Tiểu luận về bọ xít dài hại lúa
Trang 1TIỂU LUẬN CÔN TRÙNG CHUYÊN KHOA
Đề tài:
“Bọ xít dài hại lúa( Leptocorisa varicornis)”
GV.HƯỚNG DẪN : PGS.TS TRẦN ĐÌNH CHIẾN NHÓM SV.THỰC HIỆN:
1.BÙI THỊ ANH GIANG_K55BVTVB_550186 2.LÊ THỊ HỒNG HẢI_KK55BVTVB_550188 3.NGUYỄN THỊ HẰNG_K55BVTVB_550190 4.VŨ THỊ HÀ MY_K55BVTVB_550209
Phần I: Mở đầu
Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới
Lúa là cây trồng cổ truyền của Việt Nam và là cây trồng quan trọng nhất
Trang 2hiện nay vì diện tích gieo trồng lúa chiếm đến 61% diện tích trồng trọt cả nước và 80% nông dân Viêt Nam là nông dân trồng lúa Gạo là lương thực thiết yếu hàng đầu của người Việt Nam vì 100% của dân số 87 triệu người không ai không ăn gạo hàng ngày từ người thu nhập thấp đến người thu nhập cao, từ nông thôn đến thành thị
Đối với người Việt chúng ta cây lúa không chỉ là một loại cây lương thực quý mà còn là một biếu tượng trong văn chương ẩn dưới "bát cơm","hạt gạo".Việt Nam, một nước có nền kinh tế nông nghiệp từ hàng ngàn năm nay
Từ một nước thiếu lương thực trầm trọng trong những năm chiến tranh nhưng hiện nay, nền nông nghiệp của nước ta không chỉ sản xuất ra đủ một lượng lớn lương thực đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn trên thế giới Trong đó ngành trồng lúa ở nước ta là một trong những ngành ngành sản xuất lương thực vô cùng quan trọng và đạt được những thành tựu đáng kể, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới Chính vì cây lúa có tầm quan trọng như vậy nên việc quản lý sâu hại trên cây lúa có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao năng suất cũng như chất lượng hạt gạo Tuy nhiên trên cây lúa có rất nhiều loại sâu gây bệnh thành dịch như cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy xanh, và còn có có nhiều loài bọ xít gây hại trên lúa điển hình là bọ xít đen, bọ xít dài,
bọ xít xanh, và nhiều loài khác Do vậy chúng em tìm hiểu về “ Bọ xít dài hại lúa” để từ đó đề ra biện pháp phòng thích hợp
Phần II: Nội dung 1.Phân bố và ký chủ
1.1 Phân bố
Bọ xít dàixuất hiện ở hầu hết các quốc gia trồng lúa trên thế giới như Ấn Độ, Bangladesh, Bhutan, Burma, Indonesia, Cambodia, Lào, Malaysia, Nepal, Pakistan, Philippines, Thái Lan, 1.miền nam Trung Quốc, Nhật, Triều Tiên
và Việt Nam
1.2Ký chủ
Bọ xít dài có rất nhiều ký chủ phụ thuộc 2 họ Hòa Thảo và họ Cỏ Cú, đặc
Trang 3biệt thường gặp trên cỏ lồng vực, lúa hoang, bắp, kê, lúa miến, quan trọng nhất là lúa và cỏ Echinochloa
2.Phân loại
Bọ xít dài hại lúa hay còn gọi là bọ xít hôi
Tên khoa học: Leptocorisa varicornis
Họ: Bọ xít mép(Coreidae)
Bộ: Cánh nửa(Hemiptera)
3 Triệu chứng
Bọ xít non và bọ trưởng thành đều tập trung hút dịch trong hạt lúa đang ngậm sữa, để lại vết thâm đen trên hạt, làm cho hạt lửng hoặc đen lép Bị hại nặng hạt lúa lép, gạo xay dễ vỡ, ăn có vị đắng, năng suất và phẩm chất bị giảm Mật độ bọ xít cao gây giảm năng suất rất lớn, có nơi không cho thu hoạch
Chúng thường gây hại nặng trên ruộng lúa trỗ lẻ tẻ không tập trung, ruộng xen kẽ các xóm nhà, đồi, rừng bị hại nặng hơn
4 Đặc điểm hình thái và sinh học
Bọ xít trưởng thành: có màu xanh vàng hơi pha màu nâu, cánh màu nâu
vàng, mình thon mảnh, chân dài, râu dài, có mùi hôi, con cái có thân dài hơn con đực Con cái ở cuối đốt bụng thứ 7-8 chẻ đôi thành hai phiến, giữa có một đường xẻ dọc Con đực cuối đốt bụng tròn tù Đặc trưng của bọ xít dài
có đầu dài, hai phiến của cạnh đầu nhô ra trước như dạng ngón tay Mắt kép hình bán cầu, màu nâu đậm Râu đầu có 4 đốt, đốt râu thứ nhất dài hơn đốt râu thứ hai theo tỉ số 3:2, đốt râu thứ hai dài hơn độ dài đầu + mảnh lưng ngực trước Mảnh lưng ngực trước phía trước hẹp hơn phía sau Phần da cánh phía mép trước màu lục, các phần khác màu nâu hạt chè, phần màng của cánh màu nâu đậm Cuối ngọn và gốc đốt chày chân sau màu đen
Hình : Bọ xít dài trưởng thành – trứng bọ xít dài – bọ xít dài non
Trứng: hình bầu dục, có vết lõm ở giữa, mới đẻ có màu trắng đục, sau
chuyển dần màu nâu đen, dài khoảng 1.06mm, có đốm trắng vàng nhạt ở lỗ
Trang 4noãn đẻ thành ổ
1-2 hàng dài sát nhau dọc trên lá lúa Đa số đẻ ở mặt trên và ngoài mép lá,
có khi đẻ trên bẹ lá, bẹ lúa hoặc bông lúa, mỗi ổ từ 10-20 trứng, sau khi nở phần trên quả trứng có một lỗ nhỏ Trứng nở vào buổi sáng
Bọ xít non: hình dạng giống trưởng thành, đuôi nhọn, màu xanh lá mạ,
không có cánh, cơ thể dài 15-17mm, đầu dài, mắt kép hình bán cầu màu nâu đậm, vòi dài tới ngọn đót chậu thứ 2 Râu đầu có 4 đốt, màu nâu/vàng da cam hơi nâu, gốc đốt râu đầu thứ nhất sang màu hơn , đối râu tứ nhất dài hơn đốt râu thứ 2, đốt râu thứ 2 dài hơn độ dài đầu và mảnh lưng ngực
trước.Mảnh lưng ngực trước có phía trước hẹp hơn phía sau, mép bên màu kem Mép trước cánh trước màu lục,phần khác còn lại màu nâu hạt chè,phần màng cánh trước màu nâu đậm.Cuối ngọn và đốt chày chân sau màu
đen.Mặt sườn bên các đốt bụng ở phía dưới không có vết đốm màu vàng hơi nâu , mặt lưng phần bụng thường màu tối hơn.Con cái ở cuối đốt bụng thứ 8
có một đường dọc ở giữa chẻ thành 2 phiến Con đực cuối đốt bụng tròn
tù Bọ xít non mới nở sống tập trung quanh ổ trứng, nhưng chỉ sau 2-3 giờ là phân tán lên bông lúa để chích hút nhựa cây và sau 2-5 ngày lột các lần thứ nhất
Vòng đời của bọ xít dài khoảng 31,5-37 ngày Thời gian trưởng thành có thể kéo dài từ 20-130 ngày
+ Giai đoạn trứng: 6-7 ngày
+ Giai đoạn sâu non: 17-22 ngày
+ Giai đoạn trưởng thành: 7-8 ngày
Bọ xít hại lúa nặng ở giai đoạn từ trỗ bông, ngậm sữa đến chín
5.Tập quán sinh sống
Khi trên ruộng chưa có lúa, trưởng thành có thể sống trên cỏ dại và thường
di chuyển vào ruộng khi lúa trổ Trưởng thành hoạt động mạnh vào sáng sớm và chiều tối và không bị thu hút nhiều bởi ánh sáng đèn
