1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn ngữ văn lớp 12 năm học 2019 – 2020 bằng sơ đồ tư duy

24 100 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 861 KB

Nội dung

Do đó, bên cạnh ứng dụng công nghệthông tin vào giảng dạy thì việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học làphương pháp tối ưu nhằm phát huy tính tích cực và khả năng tư duy của họcsinh.V

Trang 1

1 MỞ ĐẦU

1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

“ Văn học là nhân học” – M Gorki Ngữ Văn là một môn học có ý nghĩa

xã hội rất quan trọng Ở mỗi giai đoạn lịch sử, môn Văn có vai trò và sứ mệnhriêng nhưng đều nhằm mục đích phục vụ cho sự phát triển của xã hội Vận mệnhcủa tiếng Việt và nền quốc văn gắn liền với vận mệnh của dân tộc Môn Văn cóvai trò, vị trí rất quan trọng trong nhà trường nói chung và nhà trường trung họcphổ thông nói riêng Ngữ văn là một trong ba môn bắt buộc trong kì thi tốtnghiệp trung học phổ thông Hơn nữa, vị trí của môn Văn trong nhà trường làgiúp cho thế hệ trẻ thấy rằng, môn Văn là một nghệ thuật của cuộc sống, là quàtặng tinh thần, là kim chỉ nam của những tâm hồn đang lớn Vì thế đây là mộttrong những môn học chính, quan trọng trong nhà trường

Tuy nhiên do sự phát triển và nhu cầu của xã hội hiện nay, môn Văn bị thờ

ơ, bị coi nhẹ Học sinh không còn đam mê, đeo đuổi môn Văn Trong khi đó,chương trình Ngữ Văn lớp 12 lại liên quan trực tiếp đến việc thi tốt nghiệp trunghọc phổ thông - một kì thi rất quan trọng của học sinh Nhưng trên thực tế, việc

ôn tập tốt nghiệp môn Ngữ Văn tại các trường trung học phổ thông lại khôngmấy hiệu quả Chính điều đó đòi hỏi phải có những phương pháp cải tiến hơntrong việc ôn tập môn văn trong nhà trường phổ thông, đây là nhu cầu cần thiếtđối với các nhà giáo dục đặc biệt là những giáo viên dạy văn Một trong nhữngyếu tố, phương pháp để tiến hành có hiệu quả một tiết ôn tập tốt nghiệp môn vănchính sử dụng sơ đồ tư duy phù hợp với đối tượng học sinh qua đó giúp học sinhkhám phá, cảm thụ tác phẩm văn học Do đó, bên cạnh ứng dụng công nghệthông tin vào giảng dạy thì việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học làphương pháp tối ưu nhằm phát huy tính tích cực và khả năng tư duy của họcsinh.Việc dạy văn bằng cách sử dụng sơ đồ tư duy có tác dụng tạo được mốiquan hệ sư phạm trong giao tiếp giữa thầy và trò và khơi dậy trong học sinh sự

khám phá nội dung, dụng ý nghệ thuật của tác phẩm - những “mã khoá” giúp

người dạy, người học đi từ sự im lặng của các từ ngữ để trở về với tiếng lòngmình đến với những trạng thái tâm hồn cảm xúc Đọc văn để hiểu người Giảngvăn để dạy làm người… Làm thế nào để chúng ta - vừa là người đọc, vừa là

người giảng văn để tạo ra và truyền được cái cảm hứng “Uống xong lại khát” ấy.

Xuất phát từ thực trạng ấy, chúng tôi đề xuất việc ôn tập tốt nghiệp môn Ngữvăn của học sinh lớp 12 bằng một hệ thống sơ đồ tư duy giúp học sinh chuẩn bị

và củng cố bài ở nhà Hệ thống sơ đồ tư duy này được thiết kế trên cơ sở nănglực của học sinh lớp 12, đang được giáo viên trực tiếp giảng dạy tại trườngTHPT Lam Kinh và trong phạm vi tỉnh Thanh Hóa trong năm học 2019 - 2020

=> Đó cũng là những lý do đưa tôi đến đề tài “Nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn Ngữ văn lớp 12 năm học 2019 –

2020 bằng sơ đồ tư duy” nhằm tạo hứng thú cho giờ ôn tập, giúp học sinh chủ

động khắc sâu, ghi nhớ kiến thức, “ gỡ rối” được nhiều khó khăn cho cả giáoviên và học sinh từ đó hiệu quả dạy- học từ đó tăng theo

Trang 2

1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.

