Các chỉ tiêu theo dõi

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất giống lúa ir50404 vụ đông xuân 20122013 tại huyện bình tân tỉnh vĩnh long (Trang 28)

2.2.3.1 Các chỉ tiêu nông học

Các chỉ tiêu chiều cao cây, số chồi được ghi nhận 20 ngày một lần. Lần đầu tiên lúc 20 NSS và kết thúc lúc thu hoạch. Mỗi lô thí nghiệm chọn 3 điểm cố định, mỗi điểm một khung cố định kích thước 50 x 50 cm, mỗi khung chọn 10 cây cố định ngẫu nhiên để lấy chỉ tiêu.

- Chiều cao cây: tính từ gốc đến chóp của lá (hay bông) cao nhất.

- Số chồi: đếm toàn bộ số chồi (chồi có 3 lá) của 10 cây trong khung chỉ tiêu và quy ra số chồi/m2.

- Chiều dài bông (cm): được ghi nhận bằng cách lấy ngẫu nhiên 10 bông trong mỗi khung chỉ tiêu của từng lô để đo, đo từ cổ bông đến cuối bông.

2.2.3.2 Các thành phần năng suất và năng suất

Được lấy sau khi thu hoạch lúa.

- Số bông/m2: được ghi nhận bằng cách đếm toàn bộ số bông trong mỗi lô từ đó qui ra số bông/m2.

- Tổng số hạt trên bông: được ghi nhận bằng cách lấy ngẫu nhiên 10 bông trong mỗi khung chỉ tiêu của từng lô đếm tổng số hạt. Từ đó qui ra số hạt trên bông.

16

- Số hạt chắc trên bông: được ghi nhận bằng cách lấy ngẫu nhiên 10 bông trong mỗi khung của từng lô đếm số hạt chắc. Từ đó qui ra số hạt chắc trên bông.

- Tỉ lệ hạt chắc (%) = x 100

- Trọng lượng 1000 hạt: sau khi tách chọn hạt chắc và hạt lép ra riêng lẻ với nhau, tiến hành đếm 1000 hạt chắc rồi đem cân chính xác (cân điện tử) trọng lượng 1000 hạt chắc, rồi quy đổi ra trọng lượng 1000 hạt chắc ở ẩm độ 14%.

-   86 100 % 14 H W W    + W: trọng lượng 1000 hạt lúc cân + H: ẩm độ hạt lúc cân

- Năng suất thực tế: Thu hoạch lô 20 m2, phơi khô, cân trọng lượng. Từ đó quy ra năng suất thực tế (tấn/ha).

- Năng suất lý thuyết: thu ở các khung lấy chỉ tiêu nông học.

NSLT (tấn/ha) = Số bông trên đơn vị diện tích x số hạt trên bông x tỉ lệ hạt chắc (%) x trọng lượng 1000 hạt x 10-5.

2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu

Sử dụng chương trình EXCEL để nhập, xử lí số liệu và vẽ các biểu đồ. Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để tính toán thống kê kết quả thí nghiệm, phân tích phương sai ANOVA để tìm sự khác biệt giữa các nghiệm thức, so sánh các cặp trung bình bằng phương pháp kiểm định LSD.

Số hạt chắc trên bông Tổng số hạt trên bông

17

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 GHI NHẬN TỔNG QUAN

Thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện ở ruộng sản xuất của nông dân nên sự ảnh hưởng của các yếu tố điều kiện tự nhiên và chế độ chăm sóc là như nhau. Sâu và bệnh hại xuất hiện không đáng kể như: sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, bệnh đạo ôn.

+ Sâu cuốn lá nhỏ xuất hiện vào giai đoạn 20-30 ngày sau sạ, gây hại bằng cách ăn phần diệp lục của phiến lá làm giảm khả năng quang hợp của cây lúa, nhưng do xuất hiện với mật số thấp và phòng trị kịp thời nên không gây hại đáng kể.

+ Rầy nâu bắt đầu xuất hiện vào giai đoạn 30 ngày sau sạ nhưng với mật số rất thấp, và phòng trị kịp thời nên không gây hại đáng kể nên không ảnh hưởng đáng kể đến năng suất lúa vào cuối vụ.

+ Bệnh đạo ôn xuất hiện vào giai đoạn 20-25 ngày sau sạ và giai đoạn 40-45 ngày sau sạ gây hại trên lá và đã sử dụng thuốc để phòng trị nên gây hại không đáng kể, giai đoạn trước và sau khi trổ đều có phun thuốc phòng bệnh đạo ôn cổ bông và đã không thấy bệnh xuất hiện trên bông lúa.

3.2 ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ GIEO SẠ ĐẾN CÁC CHỈ TIÊU NÔNG HỌC CỦA CÂY LÚA

3.2.1 Chiều cao cây

Theo kết quả ghi nhận được ở Bảng 3.1 cho thấy chiều cao cây thời điểm 20 NSS có sự khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Cao nhất là ở nghiệm thức sạ 250 kg/ha (38,98 cm), thấp nhất là các nghiệm thức sạ 187,5 kg/ha (37,06 cm) và nghiệm thức sạ 125 kg/ha (35,72 cm). Giai đoạn 40 NSS thì chiều cao cây lúa dao động từ 60,23 cm đến 65,61 cm, khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức. Kết quả ghi nhận ở giai đoạn 60 NSS chiều cao cây lúa tiếp tục tăng và có sự khác biệt qua phân tích thống kê ở mức 1%. Cao nhất là ở các nghiệm thức sạ 250 kg/ha (73,70 cm) và nghiệm thức 187,5 kg/ha (71,63 cm), thấp nhất là ở nghiệm thức sạ 125 kg/ha (66,97 cm). Đến giai đoạn thu hoạch chiều cao cây tiếp tục tăng, dao động trong khoảng từ 86,83 đến 90,96 cm, không khác biệt qua phân tích thống kê giữa các nghiệm thức.

18

Bảng 3.1 Chiều cao cây (cm) qua các giai đoạn sinh trưởng của giống lúa IR50404 vụ Đông Xuân 2012-2013 tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.

Mật độ sạ (kg/ha)

Ngày sau sạ

20 ngày 40 ngày 60 ngày Thu hoạch

(88 ngày) 250 (ĐC) 187,5 125 38,98 a 37,06 b 35,72 b 65,61 64,71 60,23 73,70 a 71,63 a 66,97 b 90,96 88,66 86,83 F CV (%) * 1,88 ns 4,57 ** 1,72 ns 4,82

Ghi chú: Trong cùng một cột, các số các chữ theo sau giống nhau khác biệt không ý nghĩa thống kê qua phép thử LSD; ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê; *: khác biệt có ý nghĩa ở mức 5%; **: khác biệt có ý nghĩa ở mức 1%.

Ở giai đoạn 20 NSS có sự khác biệt qua phân tích thống kê là do cây lúa chuyển sang thời kỳ sống tự lập, chất dự trữ trong phôi nhũ đã sử dụng hết, cây lúa phải trực tiếp đồng hoá dinh dưỡng từ môi trường để sống và phát triển (Hà Công Vương, 1977). Ở giai đoạn 40 NSS, tuy chiều cao có tăng lên đáng kể so với giai đoạn 20 NSS nhưng giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê do cây lúa chủ yếu tập trung cho giai đoạn nảy chồi. Theo Đinh Văn Lữ (1975), sạ với mật độ cao cây phát triển nhanh hơn trong một giai đoạn nhất định, nhưng về sau giữa các mật độ khác nhau không còn khác nhau nhiều nữa. Ở giai đoạn 60 NSS do cây lúa đã bước vào giai đoạn sinh sản nên chiều cao cây không còn tăng mạnh như ở giai đoạn trước đó 40 NSS. Chiều cao cây ở giai đoạn này tăng rõ rệt do sự vươn dài của 5 lóng trên cùng (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

Đến giai đoạn thu hoạch chiều cao cây lúa không có sự khác biệt qua phân tích thống kê do trong giai đoạn này cây chỉ tập trung chất dinh dưỡng để nuôi hạt, lá chuyển dần từ xanh sang vàng và khô dần từ chóp lá vào, cây lúa dần dần hình thành năng suất. Giai đoạn này chiều cao của cây lúa tăng chủ yếu là do sự vươn dài của bông. Kết quả thí nghiệm cho thấy mật độ gieo sạ ảnh hưởng rất lớn đến chiều cao cây, sạ ở mật độ cao có chiều cao cây cao hơn so với sạ ở mật độ thưa.

19

3.2.2 Số chồi/m2

Kết quả trình bày ở Bảng 3.2 cho thấy giai đoạn 20 NSS số chồi ở nghiệm thức sạ mật độ 250 kg/ha có số chồi cao nhất (750 chồi/m2). Thấp nhất ở nghiệm thức sạ 125 kg/ha (450 chồi/m2) và khác biệt ở mức ý nghĩa 5% do giai đoạn này câylúa đã cơ bản phát triển hoàn thiện các bộ phận và đã có thể sử dụng chất dinh dưỡng được cung cấp từ bên ngoài nên bắt đầu nảy chồi. Giai đoạn 40 NSS số chồi dao động từ 766 chồi/m2 đến 861 chồi/m2, tuy nhiên không có sự khác biệt qua phân tích thống kê, do đây là giai đoạn cây lúa đẻ chồi mạnh nhất và hầu như đạt ngưỡng tối đa. Thời điểm cây lúa đạt chồi tối đa có thể cùng lúc hoặc sau khi đã phân hóa đòng (Võ Tòng Xuân, 1986). Đến giai đoạn 60 NSS cây lúa đã bước vào thời kỳ sinh sản, số lượng chồi ở giai đoạn này bắt đầu giảm dần, tuy nhiên có sự khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Cao nhất là nghiệm thức sạ 250 kg/ha (841 chồi/m2). Thấp nhất là ở các nghiệm thức sạ 187,5 kg/ha (683 chồi/m2) và 125 kg/ha (641 chồi/m2). Sự sụt giảm số chồi ở giai đoạn này là do những chồi vô hiệu không cạnh tranh ánh sáng, dinh dưỡng và cây lúa cũng tập trung dinh dưỡng để nuôi những chồi hữu hiệu, tập trung nuôi đòng và chuẩn bị trổ. Tại thời điểm thu hoạch số chồi của cây lúa đã giảm xuống đáng kể, do chỉ còn lại những chồi mang bông, ở giai đoạn này cây lúa đã chín các hoạt động sinh trưởng đã dừng lại, tuy nhiên có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Cao nhất ở nghiệm thức sạ 250 kg/ha (834 chồi/m2). Thấp nhất ở các nghiệm thức sạ 187,5 kg/ha (672 kg/ha) và 125 kg/ha (635 chồi/m2).

Bảng 3.2 Số chồi ở các giai đoạn sinh trưởng của giống lúa IR50404 vụ Đông Xuân 2012-2013 tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.

Mật độ sạ (kg/ha)

Ngày sau sạ

20 ngày 40 ngày 60 ngày Thu hoạch

(88 ngày) 250 (ĐC) 187,5 125 750 a 640 ab 450 b 861 807 766 841 a 683 b 641 b 834 a 672 b 635 b F CV (%) * 5,15 ns 5,89 * 6,69 * 8,87

Ghi chú: Trong cùng một cột, các số các chữ theo sau giống nhau khác biệt không ý nghĩa thống kê qua phép thử LSD; ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê; *: khác biệt có ý nghĩa ở mức 5%.

