1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

giải pháp chống gian lận xuất xứ hàng hóa trong bối cảnh chiến tranh thương mại mỹ trung bài 2

13 96 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 45,58 KB

Nội dung

GIẢI PHÁP CHỐNG GIAN LẬN XUẤT XỨ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG Tóm tắt: Xuất xứ hàng hóa đóng vai trò rất quan trọng khi Việt Nam dần tham gia nhiều hiệp định thương mại về các ưu đãi thuế quan Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ Trung, việc nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước lợi dụng lỗ hổng về quản lý hàng hóa nhằm gian lận xuất xứ “Made in Vietnam” có xu hướng gia tăng mạnh mẽ Trên cơ sở nghiên cứu thực trang gian lận xuất xứ hàng hóa trong giai đoạn 2018-2019, bài viết chỉ ra những thiếu sót trong công tác quản lý của Nhà nước, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chống gian lận xuất xứ hàng hóa “Made in Vietnam” Từ khóa: Chiến tranh thương mại Mỹ Trung, Made in Vietnam, gian lận, xuất xứ hàng hóa Abstract: Certificate of Origin plays an important role as Vietnam gradually has had Trade Agreements on tariff preferences In the context of The US - China trade war, domestic and foreign enterprises taking advantage of goods management loopholes to cheat through “Made in Vietnam” labeling tends to increase strongly Relying on the analysis of actual situation of fraudulent goods origin in the period of 2018-2019, the artical points out the shortcomings in State management, and proposes solutions to improve the effect of preventing origin fraud Keywords: Certificate of Origin, fraud, Made in Vietnam, the US – China trade war 1.Đặt vấn đề Sự leo thang căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã vượt qua biên giới của hai nước, tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó Những mặt hàng Mỹ đánh thuế nhập khẩu từ Trung Quốc đều nằm trong thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam Có thể nói đây là cơ hội tốt để Việt Nam chiếm lĩnh thị phần.Nhưng, mặt khác, để đảm bảo lợi ích và uy tín cũng như tránh các rủi ro, Việt Nam cần thực hiện chính xác, chặt chẽ các cam kết, đặc biệt về xuất xứ hàng hóa Trên thực tế, trong thời gian vừa qua, các cơ quan chức năng phát hiện nhiều vụ gian lận xuất xứ hàng hóa – hàng gắn mác “Made in Vietnam”, gây hại không nhỏ đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam Vậy 0 chúng ta cần làm gì để ngăn chặn tình trạng này? Nghiên cứu sẽ phân tích cụ thể thực trạng gian lận xuất xứ “Made in Vietnam” trong giai đoạn 2018 - 2019 cùng những biện pháp mà Việt Nam đã và đang thực hiện để phòng chống gian lận xuất xứ hàng hóa Từ đó, bài viết đề xuất các giải pháp mới góp phần giải quyết tình trạng gian lận xuất xứ hàng hóa của hàng nhập khẩu 2 Hiểu về xuất xứ hàng hóa 2.1 Xuất xứ hàng hóa Xuất xứ hàng hóa là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất đó 2.2 Quy tắc xuất xứ (Rules of origin - ROO) - Định nghĩa: Theo định nghĩa của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Quy tắc xuất xứ là tập hợp các tiêu chí cần thiết nhằm đảm bảo xác định được nguồn gốc quốc tịch của hàng hóa Theo định nghĩa ngày càng trở nên phổ biến trong các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) trên toàn cầu, trong đó có các FTA mà Việt Nam là thành viên, quy tắc xuất xứ ưu đãi (Preferential ROO) là tập hợp các tiêu chí được thiết kế nhằm đảm bảo hàng hóa đó được hưởng ưu đãi thuế quan FTA nếu tuân thủ các quy định về xuất xứ áp dụng với hàng hóa trong FTA đó - Mục đích của Quy tắc xuất xứ (Rules of origin - ROO): + Quy tắc xuất xứ được hiểu như “quốc tịch” của hàng hóa, giúp cơ quan hải quan xác định được hàng hóa đến từ đâu, có “xứng đáng” được hưởng ưu đãi thuế quan hay không Quy tắc xuất xứ trong FTA nhằm đảm bảo rằng hàng hóa được coi là “có xuất