KỸ THUẬT ĐỠ ĐẺ THƯỜNG NGÔI CHỎM Bài giảng hệ điều dưỡng: BS Lạc Thị Thanh Bình 1. Định nghĩa. Đỡ đẻ thường ngôi chỏm kiểu chẩm vệ là thủ thuật tác động vào thì sổ thai để giúp cuộc đẻ được an toàn theo đường âm đạo, không cần can thiệp (trừ trường hợp cắt tầng sinh môn). 2. Chỉ định. Thai ngôi chỏm, đầu đã lọt thấp, thập thò ở âm hộ và chuẩn bị sổ. 3. Chố¬ng chỉ định. Thai không có khả năng đẻ được theo đường dưới. Ngôi chỏm chưa lọt. 4. Chuẩn bị. 4.1. Phương tiện. Bộ dụng cụ đỡ đẻ và bộ khăn vô khuẩn. Bộ dụng cụ cắt, khâu tầng sinh môn. Khăn, bông, băng, gạc hấp, chỉ khâu, kim khâu, túi đo máu… Dụng cụ để hút nhớt và hồi sức sơ sinh (máy hút, ống nhựa) Thông đái. 4.2. Sản phụ. Được động viên, hướng dẫn cách thở, cách rặn và thư giãn ngoài cơn rặn. Được hướng dẫn đi đại tiện hoặc thụt tháo phân lúc mới bắt đầu chuyển dạ và tiểu tiện khi sắp đẻ. Nếu có cầu bàng quang mà không tự đái được thì thông tiểu. Rửa vùng sinh dục ngoài bằng nước chín. Sát khuẩn rộng vùng sinh dục và bẹn, đùi, trải khăn vô khuẩn. 4.3. Tư thế sản phụ. Nằm ngửa trên bàn đẻ, nâng giường đẻ lên để có tư thế nửa nằm nửa ngồi, đầu cao, hai tay nắm vào hai thành bàn đẻ, hai đùi giang rộng, mông sát mép bàn, hai cẳng chân gác trên hai cọc chống giữ chân. 5. Các bước tiến hành. 5.1. Nguyên tắc.
Trang 1TTYT TX TÂN UYÊN
KỸ THUẬT ĐỠ ĐẺ THƯỜNG NGÔI CHỎM
Bài giảng hệ điều dưỡng: BS Lạc Thị Thanh Bình
1 Định nghĩa
Đỡ đẻ thường ngôi chỏm kiểu chẩm vệ là thủ thuật tác động vào thì sổ thai để giúp cuộc đẻ được an toàn theo đường âm đạo, không cần can thiệp (trừ trường hợp cắt tầng sinh môn)
- Bộ dụng cụ đỡ đẻ và bộ khăn vô khuẩn
- Bộ dụng cụ cắt, khâu tầng sinh môn
- Khăn, bông, băng, gạc hấp, chỉ khâu, kim khâu, túi đo máu…
- Dụng cụ để hút nhớt và hồi sức sơ sinh (máy hút, ống nhựa)
- Thông đái
4.2 Sản phụ
- Được động viên, hướng dẫn cách thở, cách rặn và thư giãn ngoài cơn rặn
- Được hướng dẫn đi đại tiện hoặc thụt tháo phân lúc mới bắt đầu chuyển dạ và tiểu tiện khi sắp đẻ Nếu có cầu bàng quang mà không tự đái được thì thông tiểu
- Rửa vùng sinh dục ngoài bằng nước chín
- Sát khuẩn rộng vùng sinh dục và bẹn, đùi, trải khăn vô khuẩn
4.3 Tư thế sản phụ
- Nằm ngửa trên bàn đẻ, nâng giường đẻ lên để có tư thế nửa nằm nửa ngồi, đầu cao, hai tay nắm vào hai thành bàn đẻ, hai đùi giang rộng, mông sát mép bàn, hai cẳng chân gác trên hai cọc chống giữ chân
5 Các bước tiến hành
5.1 Nguyên tắc
- Người đỡ đẻ phải tôn trọng nguyên tắc vô khuẩn trong khi đỡ đẻ, phải kiên nhẫn chờ đợi, hướng dẫn sản phụ rặn khi cổ tử cung mở hết và có cơn co tử cung, không được nong cổ tử cung và âm đạo, không được đẩy bụng sản phụ
Trang 2- Ở thì lọt, xuống và xoay không can thiệp, chỉ theo dõi cơn co tử cung, tim thai, độ xóa mở cổ tử cung, độ lọt, khi cổ tử cung mở hết đầu lọt thấp mới cho sản phụ rặn.
