T33-ƯCLN

3 259 0
T33-ƯCLN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tiết : 33 Bài dạy : §17. ƯỚC CHUNG LỚN NHẤT (tt) I. MỤC TIÊU : + Kiến thức : HS được củng cố cách tìm ƯCLN của hai hay nhiều số. + Kỹ năng : HS biết cách tìm ước chung thông qua tìm ƯCLN + Thái độ : Rèn cho HS biết quan sát, tìm tòi đặc điểm các bài tập thực tế để áp dụng nhanh, chính xác. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH : Giáo viên : Bảng phụ bài 147(SGK) Học sinh : SGK, bài tập, bảng nhóm. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn đònh tình hình lớp :1’ kiểm diện 2. Kiểm tra bài cũ : 6’ HS 1 : − Thế nào là ƯCLN của hai hay nhiều số ? Nêu quy tắc tìm ƯCLN của hai hay nhiều số lớn hơn 1 − Tìm : a) ƯC (12 ; 30) ; ƯCLN (12 ; 30) b) ƯCLN (36 ; 60 ; 72) Đáp số : a) Ư (12) = {1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 6 ; 12 } Ư (30) = {1 ; 2 ; 3 ; 5 ; 6 ; 10 ; 15 ; 30 } ƯC (12 ; 30) = {1 ; 2 ; 3 ; 6 } ƯCLN (12 ; 30) = 6 b) 36 = 2 2 . 3 2 ; 60 = 2 2 . 3 . 5 ; 72 = 2 3 . 3 2 ƯCLN (36 ; 60 ; 72) = 2 2 . 3 = 12 3. Giảng bài mới : * Giơi thiệu bài (1’) : Để tìm ƯC (12 ; 30) ngoài cách liệt kê các ước của 12 và 30 rồi chọn các ước chung, ta có thể làm theo cách nào mà không cần liệt kê các ước của mỗi số ? Để tìm hiểu vấn đề đó, ta sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay. * Tiến trình tiết dạy : T G Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 15 ’ HĐ1 : Cách tìm ước chung thông qua tìm ƯCLN ? GV trở lại phần kiểm tra bài cũ, em có nhận xét gì về quan hệ giữa các ƯC (12, 30) và ƯCLN(12, 30) ? − Hỏi: Như vậy, để tìm ước chung của hai hay nhiều số mà không cần liệt kê các ước của mỗi số ta còn có thể làm như thế nào? HĐ1 : Cách tìm ước chung thông qua tìm ƯCLN −HS đứng tại chỗ nhận xét : Tất cả các ước chung của 12 và 30 đều là ước của ƯCLN (12 ; 30). TL: Có thể tìm ƯCLN của các số đó, sau đó tìm ước của ƯCLN 3. Cách tìm ước chung thông qua tìm ƯCLN Để tìm ước chung của các số đã GV nhắc lại, ghi bảng…. GV hướng dẫn HS tìm ƯC (12, 30) thông qua tìm ước chung lớn nhất. + Đầu tiên ta tìm ƯCLN (12, 30) + Tiếp theo ƯC (12 ; 36) = Ư (6) = ? Củng cố kiến thức : GV nêu bài tập : Tìm số tự nhiên a biết rằng 56  a và 140  a ? 56  a và140  a suy ra điều gì ? ? Vậy tìm ƯC (56 ; 140) như thế nào ? GV gọi 1HS lên làm tiếp. Cả lớp cùng làm vào vở. GV Cho lớp nhận xét. HS theo dõi cách làm. HS : ƯCLN (12 ; 30) = 6 HS : ƯC(12 ; 36) = Ư(6) = {1; 2 ; 3 ; 6} HS : 56  a và140  a nên suy ra a ∈ ƯC (56 ; 140) HS : Ta có thể tìm ƯC (56 ; 140) thông qua tìm ƯCLN (56 ; 140) 1HS lên bảng làm tiếp cho, ta có thể tìm các ước của ƯCLN của các số đó. Ví dụ : Tìm ƯC (12, 30) Ta có : ƯCLN (12 ; 30) = 6 Vậy : ƯC(12 ; 36) = Ư(6) = {1 ; 2 ; 3 ; 6} Bài tập : Tìm số tự nhiên a biết rằng 56  a và 140  a Giải : Vì 56  a và140  a ⇒ a ∈ ƯC (56 ; 140) 56 = 2 3 . 7 ; 140 = 2 2 . 5 . 