xứ” trong FTA đó sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan và hàng hóa có xuất xứ bên ngoài FTA đó sẽ không được hưởng ưu đãi thuế quan + Quy tắc xuất xứ giúp cân bằng giữa “thuận lợi hóa thương mại” và “phòng tránh gian lận thương mại” Một bộ quy tắc xuất xứ đơn giản, linh hoạt, dễ áp dụng sẽ giúp “thuận lợi hóa thương mại” Bên cạnh đó, các tiêu chí “đơn giản, linh hoạt” hoặc “có phần lỏng lẻo” sẽ dễ dẫn tới tình trạng “gian lận thương mại” Một bộ quy tắc xuất xứ chặt chẽ, phức tạp, không dễ áp dụng có thể sẽ giúp việc kiểm soát và quản lý tốt hơn nhưng lại phần nào làm giảm yếu tố “thuận lợi hóa thương mại” Thông qua việc quy định một bộ “quy tắc xuất xứ” hàm chứa các yếu tố cân bằng giữa “thuận lợi hóa thương mại” và “phòng chống gian lận thương mại” có thể đo được tính hiệu quả mà FTA đó mang lại cho những người sử dụng bộ quy tắc xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế quan FTA 1 + Quy tắc xuất xứ giúp đo mức độ thụ hưởng ưu đãi thuế quan FTA Số đo này được tính bằng kim ngạch xuất khẩu sử dụng Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) ưu đãi đến một thị trường thành viên FTA chia cho tổng kim ngạch xuất khẩu chung đến thị trường FTA đó Tỷ lệ tận dụng ưu đãi càng cao, chứng tỏ số lượng hàng hóa đáp ứng quy tắc xuất xứ ưu đãi và được hưởng thuế quan ưu đãi càng nhiều 2.3 Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) Certificate of origin – C/O là giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc hàng hóa do một quốc gia (nước xuất khẩu) cấp phát ra để xác nhận là hàng hóa do nước đó sản xuất ra và phân phối trên thị trường xuất khẩu theo quy tắc xuất xứ, nhằm tạo thuận lợi cho hàng hóa khi nhập khẩu vào một quốc gia khác (nước nhập khẩu) về mặt thuế quan “C/O giáp lưng” là C/O được cấp bởi nước thành viên xuất khẩu trung gian dựa trên C/O của nước thành viên xuất khẩu đầu tiên; C/O giáp lưng do nước thành viên trung gian cấp được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt “Tổ chức cấp C/O” là tổ chức được chính phủ nước thành viên xuất khẩu ủy quyền cấp C/O và các thông tin của tổ chức này được thông báo tới tất cả các nước thành viên khác theo quy định của phụ lục này C/O có thời gian hiệu lực trong vòng 12 tháng kể từ ngày cấp, và phải được nộp cho cơ quan Hải quan nước thành viên nhập khẩu trong thời hạn đó 2.4 Gian lận xuất xứ hàng hóa Từ vị trí địa chính trị thuận lợi, độ mở ngày càng lớn của nền kinh tế Việt Nam và diễn biến phức tạp trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, nhiều quốc gia đã lợi dụng tình hình này để gian lận xuất xứ hàng hóa (C/O) Việt Nam nhằm trốn tránh các biện pháp trừng phạt và hưởng ưu đãi thuế từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và các quốc gia khác 3 Thực trạng gian lận xuất xứ hàng hóa thông qua gắn nhãn mác “Made in Vietnam” Trong những năm qua, hành vi chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp, gian lận C/O có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, đặc biệt trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc đã và đang diễn ra căng thẳng Bộ Công thương đã chỉ ra 8 mặt hàng gồm sản phẩm gỗ, dệt may, da giày, nhôm, máy tính, sắt thép, nhựa và xe đạp có nguy cơ gian lận xuất xứ Bộ Kế hoạch và Đầu tư và phát hiện tình trạng các doanh nghiệp, tập đoàn từng đầu tư ở Trung Quốc rút vốn chuyển công nghệ, cơ sở vật chất sang nước khác, trong đó có Việt Nam để sản xuất, xuất 2 khẩu.