- Thời gian rặn tối đa ở người con so là 60 phút, ở người con rạ là 30 phút Nếu quá thời gian này cần can thiệp để lấy thai ra
- Trong thời gian sản phụ rặn đẻ vẫn phải theo dõi tim thai thường xuyên, sau mỗi cơn rặn
5.2 Kỹ thuật đỡ đẻ ngôi chỏm kiểu chẩm vệ
5.2.1 Người đỡ đẻ chỉ bắt tay vào đỡ khi có đủ các điều kiện sau:
- Cổ tử cung mở hết
- Ối đã vỡ (chưa vỡ thì bấm ối)
- Ngôi thai đã lọt và thập thò ở âm môn làm tầng sinh môn căng giãn, hậu môn loe rộng
- Hướng dẫn cho sản phụ chỉ rặn khi có cảm giác mót rặn cùng với sự xuất hiện của cơn co tử cung
5.2.2 Các thao tác hầu hết làm trong cơn rặn của sản phụ và cần phải:
- Nhẹ nhàng
- Giúp cho thai sổ từ từ
- Kiên nhẫn động viên sản phụ, không thúc ép, giục giã, sốt ruột
- Nhớ là đỡ đẻ chứ không phải kéo thai
5.2.3 Các thao tác đỡ đẻ gồm có
Đỡ đầu
- Giúp đầu cúi tốt: ấn nhẹ nhàng vào vùng chẩm trong mỗi cơn co tử cung
- Nếu cần thì cắt tầng sinh môn ở vị trí 5 giờ hoặc 7 giờ, vào lúc tầng sinh môn giãn căng
- Khi hạ chẩm tì dưới khớp vệ: sản phụ ngừng rặn, một tay giữ tầng sinh môn, một tay đẩy vào vùng trán ngược lên trên, giúp đầu ngửa dần, mắt, mũi, miệng, cằm sẽ lần lượt sổ ra ngoài
- Chỉ hút dịch hoặc lau miệng thai nhi khi nước ối có phân su
Đỡ vai
- Quan sát xem đầu thai có xu hướng quay về bên nào thì giúp cho chẩm quay về bên
đó (chẩm trái - ngang hoặc chẩm phải - ngang), kiểm tra dây rốn nếu quấn cổ: gỡ hoặc cắt (khi chặt không gỡ được)
- Hai bàn tay ôm đầu thai nhi ở hai bên đỉnh thái dương, kéo thai xuống theo trục rốn
- cụt để vai trước sổ trước Khi bờ dưới cơ delta tì dưới khớp vệ thì một tay giữ đầu (cổ nằm giữa khe hai ngón cái và trỏ) tay kia giữ tầng sinh môn, nhấc thai lên phía trên và cho sổ vai sau Ở thì này dễ rách tầng sinh môn, vì vậy phải giữ tầng sinh môn tốt và cho vai sổ từ từ
Trang 3Đỡ thân, mông và chi
- Khi đã sổ xong hai vai, bỏ tay giữ tầng sinh môn để thân thai nhi sổ và khi thân ra ngoài thì bắt lấy hai bàn chân
- Cho thai nằm trên bụng mẹ,thực hiện chăm sóc thiêt yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh
QUY TRÌNH CHĂM SÓC THIẾT YẾU BÀ MẸ VÀ TRẺ SƠ SINH TRONG VÀ SAU ĐẺ
1 Bước 1 Ngay sau khi thai sổ cho trẻ nằm trên bụng mẹ lau khô trẻ trong vòng 30s, đồngthời báo giới tính, giờ sinh (giờ, phút, giây),đặt trẻ nằm sấp trên bụng mẹ tiếp xúc da kề
da Phủ khăn khô để giữ ấm, đội nón Đánh giá ngay hô hấp trẻ Hướng dẫn bà mẹ ôm