- Nhằm “gỡ rối” và góp phần trang bị thêm kĩ năng cũng như kiến thức cho

giáo viên và học sinh khi đối mặt với cách ôn tập có hiệu quả các đề thi tốtnghiệp trung học phổ thông năm 2020

- Đi sâu kĩ năng nhớ, hiểu và vận dụng các tác phẩm văn học ( trong tâmcâu 2/ phần II trong đề thi tốt nghiệp), đối với giáo viên Ngữ văn, chúng tôi thiết

nghĩ, không có một mục đích nào khác là mong muốn cho học sinh có một “ cẩm nang”, “ phao cứu sinh” , là bí kíp “hái quả ngọt” giúp học sinh đạt điểm

cao trong các đợt kiểm tra, đặc biệt kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm2020

- Tăng cường được khả năng thực hành cho học sinh thông qua hệ thốngcác đề thi minh họa

2.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :

- Học sinh lớp 12 trường THPT Lam Kinh năm học 2019 – 2020( lớp 12A5, 12A6)

- Các tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 12 và câu 2 phần IIcác đề thi minh họa thi tốt nghiệp năm 2020

2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4.1 Nghiên cứu lý thuyết :

- Lý thuyết sơ đồ tư duy, cách kiểu sơ đồ tư duy, các tác phẩm văn họctrong chương trình Ngữ văn 12 ( phần Văn học Việt Nam)

- Trao đổi với bạn bè đồng nghiệp phụ trách dạy lớp 12 ở các trường THPT

trong khu vực để tìm ra các giải pháp

2.4.2 Nghiên cứu thực tiễn :

- Nghiên cứu các các tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 12( phần Văn học Việt Nam), các đề thi minh họa của Bộ GD & ĐT cùng các đềthi của các đồng nghiệp

- Chọn 1 tác phẩm, , 1 đề tổ chức thảo luận trong tổ, thống nhất các ý kiến

- Tổ chức cho hs làm thực hành 1 tác phẩm, 1 đề trong các buổi ôn luyện,chấm và rút kinh nghiệm

1.5 NHỮNG ĐÓNG GÓP CŨNG NHƯ Ý NGHĨA LÝ LUẬNVÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

V.1 Đối với giáo viên:

- Đề tài sẽ cung cấp một “ cẩm nang” giúp người giáo viên trực tiếp giảng

dạy ( đặc biệt đang dạy lớp 12) tìm ra một hướng đi đúng đắn nhằm nâng caochất lượng dạy học, ôn luyện tốt nghiệp cho học sinh lớp 12 trong nhà trường

V.2 Đối với học sinh:

- Giúp học sinh có kĩ năng, phương pháp học tập có hiệu quả cao nhất( nhớ, hiểu và vận dụng) à

- Trang bị thêm những tri thức cuộc sống trong các vấn đề cuộc sống (thái

độ, hành động đúng đắn trước các vấn đề xã hội) - đó là hành trang tốt để các

Trang 3

em mang theo, không phải chỉ là trong câu chuyện thi cử mà trong cả cuộc sốngsau này.

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.

2.I CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1 Sơ đồ tư duy:

Nghiên cứu về hoạt động của bộ não người, người ta chỉ ra rằng bộ nãohoạt động gồm hai nhánh: Não phải nhạy cảm với các thông tin về màu sắc, nhịpđiệu, hình dạng, tưởng tượng, … sẽ tác động kích thích não trái Não trái thíchhợp với các từ ngữ, con số, tư duy, phân tích, … cho ra sản phẩm

Do đó người ta tìm cách kích thích não phải tốt nhất Trình bày vấn đề theo

sơ đồ, biểu đồ bao giờ cũng gây hứng thú Trong các hình thức ấy, sơ đồ tư duy

mà tác giả Tony Buzan đưa ra được đánh giá cao nhất và đã trở thành công cụlàm việc hiệu quả của hàng triệu người trên thế giới Sơ đồ tư duy (phát minhbởi Tony buzan) chính là công cụ ghi chú tuyệt vời giúp chúng ta đạt được tất cảcác yếu tố trên Đó chính là lí do tại sao sơ đồ tư duy được gọi là công cụ ghichú tối ưu

Sơ đồ tư duy đặc biệt phù hợp cho việc đọc, ôn tập, ghi chú và luyện thi.