20

Mật độ gieo sạ cũng làm ảnh hưởng đến số chồi khá rõ rệt. Sạ lúa ở các mật độ khác nhau cho số chồi cũng khác nhau. Tuy nhiên, khi sạ ở mật độ thưa cây lúa đẻ nhánh nhiều, nó sẽ tự điều chỉnh quần thể để đảm bảo số chồi thích hợp trong ruộng lúa, khi sạ dày cây lúa sẽ đẻ nhánh ít và một số tự chết ở giai đoạn đầu do không cạnh tranh được ánh sáng và dinh dưỡng (Nguyễn Trường Giang và ctv., 2010). Số chồi sẽ ảnh hưởng đến số bông ở giai đoạn thu hoạch. Số chồi thể hiện cho số bông cần thiết tạo năng suất hạt sau này, nhưng không phải chồi nào hình thành cũng được tạo thành bông mà nó còn phụ thuộc vào số chồi hữu hiệu.

3.2.3 Chiều dài bông

Qua kết quả ở Bảng 3.3 cho thấy giữa các nghiệm thức có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Trong đó nghiệm thức sạ 250 kg/ha có chiều dài bông ngắn nhất (18,30 cm), nghiệm thức sạ 125 kg/ha có chiều dài bông dài nhất (19,75 cm).

Bảng 3.3 Chiều dài bông của giống lúa IR50404 vụ Đông Xuân năm 2012-2013 tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.

Mật độ sạ (kg/ha) Chiều dài bông (cm)

250 (ĐC) 18,30 b 187,5 18,94 ab 125 19,75 a

F *

CV (%) 2,19

Ghi chú: Trong cùng một cột, các số các chữ theo sau giống nhau khác biệt không ý nghĩa thống kê qua phép thử LSD; *: khác biệt có ý nghĩa ở mức 5%.

Kết quả này tương tự với kết quả của Trần Thị Sửu (1986), mật độ càng sạ càng cao thì chiều dài bông càng giảm, ở mật độ sạ 100 kg giống/ha thì chiều dài bông cao nhất là 15 cm và chiều dài bông thấp nhất ở mật độ sạ 300 kg giống/ha với chiều dài 14,2 cm.Chiều dài bông là một đặc điểm di truyền của giống, nó thay đổi tùy theo giống, vùng đất và kỹ thuật canh tác. Chiều dài bông được tính từ đốt cổ bông đến đầu mút bông. Nhìn chung, chiều dài bông có liên quan đến số hạt/bông.

Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) cho rằng, trong thời kì phân hóa đòng và hình thành bông nếu thiếu ánh sáng thì bông sẽ ngắn lại. Trong điều kiện sạ thưa thì cây lúa có khuynh hướng nhận được nhiều ánh sáng để quang hợp, các sản phẩm quang hợp được tích lũy, bông lúa trổ thoát đòng dẫn đến bông lúa dài hơn trong điều kiện

21

sạ thưa. Trịnh Quang Khương (2010), sạ thưa có số bông/m2 ít hơn sạ dày nhưng chiều dài bông cao hơn so với sạ dày.

3.3 ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ GIEO SẠ ĐẾN CÁC THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT

3.3.1 Các thành phần năng suất

3.3.1.1 Số bông trên đơn vị diện tích

Qua kết quả trình bày ở Bảng 3.4 cho thấy, số bông trên mét vuông biến thiên từ 635,11 bông/m2 đến 834,22 bông/m2 và có khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Trong đó, nghiệm thức sạ với mật độ 250 kg/ha có số bông cao nhất (834,22 bông/m2), thấp nhất là ở các nghiệm thức sạ 187,5 kg/ha (672,45 bông/m2) và 125 kg/ha (635,11 bông/m2).

Đối với nghiệm thức sạ với mật độ 125 kg/ha thì số bông được hình thành trên cả thân chính và những chồi được hình thành trong giai đoạn nhảy chồi hữu hiệu, đối với nghiệm thức sạ với mật độ 187,5 kg/ha và 250 kg/ha thì số bông chỉ hình thành trên thân chính. Mật độ sạ ảnh hưởng lớn đến sự nhảy chồi hữu hiệu và hình thành số bông trên đơn vị diện tích, với mật độ sạ càng dày thì sẽ cản trở việc nhảy chồi hữu hiệu và dẫn đến làm ảnh hưởng đến sự hình thành số bông trên đơn vị diện tích, ngược lại sạ thưa sẽ tốt cho việc nhảy chồi hữu hiệu và hình thành số bông trên đơn vị diện tích. Mật độ sạ càng cao số bông trên một đơn vị diện tích sẽ tăng nhưng số hạt trên bông và trọng lượng hạt sẽ giảm. Vì vậy, để cho năng suất cao cây lúa cần có số bông/m2 vừa phải. Các giống lúa thấp cứng cây có số bông/m2