Trứng nở vào buổi sáng, sau khi nở ấu trùng tập trung quanh ổ trứng, 2-3 giờ sau phân tán lên bông hay lá lúa non để chích hút nhựa Khi bị động, cả
ấu trùng và trưởng thành đều tiết ra mùi hôi; ấu trùng buông mình rơi xuống
Trang 5đất trong khi trưởng thành bay lên rất nhanh Ấu trùng và trưởng thành thường tập trung trên bông lúa, chích hút hạt lúa đang ngậm sữa bằng cách dùng vòi chọc vào giữa 2 vỏ trấu, chích hút hạt lúa, làm hạt bị lép hoặc lửng, rất dễ bể khi xay
Con trưởng thành đẻ hoạt động giao phối vào ban ngày, nhất là lúc sáng sớm
và chiều mát, buổi trưa nằm im Một con cái đẻ trung bình từ 250-300 trứng,
bọ xít trên lúa đẻ khoẻ hơn trên cỏ Sau khi mưa, trời hửng nắng hoạt động mạnh Cuối vụ mùa, trời mát hoạt động cả trưa và chiều Bọ xít dài trưởng thành khi hút dịch ở bông lúa non nếu bị khua động thì rơi ngày xuống và lẩn trốn ngay lập tức Bọ xít có tính hướng yếu đối với ánh sáng, thường bay vào đèn những đêm có mưa gió, con đực vào bẫy, bả nhiều hơn con cái Bọ xít cũng ưa mùi hôi, tanh Giai đoạn trưởng thành bọ xít dài qua đông ở trên
cỏ ven rừng, trong vườn, ruộng có nhiều cỏ, thảm mục, ống tre, nứa trong rừng, rồi chuyển sang lúa chiêm xuân Sau khi gặt lúa chiêm xuân, bọ xít lại chuyển sang các cây cỏ, lau sậy, mạ, lúa hè thu, lúa mùa
Có tập tính qua đông và qua hè Vào tháng 11 chúng di cứ trên các lũy tre, vườn cây thành từng tổ ong ở độ cao 0,2-3,0m không hoạt động trạng thái này kéo dài đến cuối tháng 2 Khi thời tiết ấm chúng tản ra phát tán sang cây
ký chủ khác Đến tháng 5 đầu tháng 6 bọ xít bắt đầu di chuyển vào nơi râm mát đẻ qua hè
Hoạt động mạnh cả ngày lẫn đêm Bọ xít có xu tính yếu đối với ánh sáng đèn, thường bay vào đèn những đêm có mưa gió, con đực vào bẫy, bả nhiều hơn con cái Bọ xít cũng ưa mùi hôi, tanhmùi của lá xoan ngâm nước giải .Trưởng thành hoạt động vào sáng sớm, chiều mát và buổi trưa tránh nắng
Bọ xít trưởng thành khi đang hút dịch bị khua động thì rơi xuống đất lẩn trốn ngay.Trưởng thành có xu tính yếu với ánh sáng, chỉ bay vào đèn khi có mưa gió Trưởng thành ưa mùi của lá xoan ngâm nước giải
Cả bọ xít non và trưởng thành đều chích hút dịch cây trên bông lúa trích hút hạt lúa non làm cho hạt bị lép trắng đặc biệt khi lúa trỗ - chín sáp bị hại nặng đều, làm giảm phẩm chất và năng suất (có thể lên đến 50%) làm lúa lép lửng, năng suất giảm, gạo đen, ăn có vị đắng
6 Điều kiện phát sinh gây hại
Nhiệt độ từ 27-29 °C và ẩm độ từ 80-85 % thích hợp cho bọ xít Thường trời
có nhiều mây, âm u, ẩm, ít mưa, ít gió thích hợp cho bọ xít phát triển; vì vậy
Trang 6bọ xít thường gia tăng mật số vào các tháng 8, 9 trong vụ Hè Thu, lúc lúa từ trổ đến vào chắc và tiếp tục gia tăng đến cuối vụ Đông Xuân Lúc này ruộng không còn lúa, bọ xít di chuyển sang các ký chủ phụ
Tùy vào nhiệt độ khác nhau mà bọ xít phát dục khác nhau:
• Ở nhiệt độ trung bình từ 19,5-24.5oC, ẩm độ 81-87.2%
Trứng phát dục dài nhất 7 ngày,ngắn nhất 6 ngày, trung bình 6,5ngày