Sơ đồ tư duy giúp học sinh quản lý thông tin hiệu quả và gia tăng cơ hội thànhcông Trên thực tế, những học sinh, sinh viên từng sử dụng Sơ đồ Tư duy chobiết, họ cảm thấy tin tưởng khi áp dụng phương pháp học này, nhận ra mục tiêumình đề ra khả thi và hiểu rằng mình đi đúng hướng

2.1.2 Tác dụng của sơ đồ tư duy trong học tập.

- Sơ đồ tư duy giúp chúng ta tiết kiệm thời gian vì nó chỉ tận dụng các

- Sơ đồ tư duy tận dụng được các nguyên tắc của trí nhớ siêu đẳng

Ngoài việc tận dụng các từ chìa khóa, sơ đồ tư duy còn tận dụng được cácnguyên tắc của trí nhớ siêu đẳng, và nhờ đó tăng khả năng tiếp thu và nhớ bàinhanh của học sinh

Sơ đồ tư duy tác động vào sự hình dung của học sinh nhờ những hình ảnh,những màu sắc của nó Sơ đồ tư duy như một bức tranh lớn đầy màu sắc hơn làmột bài học khô khan

Sơ đồtư duy tác động lên sự liên tưởng của học sinh, nó hiển thị sự liênkết giữa các ý tưởng một cách rất rõ ràng

Sơ đồ tư duy làm nổi bật sự việc, nổi bật các ý tưởng trọng tâm bằng việc

sử dụng những màu sắc, kích cỡ, hình ảnh đa dạng Nó giúp học sinh tạo ra một

Trang 4

bức tranh mang tính lí luận, liên kết chặt chẽ những kiến thức mà các em đượchọc.

Sơ đồ tư duy sẽ giúp cho học sinh một phương pháp rèn luyện trí nhớ, mộtphương pháp tổng hợp kiến thức và một kỹ năng trình bày vấn đề Bởi vì vớicách thể hiện gần như cơ chế hoạt động của bộ não, sơ đồ tư duysẽ giúp các em:

Nhưng “ những gì ta biết chỉ là hạt cát, những gì ta chưa biết là cả đại dương mênh mông”, kiến thức trong chương trình Ngữ Văn lớp 12 rất rộng,

nhiều Số lượng ấy được thể hiện ngay trong từng bài học, từng phần, từng học

kì Với lượng kiến thức lớn như vậy học sinh nếu không được hướng dẫn tậntình, khoa học thì học sinh khó lòng nắm bắt tốt Nhất là các em không thể ngồihọc thuộc lòng những bài văn được

=> Vì vậy, giáo viên cần hướng dẫn các em cách ôn tập, cách ghi nhớ kiếnthức ngắn gọn nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất Từ tác dụng của sơ đồ tư duy

trong học tập (đã được trình bày ở trên – mục I), tôi thấy rằng nên sử dụng sơ

đồ tư duy để hướng dẫn học sinh ôn tập tốt nghiệp môn Ngữ Văn lớp 12, vì nó

sẽ khắc phục được những hạn chế của cách ghi nhớ, học tập theo kiểu truyềnthống, đồng thời giúp học sinh: tiết kiệm được thời gian, ghi nhớ tốt hơn, các emnhìn được bức tranh tổng thể về chương trình, về bài học và các em có thể độngnão về một vấn đề phức tạp

2.2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SSKKN.

Như trên đã nói, môn Ngữ văn là môn học có vai trò rất quan trọng trongnhà trường Đây là một môn học chính Vì thế môn Văn cũng là môn thi bắtbuộc trong các kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông Chính vì vậy, hàng năm đểchuẩn bị tốt cho kì thi quốc gia này, các nhà trường trung học phổ thông đều tổchức ôn tập thi tốt nghiệp phổ thông cho học sinh Tùy điều kiện của từng nhàtrường, từng địa phương mà việc tổ chức ôn tập thi tốt nghiệp có thể diễn ra ởnhững thời điểm khác nhau, với lượng thời gian cũng khác nhau, có trường ôn