bé Chú ý: Gọi người giúp đỡ, kẹp cắt rốn ngay nếu trẻ cần hồi sức
2. Bước 2 Kiểm tra tử cung để chắc chắn không có thai nào nữa Tiêm bắp đùi 10 IU Oxytocin
3. Bước 3 Chờ dây rốn ngừng đập (từ 1-3 phút) mới tiến hành kẹp rốn cách chân rốn 2cm – 5cm và cắt ở giữa 2 kẹp 1 thì
4. Bước 4 Kéo dây rốn có kiểm soát trong khi trẻ vẫn nằm trên ngực mẹ
5. Bước 5 Sau khi nhau sổ, xoa đáy tử cung 15 phút/1 lần trong 2 giờ đầu sau đẻ, đảm bảo
tử cùng go tốt và theo dõi chảy máu
6. Bước 6 Hướng dẫn bà mẹ các dấu hiệu bé sẵn sàng bú Cho trẻ bú sớm và hoàn toàn trong giờ đầu sau sinh Thường sau 20-60 phút trẻ sẽ có phản xạ bú Da kề da ít nhất 90 phút sau sinh Các chăm sóc sơ sinh khác thực hiện sau cử bú đầu tiên
BẢNG KIỂM CHĂM SÓC THIẾT YẾU MẸ VÀ TRẺ SƠ SINH
Có làm chưa đạt (1 điểm )
Khôn
g làm(
0 điểm Chuẩn bị trước sinh
1 Kiểm tra nhiệt độ phòng, tắt quạt
Trang 42 Rửa tay (lần 1)
3 Đặt trên bụng mẹ miếng vải vô khô
4 Chuẩn bị khu hồi sức trẻ sơ sinh
5 Kiểm tra túi và mặt nạ có hoạt động
Kiểm tra đủ điều kiện ( TSM phồng
căng, ngôi thập thò âm hộ )
II các việc cần làm ngay sau khi
sinh cho mẹ và con:
Lau khô người cho bé có được bắt
đầu trong vòng 5 giây sau khi đẻ
1
3
Lau khô trẻ kỹ càng (mắt , mặt, đầu ,
tai , tay chân )
Lót túi đo máu
Tiêm bắp Oxytocin cho mẹ trong
Trang 52 cm( hoặc cahcs chân rốn 5 cm cát sát
kẹp 1 bằng kéo vô khuẩn )
Kéo dây rốn có kiểm soát, nhẹ nhàng
theo hướng của cơ chế đẻ trong khi
tay đẻ trên bụng sản phụ đẩy tử cung
theo chiều ngược lại
2
5
Khi bánh nhau ra tới âm hộ nâng dây
rốn lên để sức nặng bánh nhau kéo
nốt màng nhau ra Nếu màng nhau
không bong thì cầm bánh nhau bằng
2 tay đồng thời xoắn theo 1 chiều cho
Kiểm tra bánh nhau: khi tử cung go
tốt và không có dấu hiệu chảy máu
mới tiến hành kiểm tra nhau theo
thường lệ
2
8
Tư vấn cho bà mẹ về những dấu hiệu
đòi bú của trẻ( chảy nước dãi, mở
miệng, lè lưỡi/ liếm, gặm tay, bò
trườn )
Tổng số
CẮT VÀ KHÂU TẦNG SINH MÔN
Trong khi đẻ, âm hộ và TSM có thể bị rách, nếu rách rộng thương tổn có thể lan tới
hậu môn Để đề phòng rách TSM phức tạp người ta cắt TSM trong trường hợp đe doạ bịrách
1 Chỉ định cắt tầng sinh môn
1.1 Chỉ định về phía mẹ
- TSM chắc
Trang 6- Âm hộ và TSM bị phù nề do chuyển dạ kéo dài và nhiễm khuẩn;
- TSM có sẹo cũ xấu, xơ chai
1.2 Chỉ định do thai
- Thai to;
- Thai non tháng: để bảo vệ đầu thai tránh sang chấn;
- Ngôi thai: ngôi mặt, ngôi mông, ngôi chỏm sổ kiểu chẩm - cùng;