Đồng thời có những doanh nghiệp tìm cách chuyển tải hàng hóa gian lận C/O Việt Nam để hưởng lợi từ ưu đãi thuế khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, EU 3.1 Các phương thức, thủ đoạn gian lận xuất xứ Qua việc kiểm tra, giám sát khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu và kiểm tra sau thông quan, thanh tra của cơ quan hải quan đã phát hiện các phương thức, thủ đoạn gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa như sau: - Đối với ghi nhãn hàng hóa, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa được sản xuất tại nước ngoài khi nhập khẩu về Việt Nam đã ghi sẵn dòng chữ “Made in Vietnam”, “sản xuất tại Việt Nam”, “xuất xứ Việt Nam”… hoặc trên sản phẩm và/hoặc bao bì sản phẩm, phiếu bảo hành thể hiện bằng tiếng Việt các thông tin về nhãn hiệu, địa chỉ trụ sở doanh nghiệp, trang web, trung tâm bảo hành tại Việt Nam để tiêu thụ nội địa hoặc xuất khẩu - Lợi dụng văn bản quy phạm pháp luật chưa bắt buộc dán nhãn phụ ngay tại khâu thông quan để nhập khẩu các mặt hàng có thương hiệu nổi tiếng sau đó không dán nhãn phụ theo quy định mà thay đổi nhãn mác, bao bì, tên thương hiệu để tiêu thụ nội địa; nhập khẩu hàng hóa giả mạo nhãn hiệu đã được đăng ký bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; lợi dụng loại hình quá cảnh để vận chuyển hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, giả mạo xuất xứ Việt Nam - Đối với xuất xứ hàng hóa, doanh nghiệp Việt Nam (bao gồm cả doanh nghiệp FDI) nhập khẩu nguyên vật liệu, bán thành phẩm… để sản xuất, gia công, lắp ráp nhưng hàng hóa không trải qua công đoạn gia công, sản xuất hoặc chỉ trải qua công đoạn gia công, sản xuất, lắp ráp đơn giản không đáp ứng tiêu chí xuất xứ theo quy định nhưng khi xuất khẩu khai xuất xứ Việt Nam trên nhãn hàng hóa hoặc hợp thức hóa bộ hồ sơ để xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ của Việt Nam - Hoặc có tình trạng thành lập nhiều công ty, mỗi công ty nhập khẩu một số cụm linh kiện, phụ tùng hoặc bộ phận tháo rời để lắp ráp hoặc bán cho công ty khác thực hiện gia công, lắp ráp công đoạn đơn giản không đáp ứng tiêu chí xuất xứ theo quy định nhưng ghi sản xuất tại Việt Nam hoặc xuất xứ Việt Nam để tiêu thụ tại thị trường trong nước nhằm đánh lừa người tiêu dùng hoặc xuất khẩu - Một thủ đoạn nữa được doanh nghiệp sử dụng là làm C/O giả hoặc C/O không hợp lệ, khai sai xuất xứ hàng hóa để được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt theo các Hiệp định thương mại tự do khi làm thủ tục hải quan 3.2 Ảnh hưởng của gian lận xuất xứ hàng hóa đến hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam 3 Không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp làm ăn chân chính và nguy hại cho người tiêu dùng, gian lận xuất xứ hàng hóa gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong hoạt động thương mại quốc tế của hàng hóa Việt Nam 3.2.1.Hàng hóa trong nước đứng trước nhiều rủi ro Việc gian lận ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam không những gây hậu quả trực tiếp đến sản phẩm cụ thể, ảnh hưởng đến người tiêu dùng mà còn có tác động không nhỏ đến ngành hàng trong nước, làm giảm uy tín và tính cạnh tranh của hàng sản xuất tại Việt Nam 3.2.2 Xuất khẩu sẽ gặp nhiều thách thức Gian lận xuất xứ hàng hoá đang là mối lo lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam Nhiều ngành hàng của Việt Nam đã và đang lọt vào “tầm ngắm” của các nước trên thế giới do lo ngại vấn đề xuất xứ Điều này không chỉ khiến doanh nghiệp thua thiệt trên trường quốc tế, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức cạnh tranh của ngành hàng Việc hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang các nước tăng mạnh, trong bối cảnh các mặt hàng này đang bị áp dụng các biện pháp phòng vệ từ các nước khác, rất dễ dẫn đến nguy cơ Việt Nam cũng bị điều tra vì liên quan lẩn tránh thuế Điều này sẽ ảnh hưởng tới nhiều doanh nghiệp xuất khẩu chân chính trong nước Nếu các thị trường nhập khẩu hàng của Việt Nam phát hiện hành vi gian lận, họ sẽ có xu hướng áp dụng luôn mức thuế phòng vệ cho hàng hóa tương tự của cả quốc gia, gây ảnh hưởng rất lớn cho cả ngành hàng 3.2.3 Rủi ro bị kiện phòng vệ gia tăng Doanh nghiệp Việt Nam đã gặp nhiều khó khăn khi Hoa Kỳ chính thức đánh thuế nhập khẩu lên đến hơn 200% sản phẩm thép Việt vì liên quan đến vấn đề trốn lệnh chống bán phá giá và chống trợ cấp của Hoa Kỳ vào năm 2018 Nguyên nhân của tình trạng trên được Hoa Kỳ cho rằng, sản phẩm thép của nước khác được nhập vào Việt Nam, sau đó mới xuất khẩu nhằm tránh thuế quan Báo cáo của Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho hay, hết năm 2018 đã có 19 vụ điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại được khởi xướng đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam Theo đó, các vụ việc điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam đang có xu hướng gia tăng Sản phẩm bị điều tra chủ yếu là các mặt hàng như: sắt thép, sợi, đồ gia dụng, đồ điện tử và một số mặt hàng khác đang đứng trước nguy cơ bị điều tra Hàng hóa của các nước lân cận không có lợi thế về mặt thuế suất có thể mượn xuất xứ của Việt Nam để xuất khẩu Khi đó, Việt Nam sẽ bị đánh giá gia tăng lượng xuất khẩu, thậm chí xuất siêu và từ đó, các nước khác sẽ gây khó khăn trong chính sách nhập khẩu các hàng hóa từ Việt Nam 4 Khi để “lỗ hổng” mượn xuất xứ hàng hóa xảy ra, hàng Việt sẽ bị hiểu lầm, thậm chí nếu có liên quan tới các vấn đề về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm…, làm giảm uy tín hàng Việt Nam Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đem đến nhiều cơ hội cạnh tranh hơn cho hàng Việt, song cũng có thể là nguyên nhân chính cho việc hàng hoá nước khác tìm cách chuyển sản phẩm hoặc bán thành phẩm sang Việt Nam để hoàn tất, xuất khẩu nhằm hưởng lợi 3.3 Công tác chống gian lận xuất xứ hàng hóa ở Việt Nam trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung 3.3.1 Các biện pháp đang được thực hiện Ngày 4 tháng 7 năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 824/QĐ – TTg ban hành Đề án “Tăng cường quản lý Nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ” Các nhóm giải pháp và kế hoạch triển khai của Đề án tập trung bao gồm: (i) tăng cường quản lý, giám sát các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư nước ngoài; (ii) nâng cao nhận thức, hiệu quả thực thi các quy định pháp luật về phòng vệ thương mại, xuất xứ, hải quan, chống lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại; (iii) rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về chống lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ; (iv) ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ hàng hóa Với Đề án này, lần đầu tiên trong tiến trình hội nhập, chúng ta đạt trình độ đấu tranh chống gian lận thương mại trên phạm vi cả nước Tổng cục Thống kê đã và đang phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Tổng cục Hải quan để đưa ra các giải pháp chống gian lận xuất xứ hàng hóa, lẩn tránh thuế Cụ thể: - Bộ Công thương đã chỉ đạo các Vụ thị trường theo dõi sát sao tình hình hàng hóa xuất nhập khẩu, phối hợp chặt chẽ với hệ thống thương vụ tại nước ngoài để cảnh báo sớm nhất cho các cơ quan quản lý và doanh nghiệp Ngay sau khi Hoa Kỳ tăng thuế lên 25% với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, Bộ Công thương đã có công văn gửi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI đề nghị tăng cường kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp C/O cho hàng hóa xuất khẩu sang Hoa Kỳ, đồng thời tổ chức các đoàn kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa đối với các vụ việc lốp ô tô, thép cán mạ phủ sơn, pin mặt trời xuất khẩu sang EU; nhôm, gỗ dán, thép cuộn cán nguội, thép chống ăn mòn, gạch men, Bộ Công thương cũng phối hợp tích cực với các cơ quan điều tra của Hoa Kỳ (DOC), EU (OLAF) trong các vụ điều tra xuất xứ hàng hóa Bên cạnh đó, Bộ Công thương đang tiến hành xây dựng “Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc” với 5 mục tiêu năm 2020 sẽ xây dựng và đưa vào vận