Trang 5

dài suốt tám, chín tháng, có trường chỉ ôn vài ba tháng hoặc một số buổi nhấtđịnh nào đó Trong đó, giờ ôn tập Ngữ Văn chuẩn bị cho học sinh thi tốt nghiệp

là giờ học ở đó giáo viên giúp các em củng cố, khắc sâu, hệ thống hóa kiến thức một cách đầy đủ nhất Đó cũng là những giờ học cần giáo viên hướng dẫn cho các em phương pháp học tập hiệu quả nhất, ghi nhớ bài dễ nhất, nhanh nhất Đồng thời những giờ ôn tập cũng là những tiết học cần giáo viên rèn luyện

cho các em những kĩ năng viết văn để các em có thể thành thục trong việc dựngmột đoạn văn, văn bản nghị luận Tất cả những nhiệm vụ trên đều hướng đếnmột mục đích duy nhất là giúp các em đạt điểm cao ở môn Ngữ Văn (tính từđiểm 5 trở lên), góp phần nâng cao tỉ lệ đậu tốt nghiệp của nhà trường

Tuy nhiên, điều đáng quan tâm ở đây là cách hướng dẫn học sinh ôn tậpmôn Ngữ Văn của giáo viên Hầu hết trong các tiết ôn thi tốt nghiệp Ngữ Văn,giáo viên thường hệ thống lại những kiến thức đã học một cách sơ sài, hoặc dạylại những kiến đã học trong chương trình chính khóa Việc dạy lại ấy là sự lặp

lại không cần thiết Một số giáo viên lại dạy theo kiểu đọc bài văn mẫu (đã được thầy cô làm sẵn) cho học sinh chép lại làm tài liệu Cách ôn tập này cũng

không cần thiết, không hiệu quả, bởi vì: thứ nhất học sinh không thể thuộc đượcbài văn mẫu của thầy cô, thứ hai, trên thị trường có rất nhiều loại sách sẵn nhữngbài văn mẫu các em không cần những tiết học đến chỉ để chép bài; thứ ba, cách

ôn tập ấy không rèn luyện được kĩ năng cho các em Một số giáo viên khác lạitìm cách tải trên mạng, hoặc tìm những đề văn, dàn ý có sẵn poto cho học sinhlàm tài liệu và về nhà tự học

Thực ra, trong nhiều giờ ôn tập Ngữ Văn, nhiều giáo viên cũng đã cố gắngtìm cách hướng dẫn cho học sinh phương pháp học tập ngắn gọn theo phầnmục Ở dạng này, các đoạn văn hoặc câu văn ngắn được đánh số và sắp xếp

theo trình tự Mỗi câu văn chứa đựng một ý chính liên quan cần được học

Ví dụ: Viết về sông Đà, Nguyễn Tuân có nhiều phát hiện Hai nét tiêu biểu

nhất của sông Đà là hung bạo và trữ tình

- Nét hung bạo của sông Đà:

+ Sông Đà hung bạo với những thác nước “độc dữ, nham hiểm”.+Sông Đà hung bạo với những cái hút nước sẵn sàng nuốt chửngthuyền bè

+ Thạch trận sông Đà với bao nhiêu tướng dữ, quân tợn rình rập

“tiêu diệt tất cả thuyền trưởng, thủy thủ’

- Nét trữ tình, thơ mộng của sông Đà::

+ Sông Đà tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình,

+ Sông Đà đằm đằm, ấm ấm như một cố nhân dịu dàng

+ Sông Đà hoang sơ với những quãng sông thơ mộng như một bờ tiềnsử

Đây là phương pháp ghi chép và học tập theo kiểu truyền thống được hầuhết giáo viên và học sinh sử dụng Nhưng trên thực tế, hướng dẫn học sinh ôn

Trang 6

tập tốt nghiệp theo phương pháp này vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả, bởi vì, nộidung mà các em cần nắm bắt ở dạng câu văn dài với nhiều từ ngữ nên các emphải mất nhiều thời gian để học tập và ghi nhớ, câu chữ nhiều cũng không tậndụng được sức mạnh tiềm ẩn bên trong trí nhớ của họ, nó chỉ tận dụng đượcchức năng của não trái mà không tận dụng được các chức năng của não phải Như vậy, tất cả những cách ôn tập trên của giáo viên đều khiến cho tâm lí

ôn tập thi tốt nghiệp của học sinh trở nên chán nản Đó là lí do trong những giờ

ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ Văn học sinh ngại học, chán học, bỏ học hoặc đếnlớp chỉ ngồi chơi Vì các em thấy buổi học không hiệu quả, không có ích lợi,không hứng thú Nếu xét về mục đích ôn tập, những cách dạy trên cũng khôngđạt được hiệu quả ôn tập Học sinh sẽ không thể củng cố, khắc sâu, hệ thốngđược kiến thức, không bao quát được bài học, chương trình học, không rèn được

kĩ năng làm bài Hoặc nếu có hiểu bài thì việc ghi nhớ bài học của các em cũngkhó khăn vì lượng kiến thức được thầy cô cung cấp rất nhiều, dài rất khó nhớ,khó thuộc Trong khi đó, kì thi tốt nghiệp có tới sáu môn thi, cộng với các mônthi khối của các em khiến áp lực về kiến thức, áp lực về thời gian, áp lực về thi

cử đè nặng lên vai học sinh Các em sẽ thấy rối, bù đầu nếu không được giáoviên hướng dẫn học tập bằng những phương pháp khoa học, hiệu quả

Từ thực trạng trên, để giờ ôn tập tốt nghiệp môn Ngữ Văn đạt hiệu quả tốt

hơn, tôi đã mạnh dạn Hướng dẫn học sinh ôn tập tốt nghiệp môn Ngữ Văn lớp

12 bằng sơ đồ tư duy nhằm khắc phục những hạn chế của cách dạy thông

thường, đưa chủ thể của hoạt động "học" cuốn hút vào các hoạt động học tập dogiáo viên tổ chức và hướng dẫn Những tiết ôn tập văn học được tổ chức theo

cách thức này có thể xem như một món ăn tinh thần mới lạ, nhằm kích thích

hứng thú của học sinh trong quá trình ôn tập, đồng thời tạo ra một bầu không khívui tươi, hào hứng để khắc sâu kiến thức để các em ghi nhớ kiến thức nhanh,nhiều, hiệu quả

2.3 CÁC GIẢI PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN TẬP TỐT NGHIỆP MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY.

2.3.1 Hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức bằng sơ đồ tư duy:

2.3.1.1.Sơ đồ tư duy tổng quát về chương trình Ngữ Văn lớp 12:

Trong buổi ôn tập đầu tiên, học sinh cần có cái nhìn khái quát về chươngtrình Ngữ Văn lớp 12, phần liên quan đến nội dung thi của các em Đây là buổihọc đầu tiên nên các em chưa biết vẽ sơ đồ, chưa bao quát được chương trìnhnên giáo viên vừa vẽ, vừa giới thiệu chương trình để học sinh nhận bước đầutiếp cận với sơ đồ tư duy và hình dung ra nội dung chương trình cần ôn tập chothi tốt nghiệp

Bước 1: Giáo viên giới thiệu chương trình: Ngữ Văn 12- vẽ chủ đề ở trung

tâm

Bước 2: Giáo viên giới thiệu các nội dung lớn trong chương trình Ngữ Văn

12- vẽ thành hai nhánh: Đọc văn và Làm văn

Trang 7

Bước 3: Từ nội dung lớn giáo viên giới thiệu các thể loại và các tác phẩm

Sơ đồ tư duy tổng quát chương trình Ngữ Văn lớp 12 cần ôn tập:

Mục đích của sơ đồ tư duy tổng quát này là thông qua sơ đồ, học sinh sẽhình dung ra nội dung chương trình cần ôn tập cho thi tốt nghiệp; Học sinh bướcđầu tiếp cận với sơ đồ tư duy, bước đầu hình dung ra cách vẽ, cách đọc

2.3.1.2 Hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy:

Tất cả những bài học cụ thể trong chương trình Ngữ Văn lớp 12 đều đượcgiáo viên dạy học tỉ mỉ trong chương trình chính khóa Vì vậy, nếu giáo viên tiếptục làm công việc giảng dạy trong những tiết ôn tập tốt nghiệp là việc làm lặp,thừa và không cần thiết Những việc cần làm của giáo viên trong các tiết học này

là giúp học sinh củng cố kiến thức cho hệ thống để các em được khắc sâu kiếnthức, là hướng dẫn cho các em cách ghi nhớ kiến thức hiệu quả nhất Vì vậy,trong những tiết ôn tập này, giáo viên yêu cầu tất cả học sinh đều phải mang vởsoạn, vở ghi Ngữ Văn và sách Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông

môn Ngữ Văn để phục vụ cho việc ôn tập.