- Thai suy giai đoạn sổ thai
1.3 Cắt tầng sinh môn khi làm thủ thuật: giác hút, nội xoay thai.
2 Chuẩn bị
2.1 Phương tiện
Bộ cắt, khâu TSM: một kéo thẳng đầu tù, phẫu tích, kìm mang kim, bông, cồn, panh sát trùng.Thuốc gây tê, phương tiện sát khuẩn
Trang 7Hình 1 Dụng cụ cắt khâu tầng sinh môn
2.2 Sản phụ: tư vấn, động viên sản phụ.
2.3 Thầy thuốc: mặc áo mũ, khẩu trang, rửa tay đi găng tay vô khuẩn.
3 Kỹ thuật cắt tầng sinh môn
- Thời điểm cắt: cắt khi âm hộ, TSM đã phồng căng giãn tối đa, cắt trong cơn co TC sảnphụ đang rặn, như vậy sẽ đỡ đau và xác định được độ dài của đường cắt
- Gỉam đau bằng gây tê tại chỗ: Lidocain 1 - 2% từ 5 - 10ml
- Vị trí cắt: thông thường vị trí cắt là ở vị trí 5 giờ hoặc 7 giờ Cắt chếch xuống dưới và
ra ngoài theo một góc 45o so với đường trục âm hộ Độ dài vết cắt từ 3 - 5cm tuỳ theo mức độ cần thiết Cắt ở bên phải hay bên trái tuỳ theo tay thuận của thủ thuật viên Thường cắt một bên là đủ, không nên cắt rộng quá vì có thể sẽ vào cơ nâng hậu môn, nếu cần cắt rộng như trong kiểu sổ chẩm - cùng thì có thể phải cắt cả hai bên TSM.Cắt như thế nào?: cắt bằng kéo thẳng, sắc, một đầu tù Người cắt dùng ngón tay trỏ và giữa cho vào âm đạo nâng vùng định cắt lên để luồn kéo vào cho căng và đồng thời để bảo vệ ngôi thai, tay kia cắt một nhát dứt khoát và gọn trong cơn rặn
Sau khi cắt TSM tiến hành đỡ đẻ (Xem bài Đỡ đẻ thường)
4 Kỹ thuật khâu và chăm sóc sau đẻ
4.1 Kỹ thuật khâu tầng sinh môn
Thường khâu sau khi rau đã sổ
4.1.1 Chuẩn bị
- Rửa sạch vùng âm hộ và TSM
- Sát khuẩn TSM và trải khăn vô khuẩn
- Người khâu rửa tay, mặc áo, đi găng tay vô khuẩn
- Gây tê tại chỗ bằng Lidocain 1 - 2%
4.1.2 Cách khâu
Đặt một bấc to vào âm đạo trên chỗ cắt để cho máu rỉ từ TC ra không làm cản trở đến thủ thuật Người phụ dùng van mở rộng âm đạo bộc lộ rõ vùng khâu Vết cắt gồm 3 lớp tổ chức là: thành âm đạo, cơ TSM và da Vì vậy khâu TSM gồm 3 thì:
- Thì khâu âm đạo: khâu từ trong ra ngoài, khâu mũi rời bằng chỉ chromic số 0 hay 1 Mũi khâu lấy tất cả bề dày của thành âm đạo đến tận đáy vết thương, nếu vết thương sâu có thể khâu 2 lớp Hai mép vết khâu phải khớp nhau và khi khâu đến âm hộ phải lấy gốc màng trinh làm điểm chuẩn phân biệt giữa âm đạo và âm hộ;
- Thì khâu cơ: khâu cơ bằng những mũi rời chỉ chromic số 0 hay số 1, cẩn thận tránh để lại những khoảng trống giữa cơ và da, vì vậy nên khâu gần tới da;
- Thì khâu da: khâu mũi rời bằng chỉ silk hoặc bằng catgut chậm tiêu luồn trong da (Vicryl 2.0)
Sau khi khâu xong, rút bấc chèn trong âm đạo, sát trùng âm hộ, TSM lau khô và đóng băng
vệ sinh sạch
Trang 8Một số chú ý khâu TSM:
- Đúng bình diện giải phẫu;
- Không để đường hầm;
- Buộc chỉ vừa đủ khoảng cách và độ chặt
4.2 Chăm sóc tầng sinh môn
Giữ cho vết khâu luôn được sạch và khô giúp TSM liền tốt Phải đóng băng vệ sinh sạch, thay băng vệ sinh 3 - 4 lần trong ngày bằng nước chín, lau sạch và thấm khô vùng âm hộ TSM nhất là sau mỗi lần đại tiểu tiện Kiểm tra vết khâu hàng ngày nếu khô liền tốt thì cắt chỉ vào ngày thứ 5 (trong trường hợp khâu chỉ silk)
5 Tai biến và cách xử trí tai biến
Chảy máu do có khoảng trống giữa các lớp khâu: khâu lại cho các lớp liền và ép vào nhau.Nhiễm khuẩn: cắt chỉ TSM cách quãng, rửa sạch, kháng sinh tại chỗ và toàn thân
Nếu không liền do nhiễm khuẩn cần phải rửa sạch vết thương dùng kháng sinh tại chỗ hoặctoàn thân
Bảng kiểm cắt khâu tầng sinh môn:
CHUẨN BỊ
1 Dụng cụ:
Bộ dụng cụ cắt khâu TSM;
Săng vô khuẩn, bông cầu;
Thuốc tê lodocain 2%, bơm tiêm; Găng vô khuẩn
2 NVYT: mang trang phục
theo quy định (áo, mũ, khẩutrang), mang tạp dề, rửa tay ngoại khoa
3 Bà mẹ nằm tư thế sản khoa,
động viên và giải thích những việc sắp làm để họ yên tâm
Trang 9THỰC HIÊN
Cắt TSM
4 Sản phụ nằm trên bàn đẻ,
đang rặn đẻ có chỉ định cắt TSM
Vị trí 5 giờ hoặc 7 giờ;
Luồn kim tiêm vào tận cùng, nơi vết cắt sẽ tới;
Rút bơm tiêm xem có máu không?
Vừa tiêm thuốc tê vừa rút dần kim cho đến vị trí ban đầu
Trang 10đạo ở giữa đầu thai nhi và thành bên âm đạo Đặt một nhánh kéo thẳng đầu tù vào giữa 2 ngón tay; chờ cơn co.
9 Chờ lúc sản phụ rặn - cắt
dứt khoát với đường chếch
vị trí 5 giờ hoặc 7 giờ dài khoảng 3 - 5cm
12 Sát khuẩn xung quanh vùng
TSM đã cắt, trải săng vô khuẩn dưới mông sản phụ, đánh giá tổn thương, gây tê tại chỗ một lần nữa
13 Mang găng vô khuẩn
14 Khâu âm đạo
15 Khâu cơ
Trang 1116 Khâu da
17 Kiểm tra lại toàn bộ vết
khâu, tháo bông cầu
18 Tháo găng, thu dọn dụng
cụ
19 Hướng dẫn sản phụ/gia đình
cách chăm sóc vết khâu TSM
20 Ghi chép hồ sơ, y lệnh theo
1, Do nguyên nhân từ thai.