hành Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc, sản phẩm, hàng hóa quốc gia - Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan vào cuộc theo dõi, rà soát số liệu xuất nhập khẩu các mặt hàng thuộc danh sách để hàng tháng cung cấp thông tin cho Bộ Công thương Tổng cục Hải quan đã ban hành công văn hướng dẫn các đơn vị nghiệp vụ thuộc Tổng cục, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện kiểm tra, xác định xuất xứ, chống gian lận, giả mạo xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp, ghi nhãn hàng hóa 3.3.2 Hạn chế trong công tác chống gian lận xuất xứ và nguyên nhân Việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường quản lý Nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ” đã định hướng cho công tác đấu tranh chống gian lận xuất xứ hàng hóa một cách toàn diện và bước đầu đạt những kết quả nhất định Tuy nhiên, đây chỉ mới là bước đầu, còn mang nặng tính đối phó, đuổi theo sự vụ mà chưa thể xử lý triệt để vấn đề Bên cạnh đó, tình trạng gian lận xuất xứ đang có chiều hướng gia tăng với các thủ đoạn ngày càng tinh vi, để lộ những lỗ hổng trong công tác chống gian lận xuất xứ, cụ thể: - Lỗ hổng pháp lý: + Hệ thống văn bản pháp luật quy định thiếu tính chặt chẽ: Về cơ sở luật pháp để chống lại tình trạng giả mạo, gian lận xuất xứ hàng hóa, hiện đã có quy định trong Luật Hải Quan, Luật Quản lý Ngoại thương, Luật Sở hữu trí tuệ, và các văn bản hướng dẫn Tuy nhiên các quy định hiện tại là chưa đủ, nhiều quy định thiếu tính cụ thể, rõ ràng dẫn tới bị các doanh nghiệp lợi dụng Cụ thể, Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định về ghi nhãn hàng hóa lưu thông ở thị trường nội địa và hàng hóa nhập khẩu, nhưng không điều chỉnh hoạt động ghi nhãn đối với hàng hóa xuất khẩu, nên doanh nghiệp xuất khẩu không phải thực hiện các quy định về dán nhãn hàng hóa Đặc biệt, quy định của nghị định này về việc hàng hóa nhập khẩu mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt, thì phải có nhãn phụ, đang bị doanh nghiệp lợi dụng bằng cách ghi thông tin sai lệch, ghi thông không đúng với thông tin đã khai báo hải quan, ghi nhãn phụ lấn án nhãn chính, thậm chí dán đè lên nhãn chính để lừa dối người tiêu dùng Trường hợp khác, Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định về xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu không quy định cụ thể về quy tắc xuất xứ và tiêu chí xuất xứ thế nào là hàng hóa sản xuất tại Việt Nam, mà việc ghi xuất xứ hàng hóa như cụm từ “sản xuất tại” hoặc “chế tạo tại”, “nước sản xuất”, “xuất xứ” hoặc “sản xuất bởi” được giao cho tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu tự xác định 6 Bên cạnh đó, trong quá trình kiểm tra xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, cơ quan Hải quan nhận thấy một số vấn đề: Quy tắc xuất xứ đối với một số mặt hàng còn lỏng lẻo Ví dụ mặt hàng gỗ dán, gỗ ván ép, tiêu chí xuất xứ là chuyển đổi phân nhóm (CTSH), do vậy có tình trạng doanh nghiệp lợi dụng quy định này để thực hiện gian lận trong khai báo mã số hồ sơ nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra Việc kiểm tra hồ sơ xin cấp C/O còn chưa được quản lý chặt chẽ Có tình trạng doanh nghiệp nộp chứng từ không hợp lệ, sử dụng các chứng từ giả hoặc quay vòng chứng từ…nhưng vẫn được cấp C/O + Chế tài xử phạt chưa đủ răn đe: Đây là một trong những nguyên nhân khiến các Doanh nghiệp ngang nhiên gian lận xuất xứ hàng hóa Các nước tiên tiến đều có quy định về việc ghi nhãn nước sản xuất Đối với mặt hàng cần bảo hộ hoặc đã xây dựng được thương hiệu mang tầm quốc tế, các nước quy định tiêu chí cho một số sản phẩm cụ thể Về chế tài xử phạt, một số nước có chế tài xử phạt rất nặng Ở Việt Nam, với trường hợp chứng minh được vi phạm, mức xử phạt vi phạm như hiện nay quá nhẹ, không đủ sức răn đe Cụ thể, theo Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thì hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa như hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hoặc tên thương phẩm hàng hóa; hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính cao nhất là 20 - 30 triệu đồng Hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa cũng chỉ bị phạt tiền 35 - 45 triệu đồng Với mức xử phạt như vậy, nhiều doanh nghiệp sẵn sàng vi phạm, khiến nguy cơ bị thị trường nhập khẩu điều tra nguồn gốc xuất xứ để đưa ra các giải pháp phòng vệ thương mại gia tăng, tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu và sản xuất trong nước - Lỗ hổng trong công tác triển khai đồng bộ: Mặc dù Đề án “Tăng cường quản lý Nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ” đã triển khai nhiệm vụ phối hợp giữa các Bộ, Ban, Ngành có liên quan, tuy nhiên lực lượng chống gian lận thương mại còn mỏng, trang thiết bị thiếu; một bộ phận cán bộ, công chức, chiến sỹ thiếu tinh thần trách nhiệm, tha hóa, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bảo kê, tiếp tay cho đối tượng gian lận thương mại dẫn đến việc giám sát xuất xứ hàng hóa hiện thiếu sự phối hợp nên sau đó không có phản hồi, không có sự xử lý rốt ráo dẫn đến “nhờn luật”, hiệu quả thực thi luật pháp không cao Bên cạnh đó, Việt 7 Nam chưa thể ứng dụng công nghệ trong thời đại 4.0 vào công tác chống gian lận xuất xứ hàng hóa khiến việc cập nhật đồng bộ thông tin giữa các đơn vị còn chưa được thực hiện kịp thời và toàn diện, đây cũng là một điểm cần lưu ý trong quá trình xây dựng Chính phủ điện tử trong thời gian tới 4 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chống gian lận xuất xứ hàng hóa “Made in Vietnam” Trong bối cảnh cuộc chiến tranh thương mại còn diễn biến phức tạp, Việt Nam nên tích cực, chủ động và quyết liệt trong cuộc chiến chống gian lận xuất xứ hàng hóa Sau khi đánh giá sơ bộ thực trạng và tình hình thực tế chống gian lận xuất xứ hàng hóa, chúng ta cần thực hiện đồng bộ những giải pháp từ giấy tờ đến thực tiễn bao gồm: Một là, tiếp tục triển khai đồng bộ Đề án “Tăng cường quản lý Nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ”, tức là phải có sự thống nhất, phối hợp trong công tác, triển khai nhiệm vụ chống gian lận xuất xứ hàng hóa từ các Bộ, Ban, Ngành có liên quan Sự phối hợp theo chiều dọc - chiều ngang từ Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công thương, Bộ Tài Chính đối với Tổng cục Hải Quan, Hiệp hội các ngành hàng cũng như triển khai về các địa phương đóng vai trò vô cùng quan trọng Song song với đó, Sở Công thương, Hiệp hội các ngành hàng cũng đồng thời phải sát sao tình hình thực tế tại các địa phương để báo cảo, thảo luận với Cục Xuất Nhập khẩu nhằm thống nhất biện pháp xử lý, tránh gây thiệt hại đến ngành hàng Không những vậy, các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,…cần phối hợp giám sát chặt chẽ hành vi gian lận xuất xứ trong phạm vi quản lý, không nên quy tất cả trách nhiệm về Bộ Công thương hay Tổng cục Hải quan Hai là, gia tăng kiểm soát xuất xứ từ ngay nguồn cung thay vì chỉ kiểm soát sau khi hàng hóa đã vào thị trường Các nguy cơ gian lận xuất xứ từ các lí do khác nhau thì phải có các giải pháp và nguy cơ khác nhau, đảm bảo tính linh hoạt trong xử lý Ví dụ, đối với nhóm gian lận xuất xứ hàng hóa nhằm tránh thuế chống bán phá giá, trợ cấp mà các thị trường đang áp dụng với hàng hóa đến từ Trung Quốc và các nước gần Việt Nam, nguy cơ cao nằm ở các sản phẩm Trung Quốc đang bị áp thuế chống bán phá giá nên chúng ta phải giám sát chặt chẽ nguồn cung sản phẩm Trường hợp khác, nếu là gian lận xuất xứ hàng hóa để né thuế do chiến tranh thương mại thì nguy cơ cao rơi vào các mặt hàng Trung Quốc bị áp thuế nhưng Việt Nam lại có thế mạnh thì chúng ta 8 cần kiểm soát thông qua quan sát sự tăng trưởng của ngành hàng để xử lý Có thể nói, việc chủ động ngay từ nguồn cung sản phẩm sẽ giúp tiết kiệm công sức, chi phí và hạn chế nhiều rủi ro hơn so với việc kiểm soát gian lận sau khi phát sinh sự việc Ba là, gia tăng áp lực kiểm soát hải quan Có thể nói, vai trò quản lý, giám sát, kiểm soát của ngành Hải quan vô cùng quan trọng nhằm chủ động phát hiện, ngăn chặn các hành vi gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, chuyển tải bất hợp pháp ngay tại biên giới Điều này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị nghiệp vụ thuộc Cục Hải quan các tỉnh, thành phố và các đơn vị có liên quan Cơ quan Hải quan cần mở rộng điều tra các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu có số lượng tăng đột biến, bên cạnh đó tiếp tục điều tra xác minh làm rõ hành vi vi phạm đối với các doanh nghiệp trên để xử lý theo theo quy định pháp luật Định kỳ cơ quan hải quan cung cấp số liệu kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu cho các cơ quan có liên quan để chủ động phòng chống gian lận xuất xứ đối với những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng bất thường và có dấu hiệu rủi ro cao về gian lận xuất xứ Song song với đó, cần tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho Cán bộ Hải quan và phòng chống các biểu hiện tiêu cực, tránh sự suy đồi, tiếp tay cho gian lận từ trong nội bộ Hải quan Bốn là, siết chặt việc cấp giấy phép xuất xứ hàng hóa Việc buông lỏng cấp C/O đã trực tiếp tiếp tay cho gian lận xuất xứ Đã đến lúc Việt Nam phải mạnh tay, xóa bỏ việc tiếp tay cho doanh nghiệp lấy C/O dễ dàng Theo đó, không cấp giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho những dự án sản xuất không đảm bảo thực hiện hơn 2/3 chuỗi quy trình sản xuất tại Việt Nam Trước khi cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), cơ quan chức năng cần lưu ý các Doanh nghiệp nằm trong "danh sách đen", chỉ lập những cơ sở hoặc thuê mướn mặt bằng làm cơ sở, hay chỉ chọn Việt Nam làm các công đoạn gia công đơn giản (như đóng gói bao bì, dán nhãn ), các sản phẩm này không đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn quy tắc xuất xứ hàng hóa Ngoài ra, cần siết chặt kiểm tra đối việc các doanh nghiệp FDI tận dụng quy định chuyển đổi mã số HS hàng hóa để xin cấp C/O Phải nắm thật chắc rằng Doanh nghiệp có thật sự sản xuất, hoặc công đoạn nào là sản xuất thật sự chứ không chỉ làm những phần việc hết sức đơn giản rồi xin chứng nhận chuyển đổi Tuy nhiên, trong quá trình hoàn thiện cơ chế cấp C/O, Bộ Công thương cần làm hết sức thận trọng, lắng nghe ý kiến từ nhiều phía, tránh việc phát sinh chi phí cho Doanh nghiệp đồng thời gây ra khó khăn cho Doanh nghiệp nội xuất khẩu 9 Năm là, giám sát chặt chẽ đầu tư FDI,cần tỉnh táo, thận trọng trong hợp tác làm ăn, đón nhận những dòng đầu tư từ nước ngoài, hướng tới làm ăn bài bản, chân chính Tránh cách làm ăn chụp giật, chạy theo những lợi ích trước mắt, tiếp tay cho các hành vi lợi dụng, núp bóng, gian lận thương mại, gây ảnh hưởng đến uy tín, thậm chí thiệt hại đến các ngành sản xuất trong nước Bộ Công Thương phải theo dõi biến động đầu tư nước ngoài bằng cách thông báo danh sách cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lưu ý khi xem xét, giải quyết việc đăng ký đầu tư FDI, kể cả việc sát nhập, mua lại Danh sách các doanh nghiệp FDI đầu tư vào sản xuất, kinh doanh các mặt hàng có nguy cơ bị lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ mà doanh nghiệp FDI đầu tư trong 5 năm trở lại đây phải được Bộ Công Thương lập ra và gửi cho các bộ có liên quan Đặc biệt, việc theo dõi biến động của doanh nghiệp nhằm ngăn chặn gian lận nguồn gốc xuất xứ, nếu chỉ theo cách đối phó thì chỉ là việc nhà quản lý bị động chạy sau những tính toán chiến lược đường dài của doanh nghiệp, cần phải có sự chủ động và tầm nhìn dài hạn để tránh việc đánh mất các ưu đã từu FTA vào tay các nhà sản xuất nước