1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Tiểu Luận Về Bệnh Đốm Vòng Đu Đủ

9 1,2K 18
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 159,5 KB

Nội dung

bệnh đốm vòng đu đủ

Trang 1

Tiểu Luận Về Bệnh Đốm Vòng

Đu Đủ

Trang 2

• Đu đủ là loại cây ăn trái dễ trồng, hiệu quả kinh tế cao và cũng là một

trong những loại cây được trồng xen trong vườn cây ăn trái với chiến

lược lấy ngắn nuôi dài Tuy nhiên, ngay vụ đầu tiên đu đủ phát triển rất tốt, những lứa sau thì vườn đu đủ sẽ thể hiện triệu chứng bệnh đốm vòng, đây là một trong những bệnh nguy hiểm nhất, hạn chế sự phát triển diện tích trồng đu đủ.

• Bệnh gây ra do một loại virus được gọi là Papaya Ringspot Virus (PRV ).

• Phân loại:

• Họ: potyviridae

• Giống: potyvirus

• Loài: papayaring spot vius

• Dòng:type P

• Virus PRSV là một loài vi sinh vật sống ký sinh.Chúng lây truyền từ cây chủ này sang cây chủ khác thông qua một vector.Đó là hai loài apphidds ( rầy mềm hay rệp muội), aphisgossypii ( rệp bông) và myzus persicae (rệp đào ).Chúng mang theo vius trên cơ thể và truyền sang cây khi chúng

trích hút cây và truyền theo phương thức không bền vững.Trong sự lây truyền bệnh, virus cần sự hiện diện của một protein là IA, đóng vai trò như một nhân tố hỗ trợ cho sự lây truyền thông qua côn trùng

Trang 3

• Ngoài ra bệnh con có thể bị lây truyền từ cây

bệnh sang cây lành nếu con người chạm vào

cây lành hoặc lây trực tiếp qua các vết thương

cơ học.Bệnh lây lan nhanh nhất là ở các cây từ 5-6 tháng tuổi.

• Virus này không truyền qua hạt đu đủ Virus làm giảm lượng đường trong trái Rầy có thể truyền bệnh cho cây đu đủ con ( 4-6 lá ) ủ bệnh đến khi cây có nụ hoa mới thể hiện triệu chứng bệnh

Bệnh đốm vòng lây lan rất nhanh

Trang 4

• Bệnh có thể gây hại ở nhiều bộ phận khác nhau của cây

từ lá, quả đến thân và cuống lá

• Bệnh có thể gây hại ở nhiều bộ phận khác nhau của cây từ lá, trái đến thân và cuống lá Khi cây bị nhiễm

bệnh đốm vòng, triệu chứng đầu tiên nhận dạng là mặt trên của các lá đọt, giữa gân phụ và gân chính bị nhăn phòng, biến dạng, lá có màu xanh đậm nhạt xen kẻ Bìa

lá non bị cuốn cong vào theo mặt dưới lá Bìa lá già bị cuốn lên Khi lá lớn dần độ nhăn phòng của lá cũng

giảm Những cây bị bệnh nặng, lá non thường bị mất

thùy, chỉ còn cuống lá, đôi khi cuống lá cũng bị biến

dạng co quắp Trên thân cây có những đốm xanh đậm

và các sọc bóng mớ như úng nước

Trang 5

1 Triệu chứng của bệnh

Trên lá: Ban đầu là các vết đốm sáng vàng lợt, lá hơi co lại, sau đó vết bệnh phát triển dần thành các đốm vòng tròn (giống hình chiếc nhẫn) Mặt trên của những lá non, lá ngọn vùng mô bị bệnh nhăn phồng; bìa lá non bị cuốn cong vào phía trong của mặt dưới lá, bìa lá già bị cuốn lên, lá bị khảm và biến dạng Những cây bị bệnh nặng, lá non

thường bị mất thùy, chỉ còn cuống lá, đôi khi cuống lá cũng

bị biến dạng co quắp

Trang 6

• Trên quả: Lúc đầu vết bệnh chỉ là những đốm thâm xanh sẫm, sau đó phát triển dần thành những đốm vòng tròn

hoặc bầu dục, có kích thước khoảng 0,5 - 1 cm (giống hình chiếc nhẫn) màu xanh sẫm Bệnh tập trung gây hại nhiều ở phần nửa quả phía sát với cuống Khi quả già chín, những vòng tròn trên quả chuyển dần sang màu vàng sậm và thối

ăn sâu vào bên trong thịt quả Cây bị bệnh thường ít quả, quả rất nhỏ, quả chín ăn rất nhạt

• Trên thân và cuống lá: Vết bệnh là những sọc ngắn màu xanh tối, đôi khi cũng tạo nên các hình bầu dục, xuất hiện chủ yếu ở phần non trên ngọn

Trang 7

Biện pháp phòng trừ

• Cần tìm kiếm, khảo nghiệm cũng như nhập nội các

giống đu đủ kháng bệnh

• Tạo nguồn cây con sạch bệnh trong vườm ươm,cách ly chống rệp

• Sử dụng các biện pháp hóa học để tiêu diệt côn trùng truyền bệnh , nhất là đối với rệp bông và rệp đào

• Theo dõi, phát hiện và chặt bỏ sớm những cây đã bị

bệnh, đem tiêu hủy

• - Thường xuyên làm sạch cỏ dại trong vườn đu đủ

• - Không nên trồng xen các loại rau cải, bầu bí, mướp… trong vườn đu đủ Hạn chế việc làm cho cây bị sây sát tạo vết thương cơ giới cho virút xâm nhập

• Các bệnh do virus đều không có thuốc trị Do đó khi phát hiện bệnh phải tiêu huỷ ngay để hạn chế lây lan

Trang 8

- Không trồng đu đủ liên tục nhiều vụ, nhất là trên vùng đất trước

đó đã bị nhiễm bệnh

- Không trồng xen đu đủ với các cây cà, ớt, đậu bắp, bầu bí, dưa,

để không bị lây bệnh hoặc dẫn dụ rầy phá hại Thường xuyên làm

sạch cỏ dại trong vườn đu đủ

- Hạn chế bón nhiều phân đạm, nên bón thêm kali và vôi

- Tiêu diệt côn trùng môi giới hạn chế bệnh đốm vòng Khi thấy rầy mềm xuất hiện có thể phun các loại thuốc sau: Dầu khoáng

SK Enspray 99, Actara 25WG, Confidor 100SL, Trebon 10EC

Trang 9

Chú ý

• Vì đu đủ là loại trái cây ăn chín và trái thường được thu hoạch liên tục nên khi xử dụng thuốc giai đoạn mang trái cần chọn lọc những loại thuốc ít độc và chú ý đảm bảo thời gian cách ly Ngoài ra, đu đủ rất mẫn cảm đối với các loại thuốc nhũ dầu, do đó không được pha thuốc

đậm đặc và chỉ nên phun thuốc vào lúc chiều mát, nếu không sẽ rất dễ bị cháy lá

Ngày đăng: 13/10/2013, 18:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w