trung bình phải đạt 500-600 bông/m2 đối với lúa sạ hoặc 350-450 bông/m2 đối với lúa cấy mới có thể cho năng suất cao. Vì vậy, muốn có số bông/m2 cao thì phải chú ý đến thời kỳ đẻ nhánh hữu hiệu, đẻ nhánh hữu hiệu kết thúc trước đẻ nhánh tối đa từ 10 - 12 ngày, những nhánh đẻ trong thời gian này đều có khả năng hình thành bông rất cao (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997).

3.3.1.2 Số hạt trên bông

Dựa vào kết quả ở Bảng 3.4 cho thấy số hạt trên bông biến thiên từ 70 đến 79 hạt trên bông trong đó nghiệm thức sạ 250 kg/ha có số hạt trên bông thấp nhất (70 hạt/bông), nghiệm thức sạ 125 kg/ha có số hạt trên bông cao nhất (79 hạt/bông) và khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Số hạt trên bông là nhân tố thứ hai ảnh hưởng đến năng suất. Số hạt/bông tùy thuộc vào số hoa được phân hóa và những hạt bị lép trong quá trình phát triển. Số hạt/bông bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền, kỹ thuật canh tác và điều kiện thời tiết. Do đó, để có số hạt trên bông nhiều cần cung cấp đầy

22

đủ chất dinh dưỡng, những yếu tố thời tiết bất lợi như mưa gió thường xuyên xảy ra trong khoảng thời gian từ trước trổ đến sau trổ sẽ ảnh hưởng lớn đến sự thụ phấn và thụ tinh của hạt lúa ảnh hưởng đến sự hình thành số hạt/bông sau này. Bên cạnh đó, việc quản lý sự đẻ chồi của cây lúa, hạn chế số chồi vô hiệu, đảm bảo số lượng chồi hữu hiệu thích hợp có thể sinh bông là biện pháp kỹ thuật quan trọng giúp gia tăng năng suất của cây lúa. Khi số bông trên một đơn vị diện tích quá cao sẽ xảy ra hiện tượng cạnh tranh dinh dưỡng làm cho bông nhỏ, ngắn và làm giảm số hạt/bông (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997).

3.3.1.3 Số hạt chắc trên bông

Qua kết quả trình bày Bảng 3.4 cho thấy nghiệm thức sạ 250 kg/ha có số hạt chắc trên bông thấp nhất (51 hạt chắc/bông), cao nhất ở các nghiệm thức sạ 187,5 kg/ha (59 hạt chắc/bông) và 125 kg/ha có số hạt chắc trên (64 hạt chắc/bông) và khác biệt có ý nghĩa ở mức 5%.

Bảng 3.4 Các thành phần năng suất của giống lúa IR50404 vụ Đông Xuân năm 2012- 2013 tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.

Mật độ sạ (kg/ha) Số bông/m2 (bông) Số hạt/bông (hạt) Số hạt chắc/bông (hạt) Tỉ lệ hạt chắc (%) Trọng lượng 1000 hạt (g) 250 (ĐC) 834,22a 70b 51b 72,35b 27,04

187,5 672.45b 74ab 59a 78,69a 26,76 125 635.11b 79a 64a 80,53a 27,38

F * * * * ns

CV (%) 8,87 3,43 5,31 3,44 1,22

Ghi chú: Trong cùng một cột, các số các chữ theo sau giống nhau khác biệt không ý nghĩa thống kê qua phép thử LSD; *: khác biệt có ý nghĩa ở mức 5%.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất giống lúa ir50404 vụ đông xuân 20122013 tại huyện bình tân tỉnh vĩnh long (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)