Để củng cố kiến thức mỗi bài học, giáo viên hướng dẫn cho các em vẽ sơ

đồ tư duy cho mỗi bài, chủ yếu là những bài đọc văn

Bước 1: Hướng dẫn học sinh xác định và vẽ chủ đề trung tâm:

- Chủ đề trung tâm của mỗi bài học nên lấy chính tên bài

- Vẽ tên bài ở trung tâm

Trang 8

Ví dụ: Chủ đề trung tâm của bài Vợ nhặt

Bước 2: Hướng dẫn học sinh xác định nội dung của chủ đề và cách vẽ:

Nội dung của từng bài được cụ thể trong cuốn sách Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn Ngữ Văn Mỗi tác phẩm thường có hai nội

dung lớn: về tác giả, về tác phẩm

Vẽ hai nội dung thành hai nhánh lớn tương đương nhau trong chủ đề

- Về tác giả thường có những ý chính sau: tên tác giả, quê quán, gia đình, đề tài sáng tác, hình tượng nhân vật, thể loại sáng tác Tùy từng

tác giả cụ thể mà chúng ta sẽ có các nhánh tương ứng

- Về tác phẩm thường có các ý chính sau: xuất xứ, nội dung tác phẩm, nghệ thuật của tác phẩm Tùy từng tác phẩm cụ thể, giáo viên sẽ hướng dẫn cho các

em vẽ sơ đồ

Ví dụ: Các nội dung lớn trong chủ đề trung tâm bài Vợ nhặt:

Bước 3: Hướng dẫn học sinh xác định những ý cụ thể trong nội dung:

Để học sinh xác định được các ý cụ thể, giáo viên hướng dẫn các em đọc

từng nội dung bài học trong vở ghi và sách Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn Ngữ Văn và gạch chân những từ biểu thị các ý cụ thể trong

nội dung Từ đó hướng dẫn các em vẽ các nhánh chi tiết

Trang 9

Chẳng hạn đoạn văn dưới đây:

Bước 1: Giáo viên cho học sinh đọc đoạn văn, yêu cầu các em xác định

các từ khóa chỉ tên các nhân vật (từ in đậm gạch chân)

Bước 2: Từ tên các nhân vật, học sinh gạch chân những từ ngữ quan

trọng (từ khóa) thể hiện đặc điểm, tính cách, của từng nhân vật (từ gạch chân).

Tràng là dân ngụ cư, lại xấu xí, sống trong một gia đình nghèo truyền kiếp

có vợ gây ngạc nhiên cho hàng xóm Họ ngạc nhiên vì một người nghèo nhưTràng bỗng nhiên lại có vợ, nhất là trong hoàn cảnh nạn đói đang đe dọa cuộcsống của tất cả mọi người Việc nhặt vợ ấy thể hiện khao khát hạnh phúc lứa đôi,hạnh phúc gia đình của anh

Người đàn bà nhận lời làm vợ Tràng được miêu tả như một người vô danh,

không tên tuổi Chị không có công ăn việc làm, ngồi vêu ở cửa nhà kho, tính khílại cong cớn, táo bạo Chỉ gặp hai lần, chị đã không khách khí ăn liền một lúcbốn bát bánh đúc Rồi theo câu gợi ý của Tràng, chị đồng ý theo Tràng về làm

vợ Đúng là anh ta đã nhặt được chị như người ta nhặt một đồ vật vô chủ rơivãi Từ một con người chao chát, chỏng lỏn, cong cớn, chị trở thành rụt rè, dịudàng, đúng mực

Bà cụ Tứ thấy con mình bỗng nhiên có vợ thì ngạc nhiên Bà buồn vui,

mừng lo lẫn lộn, nhưng nếu trên hết bà vẫn vui vì người con trai nghèo, thô kệch

đã có vợ Niềm vui khiến bà cũng rạng rỡ hẳn lên Bà gieo vào lòng con niềm tinvào tương lai Tâm trạng đó thể hiện tình cảm chân thành, đôn hậu của người mẹnghèo

Bước 3: Từ đoạn văn trên, ta có sơ đồ sau- tập trung vào nhánh: Các nhân vật

Trang 10

Sơ đồ tư duy tổng quát về bài Vợ nhặt:

2.3.1.3 Hướng dẫn học sinh cách đọc sơ đồ tư duy để ghi nhớ kiến thức.

` - Sơ đồ tư duy được vẽ, viết và đọc theo hướng bắt đầu từ trung tâm dichuyển ra phía bên ngoài và theo chiều kim đồng hồ Vì vậy, học sinh cần phảiđọc từ phải sang trái (bắt đầu từ phía trong di chuyển ra ngoài)

Trang 11

- Đọc sơ đồ theo chiều mũi tên ở ví dụ sau:

Bốn kết cấu chính I, II, III, IV trong sơ đồ tư duy phía trên được gọi nhánhchính sơ đồ tư duy này có bốn nhánh chính vì nó có bốn tiêu đề phụ Số tiêu đềphụ là số nhánh chính Đồng thời, các nhánh chính của sơ đồ tư duy được đọctheo chiều kim đồng hồ, bắt nguồn từ nhánh I tới nhánh II, rồi nhánh III, và cuối

cùng là nhánh IV (Nguồn www.trandangkhoa.com)

2.3.2 Hướng dẫn học sinh lập dàn ý theo sơ đồ tư duy:

Ở mỗi bài học, sau khi học sinh được củng cố kiến thức cơ bản thì giáoviên thường cho các em luyện tập làm đề Ở mỗi đề luyện tập, giáo viên thườngyêu cầu các em lập dàn ý Ta thường thấy các em lập dàn ý theo đề mục Họcsinh thường đánh dấu các ý lớn, ý nhỏ của một dàn ý bằng số, gạch đầu dònghoặc cộng đầu dòng Cách lập dàn ý này cũng khá khoa học nhưng học sinh vẫnphải viết cả câu văn, đoạn văn Nếu vậy, các em vẫn mất nhiều thời gian trongkhi đó thời gian cho một buổi thi không nhiều Hơn nữa, dàn ý theo kiểu truyềnthống ấy khó kích thích tư duy logic của các em Vì vậy, giáo viên hướng dẫncho các em lập dàn ý theo Sơ Đồ Tư Duy sẽ khắc phục được những hạn chếtrên

Ví dụ:

Đề bài: Trong truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân đã xây dựng được một tình

huống truyện đầy nghịch lí và oái oăm Qua truyện ngắn Vợ nhặt, anh (chị) hãy

làm sáng tỏ ý kiến trên

Dàn ý thông thường:

* Ý 1:Trong truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân đã xây dựng được một tình huống truyện đầy nghịch lí:

Trang 12

- Tràng là một người nghèo túng không có tiền cưới vợ, dân ngụ cư, xấu xíxưa nay không ai để ý đến Trong nạn đói khủng khiếp, Tràng nuôi thân khôngnổi, huống nữa là đèo bòng.

- Tràng lấy được vợ, có vợ theo không giữa nạn đói

- Tất cả mọi người đều ngạc nhiên trước tình huống này Người dân xómngụ cơ ngơ ngác Bà cụ Tứ ngạc nhiên, bất ngờ Tràng cũng nghi ngờ, ngờ ngợnhư không phải

* Ý 2: Đây là một tình huống oái oăm, éo le nên người chứng kiến không biết vui hay buồn, mừng hay lo:

- Người dân xóm ngụ cư vừa mừng, vừa ái ngại cho Tràng

- Trạng cũng chợn nghĩ và đắn đo trước khi quyết định đưa người đàn bà vềnhà

- Bà cụ Tứ tâm trạng phức tạp, đầy mâu thuẫn: vừa mừng, vừa tủi, vừa lo,vừa thương xót

* Ý 3:Ý nghĩa của tình huống truyện:

- Tác giả đã gián tiếp tố cáo tội ác của bọn thực dân và phát xít cùng tay saicủa chúng ta gây ra nạn đói khủng kiếp năm 1945→ giá trị của con người rẻrúm

- Tác giả đã ngợi ca vẻ đẹp của tình thương yêu, đùm bọc lẫn nhau củangười lao động nghèo

- Người lao động dù ở trong tình huống bi thảm đến đâu, dù kề bên cáichết, vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào cuộc sống vàvẫn hi vọng ở tương lai→Niềm tin của tác giả về con người và cuộc sống

→Ý nghĩa nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.

Dàn ý theo sơ đồ tư duy:

Ngày đăng: 13/07/2020, 12:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w