Bọ xít non sinh trưởng phát dục dài nhất 22 ngày, ngắn nhất 17 ngày, trung bình 19,5 ngày
Trưởng thành sống dài nhất 14ngày,ngắn nhất 6 ngày, trung bình 11 ngày
• Ở nhiệt độ trung bình từ 24,2-30,8Oc, ẩm độ 82,9-88.8%
Trứng phát dục dài nhất 6,8 ngày, ngắn nhất 5,3 ngày, trung bình 6 ngày
Bọ xít non sinh trưởng phát dục dài nhất 19 ngày, ngắn nhất 16 ngày, trung bình 17,5 ngày
Trưởng thành sống dài nhất 8 ngày, ngắn nhất 7,5 ngày trung bình 7,5 ngày
Bọ xít xuất hiện và phá hại vào giai đoạn lúa trỗ đến chắc xanh Thời tiết mát, mưa nhiều thích hợp cho bọ xít phát triển Những ruộng trỗ muộn so với các ruộng khác trong cánh đồng thường bị hại nặng
Sau khi mưa, trời hửng nắng hoạt động mạnh Cuối vụ mùa, trời mát hoạt động cả trưa và chiều
Giai đoạn trưởng thành bọ xít dài qua đông ở trên cỏ ven rừng, trong vườn, ruộng có nhiều cỏ, thảm mục, ống tre, nứa trong làng, rừng, rồi chuyển sang lúa Đông Xuân Sau khi gặt lúa xong, bọ xít lại chuyển sang các cây cỏ, lau sậy, mạ, lúa hè thu, lúa mùa
Bọ xít trưởng thành ưa mùi hôi tanh
Thức ăn: giống lúa có râu được ghi nhận là không kháng bọ xít
Thiên địch: Các loài ong thuộc họ Scelionidae thường ký sinh trứng bọ xít Các loài nhện ăn thịt ấu và thành trùng Nấm Beauveria bassiana gây hại cả
ấu trùng lẫn thành trùng
Trang 7Cách phá hoại và hậu quả
Bọ xít trưởng thành
Bọ xít non
Dùng vòi chích hút lá lúa
và hạt thóc đang ngậm
sữa
Lá bị hại có màu nâu đỏ Hạt bị hại lép, trên hạt có những chấm đen
Thời kỳ cây lúa bị bọ xít hại nặng
7 Nguyên nhân Bọ xít dài gây hại nặng trong thời gian qua.
- Trên cùng cánh đồng, những ruộng trổ sớm hoặc muộn đều bị gây hại
nặng
- Những ruộng ven làng, gần bờ tre, bụi rậm là nơi cư trú qua đông và hè của
bọ xít sẽ bị hại nặng hơn
- Giống lúa dẻo thơm thường bị hại nặng hơn so với những giống lúa thường
(lúa nếp bị hại nặng hơn lúa tẻ)
- Những ruộng bón phân không cân đối, bón thừa đạm giai đoạn cuối, sạ dày
bị nặng hơn
- Sử dụng thuốc trừ sâu giai đoạn đầu, đã tiêu diệt thiên địch (đặc biệt là lực
lượng ong ký sinh trứng bọ xít)
8 Biện pháp phòng, trừ:
- Áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)
Trang 8- Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ ở các bờ ruộng hoặc sơn bờ ruộng, diệt trừ cỏ dại, cây dại là nơi trú ngụ của bọ xít dài
- Bố trí thời vụ hợp lý để lúa trổ cùng thời điểm trên cánh đồng
- Những vùng thường xuyên bị bọ xít gây hại nặng, có thể gieo sạ một số diện tích sớm để nhử bọ xít rồi tiêu diệt
- Có thể tổ chức đốt đuốc để bẫy bọ xít trưởng thành ra rộ
- Sử dụng một số tác nhân dẫn dụ bọ xít tập trung để dễ tiêu diệt như: dùng các bó lá xoan ngâm nước tiểuhoặc ngâm trong nước cá giã nhỏ cho thêm
mẻ chuamột ngày hoặc buộc gốc rạ thành từng bó nhúng một đầu nước ốc, cua, nhái chết có pha thuốc trừ sâu, đemcắm lên các cọc bố trí quanh
ruộng khi mặt trời lặn để trừ bọ xít