7 ƯCLN (56 ; 140) = 28 ƯC (56 ; 140) = Ư (28) = {1 ; 2 ; 4 ; 7 ; 14 ; 28} Vậy a ∈ {1 ; 2 ; 4 ; 7 ; 14 ; 28} 20 ’ HĐ 2: Luyện tập tại lớp Bài 144 – tr 56 – SGK : − GV : gọi HS đứng tại chỗ đọc đề bài. − Hỏi : Để tìm các ước chung lớn hơn 20 của 144 và 192 ta phải làm gì ? GV gọi 1HS lên tìm ƯC (144 ; 192) ? Các ước chung lớn hơn 20 của 144 và 192 là bao nhiêu ? Bài tập 146 - tr57 – SGK : − GV : Gọi 1HS đọc đề − Hỏi : x có quan hệ với các số 112 và 140 như thế nào? − Hỏi : x phải thỏa mãn điều kiện gì ? − Dựa vào những điều phân HĐ 2: Luyện tập tại lớp − Một vài HS đọc đề − TL : Đầu tiên tìm ƯCLN (144 ; 192), sau đó tìm ƯC (144 ; 192) bằng cách tìm ước của ƯCLN (144 ; 192) 1HS lên tìm ƯC (144 ; 192) 144 = 2 4 . 3 2 ; 192 = 2 6 . 3 ƯCLN (144 ; 192) = 48 − Trả lời : 24 và 48 1HS đọc đề bài TL : Vì 112  x và 140  x nên x ∈ ƯC (112 ; 140) TL : 10 < x < 20 − Cả lớp làm bài trong ít phút. Luyện tập : Bài 144 – tr 56 – SGK : 144 = 2 4 . 3 2 ; 192 = 2 6 . 3 ƯCLN (144 ; 192) = 2 4 . 3 = 48 ƯC (144 ; 192) = Ư (48) = {1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 6 ; 8 ; 12 ; 16 ; 24 ; 48} Vậy các ước chung lớn hơn 20 của 144 và 192 là 24 và 48 Bài tập 14 - tr57 – SGK : Vì 112  x và 140  x nên x ∈ ƯC (112 ; 140) 112 = 2 4 . 7 140 = 2 2 . 5 . 7 ƯCLN (112 ; 140) = 2 2 . 7 = 28 ƯC (112 ; 140) = Ư (28) = {1 ; 2 ; 4 ; 7 ; 14 ; 28} tích như trên hãy tìm x. Gọi 1HS lên bảng trình bày bài giải. Bài tập 147-tr57-SGK : − GV : Gọi học sinh đọc đề GV gợi ý : Số bút trong mỗi hôïp là a. Theo bài a có quan hệ gì với mỗi số 28 ; 36 ; 2 ? Từ đó, tìm số a và trả lời câu c GV Cho HS hoạt động nhóm - Cho các nhóm treo bảng nhóm, nhận xét – Chốt lại cách làm. 1HS lên bảng trình bày bài giải − 1HS đứng tại chỗ nhận xét HS đọc đề bài HS nghe hướng dẫn HS hoạt động nhóm Đại diện nhóm trình bày. Vì 10 < x < 20 Nên x = 14 Bài tập 147-tr57-SGK : a) Gọi số bút trong mỗi hộp là a Theo bài ta có : 28  a ; 36  a và a > 2 b) Vì 28  a ; 36  a và a > 2 nên a ∈ ƯC (28 ; 36) và a > 2 28 = 2 2 . 7 ; 36 = 2 2 . 3 2 ƯCLN (28 ; 36) = 2 2 = 4 ƯC (28 ; 36) = Ư (4) = {1 ; 2 ; 4} Vì a > 2 nên a = 4 c) Số hộp bút chì màu Mai đã mua: 28 : 4 = 7 hộp Số hộp bút chì màu Lan đã mua : 36 : 4 = 9 hộp 4.D ặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (2’ ) + Về nhà nắm lại thật kỹ quy tắc tìm ƯCLN theo 3 bước, cách tìm ước chung thông qua tìm ước chung lớn nhất. Vận dụng thuật toán Ơclit để tìm ƯCLN của hai số. + Xem lại các bài tập đã giải. + Làm các bài tập : 142 ; 145 ; 148 - SGK + Xem trước bài : Bội chung nhỏ nhất. IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung : ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………

Ngày đăng: 13/10/2013, 19:11

Hình ảnh liên quan

Giáo viên : Bảng phụ bài 147(SGK) - T33-ƯCLN

i.

áo viên : Bảng phụ bài 147(SGK) Xem tại trang 1 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan