGDHN : Thực hiện đúng nội dung công văn 52 hướng dẫn ( trang 03 ) 6 + Đánh giá hiệu quả dạy học của môn giáo dục công dân theo hướng đổi mới, làm cho nó thêm hấp dẫn và hiệu quả hơn. + Giáo viên không nhất thiết phải dạy đúng trình tự trình bày trong SGK. Yêu cầu đối với việc đổimới phương pháp dạy của giáo viên: + Dạy có định hướng trọng tâm,cơ bản. + Lồng các phần kiến thức cơ bản tích hợp vào bài tập. + Phát huy tính tích cực, hứng thú trong học tập của HS và vai trò chủ đạo của GV. Không bắt buộc GV phải dạy hết SGK. ví dụ: Có thể trong SGK có 5 mục nhưng GV có thể chỉ chọn ra 3 mục trọng tâm để dạy trên lớp, 2 mục còn lại yêu cầu HS tự đọc và có hình thức để kiểm tra lại phần tự đọc đó của HS. + Việc thiết kế bài giảng của GV phải khoa học, sắp xếp hợp lý hoạt động của GV và HS, thiết kế hệ thống câu hỏi hợp lý lô gích, tập trung vào trọng tâm, tránh nặng nề quá tải (nhất là với những bài dài, bài khó, nhiều kiến thức mới). + Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, khuyến khích sử dụng hợp lý giáo án điện tử, sử dụng các phương tiện nghe nhìn, thực hiện đầy đủ thí nghiệm, thực hành, liên hệ thực tế trong dạy học phù hợp với nội dung bài học . Đặc biệt là vận dụng máy chiếu để trình chiếu,khuyến khích giáo viên tăng cường soạn và dạy giáo án điện tử trên cơ sở nhà trường đã có máy chiếu. + GV phải sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác, trong sáng, sinh động và dễ hiểu. Tác phong của người GV phải thân thiện, coi trọng việc khuyến khích, động viên HS học tập, tổ chức hợp lí cho HS làm việc cá nhân và theo nhóm. + GV dạy học phải sát đối tượng, coi trọng bồi dưỡng HS khá giỏi và giúp đỡ HS yếu kém tiến hành tổ chức ôn luyện vào chiều thứ 5 và chiều thứ 7. Đối với các môn năng khiếu như mỹ thuật, âm nhạc (THCS), thể dục cần coi trọng truyền thụ kiến thức, hình thành kỹ năng, bồi dưỡng hứng thú cho các em. - Dù giê ®ång nghiÖp thêng xuyªn theo quy định : 1tiết / tuần /GV. - Tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp trường vào tháng 03 năm 2011. - Tæ chøc, tham gia c¸c chuyªn ®Ò, héi th¶o chuyªn m«n cña nhãm m«n, cña côm tr- êng vào tháng.11 và tháng 02/2011 7 - “Đổi mớiPPDH chỉ có thể thành công khi giáo viên có động lực, tình cảm ,lương tâm nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm đối với học sinh, đối với nghề dạy học , đối với trường” 2.Thay ®æi c¸ch h ọ c : - Không học máy móc, học vẹt. - Tự học là chính, đầu tư thời gian hợp lí. - Tích cực làm bài tập. - Tham gia đầy đủ các buổi học chính khóa và phụ đạo. - Phối hợp với chính quyền địa phương, hội phụ huynh, gia đình Tăng cường tuyên truyền kiểm tra đôn đốc việc thực hiện của học sinh. 3. §æi míi kiÓm tra, ®¸nh gi¸: a. Đánh giá giáo viên: + Theo các nội dung do Bộ GD&ĐT quy định b. Đánh giá học sinh: + Tổ chức học sinh đánh giá học sinh. + Giáo viên đánh giá học sinh không rập khuôn máy móc. + Trong quá trình dạy học, giáo viên phải từng bước đổi mới kiểm tra đánh giá bằng cách nêu vấn đề mở, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức, kỹ năng và biểu đạt chính kiến bản thân. + Hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá năng lực của mình, trong quá trình dạy học giáo viên kết hợp một cách hợp lý hình thức tự luận với hình thức trắc nghiệm trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. ( Trắc nghiệm 30% , tự luận 70%). 4. C«ng t¸c qu¶n lÝ vµ chØ ®¹o: - Thành lập ban chỉ đạo đổimớiPPDH cấp trườngdo đ/c phó hiệu trưởng làm trưởng ban (đ/c Phạm Thị Quỳnh ). - Cán bộ quản lí, các tổ trưởng chuyên môn cần nắm chắc tinh thần đổi mới, đánh giá giáo viên theo đúng hướng dẫn của bộ và sở giáo dục- đào tạo Nghệ An đặc biệt 8 lưu ý nội dung công văn 52 CM THCS về việc hướng dẫn công tác chuyên môn năm học 2010-2011). - Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá, thẩm định chất lượng giáo dục nhất là công tác khảo sát chất lượng đầu kì - giữa kì -cuối kì. - Bám sát thực tế cơ sơ để ra kế hoạch phù hợp. - Thường xuyên tổ chức hội thảo nhóm, cụm để tạo điều kiện cho giáo viên trao đổi học kinh nghiệm của nhau. - Khuyến khích viết sáng kiến kinh nghiệm về đổimới phương pháp dạy học trong cán bộ giao viên (mỗi giáo viên có 1 SKKN ). - Tổ chức lấy ý kiến của giáo viên và học sinh về chất lượng giảng dạy của từng giáo viên trong trường ( 2 tháng 1 lần ). - Khen chê kịp thời để khuyến khích động viên và khắc phục những tồn tại còn mắc phải.( kết hợp các đợt thi đua theo chủ đề lịch sử như : 20/11; 22/12…) C.Tổ chức thực hiện : Trên đây là kế hoạch chỉ đạo chung về đổimới Quản lí GD và đổimới phương pháp Dạy- Học của nhà trường .Ban chỉ đạo,chuyên môn trường căn cứ nội dung trên để có kế hoạch chỉ đạo và triển khai thực hiện tới tất cả giáo viên trong trường trong năm học 2010-2011. HIỆU TRƯỞNG Phan Huy Cát 9 10 . thành nhân cách và lối sống trong một cộng đồng. B.Đổi mới phương pháp Dạy-Học: 1.Cơ sở để đổi mới : Đổi mới phương pháp Dạy–Học trong nhà trường nói chung. chép (đổi mới phương pháp dạy học) ngoài kiến thức cơ bản sách giáo khoa, người thầy cần phải có kiến thức rộng ngoài sách giáo khoa mới tự tin đổi mới, giảm