ngoài Sáu là, tăng cường phối hợp giữa các nước trong khu vực và các nước có liên quan về vấn đề chống gian lận xuất xứ hàng hóa để kịp thời phát hiện được và xử lí hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hoặc hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như tạo được lòng tin vững chắc giữa các nước đối với nhau, cùng nhau phát triển, cùng nhau hợp tác lâu dài, bền vững Tài liệu tham khảo: 1 Cồng thông tin điện tử Bộ Công thương MOIT (2019), Bộ Công thương tăng cường phối hợp với các Hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp thực hiện các biện pháp chống gian lận xuất xứ hàng hóa, lẩn tránh thuế, truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2019, https://moit.gov.vn/web/guest/tinchi-tiet/-/chi-tiet/bo-cong-thuong-tang-cuong-phoi-hop-voi-cac-hiep-hoi-nganh-hang-va-doanhnghiep-thuc-hien-cac-bien-phap-chong-gian-lan-xuat-xu-lan-tranh-thue-16327-22.html 2 Cổng thông tin điện tử Bộ Công thương MOIT (2018), Truy xuất nguồn gốc hàng hóa tạo thuận lợi thương mại, truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2019, https://moit.gov.vn/tin-chi-tiet/-/chitiet/truy-xuat-nguon-goc-hang-hoa-gop-phan-tao-thuan-loi-thuong-mai-12817-16.html 3 Cục Phòng Vệ Thương Mại (2019), Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án “Tăng cường quản lý Nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ”, truy cập 10 ngày 12 tháng 9 năm 2019 https://www.moit.gov.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/thu-tuong-chinh-phuban-hanh-%C4%91e-an-tang-cuong-quan-ly-nha-nuoc-ve-chong-lan-tranh-bien-phap-phong-vethuong-mai-va-gian-lan-xuat-xu 15919-22.html 4 Đặng Hiếu (2019), Cần “mạnh tay” với gian lận xuất xứ hàng hóa, Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2019, http://dangcongsan.vn/kinh-te/can-manh-tay-voigian-lan-xuat-xu-hang-hoa-528504.html 5 Hải Quan Việt Nam, Thông cáo báo chí: Về công tác đấu tranh chống gian lận xuất xứ của ngành Hải Quan, truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2019, https://www.customs.gov.vn/Lists/TinHoatDong/ViewDetails.aspx?ID=28784&Category=Th %C3%B4ng%20b%C3%A1o%20-%20Th%C3%B4ng%20c%C3%A1o 6 Lê Thanh (2019), 11 Bộ ngành ra quân chống hàng giả xuất xứ Việt Nam, Báo Tuổi trẻ online, truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2019, https://tuoitre.vn/11-bo-nganh-ra-quan-chong-hang-gia-xuatxu-viet-nam-20190725183027341.htm 7 Phạm Tuyên (2019), Chống gian lận xuất xứ hàng hóa: Vẫn chờ trám lỗ hổng, Báo Tiền phong, truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2019, https://www.tienphong.vn/kinh-te/chong-gian-lan-xuat-xuhang-hoa-van-cho-tram-lo-hong-1445949.tpo 8 Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, Xuất xứ hàng hóa (C/O) – Định nghĩa chung, truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2019, https://vcci-hcm.org.vn/hoat-dong/xuat-xu-hanghoaco/dinh-nghia-chung/ 9 Thông tấn xã Việt Nam (2019), Bịt kẽ hở về gian lận xuất xứ hàng hóa, Tạp chí Thông tin Đối ngoại, truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2019, http://tapchithongtindoingoai.vn/kinh-te-dau-tu/bitke-ho-ve-gian-lan-xuat-xu-hang-hoa-22091 11 12 ... gian lận xuất xứ hàng hóa hàng nhập Hiểu xuất xứ hàng hóa 2. 1 Xuất xứ hàng hóa Xuất xứ hàng hóa nước vùng lãnh thổ nơi sản xuất tồn hàng hóa nơi thực công đoạn chế biến cuối hàng hóa trường hợp... trạng gian lận xuất xứ “Made in Vietnam” giai đoạn 20 18 - 20 19 biện pháp mà Việt Nam thực để phòng chống gian lận xuất xứ hàng hóa Từ đó, viết đề xuất giải pháp góp phần giải tình trạng gian lận xuất. .. hàng hóa hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa thương nhân khác; giả mạo tên thương mại tên thương phẩm hàng hóa; hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi

Ngày đăng: 16/07/2020, 19:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w