- Dùng biện pháp thủ công, dùng vải thô may thành vợt, vợt bắt bọ xít vào buổi sáng sớm và lúc chiều tà
- Phòng trừ bọ xít bằng biện pháp hóa học thường ít hiệu quả,
- Khi bọ xít tập trung với mật độ cao (> 6 con/m2) trong diện tích hẹp ở giai đoạn trổ - ngậm sữa có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau: Bian
40EC, Karate 2,5EC, Fastac 5 EC, Ofatox 400EC (phun vào sáng sớm hoặc buổi chiều)
Vệ sinh đồng ruộng, diệt cỏ, nhất là cỏ lồng vực vì hạt cỏ có sẵn trong ruộng lúa và trổ trước lúa nên bọ xít thường bay tới đẻ trứng trên cỏ Dùng thuốc
có mùi hôi xua đuổi trưởng thành ra khỏi ruộng lúa
Trang 9Phần III: Kết luận
Bọ xít dài hại lúa là loài sâu gây hại chủ yếu trên lúa và là một trong những loài sâu hại quan trọng ở miền bắc nước ta Chúng làm giảm năng suất lúa cũng như phẩm chất hạt gạo do vậy việc phòng trừ bọ xít hại lúa cần được quản lý một cách chặt chẽ
Do sử dụng nhiều giống lúa mới trên diện rộng giống lúa có năng suất cao, các giống lúa dẻo thơm bị hại nặng hơn các giống lúa thường… là trong những nguyên nhân làm gia tăng mật độ sâu hại, gây hại nặng trong thời gian vừa qua Và những ruộng bón phân không cân đối là nguyên nhân dẫn đến sự gây hại mạnh của bọ xít dài phải tiêu hủy tàn dư,cỏ dại sau thu hoạch không cho bọ xít ẩn lấp qua đông qua hè
Vì vậy chúng ta cần nắm rõ được những đặc điểm triệu chứng,quy luật phát sinh và tập quán sinh sống của loài để kịp thời phòng ngừa,phòng chống sâu hại
Do sử dụng phòng trừ bằng biện pháp hóa học ít hiệu quả nên tăng cường biện pháp thủ công khi bọ xít phát sinh mạnh
Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu giai đoạn đầu để bảo vệ thiên địch: ong ký sinh,
Vì thế trong thời gian gần đây bọ xít gây hại nặng và ngày càng gia tăng phá hại làm giảm năng suất,chất lượng lúa gạo ảnh hưởng đến nhu cầu an ninh lương thực vậy nên yêu cầu các nhà nghiên cứu, các kỹ sư trồng trọt phải chú trọng hơn về vấn đề sâu hại,dịch hại hơn nữa để có thể phòng chống có hiệu quả cao Hướng dẫn bà con nông dân cách phòng trừ bọ xít dài một cách hiệu quả để tránh người dân sử dụng thuốc hóa học một cách tràn lan
mà k hiệu quả gây thiệt hại kinh tế và ô nhiễm môi trường
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giaó trình côn trùng chuyên khoa- Bộ môn côn trùng- Trường ĐHNNHN 2.http://baovethucvatphuyen.com/BIN_PHP_PHNG_TR_B_XT_DI_B_XT_ HI_HI_LA-f492.py
Trang 104.http://www.vaas.org.vn/images/caylua/10/066_boxitdai.htm
5.http://baovethucvatphuyen.com/BIN_PHP_PHNG_TR_B_XT_DI_B_XT_ HI_HI_LA-f492.py
6.http://nnptntvinhphuc.gov.vn/index.php?
action=details&&idmuc=SBHL06
7.http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/Leptocorisa_acuta_(B%E1%BB
%8D_x%C3%ADt_h%C3%B4i_h%E1%BA%A1i_l%C3%BAa)
8.http://www.2lua.vn/article/bo-xit-dai-hai-lua
9.http://baovethucvatphuyen.com/BIN_PHP_PHNG_TR_B_XT_DI_B_XT_ HI_HI_LA-f492.py