– Các chỉ định do ngôi thai bất thường
– Thai to
– Thai suy
Trang 12– Bệnh lý của thai có chống chỉ định đẻ đường âm đạo:
2, Do nguyên nhân phần phụ của thai.
3, Do nguyên nhân đường sinh dục.
– Nữ hộ sinh chăm sóc sơ sinh
2 Phương tiện, dụng cụ, thuốc
– Bộ dụng cụ, thuốc dùng gây tê tủy sống, gây mê toàn thân
– Bộ dụng cụ mổ lấy thai đã tiệt trùng
– Phương tiện chăm sóc và hồi sức sơ sinh
– Các thuốc để hồi sức và các thuốc dùng trong sản khoa
3 Người bệnh
– Được giải thích đầy đủ lý do phẫu thuật lấy thai, ký giấy cam đoan phẫu thuật
– Thông đái, sát khuẩn thành bụng, trải khăn vô khuẩn sau khi đã được giảm đau
IV CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Thì 1 Mở bụng:
– Có thể đường trắng giữa dưới rốn hoặc đường ngang trên mu
– Bộc lộ vùng mổ: chèn gạc, đặt van vệ
Thì 2 Mở phúc mạc đoạn dưới tử cung.
Thì 3 Rạch ngang cơ tử cung đoạn dưới đến màng ối:
– Mở đoạn dưới tử cung ở ngay giữa (lưu ý tránh chạm vào phần thai ở ngay dưới) Mở rộng vết rạch tử cung sang hai bên Đường mở tử cung song song với đường mở phúc mạc đoạn dưới
– Đường rạch ngang đoạn dưới khoảng 8-10cm
Thì 4 Lấy thai và rau:
– Lấy thai: lấy đầu thai nếu là ngôi đầu, lấy chân thai hay mông thai nếu là các ngôi cònlại
– Dùng miếng gạc mỏng lau nhớt miệng trẻ
– Kẹp và cắt dây rốn
Trang 13– Tiêm tĩnh mạch chậm(qua dây truyền) 10 đơn vị oxytocin Lấy rau bằng cách kéo dây rốn và ấn đáy tử cung qua thành bụng Làm sạch buồng tử cung Nong cổ tử cung nếu cần.
– Kiểm tra và kẹp các mạch máu lớn đang chảy
Thì 5 Khâu vết rạch tử cung và phúc mạc:
– Khâu phục hồi lớp cơ tử cung bằng chỉ tiêu số 1 Có thể bằng mũi rời hay khâu
vắt có khóa hay không có khóa Mũi khâu lấy toàn bộ chiều dày lớp cơ tử cung
Không nên khâu cả lớp nội mạc tử cung Thông thường khâu một lớp là đủ Nếu cầnthì khâu vắt lớp thứ hai để cầm máu và che phủ lớp khâu thứ nhất
– Phủ phúc mạc đoạn dưới tử cung bắt buộc khi có nguy cơ nhiễm khuẩn
Thì 6 Lau sạch ổ bụng, kiểm tra tử cung, phần phụ và các tạng xung quanh, đếm đủ gạc
Thì 7: Đóng thành bụng theo từng lớp.
Thì 8: Lấy máu và lau âm đạo.
V THEO DÕI CHĂM SÓC SAU PHẪU THUẬT
1 Theo dõi sau phẫu thuật.
– Mạch, huyết áp, toàn trạng, bài tiết nước tiểu
– Co hồi tử cung, lượng máu chảy từ tử cung ra
– Vết mổ thành bụng
– Trung tiện
2 Chăm sóc.
– Cho thuốc giảm đau sau phẫu thuật
– Cho sản phụ uống, ăn sớm (uống, thức ăn lỏng khi chưa trung tiện,
Trang 14– Rạch vào bàng quang
– Thắt vào niệu quản
2 Sau phẫu thuật
– Nhiễm trùng vết mổ, tiểu khung, viêm phúc mạc toàn thể, nhiễm trùng huyết
– Chảy máu do nhiễm trùng vết mổ tử cung
XỬ TRÍ TÍCH CỰC GIAI ĐOẠN III CỦA CHUYỂN DẠ
Xử trí tích cực giai đoạn 3 của chuyển dạ là các thao tác chủ động của người đỡ đẻ tác động ở giai đoạn sau khi sổ thai để giúp rau bong và sổ ra ngoài nhanh hơn, nhằm phòng ngừa chảy máu sau đẻ
1 Chỉ định:Cho mọi trường hợp đẻ đường dưới, khi thai vừa mới sổ ra ngoài và chắc chắn
không còn thai nào trong tử cung
Trang 15- Bước 1: Nắn tử cung ngay sau khi thai sổ ra ngoài để chắc chắn trong tử cung
không còn thai nào nữa
- Bước 2: Tiêm bắp oxytocin vào mặt trước đùi cho sản phụ 10 đv oxytocin đã
chuẩn bị trước
- Bước 3: Cặp và cắt dây rốn ở gần sát âm hộ bà mẹ để khi kéo dây rốn dễ dàng hơn
(không nên vội vàng cắt rốn ngay)
- Bước 4: Kéo dây rốn có kiểm soát.
+ Kiểm tra sự co hồi của tử cung: một tay giữ căng dây rốn chờ đợi tử cung co lại, tay
còn lại đặt trên bụng sản phụ đánh giá tử cung đã co tốt
+ Đỡ rau: một tay người đỡ đẻ đặt trên bụng sản phụ, phía trên xương mu, ấn nhẹ vào
mặt trước đoạn dưới tử cung, đẩy nhẹ lên phía xương ức tránh tử cung bị kéo xuống dưới khi kéo dây rốn Tay kia giữ kẹp dây rốn, kéo dây rốn nhẹ nhàng và liên tục dọc theo ống đẻ, kéo như vậy trong vòng 2 - 3 phút, nếu rau không sổ trong giai đoạn này, dừng lại 5 phút rồi kéo lại
+ Màng rau: hạ thấp bánh rau xuống để lợi dụng sức nặng của bánh rau kéo màng ra
Cũng có thể dùng hai bàn tay đỡ bánh rau và xoay nhẹ để màng rau ra hết
+ Xoa nắn tử cung: sau khi rau sổ, xoa ngay đáy tử cung qua thành bụng đến khi tử
cung co tốt
- Kiểm tra rau: khi đã chắc chắn tử cung co tốt và không thấy chảy máu mới tiến
hành kiểm tra bánh rau, màng rau, dây rốn như thường lệ (xem qui trình “Kiểm tra
rau”).
- Theo dõi sản phụ sau đẻ: xoa đáy tử cung 15 phút/lần trong vòng 2 giờ đầu cho
đến khi chắc chắn tử cung đã co hồi tốt
2.4 Khó khăn và cách xử trí:
- Kéo dây rốn nhưng bánh rau không bong và không xuống dần trong tử cung: không được kéo giật, không được kéo mạnh, chờ đợi một lát rồi tiếp tục kéo lại Nếu vẫn không kết quả, chờ cho rau bong tự nhiên rồi đỡ ra Nếu rau vẫn không bong: Có thể đặt 1 - 3 viên misoprostol (200 - 600 mcg) ngậm dưới lưỡi, sau 15 phút nếu rau không bong tiến hành bóc rau nhân tạo
- Trường hợp dây rốn bị đứt trong khi kéo: thực hiện bóc rau nhân tạo
- Sau khi xử trí tích cực giai đoạn 3 chuyển dạ mà vẫn chảy máu, tham khảo bài “Chảy
máu sau đẻ”.